Một sô giải pháp khắc phục sự phàn hoá giàu-nghèo ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Phân hoá giàu - nghèo ở nước ta hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 82)

ta hiện nay

Làm gì để trong xã hội không có phân hoá giàu-nghèo và để tất cả mọi người cùng được hưởng lợi ích từ các dịch vụ xã hội một cách công bằng? Làm thê nào để hêt nghèo và trở nên giàu có? Giàu đến mức nào mới thoả đáng? Càu hỏi này có lẽ luôn hiện diện trong mỗi con n^ười khi phải đối mặt với thực tế cuộc sống, nhất là khi phải lo từng miếng cơm manh áo. Người nghèo thường muốn vượt lên nghèo, người giàu rồi nhưng vẫn muốn giàu hơn nữa. Khi người nghèo đã được “tạm coi là giàu" thì lúc đó, những người giàu trước sẽ lại tiến thêm một bước, thậm chí còn làm cho khoảng cách giàu- nghèo càng dãn ra. Vậy làm sao để trong xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang ra sức xây dựng tránh được tình trạng này?

ở Việt Nam, tâm lí mưu sinh vượt đói nghèo đã từng thể hiện qua các thành ngữ, tục ngữ dàn gian: “Nghèo đan thúng, túng đan nong", và dù nghèo đến mấy cũng phải giữ gìn nhân cách để “đói cho sạch, rách cho thơm". Trong thời đại bùng nổ kinh tế hiện nay, vấn đề làm giàu, thoát nghèo và vươn tới những giá trị văn minh của xã hội con người liệu có còn nguyên cách làm giàu chân chính ấy? Với thực trạng phàn hoá giàu- nghèo của nước ta hiện nay, chắc chắn cần những giải pháp nhất định, cụ thể.

Không chỉ riêng ở nước ta, mà cả trên phạm vi thế giới, vấn đề xoá nghèo cũng đang được quan tâm. Tiến công vào nạn nghèo đói là lời tuyên chiến của Liên hiệp quốc từ cuối thế kỉ XX. Nghèo đói là nỗi sỉ nhục lớn nhất của nhân loại trong thế kỉ hiện nay- đó là thông điệp của Hội nghị thượng đỉnh hơn 130 nước trên thế giới, tại Rôma, tháng 5 năm 2002. Đầu năm 2003, Liên hiệp quốc đã giao cho Ngân hàng thế giới chủ trì một cuộc tiên công mới

chông đói nghèo trên mặt trận đò thị trong phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, đói ngheo vủn đang tôn tại song song với sự phân hoá giàu- nghèo.

Khăc phục phân hoá giàu - nghèo luôn đòi hỏi một hệ thống giải pháp đồng bộ. Dù trong thực tiễn đã có nhiều chính sách của Nhà nước được thực hiện đê khăc phục phân hoá giàu- nghèo, song theo chúng tôi, chúng ta vẫn cần phải thực hiện tốt hơn các giải pháp sau:

2.2.1. Đây mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

Trên thê giới hiện nay vẫn còn khoảng 60% dàn số các nước đang phát triển- khoảng 3 tỷ người- sống ở khu vực nông thôn [xem: 45, tr. 13]. Đối với những người dân nghèo thì nông nghiệp vẫn là nguồn chủ yếu mang lại sự sống còn cho họ. Chính vì vậy, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đã được coi là một giải pháp hữu hiệu để khắc phục sự đói nghèo và phân hoá giàu - nghèo ở các nước nói chung, ở nước ta nói riêng.

Với thực trạng phàn hoá giàu-nghèo ở nước ta nói trên, chúng ta thấy, đa sổ người nghèo tập trung ở vùng nông thôn, nếu chúng ta không tạo ra điều kiện và cơ hội để họ thoát nghèo, làm giàu, sẽ dễ dẫn tới tình trạng họ đổ dồn về đô thị và có thể gày khó khăn cho sự phát triển của đô thị, thậm chí gây ra những tệ nạn xã hội, thậm chí dẫn tới làm giàu bất chính. Vì vậy, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là hết sức cần thiết.

