1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Năng lực nhận biết và sử dụng cảm xúc trong học tập của sinh viên trường trung cấp Kinh tế Tài chính Hà Nội

124 871 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 1,66 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---o0o--- NGUYỄN THỊ HƯỜNG NĂNG LỰC NHẬN BIẾT VÀ SỬ DỤNG CẢM XÚC TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-o0o -

NGUYỄN THỊ HƯỜNG

NĂNG LỰC NHẬN BIẾT VÀ SỬ DỤNG CẢM XÚC TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP

KINH TẾ TÀI CHÍNH HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Hà Nội - 2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-o0o -

NGUYỄN THỊ HƯỜNG

NĂNG LỰC NHẬN BIẾT VÀ SỬ DỤNG CẢM XÚC TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP

KINH TẾ TÀI CHÍNH HÀ NỘI

Chuyên ngành: Tâm lý học

Mã số: 60 31 04 01 Luận văn Thạc sĩ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Thụ

Hà Nội – 2013

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hường

Trang 4

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Tâm lý học và toàn thể các bạn, đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Cuối cùng với tất cả tấm lòng mình, tôi biết ơn gia đình đã luôn ở bên động viên, chia sẻ, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành luận văn và công việc của mình trong những năm học tập và công tác vừa qua

Hà Nội, tháng 12 năm 2013

Học viên

Nguyễn Thị Hường

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC NHẬN BIẾT VÀ SỬ DỤNG CẢM XÚC……… 5

1.1 Tổng quan nghiên cứu năng lực nhận biết và sử dụng cảm xúc 5

1.1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 5

1.1.2 Các công trình nghiên cứu năng lực nhận biết và sử dụng cảm xúc ở Việt Nam 8

1.2 Lý luận về năng lực nhận biết và sử dụng cảm xúc 10

1.2.1 Khái niệm năng lực 10

1.2.2 Khái niệm cảm xúc 13

1.2.3 Khái niệm năng lực nhân biết cảm xúc 18

1.2.4 Khái niệm năng lực sử dụng cảm xúc .20

1.2.5 Mối quan hệ giữa năng lực nhận biết và sử dụng cảm xúc với các năng lực khác 21

1.3 Lý luận về năng lực nhận biết và sử dụng cảm xúc trong học tập của sinh viên trường Trung cấp Kinh tế Tài chính Hà Nội 22

1.3.1 Sinh viên trường Trung cấp chuyên nghiệp 22

1.3.2 Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên trường Trung cấp Kinh tế Tài chính Hà Nội 23

1.3.3 Đặc điểm tâm lý của sinh viên trường Trung cấp Kinh tế Tài chính Hà Nội…… 26

1.3.4 Hoạt động học tập của sinh viên trường Trung cấp Kinh tế Tài chính Hà Nội 29

1.3.5 Năng lực nhận biết và sử dụng cảm xúc trong học tập của sinh viên trường Trung cấp Kinh tế Tài chính Hà Nội 32

1.4 Các mặt biểu hiện của năng lực nhận biết và sử dụng cảm xúc trong học tập của sinh viên trường Trung cấp Kinh tế Tài chính Hà Nội………… 35

1.4.1 Biểu hiện của năng lực nhận biết cảm xúc trong học tập của sinh viên trường Trung cấp Kinh tế Tài chính Hà Nội 35

Trang 6

1.4.2 Biểu hiện năng lực sử dụng cảm xúc trong học tập của sinh viên trường Trung

cấp Kinh tế Tài chính Hà Nội……… 37 1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực nhận biết và sử dụng cảm xúc trong học tập của sinh viên trường Trung cấp Kinh tế Tài chính Hà Nội……… 39

1.5.1 Nhóm các yếu tố khách quan ……… 40

1.5.2 Nhóm các yếu tố chủ quan……… 42

Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………….….… 45 2.1 Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu……… 45

2.2 Tổ chức và phương pháp nghiên cứu ……… 46

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN……… 55

3.1.Thực trạng nhận thức của sinh viên về vai trò của năng lực nhận biết và sử dụng cảm xúc trong học tập……… ……… 55 3.2 Thực trạng năng lực nhận biết và sử dụng cảm xúc của sinh viên trong học

tập 57

3.2.1 Thực trạng mức độ năng lực nhận biết và sử dụng cảm xúc của sinh viên qua trắc nghiệm MSCEIT 57 3.2.2 Thực trạng mức độ năng lực nhận biết và sử dụng cảm xúc trong học tập của sinh viên qua “Bài tập đo nghiêm”… 58 3.2.3 Thực trạng mức độ năng lực nhận biết và sử dụng cảm xúc trong học tập của sinh viên dựa trên tự đánh giá và đánh giá từ những người khác… 65

3.3.Tương quan giữa năng lực nhận biết cảm xúc và năng lực sử dụng cảm xúc

trong học tập của sinh viên ……… 73

3.4 Các yếu tố ảnh hưởng năng lực nhận biết và sử dụng cảm xúc của sinh viên 73 3.5 Nghiên cứu trường hợp điển hình về năng lực nhận biết và sử dụng cảm xúc của sinh viên 79 3.6 Các biện pháp nâng cao năng lực nhận biết và sử dụng cảm xúc trong học

tập của sinh viên 84

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

NLNBCX:

NLSDCX:

SDCX:

Năng lực Năng lực nhận biết cảm xúc Năng lực sử dụng cảm xúc

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

2 3.1 Thực trạng mức nhận thức của sinh viên về NLNBCX và NLSDCX trong học tập của sinh viên 55

3 3.2 Thực trạng mức độ NLNBCX và NLSDCX của sinh viên trong học tập qua “ Bài tập đo nghiệm” 58

4 3.3 Mức độ biểu hiện NLNBCX và NLSDCX qua TĐG của sinh viên 65

5 3.4 So sánh kết quả ĐGKQ và TĐG về mức độ biểu hiện NLNBCX và NLSDCX trong học tập của sinh viên 70

6 3.5 So sánh NLNBCX và NLSDCX giữa các nhóm sinh viên theo độ tuổi 71

7 3.6 So sánh NLNBCX và NLSDCX giữa các nhóm sinh viên theo khóa học 72

8 3.7 So sánh NLNBCX và NLSDCX giữa các nhóm sinh viên theo giới tính 72

9 3.8 Tương quan giữa NLNBCX và NLSDCX trong học tập của sinh viên 73

10 3.9 Ảnh hưởng của NLNBCX và NLSDCX đối với sinh viên trường Trung cấp Kinh tế Tài chính Hà Nội 74

11 3.10 Thực trạng mức độ NLNBCX và NLSDCX của sinh viên qua thang đo MSCEIT 57

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

1 3.1 Nhận thức của sinh viên trường Trung cấp Kinh tế Tài chính

Hà Nội về vai trò của NLNBCX và NLSDCX trong học tập 56

2 3.2 TĐG của sinh viên về mức độ biểu hiện NLNBCX trong

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Năng lực nhâ ̣n biết và sử du ̣ng cảm xúc chính là một phần trong trí tuệ cảm xúc của các cá nhân , đây là vấn đề được nghiên cứu khoảng từ năm 1990 đến nay tuy nhiên nó đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người bởi vì trí tuê ̣ cảm xúc

là một dạng trí tuệ của con người và là một thành tố quan trọng của nhân cách Có mối quan hê ̣ chă ̣t chẽ giữa trí tuệ cảm xúc và sự thành công trong học tập , trong hoạt động nghề nghiệp của cá nhân Đối với tuổi trẻ , trí tuệ cảm xúc phần nào hạn chế sự thô ba ̣o , hung hãn , cải thiện khả năng học t ập Đối với những người làm viê ̣c, trí tuệ cảm xúc tốt sẽ tạo ra ở họ tinh thần đồng đội , tinh thần hợp tác và giúp nhau ho ̣c hỏi làm thế nào để làm viê ̣c có hiê ̣u quả hơn [5]

Thực tiễn những năm gần đây cho thấy sinh v iên các trường đa ̣i ho ̣c , cao đẳng và trung cấp chuyên nghiê ̣p có nhiều biểu hiê ̣n chưa tốt về khả năng nhâ ̣n biết

và sử dụng cảm xúc của bản thân , hay nói cách khác khả năng nhâ ̣n biết và sử du ̣ng cảm xúc của sinh viên còn hạ n chế, điều đó dẫn đến viê ̣c ho ̣c tâ ̣p của các em bi ̣ ảnh hưởng

Khả năng nhận biết và sử dụng cảm xúc của sinh viên còn hạn chế điều này dẫn đến trong mo ̣i hoa ̣t đô ̣ng của các em chưa thực sự có kết quả tốt Ở một số sinh viên khả năng này thể hiê ̣n khá tốt nhưng rất đáng tiếc đây không phải là số đông Phần nhiều sinh viên chưa sử du ̣ng được cảm xúc của mình để thúc đẩy hỗ trợ tư duy, giúp cho hoạt động của bản thân nói chung và hoạt động ho ̣c tâ ̣p nói riêng

Trong rất nhiều các đề tài nghiên cứu về ho ̣c sinh – sinh viên về trí tuê ̣ cảm xúc nói chung đã đề cập đến bốn nội dung cơ bản của nó:

- Năng lực nhâ ̣n biết các cảm xúc

- Năng lực sử du ̣ng các cảm xúc để hỗ trợ, thúc đẩy tư duy

- Năng lực hiểu các cảm xúc và các quy luật của cảm xúc

- Năng lực quản lí các cảm xúc

Bốn nhánh năng lực trên được phân chia theo mô hình trí tuê ̣ cảm xúc thuần năng lực năm 1997 của P Salovey và Mayer (EI 1997) Tuy nhiên chưa có nghiên cứu

Trang 11

nào đề cập đến đối tượng là sinh viên trung cấp , cũng chưa có nội dung nào đi sâu tìm hiểu ảnh hưởng của nó đến học tập

Xuất phát từ thực tế là giáo viên đang giảng da ̣y t ại trường trung cấp chuyên nghiê ̣p, nhâ ̣n thấy sinh viên trường Trung cấp Kinh tế Tài chính Hà Nội hiê ̣n nay

gă ̣p nhiều vấn đề khó khăn trong ho ̣c tâ ̣p do chưa nhâ ̣n biết và sử du ̣ng cảm xúc mô ̣t cách hợp lý Do vâ ̣y nếu giúp sinh viên nâng cao năng lực nhâ ̣n biết và sử du ̣ng cảm xúc trong học tập điều đó sẽ cải thiện tình hình học tập của các em theo chiều

hướng tích cực, để các em có kết quả học tập khả quan hơn

Xuất phát từ thực tế đó , chúng tôi chọn đề tài : “Năng lực nhận biết và sử dụng cảm xúc trong học tập của sinh viên trường Trung cấp Kinh tế Tài chính

Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ

2 Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu lý luận và thực trạng năng lực nhận biết và sử dụng cảm xúc trong học tập của sinh viên trường Trung cấp Kinh tế Tài chính Hà Nội Chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng tới năng lực nhâ ̣n biết và sử du ̣ng cảm xúc của sinh viên Đồng thời đưa ra những biện pháp phát triển năng lực nhâ ̣n biết và sử du ̣ng cảm xúc

của sinh viên

3 Đối tƣợng nghiên cứu:

