1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình

135 2,8K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 2,51 MB

Nội dung

Với hơn 7 năm kinh nghiệm sản xuất, do vậy đến nay việc cung cấp cho các cơ quan báo chí một sự định giá, phân tích và tổng kết khách quan về sự cần thiết và vai trò quan trọng của công

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG MỘT: TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRÕ CHƠI TRUYỀN HÌNH - CÔNG VIỆC QUAN TRỌNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT SÓNG 17

1.1 VAI TRÕ CỦA CÔNG TÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRÕ CHƠI TRUYỀN HÌNH 17

1.1.1 Đặc trưng của trò chơi truyền hình so với các loại hình báo chí khác 17

1.2 Tổ chức sản xuất một chương trình trò chơi trên truyền hình 22

1.2.1 Tổ chức sản xuất một trò chơi truyền hình 40

1.3 Tầm quan trọng của nội dung kịch bản trong trò chơi truyền hình 52

1.4 Sự hấp dẫn của hình thức trò chơi truyền hình và ý nghĩa của công tác tổ chức sản xuất 63

CHƯƠNG HAI: TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRÕ CHƠI TRUYỀN HÌNH TRÊN SÓNG VTV3 - ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM 70

2.1 KHẢO SÁT MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH TRÕ CHƠI TRUYỀN HÌNH 70

2.2 CÁC YẾU TỐ - ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÓ MỘT CHƯƠNG TRÌNH TRÕ CHƠI HẤP DẪN 86

2.3 CÁC BƯỚC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TRÕ CHƠI TRUYỀN HÌNH 97

CHƯƠNG BA: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH TRÒ CHƠI TRUYỀN HÌNH THÔNG QUA 108

CÔNG TÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT 108

3.1 Cần xây dựng thêm nhiều chương trình theo hình thức trò chơi truyền hình 110

3.2 Đổi mới nội dung và hình thức các chương trình trò chơi truyền hình 112

3.3 Cần khắc phục nhược điểm của các chương trình trò chơi truyền hình để nâng cao hiệu qủa tuyên truyền , tổ chức và giáo dục 115

KẾT LUẬN 128

TÀI LIỆU THAM KHẢO 134

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính thời sự và lý do chọn đề tài

Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, vai trò của vô tuyến truyền hình ngày càng trở nên quan trọng Nó đã khẳng định mình không chỉ như một phương tiện thông tin đại chúng hữu hiệu mà còn là công cụ đắc lực trong việc tuyên truyền, giáo dục và giải trí

Nếu như trên thế giới, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ vào đầu những năm 30 của thế kỷ XX, truyền hình ra đời với sự đánh dấu của một loại hình dịch vụ mới xuất hiện chỉ với tiêu chuẩn phát sóng 240 dòng ở 25 khuôn hình trong một giây, thì ngày nay truyền hình đã phát triển một cách vượt bậc về chất lượng truyền dẫn phát sóng và nội dung phong phú

đa dạng Ở Việt Nam, tuổi đời của truyền hình Việt Nam mới được hơn 30 năm, từ hai chiếc camera “ngựa trời” phát hình thử nghiệm ngày 7/9/1970, đến nay ngành truyền hình Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc về trang thiết bị và công nghệ sản xuất các chương trình Chỉ tính riêng 5 kênh của Truyền hình Việt Nam là VTV1, VTV2, VTV3, VTV4 và VTV5 (chương trình tiếng dân tộc) thì tổng thời lượng mỗi ngày phát sóng đã lên đến 61,5 giờ/ngày Riêng VTV3 chiếm 18 giờ phát sóng/ngày Trong đó mảng trò chơi truyền hình mới được đưa vào sản xuất trong vòng 7 năm với nhiều bỡ ngỡ và khó khăn nhưng lại hứa hẹn nhiều khả năng phát triển trong tương lai

Nếu lấy một khung chương trình phát sóng của VTV3 năm 2003 (có thể lấy cụ thể lịch phát sóng của Đài THVN trên kênh VTV3 từ ngày 4/11/2002 đến 1/12/2002 (trong 4 tuần) thì tổng thời lượng phát sóng các chương trình là 30.240 phút/tháng, bằng 504 giờ/tháng trong đó thời lượng phát sóng các chương trình trò chơi truyền hình là 56 giờ/tháng chiếm 11,11% tổng thời lượng phát sóng Các chương trình phim, sân khấu là 104 giờ/tháng

Trang 4

chiếm 20,63%, thời lượng phát sóng các chương trình ca nhạc, thư giãn là 39 giờ/tháng chiếm 7,73% còn lại là các chương trình tổng hợp khác như phim tài liệu, các chuyên mục, thể thao, các chương trình gặp gỡ và đối thoại, tạp chí, tin tức Như vậy, các chương trình trò chơi truyền hình chiếm một thời lượng đáng kể trong tổng thời lượng phát sóng của kênh giải trí thông tin - kinh tế VTV3 và đóng góp quan trọng vào chất lượng làn sóng truyền hình

Không phải ngẫu nhiên mà trong bảng điều tra xã hội học của Trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội (Ban Tư tưởng văn hoá TW) với vùng dân cư sinh sống: thành thị 50%, nông thôn 49%, miền núi 5%, trong đó dân tộc Kinh 95%, dân tộc ít người 5%, nam giới là 62%, nữ giới 38%, theo lứa tuổi dưới 30 là 34%, tuổi từ 31 đến 45 là 29% và tuổi trên 45 là 37% thì trong nhóm các chương trình được khán giả quan tâm, xếp thứ tự chênh lệch giữa từng chương trình trò chơi truyền hình với các chuyên mục lớn khác như thời

sự, phim truyện, thể thao, ca nhạc thì tên tuổi của một số chương trình trò chơi truyền hình cụ thể đã được đưa vào so sánh và bình chọn với số lượng khán gỉa yêu thích rất cao Trong đó, số các chương trình được số người từ 5% trở lên cho là chương trình yêu thích nhất của mình có: “Chiếc nón kỳ diệu” chiếm 37%, “Đường lên đỉnh Olympia” chiếm 22% , “Ở nhà chủ nhật” chiếm 16 % và “Hành trình văn hoá” chiếm 13 % Thực sự chỉ với từng chương trình trò chơi truyền hình cụ thể được đem ra so sánh với cả một chuyên mục lớn với rất nhiều chương trình vệ tinh nhỏ xung quanh đã là hạnh phúc lớn lao đối với những người thực hiện chứ còn chưa nói đến sự yêu thích và hâm mộ của khán giả Đây là nguồn động viên lớn tiếp sức cho công tác tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình càng cần quy mô và

khoa học hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng, phục vụ khán giả cả nước

