1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ 24 36 tháng tuổi

15 178 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 137,5 KB

Nội dung

Trang 1

1 PHẦN MỞ ĐẦU1.1 Lý do chọn đề tài:

Trẻ em là những hạt giống, những mầm non trong vườn ươm đất nước, trẻem là nguồn hạnh phúc của mọi gia đình, tương lai của đất nước, là lớp người kếtục sự nghiệp của ông cha Đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi Mầm non việc chăm sóc giáodục trẻ ngay từ tháng năm đầu tiên của cuộc sống là một vấn đề hết sức cần thiếtvà nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ đối với gia đình, nhà trường, mà làcòn của toàn xã hội, chính vì vậy chúng ta phải tạo mọi điều kiện, tập trung mọisức lực để chăm sóc và giáo dục trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động, học tậpvà vui chơi “trẻ học bằng chơi, chơi bằng học” đạt chất lượng giáo dục cao tronggiai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Như chúng ta đã biết giáo dục Âm nhạc là “món ăn tinh thần” không thểthiếu được đối với con người nói chung và đối với trẻ Mầm non nói riêng Ngay từkhi trẻ cất tiếng khóc chào đời tâm hồn trẻ đã được xoa dịu bằng lời ru ngọt ngàocủa bố, của mẹ những câu hát du dương êm dịu đã đưa trẻ vào giấc ngủ, với nhữnggiấc mơ đẹp, khi trẻ đến trường mầm non đã được các cô dỗ dành, yêu thươngbằng những bài hát ru đậm đà tính giáo dục, những bài hát đó đã thấm sâu vào tâmhồn trẻ, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, lớn lên, mang lại cho trẻ tình yêu quê hương, đấtnước, yêu thương kính trọng người trên, bạn bè giúp đỡ chia sẻ cùng nhau, thôngqua đó trẻ biết ngoan ngoãn, vâng lời, gọn gàng, sạch sẽ

Đến với âm nhạc sẽ giúp trẻ phát triển trí nhớ, óc tưởng tượng, cơ thể trẻphát triển cân đối, hài hòa, qua ca hát giúp giáo viên phát hiện ra những trẻ có năngkhiếu nghệ thuật để kịp thời bồi dưỡng cho trẻ Đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi Mầm nondạy trẻ tiếp xúc với giáo dục âm nhạc là một trong những nhiệm vụ quan trọngtrong trường mầm non, người giáo viên phải nắm vững đặc điểm tâm sinh lý củatừng trẻ Từ đó cô giáo đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp để cung cấp cho trẻnhững kiến thức sơ đẳng một cách khoa học, nhằm lôi cuốn sự hứng thú của trẻvào các hoạt động của trẻ biến hoạt động học tập thành hoạt động tìm tòi khámphá của trẻ, để kiến thức đến với trẻ một cách tự nhiên, khắc sâu vào tâm lý của trẻtrong hoạt động học tập tiếp theo

Bộ môn âm nhạc cho trẻ trong trường mầm non là một bộ môn rất cần thiết,không thể thiếu được trong trường mầm non nói chung và trẻ ở nhóm trẻ 24-36tháng nói riêng Bỡi giáo dục âm nhạc là là phương tiện tích cực trong giáo dục trẻở nhiều mặt: thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể chất Ngoài ra đặc điểm tâm sinh lýcủa trẻ ở độ tuổi này là “dễ nhớ, dễ quên” phát âm chưa chuẩn, đặc biệt là trẻ ởvùng nông thôn nói tiếng địa phương nhiều còn có một số trẻ nói ngọng, nói lắpmà giáo dục âm nhạc là một biện pháp hiệu quả đã khắc phục tình trạng này

Trang 2

Từ những đồng nghiệp đi trước, qua dự giờ thăm lớp, thực tế giảng dạy,thông qua việc vận dụng một số biện pháp giáo dục âm nhạc bản thân tôi luôn bănkhoăn, trăn trở, suy nghĩ phải làm gì để thu hút và lôi cuốn được sự hứng thú củatrẻ vào hoạt động giáo dục âm nhạc đạt kết quả cao, để khi cô hát bài hát có “hồn”hơn lôi cuốn sự hứng thú của trẻ vào hoạt động âm nhạc trẻ yêu ca hát thấy đượccái hay, cái đẹp trong từng bài hát góp phần giáo dục đạo đức và hoàn thiện nhâncách trẻ Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt độngâm nhạc cho trẻ 24-36 tháng tuổi” để nghiên cứu.

