1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

MỘT số BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO TRẺ làm QUEN với môi TRƯỜNG XUNG QUANH

23 4,1K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 518,5 KB

Nội dung

Tất cả trẻ em đều rất thíchtiếp xúc và hoạt động với thiên nhiên, với các đồ chơi, thích được giao tiếpvới bạn bè và những người xung quanh, muốn tìm hiểu khám phá tất cả và ởtrường bé c

Trang 1

- -SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO

TRẺ 3 - 4 TUỔI LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC

Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác:

Trường Mầm Non Quảng Tâm SKKN thuộc môn: Văn Học

NĂM HỌC 2012 - 2013

Trang 2

A ĐẶT VẤN ĐỀ

I.Lý do chọn đề tài:

Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học kĩ thuật tiên tiến và hiệnđại Sự phát triển khoa học công nghệ, văn hóa và nghệ thuật trong giai đoạncông nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đòi hỏi con người phải có khả năng

xử lý các vấn đề phát sinh trong cuộc sống một cách có hiệu quả Chính vìvậy vấn đề đào tạo con người luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quantâm, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong chính sách phát triển kinh

tế xã hội của đất nước

Để đáp ứng với xã hội trong giai đoạn hiện nay ngành giáo dục cũng đóxỏc định được điều đó và không ngừng đổi mới đặc biệt là giáo dục mầm non.Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nềntảng cho giáo dục và đào tạo con người trong tương lai, phát triển về mọi mặt.Như Bác Hồ đã từng nói:

“Trẻ em như búp trên cành Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”

Muốn trẻ em trở thành “người lớn” theo đúng nghĩa của nó thì nhấtđịnh phải có tác động giáo dục của người lớn ngay từ khi trẻ cất tiếng khócchào đời Và hôm nay chúng ta đã giành tất cả những tình cảm yêu thươngtrìu mến nhất cho các bé Để những mầm non đó đâm chối nẩy lộc ra hoa, kếtquả thì vườn ươm đầu tiên và sớm nhất đó chính là trường mầm non Đếntrường mầm non các bé được häc tập vui chơi, được học các kiến thức vănhóa xã hội, chuẩn bị cho các bé hành trang bước vào cuộc sống Với các bé,cái gì còng lạ lẫm, cái gì cũng hay Mổi khi nhìn thấy các bé tròn xoe ngỡngàng và hỏi cô giáo “tại sao”? “vi sao”? Những khoảnh khắc đó lòng tôi lạidâng trào niềm cảm xúc yêu thương đến vô cùng Vì vậy việc cho trẻ làmquen với môi trường xung quanh là vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiếtđối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo Hoạt động này rất thu hút và lôi cuốn trẻ

Thế giới xung quanh trẻ rất kỳ thú, phong phú, đa dạng và sinh động và

Trang 3

hấp dẫn phù hợp với nhu cầu nhận thức của trẻ Tất cả trẻ em đều rất thíchtiếp xúc và hoạt động với thiên nhiên, với các đồ chơi, thích được giao tiếpvới bạn bè và những người xung quanh, muốn tìm hiểu khám phá tất cả và ởtrường bé có rất nhiều cơ hội để khám phá nó Qua hoạt động khám phá đó trẻlĩnh hội tri thức, phát triển khả năng tư duy, quan sát, so sánh, phân loại, dựđoán, thử nghiệm và từ đó hình thành các khái niệm và cách giải quyến cácvấn đề Từ đó trẻ tích luỹ được nhiều kiến thức về môi trường xã hội (nhữngngười lao động, ngành nghề quen thuộc, những phương tiện giao thông,những đồ vật …), môi trường tự nhiên (động vật, thực vật, các hiện tượng tựnhiên…) Người lớn có thể thoả mãn những nhu cầu hiểu biết đó của trẻ.