Nhân dịp tới thăm Đài Truyền hình Việt Nam năm 1997, nguyên Tổng

bí thư Đỗ Mười đã phát biểu: “Mảng giải trí luôn là nhu cầu rất lớn của khán

Trang 5

giả và ngày càng phải đáp ứng cao hơn Đảng và Chính phủ luôn thường xuyên động viên, khuyến khích sức sáng tạo, tìm tòi những chương trình văn hoá và thể thao có sức tập hợp quần chúng, nhất là lớp trẻ Trong lĩnh vực này, cần chú ý giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, chống xa hoa lãng phí, xu hướng lai căng, tây hoá” Như vậy, việc cho ra đời thêm nhiều chương trình trò chơi truyền hình mang tính giải trí và giáo dục cao vừa là trách nhiệm vừa

là việc thử sức của những người làm truyền hình trong một lĩnh vực còn khá mới mẻ với công chúng Việt Nam Trong đó ý nghĩa của công tác tổ chức sản xuất đòi hỏi một trách nhiệm nặng nề và nghiêm túc cần được nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả

Là kênh truyền hình quốc gia với nhiệm vụ nâng cao và phổ biến các chương trình thể thao, giải trí và thông tin kinh tế, ngay từ khi mới thành lập năm 1996, với đội ngũ những người thực hiện vẻn vẹn có 9 nhân lực chủ yếu được bổ sung từ nhiều Ban biên tập và các bộ phận khác nhau trong Đài truyền hình, Ban lãnh đạo VTV3 lúc bấy giờ đã có định hướng mở ra nhiều chuyên mục giải trí với ý tưởng xây dựng các chương trình trò chơi truyền hình Từ những bước sơ khởi đó, đến nay đội ngũ những người thực hiện các chương trình trò chơi truyền hình ngày càng lớn mạnh và không ngừng nâng cao về chất lượng và nghiệp vụ Số lượng cán bộ - phóng viên, biên tập viên hiện nay của Ban Thể thao - giải trí - thông tin kinh tế là hơn 100 người, cho thấy sự lớn mạnh của đội ngũ những người làm công tác thông tin giải trí và

sự quan tâm của Lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam đối với mảng tuyên truyền này

Từ thực tiễn của ngành truyền hình đã đặt cho chúng ta những vấn đề cần nghiên cứu và tổng kết về mặt lý luận, trách nhiệm đang dồn lên vai những người làm truyền hình để luôn không những có thêm nhiều chương trình hay, sinh động, bổ ích mang tính giáo dục và tư tưởng tốt mà còn luôn

Trang 6

tạo ra một cách thức tổ chức sản xuất chương trình khoa học, hiện đại mang tính chuyên nghiệp hoá

Vai trò của công tác tổ chức sản xuất trong các chương trình trò chơi truyền hình ngày càng được coi trọng và chuyên môn hoá từng khâu sản xuất

để nâng cao chất lượng các chương trình phát sóng phục vụ nhân dân Một chương trình trò chơi truyền hình hấp dẫn chỉ có thể được thực hiện từ một đội ngũ sản xuất chuyên nghiệp, sáng tạo bên cạnh công tác tổ chức sản xuất dày dặn kinh nghiệm chuyên môn và vững vàng về tư tưởng chính trị

Cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng của phương tiện kỹ thuật, các chương trình truyền hình ngày càng trở nên phong phú hơn Một loạt chương trình mới đã ra đời trong đó có các chương trình trò chơi truyền hình Những chương trình này đã thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng nhân dân, bước đầu khẳng định được chỗ đứng trong lòng khán giả và bởi vậy nó đặt ra cho lý luận truyền hình một đối tượng nghiên cứu mới

Vì vậy, một nhiệm vụ cấp thiết đặt ra là nghiên cứu những quy luật và đặc điểm của hình thức mới, nghiên cứu, khảo sát những thế mạnh của các trò chơi truyền hình, tìm ra những hướng phát triển cho công tác tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình - một công việc có ý nghĩa quan trọng quyết định sự hấp dẫn và thành công của một chương trình

Các chương trình trò chơi truyền hình ngày càng phát triển, nhiều đề tài mới, hình thức mới được cập nhật cùng với sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật hiện đại Diện phủ sóng của các chương trình trò chơi truyền hình không chỉ dừng lại ở một địa phương, một quốc gia mà nó đã lan rộng và toả khắp năm châu bốn biển, mang đến một phong thái mới và cách thức sản xuất mới đối với những người làm truyền hình Hơn lúc nào hết với cường độ sản xuất cao, với khung chương trình cố định đã được phê duyệt, đội ngũ sản xuất

Trang 7

không nhiều vậy thì công tác tổ chức sản xuất chương trình trò chơi truyền hình chỉ có thể đáp ứng tốt khi guồng máy thực hiện đồng bộ và có kế hoạch khoa học

Tổ chức sản xuất một chương trình trò chơi truyền hình là một công việc tổng hợp bao gồm việc lên kế hoạch về nội dung tư tưởng cho từng chương trình trò chơi, vừa là sợi dây liên hệ - khích thích sự sáng tạo giữa các thành viên trong nhóm thực hiện cùng một trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi

để đạt được mục đích sáng tạo và sản xuất nên các chương trình trò chơi truyền hình

Tuy mới định hình và phổ biến trên kênh truyền hình VTV3 được 7 năm, nhưng thực chất các chương trình trò chơi truyền hình đã xuất hiện trên thế giới từ rất lâu với đầy đủ tính lý luận, kinh nghiệm và thực tế sản xuất Cho đến nay, ở Việt Nam chưa có công trình khoa học tầm cỡ nào nghiên cứu

và đánh giá về công tác tổ chức sản xuất chương trình trò chơi truyền hình Với hơn 7 năm kinh nghiệm sản xuất, do vậy đến nay việc cung cấp cho các

cơ quan báo chí một sự định giá, phân tích và tổng kết khách quan về sự cần thiết và vai trò quan trọng của công tác tổ chức sản xuất chương trình trò chơi truyền hình là hết sức cần thiết và quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng các chương trình trò chơi phát sóng trên VTV3 Đài Truyền hình Việt Nam

Để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành truyền hình và việc nghiên cứu kỹ luỡng công tác tổ chức sản xuất chương trình trò chơi truyền hình một cách khách quan, khoa học, thiết nghĩ đây chính là thời điểm thích hợp và cần thiết để đúc rút lại kinh nghiệm tổ chức, rút ra từ thực tiễn và lý luận để có một phương pháp nghiên cứu đúng đắn và hiệu quả

