Những vãn đề đặt ra từ sự phân hoá giàu-nghèo ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Phân hoá giàu - nghèo ở nước ta hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 57)

Trong xã hội có sự phân hoá giàu-nghèo, hầu hết mọi khía cạnh cùa đời sống con người đều trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến vị trí của họ trong các tầng bậc xã hội. Với những biểu hiện, nguyên nhân và tác động ảnh hưởng của phân hoá giàu-nghèo ở nước ta hiện nay như đã phân tích ở trên, nó đã đặt ra một số vấn đề mà theo chúng tôi là hết sức cấp thiết đòi hỏi phải có hướng giải quyết phù hợp, kịp thời.

Thứ nhất, hiện tượng phân hoá giàu - nghèo đang diễn ra mạnh mẽ trẽn phạm vi toàn quốc, song thể hiện rõ nhất ở các đô thị lớn. Bởi ở đây, cơ chế thị trường cũng như sự chuyển hoá, phán hoá trong lĩnh vực cơ cấu xã hội, lao động, nghề nghiệp đana diễn ra một cách gay gắt và sôi động.

Khoảng cách giữa người nghèo và người giàu ở nông thôn và thành thị cũng ngày càng lớn. Nếu chúng ta không có những giải pháp đồng bộ để khắc phục kịp thời, thì rất có thể, tình trạng đó sẽ dẫn tới khủng hoảng sản xuất ở nông thôn và sự không bền vững ở đô thị. Bởi lẽ, đại bộ phận người nghèo ở nông thôn thường có xu hướng đổ dồn về thành thị, nhập cư vào đô thị để tìm kiếm thu nhập, bảo đảm sự sinh tồn và làm giàu. Thông thường, những người này thường nghèo và phải chịu cuộc sống thiếu thốn về vật chất và tinh thần. Nếu lượng người này tập trung nhiều về các đô thị sẽ là cản trở đối với tương lai của thế hệ sau ở đô thị, mặt khác càng tạo ra khoảng cách giàu - nghèo rõ rệt hơn.

Đại bộ phận dàn cư nghèo sống ở nông thôn, thường rơi vào nhóm hộ thuần nông. Nghèo đói ở nông thôn do hậu quả trực tiếp từ thiên tai, mất mùa, điều kiện tự nhiên bất lợi.

Thứ hai, đê làm giàu, vươn tới sự giàu có bằng những người khác, người ta có thè sư dụng chính thực lực của mình, nhưng cũng có những người làm ăn kinh doanh phi pháp, làm giàu bát chính, phi lí, thậm chí dẫn tới “giàu ăn vụng, túng làm liều”. Nếu tình trạng này không được ngãn chặn kịp thời sẽ là mối nguy hiểm cho sự xuống cấp của giá trị, nhàn cách con người và bản chất tốt đẹp của xã hội xã hội chú nghĩa. Bên cạnh đó, khi sự chênh lệch giàu - nghèo quá lớn sẽ dẫn tới mâu thuẫn giữa nhóm người giàu và nhóm người nghèo, thậm chí có thể gây nên sự bất ổn về chính trị, làm giảm niềm tin của nhàn dân đối với chủ nghĩa xã hội và chệch hướng xã hội chú nghĩa mà chúng ta đang xây dựng.

Thử ba, trong cùng một chế độ xã hội, nếu thu nhập có sự chệnh lệch một cách thái quá thì sự chênh lệch đó sẽ “tác động tiêu cực đến phàn công lao động xã hội và tâm trạng quần chúng, nhất là giới trí thức và công nhân kĩ thuật" [xem: 49, tr. 18]. Một bộ phận làm ăn phi pháp, tham nhũng có cuộc sống xa hoa, trong khi những người làm ăn chính đáng, lao động lương thiện thì đời sống khó khăn, thiếu thốn- đó là vấn để nhức nhối của xã hội.

