0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Hệ thống các bài tập thực hành

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH CHO HỌC SINH LỚP 11 THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP VÀ TÍCH CỰC.PDF (Trang 44 -44 )

6. Bố cục của luận văn

2.2.3.2. Hệ thống các bài tập thực hành

Khi tổ chức dạy thực hành Làm văn, một yếu tố không thể thiếu được là hệ thống bài tập. Có thể nói, bài tập chính là công cụ, là phương tiện để giáo viên thực hiện những ý đồ rèn luyện các kĩ năng cho học sinh. Trong thực hành Làm văn, hệ thống bài tập còn là cơ sở, là những tài liệu thiết thực giúp học sinh trong quá trình tạo lập các văn bản khác. Vì vậy, thực hành phải được thực hiện ngay sau giờ học lí thuyết, trước giờ viết bài.

Thông thường để tổ chức nội dung thực hành, giáo viên cần căn cứ từ những vấn đề lí thuyết để làm cơ sở định hướng cho hoạt động thực hành được triển khai thông qua hệ thống bài tập cụ thể. Theo chúng tôi, để tổ chức rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận cho học sinh về thao tác lập luận so sánh, nên sử dụng một số kiểu bài tập sau:

- Bài tập nhận diện thao tác lập luận so sánh.

- Bài tập đánh giá các giá trị của việc sử dụng thao tác lập luận so sánh. - Bài tập thực hiện thao tác lập luận so sánh.

- Bài tập chữa lỗi thao tác lập luận so sánh.

- Bài tập luyện tập kết hợp thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh.

a. Quy trình tổ chức cho học sinh thực hiện bài tập nhận diện thao tác lập luận so sánh

Đối với loại bài tập này, mục đích chính là giúp học sinh có thể nhận diện được thao tác lập luận so sánh trong văn bản, đồng thời nắm được cách thức tiến hành thao tác đó trong văn bản nhằm mục đích làm sáng tỏ luận điểm nào đó. Đây là loại bài tập có yêu cầu ở mức độ thấp, nó mang tính khởi động, khơi gợi khả năng ghi nhớ kiến thức cơ bản về thao tác lập luận so sánh. Học sinh sẽ được cung cấp một số ngữ liệu và yêu cầu học sinh nhận diện thao tác và những biểu hiện của thao tác này. Loại bài tập này không chỉ

giúp giáo viên và học sinh củng cố tri thức về thao tác lập luận so sánh mà còn giúp giáo viên có điều kiện trình bày sâu hơn những vấn đề về tri thức, đồng thời giúp học sinh thấy rõ tác dụng của thao tác lập luận so sánh trong việc triển khai văn bản nghị luận cũng như các vấn đề trong cuộc sống.

Kiểu bài tập này thường gồm hai phần: cung cấp ngữ liệu và phần trình bày yêu cầu. Ngữ liệu có thể là một đoạn văn nghị luận hoặc cũng có thể là cả một văn bản nghị luận. Sau phần trình bày ngữ liệu là phần nêu yêu cầu bài tập. Phần yêu cầu thường được thể hiện bằng cách diễn đạt như: xác định đoạn văn sử dụng thao tác nào? Xác định bước thực hiện nội dung bài văn( đoạn văn)? Ví dụ cho đoạn văn sau: “Thơ Thế Lữ rất giàu chất hoạ. Màu sắc trong thơ ông thường rõ ràng, có thể gọi tên ra được:

Ánh hồng tía rắc ngọc châu trên lá

Trời trong xanh, chân trời đỏ hây hây. (…) Trời cao xanh ngắt. Ô kìa!

Hai con hạc trắng bay về bồng lai

Nhưng trên những bức tranh của Xuân Diệu thì hình ảnh, đường nét rất khó định danh. Có một cái gì đó không rõ đường viền, là một thứ màu sắc, ánh sáng đang chuyển, đang ở dạng biến thái rất khó nắm bắt:

Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu Lả lả cành hoang nắng trở chiều

Nhưng chính cái hay, cái tài của Xuân Diệu là ở đó, đúng như lời bình của thi nhân Việt Nam: “Cảnh như muốn theo lời thơ mà tan ra. Nó chỉ mất một tí rõ ràng để được thêm rất nhiều thơ mộng”. Thơ Xuân Diệu tinh vi là

vậy đấy. Vận dụng kinh nghiệm của trường phái thơ tượng trưng pháp, đặc biệt là của Baudelaire, Xuân Diệu muốn ghi lại bằng ngôn ngữ thơ ca những biến thái tinh vi của tạo vật và người”[28, tr.318].