Trang 8

Tác giả luận văn có cơ hội được trực tiếp tham gia vào công tác tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình tại Ban Thể thao - giải trí - thông tin kinh tế từ những năm đầu tiên khi áp dụng thử nghiệm một số chương trình trò chơi mới, và liên tục cho đến nay là tròn 7 năm, tôi tự ý thức được rằng công tác tổ chức sản xuất ngày càng trở nên ngày càng quan trọng

và cần thiết trong sự phát triển chung của ngành truyền hình cả nước Chính

vì vậy, đối với tôi, đây là đề tài trăn trở để nghiên cứu với nhiều thuận lợi cũng như khó khăn về thực tế công việc được giao

Qua nghiên cứu này hy vọng từ đây sẽ là căn cứ giúp cho các cơ quan thông tấn báo chí nói chung và các Đài Phát thanh - Truyền hình địa phương

và khu vực, các chuyên ngành đào tạo báo hình nói riêng có thêm nguồn tư liệu, lý thuết, tính khoa học và thực tiễn để bổ sung cho hệ thống lý luận hoàn chỉnh hơn với vị trí đặc biệt quan trọng của công tác sản xuất chương trình trò chơi truyền hình trong thời gian tới

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu công tác tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình như một hình thức báo chí mới xuất hiện, những thế mạnh của nó trong việc thu hút khán giả truyền hình, đi sâu phân tích những đặc điểm của kịch bản và cách thức tổ chức thực hiện chương trình, tìm đối tượng tham gia phù hợp, chuẩn bị đạo cụ minh hoạ, liên

hệ cố vấn chuyên môn và hệ thống cộng tác viên đắc lực, tập luyện và tổ chức buổi ghi hình tại trường quay và hiện trường, chu toàn khâu hậu kỳ và dựng băng phát sóng Trên cơ sở khảo sát một số chương trình trò chơi truyền hình đã và đang phát sóng trên kênh VTV3 để đưa ra những nhận định, phân tích và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng chương trình trò chơi truyền hình nói chung Chúng tôi sẽ tập trung vào nghiên cứu đối tượng chủ yếu là

Trang 9

đặc trưng của công việc tổ chức sản xuất: nêu bật sự khác biệt giữa công việc

tổ chức đặc biệt này với việc sản xuất những chương trình báo hình khác; nhấn mạnh vai trò và vị trí của việc tổ chức khoa học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc sản xuất và dàn dựng trò chơi truyền hình, sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa từng thành viên trong êkíp làm và phân tích cách xây dựng kịch bản chính và kịch bản chi tiết Từ đó đề xuất, kiến nghị những hướng đi thích hợp trong điều kiện hiện nay

Công việc tổ chức sản xuất một chương trình trò chơi truyền hình được lấy cụ thể từ một chương trình thông qua nhóm thực hiện trực tiếp Từ đó so sánh, khái quát và nêu bật chức danh và vai trò của tùng thành viên trong nhóm Trò chơi truyền hình là chương trình đòi hỏi sự làm việc có tính tập thể cao nhất so với các chương trình báo hình khác Có thể ví êkíp thực hiện như một chiếc đồng hồ, vậy thì chiếc đồng hồ chỉ hoạt động tốt khi từng chiếc đinh vít được vận hành và khởi động liên tục Do vậy công tác tổ chức sản xuất khoa học và được nghiên cứu, ứng dụng một cách khoa học và chuyên nghiệp là để thúc đẩy mỗi phần việc được giao của chính từng khâu sản xuất làm việc sáng tạo và hiệu quả là hết sức quan trọng

Từng bước rút kinh nghiệm và mày mò học hỏi từ những chương trình trò chơi truyền hình khác được phát sóng trên nhiều kênh của đài Truyền hình Việt Nam, kết hợp với việc học tập và luôn theo sát mỗi bước tiến bộ của các chương trình trò chơi truyền hình nước ngoài, đó là yêu cầu bắt buộc của những người tham gia sản xuất chương trình trò chơi truyền hình Với công việc tổ chức sản xuất, thì việc làm này càng có ý nghĩa để từng chương trình sau lại có cái mới, tiến bộ và khắc phục nhược điểm của chương trình trước

Sự tham gia nhiệt tình của khán giả sẽ là thước đo chính xác nhất cho tính hấp dẫn của các chương trình trò chơi truyền hình Chỉ có một chương trình trò chơi hay, hấp dẫn với nội dung bổ ích phong phú, người chơi thông minh,

Trang 10

người dẫn chương trình duyên dáng ứng xử nhanh, và đằng sau đó là việc tổ chức sản xuất hợp lý khoa học mới làm nên diện mạo một chương trình trò chơi hấp dẫn Công việc tổ chức sản xuất luôn là công việc thầm lặng không xuất hiện ồn ào trên màn hình, không cố định những quy chuẩn nhất định mà

để đạt hiệu quả thì đó luôn là công việc cẩn trọng, nhìn xa trông rộng, có kiến thức khoa học xã hội rộng lớn với việc thấm nhuần những chủ trương, tư tưởng của Đảng và Nhà nước và đặc biệt là sự nhạy cảm chính trị Mối quan

hệ của công tác tổ chức sản xuất một chương trình trò chơi là hết sức lớn, không chỉ bao hàm sự quan hệ giữa thành viên trực tiếp tham gia trong nhóm sản xuất mà có còn bao hàm nhiều khâu liên quan khác với đồng nghiệp, khán giả, những người tham gia chơi, các nhà khoa học, xã hội học, những nhà nghiên cứu tham gia cố vấn cho chương trình Đó vừa là mục đích của những người nghiên cứu và làm công việc tổ chức sản xuất chương trình trò chơi mà cũng là mục đích của luận văn này

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Luận văn này mong muốn không chỉ là một đóng góp cho lý luận báo chí truyền hình về một hình thức mới mẻ trên truyền hình Việt Nam mấy năm gần đây và đang có xu hướng phát triển những năm tiếp theo Mà hy vọng rằng những kết quả nghiên cứu và những đề xuất của luận văn sẽ giúp cho những người sản xuất trò chơi truyền hình, nhìn lại một cách có hệ thống cách

tổ chức hợp lý, hiệu quả và logic cho một số dạng chương trình trò chơi truyền hình để có những cải tiến nâng cao chất lượng trong tương lai

Là một công trình nghiên cứu bước đầu phân tích, đánh giá và so sánh tổng quát dựa trên các chứng cứ, tài liệu, các chương trình thực tiễn, khoa học

và khách quan Do vậy, nó sẽ là cơ sở lý luận có giá trị lý luận và thực tiễn nhất định cho các Đài phát thanh và truyền hình cả nước áp dụng sản xuất