Nhưng song trong thực tế từ lõu hoạt động cho trẻ khám phá môitrường xung quanh ở trường mầm non đã trở nên khụ cứng và hầu như thựchiện các hoạt động theo yêu cầu của cô, không phát huy được tích cực của trẻ.trẻ khám phá được sự vật hiện tượng, chỉ dừng lại ở bên ngoài Một số giáoviên còn xem nhẹ việc cho trẻ sử dụng các giác quan trong quá trình quan sát

và tìm hiểu sự thay đổi của sự vật hiện tượng Giáo viên nói, trẻ chủ yếu đượcnhìn, nghe và trả lời; ít được sờ mó các đồ vật và làm thử nghiệm Giáo viênchưa chú ý đưa ra những câu hỏi mở kích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ.Chính vì vậy mà trẻ ít có những trải nghiệm, ít có điều kiện để giải quyết vấn

đề và dự đoán những điều có thể xảy ra trong quá trình tìm hiểu, khám phámôi trường xung quanh Do đó hiệu quả của hoạt động này thường là thấp

Nhận thức được tầm quan trọng và những hạn chế nói trên mà tôi luôn,suy nghĩ phải làm thế nào để đưa chất lượng của hoạt động tìm hiểu môi

trường xung quanh đi lên Từ đó tôi đó đưa ra đề tài “Một số biện pháp nâng

cao chất lượng cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh 3-4 tuổi”.

II THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1 Thực trạng

Như chúng ta đã biết việc cho trẻ tìm hiểu môi trường xung quanh làmột trong những hoạt động giúp trẻ khám phá khoa học Nó là quá trình

Trang 4

hướng dẫn trẻ nhận thức được các sự vật hiện tượng trong thế giới xungquanh trẻ một cách có mục đích, có hệ thống nhằm hình thành ở trẻ nhữngbiểu tượng, những tri thức sơ đẳng về môi trường xung quanh một cách chínhxác đầy đủ, trên cơ sở đó giúp trẻ phát triển toàn diện.

- Thông qua việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh gópphần hình thành cho trẻ những biểu tượng ban đầu về các sự vật hiện tượng,giúp trẻ có được những hiểu biết sơ đẳng về những đặc điểm, tính chất, cấutạo, mối liên hệ, giá trị sử dụng và sự phát triển của các sự vật hiện tượngxung quanh Qua đó trẻ tích luỹ được vốn sống (tri thức, kinh nghiệm sống)làm cơ sở để trẻ dễ dàng lĩnh hội những nội dung giáo dục của các hoạt độngvui chơi, lao động, học tập…Nếu vốn hiểu biết của trẻ về môi trường xungquanh càng phát triển bao nhiêu thì khả năng lĩnh hội những nội dung giáodục của các hoạt động vui chơi, lao động, học tập…càng dễ dàng bấy nhiêu.Hơn nữa nhờ có hoạt động vui chơi, lao động, học tập, trẻ lại được củng cố và

mở rộng những hiểu biết về thế giới xung quanh

- Cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh còn góp phần hoànthiện các giác quan, các quá trình tâm lí, cảm giác, tri giác, tạo điều kiện chotrẻ tiếp xúc nhiều lần với đối tượng trong quá trình làm quen với môi trườngxung quanh Quá trình nhận thức của trẻ được phát triển đồng thời về tư duy,ngôn ngữ, chú ý và ghi nhớ Bởi vậy những biểu tượng mà trẻ thu nhận đượcthông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh được cụ thể chínhxác sinh động và hấp dẫn hơn, do đó trẻ dễ ghi nhớ và nhớ lâu

-Tìm hiểu môi trường xung quanh còn góp phần hình thành phát triển ởtrẻ tình cảm đạo đức và thẩm mỹ

Trẻ được tiếp xúc, được giáo dục đúng đắn trong môi trường tự nhiên

và môi trường xã hội, thực chất đã tạo điều kiện hình thành ở trẻ tâm hồntrong sáng, hồn nhiên, cởi mở, có lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương vớingười thân (ông, bà, cha, mẹ, bạn bè…); kính trọng cô giáo và những ngườigần gũi; biết yêu lao động và những người lao động; trân trọng và giữ gìn sản

Trang 5

phẩm lao động; biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ những truyềnthống văn hoá của quê hương đất nước Bước đầu trẻ có lối sống văn minhtrong giao tiếp và trong sinh hoạt hàng ngày, có tình yêu đối với cái đẹp, biếtyêu quý, tôn trọng và giữ gìn cái đẹp, thích góp phần tạo ra cái đẹp và đưa cáiđẹp vào cuộc sống một cách sáng tạo.