Thứ tư, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta chủ trương thiết lập chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu, trên cơ sở đó thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. Trong tiến trình đổi mới đất nước, như Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định,“kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội" [19, tr.88]. Xuất phát từ những nguyên tắc phàn phối trên, mỗi người đểu có quyền sở hữu một phần giá trị như nhau trong tổng số giá trị của tư liệu sản xuất thuộc sở hữu toàn dân, nên họ đều có quyền thu nhập như nhau từ vốn đóng góp ấy của mình( thông qua phúc lợi xã hội); mặt khác, đòi hỏi chúng ta phải xác định đúng giá trị cống hiến bằng sức lao động của môi người (kết quả lao động và hiệu quả kinh tế), đúng giá trị cống hiến bằng sự đóng góp vốn- tài sản vật chất. Do vậy, cống hiến khác nhau đương nhiên dãn

đèn thu nhập khác nhau, ơ nước ta hiện nay, chế độ phăn phối chủ yếu vẫn dựa trên phân phổi theo lao động trong các thành phần kinh tế lấy sở hữu công cộng làm nền tảng. Song, việc con người khác nhau về năng lực sẽ có kết quả lao động khác nhau và kéo theo đó là thu nhập khác nhau. Đó là điều mà chúng ta không thể không tính đến. Do vậy, để hạn chế sự phân hoá giàu- nghèo giữa những người lao động chính đáng,chúng ta cần phải tập trung đào tạo nguồn nhân lực có khả năng lao ngang nhau để thu nhập của họ ít có sự chênh lệch. Đãy cũng là một vấn đề đật ra do sư phàn hoá giàu- nghèo. Do tồn tại đa dạng các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất, nên quan hệ sản xuất cũng không thuần nhất. Do đó, ngoài phân phối theo lao động, ở nước ta hiện nay còn phân phối theo tài sản, theo vốn đóng góp. Nguồn vốn, tài sản đóng góp của mỗi người là khác nhau và do vậy thu nhập của họ cũng khác nhau. Mặt khác, nền kinh tế nước ta hiện nay rất cần vốn, do đó, chúng ta chủ trương huy động các nguồn vốn (trong nước, ngoài nước) để phát triển sản xuất, từ đó xuất hiện kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài....Đây cũng là một yếu tố làm cho khoảng cách giàu - nghèo tăng lên. Điều này, đến lượt nó, cũng đặt ra cho chúng ta những vấn đề cần phải giải quyết.

Nếu tình trạng phân hoá giàu - nghèo có ý nghĩa như vậy, thì chẳng có gì phải lo ngại và đáng phải bàn tới. Thế nhưng, chúng ta sẽ nói gì khi trong cùng một xã hội mà sự giàu có tồn tại bên cạnh sự nghèo khổ của con người, nhất là khi khoảng cách giàu và nghèo ngày càng có xu hướng tãng lên và trở thành nguy cơ làm cho hai thái cực người giàu và người nghèo ngày cách xa nhau?

Thứ năm, kinh tế thị trường luôn có mật‘tích cực và mặt tiêu cực. Một trong những m ặt tiêu cực chính là sự phân hoá giàu- nghèo. Kinh tế thị trường càng phát triển, phân hoá giàu- nghèo càng dãn rộng. Tuy nhiên, nếu đó là phàn hoá giàu- nghèo chính đáng thì được xã hội cổ vũ, vì nó có ý nghĩa tích cực thúc đẩy con người hướng tới lao động và làm giàu chính đáng. Như vậy, sự phân hoá giàu - nghèo do nguyên nhân này sẽ không tạo ra xu hướng xấu cho xã hội, không có ảnh hưởng nhiều đến sự suy thoái giá trị đạo đức con

người. Nhưng, phân hoá giàu- nghèo còn hao gồm cả nguyên nhân không tất yếu (không chính đáng). Nguyên nhân này cũng thể hiện một cách rất đa dạng. Cháng hạn, trong kinh tế thị trường đã có những chú thể kinh tế sử dụn° mọi thủ đoạn không hợp pháp như trốn thuế, buôn lậu, làm hàng giả để giành ưu thế cạnh tranh nhàm thoả mãn mục đích lợi ích kinh tế của mình. Một bộ phận khác lợi dụng khe hở cua pháp luật nhà nứơc, sự lỏng léo trong quản lý ở một số cơ quan chức năng để làm giàu bất chính, tham nhũng, chiếm đoat tài sản công. Theo tổng cục Thống kê, chí số tham nhũng ỏ nước ta (2004) đã xếp thứ 102/146 và kèm theo chỉ số lãng phí ở mức rất cao so với tổng số nước được thống kê.

