Đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mầm non việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống là một vấn đề hết sức cần thiết và nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP THANH HÓA
TRƯỜNG MẦM NON QUẢNG TÂM
- -SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO
DỤC ÂM NHẠC NHÓM TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI
Họ và tên:
Chức vụ:
Đơn vị công tác:
SKKN thuộc môn:
NĂM HỌC 2014 - 2015
Trang 2MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ÂM
NHẠC NHÓM TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI.
A ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài:
Trẻ em là những hạt giống, những mầm non trong vườn ươm đất nước, trẻ em là nguồn hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của ông cha Đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mầm non việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống là một vấn đề hết sức cần thiết và nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ đối với gia đình, nhà trường, mà là còn của toàn xã hội, chính vì vậy chúng ta phải tạo mọi điều kiện, tập trung mọi sức lực để chăm sóc và giáo dục trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động, học tập và vui chơi “trẻ học bằng chơi, chơi bằng học” đạt chất lượng giáo dục cao trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Như chúng ta đã biết giáo dục âm nhạc là “món ăn tinh thần” không thể thiếu được đối với con người nói chung và đối với trẻ mầm non nói riêng Ngay từ khi trẻ cất tiếng khóc chào đời tâm hồn trẻ đã được xoa dịu bằng lời
ru ngọt ngào của bố, của mẹ, những câu hát du dương êm dịu đã đưa trẻ vào giấc ngủ, với những giấc mơ đẹp, khi trẻ đến trường mầm non đã được các cô
dỗ dành, yêu thương bằng những bài hát ru đậm đà tính giáo dục, những bài hát đó đã thấm sâu vào tâm hồn trẻ, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, lớn lên, mang lại cho trẻ tình yêu quê hương, đất nước, yêu thương kính trọng người trên, bạn
bè giúp đỡ chia sẻ cùng nhau, thông qua đó trẻ biết ngoan ngoãn, vâng lời, gọn gàng, sạch sẽ
Đến với âm nhạc sẽ giúp trẻ phát triển trí nhớ, óc tưởng tượng, cơ thể trẻ phát triển cân đối, hài hòa, qua ca hát giúp giáo viên phát hiện ra những trẻ có năng khiếu nghệ thuật để kịp thời bồi dưỡng cho trẻ
Đặc biệt là trẻ ở lưa tuổi mầm non dạy trẻ tiếp xúc với giáo dục âm nhạc
là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong trường mầm non, người giáo
Trang 3viên phải nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ, Từ đó cô giáo đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp để cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng một cách khoa học, nhằm lôi cuốn sự hứng thú của trẻ vào các hoạt động của trẻ, biến hoạt động học tập thành hoạt động tìm tòi khám phá của trẻ, để kiến thức đến với trẻ một cạch tự nhiên, khắc sâu vào tâm lý của trẻ trong hoạt động học tập tiếp theo
Khi đất nước đang phát triển thì ngành giáo dục nói chung và ngành học mầm non nói riêng, bên cạnh đó năm học 2014 – 2015 là năm thứ 2 toàn ngành giáo dục thực hiện học tập nghị quyết số 29-NQ/TW của hội nghị Ban chấp Hành Trung Ương Đảnglần thứ 8 kháo XI của đảng đưa ra mục tiêu” Đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục và đào tạo , đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hổatng điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” sẽ đào tạo được nguồn nhân lực chủ nhân tương lai của đất nước có đủ đức, đủ tài để p;hục vụ quê hương, đất nước,
Như chúng ta đã biết giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, nó giữ một vai trò, một vị trí vô cùng quan trọng, đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và đào tạo thế hệ trẻ, vì giáo dục mầm non
là giai đoạn khởi đầu đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ
Bộ môn giáo dục âm nhạc cho trẻ trong trường mầm non là một bộ môn rất cần thiết, không thể thiếu được trong trường mầm non nói chung và trẻ ở nhóm trẻ 24 – 36 tháng nói riêng Bởi giáo dục âm nhạc là phương tiện tích cực trong giáo dục trẻ ở nhiều mặt: thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể chất Ngoài ra đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở độ tuổi này là “dễ nhớ, dễ quên” phát
âm chưa chuẩn, đặc biệt là trẻ ở vùng nông thôn nói tiếng địa phương nhiều, còn có một số trẻ nói ngọng, nói lắp mà giáo dục âm nhạc là một biện pháp hiệu quả đã khắc phục tình trạng này
Từ những đồng nghiệp đi trước, qua dự giờ thăm lớp, thực tế giảng dạy, thông qua việc vận dụng một số biện pháp giáo dục âm nhạc Bản thân
Trang 4tôi luôn băn khoăn, trăn trở, suy nghĩ phải làm gì để thu hút và lôi cuốn được
sự hứng thú của trẻ vào hoạt động giáo dục âm nhạc đạt kết quả cao, để khi cô hát bài hát có “hồn” hơn lôi cuốn sự hứng thú của trẻ vào hoạt động âm nhạc, trẻ yêu ca hát thấy được cái hay, cái đẹp trong từng bài hát góp phần giáo dục đạo đức và hoàn thiện nhân cách trẻ
Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng” để nghiên cứu.
II THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1 Thực trạng
Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân, các đoàn thể trong
xã, nhân dân xây dựng cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia mức độ I
- Được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo, chuyên viên phòng giáo dục đào tạo Quảng Xương
- Được sự quan tâm chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường
- 100% cán bộ, giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn
- Số cháu trong nhóm trẻ cùng độ tuổi, trẻ đi học chuyên cần đạt tỉ lệ cao nên thuận lợi cho việc giảng dạy
Một số phụ huynh đã quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục trẻ ở nhà cũng như ở trường
Khó khăn:
Số trẻ đông ở độ tuổi nhà trẻ đa số trẻ mới nhập học nên hình thành nề nếp thói quen cho trẻ trong các hoạt động còn gặp nhiều khó khăn trong tổ chức các hoạt động trong ngày
Đồ dùng phục vụ cho hoạt động âm nhạc chưa đầy đủ, chủ yếu là đồ dùng tự làm đồ dùng hiện đại còn hạn chế
Trang 5Bản thân là giáo viên trẻ mới vào ngành, năng khiếu âm nhạc còn hạn chế
Bên cạnh còn một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc ca hát của trẻ nên không tạo điều kiện giúp đỡ
Xuất phát từ những thuân lợi và khó khăn trên, qua nghiên cứu, tìm tòi tôi đã tìm ra được những biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ trong hoạt động âm nhạc :
Kết quả khảo sát (trước khi áp dụng biện pháp mới)
Độ
tuổi
Tổng
số trẻ
Nội dung
Kết quả được khảo sát
Nhóm
trẻ
24-36
tháng
S.trẻ % S.trẻ % S.trẻ % S.trẻ % Trẻ hứng thú
nghe hát,hiểu được nội dung của bài hát, trẻ biết múa minh hoạ theo bài hát
7 21,9 10 31 12 37,5 3 9,6
Trẻ hát thuộc bài hát, hát rõ lời, hát đúng giai điệu bài hát
6 18,8 11 34,4 12 37,5 3 9,6
Trẻ biết sử dụng dụng cụ
âm nhạc và vỗ đúng nhịp bài hát
7 21,9 9 28,1 13 40,6 3 9,6
Qua bảng khảo sát tôi thấy chất lượng hoạt động âm nhạc ở nhóm trẻ chưa cao, khả năng hoạt động âm nhạc chưa đồng đều, các cháu đang còn hát ngọng, hát chưa rõ lời, chưa hứng thú nghe hát, chưa biết sử dụng dụng cụ âm nhạc, qua khảo sát tỷ lệ trẻ đạt tốt khá còn thấp, tỉ lệ trẻ chưa đạt còn cao, tôi
đã tìm ra nguyên nhân đó là dạy một cách máy móc dập khuôn, tích hợp các môn học còn rất ít chưa lô gíc
Trang 6Qua dự giờ, khảo sát chất lượng trên trẻ, thời gian nghiên cứu, tìm hiểu tôi đã đưa ra cho mình một số biện pháp giúp trẻ ở độ tuổi 24 – 36 tháng hoạt động âm nhạc đạt hiểu quả cao