-Thông qua các hoạt động dạo chơi thăm quan và các tiết học ngoài trờigiúp trẻ được hít thở trong lành làm cho tinh thần sảng khoái, thoải mái Trẻthích thó học , thoải mái với nhu cầu hoạt động, giúp trẻ tích lũy được kinhnghiệm sống để làm cơ sở cho trẻ lĩnh hội các nội dung giáo dục của học tâp,vui chơi và lao động

Như vậy muốn phát huy dược tác dụng của môn học thì mỗi giáo viênphải biết phát huy và sử dụng các phương pháp, biện pháp dạy học một cáchlinh hoạt và sáng tạo để nâng cao chất lượng cho trẻ

2 Kết quả

2.1 Thuận lợi

- Trường được đặt ở trung tâm xã thuận tiện cho các bậc phụ huynh đưa

và đón trẻ Lãnh đạo địa phương luôn quan tâm đến công tác giáo dục của địaphương do đó trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 Khuôn viên sân trườngxanh sạch đẹp là điều kiện để trẻ tìm hiểu và khám phá về thiên nhiên như cỏ,cây, hoa lá…

- Trường có bề dày kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.Trong nhiều năm liền được công nhận là trường tiên tiến xuất sắc và làtrường chuẩn Quốc gia Tập thể cán bộ giáo viên của trường luôn đi đầu trongphong mọi phong trào thi đua của trường, của ngành Việc chỉ đạo công tácchuyên môn luôn luôn được chú trọng và nâng cao Ngoài ra đội ngũ cán bộgiáo viên của nhà trường đều có trình độ chuẩn và có 50% đạt trên chuẩn, cólòng yêu nghề mến trẻ, đoàn kết giúp đỡ nhau trong công tác, phát huy truyềnthống thi đua dạy tốt- học tốt của nhà trường

- Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục đào tạo và lãnh

Trang 6

đạo địa phương nên hiện nay trường chúng tôi đã có các phòng học, khu hiệu

bé thoáng mát, sạch sẽ Đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phục vụ cho quá trìnhdạy và học tương đối đầy đủ Khuôn viên, sân trường rộng rãi, thoáng mát, cónhiều cây xanh tạo điều kiện cho trẻ hoạt động

- Địa phương nơi trường đóng có rất nhiều phong tục tập quán, ngànhnghề khác nhau giúp cho trẻ làm quen với môi trường xã hội thuận lợi

- Ban giám hiệu thường xuyên có sự quan tâm, theo dõi trực tiếp chỉđạo kịp thời công tác chăm sóc giáo dục trẻ Chính vì vậy mà mọi hoạt độngcủa nhà trường luôn đi vào nề nếp, nghiêm túc và đạt hiệu quả cao

- Ngoài ra phụ huynh học sinh cũng có nhiều đóng góp, ủng hộ đáng kểtrong công tác xây dựng trường, luôn chăm lo đến việc học tập, vui chơi, sinhhoạt của con em mình ở trường mầm non điều này có tác động rất nhiều trongviệu tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh

2.2 Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi trên còn có những khó khăn như sau:

- Đồ dùng, đồ chơi tương đối đầy đủ nhưng chưa phong phú, đa dạng

về chủng loại và màu sác, hầu hết là đồ dùng đồ chơi tự làm nên tính khoahọc và thẩm mỹ chưa cao

- Nhận thức của học sinh còn hạn chế và không đồng đều (qua bảngkhảo sát đầu năm )

- Còn một số phụ huynh chưa nhận thức cao về ngành học nên quátrình tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ còn nhiều khó khăn

* Từ những thuận lợi và khó khăn trên qua nghiên cứu và tìm tòi tôi đãtìm ra được những biện pháp tối ưu để có hướng phát triển cho trẻ trong hoạtđộng tìm hiểu môi trường xung quanh Trước khi áp dụng các biện pháp mớitôi đã lập ra bảng khảo sát chất lượng đầu năm đối với trẻ và đã có kết quảnhư sau:

Trang 7

Bảng khảo sát chất lượng đầu năm:

Số trẻ Tỷ lệ

Số trẻ Tỷ lệ

Số trẻ Tỷ lệ

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I Các giải pháp thực hiện

Trang 8

1 Nắm bắt hoạt động tâm sinh lý của trẻ:

Như chúng ta đã biết đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi này là chóng nhớnhưng cũng rất dễ quên Trẻ phát âm chưa chuẩn (đối vơi trẻ nông thôn tiếngđịa phương còn nhiều) Một số trẻ còn nhút nhát

Bởi vậy cô giáo phải luôn tìm hiểu nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý củatừng trẻ để có biện pháp giáo dục và giúp đỡ trẻ

VD : Cháu nói chưa rõ, nói ngọng, nói lắp thì tôi xếp ngồi cạnh cháu nói rõ,nói đúng và nhắc trẻ giúp đỡ bạn

Tôi thường giành thời gian quan tâm đến nhũng cháu đó nhiều hơn,động viên giúp đỡ trẻ kịp thời Hoặc những cháu nhút nhát, không chịu hoạtđộng, nói nhỏ hoặc ít nói thì xếp cháu đó được hoạt động với những cháunhanh nhẹn thích hoạt động, đồng thời cô luôn kịp thời động viên khích lệ trẻtìm hiểu về môi trường xung quanh Như vậy tôi đã rút ngắn và dần dần xoáđược khoảng cách về tâm sinh lí giữa các trẻ trong lớp Hầu như trẻ đã có sựhoà đồng, tự nhiên khi giao tiếp với nhau, cùng nhau khám phá những điều

mà trẻ muốn biết Hoạt động làm quen với MTXQ trở nên sôi nổi và hàohứng hơn, thu được kết quả cao hơn

2 Xây dựng nề nếp, thói quen trong giờ học:

Ngay từ đầu năm học tôi đã chú trọng đến việc rèn luyện nề nếp thóiquen cho trẻ trong giờ học: Không nói chuyện riêng; Không đùa nghịch tronggiờ học; Biết giơ tay xin phát biểu ý kiến khi cô giáo hỏi và biết “thưa cô…”khi trả lời câu hỏi của cô Có như thế sự chú ý tiếp thu, lĩnh hội kiến thức củatrẻ sẽ không bị phân tán Trẻ tập trung tìm tòi, khám phá những đề tài mà côđưa ra một cách tích cực Trong quá trình giảng dạy tôi luôn quan tâm đếnnhững trẻ nhút nhát, thường xuyên gần gũi tạo cho trẻ cảm giác tự tin không

sợ sệt, vui vẻ, mạnh dạn khi phát biểu ý kiến… Vì vậy chỉ trong thời gianngắn trẻ đã ngoan hẳn và tiếp thu bài nhanh hơn

3 Chuẩn bị môi trường cho trẻ hoạt động:

Việc chuẩn bị môi trường cho trẻ hoạt động cũng rất quan trọng Tôi

Trang 9

luôn cố gắng làm sao để tạo được môi trường hoạt động hấp dẫn đối với trẻ:phong phú về đồ dùng, đồ chơi, cách trang trí sắp xếp gọn gàng, đẹp phù hợpvới trẻ… kích thích sự tò mò, tìm tòi khám phá, lôi cuốn trẻ vào hoạt động.

VD : Với đề tài “Một số động vật sống dưới nước”, tôi đã chuẩn bịtrang trí lớp theo chủ đề “Động vật sống dưới nước”, đồng thời chuẩn bị vậtthật là các bể có thả các con vật như: cá, tôm, cua, ốc ở các góc cho các nhómtrẻ tự trải nghiệm, khám phá Điều này mang lại hiệu quả rất cao

Ngoài ra tôi linh hoạt tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường xungquanh bằng nhiều hình thức khác nhau: Hình thức tổ chức ngoài trời, tronglớp…sao cho phù hợp với từng tiết dạy, từng đề tài, chủ đề