Trang 11

chương trình trò chơi truyền hình, là cơ sở giúp cho công tác đào tạo báo hình trong các khoa báo chí tại một số trường đại học có thêm tính lý thuyết và thực tiễn cụ thể qua từng chương trình trò chơi truyền hình đã và đang phát sóng

Hoạt động thực tiễn của ngành truyền hình 33 năm qua cho thấy công tác tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình nói chung và thể loại trò chơi truyền hình nói riêng thường được hình thành một cách tự phát, mang đậm màu sắc cảm tính, thiếu sự đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng để tổ chức một cách khoa học Có thể đây là một trong nhiều nguyên nhân quan trọng khiến chất lượng của các chương trình trò chơi truyền hình nói riêng và các chương trình truyền hình nói chung chưa đáp ứng được nhu cầu đông đảo của khán giả Riêng các chương trình trò chơi truyền hình lại mới ra đời ở Việt Nam trên kênh VTV3 chưa lâu do một nhóm vài êkíp khác nhau thuộc Ban Thể thao - giải trí - thông tin kinh tế thực hiện, kinh nghiệm thiếu và phần lớn

là sự học hỏi, rút kinh nghiệm từ các chương trình trò chơi truyền hình của thế giới qua băng hình, với một buổi tập dượt thử chương trình cũng với phóng viên, biên tập viên của Nhật Bản và Pháp sang cùng trực tiếp hướng dẫn Các trò chơi truyền hình của ta thường được lấy từ mô hình trò chơi truyền hình của những nơi có công nghệ sản xuất trò chơi đầy kinh nghiệm là Nhật Bản, Pháp và Mỹ, Tây Ban Nha theo khung chương trình cố định

4 Tình hình nghiên cứu đề tài

Luận văn này là một trong những công trình khảo sát đầu tiên về cách

tổ chức sản xuất hiệu quả - khâu quan trọng để xây dựng nên một chương trình trò chơi hay, tuy không xa lạ với khán giả truyền hình nước ngoài nhưng còn khá mới của báo hình Việt Nam Và cũng bởi đây là một đề tài mới mẻ, chưa từng được nghiên cứu đầy đủ hệ thống trong lý luận báo chí, chưa có

Trang 12

những tài liệu chuyên sâu, nên chắc chắn những người làm luận văn không thể tránh khỏi những khó khăn, hoặc thiếu sót trong quá trình nghiên cứu và giải quyết đề tài Là người được đào tạo qua cử nhân báo chí và hiện đang công tác tại cơ quan báo hình, trực tiếp được phân công vào công việc tổ chức sản xuất trò chơi truyền hình trên sóng VTV3, tôi xin trình bày những hiểu biết của mình về vai trò quan trọng của công tác tổ chức sản xuất trong việc thực hiện có hiệu quả trò chơi truyền hình, với đề tài: Tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình (khảo sát qua các chương trình của VTV3 - Đài truyền hình Việt Nam từ năm 1996 - 2003)

Vì đây là đề tài khá mới mẻ, phần nghiên cứu công việc tổ chức sản xuất truyền hình rất ít tài liệu, nên chỉ xin nghiên cứu và khảo sát ở dạng chương trình trò chơi truyền hình mà thôi, và phạm vi khảo sát chỉ giớí hạn trong một số chương trình trò chơi tiêu biểu trên sóng VTV3 - Đài Truyền hình Việt Nam

Từ khi trên Kênh VTV3 xuất hiện một số chương trình trò chơi truyền hình, rải rác trên nhiều tờ báo chuyên ngành, trong các cuộc hội thảo nghiệp

vụ hay sinh hoạt ngoại khoá tại cơ quan báo hình cũng đã đề cập đến công tác

tổ chức sản xuất khi các chương trình trò chơi gặp thành công hoặc thất bại cần rút kinh nghiệm

Về mặt lý luận, năm 1998, Thạc sỹ Trần Bảo Khánh, giảng viên khoa Báo chí - Phân viện Báo chí và Tuyên truyền - Học viện hành chính quốc gia

Hồ Chí Minh đã bảo vệ thành công luận văn: “ Đặc điểm và phương pháp tổ chức sản xuất chương trình ở Đài Truyền hình Việt Nam” (khảo sát năm 1996 -1997) Tuy nhiên luận án không đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể vào việc

tổ chức chương trình truyền hình nói chung và các chương trình trò chơi truyền hình nói riêng Năm 2000, Thạc sỹ Vũ Văn Quang - Trung tâm Đào

Trang 13

tạo - Đài Truyền hình Việt Nam cũng đã bảo vệ thành công luận văn: “ Hoạt động nghề nghiệp của êkíp phóng viên trong sáng tạo tác phẩm truyền hình” Trong luận án có đề cập đến một phần rất nhỏ vai trò của công tác tổ chức sản xuất các tác phẩm truyền hình nói chung, nhưng không đi sâu khai thác riêng

về chương trình trò chơi truyền hình Bên cạnh đó, tháng 11 năm 2001, Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, ông Vũ Văn Hiến đẫ phê duyệt quyết định số 910/QĐ - THVN về danh mục các nhiệm vụ khoa học - công nghệ năm 2002 và hợp đồng khoa học công nghệ số 50/HĐ KHCN-THVN giao cho Ban Thể thao - giải trí - thông tin kinh tế thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành với nội dung: “ Quy chuẩn hoá hoạt động nghiệp vụ và đội ngũ sản xuất chương trình truyền hình tại trường quay Đài Truyền hình Việt Nam nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng chương trình” do tiến

sỹ Tạ Bích Loan - Phó trưởng Ban biên tập làm chủ nhiệm đề tài Rất may mắn cho tác giả luận văn cũng được tham gia vào nhóm nghiên cứu khoa học này với nhiều tham luận và những kinh nghiệm cùng nhiều tài liệu tham khảo

và nghiên cứu quý báu cho một đề tài luận văn đang ấp ủ

Kế thừa kết quả nghiên cứu khoa học của các đồng nghiệp và những người đi trước, dựa vào những nguồn tài liệu trao đổi tại các chương trình hội thảo nghiệp vụ luận án này xin tập trung đi sâu về công tác tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình đã và đang phát sóng trên kênh VTV3 nhằm tìm tòi, phát hiện và đúc rút kinh nghiệm về những bất cập trong từng khâu sản xuất, tìm nguyên nhân và những giải pháp tác động trong công tác tổ chức sản xuất một chương trình trò chơi cụ thể để so sánh, phân tích và khái quát lên một mô hình tổ chức sản xuất chung cho các chương trình trò chơi trong thời gian tới Có thể nói đây là đề tài đầu tiên đi sâu nghiên cứu về công việc đặc thù trong công tác tổ chức sản xuất của mảng trò chơi truyền hình - một hình thức giải trí mới xuất hiện vài năm gần đây

