Quan hệ với thao tác lập luận bình luận

Một phần của tài liệu Rèn luyện thao tác lập luận so sánh cho học sinh lớp 11 theo quan điểm tích hợp và tích cực.pdf (Trang 26 - 28)

6. Bố cục của luận văn

1.3.4. Quan hệ với thao tác lập luận bình luận

Bình luận là một hoạt động nghị luận nhằm đánh giá và bàn luận về một hiện tượng (vấn đề) nào đó. Bình luận sinh ra từ sự trao đổi giữa những người ít nhiều đã biết. Do đó, người viết (người nói) cần đối chiếu ý kiến của mình với những ý kiến khác cùng về hiện tượng, vấn đề, để có thể đứng về phía cái đúng, phê phán cái sai, hoặc dung hoà những mặt đúng của hai quan điểm đối lập, họăc đưa ra một ý kiến hoàn toàn riêng biệt. Như vậy trong bình luận đã có so sánh, đối chiếu làm sáng rõ vấn đề cần bàn luận. Hoạt động so sánh làm cho bình luận thêm sâu sắc, sinh động. Đến lượt mình, bình luận làm cho so sánh phong phú, chính xác, giàu sức thuyết phục hơn.

Hãy xem thí dụ sau: “Tiền bạc giống như một chiếc găng tay. Còn tình bạn giống như một bàn tay. Một cái thì hữu ích, còn cái kia lại thiết yếu.

Trái ngược với điều mọi người thường nghĩ- rằng khái niệm hạnh phúc thường khó giải thích hoặc hạnh phúc tuỳ thuộc vào việc bạn có của cải nhiều hay không - các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và nhận thấy các yếu tố như số lượng bạn bè, mức độ thân thiết với bạn bè và gia đình cùng mối quan hệ với đồng nghiệp, hàng xóm hợp lại chiếm tới 70% yếu tố làm nên hạnh phúc.

Nếu bạn muốn biết ai đó có hạnh phúc hay không thì đừng hỏi họ có bao nhiêu tiền, cũng đừng hỏi thu nhập của học là bao nhiêu mà hãy hỏi về mối quan hệ của họ với bạn bè. Có được những người bạn tâm giao hay thậm chí chỉ cần một người bạn hiểu mình thật sự và có thể chia sẻ mọi điều đã là hạnh phúc lắm rồi”.

Đoạn trích trên đã đưa ra lời bàn luận về sự thiết yếu của tình bạn trong cuộc sống quan trọng hơn là tiền bạc. Để nêu bật điều này, tác giả đã so sánh tình bạn như một bàn tay, còn tiền bạc chỉ như một chiếc gang tay. Bàn tay thì thiết yếu, không thể thay thế được, còn tiền bạc thì chỉ hữu ích trong thời điểm nào đó thôi. Cách lập luận kết hợp thao tác so sánh và bình luận như vậy có tác động rất lớn tới nhận thức của con người về tầm quan trọng của tình bạn.

Nói tóm lại, dù có vị trí, vai trò khác nhau trong mỗi thao tác lập luận nhưng thao tác lập luận so sánh luôn gắn liền, song hành cùng với thao các thao tác đó. Từ đó ta khẳng định, giữa các thao tác lập luận luôn có sự giao thoa, đan xen với nhau, đôi khi không thể tách bạch chúng ra được.

Trong chương trình Làm văn truyền thống, người ta thường căn cứ vào các thao tác lập luận chủ yếu để chia ra cá kiểu bài: phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận… Gọi là kiểu bài phân tích, chứng minh, giải thích, bình luận có nghĩa là gọi theo thao tác chính được sử dụng trong bài nghị luận. Nhưng trong thực tế tạo lập văn bản nghị luận không thể chỉ sử dụng một thao tác thuần tuý hoặc chứng minh, hoặc giải thích, hoặc so sánh, hoặc bình luận… mà phải có sự kết hợp nhiều thao tác với nhau. Thao tác lập luận so sánh chỉ là một trong số những thao tác được sử dụng trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận, không nên coi đây là một kiểu bài làm văn so sánh.

Chương 2

RÈN LUYỆN THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP VÀ TÍCH CỰC

Một phần của tài liệu Rèn luyện thao tác lập luận so sánh cho học sinh lớp 11 theo quan điểm tích hợp và tích cực.pdf (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)