Em hãy xác định đoạn văn trên sử dụng thao tác lập luận nào? Nêu các bước thực hiện so sánh trong đoạn văn?

Để thực hiện kiểu bài tập này, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh thực hiện theo những bước sau:

- Cho học sinh đọc kĩ nội dung ngữ liệu.

- Xác định mục đích so sánh của đoạn văn (bài văn)( tìm luận điểm cần thể hiện).

- Tìm ra đó là sự so sánh tương đồng hay so sánh khác biệt.

- Rút ra kết luận, nhận xét về đặc điểm, giá trị của luận điểm được so sánh lên tầm khái quát cao.

Thông thường sau khi cho học sinh trình bày các vấn đề được đưa ra trong ngữ liệu thì giáo viên cũng phải yêu cầu các em chốt lại các vấn đề đã được trình bày trước đó.

Đây chính là cơ sở để học sinh hiểu thấu đáo cách so sánh.

Muốn giờ luyện tập được tiến hành thuận lợi và đạt kết quả tốt, giáo viên hướng dẫn học sinh cách thực hiện theo trình tự sau:

- Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm so sánh, mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh, cách thực hiện thao tác lập luận so sánh trong một ngữ liệu cụ thể, tốt nhất là lấy ngay một bài tập trong phần luyện tập của SGK.

- Vận dụng những tri thức đó vào việc phân tích các ngữ liệu trong bài tập.

- Đánh giá tác dụng của thao tác lập luận so sánh trong việc làm sáng tỏ luận điểm của ngữ liệu.

Như vậy, để học sinh nhận diện được thao tác lập luận so sánh, người ta phải căn cứ vào những đặc điểm cơ bản, căn cứ vào cách thực hiện của thao tác đó. Chính vì thế việc nhận diện thao tác lập luận so sánh là quá trình phân tích đặc điểm của ngữ liệu.

Ví dụ đoạn văn trên, học sinh cần xác định:

- Mục đích so sánh: thể hiện và làm sáng tỏ luận điểm “đặc sắc của những bức tranh thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu”.

- Để làm sáng tỏ luận điểm ấy, tác giả dùng cách so sánh thiên nhiên trong thơ Thế Lữ và thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu. So sánh hai nhà thơ trong phong trào thơ mới đều có cách cảm nhận rất mới về thiên nhiên:

+ Thơ Thế Lữ giàu chất hoạ, màu sắc, đường nét có thể gọi tên ra được rất rõ ràng: “ánh hồng tía”, “xanh ngắt”, “trời trong xanh”, “đỏ hây hây”

+ Thơ Xuân Diệu cũng giàu chất hoạ, nhưng đường nét và màu sắc rất khó định danh: “con đường nhỏ nhỏ”, “gió xiêu xiêu”, “lả lả cành hoang nắng trở chiều” như thế mới làm nổi bật sự tinh vi trong cách cảm nhận của thơ Xuân Diệu. Như vậy, để nhận diện thao tác lập luận so sánh, giáo viên phải xuất phát từ các tri thức cơ bản về thao tác lập luận này để từ đó định hướng cho học sinh tiến hành hoạt động nhận diện trong ngữ liệu cụ thể.

Kiểu bài tập này thường được thực hiện sau khi giáo viên dạy xong phần lí thuyết hoặc là trong quá trình nhắc lại nội dung lí thuyết của tiết luyện tập. Chính vì vậy, khi thực hiện giờ dạy, giáo viên nên đặt kiểu bài tập này bên cạnh nội dung lí thuyết.

Trong giờ thực hành, sau khi thực hiện kiểu bài tập này, giáo viên nên cho học sinh tiếp tục thực hiện một kiểu bài tập khác là đánh giá vai trò của thao tác lập luận so sánh được sử dụng trong ngữ liệu. Đây là kiểu bài tập thứ hai trong giờ thực hành.

b. Quy trình tổ chức học sinh thực hiện bài tập đánh giá giá trị của việc sử dụng thao tác lập luận so sánh

Bên cạnh việc cho học sinh nhận diện những vấn đề lí thuyết trong ngữ liệu cụ thể thì giáo viên cần cho học sinh đánh giá giá trị của việc sử dụng thao tác lập luận so sánh trong quá trình triển khai nội dung văn bản. Chính vì

vậy, trong giờ thực hành, giáo viên phải cho học sinh phân tích, đánh giá tầm quan trọng của thao tác lập luận so sánh trong quá trình tạo lập văn bản. Đó là cơ sở để giáo viên đưa ra kiểu bài so sánh, đánh giá vai trò của thao tác lập luận so sánh trong ngữ liệu.