Năng lực nhận biết và sử dụng cảm xúc trong học tập của sinh viên trường TCCN

4 Khách thể nghiên cứu:

- 150 sinh viên trường Trung cấp Kinh tế Tài chính Hà Nội

- 10 giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại trường

- 3 cán bộ quản lí của trường

5 Giả thuyết nghiên cứu:

Năng lực nhận biết và sử dụng cảm xúc của sinh viên trường Trung cấp Kinh

tế Tài chính Hà Nội ở mức độ trung bình và chịu ảnh hưởng của một số yếu tố chủ quan như: Mục tiêu, nô ̣i dung, chương trình ho ̣c; Một số nhân tố chủ quan như: Yếu

tố cá nhân (khí chất ), nhận thức, nhu cầu, động cơ ; Có tương quan thuận giữa

Trang 12

năng lực nhận biết cảm xúc và năng lực sử dụng cảm xúc trong học tập của sinh

viên

6 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu lý luận

Đo ̣c, phân tích các công trình nghiên cứu về năng lực nhâ ̣n biết và năng lực sử du ̣ng cảm xúc nhằm xây dựng cơ sở lý luâ ̣n cho đề tài và định hướng nghiên cứu thực tiễn

- Nghiên cứu thực tiễn

+ Tìm hiểu thực trạng năng lực nhận biết và sử dụng cảm xúc trong học tập của sinh viên

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực nhận biết và sử dụng cảm xúc của sinh viên

+ Đưa ra một số biện pháp tâm lý giáo dục nhằm nâng cao năng lực nhận biết

và sử dụng cảm xúc của sinh viên

7 Giới hạn nghiên cứu:

7.1 Giới hạn địa bàn nghiên cứu

Trường Trung cấp Kinh tế Tài chính Hà Nội

7.2 Giới hạn nội dung nghiên cứu

Năng lực nhận biết và sử dụng cảm xúc trong học tập của sinh viên trường Trung cấp Kinh tế Tài chính Hà Nội

8 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng các biện pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp phân tích tài liệu, văn bản: Được sử dụng để thu thập thông

tin và hệ thống hóa các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Được sử dụng để tìm hiểu về biểu

hiện thực tế năng lực nhận biết và sử dụng cảm xúc của sinh viên trong học tập, đo lường mức độ đánh giá khách quan về năng lực nhận biết và sử dụng cảm xúc, tìm hiểu nhận thức của sinh viên về vai trò của năng lực nhận biết và sử dụng cảm xúc, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực nhận biết và sử dụng cảm xúc trong học

tập của sinh viên

Trang 13

- Phương pháp quan sát: Được sử dụng để thu thập thông tin về hành vi biểu

hiện năng lực nhận biết và sử dụng cảm xúc của sinh viên, đặc biệt là các sinh viên được lựa chọn để nghiên cứu trường hợp

- Phương pháp trắc nghiệm (test): Được sử dụng để đo lường thực trạng

năng lực nhận biết và sử dụng cảm xúc của sinh viên, đánh giá năng lực NBCX và SDCX của sinh viên

- Phương pháp bài tập đo nghiệm: Được sử dụng để đo lường thực trạng

NLNBCX và NLSDCX trong học tập của sinh viên

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Được sử dụng để tìm hiểu về đặc điểm hoạt

động giao tiếp của sinh viên, thu thập thông tin về thực trạng NLNBCX và NLSDCX của sinh viên trong học tập, bổ sung cho các phương pháp khác

- Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học: Được sử

dụng để xử lý số liệu thu được từ các phương pháp khác, phát hiện các mối tương quan, các khác biệt có ý nghĩa về thống kê

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình: Được sử dụng để kiểm

chứng cụ thể xem các kết quả của phương pháp trắc nghiệm, bài tập đo nghiệm có phù hợp thực tế hay không ( qua phân tích chân dung tâm lý về NLNBCX và NLSDCX của một số sinh viên có năng lực nhận biết và sử dụng cảm xúc cao hoặc thấp)

Việc thiết kế và sử dụng các phương pháp sẽ được đề cập ở chương 2

Trang 14

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NĂNG LỰC NHẬN BIẾT VÀ SỬ DỤNG CẢM XÚC 1.1 Tổng quan nghiên cứu năng lực nhâ ̣n biết và sử du ̣ng cảm xúc

1.1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Năng lực là vấn đề được nhiều tác giả nước ngoài nghiên cứu Năng lực trở thành đối tượng chuyên sâu của nhiều lĩnh vực khoa học từ thế kỷ XIX, đặc biệt là tâm lý học Tiêu biểu là các công trình của F.Ganton: Năng lực có những biểu hiện như tính nhạy bén, chắc chắn, sâu sắc và dễ dàng trong quá trình lĩnh hội một hành động mới nào đó Người có năng lực là người đạt hiệu suất và chất lượng hoạt động cao trong điều kiện, hoàn cảnh như nhau Việc hình thành năng lực phụ thuộc vào lứa tuổi Năng lực gồm có năng lực chung, năng lực riêng Đóng góp nhiều cho nghiên cứu năng lực là các nhà tâm lý học Xô Viết như: B.M Chepôv, X.L Rubinstêin, A.N Lêônchiev, A.G Coovalliiôv Năng lực cảm xúc là một loại năng lực về cảm xúc của con người, đó là năng lực trí tuệ cảm xúc

Năng lực nhâ ̣n biết và sử du ̣ng cảm xúc là hai nhánh trong trí tuê ̣ cảm xúc Như vâ ̣y khi nghiên cứu trí tuê ̣ cảm xúc đã bao hàm cả hai năng lực này Điểm qua các công tr ình nghiên cứu ở nước ngoài về năng lực nhận biết và sử dụng cảm xúc đồng nghĩa với việc chúng ta ghi nhâ ̣n những công trình nghiên cứu liên quan đến trí tuệ cảm xúc

E.L Thorndike (1930, ĐH Colombia Mỹ) là người đầu tiên nhận dạng trí tuệ cảm xúc là trí tuệ xã hội Đó là một dạng năng lực mà sự có mặt của nó rất phong phú nhưng cũng được tiêu chuẩn hóa một cách chính thức ở phòng thí nghiệm E.L Thorndike đề nghị một số phương pháp đánh giá trí tuệ trong phòng thí nghiệm nhưng đó là một quá trình đơn giản: làm cho có sự phù hợp giữa những bức tranh

có những khuôn mặt biểu lộ những cảm xúc khác nhau với việc nhận biết, mô tả đúng những cảm xúc đó

Sau đó các nhà Khoa học Mỹ như Robert Thorndike và Saul Stern (1937), nhận diện được ba khu vực khác kề cận với trí tuệ xã hội có liên quan đó là: thái độ của cá nhân đối với xã hội, sự hiểu biết xã hội, mức độ điều chỉnh xã hội của cá nhân Robert Thorndike và Stern nhận thấy trí tuệ xã hội là một phức hợp gồm các

Trang 15

năng lực khác nhau hoặc một phức hợp của một số lớn các thói quen và thái độ xã hội cụ thể Do vậy những cố gắng đo lường năng lực ứng xử với mọi người gặp nhiều khó khăn

Howard Gardner (1983), cho rằng trí tuê ̣ về bản thân và trí tuê ̣ về người khác đều rất quan tr ọng Những công viê ̣c cần đến sự liên kết , hợp tác thì khó có thể có đươ ̣c những thành công nếu năng lực trí tuê ̣ về con người chỉ đa ̣t mức thấp , và năng lực trí tuê ̣ nói chung đó không thể không nhắc đến năng lực nhâ ̣n biế t và sử du ̣ng cảm xúc nói riêng

Reuven Bar-On (1985) cũng đã có các nghiên cứu sâu thêm về trí tuệ cảm xúc Bar – On cho rằng “EI là một loạt các năng lực phi nhận thức, là năng lực cảm xúc, cá nhân, liên cá nhân, các kỹ năng ảnh hưởng tới thành công trong việc ứng phó với đòi hỏi và áp lực của môi trường‟‟ (Bar – On, 1997) Reuven Bar-On cũng

đă ̣c biê ̣t quan tâm đến khía ca ̣nh những diễn biến cảm xúc ở con người Cảm xúc chi phối rất ma ̣nh đến hành vi của chúng ta Vì vậy nhận b iết cảm xúc là rất quan trọng để có những hành vi thông minh Ông là người đầu tiên đưa ra thuâ ̣t ngữ chỉ số EQ (Emotional Intelligent Quotient ) trong luâ ̣n án tiến sĩ của Ông (1985), ông nêu ra mô hình 5 yếu tố liên quan đến TTCX g iúp cá nhân có khả năng thành công hơn những người khác, bao gồm: năng lực nhâ ̣n diê ̣n và làm chủ cảm xúc của mình , năng lực nhâ ̣n diên và điều khiển cảm xúc của người khác , năng lực thích ứng, kiểm soát strees và tâm trạng chung [10]

Năm 1990, hai nhà tâm lý học Peter Salovey (Đại học Yale, Mỹ) và John Mayer (Đại học Hampshire, Mỹ) đã có công bố kết quả nghiên cứu về yếu tố trí tuệ mới đó là trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence) và chỉ số của nó là EQ Hai tác giả này đã đưa ra một mô hình nhấn mạnh đến mặt nhận thức Mô hình này tập trung vào những khả năng tâm trí cụ thể phục vụ việc nhận biết và tổ chức điều khiển cảm xúc Năm 1993 Peter Salovey và Jonh Mayer đã đưa ra thang đo năng lực đầu tiên (MEIS) Hai tác giả P Salovey và J.Mayer cũng đă ̣c biê ̣t quan tâm đến năng lực nhâ ̣n thức và kiểm soát CX của con người Hai tác giả này đi ̣nh nghĩa “ TTCX như là năng lực nhâ ̣n biết , bày tỏ CX , hòa CX vào ý nghĩ , hiểu và suy luâ ̣n

với CX, điều khiển, kiểm soát CX của mình và của người khác ” Hai tác giả cũng

Trang 16

nhấn ma ̣nh trong cấu trúc của TTCX có năng lực nhâ ̣n thức cảm xúc ở bản thân và

ở người khác, năng lực sử du ̣ng cảm xúc để thúc đẩy tư duy Họ cũng dẫn ra nh iều cứ liê ̣u cho thấy những năng lực nhằm đáp ứng với đòi hỏi luôn luôn thay đổi của hoàn cảnh có liên quan chặt chẽ với TTCX

Năm 1995, Daniel Goleman (Đại học Haward, Mỹ) trong các tác phẩm của mình Ông cũng đề cập đến các năng lực cảm xúc như : năng lực hiểu về cảm xúc của mình, năng lực quản lí cảm xúc, năng lực nhâ ̣n biết cảm xúc ở người khác

Các nghiên cứu ứng dụng về TTCX ngày càng phong phú ở nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau ( giáo dục, sản xuất kinh doanh , quản lí, ) nhưng về góc đô ̣

lý thuyết thì có ba đại diện tiêu biểu cho nghiên cứu TTCX Trong đó các tác giả đề

câ ̣p đến năng lực nhâ ̣n biết và sử du ̣ng cảm xúc cu ̣ thể như sau:

(1) Rewen Bar-on: đưa ra mô hình TTCX kiểu hỗn hợp bằng cách hòa trô ̣n

vào TTCX những đặc tính phi năng lực Cảm xúc chi phối rất mạnh đến hành vi và quan hê ̣ xã hô ̣i của cá nhân Bar-On nêu ra mô hình 5 yếu tố liên quan đến TTCX giúp cá nh ân có khả năng thành công hơn người khác , trong đó nhấn ma ̣nh đến

năng lực nhận diê ̣n và làm chủ cảm xúc của mình, năng lực nhận diê ̣n và điều chỉnh cảm xúc của người khác

(2) Daniel Goleman: đề xuất lý thuyết thực hiện h iê ̣u quả công viê ̣c , đưa ra

mô hình TTCX kiểu hỗn hợp gồm các năng lực tâm lý và các phẩm chất nhân cách Trong lý thuyết của mình , Daniel Goleman đã chỉ ra khu vực chủ yếu của các kỹ năng và quan tâm đến khả năng nhâ ̣n diê ̣n c ảm xúc của mình , nhâ ̣n diê ̣n được cảm xúc của người khác Từ đó điều khiển, sử du ̣ng cảm xúc phu ̣c vu ̣ mu ̣c đích phù hợp