Trang 14

5 Phương pháp luận nghiên cứu

Luận án được hình thành trên cơ sở dựa vào hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay

Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, thống kê, khảo sát thực tiễn và điều tra xã hội học Công tác sưu tầm tài liệu được thực hiện dưới dạng quan sát trực tiếp, phỏng vấn, trao đổi trực tiếp, làm bảng câu hỏi, thu thập thống kê, hệ thống và phân tích

Ngoài các phương pháp công cụ thì việc phỏng vấn những chuyên gia, các nhà báo lão thành - nhiều kinh nghiệm trong ngành truyền hình sẽ được chú trọng bởi tính thực tiễn và kinh nghiệm của họ

Luận văn còn dùng phương pháp phát 500 phiếu điều tra cho các đồng nghiệp đang công tác trong nhiều vị trí khác nhau tại 12 Đài phát thanh và truyền hình địa phương và các Đài truyền hình khu vực (với việc thăm dò cho các đối tượng có trình độ, vị trí và bộ phận công tác, độ tuổi, giới tính đa dạng khác nhau đã có ít nhiều kinh nghiệm sản xuất các chương trình truyền hình) nhằm thăm dò ý kiến về vai trò của công tác tổ chức sản xuất đối với việc phân công công việc và chức danh cụ thể, những ảnh hưởng và tác động trực tiếp vào sức hấp dẫn của từng chương trình trò chơi truyền hình cụ thể,

để từ đó một phần khách quan rút ra ý nghĩa thực tiễn và hiện trạng của công tác tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình nói chung và trò chơi truyền hình nói riêng

Bên cạnh những phiếu điều tra trên diện hẹp trong nội bộ những người đang công tác trong ngành truyền hình, có một tài liệu khá cập nhật của Ban Văn hoá - Tư tưởng trung ương thăm dò ý kiến của dư luận xã hội cho các chương trình và đang phát sóng trên Đài THVN Kết quả này được coi là một trong những tiêu chí chung để nhìn nhận lại thị hiếu nghe nhìn và đối tượng

Trang 15

cùng với những yêu cầu phục vụ để có kế hoạch tổ chức sản xuất Chúng tôi cũng xin căn cứ một phần từ những con số tổng kết, đánh giá kết quả của bảng thăm dò ý kiến dư luận xã hội này để làm tài liệu tham khảo đưa vào luận văn

Công tác nghiên cứu này được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp quy nạp có kết hợp phương pháp loại suy để rút ngắn thời gian công tác mà vẫn đảm bảo tính logic và khoa học

6 Nội dung của luận văn

Phần Mở đầu

Chương 1 Tổ chức sản xuất chương trình trò chơi truyền hình - công việc

quan trọng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả chương trình phát sóng

Chương 2.Tổ chức sản xuất chương trình trò chơi truyền hình trên VTV3 -

Trang 16

1.1.1 Đặc trưng của trò chơi truyền hình so với các loại hình báo chí khác

Hoạt động sáng tạo báo chí nhằm mục đích góp phần hình thành và phát triển y thức, nhận thức của con người Sản phầm báo chí là một loại sản phẩm hàng hoá đặc biệt, mang giá trị sử dụng đặc biệt Vì là đặc biệt nên sản phẩm báo chí được hình thành khác với quy trình sản xuất vật chất, trong đó

có ba yếu tố: lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động Sự khác biệt

Trang 17

chính phụ thuộc vào cách thức và đề tài mà một tác phẩm báo chí quyết định chọn lựa Có nhiều cách truyền tải thông tin tới khán giả, có thể cũng cùng một nội dung thông tin ấy nhưng được làm mới đi, khác hơn, thay đổi về hình thức và cách thức thể hiện là ta đã có một thể loại báo chí mới Đối với báo hình, thể loại là một cách đánh giá và quy chuẩn vào một hình thức thể hiện nhất định thông qua nhóm thực hiện sản xuất Các tác phẩm truyền hình

có những đặc điểm tương đối khác so với các loại hình báo viết và báo nói, chính sự sinh động của hình ảnh và kết cấu của thể loại đã mang đến một màu sắc mới phong phú và đa dạng cho truyền hình Lợi thế này được khai thác trong mọi loại báo hình như dạng chính luận, tài liệu, đối thoại, chuyên mục hay tin tức, phóng sự Riêng đối với trò chơi truyền hình, khái niệm này khi mới ra đời đã gây không ít mơ hồ hoặc hoài nghi về cách thức thể hiện vì

nó khá mới mẻ và lạ lẫm với một bộ phận khán giả Việt Nam Vậy đặc trưng của chương trình trò chơi truyền hình là gì?

Có thể nói, cũng giống như các loại hình báo hình khác, trò chơi truyền hình cũng được xây dựng trên những ý tưởng về hình ảnh và âm thanh Khi nói đến trò chơi thường người ta nghĩ đến hai yếu tố vận động và trí tuệ Đối với những người làm báo hình thì việc đưa những trò chơi từ cuộc sống lên truyền hình nhiều khi là một công việc sáng tạo không ngừng, để sao cho từ một trò chơi chân thực, dân dã mang đến một ý nghĩa về tư tưởng và giáo dục nhất định cho những người tham dự Đôi khi các trò chơi trên truyền hình chỉ mang ý nghĩa thuần tuý là trò chơi vận động (VD: chương trình

“Trò chơi liên tỉnh - Interville ” theo mô hình của Pháp (sản xuất trong 2 năm

1997 và 1998) nhưng cũng có thể xây dựng trò chơi hoàn toàn dựa trên ý tưởng về tâm lý ứng xử, giao tiếp xã hội như (“Từ ánh mắt đến trái tim”, sản xuất năm 1997 ) còn đa phần thì các trò chơi đều là dạng kết hợp của nhiều yếu tố xen kẽ, liên quan như: “Hành trình văn hoá”, “Ở nhà chủ nhật”,

Trang 18

“Chiếc nón kỳ diệu”, “Đường lên đỉnh Olympia”, “Vườn cổ tích”, “Những đứa trẻ ngộ nghĩnh” hay chương trình “Trò chơi âm nhạc”, “Trò chơi điện ảnh” sự kết hợp này mang đến một màu sắc mới lạ và sinh động cho các phần thi