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I Các giải pháp thực hiện
1 Nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ
2 Xây dựng nề nếp học sinh:
3 Tạo hứng thú cho trẻ trong giờ học
4 Tổ chức hoạt động âm nhạc thông qua các môn học
5 Giáo dục âm nhạc thông qua hoạt động ngoài trời, giờ đón trẻ, giờ ngủ
6 Sáng tạo trong chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ âm nhạc và tổ chức buổi chơi:
7 Giáo dục âm nhạc thông qua mọi lúc mọi nơi
8 Giáo dục âm nhạc phối kết hợp với gia đình
9 Bồi dưỡng học sinh yếu kém
10 Tổ chức sinh hoạt văn nghệ cuối tuần và thông qua tổ chức sinh hoạt
II Các biện pháp tổ chức thực hiện
1 Nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ
Như chúng ta đã biết đặc điểm tâm sinh lý ở độ tuổi này là dễ nhớ, dễ quên, trẻ phát âm chưa chuẩn (đói với trẻ nông thôn nói tiếng địa phương nhiều, trẻ còn nhút nhát ) bởi vậy cô giáo phải tìm hiểu nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ để có biện pháp giáo dục, giúp đỡ trẻ
Cháu nói chưa rõ, nói ngọng, nói lắp thì xếp cháu ngồi cạnh cháu có khả năng nói tốt, nói đúng và nhắc trẻ giúp đỡ cho bạn, dành thời gian quan tâm đến cháu nhiều hơn, động viên giúp đỡ trẻ kịp thời Hoặc những cháu nhút nhát, không chịu hoạt động, hát nhỏ (thậm chí không hát) cô sắp xếp cho cháu
đó được hoạt động với những trẻ nhanh nhẹn, thích hoạt động Đồng thời cô luôn kịp thời động viên, khích lệ trẻ hát vận động
Trang 7Ngoài ra còn tổ chức thi đua giữa các tổ, nhóm, thi đua trẻ với trẻ để trẻ mạnh dạn, tự tin hứng thú trong hoạt động âm nhạc Ngoài ra tranh thủ buổi tối vào những ngày lễ tôi thường đến những gia đình gần nơi tôi ở động viên các cháu biểu diễn cho người thân xem
2 Xây dựng nề nếp học sinh:
Ngay từ đầu năm học tôi đã luyện trẻ vào nề nếp, đưa trẻ quen dần với nề nếp lớp học, bằng cách chia tổ, đặt tên tổ, tổ Hoa Hồng, tổ Hoa Sen, tổ Hoa Cúc, trong các tổ tôi xếp xen kẽ các cháu nam với các cháu nữ, cháu mạnh dạn với cháu nhút nhát, xếp những cháu yếu kém ngồi phía trên gần cô để cô t;iện theo dõi, những cháu thiếu tập trung nghe cô giảng bài tôi luôn quan tâm động viên khuyến khích trẻ tập trung chú ý vào giờ học và kịp thời uốn nắn tác phong ngồi cho trẻ, ngồi học phải ngay ngắn, muốn nói gì phải xin phép