1.2: Điểm mới của đề tài và phạm vi áp dụng của đề tài 1.2.1: Điểm mới của đề tài:

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạtđộng âm nhạc cho trẻ 24-36 tháng tuổi” điểm mới của đề tài là:

Phát huy tính tích cực, sáng tạo, ham hiểu biết của trẻ, trẻ tích cực tham giavào các hoạt động thông qua việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi dạy học, trẻ tích cựckhám phá những điều mới lạ Giáo viên sáng tạo trong công tác dạy học, làm đồdùng, đồ chơi học liệu phong phú, nhằm kích thích sự hứng thú tính ham hiểu biếtcủa trẻ vào các hoạt động học, giúp giáo viên có thêm kỹ năng trong việc lập kếhoạch chăm sóc giáo dục trẻ, lựa chọn phương pháp truyền thụ kiến thức phù hợpvới đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và điều kiện đặc điểm của lớp để xây dựng kếhoạch năm, tháng, tuần, theo chủ để, lồng ghép dạy trẻ tham gia hoạt động âmnhạc ở mọi lúc mọi nơi.

1.2.2 Phạm vi áp dụng đề tài:

Thông qua đề tài này Tôi chỉ muốn mọi người hiểu thêm về công tác giáodục âm nhạc cho trẻ Vì âm nhạc là món ăn tinh thần giúp cho các cháu trong quátrình tham gia vào các hoạt động ở các lĩnh vực, nắm vững kiến thức, kỹ năng.Hoạt động văn nghệ rèn luyện thân thể đảm bảo chăm sóc giáo dục trẻ.

Đề tài của tôi mới viết lần đầu, đã được hội đồng khoa học nhà trường góp ýbổ sung và đánh giá xếp loại tốt, được áp dụng rộng rãi trong nhà trường và có thểáp dụng một số trường bạn, nhằm thực hiện có hiệu quả lĩnh vực phát triển âmnhạc cho trẻ 24-36 tháng tuổi

2 PHẦN NỘI DUNG2.1 Thực trạng của đề tài:

Việc nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ rất quan trọng trọngviệc phát triển toàn diện cho trẻ, là một trong các lĩnh vực chuyên biệt cần phảichuẩn và thiết thực đối với trẻ Mầm non Vì giáo dục âm nhạc là phương tiện giáodục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, góp phần phát triển trí tuệ và có sự tác động lớnđến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ Ngoài ra âm nhạc còn góp phần hình thành và

Trang 3

phát triển nhân cách cho trẻ giúp trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh, làmcho ngôn ngữ của trẻ ngày càng mở rộng, hình thành ở trẻ năng lực thái độ cầnthiết chuẩn bị tâm thế cho trẻ học tốt hơn khi lên các độ tuổi lớn hơn.

Để đáp ứng yêu cầu phù hợp với chiến lược giáo dục Mầm non, đòi hỏi nângcao giáo dục toàn diện cho trẻ nói chung và tăng cường hoạt động giáo dục âmnhạc cho trẻ nói riêng, đây là điều kiện thuận lợi để nhà trường tăng trưởng cơ sởvật chất đảm bảo đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học Mặt khácđược sự quan tâm, giúp đỡ của Ban Giám Hiệu nhà trường, Hội cha mẹ học sinh,các ban ngành, bạn bè đồng nghiệp về sưu tầm nguyên vật liệu, làm đồ dùng đồchơi, bản thân luôn học hỏi, trau dồi kiến thức, sáng tạo lồng ghép nội dung phongphú vào các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả việc phát triển ngônngữ cho trẻ, trong đó có lĩnh vực giáo dục âm nhạc Năm học 2018-2019 tôi đượcphân công chủ nhiệm nhóm lớp 24-36 tháng tuổi Qua thời gian đứng lớp, nắm bắtđược tình hình thực tế bản thân tôi gặp phải những thuận lợi và khó khăn sau:

* Thuận lợi

- Là nhóm lớp 24-36 tháng tuổi với số 25 cháu, với độ tuổi đồng đều, 100%trẻ ngoan ngoãn, mạnh dạn, hồn nhiên, đạt yêu cầu về phát triển thể chất, phát triểnnhận thức, phát triển ngôn ngữ, và tình cảm xã hội, trẻ đã cảm thụ được cái hay cáiđẹp trong cuộc sống xung quanh trẻ.

- Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu về chuyên môn xây dựngphương pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điềukiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non.

