Về địa bàn thực nghiệm

Một phần của tài liệu Rèn luyện thao tác lập luận so sánh cho học sinh lớp 11 theo quan điểm tích hợp và tích cực.pdf (Trang 60 - 61)

6. Bố cục của luận văn

3.2.3.Về địa bàn thực nghiệm

Để thuận lợi cho việc đánh giá thực nghiệm, chúng tôi tổ chức quá trình thực nghiệm ở tỉnh Quảng Ninh. Đây là một tỉnh miền núi phía Đông Bắc của Tổ quốc. Địa bàn chúng tôi thực nghiệm là hai trường: một trường thuộc trung tâm thành phố Hạ Long- trường THPT Vũ Văn Hiếu, một trường thuộc miền núi của thị xã Cẩm Phả- trường THPT Cửa Ông. Đây là hai địa bàn có cư dân tương đối đồng đều và mức độ nhận thức của học sinh có sự chênh lệch.

3.2.4.Về kế hoạch thực nghiệm

Thời gian thực nghiệm sẽ được tiến hành ngay trong học kì một năm học 2008- 2009 theo phân phối chương trình (của Bộ giáo giáo dục đào tào), tiết thứ 32, 43, 44. Chúng tôi tập trung đánh giá thực nghiệm cho đối tượng lớp 11 với một bài ở ba tiết:

- Thao tác lập luận so sánh- Tiết 32.

- Luyện tập thao tác lập luận so sánh - Tiết 43.

- Luyện tập vận dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích và so sánh- Tiết 44.

Để đảm bảo quy chế chuyên môn và tiến độ chương trình, các giờ thực nghiệm được tiến hành đúng nội dung và chương trình học do Bộ giáo dục và đào tạo quy định. Chúng tôi quan sát, dự giờ và tổ chức đánh giá thực nghiệm.

Trong qúa trình tổ chức thực nghiệm, chúng tôi xác định những nội dung cần hoàn thành trong quá trình thực nghiệm gồm:

- Bài thực nghiệm: 03 - Số tiết thực nghiệm: 03 - Số học sinh tham gia: 85 - Số bài kiểm tra: 01 - Số phiếu điều tra: 03

Sau đợt thực nghiệm, chúng tôi thu thập toàn bộ các thông tin và kết quả thực nghiệm, thống kê, xử lí các kết quả đã thu được từ thực nghiệm trên các phương diện định tính và định lượng.

Một phần của tài liệu Rèn luyện thao tác lập luận so sánh cho học sinh lớp 11 theo quan điểm tích hợp và tích cực.pdf (Trang 60 - 61)