cô giáo, từ đó tôi đã hình thành cho trẻ có một nề nếp, thói quen tốt trong lớp
3 Tạo hứng thú cho trẻ trong giờ học.
Sau khi xây dựng nề nếp lớp học thì việc tạo hứng thú cho trẻ trong giờ học như sau: Đối với các cháu ở lứa tuổi nhà trẻ là trẻ “chóng nhớ, chóng quên” trẻ đang còn nói ngọng, nói lắp, nhút nhát, nên yêu cầu cô giáo phải tạo cho trẻ một giờ học thoải mái “học mà chơi, chơi mà học” Đấy chính là cách giới thiệu bài của cô phải sinh động, hấp dẫn gây được hứng thú cho trẻ vào bài học, nhưng phải phú hợp với bài học với chủ điểm, cô có thể giới thiệu bài bằng rối tay, búp bê, tranh, ảnh trên màn hình vi deo hoặc chơi trò chơi ngắn,
kể chuyện, đọc thơ
Trong quá trình trẻ ca hát cô giáo cũng cần thay đồi các hình thức để trẻ hứng thú, hình thức thi đua tổ, nhóm, thi đua các cá nhân, thay đổi các đội hình (vòng tròn, ngồi, đứng, ) hát to, hát nhỏ, nhanh, chậm, ngoài ra đồ dùng
để hoạt động phải hấp dẫn, sáng tạo
Ngoài ra lập kế hoạch cho hoạt động cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng, chúng ta phải cần nghiên cứu kỹ, tìm tòi, sáng tạo soạn giảng bằng giáo án điện tử để gây được hứng thú cho trẻ vào hoạt động
Trang 8Ví dụ: Chủ điểm con vật đến giờ âm nhạc cho trẻ xem hình ảnh con vật trên vi deo, cô treo tranh các con vật hoặc mô hình con vật, mũ múa con vật xung quanh lớp, để tạo môi trường cho trẻ hoạt động Khi cô hát mẫu hoặc hát cho trẻ nghe cô phải vui tươi, thể hiện điệu bộ phù hợp với bài hát, đồ dùng phải đẹp, hấp dẫn và đúng chủ điểm, cô hát phải đúng nhạc, rõ lời, cháu nào hát ngọng, hát lắp cô phải sửa sai cho trẻ kịp thời
Trong quá trình trẻ ca hát, múa cô giáo cũng cần thay đổi các hình thức
để trẻ hứng thú: Hình thức thi đua tổ, thi đua nhóm, thi đua cá nhân thay đổi các đội hình vòng tròn, ngồi, đứng hát to, hát nhỏ, nhanh, chậm Ngoài ra đồ dùng để hoạt động cũng phải hấp dẫn
Ngoài ra nghiên cứu lập kế hoạch cho hoạt động cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng, chúng ta phải cần nghiên cứu kỹ tìm tòi sáng tạo trong giáo án
4 Tổ chức hoạt động âm nhạc thông qua các môn học.
Giáo dục âm nhạc thông qua các môn học khác chính là phương pháp tích hợp, nhằm giúp giờ học nhẹ nhàng, sinh động hơn qua đó giúp trẻ thuộc các bài hát đã học
- Giáo dục âm nhạc thông qua môn nhận biết tập nói
Môn nhận biết tập nói là một bộ môn cho trẻ làm quen với các con vật gần gũi, các loại hoa quả, các người thân trong gia đình vì vậy rất dễ tích hợp môn giáo dục âm nhạc
Ví dụ: Cho trẻ làm quen với “con mèo” vào giờ học cô và trẻ múa hát bài “Rửa mặt như mèo” sau đó giới thiệu bài học, kết thúc cho trẻ hát múa lại một lần nữa, như vậy giờ học nhẹ nhàng, trẻ tiếp thu bài tốt, trong khi đó lại
ôn luyện được bài múa, bài hát trong chủ điểm giúp trẻ hát thuộc, hát đúng, vận động âm nhạc cũng tốt hơn
- Giáo dục âm nhạc thông qua môn văn học
Trang 9Để giúp trẻ cảm thụ được tác phẩm văn học một cách nhẹ nhàng, giúp trẻ thoải mái trong giờ học thì việc tích hợp môn giáo dục âm nhạc là rất cần thiết
Vi dụ: Dạy trẻ bài thơ ”Hoa nở” cô hát cho trẻ nghe bài hát “Ra vườn hoa em chơi” sau đó cô giới thiệu bài thơ và dạy trẻ đọc thuộc bài thơ, khi kết thúc cô và trẻ hát múa bài hát “Ra vườn hoa em chơi” một lần nữa, qua bài hát, bài thơ giáo dục trẻ chăm sóc và bảo vệ cây xanh, vườn hoa vườn trường