Nếu kiểu bài tập nhận diện là cơ sở để giáo viên củng cố lại các vấn đề lí thuyết thì kiểu bài tập này sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn tác dụng của thao tác đó. Qua đó các em có thể vận dụng một cách nhuần nhuyễn thao tác lập luận so sánh trong qúa trình làm bài. Vì vậy mà kiểu bài này thường được giáo viên cho các em làm bài sau khi học bài tập nhận diện. Kiểu bài tập này góp phần cho bài tập nhận diện nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về các vấn đề đã dạy trong phần lí thuyết.

Cũng giống như kiểu bài tập nhận diện, kiểu bài tập này cũng cho sẵn ngữ liệu và yêu cầu học sinh đánh giá vai trò, hiệu quả của việc sử dụng thao tác lập luận so sánh trong việc triển khai nội dung ngữ liệu. Phần này yêu cầu thường được thể hiện bằng các hình thức như: hãy xác định vai trò, hãy đánh giá hiệu quả của việc sử dụng thao tác lập luận so sánh trong ngữ liệu đó.

Để có thể thực hiện được yêu cầu bài tập này, giáo viên nên tổ chức theo các bước sau:

- Xác định rõ nội dung luận điểm trong ngữ liệu.

- Xác định thao tác lập luận được sử dụng trong ngữ liệu. Đây là hoạt động được thực hiện giống như kiểu bài tập nhận diện.

- Đánh giá tầm quan trọng của việc sử dụng thao tác lập luận so sánh trong ngữ liệu.

Ví dụ cho ngữ liệu sau: “Trong cái vũ trụ nghệ thuật Xuân Diệu mà Xuân và Tình làm chủ” người ta thấy một nguyên tắc mỹ học được xác định:

vẻ đẹp của con người là chuẩn mực vẻ đẹp thế giới, vẻ đẹp của vũ trụ. Nếu như chúng ta nhớ rằng trong văn chương xưa, người ta lấy vẻ đẹp của thiên

nhiên làm chuẩn cho vẻ đẹp của con người thì mới thấy nguyên tắc mỹ học nói trên của Xuân Diệu là cả một cuộc đổi mới đáng kể trong thơ ca Việt Nam hiện đại”. Thơ xưa viết về người đẹp thì nào là mặt hoa, tóc mây, này liễu, làn thu thuỷ, nét xuân sơn… Bây giờ Xuân Diệu so sánh ngược lại: “Lá liễu dài như một nét mi”, “Hơi gió thổi như ngực người yêu đến”, “Mây đa tình như thi sĩ đời xưa”… Quan niệm mỹ học ấy đã giúp ông sáng tạo nên một câu thơ vào loại tuyệt vời của nền thi ca Việt Nam hiện đại: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” [28, 319 ]. Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng thao tác nghị luận nào? Em hãy đánh giá của việc sử dụng thao tác nghị luận đó?

Để hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập này, trước hết cần cho các em xác định luận điểm cơ bản của ngữ liệu. Ở ví dụ trên, luận điểm cơ bản là nói về cách tân của thơ Xuân Diệu với thơ truyền thống.

Thông qua việc xác định thao tác lập luận được sử dụng trong ngữ liệu, giáo viên nên gợi ý để học sinh đánh giá việc triển khai nội dung nghị luận.

Như vậy, để có thể tiến hành kiểu bài tập này, giáo viên cũng phải xuất phát từ tri thức của thao tác lập luận so sánh, căn cứ vào những đặc điểm của nó để từ đó khái quát việc sử dụng thao tác lập luận đó.