Từ ý nghĩa của một trò chơi đơn thuần được đan xen, lồng ghép trong ý nghĩa giáo dục tư tưởng, một yêu cầu tự thân của mỗi tác phẩm báo chí mà một chương trình trò chơi truyền hình không nằm ngoài quy luật đó

Chương trình trò chơi truyền hình thường dựa vào một nhóm người nào đó tham gia, họ là đại diện cho đối tượng chơi của chương trình Ví dụ: nếu như ở chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” là các em học sinh giỏi đại diện cho các trường PTTH thì các gia đình gồm vợ chồng con cái lại đoàn tụ vui vẻ trong “Ở nhà chủ nhật” Nếu như các em nhỏ lứa tuổi cấp I tham gia nghe và đọc truyện trong “Vườn cổ tích”, các bạn sinh viên đại diện cho các trường đại học và cao đẳng xuất hiện trong “Trò chơi âm nhạc” thì ở

“Chiếc nón kỳ diệu” hay “Hành trình văn hoá” lại mở rộng đối tượng cho tất

cả mọi người Từ những gương mặt đại diện cho đối tượng chơi này họ được trực tiếp cùng tham gia vào từng câu hỏi qua các phần thi của chương trình, với nhiều thông tin kiến thức lồng ghép sao cho sinh động và dễ hiểu Ngồi trước màn ảnh nhỏ, khán giả không chỉ hồi hộp theo dõi quá trình suy luận của các đối tượng tham gia chơi đang đấu trí trực tiếp trên truyền hình

mà chính họ còn được thông qua cách chơi tiếp nhận thêm nhiều điều thú vị qua nội dung thông tin mà chương trình mang lại Các chương trình trò chơi truyền hình đều muốn thông qua cách giáo dục nhẹ nhàng của các đối tượng chơi mà nói lên ý nghĩa tuyên truyền giáo dục cụ thể Bởi đó mới chính là chức năng của báo chí thông qua các phương tiện truyền hình Biết nắm bắt các phương tiện kỹ thuật cùng sự sáng tạo trong cách dàn dựng đó là những

Trang 19

thuận lợi của các chương trình truyền hình vượt trội so với các loại hình báo chí khác

Nếu như trò chơi đơn thuần trong cuộc sống được diễn ra ngoài xã hội thì trên truyền hình các trò chơi được hợp thức hoá trong bối cảnh của trường quay Chỉ có một số ít lồng ghép thêm bối cảnh cuộc sống trực tiếp của xã hội thông qua nội dung thi được truyền qua hình ảnh từ màn hình lớn phát trong trường quay Phần minh họa câu hỏi rất sinh động của chương trình “Ở nhà chủ nhật”, sự xuất hiện thêm nhiều phong tục qua các địa danh du lịch trong nước của “Hành trình văn hoá” hay những câu hỏi vui, những thí nghiệm sinh động và dí dỏm của “Đường lên đỉnh Olympia”, sự xuất hiện hồn nhiên vui tươi của khán giả cùng tham gia hát trong “Trò chơi âm nhạc” đã mang thêm chút gia vị cho mỗi chương trình Đây là quá trình sáng tạo của những người tham gia thực hiện để có một chương trình trò chơi truyền hình không rập khuôn máy móc và tăng thêm phần sáng tạo phong phú, sinh động

Khi theo dõi truyền hình bạn sẽ thấy, các thể loại báo hình như tin tức, phóng sự, phim tài liệu hoặc phim truyền hình thường sử dụng hình ảnh và nội dung từ thực tế sinh động bên ngoài xã hội, các chương trình toạ đàm, giao lưu hay đối thoại thường lấy bối cảnh chính là trong trường quay với sự tham gia của các nhân vật thì với thể loại trò chơi truyền hình còn có sự tham gia thêm của phần tính toán điểm số thay đổi theo mỗi nội dung câu hỏi, sự cổ vũ nhiệt tình của cổ động viên trong trường quay và những âm thanh chúc mừng rộn rã Chính sự náo nhiệt này thường là yếu tố tạo cho các chương trình truyền hình luôn gần gũi với khán giả, vui tươi trẻ trung và có

sự tham gia đa chiều từ người chơi, người cổ vũ, người xem và người dẫn chuơng trình Đây chính là ưu thế vượt trội để tâm lý của những người tham

Trang 20

gia chơi không bị áp lực với ánh đèn sân khấu và sự nghiêm túc thái quá của nội dung cần tuyên truyền

Có lẽ cũng chính vì yếu tố này mà đecor sân khấu dành cho các chương trình trò chơi thường mang tính hoành tráng hiện đại nhưng rất ấm cúng và vui tươi Những buổi ghi hình thường luôn vang lên những tiếng cười vui vẻ của khán gỉa cổ vũ và những người tham gia, xoá đi những mặc cảm lần đầu tiên lên truyền hình Với các chương trình trò chơi truyền hình thì các đối tượng tham gia được coi là yếu tố vô cùng quan trọng, họ có thể là “linh hồn” của chương trình nếu ứng xử và suy luận thông minh, hài hước, dí dỏm, nói năng chuẩn xác về câu chữ, logic trong suy luận, và cả đôi chút ưa nhìn (yếu tố này có lẽ chỉ riêng truyền hình mới đưa vào tiêu chuẩn lựa chọn) nhưng lại có thể gây phản cảm và giảm ý nghĩa giáo dục và tuyên truyền nếu đối tượng tham gia chơi không đáp ứng được yêu cầu là đại diện của chương trình Chính vì vậy công tác tuyển chọn, gặp gỡ và tập luyện cho các đối tượng tham gia chơi là hết sức cần thiết và nên coi trọng trong mỗi chương trình trò chơi

* Từ trò chơi trong cuộc sống con người đến trò chơi trên làn sóng truyền hình

Trò chơi là một trong những hoạt động đa dạng của con người xuất hiện đồng thời với lao động Trong cuộc sống con người luôn tìm cách bước sang thế giới trò chơi để giải trí, cho cuộc sống thêm đa dạng và hài hoà Từ những tên gọi của các thể loại trò chơi, chúng ta có thể rút ra những chức năng của nó: trò chơi mang ý nghĩa tín ngưỡng, trò chơi giải trí, trò chơi thi tài, trò chơi rèn luyện sức khoẻ, trò chơi thể thao, trò chơi dành cho trẻ em

Những chức năng đa dạng trên của trò chơi cộng với vai trò, vị trí năng động của nó trong cấu trúc xã hội, trong cuộc sống con người đã giúp chúng