- Trường, lớp được đầu tư đầy đủ trang thiết bị điện tử, công nghệ thông tinphục vụ cho các hoạt động như máy vi tính, loa, dụng cụ âm nhạc, máy chiếu vàcác trang thiết bị khác, giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc chuyển tải kiến thức,tiết học cũng trở nên sinh động, và dễ cuốn hút.

- Phòng học rộng rãi thoáng mát và khá đầy đủ điều kiện để trẻ hoạt động.

- Là một giáo viên trẻ có tinh thần trách nhiệm và đầy lòng nhiệt tình, yêu

nghề mến trẻ bản thân tôi xác định được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng củaviệc giáo dục âm nhạc để tìm ra các giải pháp hữu ích nhất.

- Bản thân tôi được tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn liên trường, bồidưỡng chuyên môn ở trường, các buổi tập huấn do phòng tổ chức, tham dự các tiếtthao giảng của đồng nghiệp, sưu tầm tài liệu phục và học tập ở các trường bạn vềtiết giáo dục âm nhạc nhằm đúc rút kinh nghiệm cho bản thân qua đó tôi nắm vữngphương pháp khi tổ chức hoạt động của bộ môn.

- Phụ huynh luôn quan tâm đến con em mình, nhiệt tình ủng hộ cho cácphong trào văn nghệ, hay hoạt động chung ở lớp, điều này đã tạo điều kiện thuận

Trang 4

lợi cho tôi xây dựng những tiết học hay và chất lượng, bên cạnh đó phụ huynh cònủng hộ những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và vui chơi cho các cháunhư: Tre, gỗ, chai nhựa

* Khó khăn

- Nhà trường đã đầu tư mua một số đồ dùng, đồ chơi phụ vụ hoạt động âmnhạc nhưng vẫn còn thiếu, chưa đủ phục vụ cho cô và trẻ Chính vì vậy mà chấtlượng giảng dạy hoạt động âm nhạc chưa cao, dẫn đến việc phát triển thẩm mỹ chotrẻ cũng còn hạn chế.

- Độ tuổi trẻ còn quá nhỏ nên đa số trẻ chưa nói rõ lời còn nói ngọng nói lắpnhiều Trẻ bước đầu mới đến lớp nhà trẻ nên trẻ hay khóc nhè, trẻ còn nhút nhátchưa mạnh dạn tự tịn

- Đa số trẻ sống ở nông thôn nên điều kiện kinh tế còn khó khăn, địa bànkhông tập trung, đường đến trường lại xa xôi, phụ huynh chưa có thời gian chămsóc cho con cái nên ảnh hưởng đến việc cho trẻ đi học.

- Một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến trẻ.

- Thời gian cho việc tạo môi trường hoạt động, tìm tòi và khám phá các đồdùng đồ chơi một số chủ đề chưa phong phú.

- Trong quá trình dạy trẻ nhiều lúc cô chưa phát huy hết tính linh hoạt sángtạo của trẻ, chưa áp dụng hết các dụng cụ âm nhạc.

* Thực trạng:

Để tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ và biết được mức độ, tiếpthu, nhận thức của trẻ vào đầu năm học tôi đã tổ chức hoạt động môn âm nhạc dướimọi hình thức khác nhau và tiến hành khảo sát đánh giá qua đó tôi nhận thấy mộtsố nhược điểm lớn như một số trẻ chưa tập trung, chưa chú ý, không hứng thú, tiết họcchưa đạt hiệu quả cao, qua đây là số liệu tôi khảo sát như sau:

Thuộc bài hát, vận động theo bài hát 10/25 40%

- Qua kết quả theo dỏi đánh giá ở trên tôi nhận thấy giờ hoạt động âm nhạccho trẻ của mình chưa mang lại hiệu quả cao Ý thức từ vai trò của giáo dục âmnhạc cho nên hoạt động học có chủ đích “Giáo dục âm nhạc” đã trở thành một hoạtđộng không thể thiếu được trong trường lớp Mầm non và hơn nữa là một giáo viênmầm non, tâm huyết với nghề dạy trẻ tôi nhận thấy trẻ em bây giờ rất thông minhvà lanh lợi

Trang 5

Tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ pháttriển hết những khả năng vốn có Chính vì điều đó tôi đã luôn trăn trở, tìm tòi vàsáng tạo để tìm ra những cách thức hay, những phương pháp tốt nhất Với kết quảnhư trên, bản thân tôi luôn băn khoăn, lo lắng và suy nghĩ tìm ra những biện pháptối ưu nhất kết hợp với sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường để tìm ra nhữngbiện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ.