c. Quy trình tổ chức cho học sinh bài tập thực hiện thao tác lập luận so sánh

Trong quá trình tổ chức thực hành bên cạnh kiểu bài tập củng cố những vấn đề lí thuyết cũng như để hiểu rõ hơn về tác dụng của việc sử dụng thao tác lập luận so sánh thì giáo viên cũng phải sử dụng kiểu bài tập cho học sinh vận dụng những tri thức của thao tác này vào quá trình tạo lập văn bản. Đây là kiểu bài tập giúp giáo viên có thể đánh giá được khả năng tiếp thu kiến thức và khả năng vận dụng những tri thức đó vào việc làm sáng tỏ luận điểm của đối tượng. Mặt khác, khi cho học sinh thực hiện kiểu bài tập này có nghĩa là đã rèn cho các em kĩ năng sử dụng thao tác đó để triển khai nội dung nghị luận. Kiểu bài tập này cũng giúp các em không bị lúng túng khi trình bày

những suy nghĩ, nhận thức của mình về một sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Trong thực tế giảng dạy, giáo viên ít cho học sinh rèn luyện kiểu bài tập này vì nó gây mất thời gian, không đảm bảo giờ học. Việc rèn luyện này thường được giao về nhà nhưng lại thiếu sự chỉ dẫn, điều tra của giáo viên. Vì vậy mà nhiều học sinh vẫn không biết cách viết văn. Do vậy, kiểu bài tập này nên cho học sinh viết một đoạn văn ngắn tại lớp, cho luận điểm sẵn để các em dễ triển khai.

Bài tập kiểu này thường được triển khai thành hai phần. Phần yêu cầu và phần nêu nội dung.Ví dụ: em hãy viết một bài văn ngắn thể hiện sự khác biệt giữa ngôn ngữ thơ của hai thi sĩ Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan qua hai bài thơ Tự tình( bài 1) và Chiều hôm nhớ nhà.

Để giúp học sinh thực hiện kiểu bài tập này thì giáo viên phải xác định rõ cho học sinh về thao tác cần thực hiện. Đồng thời giáo viên phải xác định rõ cho học sinh nội dung tri thức, các vấn đề cơ bản của tri thức về thao tác lập luận so sánh. Mục đích và cách thức thực hiện chúng trong quá trình khai thác và trình bày nội dung văn bản nghị luận. Đây là nền tảng để học sinh triển khai nội dung bài viết. Bên cạnh những yêu cầu cần thiết cho bài tập này, giáo viên cần chú ý tới cách thực hiện kiểu bài tập này. Theo chúng tôi để học sinh tiến hành làm bài tập này một cách thuận lợi, giáo viên nên thực hiện theo các bước sau:

Xác định nội dung bài tập. Ví dụ ở bài tập trên, nội dung cần thực hiện là: sự khác biệt giữa ngôn ngữ thơ của hai thi sĩ Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan qua hai bài thơ Tự tình( bài 1) và Chiều hôm nhớ nhà.

- Xác định yêu cầu thực hiện. Trong đề bài trên, yêu cầu học sinh phải dùng thao tác lập luận so sánh để viết, học sinh phải chỉ ra đựơc sự khác biệt của ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và Bà huyện Thanh Quan, phạm vi trong hai bài thơ: Tự tình( bài 1) và Chiều hôm nhớ nhà.

- Hướng dẫn học sinh lập dàn ý bằng cách xây dựng những ý chính cần trình bày theo nội dung bài tập (việc làm này nhằm mục đích cho học sinh tìm luận điểm cơ bản cần so sánh, xác định các ý và tìm các dẫn chứng làm nổi bật luận điểm). Chẳng hạn, để học sinh lập dàn ý cho đề bài trên, giáo viên cần gợi ý cho học sinh xác định các nội dung trong dàn bài như sau:

+ Điểm giống nhau: thể thơ, cách gieo vần, tuân thủ theo luật thơ Đường (đối ở các câu 3+4 và 5+6).

+ Điểm khác nhau: ở nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ. • Thơ Hồ Xuân Hương: ngôn ngữ hàng ngày, thuần Việt. • Thơ Bà huyện Thanh Quan dùng nhiều từ Hán Việt.

+ Giá trị của so sánh khác biệt: tạo ra phong cách độc đáo trong thơ của hai nữ sĩ.

- Sau khi cho học sinh lập dàn ý, giáo viên dành thời gian để học sinh viết thành đoạn văn, (bài văn) tương ứng với yêu cầu đề bài đã cho.

- Cho học sinh trình bày những nội dung mà các em đã thực hiện. - Cuối cùng giáo viên đánh giá lại việc sử dụng thao tác lập luận so sánh trong quá trình tạo lập văn bản của học sinh. Điều chỉnh những chỗ chưa phù hợp hoặc bổ sung những chỗ còn thiếu trong bài làm văn của các em.

Vậy để có thể thực hiện kiểu bài tập này, yêu cầu cần thiết là phải tăng

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH CHO HỌC SINH LỚP 11 THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP VÀ TÍCH CỰC.PDF (Trang 44 -44 )

×