Trung cấp Kinh tế Tài chính Hà Nội ..................

Một phần của tài liệu Năng lực nhận biết và sử dụng cảm xúc trong học tập của sinh viên trường trung cấp Kinh tế Tài chính Hà Nội (Trang 32)

Sinh viên trường Trung cấp Kinh tế Tài chính Hà Nội đến từ các tỉnh, Thành phố khác nhau trong cả nước, nhưng chủ yếu nhất vẫn là Thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Để hoạt động học tập có kết quả, trong thời gian đầu ở trường, sinh viên phải thích nghi với hoạt động học tập, hoạt động xã hội cũng như các sinh hoạt

trong đời sống tập thể của sinh viên. Quá trình thích nghi này tập trung chủ yếu ở các mặt:

+ Nội dung học tập: Trường đào tạo chuyên ngành kế toán và tài chính ngân hàng, chủ yếu là kiến thức thực hành nghề, không chuyên sâu nghiên cứu. Tuy nhiên là trường trung cấp chuyên nghiệp chứ không thuần túy là trường nghề do đó các môn học bắt buộc là: Những môn cơ bản ( môn chung như: giáo dục chính trị, pháp luật, ngoại ngữ, tin học, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng...), các môn cơ sở ( những môn có tính chất nền tảng cho các môn chuyên ngành như: luật kinh tế, kinh tế chính trị, kinh tế vi mô, Marketing...), và các môn chuyên ngành (Kế toán doanh nghiệp sản xuất, tài chính ngân hàng, tài chính doanh nghiệp...).

+ Phương pháp học tập: Không hoàn toàn giống như ở các trường đại học, sinh viên có khả năng tự nghiên cứu tài liệu, viết tiểu luận hoặc tham gia nghiên cứu khoa học. Ở trường trung cấp sinh viên chủ yếu học tập ở trên lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Học theo thời khóa biểu của trường và theo kế hoạch cụ thể, không đào tạo theo tín chỉ, học theo hình thức cuốn chiếu, thi hết môn vào cuối mỗi kỳ.

Cở sở vật chất của trường phục vụ học tập khá tốt. Giảng đường đều có máy chiếu hỗ trợ cho việc dạy của giáo viên và học của sinh viên. Phòng học thoáng, có hai phòng thực hành kế toán dành cho sinh viên năm cuối thực hành nghề (làm việc với chứng từ, sổ sách kế toán trên phần mềm). Phòng thực hành tin học, tuy nhiên chưa có phòng chuyên để học ngoại ngữ. Thư viện đảm bảo về yêu cầu phục vụ sinh viên trong tra cứu và tìm tài liệu nhưng tài liệu còn chưa được phong phú. + Môi trường sinh hoạt: Sinh viên mở rộng mối quan hệ hơn so với học sinh phổ thông. Một số sinh viên ở tại khu kí túc xá của trường, còn lại ở ngoại trú. Sinh viên bước đầu quen với cuộc sống tự lập.

+ Nội dung và cách thức giao tiếp với thầy cô giáo, bạn bè và các tổ chức xã hội phong phú, đa dạng...

- Sự phát triển về nhận thức, trí tuệ của sinh viên

Bản chất hoạt động nhận thức của sinh viên trung cấp chuyên nghiệp là đi sâu tìm hiểu những môn ho ̣c , chuyên ngành khoa ho ̣c cu ̣ thể với mu ̣c đích trở thành

những người có tay nghề giỏi trong lĩnh vực được đào tạo. Cụ thể với sinh viên trường trung cấp Kinh tế Tài chính sau khi ra trường ho ̣ thực sự là những người kế toán giỏi, thành thạo các công việc của người kế toán viên và phải có được những kỹ năng cơ bản để hành nghề thuần thục. Nét đặc trưng cho hoạt động học tập của họ là sự căng thẳng về trí tuê ̣ , sự phối hợp của nhiều thao tác tư duy . Mô ̣t vài đă ̣c điểm cơ bản trong hoa ̣t đô ̣ng nhâ ̣n thức của sinh viên trường trung cấp Kinh tế Tài chính Hà Nội thể hiê ̣n:

+ Sinh viên ho ̣c tâ ̣p nhằm lĩnh hô ̣i các tri thức , những kỹ năng , kỹ xảo nghề nghiê ̣p, phát triển những phẩm chất nhân cách . Hoạt động nhận thức của họ vừa gắn kết chă ̣t chẽ với kiến thức chung và kiến thức nghề nghiệp cụ thể, đặc biệt những kiến thức liên quan đến kỹ năng nghề như: kỹ năng tính toán nhanh, chính xác; khả năng làm việc thành thạo trên phần mềm máy tính đã được viết riêng trong ngành kế toán ...