(3) J Mayer và P Salovey: giới ha ̣n TTCX vào khái niê ̣m năng lực tâm lý

và tách TTCX ra khỏi những nét tích cực quan tro ̣ng của nhân cách Mô hình TTCX

mà hai ông đưa ra là mô hình thuần năng lực , chú ý đến bản chất cốt lõi của khái niê ̣m TTCX là sự tương tác giữa cảm xúc và ý nghĩ , là năng lực nhận thức về các cảm xúc và sử dụng vốn hiểu biết về cảm xúc để điều khiển cảm xúc mô ̣t cách có tính toán nhằm đạt được các mục đích mong muốn , giúp chủ thể thích ứng tốt hơn với tình huống cuô ̣c sống, duy trì và phát triển các quan hê ̣ xã hô ̣i

Trang 17

Qua nghiên cứu của các tác giả nêu trên, chúng tôi thấy năng lực cảm xúc là năng lực tâm lý và liên quan đến phẩm chất nhân cách Năng lực cảm xúc của con người được thể hiện ở nhiều cấp độ từ NL nhận biết cảm xúc, NL sử dụng cảm xúc,

NL hiểu cảm xúc và NL quản lý cảm xúc Trong những công việc, hoàn cảnh cụ thể, NL cảm xúc có sự thể hiện khác nhau Có nhiều hướng nghiên cứu, nhiều mô hình nghiên cứu năng lực cảm xúc Theo mô hình thuần năng lực thì năng lực cảm xúc thể hiện ở năng lực nhận thức cảm xúc ở bản thân và ở người khác, NL sử dụng cảm xúc thúc đẩy tư duy

1.1.2 Các công trình nghiên cứu năng lực nhận biết và sử dụng cảm xúc

ở Việt Nam

Ở Việt Nam, thuật ngữ “Trí tuệ cảm xúc‟‟ được chính thức đề cập đến vào năm 1997 tại một hội thảo của các nhà nghiên cứu thuộc chương trình khoa học xã hội cấp nhà nước KX – 07 do Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm Ông đã đề nghi ̣ các nhà Tâm lý học Việt Nam khởi xướng nghiên cứu vấn đề TTCX ở Việt Nam trên cả bình diện lý luận và thự c tiễn Mô ̣t số nhà khoa ho ̣c đầu tiên ở Viê ̣t Nam bắt đầu đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luâ ̣n của TTCX như : Lê Đức Phúc , Trần Tro ̣ng Thủy , Nguyễn Huy Tú , Nguyễn Công Khanh , Nguyễn Quang Uẩn Sau đó một thời gian trong Tạp chí Tâm lý học thuộc Viện khoa học Xã hội và Nhân văn, số 6 tháng 12 năm 2000 có bài viết của của Nguyễn Huy Tú với tiêu đề: Trí tuệ cảm xúc – bản chất và phương pháp chuẩn đoán

Trong khuôn khổ chương trình khoa học cấp nhà nước KX – 05 chu kỳ 2001 – 2005 do Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm đã xác định trí tuệ cảm xúc gồm ba thành

tố trí tuệ (trí thông minh, trí sáng tạo, và trí cảm xúc) Các nhà nghiên cứu như Trần Trọng Thủy, Lê Đức Phúc, Nguyễn Huy Tú, Nguyễn Công Khanh đã hoàn thành việc thích ứng bộ công cụ MSCEIT và sử dụng đo lường trí tuệ cảm xúc cho các nhóm khách thể học sinh phổ thông, sinh viên, người lao động trẻ Việt Nam

Luận án tiến sĩ tâm lý học do Nguyễn Thị Dung thực hiện (2008): Trí tuệ cảm xúc của giáo viên chủ nhiệm lớp trường trung học cơ sở, đã khẳng định vai trò của trí tuệ cảm xúc đối với hoạt động chủ nhiệm lớp, trong đó đánh giá cao vai trò của năng lực nhận biết và sử dụng cảm xúc trong hoạt động chủ nhiệm lớp, đồng

Trang 18

thời đưa ra một số biện pháp nâng cao năng lực cảm xúc của giáo viên chủ nhiệm lớp

Luận án tiến sĩ của Dương Thị Hoàng Yến nghiên cứu “Trí tuệ cảm xúc của giáo viên tiểu học‟‟ (2010) Kết quả nghiên cứu cho thấy giáo viên tiểu học có năng lực hiểu xúc cảm của học sinh, cha mẹ học sinh nhưng năng lực xem xét các vấn đề

đa chiều, năng lực sử dụng xúc cảm để thúc đẩy tư duy học sinh, năng lực quản lý xúc cảm bản thân, quản lý xúc cảm người khác còn hạn chế

Luận án tiến sĩ của Phan Trọng Nam (2012) chỉ ra thực trạng trí tuệ cảm xúc của sinh viên Đại học sư phạm Đồng Tháp chưa cao, trong đó năng lực nhận biết cảm xúc đạt mức cao nhất, còn các nhánh năng lực cảm xúc khác ở mức độ thấp Luận án cũng chỉ ra qui trình nâng cao trí tuệ cảm xúc của sinh viên theo trình tự

Luâ ̣n án tiến sĩ của Nguyễn Thị Thanh Tâm (2012) nghiên cứu “Trí tu ệ cảm xúc của cán bộ chủ chốt cấp cở sở trong giao tiếp công vụ‟‟ Trong luâ ̣n án cũng chỉ

ra rằng năng lực nhâ ̣n biết và sử du ̣ng cảm xúc của cán bô ̣ chủ chốt cấp cơ sở trong giao tiếp công vu ̣ thuô ̣c mức trung bình Về năng lực nhâ ̣n biết cảm xúc các bô ̣ chủ chốt cấp cơ sở thể hiê ̣n tốt khả năng nhâ ̣n biết CX dương tính ở cường đô ̣ ma ̣nh , nhưng còn ha ̣n chế khả năng nhâ ̣n biết CX âm tính ở cường đô ̣ vừa phải Về năng lực sử du ̣ng CX trong giao t iếp công vu ̣ đã thể hiê ̣n khá tốt khả năng lựa cho ̣n sử dụng CX thích hợp để g iải quyết vấn đề thực tiễn , tuy nhiên ho ̣ chưa thể hiê ̣n tốt khả năng sử dụng CX để bày tỏ đồng cảm với người khác khi có hoàn cảnh khó khăn

Điểm lại các đề tài nghiên cứu về năng lực cảm xúc ở trên cho thấy c hưa có

đề tài nào nghiên cứu đối tượng sinh viên trung cấp chuyên nghiệp , chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu năng lực cảm xúc ở hai phương diện : nhâ ̣n biết và sử dụng cảm xúc của sinh viên trong học tập Từ thực tế đó tôi ma ̣nh da ̣n đi sâu tìm hiểu nô ̣i dung này với mong muốn từ tìm hiểu thực tra ̣ng , thấy được những ha ̣n chế để đưa

ra biê ̣n pháp tác đô ̣ng nhằm nâng cao năng lực nhâ ̣n bi ết và sử dụng cảm xúc của sinh viên trong ho ̣c tâ ̣p Giúp sinh viên góp phần nâng cao thành tích học tập của bản thân cũng như phục vụ công việc sau này

Trang 19

1.2 Lý luận về năng lƣ̣c nhâ ̣n biết và sƣ̉ du ̣ng cảm xúc của sinh viên 1.2.1 Khái niệm năng lƣ̣c

a Đi ̣nh nghĩa

Năng lực là mô ̣t khái niê ̣m cơ bản của tâm lý ho ̣c Để tìm hiểu về năng lực nhâ ̣n biết và sử du ̣ng cảm xúc của sinh viên trước hết cần có mô ̣t quan niê ̣m đúng đắn về năng lực con ng ười và sự hình thành , phát triển nó Dù theo quan niệm trường phái tâm lý nào năng lực cũng được coi là mô ̣t thành tố ta ̣o nên nhân cách

Theo các nhà tâm lý ho ̣c Đức năng lực là một phức hợp những phẩm chất của quá

trình hoạt động tâm lý được củng cố tương đối bền vững và ít nhiều khái quát của nhân cách, giúp con người đáp ứng được ở mức độ này hay mức độ khác đối với một hoạt động nhất đi ̣nh Năng lực với các thành tố của nó là tri thức, kỹ năng, kỹ

xảo, thói quen, tình cảm, ý chí và các thuộc tính tâm lý khác giúp con người tạo nên thành tích của hoạt động Trong quá trình hoa ̣t đô ̣ng , các đặc tính chất lượng của quá trình tâm lý như nhận thứ c, xúc cảm, ý chí về công việc sẽ dần dần được

đi ̣nh hình, củng cố và kết tinh thành năng lực con người

Trong chuyên khảo“Tâm lý ho ̣c năng lực – mô ̣t cơ sở lí luâ ̣n của đào ta ̣o ho ̣c

sinh năng khiếu‟‟, tác giả Phạm Minh Ha ̣c đã khẳng đi ̣nh “Năng lực chính là một tổ

hợp đặc điểm tâm lý của một con người (còn gọi là tổ hợp thuộc tính tâm lý của một nhân cách ), tổ hợp đặc điểm này vận hành theo mục đích , tạo ra kết quả của một hoạt động nào đấy’‟ Ông còn khẳng đi ̣nh rằng, năng lực là những đă ̣c điểm tâm

lý cá biệt tạo thành điều kiện quy định tốc độ, chiều sâu, cường đô ̣ của viê ̣c tác đô ̣ng của con người vào đối tượng lao động, nghĩa là quy định chất lươ ̣ng của hoa ̣t đô ̣ng

A.V.Petrovski đi ̣nh nghĩa : “Năng lực là những đặc điểm tâm lý của con

người, xác định đối với sự tiếp nhận tri thức , kỹ năng , kỹ xảo Nhưng năng lực không phải là tri thức , kỹ năng, kỹ xảo’’ Năng lực chỉ bộc lộ trong hoạt động mà

nếu không có hoa ̣t đô ̣ng ấy thì năng lực không thể hiê ̣n Năng lực chính là những

đă ̣c điểm tâm lý cá nhân của nhân cách, nó là điều kiện của kết quả hoạt động

Theo tâm lý học đại cương ( Nguyễn Quang Uẩn chủ biên)

Năng lực là tổ hợp những thuộc tính tâm lý độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả

Trang 20

Từ những quan niê ̣m của các nhà tâm lý ho ̣c nước ngoài và Viê ̣t Nam chúng

tôi cho rằng : Năng lực là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của cá nhân đặc biệt là

kiến thức, kỹ năng phù hợp với yêu cầu của hoạt động nhất định đảm bảo cho hoạt động có kết quả

b Phân loại năng lực

Năng lực con người được phân chia th ành những loại hình năng lực khác nhau

Xét về nguồn gốc , có thể chia năng lực thành hai loại : năng lực tự nhiên (natural ability ) đươ ̣c nảy sinh trên cơ sở bẩm sinh di truyền , không phải do giáo dục tạo thành và năng lực tự tạo, hoă ̣c năng lực được đào ta ̣o (trained ability) được hình thành trong quá trình hoạt động xã hội, đươ ̣c giáo du ̣c mô ̣t cách có kế hoa ̣ch theo chương trình của xã hội hoặc bản thân

Xét về đối tượng hay lĩnh vực hoạt động thì năng lực được chia thành năng

lực chung hay năng lực trí tuê ̣ , năng lực tinh thần (general ability) là năng lực cần

thiết cho nhiều lĩnh vực hoa ̣t đô ̣ng khác nhau ( như khả năng quan sát , ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng, ngôn ngữ ) Đó là những điều kiê ̣n cần thiết để giúp cho hoa ̣t