2.2 Các biện pháp:

Có thể nói rằng ở lứa tuổi nhà trẻ 24-36 tháng, xúc cảm thẩm mỹ của trẻphát triển khá nhanh, tâm hồn trẻ nhạy cảm, dễ xúc cảm với những cảnh vật xungquanh Hơn nữa âm nhạc con là phương tiện giúp trẻ nhận thức với thế giới xungquanh, phát triển lời nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm Vì vậy có thể coi nhưâm nhạc là một bộ phận không thể tách rời trong công tác giáo dục trẻ một cáchtoàn diện Nhận thức được tầm quan trọng đó qua sự học hỏi tìm tòi và nghiên cứucủa mình tôi đã áp dụng một số biện pháp như sau:

2.2.1:Biện pháp 1: Tạo môi trường học tập cho trẻ

- Trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi, việc được đến trường mầm non được tiếp xúcvới môi trường mới đối với trẻ là một sự trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ, tuy nhiêntrẻ ở độ tuổi này nhanh thích nhưng cũng nhanh chán, vì thế môi trường học tậpđối với trẻ đóng một vai trò hết sức quan trọng Tôi tạo một không khí nhộn nhịp,vui vẻ để trẻ có thể tạm quên những tình cảm âu yếm mà ở nhà trẻ được ông bà chamẹ dành cho trẻ, để trẻ có thể cảm nhận được sự ấm áp, tự tin khi đến trường

Để làm được điều đó, tôi và giáo viên trong lớp trang trí môi trường gần gủivới trẻ, màu sắc sặc sỡ, thu hút sự chú ý của trẻ.

- Góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc củamình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng phát triển những kỹ năngâm nhạc qua các trò chơi, các hoạt động sáng tạo làm phát triển khả năng sáng tạocủa trẻ Tôi luôn chú ý tận dụng diện tích phòng học, góc âm nhạc một cách phùhợp và bố trí, sắp xếp các dụng cụ, đồ dùng âm nhạc để tạo môi trường gần gũi, tạocảm giác thoải mái cho trẻ, tạo cho trẻ sự hứng thú tham gia vào hoạt động âmnhạc Bên cạnh đó có thể để giấy báo hay những loại phế liệu có kích cỡ lớn, tạođiều kiện cho trẻ sáng tạo ra các kiểu áo váy theo ý tưởng cá nhân của trẻ, phụcvụ cho các buổi biểu diễn âm nhạc, nhảy múa tự do.

- Cung cấp cho trẻ nhiều nguồn âm thanh: Từ các loại phế liệu sẳn có ở địaphương như các loại lon bia, hộp sữa, hộp bánh bằng thiếc, thùng giấy, các dụngcụ nhà bếp, khối gỗ, chén bằng sành các loại hột hạt, gạo, các loại đá tạo ra các âmthanh khác nhau, để trẻ cảm nhận được các loại âm thanh đó.

- Bản thân tôi còn sưu tầm các loại băng nhạc thiếu nhi, mầm non, dân ca,nhạc cổ truyền, cổ điển, nhạc không lời các loại nhạc cụ dân tộc Khi có điềukiện tôi dùng đàn thật, hay có thể sử dụng mô hình, tranh ảnh cho trẻ quan sát.

Trang 6

- Ngoài ra còn có một số đồ dùng khuyến khích trẻ sáng tạo trong vận độngtheo nhạc như: khăn choàng, mũ âm nhạc, vòng đeo tay, vòng đeo chân, những conbúp bê bằng vải hay thú nhồi bông làm bạn nhảy cùng trẻ Tất cả những đồ dùng,đồ chơi trên đều phải ở trạng thái mở, trẻ dễ dàng lấy và sử dụng.Khi bố trí góc âm nhạc cần chú ý sao cho ở nơi đó tiếng ồn ào trẻ tạo ra tại góckhông ảnh hưởng, làm phiền đến những hoạt động yên tĩnh ở góc khác.

- Đó kích thích tính tò mò, ham hiểu biết lôi cuốn trẻ vào góc chơi âm nhạc,tôi luôn chú ý thay đổi vật liệu, những thiết bị tạo âm thanh khác nhau theo chủđề, tạo điều kiện cho trẻ sử dụng tối đa.