+ Hoạt động học tập của sinh viên diễn ra một cách có kế hoạch , có mục đích, nô ̣i dung , chương trình , phương thức đào ta ̣o theo thời gian mô ̣t cách chă ̣t chẽ . Trong trường trung cấp c huyên nghiê ̣p , thời gian đào ta ̣o là 2 năm, với chương trình, mục tiêu đào tạo cụ thể theo khung chương trình quy định của Bộ giáo dục và đào ta ̣o. Năm thứ nhất học nhưng môn chung, môn cơ sở; năm thứ hai học những môn chuyên ngành và thực hành nghề nghiệp (bao gồm cả thực hành kế toán và thực tập ở các đơn vị cụ thể).

+ Hoạt động học tập của sinh viên mang tính độc lập , tự chủ và sáng ta ̣o cao . Sinh viên tự có kế hoa ̣ch ho ̣c tâ ̣p phù hợp với nô ̣i dung và chươn g trình mới ở trường chuyên nghiê ̣p.

+ Phương pháp ho ̣c tâ ̣p của sinh viên có khác hơn so với ho ̣c ở phổ thông . Học theo hinh thức cuốn chiếu, chủ yếu yêu cầu khả năng tự học , tự tìm hiểu nghiên cứu của sinh viên. Thầy cô giáo chỉ là người hướng dẫn còn sinh viê n chủ đô ̣ng tiếp nhâ ̣n tri thức chứ không bi ̣ đô ̣ng như trước đây.

Hoạt động nhận thức của sinh viên thực sự là loại hoạt động trí tuệ đích thực, căng thăng, cường độ cao và có tính lựa chọn rõ rệt. Hoạt động trí tuệ này vẫn lấy những sự kiện của các quá trình nhận thức cảm tính làm cơ sở. Song các thao tác trí

tuệ đã phát triển ở trình độ cao và đặc biệt có sự phối hợp nhịp nhàng, tinh tế và uyển chuyển, linh động theo từng hoàn cảnh có vấn đề. Bởi vậy đa số sinh viên lĩnh hội nhanh nhạy, sắc bén những vấn đề mà thầy cô giáo đã trình bày.

- Sự phát triển của động cơ học tập ở sinh viên

Động cơ học tập của sinh viên bị chi phối bởi nhiều nguyên nhân khác nhau , bao hà m cả nguyên nhân khách quan và chủ quan . Động cơ học tập nảy sinh do chính hoạt động và những hoàn cảnh , điều kiê ̣n cu ̣ thể mang la ̣i như : nô ̣i dung , chương trình ho ̣c, thầy cô giáo, điều kiê ̣n thiết bi ̣ da ̣y ho ̣c ... Lĩnh vực động cơ hoa ̣t đô ̣ng của sinh viên rất đa da ̣ng , phong phú và thường bô ̣c lô ̣ rõ tính hê ̣ thống . Trong đó viê ̣c ho ̣c tâ ̣p của ho ̣ không chỉ bi ̣ chi phối bởi mô ̣t đô ̣ng cơ mà thường là mô ̣t số đô ̣ng cơ nào đó.

Trong quá trình học tập, lĩnh vực động cơ của sinh viên liên tục bị chi phối khá mạnh bởi chính vai trò của các cán bộ giảng dạy trong đó có việc tổ chức hoạt động dạy học. Việc phát triển những động cơ tích cực của hoạt động học tập ở sinh viên phụ thuộc vào một số điều kiện sư phạm nhất định.

1.3.3 Đặc điểm tâm lý của sinh viên trường Trung cấp Kinh tế Tài chính Hà Nội.

- Đời sống xúc cảm, tình cảm của sinh viên

Sinh viên trường trung cấp Kinh tế Tài chính Hà Nội có đặc điểm khác biệt một chút so với sinh viên các trường khác. Trước đây, sinh viên ở Kí túc xá của trường quy định giờ tự học, thời gian không học ở trên lớp sinh viên tự học ở phòng kí túc xá, trên thư viện và có người kiểm tra. Tuy nhiên hiện nay nhà trường không duy trì nền nếp này bởi vì sinh viên có mong muốn tự sắp xếp thời gian học tập của bản thân để kết hợp đi làm thêm và tham gia một số các hoạt động khác. Đây cũng là yếu tố khẳng định tự ý thức của sinh viên trong hoạt động của cá nhân có sự tiến bộ so với trước. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một bộ phận sinh viên còn lơ là việc học tập, chưa tự giác nếu không được kiểm tra, nhắc nhở. Kết quả là có sự phân loại rõ rệt khi có sinh viên đạt kết quả khá cao hoặc trung bình và có bộ phận thì kết quả học tập kém hẳn. Những tình cảm tích cực như tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ và đặc biệt là tình yêu nam nữ có tác động nhất định

đến sinh viên. Những tình cảm này đúng đắn, phù hợp có tác động tích cực đến học tập của các em, ngược lại chúng có thể làm kết quả học tập bị xa sút, kết quả không như mong đợi.