Mặt khác, nhìn lại lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng coi nông nghiệp và nông dãn là lực lượng quan trọng góp phần tạo nên sự giàu có, thịnh vượng của đất nước: “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phú trông mong vào nông dàn, trông cậy vào nông righiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh"[39, tr. 215]. Muốn nông nghiệp phát triển, theo Người, phải có sự giúp đỡ của công nghiệp: “ Công nghiệp phát triển thì nông nghiệp mới phát triển" [42, tr.545]. Xuất phát từ quan điểm của Người và sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khoá IX về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010, khu vực sản xuất nông- lâm- thuỷ sản liên tục

tang trương VỚI mức khá cao. Bình quân giá trị sản xuất nông- lâm - ngư nghiẹp 5 năm ( 2001- 2005) đạt khoảng 5,1%, vượt 0,3% so mức dự kiến mà Đại hội làn thứ IX cúa Đảng đề ra hết năm 2005 là 4,8%. Cơ cấu kinh tế nống nghiẹp va nong thôn chuyên dịch theo hướng tích cưc góp phần nâng cao đời sông vật chất và tinh thần ở nông thôn. Theo tiêu chí hiện hành, tỷ lệ sô hộ nghèo giảm khá nhanh, từ 14,5% năm 2001, giảm xuông còn 8,31% năm 2004 [xem: 30, tr. 15]. Tuy nhiên, quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở nước ta còn nhiều bất cập. Nhiều nguồn tiềm năng to lớn trong nông nghiệp, nông thôn chưa được khai thác; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, thiếu vững chắc; công tác đầu tư khoa học, công nghệ và ứng dụng tiến bộ kĩ thuật còn chậm, phân tán; giá trị sản lượng còn thấp so với các nước; công tác quy hoạch xây dựng hạ tầng ở nông thôn và khu dàn cư đô thị còn nhiều yếu kém; chính sách khuyến khích các loại hình doanh nghiệp về nông thôn chưa đồng bộ; việc làm cho nông thôn vẫn còn là vấn đề bức xúc; phát triển kinh tế gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường chưa

Hiện nay, một vấn đề mà nhiều địa phương đang trăn trở là sự nảy sinh những phức tạp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, nhất là quá trình xây dựng khu công nghiệp, khu dân cư đô thị thiếu sự kết hợp giữa quy hoạch, chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất chuyên dùng với việc sử dụng lao động tại chỗ, tạo việc làm mới và chuyển nghề cho nông dân. Từ đó dẫn đến tình trạng gia tãng nguy cơ thiếu việc làm đối với nông dân. “Từ năm 2000- 2003 đã có trên 104.400 ha đất nông nghiệp chuyển sang đất chuyên dùng và con số này vẫn tiếp tục gia tăng. Qua khảo sát, trung bình mỗi hộ có khoảng 1,5 lao động mất việc làm sau khi bị thu hồi đất"[30, tr.20]. Vấn đề thu nhập ở nhiều vùng nông thôn, chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị ngày càng gia tăng, những tệ nạn xã hội và ô nhiễm môi trường ở nhiều vùng nông thôn cũng đang trở thành những hệ luỵ cần sớm giải quyết trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Trước tiên, cần phải khẳng định rằng, thực trạng phát triển khoa học và công nghệ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, về cơ bản, còn nhiều hạn chế. Phương thức và công cụ sản xuất cúa các làng nghề, các cơ sở nòng nghiệp còn lạc hậu, mang tính thủ công. Xét về “Tỷ lệ cơ khí hoá của nghành công nghiệp chế biến nông sản mới đạt khoảng 40% thiết bị cũ, lạc hậu từ 3-4 thế hệ; trình độ lao động có chuyên môn kỹ thuật ở các làng nghề nông thôn chỉ bằng 25-30% so với các cơ sở ở thành thị, 63% công việc được thực hiện bằng phương pháp thủ công" [ 25, tr.15-16]. Do vậy đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thực chất phát triển lực lượng sản xuất ở nông thôn.