- Ở góc nghệ thuật, tôi còng chú ý tạo điều kiện cho trẻ thể hiện những ýtưởng, mong muốn của trẻ, đặc biệt phát huy tác dụng của trẻ hỗ trợ nhau, liên kếtvới nhau tổ chức các hoạt động mang tính nghệ thuật Khuyến khích trẻ tự làm haycùng trẻ trang trí một số đồ dùng đồ chơi để vỗ hay gõ đệm bài hát nhằm gây hứngthú cho trẻ khi sử dụng Có thể cho trẻ phối hợp chơi với nhóm tạo hình trang tríváy áo làm mặt nạ hóa trang Trẻ vô cùng sung sướng khi được sử dụng đồ dùngdo chính trẻ tạo ra, để thực hiện các hoạt động âm nhạc.

2.2.2 Biện pháp 2 : Nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động âm nhạc trêntiết học.

- Muốn thực hiện tốt việc giáo dục âm nhạc đối với trẻ nhà trẻ 24-36 thángtuổi ở trường mầm non, đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức, năng khiếu âm nhạc,biết truyền đạt, biết thể hiện tác phẩm một cách hấp dẫn vì hiệu quả giáo dục ảnhhưởng trực tiếp tới trẻ Việc tổ chức một tiết học âm nhạc nhẹ nhàng, linh hoạt sẽgiúp cho trẻ dễ dàng tiếp thu, trẻ hứng thú học mà không bị nhàm chán.

- Vào bài sinh động để thu hút sự chú ý của trẻ: Có thể sử dụng những dồdùng vật thật hay những câu đố, những đoạn clip làm nổi bật chủ đề dạy

Ví dụ: Ở chủ đề Bé vui đến trường mầm non cô dạy bài hát “Vui đếntrường” có thể cho trẻ xem tranh các bạn đang tung tăng đến trường để thu hút sựchú ý của trẻ.

- Ở chủ đề Đồ dùng đồ chơi dạy bài hát “Đi nhà trẻ ” dùng các câu đố về cácloại đồ dùng đồ chơi gần với trẻ

- Tổ chức các hoạt động đa dạng dựa vào các hoạt động trọng tâm.

Ví dụ: Tổ chức dạy hát là trọng tâm thì có thể cho trẻ tập hát thuộc hát đúnghát nhanh - chậm, hát to - nhỏ, hát thi đua tổ, nhóm , cá nhân….

- Tổ chức biểu diễn có thể sử dụng nhiều hình thức như: Múa, hát, nhún nhịptheo bài hát

- Ở lứa tuổi này giáo viên cần lựa chọn hình thức phù hợp với độ tuổi củatrẻ, biết vận dụng các hình thức động tỉnh xen lẫn để tạo cho trẻ cảm giác thoải mái

Trang 7

khi tham gia hoạt động Ví dụ: đối với loại tiết trọng tâm là dạy hát, nội dung kếthợp là nghe hát thì giáo viên phải biết linh động bố trí hợp lí phần dạy hát, nghehát và trò chơi âm nhạc để gây cho trẻ sự hứng thú tiếp theo để tham gia hoạt độngmột cách say sưa, hoàn chỉnh.

Bên cạnh đó tôi cũng rèn nề nếp kỹ năng cho trẻ: qua các tiết học và hoạtđộng, tôi rèn cho trẻ biết thực hiện theo hiệu lệnh, khẩu lệnh tạo cho trẻ có cảmgiác tự tin, mạnh dạn khi lên biểu diễn.