4 Sử dung phương pháp tích hợp dựa trên nền tảng đổi mới

- Tích hợp nghĩa là lồng ghép về mọi lĩnh vực đan xen về các hình thức

và kết hợp nhiều phương pháp giáo dục một cách thích hợp, khoa học Chính

vì thế muốn nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với môi trườngxung quanh thì trong quá trình soạn bài và giảng dạy, tôi đã lồng ghép , tíchhợp nội dung của môn học khác nhằm thu hút sự chú ý của trẻ nhưng vẫn

nhấn mạnh trọng tâm của bàt dạy và trong thực tế đã mang lại hiệu quả cao

- Ngoài ra do đặc điểm của trẻ mầm non là học mà chơi, chơi mà học

Vì vậy yêu cầu cô giáo phải tạo ra một giờ học thoải mái không gò bó Ngay

từ cách giới thiệu vào bài và cả quá trình giờ học phải sinh động hấp dẫn phùhợp với nội dung chủ điểm Cô có thể giới thiệu bằng nhiều cách khác nhaunhư : giới thiệu bằng rối tay, tranh, trß chơi, kể chuyện, đọc thơ, mô hình hoặcvật thật…và lời giới thiệu phải hấp dẫn dễ hiểu và phù hợp với đặc điểm củatrẻ

Trong quá trình dậy trẻ làm quen với môi trường xung quanh cô giáocần thay đổi các hình thức tổ chức để trẻ hứng thú như: thi đua theo tổnhóm…Ngoài ra đồ dùng đồ chơi để hoạt động cũng hấp dẫn

II Các biện pháp tổ chức để thực hiện

1 Thực hiện trên một tiết dạy:

Trang 10

Sau đây tôi xin đưa ra một ví dụ cho đề tài

A/ HOẠT ĐỘNG HỌC KPKH: Đề tài: quan sát đàm thoại về nguồn nước, vai trò của nguồn nước

đối với con người

- Luyện kỹ năng quan sát, chú ý, có chủ định cho trẻ

- Rèn khả năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ

3/ Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết sử dụng nước sạch.

- Trẻ biết tác dụng của nước đối với sức khẻ con người

- Biết dùng nước tiết kiệm, không lãng phí

II/ Chuẩn bị:

- Giáo án điện tử

- Các bức tranh về nguồn nước:

+ Tranh về nguồn nước, sông suối, ao hồ+Tranh về nước máy

+ Tranh về nguồn nước biển

- Dụng cụ thí nghiệm: bình, cốc

- Lô tô những hoạt động cần nước

- Lô tô những hoạt động không cần nước

- Bài hát “Phao bơi”

- Trò chơi “Trời nắng, tròi mưa”

III/ Tiến hành:

Hoạt động 1: Ổn định tổ chức

Trang 11

Cho trẻ chơi: Trời nắng, trời mưa

- Đố trẻ tên trò chơi?

- Nói đến mưa các con nghĩ ngay đến điều gì?

Giáo dục trẻ: Nguồn nước rất quan trọng đối với

con người và môi trường sống xung quanh ta …

Hôm nay cô cùng các con sẽ mở cuộc “Hành trình

tìm hiểu về nguồn nước”

Hoạt động 2: Quan sát thảo luận về nguồn nước,

lợi ích của nguồn nước đối với đời sống con

người

Cô hướng dẫn cho trẻ hướng mắt lên tranh trên màn

hình

*Bức tranh 1: Về nguồn nướ từ sông suối, ao hồ

-Cho trẻ quan sát về hình ảnh sông suối

- Nơi chúng mình dừng chân lần đầu tiên đó là gì

Ngày nay ở một số nơi do ý thức của con người còn

kem đã có những hành vi gây ô nhiễm môi trường

nước (Cho trẻ xem một số hình ảnh nguồn nước bị

ô nhiễm) Vì vậy, mỗi chúng ta phải có ý thức bảo

vệ môi trường nước và điều đặc biệt là các con

Ngày đăng: 22/08/2014, 19:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng khảo sát chất lượng đầu năm: - MỘT số BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG  CHO TRẺ làm QUEN với môi TRƯỜNG XUNG QUANH
Bảng kh ảo sát chất lượng đầu năm: (Trang 7)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w