Những năm gần đây, sản lượng nông nghiệp ở nước ta đã tăng 4,3%/ năm, năm 2004 kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản đạt 4 tỷ đô-la. Việt Nam được đánh giá là nước xuất khẩu hàng đầu về gạo, càfê, cao su, hạt tiêu... Tuy nhiên, các sản phẩm nông nghiệp còn kém về chất lượng, nên khó đi vào thị trường các nước phát triển. Việc chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, phát triển chế biến nông sản...diễn ra với tốc độ chậm, lao động ở nông thôn còn thiếu việc làm đã cản trở tăng năng xuất lao động và do vậy, thu nhập của người nông dân chưa được cải thiện nhiều.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được là những hạn chế cần khắc phục bằng cách tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đổi mới việc phát triển các thành phẩn kinh tế, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Trong tiến trình đổi mới, đặc biệt là từ những năm 90 của thế kỉ XX trở lại đây, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Với chủ trương đúng đắn đó, đời sống của đại bộ phận nông dân Việt Nam được cải thiện. Từ chỗ thiếu ăn, phải nhập khẩu lương thực nước ta đã trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới (sau Thái Lan). Ngoài ra, chúng ta còn xuất khẩu một số lượng lớn các loại nông sản khác, như cà-phê, điều, chè, V .V .. Điều đó đã góp phần cải thiện đời sống của một bộ phận dân cư dân nông nghiệp. Song, để phát huy triệt để khả

năng tiềm tàng cúa nó nhằm khắc phục phân hoá giàu-nghèo, chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nôn° thôn.

Báo cáo Chính trị tại Đại hội IX của Đảng đã nhấn mạnh: Chúng ta cần tiếp tục tăng cường sự chỉ đạo và các nguồn lực cần thiết cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục phát triển và đưa nông - lâm - ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng việc ứng dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được trên đơn vị được tính; giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hoá, đẩy mạnh thuỷ lợi hóa, cơ giới hóa và áp dụng công nghệ sinh học. Đầu tư nhiều hơn cho phát triển hạ tầng kinh tế và xã hội ở nông thôn, phát triển công nghiệp dịch vụ, các ngành nghề đa dạng, nhất là công nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nông nghiệp, các làng nghề; chuyển một bộ phận quan trọng lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ, tạo nhiều việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện đời sống nông dân và dân cư ở nông thôn. Với tinh thần đó, chúng ta cần đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến. Trong đó, cần chú ý phát triển công nghệ sinh học nhất là công nghệ gen để tạo năng suất đối với cây trồng, vật nuôi. Đồng thời, gắn quy hoạch tổng thể với chuyển dịch cơ cấu cây trổng, vật nuôi và phàn bổ nguồn lực hợp lý. Trong đó, chú ý xây dựng các khu công nghiệp chế biến, công nghệ sau thu hoạch và các hoạt động dịch vụ để nâng cao giá trị hàng hoá nông nghiệp, ưu tiên cho khu vực trọng điểm và ưu tiên xuất khẩu; phục hồi, phát triển các làng nghề và tiểu thú công nghiệp ở nông thôn; tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ và khôi phục môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, phát triển sản xuất nông nghiệp phải hướng ra xuất khẩu nhằm đảm bảo cho quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới; đầu tư và phát triển nguồn nhân lực. Qua đây, tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho nông dân, giúp họ cải thiện đời sống và thoát khỏi nghèo đói.

Trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ có những bước phát triển và tác độn° ngày càng mạnh mẽ vào đời sống xã hội như hiện nay,

nguôn nhân lực nói ch u n g , nguồn nhân lực nông nghiệp nói riêng, được xem la yêu tô cơ ban nhât trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp có ảnh hưòng lớn và quyêt định sự thành bại của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, trên thực tẽ sự phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn nước ta còn nhiều hạn chế. Gần đây, mức đầu tư của nhà nước cho khoa học còn thấp so với các nước trong khu vực đã dẫn tới nguồn lực có chất lượng kém. Chẳng hạn, chi phí bình quân cho một cán bộ khoa học - công nghệ ở mức dưới 1000 đô-la, trong khi Nhật Bản là 194.000 đố-la và của Thái Lan là 18.000 đô-la [ dẫn theo: 15, tr. 18]. Chi số tổng hợp về chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực của Việt nam mới đạt 3,79 điểm - tính theo thang điểm 10 [24, trl 8]. Do vậy, tăng đầu tư cho giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực ỏ nông thôn là vấn đề cấp bách, có tầm quan trọng hàng đầu trong công tác xoá đói giảm nghèo, hạn chế phân hoá giàu - nghèo.

Cùng với đó, chúng ta cần phủi tạo điều kiện cho người nghèo ở các vùng nông thôn có khả năng thoát nghèo và có thu nhập khá. Để làm được điều này, trước hết, chúng ta cần hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung với quy mô hợp lý ờ từng khu vực để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, đến 1/10/2003, cả nước có 86.141 trang trại đang hoạt động. Các trang trại này chú yếu sử dụng 441,5 nghìn ha đất mà chủ yếu là đất mới khai hoang và giải quyết một lượng lao động tương đối lớn ( 500.000 người) chủ yếu là lao động nông thôn [xem: 27, tr.5]. Hoạt động có hiệu quả của các trang trại đã góp phần cải thiện đời sống của một bộ phận dân cư và còn là giải pháp đẩy nhanh nhịp độ chuyển dịch cơ cấu sản xuất nôn« - lâm - nghiệp và thuỷ sản phù hợp yêu cầu của tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Trun« ươn° 5 (khoá IX). Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của các chú tran° trại là chưa được Nhà nước hợp thức hoá quyền sử dụng đất lâu dài, nên họ chưa yên tâm đầu tư phát triển quy mô lớn. Khó khăn nữa là thiếu vốn, việc

vay vôn còn khó, không được vay nhiều, các khoản vay lại ngắn hạn, thị trương va gia ca nông sản chưa ổn định nên khó hoạch định cơ cấu đầu tư. Cơ chê chính sách đôi với trang trại chưa đồng bộ và chưa khuyến khích được chủ trang trại đầu tư sản xuất (chưa miễn thuê sứ dụng đất; khoa học và công nghệ chưa được đầu tư thoả đáng. Chúng ta chủ trương khuyến khích mọi người giàu làm giàu. Việc hạn chế khoảng cách giàu- nghèo bàng cách này không phải bằng việc san đều của cải của người giàu, cũng không phải triệt tiêu động lực làm giàu của họ, mà chúng ta cần tạo ra các cơ hội để người giàu tham gia và qua đó, thu hút được sự đầu tư của họ, như đầu tư xây dựng các công trình công cộng để phục vụ cho mọi tầng lớp dân cư trong xã hội; dùng một phần để hỗ trợ trực tiếp cho các hộ quá nghèo, khó khăn đột xuất do thiên tai gây ra.

Để tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn góp phần đáng kể vào việc khắc phục tình trạng phân hoá giàu - nghèo ở nước ta hiện nay, chúng ta cần tiếp tục đổi mới chính sách kinh t ế vĩ mô nhằm tạo điều kiện cho đồng bào nghèo phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Thực hiện sự đổi mới này, trước hết chúng ta phải đổi mới và nâng cao hiệu quả hơn nữa các chính sách, như chính sách đất đai, chính sách đầu tư, chính sách tín dụng, khoa học và công nghệ cho các vùng nông thôn, chính sách bảo trợ tài nguyên, môi trường. Qua đây, người nông dân có cơ hội phát huy khả năng của mình để tăng thu nhập, cải thiện đời sống, thoát nghèo và

Một phần của tài liệu Phân hoá giàu - nghèo ở nước ta hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)