Các giờ học, hoạt động làm quen âm nhạc nên có phần nghe hát và trò chơiâm nhạc Muốn một giờ hoạt động âm nhạc đạt kết quả cao, đòi hỏi giáo viên phảihát đúng nhạc, biết sử dụng đàn, các loại nhạc cụ để trẻ được làm quen với nhịpđiệu, cô hát càng hay càng thu hút trẻ vào giờ học Cô hát phải thể hiện tình cảmsắc thái nội dung bài hát, cô giới thiệu dẫn dắt hay có nội dung, khuyến khích trẻhát cùng cô cả bài Cô chuẩn bị nhạc cụ cho trẻ như: Phách tre, trống lắc, xắc xôcác loại nhạc cụ khác Trẻ hát đúng, hát hay chưa đủ, cần dạy trẻ vận động theonhạc, biết phối hợp lời bài hát với nhịp điệu Trẻ vừa hát vừa vận động theo nhạcgiúp trẻ biết cảm nhận về âm nhạc Hầu hết các bài hát đều có thể cho trẻ vận độngmúa Vì múa là hoạt động nghệ thuật, dùng hình thể để biểu hiện tư tưởng, tìnhcảm của một tác phẩm Múa và âm nhạc có liên quan mật thiết với nhau Với mỗibài hát nên cho trẻ làm quen 2, 3 cách vận động khác nhau để thay đổi hình thức,giúp trẻ làm quen với nhiều loại hình tiết tấu và không nhàm chán Nếu giáo viênchọn dạng vận động vỗ tay, cách vỗ theo nhịp (đơn giản) thì có thể cho cả lớp vừahát vừa vận động theo cô từ đầu đến hết bài ở nhịp độ chậm, tư thế ngồi khoảng 2-3 lần( sau lần 1 mới sửa sai) sau đó đến bước thi đua nhóm tổ Trước khi dạy vậnđộng bản thân chuẩn bị thật kĩ một số nội dung như: Nghiên cứu lời bài hát, nghiêncứu âm nhạc, chọn loại vận động, Biên soạn động tác trên cơ sở cấu trúc của bài,tập vận động thành thạo các vận động, chuẩn bị đạo cụ, nhạc cụ đầy đủ Theochương trình giáo dục mầm non, hoạt động âm nhạc cho trẻ cần đảm bảo các nộidung: Ca hát, vận động theo nhạc, nghe nhạc và trò chơi âm nhạc.  Cách thức tổchức các hoạt động âm nhạc phải thể hiện sự mềm dẻo, linh hoạt dựa trên thực tếnhóm lớp, và đặc điểm tâm lý trẻ, để trẻ được thoải mái vận động, nhanh nhẹn, tựtin, mạnh dạn hơn Trong giờ hoạt động âm nhạc cần cho trẻ làm quen với một sốbài hát khác, phù hợp với nội dung bài dạy và lứa tuổi, bài hát có thể do cô sángtác hoặc sưu tầm Có thể cho trẻ mặc trang phục theo bài hát, giúp trẻ biết trangphục của một số vùng miền theo nội dung bài hát Khi chọn bài hát giáo viên cầnlựa chọn những tác phẩm có nội dung phù hợp, thể hiện được nội dung chính củabài dạy hát.

Trong giờ học, giáo viên chú ý động viên những trẻ hát đúng, hát hay, vậnđộng thành thạo theo lời ca nhằm khuyến khích trẻ thích thú học hơn Tuyệt đốikhông chê trẻ mà phải tôn trọng trẻ, nhẹ nhàng sửa sai đối với những trẻ thực hiện

Trang 8

chưa đúng Hoạt động dạy học là một bộ phận của quá trình giáo dục Do đó, nộidung các bài dạy không chỉ đơn thuần là hoàn thiện nội dung cần dạy cho trẻ màcòn là phương tiện giáo dục Vì vậy giáo viên phải chú ý quan sát, nhận xét xemtrong quá trình học tập trẻ có hoạt động không? Có thích thú không? Tìm hiểunguyên nhân vì sao trẻ không hoà đồng cùng bạn để có hướng giải quyết tìnhhuống, tìm cách đưa trẻ hoà nhập với bạn bè, dần cho trẻ quan tâm, thích thú vớicác hoạt động âm nhạc.

2.2.3 Biện pháp 3: Giáo viên tự rèn luyện nâng để cao khả năng âmnhạc:

Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật hấp dẫn nhưng không dễ đòi hỏi giáoviên phải có khả năng âm nhạc, hát, múa, khả năng tổ chức Chính vì vậy tôi đãsưu tầm sách, tuyển tập, băng đĩa nhạc để có thể thuộc và nắm chắc thêm nhiều bàihát hay để lựa chọn và dạy trẻ như: đĩa nhạc Xuân Mai, Bảo An, KhánhNhư Tuyển tập nhac: Thiếu nhi , Thế giới ngày mai, 100 bài hát hay tuổi mầmnon.

Bản thân còn thường xuyên tham khảo các tài liệu chuyên nghành như: Tạpchí giáo dục mầm non, Gia đình và bé, báo Họa mi, tuyển tập trò chơi cho bé, đểcập nhật thông tin, lựa chọn bài hát, cách làm đồ chơi, các trò chơi hay phù hợp vớigiáo dục âm nhạc của trẻ lớp tôi.

Bản thân tôi luôn tận dụng mọi cơ hội để tham quan, dự giờ đồng nghiệp đểrút ra những kinh nghiệm cho bản thân khi tổ chức các hoạt động âm nhạc cho trẻ.

* Đối với bài hát dạy trẻ hát hay hát cho trẻ nghe, tôi phải luyện tập hít sâu,thở đều để khi hát không bị hụt hơi, tiếp theo phải luyện thanh, sau đó phải đi sâunghiên cứu bản nhạc để nắm chắc được giai điệu, các dấu luyến láy, ngắt nghỉ củabài hát và xác định giọng cho phù hợp với cô và trẻ khi hát.