đô ̣ng đa ̣t kết quả tốt Năng lực chuyên biê ̣t (special ablity) hay năng lực riêng , năng

lực chuyên môn là sự thể hiện độc đáo các phẩm chất riêng biệt, có tính chuyên môn, nhằm đáp ứng yêu cầu của một hoạt động chuyên biệt có kết quả cao chẳng hạn như: năng lực nghê ̣ thuâ ̣t, năng lực hô ̣i ho ̣a, năng lực âm nha ̣c v.v

Mỗi da ̣ng năng lực này la ̣i được chia thành hai da ̣ng : năng lực cơ sở và năng lực phức hợp

- Năng lực chung cơ sở : Là những năng lực có ở tất cả mọi người nhưng ở các mức độ khác nhau , chúng gồm các dạng như : năng lực cảm giác , năng lực tri giác, năng lực ghi nhớ, năng lực tư duy, năng lực tưởng tượng

- Năng lực chung p hức hợp: Là năng lực đối với các dạng hoạt động trí tuệ , hoạt động tinh thần của con người như hoạt động lãnh đạo , hoạt động khoa học – công nghê ̣, hoạt động học tập mỗi năng lực này nằm trong mô ̣t nhóm thuô ̣c tính của mô ̣t cấu trúc nhân cách phức hợp

Trang 21

- Năng lực riêng cơ sở : Là các năng lực không phải có ở tất cả mọi người , chúng thể hiện các mặt tính chất nào đó của quá trình tâm lý ví dụ : năng lực thi ̣ giác, thính giác

- Năng lực riêng phức hợp : Là các năng lực tồn tại ở các mức độ khác nhau

và không phải có ở tất cả mọi người Chúng thường là năng lực đối với mô ̣t nghề nghiê ̣p nhất đi ̣nh , mô ̣t lĩnh vực hoa ̣t đô ̣ng chuyên môn như năng lực tổ chức, năng lực sư pha ̣m

Tùy theo mức độ chất lượng hoạt động được hoàn thành mà năng lực được phân chia thành những mức đô ̣ khác nhau

c Các mức độ của năng lực

Theo tâm lý ho ̣c đa ̣i cương (Nguyễn Quang Uẩn chủ biên)

Người ta chia năng lực thành 3 mức độ sau

- Năng lực là khái niệm chung để chỉ một mức độ nhất định, biểu thị sự hoàn thành có kết quả một hoạt động nào đó Đây là mức độ nhiều người có thể đạt được

- Tài năng là mức độ năng lực cao hơn, đặc trưng ở khả năng đạt được kết quả cao trong một loại hình hoạt động, ít người có thể sánh kịp Tài năng cho phép con người đạt được những sản phẩm hoạt động độc đáo và mới mẻ, có sự hoàn chỉnh có

sự hoàn chỉnh cao và có ý nghĩa xã hội Đặc điểm của tài năng là trình độ sáng tạo cao khi thực hiện một hoạt động nào đó

- Thiên tài là mức độ cao nhất của năng lực biểu thị sự hoàn thành một cách hoàn chỉnh nhất, cao nhất, kiệt xuất nhất có một không hai trong một lĩnh vực hoạt động nào đó, tạo ra một thời đại mới trong lĩnh vực hoạt động của mình Sản phẩm của thiên tài bao giờ cũng có ý nghĩa xã hội tích cực

Ngày nay, tâm lý ho ̣c nhâ ̣n ra rằng không phải tất cả mo ̣i năng lực là do trời cho mà phần nhiều là sản phẩm của hoa ̣t đô ̣ng của con ngư ời trong hoàn cảnh nhất

đi ̣nh của li ̣ch sử loài người

Các Mác đã khẳng định rằng , năng lực vừa là tiền đề , vừa là kết quả của

phân công lao đô ̣ng C Mác và Ph Ăngghen cho rằng “Những người như Rafael có

thể phát hiê ̣n tà i năng hay không , điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào đòi hỏi của xã

Trang 22

hội, mà những đòi hỏi này lại phụ thuộc vào sự phân công lao động và phụ thuộc vào những điều kiện giáo dục, do sự phân công lao động đề ra”

Như vâ ̣y, năng lực chỉ được hình thành và phát triển trong hoa ̣t đô ̣ng của con người Khi không được tham gia vào hoa ̣t đô ̣ng thì con người không thể phát triển đươ ̣c mô ̣t năng lực cu ̣ thể nào Thông qua hoa ̣t đô ̣ng ho ̣c tâ ̣p , rèn luyê ̣n mà nhữn g năng lực khác nhau ở ho ̣c sinh, sinh viên được hình thành và phát triển

1.2.2 Khái niệm cảm xúc

a Đi ̣nh nghĩa

Hiện nay trong tâm lý học có nhiều quan điểm khác nhau về cảm xúc Dưới đây là một số quan niệm thường được đề cập đến

- Từ điển tâm lý (Nguyễn Khắc Viện chủ biên, 1991):

Cảm xúc - phản ứng rung chuyển của con người trước một kích động vật chất hoặc một sự việc gồm hai mặt:

+ Những phản ứng sinh lí do thần kinh thực vật, như tim đập nhanh, toát mồ hôi, hoặc run rẩy, rối loạn tiêu hóa

+ Phản ứng tâm lý, qua những thái độ, lời nói, hành vi và cảm giác dễ chịu, khó chịu, vui sướng, buồn khổ có tính bột phát, chủ thể kiềm chế khó khăn Lúc phản ứng chưa phân định gọi là cảm xúc, lúc phân định rõ nét gọi là cảm động, lúc biểu hiện cường độ cao gọi là cảm kích

- Từ điển Tâm lý học (Vũ Dũng chủ biên – 2000) có định nghĩa về thuật ngữ

cảm xúc như sau : “Cảm xúc – sự phản ánh tâm lý về mặt ý nghĩa sống động của

các hiện tượng và hoàn cảnh, tức mối quan hệ giữa các thuộc tính khách quan của chúng với nhu cầu của chủ thể, dưới hình thức những rung động trực tiếp”

- Nguyễn Huy Tú nhằm làm rõ sự nảy sinh xúc cảm đã định nghĩa: “Xúc cảm

con người là những rung động khác nhau của chúng ta nảy sinh do sự thỏa mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu nào đó, do sự phù hợp hay không phù hợp của các biến cố, hoàn cảnh cũng như trạng thái bên trong cơ thể với mong muốn, hứng thú, khuynh hướng, niềm tin và thói quen của chúng ta’’

Trang 23

- Trần Trọng Thủy quan niệm: “Xúc cảm là một quá trình tâm lý, biểu thị

thái độ của con người hay con vật với sự vật, hiện tượng có liên quan đến nhu cầu của cá thể đó, gắn liền với phản xạ không điều kiện, với bản năng’’

- Carroll E Izard, nhà tâm lý học Mỹ cho rằng những xúc cảm của con người, với ba yếu tố đặc trưng gồm:

+ Cảm giác được thể hiện hay là được ý thức về cảm xúc

+ Các quá trình diễn ra trong các hệ thần kinh, hệ nội tiết, hô hấp, tiêu hóa và các hệ khác của cơ thể

+ Các phức hợp biểu cảm cảm xúc được đưa ra quan sát, đặc biệt là những phức hợp phản ánh trên bộ mặt

Các xúc cảm nảy sinh như là những kết quả của những biến đổi trong hệ thần kinh và những biến đổi này có thể được quy định bởi những sự kiện bên trong cũng như bên ngoài

- J Mayer, P Salovey và D.Caruso cho rằng: “Xúc cảm là một hệ thống đáp

lại của cơ thể giúp điều phối những thay đổi về sinh lý, tri giác, kinh nghiệm, nhận thức và các thay đổi khác thành những trải nghiệm mạch lạc về tâm trạng và tình cảm, chẳng hạn như hạnh phúc, tức giận, buồn chán, ngạc nhiên, .’’

- Daniel Goleman cho rằng con người có hàng trăm cảm xúc với những kết

hơ ̣p, những biến thể và biến đổi của chúng Tuy nhiên có mô ̣t số c ảm xúc nền tảng rất phổ biến , đó là: giâ ̣n, buồn, vui sướng, yêu, ngạc nhiên, ghê tởm, xấu hổ Khi cảm xúc xuất hiện, chuẩn bi ̣ cho cơ thể mô ̣t kiểu phản ứng tương ứng.[20]

- Trong cuốn sách „„Tâm lý ho ̣c‟‟ do Pha ̣m Minh Hạc chủ biên (Nhà xuất bản

giáo dục, 1995), cảm xúc được giải thích như sau : là một quá trình tâm lý , có tính

nhất thời, phụ thuộc vào tình huống, đa dạng, luôn luôn ở trạng thái hiê ̣n thực, thực hiê ̣n chức năng sinh vật (giúp cơ thể định hướng và thích nghi với môi trường bên ngoài với tư cách là một cá thể ), gắn liền với phản xạ không điều kiê ̣n , với bản năng

Tóm lại , các quan niệm về cảm xúc mà các tác giả đưa ra tuy có khác nhau, nhưng có thể nhâ ̣n thấy những đă ̣c trưng sau khi nói về khái niê ̣m cảm xúc ở con người: Cảm xúc ở con người là một hiện tượng tâm lý , phản ánh ý nghĩa của sự vật ,

Trang 24

hiê ̣n tượng đối với cá nhân đó, phản ánh mối quan hệ giữa sự vâ ̣t, hiê ̣n tượng đó với nhu cầu của cá nhân; Cảm xúc là một quá trình tâm lý, diễn ra đồng thời với các quá trình thay đổi khác biệt rất rõ trong hệ thần kinh , hê ̣ cơ mă ̣t, hê ̣ nô ̣i tiết, hê ̣ hô hấp và các hệ kh ác của cơ thể ; Những biểu hiê ̣n cảm xúc có thể quan sát được , đă ̣c biê ̣t là những phức hợp biểu cảm phản ánh trên bô ̣ mă ̣t ; Cảm xúc ở người là phương thức giúp con người thích nghi với các biến cố của môi trường, là tiền đề để chuẩn bị cho

mô ̣t phản ứng hành vi tương ứng; Các cảm xúc của con người rất phong phú

Từ những quan niê ̣m trên , chúng tôi cho rằng : Cảm xúc của con người là

những sắc thái rung động chủ quan cá nhân, phản ánh sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu nào đó , sự phù hợp hay không phù hợp của các biến cố , hoàn cảnh cũng như trạng thái bên trong cơ thể , là tiền đề chuẩn bị cho một phản ứng hành vi tương ứng để giúp cho chủ thể thích ứng với biến cố

b Các loại cảm xúc

Carroll.E.Izard cho rằng cảm xúc có cấu trúc tầng bậc gồm những cảm xúc nền tảng và những cảm xúc phức hợp Mỗi cảm xúc trọn vẹn phải được tạo bởi ba yếu tố là cơ chất thần kinh chuyên biệt bị chế ước bên trong, những phức hợp biểu cảm nét mặt đặc trưng và sự thể hiện chủ quan khác biệt

Mười cảm xúc nền tảng theo Carroll E Izard gồm:

- Hứng thú hồi hộp: xúc cảm tích cực được thể nghiệm thường xuyên nhất, tạo động cơ học tập, phát triển các kỹ năng, kỹ xảo và các khát vọng sáng tạo

- Vui sướng: là xúc cảm mong muốn tối đa, xuất hiện do kích thích thần kinh được hạ thấp một cách mạnh mẽ

- Ngạc nhiên: trạng thái ngắn ngủi xuất hiện nhờ nâng cao đột ngột của kích thích thần kinh do xuất hiện sự kiện bất ngờ nào đó

- Đau khổ, đau xót: là xúc cảm mà khi trải nghiệm con người nản lòng, cảm thấy cô độc, không tiếp xúc với người khác, tự tương thân