- Sự phát triển một số phẩm chất nhân cách ở sinh viên + Đặc điểm về tự đánh giá, tự ý thức, tự giáo dục ở sinh viên

Sự phát triển về nhâ ̣n thức và trí tuê ̣, những hoa ̣t đô ̣ng mang tính chính tri ̣ – xã hội cũng có những nét thay đổi đáng kể so với trước đó và so với sinh viên các trường Đa ̣i ho ̣c và Cao đẳng khác.

Tự đánh giá là một trong những phẩm chất quan trọng, một trình độ phát triển cao của nhân cách. Sinh viên trong trường thường tự đánh giá về năng lực của mình không cao. Rất nhiều sinh viên khi được hỏi đều cho rằng đã là sinh viên trường trung cấp là kém, không bằng sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng. Trường trung cấp chỉ xét tuyển hồ sơ, không thi do đó ai có nguyện vọng và nộp hồ sơ xét tuyển là trúng tuyển và theo học, điều này dẫn đến là những học sinh học lực trung bình, thậm chí yếu cũng có thể trở thành sinh viên. Từ suy nghĩ đó nên dẫn đến sự không tự tin của sinh viên trong học tập nói riêng và các hoạt động khác nói chung. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy không phải sinh viên trung cấp đều là những người có nhận thức trung bình hoặc học lực yếu, một số em có học lực khá nhưng do hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế khó khăn hoặc một số muốn có khả năng tự lập sớm đã có sự lựa chọn học trung cấp chuyên nghiệp. Thời gian chỉ mất hai năm sau đó có thể đi làm kiếm tiền ngay, nếu có nguyện vọng vẫn học lên cao được khi thực hiện liên thông lên đại học hoặc cao đẳng.

Trạng thái không ổn định , không cân bằng , lo lắng, hồi hô ̣p thường phổ biến ở sinh viên . Sinh viên trong trường thường có xu hướng tự đánh giá thấp về năng lực của mình bởi các em quan niệm trường trung cấp là trình độ thấp nhất trong giáo dục chuyên nghiệp, vì vậy có mặc cảm tự ti, chưa thực sự mạnh dạn trong các hoạt động chung, hoạt động có tính chất xã hội. Tự đánh giá về trí tuê ̣ là thành phần quan tro ̣ng trong cấu trúc tự nhâ ̣n thức của sinh viên. Nó có ý nghĩa đối với sự hình thành phẩm chất trí tuệ trong quá trình học tập ở trường chuyên nghiệp . Tự đánh giá

Tự ý thức là một trình độ phát triển cao của ý thức, nó giúp sinh viên có hiểu biết về thái độ, hành vi cử chỉ của mình để chủ động hướng hoạt động của mình đi theo những yêu cầu đòi hỏi của tập thể, của cộng đồng xã hội.

Sinh viên trong trường khả năng tự ý thức chưa cao, do vậy trường vẫn có duy trì hình thức kiểm tra, đánh giá khá sát sao trong công tác quản lí và giáo dục sinh viên. Cụ thể mỗi tháng có hai lần giao ban dành cho sinh viên để chấm điểm thi đua, tất cả các lỗi sinh viên vi phạm đều quy đổi ra điểm chuẩn để tính điểm rèn luyện cho sinh viên. Những sinh viên tích cực có thành tích trong học tập và hoạt động đoàn thể khuyến khích cộng điểm, được trao tặng học bổng. Điều này cổ vũ động viên sinh viên phát triển mạnh tự ý thức và tự đánh giá của bản thân.

+ Sự phát triển về định hướng giá trị ở thanh niên sinh viên

Những kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên đã chọn và đánh giá cao các giá trị rất cơ bản con người. Trong thời kỳ mở cửa nền kinh tế thị trường, những giá trị định hướng của thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng cũng đã có những thay đổi, những phân hóa nhất định. Đây là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi một quá trình giáo dục định hướng giá trị có tính chất từ vĩ mô đến vi mô của toàn xã hội.