* Xác định giọng: Muốn xác định giọng trước tiên tôi căn cứ vào nốt nhạccuối cùng của bản nhạc và dấu hóa biểu của bản nhạc đó, xem dấu hóa biểu đó làdấu thăng hay dấu giáng Sau đó xác định nốt kết của bản nhạc là kết ở nốt nào,bậc mấy của âm chủ, nếu là bậc 1 hoặc bậc 5 của âm chủ giọng trưởng thì đó làgiọng trưởng, nếu là giọng thứ thì đó là giọng thứ.

- Luyện tập đàn: Việc sử dụng đàn của tôi còn nhiều hạn chế do đó tôithường xuyên học hỏi âm nhạc của giáo viên cùng lớp, cùng trường

- Minh họa múa: Khi hát cho trẻ nghe giáo viên cần kết hợp minh họa múađể bài hát thêm sinh động và cuốn hút trẻ hơn vì vậy giáo viên cần lựa chọn độngtác sao cho phù hợp với nội dung bài hát và phù hợp với trẻ.

Ví dụ: Khi cho trẻ nghe hát bài “Ru con” - Dân ca Nam bộ tôi kết hợp độngtác nhẹ nhàng, uyển chuyển thể hiện tình yêu với mẹ của bé Tuy vậy động tác tôi

Trang 9

chọn không quá khó, không quá cường điệu để trẻ nghe và dễ cảm nhận, đồng thờivới các bài có động tác khó tôi sẽ cùng các bạn đồng nghiệp tìm tòi sáng tạo nêncác động tác cho phù hợp với nội dung bài hát.

2.2.4 Biện pháp 4: Tổ chức cho trẻ làm quen âm nhạc mọi lúc mọi nơivà dưới các hình thức

Thực tế giáo dục âm nhạc ở độ tuổi mầm non cho thấy, khả năng cảm thụâm nhạc của trẻ không thể tự phát triển, mà cần phải trải phải qua một quá

trình: Học - chơi - tiếp xúc thường xuyên, liên tục. Giáo viên cần cho trẻ làm quen

với âm nhạc mọi lúc mọi nơi Ví dụ, vào buổi sáng giờ đón trẻ, cho trẻ nghe nhạc,nghe những bài hát trong và ngoài chương trình phù hợp với lứa tuổi Trẻ nghenhiều lần sẽ cảm nhận được giai điệu của bài hát, thích nghe hát và hát được nhưbạn Hoạt động ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc, hát những bài cónội dung theo chủ đề, qua đó giáo dục cho trẻ thông qua nội dung của các bài hátđó

- Để giáo dục âm nhạc đạt hiệu quả Tôi dạy trẻ hát khi tập thể dục, khi dạochơi, trước giờ học, trong hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều Giáo viên cần chú ý khi cho trẻ nghe nhạc, chỉ cần mở nhỏ âm lượng để tránh sựồn ào căng thẳng Trước giờ đi ngủ là thời điểm thích hợp cho trẻ nghe bài có tínhchất nhắc nhở như: “Đi ngủ” của Hoàng Văn Yến…Nhà trường là tổ ấm thứ haisau gia đình, là nơi trẻ cần nhận được những tình yêu thương từ cô giáo Hát ru làthể loại chứa đựng biết bao ý nghĩa của lời ca và tình cảm, nỗi lòng của người hát.Nếu nghe qua băng đĩa, trẻ sẽ có cảm giác buồn, cô đơn, nhớ mẹ … bởi vậy tôi háttrực tiếp cho trẻ nghe Với giai điệu du dương đằm thắm, lời ca ngọt ngào sâu lắngvà tình cảm trìu mến của cô giáo sẽ tạo cho trẻ cảm giác an toàn, ầm áp, dần đưatrẻ đi vào giấc ngủ Sau khi ngủ dậy, trẻ cũng cần nghe những bài ca, bản nhạckhông lời có tính chất thanh thản, vui vẻ, sôi nổi để trẻ tỉnh táo, tham gia các hoạtđộng chiều.

- Việc cho trẻ làm quen âm nhạc mọi lúc mọi nơi sẽ giúp trẻ nhanh tiếp thubài học hơn, giúp cho giáo viên dễ dàng truyền thụ kiến thức cho trẻ.