- Căm giận: là cảm xúc nền tảng mà việc kiểm soát của nó phải được chú ý đặc biệt trong quá trình xã hội hóa

- Ghê tởm: thường biểu hiện cùng căm giận, thường kích thích hành vi phá hoại để thoát khỏi (chạy chốn) một người nào đó hoặc cái gì đó

Trang 25

- Khinh bỉ: thường xuất hiện cùng căm giận hoặc ghê tởm

- Khiếp sợ: xúc cảm được tạo nên do nâng cao nhanh chóng mật độ kích thích thần kinh báo hiểu sự nguy hiểm hiện thực hay sự nguy hiểm tưởng tượng

- Xấu hổ: nảy sinh do chủ thể tự cảm nhận thấy bản thân thấp hơn điều kiện

mà đáng lẽ mình phải đạt đến, mình không xứng đáng

- Tội lỗi: xuất hiện khi có những vi phạm có tính chất đạo đức, thẩm mỹ, tôn giáo mà trong những tình huống đó chủ thể cảm nhận được trách nhiệm của mình

Daniel Goleman cho rằng: “ có hàng trăm xúc cảm với những kết hợp, những biến thể và những biến đổi của chúng Những sắc thái của chúng trên thực tế nhiều đến mức chúng ta không có từ để chỉ‟‟ Danie Goleman chỉ ra một số cảm xúc thường gặp:

- Giận: cuồng nộ, phẫn nộ, oán giận, nổi giận, bực tức, gay gắt, hung hãn, bất mãn, cáu kỉnh, thù địch và có thể đạt tới độ tột cùng, thù hằn và bạo lực bệnh lý

- Buồn: buồn phiền, sầu não, rầu rĩ, u sầu, thương thân, cô đơn, ủ rũ, thất vọng và trầm cảm sâu

- Sợ: lo hãi, e sợ, bị kích thích, lo âu, rụng rời, sợ sệt, rón rén, bải hoải, khiếp hãi, khủng khiếp, ghê sợ và khi trở thành bệnh lý là chứng sợ và chứng hoảng hốt

- Khoái: sung sướng, vui vẻ, nhẹ nhõm, bằng lòng, rất hạnh phúc, khoái trá, hoan hỉ, tự hào, khoái cảm, nhục dục, rung lên (vì vui), mê ly, hài lòng, sảng khoái, ngây ngất và ở mức độ tột cùng, tật mê sính

- Yêu: ưng ý, tình bạn, tin cậy, dễ ưa, cảm tình, tận tụy, sùng kính, hâm mộ

- Ngạc nhiên: choáng váng, ngơ ngác, kinh ngạc

- Ghê tởm: khinh miệt, coi thường, kinh tởm, chán ghét, phát ngấy

- Xấu hổ: ý thức phạm tội, bối rối, phật ý, ăn năn, nhục nhã, hối tiếc

Đến nay, các nhà tâm lý học chưa thống nhất về định nghĩa xúc cảm cũng như về cấu trúc của các xúc cảm có bao gồm những xúc cảm cơ sở không Tuy nhiên, nhiều nhà tâm lý học thống nhất việc sắp xếp xúc cảm thành các họ cơ sở và

có sắc thái vô tận của đời sống xúc cảm

c Vai trò của cảm xúc đối với hành động

Trang 26

Theo Daniel Goleman, về căn bản tất cả những cảm xúc đều là những sự kích thích hành động: đó là những kế hoạch tức thì để đối phó với sự sinh tồn mà sự biến hóa đã truyền cho chúng ta Daniel Goleman mô tả một số cảm xúc như sau:

- Giận dữ làm máu dồn tới những bàn tay, khiến cho một người chiếm lấy nhanh hơn một thứ vũ khí hay đánh một kẻ thù, và những hóc môn như andrenalin tiết ra rất mạnh để giải thoát năng lượng cần cho một hành động quyết liệt

- Sự sợ hãi đưa máu tới các cơ chỉ huy sự vận động của thân thể, như các cơ bắp chân, chuẩn bị cho sự chạy trốn và làm cho mặt tái đi do máu đã bị xua đuổi Đồng thời thân thể bị tê liệt trong một khoảnh khắc, điều đó có lẽ để cho cá nhân có thời gian quyết định xem có nên ẩn lánh đi không Những trung tâm xúc cảm của bộ não tiết ra ồ ạt những hóc môn đặt thân thể vào trạng thái báo động chung, còn thân thể thì sẵn sàng hành động, sự chú ý thì tập trung vào mối đe dọa trước mắt, đó là một thái độ lý tưởng để quyết định xem phản ứng nào là thích hợp nhất

- Sự sung sướng được đặc trưng bằng hoạt động tăng lên của trung tâm não nhằm ức chế những tình cảm tiêu cực và làm cho năng lượng hiện có tăng lên, cũng như làm cho hoạt động của những trung tâm sinh ra sự lo lắng bị chậm lại Trạng thái này đem lại cho cơ thể một sự nghỉ ngơi chung; cá nhân thực hiện vội vàng và phấn khởi hơn những nhiệm vụ đặt cho mình; nó tự đặt cho mình những nhiệm vụ khác nhau

- Tình yêu, sự âu yếm và sự thỏa mãn tính dục gây ra một sự kích thích đối giao cảm, là cái ngược lại, về mặt sinh lý của phản ứng “chốn chạy hay đánh nhau‟‟, của giận dữ hay sợ hãi Phản xạ đối giao cảm, gọi là “sự đáp ứng thư giãn‟‟

là một tập hợp phản ứng thân thể đẻ ra một trạng thái chung yên tĩnh và đồng cảm thuận lợi cho sự hợp tác

- Sự ngạc nhiên làm nhướng lông mày lên, khiến cho trường nhình mở rộng

ra và số lượng ánh sáng lọt tới võng mạc tăng lên Do đó mà cá nhân nhận được nhiều thông tin hơn về một sự kiện bất ngờ Điều đó cho phép nó đánh giá hoàn cảnh đúng hơn và nghĩ ra được kế hoạch hành động tốt nhất có thể

- Khắp nơi trên thế giới, sự chán ghét có biểu hiện giống nhau và có ý nghĩa giống nhau: một cái gì đó gây bực mình, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng

Trang 27

Tóm lại, các nhà tâm lý học đã khẳng định chính những cảm xúc thúc đẩy

con người hành động, đảm bảo cho con người thích ứng với môi trường Cơ chế này

có tính di truyền loài, tuy nhiên nó cũng chịu sự chế ước của xã hội Con người

càng phát triển thì sự chế ngự cảm xúc và sự chủ động trong hành vi càng tốt hơn

1.2.3 Khái niê ̣m năng lực nhận biết cảm xúc

Năng lực nhâ ̣n biết cảm xúc là mô ̣t thành tố trong trí tuê ̣ cảm xúc

- Bar-On xem xét EI với tư cách là mô ̣t nhóm những đă ̣c điểm nhân cách dự báo khả năng thành công trong trong nghề nghiệp h ay các lĩnh vực đời sống Theo ông những năng lực liên quan đến nhâ ̣n biết cảm xúc bao gồm : Kỹ năng về bản thân: Tự đánh giá bản thân (nhâ ̣n thức, hiểu và chấp nhâ ̣n bản thân ; Tự nhâ ̣n thức xúc cảm bản thân (tự nhâ ̣n thức và thấu hiểu xúc cảm bản thân ; Sự quả quyết (thể hiê ̣n xúc cảm , ý kiến , nhu cầu và mong muốn của bản thân ); Tự hiê ̣n thực hóa (nhâ ̣n ra các khả năng tiềm tàng của bản thân ); Tính độc lập (tự đi ̣nh hướng , tự kiểm soát và không lê ̣ thuô ̣c vào xúc cảm)

- Quan điểm của D Goleman cho rằng năng lực nhâ ̣n biết cảm xúc là khả năng biết cảm xúc của mình như: Nhâ ̣n diê ̣n được cảm xúc khi nó xảy ra; Kiểm soát đươ ̣c những cảm xúc mọi lúc Khả năng nhận biết cảm xúc ở người khác : Biết cách đồng cảm; Làm mình phù hợp với điều người khác cần và muốn

- Theo P Salovey và Mayer trong mô hình trí tuê ̣ cảm xúc thuần năng lực

(mô hình EI 1997) cho rằng:“Năng lực nhận biết các cả m xúc gồm một phức hợp

các kỹ năng cho phép một cá nhân biết cách cảm nhận , thấu hiểu và biểu lộ các cảm xúc‟‟ Các năng lực cụ thể ở đây bao gồm nhận dạng và bày tỏ cảm xúc ở các

trạng thái sinh lý , tâm lý , tình cảm, suy nghĩ của người đó Nhâ ̣n da ̣ng và bày tỏ cảm xúc ở người khác qua các tác phẩm nghệ thuật , ngôn ngữ

Năng lực nhâ ̣n biết và bày tỏ cảm xúc bao gồm viê ̣c tiếp nhâ ̣n và nhâ ̣n biết những thông tin cảm xúc và nhữ ng kỹ năng cơ bản nhất gắn với những cảm xúc Các thành tố này trải ra từ năng lực nhâ ̣n biết cảm xúc của bản thân mô ̣t người đến năng lực phân biê ̣t các cảm xúc , chẳng ha ̣n như những biểu hiê ̣n trung thực hoă ̣c thiếu trung thực của các cảm xúc Các quá trình thu nhận thông tin cơ bản này là

Trang 28

điều kiê ̣n tiên quyết cần thiết cho quá trình hình thành thông tin cảm xúc sau này để giải quyết các vấn đề

Năng lực nhâ ̣n biết và đánh giá thể hiê ̣n cả m xúc của bản thân : khía cạnh này bao gồm năng lực nhận thức được các cảm xúc của mình và nhận biết được những suy nghĩ về các xúc cảm đó khi chúng nảy sinh Đây là khả năng tự nhâ ̣n thức của cá nhân về những xúc cả m đang diễn ra, nảy sinh trong những tình huống , điều kiê ̣n, hoàn cảnh nhất định

Khả năng nhận biết và đánh giá cảm xúc của người khác Viê ̣c đánh giá cảm xúc của người khác (khả năng nhận biết chính xác cảm xúc của n gười khác) và thể hiê ̣n cảm xúc đó (khả năng thể nghiệm lại cảm xúc đó vào bản thân mình ) đều liên quan đến sự thấu cảm Hai khả năng này đều nói lên năng lực thấu cảm của con người Chính sự thấu cảm là một biểu hiện rất quan tro ̣ng của trí tuê ̣ cảm xúc

- Theo quan điểm của K V Petrides và A Furhham thì nhâ ̣n thức cảm xúc chính là: Sự biểu lô ̣ cảm xúc ; Các kỹ năng quan hệ với người khác ; Sự thấu cảm Xem xét ở khía ca ̣nh cu ̣ thể của các nhân tố thì biểu hiện này cũng thuộc dạng mô hình hỗn hợp về EI có điểm tương tự như mô hình EI của Bar-On

Như vâ ̣y có nhiều quan điểm khác nhau về khả năng nhâ ̣n biết và bày tỏ cảm xúc, sự khác nhau đó xuất phát từ mô hình EI thuần năng lực hoă ̣c mô hình EI hỗn

hơ ̣p Trong luận văn này chúng tôi quan niệm:“Năng lực nhận biết cảm xúc là khả

năng cảm nhận, thấu hiểu và biểu lộ cảm xúc của cá nhân Các năng lực cụ thể ở đây bao gồm nhận thức, đánh giá, bày tỏ các cảm xúc của mình và nhận biết, đánh giá các cảm xúc của người khác’’

- Tự nhận thức cảm xúc bản thân (năng lực nhận thức được các cảm xúc của mình và thấu hiểu được cảm xúc đó khi chúng nảy sinh) Đây là khả năng tự nhận thức của cá nhân về những cảm xúc đang diễn ra trong những tình huống, điều kiện, hoàn cảnh nhất định