Thứ sáu, để xoá bỏ sự bất công bằng xã hội, trước hết phải xoá bỏ những nguyên nhân đưa đến sự phân hoá giàu-nghèo phi lý, xoá bỏ sự cào bằng, không hạn chế số người giàu nhưng phải làm cho những người nghèo ngày càng khá lên. Khi đó phân hoá giàu- nghèo hợp lí theo nghĩa của việc thực hiện công bằng xã hội sẽ trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế- xã

Thứ bảy, một bộ phận dân cư khác giàu lên nhanh chóng nhờ chính sách quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm của Nhà nước. Những cư dân sinh sống ở các địa bàn, khu vực nằm trong vùng quy hoạch phát triển công nghiệp của Nhà nước thường có mức sống khá hơn cư dân ở những vùng khác. Do vậy, ngay trong chính sách quy hoạch các vùng kinh tế trọng điểm của Nhà nươc cũng có vấn đề đặt ra cần phải giải quyết để góp phần khắc phục tình trạng phân hoá giàu-nghèo.

Thứ tám, phàn hoá giàu- nghèo là cản trở lớn đối với mục tiêu xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, hạn chế nó phát triển là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay của Đảng và Nhà nước ta. Song, vấn đề là ở chỗ, làm sao để hạn chế phân hóa giàu-nghèo m à không dẫn đến sự cào bằng, nghĩa là không dẫn đên bất công xã hội và không làm triệt tiêu động lực của sự tăng trường, phát triển kinh tế. Do vậy khi đưa ra các biện pháp, chính sách để hạn chế tình trạng

lịch sử - cụ thể của đất nước.

Thứ chín, nguy cơ tái nghèo có khả năng sẽ xuất hiện nếu ta không nhanh chong tìm ra hướng đi đúng trong việc tăng trưởng kinh tê làm giàu cho đàt nước. Khi tái nghèo xuất hiện sẽ là nguyên nhãn làm cho phán hoá giàu- nghèo tiếp tục mở rộng cả về sô lượng và mức độ. Chảng hạn như việc chuyển đổi đất nông nghiệp làm cho nông dàn mất ruộng đất, họ phải sống bằng một nghề khác không ổn định, và mặc dù họ có thê được đền bù khoản vật chất tương ứng nhưng đó không thể là phương thức cho sự tón tại và phát triển lâu dài. Một điểm nữa cũng khiến ta phải quan tâm là những người giàu nếu không sử dụng kinh tế của mình đúng mục đích, không biết tính toán, chi tiêu cũng có thể lại bị nghèo đi.

Tóm lại, việc khắc phục phân hoá giàu- nghèo ở đây không phải bằng cách “hạ giàu cứu nghèo", mà phải làm cho hết nghèo và mọi người ngày càng giàu lèn, theo đúng tinh thần của Chù tịch Hồ Chí Minh: “Làm cho người nghèo thì đủ ăn. Người đủ ăn thì khá giàu. Người khá giàu thì giàu thẽm"[40. tr 65 J. Từ trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử có thể khẳng định rằng, phân hoá giàu- nghèo là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Khi sự phàn hoá này ở mức độ hợp lý, nó sẽ là động lực của sự phát triển. Và đương nhiên, không phải tất cả mọi sự phàn hoá giàu- nghèo đều gày cản trở đối với sự phát triển của xã hội. Không phải tất cả các hộ giàu, người giàu đều do nguyên nhân không chính đáng tạo nên. Dù có nhiều nguyên nhãn, nhưng suy đến cùng, đều do nguyên nhân kinh tế mà yếu tố tư liệu sản xuất là yếu tô' chiếm vị trí chi phối. Vì vậy, giải pháp cho khắc phục tình trạng phân hoá giàu-nghèo không thể thiếu việc cải tiến và ưu tiên đối với tư liệu sản xuất, mà trước hết cần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nôn? thôn. Mật khác, khi xã hội càng có nhiều người giàu sẽ càng làm cho đất nước phát triển. Do đó, giải quyết tình trạng phân hoá giàu- nghèo, về thực chất, là làm thế nào để xã hội đạt mục tiêu công bằng xã hội. Muốn vậy, cần kết họp hài hoà chính sách kinh tê và chính sách xã hội trong

chien lược phat tnên kinh tế-xã hội của đất nước. Trong đó, chính sách xoá đoi giam ngheo phai được coi là một hướng ưu tiên. Bên canh đó, sô người giau do thu nhập không chính đang là vấn đề nhức nhối của xã hội, vì vậy cần có sự quan lý cua nhà nước và hệ thông pháp luật chặt chẽ, nghiêm minh để ngăn chặn tình trạng phân hoá giàu-nghèo này.

Một phần của tài liệu Phân hoá giàu - nghèo ở nước ta hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 57)