Trang 21

ta có thể tìm lại được bộ mặt văn hoá dân tộc trong quá trình hình thành và phát triển của nó Bởi vậy chúng ta có thể khẳng định rằng trong cuộc sống con người không thể thiếu trò chơi Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều trò chơi dân gian bị chìm vào quên lãng hoặc không có điều kiện phát triển trong cuộc sống đô thị, vậy làm thế nào để đưa chúng lên truyền hình, góp phần khơi gợi lại một nét văn hoá truyền thống quý báu của dân tộc mà không làm mất đi tính trí tuệ, dân gian, vừa giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, vừa tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của văn hoá thế giới là điều cần thiết và vô cùng quan trọng

Khi trò chơi được đưa vào các chương trình trên làn sóng truyền hình, thì cùng một trò chơi đó không chỉ những khán giả trực tiếp được chứng kiến diễn biến của trò chơi mà khắp nơi có tới hàng nghìn, hàng vạn khán giả và đông hơn thế nữa cùng được chứng kiến, tham gia một cách rất tự nhiên Và lúc này ranh giới giữa truyền hình với khán giả bị xóa nhoà đi Đây là một trong những yếu tố thành công mà truyền hình đã tạo ra được với khán giả Nếu biết coi trọng và làm tốt công việc này thì coi như một phần thành công của chương trình trò chơi đã được định sẵn

1.2 Tổ chức sản xuất một chương trình trò chơi trên truyền hình

Bên cạnh việc dẫn chương trình, dàn dựng, phỏng vấn, thu hình và phát sóng, thì có thể nói việc lên kế hoạch lâu dài và hiệu quả kế hoạch ghi hình định kỳ và chuẩn bị tốt nội dung, chủ đề tư tưởng, luật chơi trong công tác sản xuất được coi là công việc quan trọng hàng đầu Để liên tục có một chương trình trò chơi hấp dẫn trên làn sóng truyền hình, không chỉ phụ thuộc vào những yếu tố về nội dung và hình thức thể hiện mà một phần rất quan trọng là tính lâu bền, bám sát vào thực tiễn cuộc sống, xác định rõ đối tượng

Trang 22

phản ánh và đặc biệt là phụ thuộc vào các sự kiện cập nhật và có khả năng đón đầu về các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội có ý nghĩa của Đảng và Nhà nước Để xây dựng được các chương trình truyền hình, các chuyên mục thì việc tạo lập đựơc một êkip thực hiện cùng với một cách phân công công việc khoa học, hợp lý sẽ qua vai trò của công tác tổ chức sản xuất sẽ dẫn đến những thành công và tính lâu bền của một sản phẩm truyền hình Bên cạnh các chương trình truyền hình nói chung thì hình thức trò chơi truyền hình là một dạng chương trình mới đưa vào sản xuất trong vài năm gần đây, và đang cần có một nghiên cứu mang tính khoa học nhằm nâng cao chất lượng các chương trình phát sóng

Vậy tổ chức sản xuất chương trình trò chơi truyền hình là công việc có ý nghĩa tổng hợp mang tầm bao quát , trong đó bao gồm việc quản lý chung về nội dung chương trình và thời lượng Đây là vị trí trung gian trong bộ máy thực hiện, có trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất cho một quy trình trò chơi truyền hình vận hành, mang lại kết quả tốt

Tổ chức sản xuất cũng phải là cầu nối giải quyết mọi mâu thuẫn phát sinh hoặc các mối quan hệ khác nảy sinh trong quá trình triển khai công việc

Quan niệm này khi được áp dụng đối với từng dạng chương trình

cụ thể với quy mô khác nhau thì sẽ có những đòi hỏi về yêu cầu khác nhau Với các chương trình truyền hình có tính chất đòi hỏi sự sáng tạo

và lao động tập thể cao như trò chơi truyền hình, thì vai trò của công tát

tổ chức sản xuất càng trở nên quan trọng Việc áp dụng chức danh này trong một quy trình sản xuất theo quan niệm của mỗi quốc gia sản xuất

Trang 23

chương trình truyền hình đều có những điểm khác nhau, tuy nhiên tầm quan trọng của chức danh này là không thể phủ nhận

Trong công tác tổ chức sản xuất có thể nhắc đến hai chức danh rất quan trọng, đó là đạo diễn chương trình và giám đốc sản xuất Đạo diễn là người chịu trách nhiệm hoàn toàn về nghệ thuật của chương trình, còn giám đốc sản xuất chịu trách nhiệm về những phần còn lại Thông thường thì, trước khi lên

kế hoạch sản xuất, giám đốc sản xuất trao đổi về những yêu cầu cụ thể với đạo diễn để lên kế hoạch về tài chính, phối hợp và sử dụng kỹ thuật, mời các chức danh cùng phối hợp tham gia thực hiện và chuẩn bị về phương tiện kỹ thuật Sau đó giám đốc sản xuất sẽ làm việc trực tiếp với từng bộ phận liên quan để họp và lên ý tưởng cùng những yêu cầu cụ thể để thực hiện và triển khai tinh thần của cuộc họp Người ta vẫn nói ví von rằng, nếu đạo diễn chương trình là người đầy mơ mộng và có khả năng tưởng tượng phong phú

về tính nghệ thuật và hình ảnh của chương trình thì giám đốc sản xuất lại là con người thực tế với đầy tính hiện thực nhằm dung hoà những gì có thể đạt được nhằm góp phần tạo nên một sản phẩm truyền hình cao, có chất lượng và hoàn chỉnh Khái niệm này không chỉ được các đài truyền hình lớn trên thế giới áp dụng mà ở Việt Nam, Đài THVN cũng đang tuân thủ theo nguyên tắc

kế thừa và phát huy sức sáng tạo tập thể thông qua mẫu quy trình tổ chức chuẩn hoá, nhằm tỏ chức và xây dựng nên một dây chuyền sản xuất chuyên nghiệp và hoàn thiện

Một chương trình truyền hình tốt là một chương trình truyền hình vừa cần nội dung chất lượng cao vừa phải có kế hoạch công việc chuyên nghiệp

và đội ngũ thực hiện thiện chiến Trên thế giới, cơ chế để đánh giá một sản phẩm truyền hình chất lượng tốt sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố, trong đó nhân sự tham gia đóng vai trò quyết định tính sáng tạo và khả năng kéo dài cũng như