- Tự đánh giá bản thân (nhận thức, hiểu và chấp nhận bản thân)

- Năng lực nhận biết cảm xúc của người khác (khả năng nhận biết chính xác các cảm xúc của người khác)

Trang 29

- Năng lực đánh giá cảm xúc của người khác (thể nghiệm lại cảm xúc đó vào bản thân mình, biết cách đồng cảm, làm mình phù hợp với điều người khác cần và muốn)

Cả năng lực nhận biết và đánh giá cảm xúc của người khác đều liên quan đến

sự thấu cảm, nói lên năng lực thấu cảm của con người

1.2.4 Khái niệm năng lƣ̣c sƣ̉ du ̣ng cảm xúc

Năng lực sử du ̣ng cảm xúc cũng là mô ̣t thành tố của trí tuê ̣ cảm xúc

- Bar-On cho rằng năng lực sử du ̣ng cảm xúc là khả năng ứng phó với những

cảm xúc mạnh và kiểm soát, làm chủ các cảm xúc của mình Thích ứng đối với những thay đổi và giải quyết vấn đề của cá nhân hay xã hội

- D Goleman quan niê ̣m năng lực sử du ̣ng cảm xúc là động cơ hóa mình ,

bao gồm các kỹ năng: Điều khiển cảm xúc phục vụ mục đích; Trì hoãn thỏa mãn, sự hài lòng và dập tắt xung tính; Có khả năng hòa vào tâm trạng hứng khởi

- Theo K V Petrides và A Furhham thì năng lực sử du ̣ng cảm xúc hay thể

hiê ̣n: Tính bốc đồng (thấp); Quản lý stress; Điều chỉnh cảm xúc

- Theo P Salovey và Mayer trong mô hình trí tuê ̣ cảm xúc thuần năng lực

(mô hình EI 1997) cho rằng: “Năng lực sử dụng các cảm xúc để thúc đẩy hỗ trợ tư

duy là dùng những cảm xúc này để hỗ trợ óc phán xét, nhận thức được rằng những thay đổi tâm trạng có thể dẫn đến sự xem xét những quan điểm thay thế và hiểu rằng một sự thay đổi trong trạng thái cảm xúc và cách nhìn có thể khuyến khích nảy sinh các loại năng lực giải quyết các vấn đề khác nhau’’

Năng lực sử du ̣ng cảm xúc để hỗ trợ thúc đẩy tư duy bao gồm: Các cảm xúc hỗ trơ ̣ tư duy theo những cách hiê ̣u quả ; Cảm xúc phát sinh như là sự hỗ trợ cho óc phán đoán và trí nhớ Tạo điều kiện cảm xúc cho suy nghĩ là việc sử dụng cảm xúc

để nâng cao lập luận (suy nghĩ) và đặt ra những trường hợp cảm xúc khác nhau Nhánh này bao gồm những cảm xúc hướng sự quan tâm chú ý đến các thông tin quan tro ̣ng khác nhau ta ̣o điều kiê ̣n dễ dàng để hình thành những lâ ̣p luâ ̣n khác nhau (như suy diễn đối lâ ̣p với lâ ̣p luâ ̣n dựa trên viê ̣c tổng hợp thông tin Những cảm xúc tiềm tàng và đủ ma ̣nh mẽ sống đô ̣ng có thể bô ̣c phá t nhằm giúp cho viê ̣c đánh giá

và ghi nhớ có liên quan đến các cảm giác Những giao đô ̣ng tâm tra ̣ng cảm xúc làm

Trang 30

mô ̣t người thay đổi từ la ̣c quan sang bi quan , thúc đẩy việc xem xét các cách nhìn nhâ ̣n khác nhau Tình trạng cảm xúc tác động đến cách giải quyết những vấn đề cụ thể, chẳng ha ̣n như khi ha ̣nh phúc thì thúc đẩy tư duy logic và sáng ta ̣o

Khả năng sử dụng cảm xúc để định hướng hành động Những cảm xúc của con người có vai trò như l à động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm hành động , tạo ra sự

đi ̣nh hướng, sự chú ý của cá nhân đối với hành đô ̣ng nào đó Vì vậy việc sử dụng cảm xúc để điều khiển hành vi là một trong những phần quan trọng của trí tuệ cả m xúc Chẳng ha ̣n: điều khiển hành vi nóng nảy, ôn hòa Những thành phần nêu trên

có thể đo lường được

Quan niệm về năng sử dụng cảm xúc trong các đề tài nghiên cứu khác nhau cũng mang những sắc thái riêng Tuy nhiên nhìn chung lại các nhà nghiên cứu đều

đề cập đến việc sử dụng cảm xúc để thúc đẩy, hỗ trợ tư duy, nói đến khả năng ứng phó với những cảm xúc, kiểm soát và làm chủ các cảm xúc của mình, điều khiển

những hành vi của cá nhân Trong đề tài này chúng tôi quan niệm: “ Năng lực sử

dụng cảm xúc trong học tập của sinh viên là khả năng sử dụng cảm xúc để định hướng hành động, điều khiển cảm xúc phục vụ mục đích lĩnh hội tri thức và hình

thành kỹ năng chuyên ngành ”.Các năng lực cụ thể bao gồm các kỹ năng thành

đầu vào” làm dữ liệu cho quá trình tư duy Chỉ khi nhận biết đúng cảm xúc , tâm

trạng đang tồn tại ở mình hoặc người khác thì mới có cơ sở để suy nghĩ rằng nên duy trì hay thay thế CX, tâm tra ̣ng đó bằng mô ̣t CX hoă ̣c tâm trạng khác

Trang 31

Năng lực sử du ̣ng CX trong ho ̣c tâ ̣p giúp cho SV biết huy đô ̣ng nguồn năng

lươ ̣ng của bản thân, khơi dâ ̣y chức năng của“ bô ̣ não cảm xúc ”để hỗ trợ quá trình tư

duy, quá trình giải quyết trong hoạt động học tập , công viê ̣c Ngoài năng lực nhận biết và sử du ̣ng cảm xúc cũng cần quan tâm đến năng lực hiểu nguyên nhân và tiến trình phát triển của cảm xúc trong học tập (năng lực phân tích cảm xúc ) sẽ giúp cho

SV có sự kết nối những thông t in mình đã thu thâ ̣p được với những vấn đề có liên quan, để đi đến những quyết định của bản thân thông qua hành vi cụ thể Để làm đươ ̣c điều này chủ thể cần phải phát triển nhánh năng lực thứ nhất (nhâ ̣n biết CX )

và phải tích lũy vốn kinh nghiệm về đời sống cảm xúc của con người Năng lực nhâ ̣n biết và sử du ̣ng cảm xúc trong ho ̣c tâ ̣p cuối cùng phải thể hiê ̣n ở khả năng kiểm soát, điều khiển cảm xúc nhằm đa ̣t kết quả ho ̣c tâ ̣p tốt

1.3 Lý luâ ̣n về năng lực nhâ ̣n biết và sử du ̣ng cảm xúc trong ho ̣c tâ ̣p của sinh viên trường trung cấp Kinh tế – Tài chính Hà Nội

1.3.1 Sinh viên trường Trung cấp chuyên nghiê ̣p

1.3.1.1 Khái niệm sinh viên

Thuật ngữ sinh viên có nguồn gốc từ tiếng Latinh “studens” có nghĩa là người làm việc, học tập nhiệt tình, người tìm kiếm khai thác tri thức Nó được dùng nghĩa tương đương với từ “student” trong tiếng Anh, “etudiant” trong tiếng Pháp để chỉ những người theo học ở bậc đại học Thuật ngữ sinh viên xuất hiện đã lâu và được sử dụng chính thức vào thời kỳ xuất hiện và phát triển các trung tâm giáo dục đại học và các trường đại học tổng hợp trên thế giới

Sinh viên là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt mà mục đích hoạt động của nó được tổ chức theo một chương trình nhất định để chuẩn bị thực hiện vai trò

xã hội và nghề nghiệp trong lĩnh vực sản xuất vật chất và tinh thần Nhóm xã hội đặc biệt này là lực lượng chủ yếu bổ sung cho đội ngũ lao động trí óc với nghiệp vụ cao và tham gia tích cực vào hoạt động đa dạng có ích cho xã hội

Sinh viên Trung cấp, Cao đẳng, Đại học chủ yếu ở lứa tuổi 17- 18 đến 25-

26, là lứa tuổi đang trưởng thành về xã hội, chín muồi về thể lực, định hình về nhân cách Giới sinh viên có vai trò, vị trí xã hội rõ rệt, họ là một tầng lớp xã hội tập hợp

Trang 32

thành một tổ chức xã hội quan trọng đối với mọi thể chế chính trị Các tổ chức chính trị, xã hội, gia đình đều có nhiều kỳ vọng đối với sinh viên

Chúng tôi quan niê ̣m : Sinh viên là người học tại các trường đại học , cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiê ̣p, được truyền đạt kiến thức hình thành kỹ năng về một ngành nghề nhất định, nhằm chuẩn bi ̣ cho công viêc sau này của họ

1.3.1.2 Sinh viên trường Trung cấp Kinh tế Tài chính Hà Nội

Sinh viên trường Trung cấp Kinh tế Tài chính Hà Nô ̣i là đối tượng ho ̣c sinh vừa đã tốt nghiê ̣p Trung ho ̣c phổ thông , hoă ̣c đã ho ̣c xong chương trình Trung ho ̣c phổ thông nhưng chưa tốt nghiê ̣p và có cả những sinh viên thuô ̣c đối tượng là người đã đi làm nay ho ̣c thêm Điểm chung nhất dễ nhâ ̣n thấy là mă ̣t bằng nhâ ̣n thức của sinh viên không cao , điều này dẫn đến trong hoa ̣t đô ̣ng ho ̣c tâ ̣p gă ̣p không ít khó khăn Mang những nét chung giống sinh viên các trường Đa ̣i ho ̣c và Cao đẳng khác đó là đã có sự trưởng thành về mă ̣t xã hô ̣i , có sự độc lập tương đối trong các hoạt

đô ̣ng của bản thân

Sinh viên trường Trung cấp Kinh tế Tài chính Hà Nô ̣i được đào ta ̣o chuyên về kế toán Đặc điểm của nghề nghiê ̣p là yêu cầu chính xác , trung thực (làm việc với những con số ) và hạn chế tối đa sự sai sót Chính vì vậy tính cẩn thận yêu cầu phải được rèn rũa và trở thành thói quen , có như thế sau này sẽ giúp íc h nhiều trong công viê ̣c và trong chính cuô ̣c sống của ho ̣ Tuy nhiên như đã nói ở trên , phần lớn sinh viên trong trường chuẩn đầu vào không cao nên nhâ ̣n thức chưa thực sự tốt , để

họ tiếp nhận tri thức và hình thành được kỹ năn g nghề nghiê ̣p rất cần đến sử du ̣ng

nô ̣i dung, phương pháp giảng da ̣y phù hợp và đă ̣c biê ̣t khơi dâ ̣y được hứng thú và

tinh thần tự giác trong ho ̣c tâ ̣p của ho ̣ để đa ̣t kết quả

1.3.2 Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên Trường Trung cấp Kinh tế Tài chính Hà Nội

- Sự thích nghi của sinh viên với cuộc sống và hoạt động mới

Sinh viên trường Trung cấp Kinh tế Tài chính Hà Nội đến từ các tỉnh, Thành phố khác nhau trong cả nước, nhưng chủ yếu nhất vẫn là Thành phố Hà Nội và một

số tỉnh lân cận Để hoạt động học tập có kết quả, trong thời gian đầu ở trường, sinh viên phải thích nghi với hoạt động học tập, hoạt động xã hội cũng như các sinh hoạt