Sinh viên trong trường chủ yếu là xa gia đình , do vâ ̣y khi nhâ ̣p ho ̣c các em cũng cần thích nghi với cuộc sống mới . Mô ̣t số sinh viên ở trong khu kí túc xá của Trường, mô ̣t số khác ở ngoài , nhìn chung các em đều có sự thay đổi trong sinh hoạ t và lối sống. Sự thích nghi này không chỉ dừng la ̣i ở sinh hoa ̣t hàng ngày mà ngay cả nô ̣i dung, chương trình, phương pháp ho ̣c tâ ̣p cũng cần đến sự thích ứng với điều kiê ̣n mới. Đa ̣i đa số các em bước đầu đã có sự thích ứng tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những bỡ ngỡ ban đầu đối với những sinh viên năm thứ nhất.

Xác định nghề nghiệp của sinh viên trung cấp kinh tế tài chính Hà Nội ở một số em tương đối mơ hồ . Có em khi được hỏi về mục đích học tập để sau này có kế hoạch tiếp theo là gì thì trả lời không biết bởi vì Bố mẹ bảo đi học thì đi ( học cho Bố Me ̣). Một số sinh viên cho rằng họ vào trường vì không thi được vào các trường Đại học, Cao đẳng khác, thấy bạn bè đi thì đi, không biết học xong làm gì ( chưa xác định rõ mục đích học tập, thực hiện theo tâm lý đám đông). Mô ̣t số khác xác đi ̣nh rõ ho ̣c xong ra trường đi làm kế toán và tiếp tu ̣c ho ̣c liên thông để nâng cao

trình độ lên cao đẳng và đa ̣i ho ̣c . Với những sinh viên này tự xác đi ̣nh nghề nghiê ̣p là kết quả của quá trình khái quát và hợp nhất các mục đích đặt ra trước của cá nhân. Đó là sự liên kết và thứ bâ ̣c hóa các đô ̣ng cơ của nó , là sự hình thành ha ̣t nhân bền vững, sự đi ̣nh hướng giá tri ̣ theo mong muốn của cá nhân . Như vậy, một phần sự đi ̣nh hướng này cũng xuất phát do nhu cầu của xã hô ̣i , sự lựa cho ̣n theo tâm lý đám đông, theo mốt.

Nhìn chung có thể nhâ ̣n thấy rằng , sinh viên trường trung cấp kinh tế tài chính Hà Nội cũng mang những đặc điểm hoạt động tâm lý giống như sinh viên nói

chung. Tuy nhiên có điểm khác biê ̣t tương đối rõ đó là : Sự tự đánh giá , tự nhận thức, tự giáo dục còn chưa cao , đa số sinh viên còn thụ động trong viê ̣c tiếp nhận tri thức. Hoạt động chính trị – xã hội chưa sôi nổi và chưa được mở rộng.

1.3.4. Hoạt động học tập của sinh viên trường trung cấp Kinh tế Tài chính Hà Nội

1.3.4.1.. Hoạt động học tập của sinh viên

Sinh viên các trường đa ̣i ho ̣c , cao đẳng, trung cấp chuyên nghiê ̣p nói chung phần lớn đều phải thay đổi môi trường sống khi đi ho ̣c , các em sống xa gia đìn h, chịu nhiều tác động của xã hội , phải tự lo cho bản thân và để học tập tốt trước hết các em phải thích ứng tốt với các điều kiện sinh hoạt mới . Mô ̣t đă ̣c trưng quan tro ̣ng của hoạt động học tập tại trường đại học , cao đẳng, trung cấp chuyên nghiê ̣p là người ho ̣c phải tự giác ho ̣c tâ ̣p, chủ động, đô ̣c lâ ̣p, hợp tác trong quá trình ho ̣c tâ ̣p. - Nô ̣i dung ho ̣c tâ ̣p mang tính chất chuyên ngành , phạm vi hẹp hơn , sâu sắc hơn, nhằm đa ̣t được mu ̣c t iêu là đào ta ̣o các chuyên gia , các trí thức cho đất nước . Ưu điểm của sinh viên là khả năng lĩnh hô ̣i lớn , tích cực học tập , sẵn sàng hoa ̣t đô ̣ng, thích các hình thức học tập có tính chất như của người trưởng thành , người lớn, không thích thu ̣ đô ̣ng ngồi nghe, không thích ghi chép nhiều trong giờ ho ̣c. - Đối tượng của hoạt động học là cái mới với cá nhân nhưng không mới với đối với nhân loại. Trong hoạt động học tập, phương tiện chủ yếu là tư duy, tất cả

Một phần của tài liệu Năng lực nhận biết và sử dụng cảm xúc trong học tập của sinh viên trường trung cấp Kinh tế Tài chính Hà Nội (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)