- Giáo viên nên tổ chức các cuộc thi âm nhạc tại lớp Có đàn, dụng cụ âmnhạc cho các cháu biểu diễn giống như một chương trình văn nghệ, cho trẻ đóngcác vai: Ban nhạc, nhạc sĩ , ca sĩ… giáo viên chuẩn bị phần quà cho những trẻ đạtgiải Trẻ sẽ rất hào hứng, mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động âm nhạc,thích biểu diễn và say mê với âm nhạc.

Có thể nói rằng trẻ với âm nhạc không chỉ ở việc cho trẻ hát lại, nghe hátnhững bài hát được cô giáo truyền thụ Những tri thức, kỹ năng âm nhạc ở trẻ sẽđược hình thành và tồn tại lâu bền hơn khi trẻ được rèn luyện thường xuyên và

Trang 10

được tham gia biểu diễn Tất cả các hình thức biểu diễn tác phẩm âm nhạc như:Đồng ca, đơn ca, hát kết hợp múa, hát kết hợp trò chơi, vận động theo nhạc… đềutạo cho trẻ những hứng thú nhất định và nếu biểu diễn thành công sẽ có giá trị giáodục sâu sắc Đặc biệt, hoạt động biểu diễn âm nhạc giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trướcmọi người, trẻ sẽ thích tham gia biểu diễn trong những ngày lễ hội, thích đượcnghe nhạc… giúp trẻ từng bước cảm nhận và biết đánh giá âm nhạc cũng như sốlượng tác phẩm mà trẻ được nghe, được học Hình thành những cơ sở đầu tiên chothị hiếu âm nhạc ở trẻ.

- Tổ chức chương trình biểu diễn văn nghệ nhân các ngày hội, ngày lễ củatrường, lớp như hát mừng sinh nhật: Ngày hội đến trường của bé, Tết Trung Thu,Ngày hội 8/3, Ca múa Mừng Đảng, mừng xuân… để trẻ được tham gia vào hoạtđộng nghệ thuật mạnh dạn tự tin.

2.2.5 Biện pháp 5 : Đưa ứng dụng CNTT vào các tiết học.

- Thường xuyên vào các trang web như: you tobe.com, blog socnhi.com,nhac cua toi.vn…để tìm các tư liệu phù hợp với nội dung bài dạy sau đó sử dụngmáy chiếu, làm các hiệu ứng với hình ảnh, ảnh động, sdile show, video clip ….kếthợp với các phần mềm: pwerpoint, kidpic, photoshop…để xử lí hình ảnh và sửdụng trong bài dạy.

- Ở chủ đề Những con vật bé yêu : dạy bài hát “Gà trống mèo con và cúncon Một con vịt ” Có thể kết hợp cho trẻ xem clip “Thế giới động vật” tương ứngvào mỗi câu hát, đến câu hát về con vật nào thì trẻ xem hình ảnh tương ứng về convật đó…Trẻ có thể vừa hát vừa bắt chước các hành động của con vật trong bài hátnhư: Khỉ, voi, gấu…Tiết học của trẻ sẽ thêm vui nhộn và sinh động hơn.

- Với những bài nghe hát thuộc làn điệu dân ca, cô có thể cho trẻ xem hìnhảnh, clip về những cuộc thi hát dân ca, hát dân ca hò khoan Lệ Thủy hat dân ca xứanghệ Khi trẻ được trực tiếp xem các đoạn video clip trẻ sẽ hứng thú và có cảmxúc hơn với những làn điệu dân ca đó

- Khi cho trẻ nghe các bài hát dân ca hò khoan Lệ thủy, tôi đưa đoạn clip háthò giã gạo hình ảnh của các ông các bà vừa hát vừa giã gạo.Với những giọng hátchuyên nghiệp mượt mà tình cảm, những bộ quần áo rực rỡ sắc màu và phong cảnhhữu tình, trẻ sẽ cảm thụ chính xác hơn về các làn điệu dân ca

- Với các bài hát về Bác Hồ, khi dạy trẻ bài hát: “ Nhớ ơn Bác” kết hợp chotrẻ xem các hình ảnh, clip về Bác Hồ với các cháu thiếu nhi…trẻ sẽ thấy Bác Hồrất hiền từ giống như một người ông rất gần gũi với các cháu.

- Với những trò chơi âm nhạc, tôi sưu tầm những âm thanh gần gũi trongthực tế như các hiện tượng thiên nhiên: Tiếng mưa rơi rì rào to - nhỏ, Tiếng suốichảy róc rách, tiếng gió thổi vi vu, tiếng chim hót véo von…Những âm thanh

Ngày đăng: 22/06/2020, 19:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w