Trang 33

trong đời sống tập thể của sinh viên Quá trình thích nghi này tập trung chủ yếu ở các mặt:

+ Nội dung học tập: Trường đào tạo chuyên ngành kế toán và tài chính ngân hàng, chủ yếu là kiến thức thực hành nghề, không chuyên sâu nghiên cứu Tuy nhiên là trường trung cấp chuyên nghiệp chứ không thuần túy là trường nghề do đó các môn học bắt buộc là: Những môn cơ bản ( môn chung như: giáo dục chính trị, pháp luật, ngoại ngữ, tin học, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng ), các môn cơ

sở ( những môn có tính chất nền tảng cho các môn chuyên ngành như: luật kinh tế, kinh tế chính trị, kinh tế vi mô, Marketing ), và các môn chuyên ngành (Kế toán doanh nghiệp sản xuất, tài chính ngân hàng, tài chính doanh nghiệp )

+ Phương pháp học tập: Không hoàn toàn giống như ở các trường đại học, sinh viên có khả năng tự nghiên cứu tài liệu, viết tiểu luận hoặc tham gia nghiên cứu khoa học Ở trường trung cấp sinh viên chủ yếu học tập ở trên lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên Học theo thời khóa biểu của trường và theo kế hoạch cụ thể, không đào tạo theo tín chỉ, học theo hình thức cuốn chiếu, thi hết môn vào cuối mỗi

kỳ

Cở sở vật chất của trường phục vụ học tập khá tốt Giảng đường đều có máy chiếu hỗ trợ cho việc dạy của giáo viên và học của sinh viên Phòng học thoáng, có hai phòng thực hành kế toán dành cho sinh viên năm cuối thực hành nghề (làm việc với chứng từ, sổ sách kế toán trên phần mềm) Phòng thực hành tin học, tuy nhiên chưa có phòng chuyên để học ngoại ngữ Thư viện đảm bảo về yêu cầu phục vụ sinh viên trong tra cứu và tìm tài liệu nhưng tài liệu còn chưa được phong phú + Môi trường sinh hoạt: Sinh viên mở rộng mối quan hệ hơn so với học sinh phổ thông Một số sinh viên ở tại khu kí túc xá của trường, còn lại ở ngoại trú Sinh viên bước đầu quen với cuộc sống tự lập

+ Nội dung và cách thức giao tiếp với thầy cô giáo, bạn bè và các tổ chức xã hội phong phú, đa dạng

- Sự phát triển về nhận thức, trí tuệ của sinh viên

Bản chất hoạt động nhận thức của sinh viên trung cấp chuyên nghiệp là đi sâu tìm hiểu những môn ho ̣c , chuyên ngành khoa ho ̣c cu ̣ thể với mu ̣c đích trở thành

Trang 34

những người có tay nghề giỏi trong lĩnh vực được đào tạo Cụ thể với sinh viên trường trung cấp Kinh tế Tài chính sau khi ra trường ho ̣ thực sự là những người kế toán giỏi, thành thạo các công việc của người kế toán viên và phải có được những

kỹ năng cơ bản để hành nghề thuần thục Nét đặc trưng cho hoạt động học tập của

họ là sự căng thẳng về trí tuê ̣ , sự phối hợp của nhiều thao tác tư duy Mô ̣t vài đă ̣c điểm cơ bản trong hoa ̣t đô ̣ng nhâ ̣n thức của sinh viên trường trung cấp Kinh tế Tài chính Hà Nội thể hiê ̣n:

+ Sinh viên ho ̣c tâ ̣p nhằm lĩnh hô ̣i các tri thức , những kỹ năng , kỹ xảo nghề nghiê ̣p, phát triển những phẩm chất nhân cách Hoạt động nhận thức của họ vừa gắn kết chă ̣t chẽ với kiến thức chung và kiến thức nghề nghiệp cụ thể, đặc biệt những kiến thức liên quan đến kỹ năng nghề như: kỹ năng tính toán nhanh, chính xác; khả năng làm việc thành thạo trên phần mềm máy tính đã được viết riêng trong ngành

kế toán

+ Hoạt động học tập của sinh viên diễn ra một cách có kế hoạch , có mục đích,

nô ̣i dung , chương trình , phương thức đào ta ̣o theo thời gian mô ̣t cách chă ̣t chẽ Trong trường trung cấp c huyên nghiê ̣p , thời gian đào ta ̣o là 2 năm, với chương trình, mục tiêu đào tạo cụ thể theo khung chương trình quy định của Bộ giáo dục và đào ta ̣o Năm thứ nhất học nhưng môn chung, môn cơ sở; năm thứ hai học những môn chuyên ngành và thực hành nghề nghiệp (bao gồm cả thực hành kế toán và thực tập ở các đơn vị cụ thể)

+ Hoạt động học tập của sinh viên mang tính độc lập , tự chủ và sáng ta ̣o cao Sinh viên tự có kế hoa ̣ch ho ̣c tâ ̣p phù hợp với nô ̣i dung và chươn g trình mới ở trường chuyên nghiê ̣p

+ Phương pháp ho ̣c tâ ̣p của sinh viên có khác hơn so với ho ̣c ở phổ thông Học theo hinh thức cuốn chiếu, chủ yếu yêu cầu khả năng tự học , tự tìm hiểu nghiên cứu của sinh viên Thầy cô giáo chỉ là người hướng dẫn còn sinh viê n chủ đô ̣ng tiếp nhâ ̣n tri thức chứ không bi ̣ đô ̣ng như trước đây

Hoạt động nhận thức của sinh viên thực sự là loại hoạt động trí tuệ đích thực, căng thăng, cường độ cao và có tính lựa chọn rõ rệt Hoạt động trí tuệ này vẫn lấy những sự kiện của các quá trình nhận thức cảm tính làm cơ sở Song các thao tác trí

Trang 35

tuệ đã phát triển ở trình độ cao và đặc biệt có sự phối hợp nhịp nhàng, tinh tế và uyển chuyển, linh động theo từng hoàn cảnh có vấn đề Bởi vậy đa số sinh viên lĩnh hội nhanh nhạy, sắc bén những vấn đề mà thầy cô giáo đã trình bày

- Sự phát triển của động cơ học tập ở sinh viên

Động cơ học tập của sinh viên bị chi phối bởi nhiều nguyên nhân khác nhau , bao hà m cả nguyên nhân khách quan và chủ quan Động cơ học tập nảy sinh do chính hoạt động và những hoàn cảnh , điều kiê ̣n cu ̣ thể mang la ̣i như : nô ̣i dung , chương trình ho ̣c, thầy cô giáo, điều kiê ̣n thiết bi ̣ da ̣y ho ̣c Lĩnh vực động cơ hoa ̣t

đô ̣ng của sinh viên rất đa da ̣ng , phong phú và thường bô ̣c lô ̣ rõ tính hê ̣ thống Trong đó viê ̣c ho ̣c tâ ̣p của ho ̣ không chỉ bi ̣ chi phối bởi mô ̣t đô ̣ng cơ mà thường là mô ̣t số

đô ̣ng cơ nào đó

Trong quá trình học tập, lĩnh vực động cơ của sinh viên liên tục bị chi phối khá mạnh bởi chính vai trò của các cán bộ giảng dạy trong đó có việc tổ chức hoạt động dạy học Việc phát triển những động cơ tích cực của hoạt động học tập ở sinh viên phụ thuộc vào một số điều kiện sư phạm nhất định

1.3.3 Đặc điểm tâm lý của sinh viên trường Trung cấp Kinh tế Tài chính

Hà Nội

- Đời sống xúc cảm, tình cảm của sinh viên

Sinh viên trường trung cấp Kinh tế Tài chính Hà Nội có đặc điểm khác biệt một chút so với sinh viên các trường khác Trước đây, sinh viên ở Kí túc xá của trường quy định giờ tự học, thời gian không học ở trên lớp sinh viên tự học ở phòng

kí túc xá, trên thư viện và có người kiểm tra Tuy nhiên hiện nay nhà trường không duy trì nền nếp này bởi vì sinh viên có mong muốn tự sắp xếp thời gian học tập của bản thân để kết hợp đi làm thêm và tham gia một số các hoạt động khác Đây cũng

là yếu tố khẳng định tự ý thức của sinh viên trong hoạt động của cá nhân có sự tiến

bộ so với trước Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một bộ phận sinh viên còn lơ là việc học tập, chưa tự giác nếu không được kiểm tra, nhắc nhở Kết quả là có sự phân loại rõ rệt khi có sinh viên đạt kết quả khá cao hoặc trung bình và có bộ phận thì kết quả học tập kém hẳn Những tình cảm tích cực như tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ và đặc biệt là tình yêu nam nữ có tác động nhất định

Trang 36

đến sinh viên Những tình cảm này đúng đắn, phù hợp có tác động tích cực đến học

tập của các em, ngược lại chúng có thể làm kết quả học tập bị xa sút, kết quả không

như mong đợi

- Sự phát triển một số phẩm chất nhân cách ở sinh viên

+ Đặc điểm về tự đánh giá, tự ý thức, tự giáo dục ở sinh viên

Sự phát triển về nhâ ̣n thức và trí tuê ̣, những hoa ̣t đô ̣ng mang tính chính tri ̣ –

xã hội cũng có những nét thay đổi đáng kể so với trước đó và so với sinh viên các

trường Đa ̣i ho ̣c và Cao đẳng khác

Tự đánh giá là một trong những phẩm chất quan trọng, một trình độ phát triển

cao của nhân cách Sinh viên trong trường thường tự đánh giá về năng lực của mình

không cao Rất nhiều sinh viên khi được hỏi đều cho rằng đã là sinh viên trường

trung cấp là kém, không bằng sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng Trường

trung cấp chỉ xét tuyển hồ sơ, không thi do đó ai có nguyện vọng và nộp hồ sơ xét

tuyển là trúng tuyển và theo học, điều này dẫn đến là những học sinh học lực trung

bình, thậm chí yếu cũng có thể trở thành sinh viên Từ suy nghĩ đó nên dẫn đến sự

không tự tin của sinh viên trong học tập nói riêng và các hoạt động khác nói chung

Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy không phải sinh viên trung cấp đều là những

người có nhận thức trung bình hoặc học lực yếu, một số em có học lực khá nhưng

do hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế khó khăn hoặc một số muốn có khả năng tự

lập sớm đã có sự lựa chọn học trung cấp chuyên nghiệp Thời gian chỉ mất hai năm

sau đó có thể đi làm kiếm tiền ngay, nếu có nguyện vọng vẫn học lên cao được khi

thực hiện liên thông lên đại học hoặc cao đẳng

Trạng thái không ổn định , không cân bằng , lo lắng, hồi hô ̣p thường phổ biến

ở sinh viên Sinh viên trong trường thường có xu hướng tự đánh giá thấp về năng

lực của mình bởi các em quan niệm trường trung cấp là trình độ thấp nhất trong

giáo dục chuyên nghiệp, vì vậy có mặc cảm tự ti, chưa thực sự mạnh dạn trong các

hoạt động chung, hoạt động có tính chất xã hội Tự đánh giá về trí tuê ̣ là thành phần

quan tro ̣ng trong cấu trúc tự nhâ ̣n thức của sinh viên Nó có ý nghĩa đối với sự hình

thành phẩm chất trí tuệ trong quá trình học tập ở trường chuyên nghiệp Tự đánh giá

về mức độ trí tuệ là thành phần quan trọng trong tự ý thức, tự giáo dục ở sinh viên

Trang 37

Tự ý thức là một trình độ phát triển cao của ý thức, nó giúp sinh viên có hiểu biết về thái độ, hành vi cử chỉ của mình để chủ động hướng hoạt động của mình đi theo những yêu cầu đòi hỏi của tập thể, của cộng đồng xã hội