- Giáo dục âm nhạc thông qua môn vận động
Môn phát triển vận động là môn học rất cứng nhắc Vì thế tích hợp âm nhạc vào giờ học là rất cần thiết, làm cho trẻ hứng thú hơn trong quá trình hoạt động
Ví dụ: Làm đoàn tàu chuyển bánh: Trẻ vừa đi vừa hát bài “Đoàn tàu nhỏ xíu” hoặc tập bài phát triển chung động tác kết hợp bài hát để trẻ yêu thích môn học và thoải mái ,vui vẻ, hứng thứ trong giờ học hơn
Giáo dục âm nhạc thông qua hoạt động góc cũng rất quan trọng và nó có nhiều hình thức Tuỳ thuộc váo sự lựa chọn để tài, nội dung chính mà lựa chọn bài hát cho phù hợp
Ví dụ: Góc phân vai bán hàng các loại quả vào bài tôi hát cho trẻ nghe bài hát “Đố quả” trò chuyện với trẻ về các loại quả
5 Giáo dục âm nhạc thông qua hoạt động ngoài trời, giờ đón trẻ, giờ ngủ
Nếu chúng ta chỉ để trẻ hoạt động trong tiết học trẻ sẽ chán vì vậy cho trẻ hoạt động ngoài trời trẻ sẽ rất hứng thú, chẳng hạn khi hướng dẫn trẻ quan sát vườn hoa, cô và trẻ đàm thoại về các loại hoa sau đó hát cho trẻ nghe bài hát
“Ra vườn hoa em chơi” hoặc cho trẻ quan sát con gà trống, bắt nhịp cho trẻ hát bài “Con gà trống” Khi trẻ hát cô thay đổi hình thức múa hát đôi hoặc các bạn trai hát tiếp đến các bạn gái
Như vậy trẻ sẽ có kiến thức về môi trường tự nhiên vừa được làm động tác minh hoạ trẻ rất hứng thú nhanh thuộc bài Thông qua đó trẻ đã có một
Trang 10vốn kiến thức về âm nhạc, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và có tình cảm với mọi vật xung quanh
* Giáo dục âm nhạc thông qua giờ đón trẻ.
Như chúng ta đã biết trẻ ở độ tuổi nhà trẻ còn nhiều cháu nhút nhát, còn hay hờn dỗi, vòi vĩnh, nhiều trẻ khi được bố mẹ đưa đến trường hay khóc nhè, đòi về, khi trẻ đến trường trẻ rất nhớ gia đình, trẻ thường hay trông ngóng, trong những lúc này cô giáo cần nhẹ nhàng, tình cảm, dỗ dành trẻ, cô hát cho trẻ nghe hoặc cô và trẻ hát bài “Biết vâng lời mẹ” hay những bài hát về các con vật như con mèo, con vịt, con gà trống Đây là những con vật gần gũi với trẻ sẽ giúp trẻ quên đi thời gian trẻ sẽ hoà nhập với bạn, cô giáo trẻ sẽ không khóc nhè nữa, hoặc khi đón trẻ cô bế trẻ hát ru cho trẻ nghe những lời hát nhẹ nhàng, du dương sẽ đưa trẻ vào niềm tin trẻ sẽ thích đi học và đến lớp không khóc nhè nữa
Trong giờ ngủ cô hát ru cho trẻ ngủ, những bài hát ru nhẹ nhàng, du dương sẻ dễ dàng đưa trẻ đến với giấc ngủ và giấc mơ đẹp
Ví dụ: Bài hát Ru con, Mẹ yêu không nào các bài hát dân ca có như thế
âm nhạc thấm dần vào trẻ
6 Sáng tạo trong chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ âm nhạc và tổ chức buổi chơi:
Đối với giờ hoạt động âm nhạc cần rất nhiều đồ dùng cho cô và cho trẻ nên các loại đồ dùng, đồ chơi phải đẹp, sử dụng một cách khoa học, sáng tạo, phù hợp với độ tuổi với chủ điểm vì ở các trường mầm non vùng nông thôn kinh tế còn gặp khó khăn nên đồ dùng, đồ chơi còn nghèo nàn chủ yếu là đồ dùng tự làm nên cô phối hợp với phụ huynh tận dụng các nguyên vật liệu sẳn
có của địa phương nhờ phụ huynh làm đồ dùng để phục vụ cho môn học như: ống nước làm trồng, vỏ bia làm trống lắc, tre làm phách tre phụ huynh sơn mầu đỏ, xanh, vàng vẽ hoa văn trang trí, bìa cứng làm mũ múa, làm sân khấu
mi ni, may quần áo trang phục phù hợp với bài hát hấp dẫn với trẻ Giáo dục
âm nhạc giữa buổi chơi bằng nhiều hình thức, đầu giờ kết thúc giờ chơi