Sinh viên trong trường khả năng tự ý thức chưa cao, do vậy trường vẫn có duy trì hình thức kiểm tra, đánh giá khá sát sao trong công tác quản lí và giáo dục sinh viên Cụ thể mỗi tháng có hai lần giao ban dành cho sinh viên để chấm điểm thi đua, tất cả các lỗi sinh viên vi phạm đều quy đổi ra điểm chuẩn để tính điểm rèn luyện cho sinh viên Những sinh viên tích cực có thành tích trong học tập và hoạt động đoàn thể khuyến khích cộng điểm, được trao tặng học bổng Điều này cổ vũ động viên sinh viên phát triển mạnh tự ý thức và tự đánh giá của bản thân

+ Sự phát triển về định hướng giá trị ở thanh niên sinh viên

Những kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên đã chọn và đánh giá cao các giá trị rất cơ bản con người Trong thời kỳ mở cửa nền kinh tế thị trường, những giá trị định hướng của thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng cũng đã có những thay đổi, những phân hóa nhất định Đây là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi một quá trình giáo dục định hướng giá trị có tính chất từ vĩ mô đến vi mô của toàn xã hội

Sinh viên trong trường chủ yếu là xa gia đình , do vâ ̣y khi nhâ ̣p ho ̣c các em cũng cần thích nghi với cuộc sống mới Mô ̣t số sinh viên ở trong khu kí túc xá của Trường, mô ̣t số khác ở ngoài , nhìn chung các em đều có sự thay đổi trong sinh hoạ t

và lối sống Sự thích nghi này không chỉ dừng la ̣i ở sinh hoa ̣t hàng ngày mà ngay cả

nô ̣i dung, chương trình, phương pháp ho ̣c tâ ̣p cũng cần đến sự thích ứng với điều kiê ̣n mới Đa ̣i đa số các em bước đầu đã có sự thích ứng tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những bỡ ngỡ ban đầu đối với những sinh viên năm thứ nhất

Xác định nghề nghiệp của sinh viên trung cấp kinh tế tài chính Hà Nội ở một số em tương đối mơ hồ Có em khi được hỏi về mục đích học tập để sau này có kế hoạch tiếp theo là gì thì trả lời không biết bởi vì Bố mẹ bảo đi học thì đi ( học cho Bố Me ̣) Một số sinh viên cho rằng họ vào trường vì không thi được vào các trường Đại học, Cao đẳng khác, thấy bạn bè đi thì đi, không biết học xong làm gì ( chưa xác định rõ mục đích học tập, thực hiện theo tâm lý đám đông) Mô ̣t số khác xác

đi ̣nh rõ ho ̣c xong ra trường đi làm kế toán và tiếp tu ̣c ho ̣c liên thông để nâng cao

Trang 38

trình độ lên cao đẳng và đa ̣i ho ̣c Với những sinh viên này tự xác đi ̣nh nghề nghiê ̣p

là kết quả của quá trình khái quát và hợp nhất các mục đích đặt ra trước của cá

nhân Đó là sự liên kết và thứ bâ ̣c hóa các đô ̣ng cơ của nó , là sự hình thành ha ̣t nhân bền vững, sự đi ̣nh hướng giá tri ̣ theo mong muốn của cá nhân Như vậy, một phần sự đi ̣nh hướng này cũng xuất phát do nhu cầu của xã hô ̣i , sự lựa cho ̣n theo tâm lý đám đông, theo mốt

Nhìn chung có thể nhâ ̣n thấy rằng , sinh viên trường trung cấp kinh tế tài chính

Hà Nội cũng mang những đặc điểm hoạt động tâm lý giống như sinh viên nói

chung Tuy nhiên có điểm khác biê ̣t tương đối rõ đó là : Sự tự đánh giá , tự nhận

thức, tự giáo dục còn chưa cao , đa số sinh viên còn thụ động trong viê ̣c tiếp nhận tri thức Hoạt động chính trị – xã hội chưa sôi nổi và chưa được mở rộng

1.3.4 Hoạt động học tập của sinh viên trường trung cấp Kinh tế Tài chính

Hà Nội

1.3.4.1 Hoạt động học tập của sinh viên

Sinh viên các trường đa ̣i ho ̣c , cao đẳng, trung cấp chuyên nghiê ̣p nói chung phần lớn đều phải thay đổi môi trường sống khi đi ho ̣c , các em sống xa gia đìn h, chịu nhiều tác động của xã hội , phải tự lo cho bản thân và để học tập tốt trước hết các em phải thích ứng tốt với các điều kiện sinh hoạt mới Mô ̣t đă ̣c trưng quan tro ̣ng của hoạt động học tập tại trường đại học , cao đẳng, trung cấp chuyên nghiê ̣p là người ho ̣c phải tự giác ho ̣c tâ ̣p, chủ động, đô ̣c lâ ̣p, hợp tác trong quá trình ho ̣c tâ ̣p

- Nô ̣i dung ho ̣c tâ ̣p mang tính chất chuyên ngành , phạm vi hẹp hơn , sâu sắc hơn, nhằm đa ̣t được mu ̣c t iêu là đào ta ̣o các chuyên gia , các trí thức cho đất nước

Ưu điểm của sinh viên là khả năng lĩnh hô ̣i lớn , tích cực học tập , sẵn sàng hoa ̣t

đô ̣ng, thích các hình thức học tập có tính chất như của người trưởng thành , người lớn, không thích thu ̣ đô ̣ng ngồi nghe, không thích ghi chép nhiều trong giờ ho ̣c

- Đối tượng của hoạt động học là cái mới với cá nhân nhưng không mới với đối với nhân loại Trong hoạt động học tập, phương tiện chủ yếu là tư duy, tất cả các hình thức tư duy đều quan trọng và cần thiết Hoạt động học muốn diễn ra phải

có điều kiện của nó ( điều kiện bên trong và điều kiện bên ngoài), có nghĩa là học tập là quá trình tương tác các yếu tố nội lực và yếu tố ngoại lực thông qua hoạt động

Trang 39

dạy và học Trong đó, yếu tố nội lực đóng vai trò quan trọng trong hoạt động học của người học

- Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ, mỗi hoạt động được thúc đẩy bởi một động cơ nhất định, trong đó động cơ hoàn thiện tri thức là động cơ chính của hoạt động học tập Ngoài ra còn có động cơ quan hệ xã hội Cả hai loại động cơ này đều xuất hiện trong quá trình học tập, trong từng hoàn cảnh cụ thể động cơ này hay động cơ kia chiếm vị trí quan trọng hơn, chiếm ưu thế trong thứ bậc động cơ Tuy nhiên, sự phân chia động cơ chỉ có tính chất tương đối

- Hoạt động học tập của sinh viên có tính chất độc đáo về mục đích và kết quả học tập Sinh viên học tập để tiếp thu các tri thức khoa học, hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, phát triển những phẩm chất người chuyên gia tương lai Điểm cốt lõi của hoạt động học tập của sinh viên là sự tự ý thức về động cơ, mục đích, biện pháp học tập

- Hoạt động học tập ở trường chuyên nghiệp khác với hoạt động học tập ở trường phổ thông cả về nội dung, tính chất và hình thức Đây là một dạng hoạt động phức tạp, mang tính tự giác, tìm tòi, khám phá, sáng tạo Để góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách của các chuyên gia tương lai, mỗi sinh viên cần ý thức đầy đủ nhiệm vụ và xác định mục tiêu học tập rõ ràng Sinh viên cần chú trọng việc hình thành phương pháp học phù hợp, tích cực, không thụ động, đối phó

Theo tác giả Nguyễn Tha ̣c và Pha ̣m Thành Nghi ̣ , hoạt động học tập của sinh viên bao gồm cả hoa ̣t đô ̣ng trên lớp và hoa ̣t đô ̣ng ng oài lớp Cái cốt lõi của hoạt

đô ̣ng ho ̣c tâ ̣p của sinh viên là sự tự ý thức về đô ̣ng cơ , mục đích, biê ̣n pháp ho ̣c tâ ̣p của họ Sinh viên phải là người tổ chức , đi ̣nh hướng, cụ thể hóa quá trình học tâp Nhiê ̣m vu ̣ cơ bản củ a sinh viên là giải quyết các nhiê ̣m vu ̣ ho ̣c tâ ̣p do cán bô ̣ giảng dạy và do chính mình đề ra ; phải hoàn thiện các hành động học tập để biết cách học

và học có hiệu quả; có nhiệm vụ tự kiểm tra và tự đánh giá kết quả học tập Đặc biệt với chế đô ̣ ho ̣c phần như hiê ̣n nay thì viê ̣c tự ý thức trong ho ̣c tâ ̣p của sinh viên ngày càng trở nên quan trọng để có kết quả học tập tốt Hoạt động học tập là hoạt

đô ̣ng chủ đa ̣o của sinh viên , có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến sự phát triển các quá

Trang 40

trình và các thuộc tính tâm lý của sinh viên , đến sự lĩnh hội tri thức khoa học , các thông tin, các kỹ năng và kỹ xảo nghề nghiệp quan trọng của họ

Như vâ ̣y, Nguyễn Tha ̣c và Pha ̣m Thành Nghi ̣ đă ̣c biê ̣t coi tro ̣ng tính tích cực học tập của sinh viên để đạt kết quả học tập tốt , ngoài ra họ còn cho rằng cũng cần phải có sự động viên có mục đích đối với sinh viên trong quá trình học tậ p Chúng

tôi đồng ý với quan điểm này và cho rằng : Hoạt động học tập của sinh viên là hoạt

động có ý thức của người học chiếm lĩnh tri thức khoa học nhằm hình thành và phát triển tri thức, thái độ, kỹ năng nghề nghiệp nhất định

1.3.4.2 Hoạt động học tập của sinh viên trường Trung cấp Kinh tế Tài chính

Hà Nội

Hoạt động học tập tại Trường Trung cấp Kinh tế Tài chính Hà Nội khác về

cơ bản so với hoa ̣t đô ̣ng ho ̣c tâ ̣p ta ̣ i trường phổ thông và cũng mang những nét đă ̣c thù so với các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiê ̣p khác

Sinh viên trường Trung cấp Kinh tế Tài chính Hà Nô ̣i được đào ta ̣o theo hướng thực hành nghề nghiệp là chính Trường đào tạo chuyên ngành kế toán doanh nghiệp và tài chính ngân hàng Sinh viên sau khi ra trường chủ yếu làm kế toán cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Một số khác có nhu cầu học cao lên có thể học liên thông lên Đại học, Cao đẳng và khi tốt nghiệp trình độ tương đương với trình độ Đại học, Cao đẳng Hoạt động học tập của sinh viên , học sinh trong trường gắn liền với viê ̣c thực hành nghề (kế toán , tài chính ) Sinh viên vừa ho ̣c lý thuyết và ho ̣c thực hành môn ho ̣c và kiến thức thực tế ta ̣i các doanh nghiê ̣p khi thực tâ ̣p

Ở nội dung lý thuyết , ngoài các môn học bắt buộc đối với sinh viên nói chung như các môn : chính trị, giáo dục pháp luật , soạn thảo văn bản , giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng thì sinh viên trong trường còn được học một số môn

cơ sở như : Kinh tế chính tri ̣, kinh tế vi mô , luâ ̣t kinh tế, phân tích, thống kê doanh nghiê ̣p Tiếp đến là mô ̣t số môn có tính chất tiền đề cho nghề nghiê ̣p của các

em như: Lý thuyết hạch toán, tài chính doanh nghiệp, kế toán doanh nghiê ̣p sản xuất

Sau khi đã được trang bi ̣ những kiến thức cơ bản về lý thuyết , sinh viên bắt đầu đươ ̣c thực hành qua học phần thực hành kế toán , các em thực hiện công việc

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w