Trang 24

tính lâu bền của chương trình Nếu trong nhóm thực hiện có bất cứ một thành viên nào mang tính sáng tạo trong công việc hoặc không làm tốt nhiệm vụ được giao thì đều được hưởng chế độ khen thưởng hoặc kỷ luật kịp thời Và chắc chắn rằng trong các chương trình thực hiện tiếp theo thành viên đó sẽ tiếp tục tham gia thực hiện hoặc tạm thời bàn giao công việc cho nhân sự khác Do vậy, vai trò của đạo diễn chương trình và giám đốc sản xuất trong quy trình tổ chức có vai trò quyết định và kích thích tính sáng tạo trong từng quy trình thực hiện và kích thích tính ganh đua và sáng tạo trong công việc của mỗi chức danh được giao Tuy nhiên việc nghiêm khắc trong công việc của vai trò người lãnh đạo và cũng là linh hồn của chương trình như đạo diễn

và giám đốc sản xuất lại đòi hỏi tính quyết đoán, sự nhạy cảm và kinh nghiệm cao trong công việc

Việc lên kế hoạch lâu dài cho việc sản xuất chương trình không chỉ mang lại sự chủ động cho nhóm những người thực hiện, mà việc tính toán một cách khoa học và logic là vô cùng cần thiết trong tình hình bùng nổ thông tin và xu hướng hội nhập toàn cầu như hiện nay Truyền hình Việt Nam được xem là một trong những loại hình báo chí vô cùng quan trọng và phát triển mạnh mẽ trong khu vực, với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ những người thực hiện đông đảo, đã đến lúc cần phải thấy rõ sự cần thiết và quan trọng của công việc tổ chức sản xuất một chương trình truyền hình nói chung và dạng trò chơi truyền hình nói riêng, phụ thuộc vào tính chất và đặc trưng của từng thể loại nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng của các chương trình phát sóng

để làm tốt công tác tuyền truyền và giáo dục quần chúng

Công tác tổ chức các chương trình trò chơi truyền hình hiện nay đã được giao trực tiếp cho nhóm thực hiện mà đứng đầu là một trưởng nhóm chịu trách nhiệm trước Ban biên tập Phần lớn các chương trình trò chơi truyền hình đang phát sóng trên VTV3 hiện nay đều có thời lượng từ 35 đến

Trang 25

50 phút/chương trình, với định kỳ 1 tuần/lần Như vậy khối lượng công việc

là vô cùng lớn Nếu không có cách tổ chức khoa học, hợp lý thì sẽ gây lúng túng, vội vàng, dẫn đến việc chất lượng chương trình không ổn định Ở nước

ta chương trình trò chơi truyền hình tính đến nay mới ra đời và tồn tại được 7 năm (tính từ chương trình đầu tiên: “Sinh viên Việt Nam năm 1996 “- gọi tắt

là SV‟96)

Truyền hình Việt Nam được ra đời từ sự kế thừa của nhiều ngành khoa học, kỹ thuật công nghệ và các lọai hình nghệ thuật khác với hơn 33 năm phát triển, thời gian còn chưa phải là dài so với nhiều lĩnh vực văn hoá nghệ thuật khác, cùng với sự ổn định, tiếp tục học hỏi, quan sát, áp dụng và cải tiến dần dần nên chức danh tổ chức sản xuất tuy rất được coi trọng nhưng hiện vẫn chưa được đưa vào danh mục chính thức trong êkíp thực hiện một chương trình truyền hình nói chung và trò chơi truyền hình nói chung Tuy nhiên, với

sự nhận thức đúng dắn và tầm quan trọng của công tác tổ chức sản xuất, lãnh đạo Đài THVN và các ban ngành đang nhanh chóng triển khai xây dựng một khung định mức với từng chức danh cụ thể mới, và đây sẽ là cơ sở cho việc hoàn thiện các quy trình tổ chức một chương trình truyền hình trong thời gian tới

Đối với truyền hình Việt Nam, chức danh tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình nói chung vẫn còn là một chức danh mới mẻ, chưa được đánh giá và nghiên cứu một cách hệ thống, chứ chưa nói đến công tác tổ chức đặc thù của riêng thể loại trò chơi truyền hình mới xuất hiện gần đây Vậy mà các chương trình trò chơi thì không thể dừng lại, gián đoạn phát sóng với bất

kỳ lý do gì khi khán giả đang háo hức dõi theo từng bước Với đội ngũ nhóm thực hiện không nhiều cho một chương trình trò chơi (khoảng từ 4 đến 7 nhân

sự chính cho một chương trình trò chơi) vậy thì nếu không coi trọng và đưa công tác tổ chức sản xuất vào một công nghệ sản xuất chuyên nghiệp hoá thì

Trang 26

khó tránh khỏi những bất cập đáng tiếc Có thể chưa từng xảy ra một chương trình trò chơi nào bị gián đoạn do công tác tổ chức yếu kém hoặc có xảy ra thì khán giả cũng không chủ động theo dõi sát sao kịp thời Nhưng ý thức được vấn đề đó với tầm quan trọng của công tác này thì dù chưa quá muộn nhưng đây là lúc cần làm ngay, khi truyền hình Việt Nam đã và đang phủ sóng qua

vệ tinh để mở rộng giao lưu với bạn bè thế giới, và ngay cả trong nước, việc nâng cao chất lượng chương trình và chuyên nghiệp hoá các sản phẩm truyền hình đã và đang là vấn đề đặt ra cho những người làm công tác quản lý

Tuy ra đời chưa lâu trên sóng truyền hình Việt Nam, song trò chơi truyền hình đã xuất hiện như một hình thức mới của báo chí, vai trò của công việc tổ chức sản xuất trò chơi truyền hình càng cần phải thể hiện được các chức năng của báo chí trong mỗi trò chơi để người xem không bị cảm giác

chức năng giải trí - thư giãn lấn át đi các chức năng vốn có khác của báo chí

C Mác đã từng nói: “ Duy nhất chỉ có tập thể mới cho phép cá nhân làm chủ được những phương tiện giúp cho tất cả những năng khiếu của cá nhân đơm hoa kết trái ” (trích trong cuốn rèn luyện tâm linh trí tuệ để nâng

cao sức sáng tạo - NXB Thanh niên 2001) tác giả Victor Peskeslis do Vũ Liêm và Hải Thanh dịch Như vậy việc tổ chức công việc một cách khoa học chứa đựng rất nhiều tiềm năng để tăng nhịp độ của sự tiến bộ Xu hướng hiện nay là đào tạo những chuyên gia tổ chức quản lý giỏi Khái niệm này không chỉ áp dụng cho lĩnh vực báo chí, nơi phản ánh công cụ tuyên truyền và các chính sách của Đảng, nhà nước, đại diện cho tiếng nói của nhân dân Đầu tư cho từng khâu nhỏ trong hoạt động sản xuất của quy trình sáng tạo truyền hình cũng có nghĩa là đầu tư cho dân trí và giáo dục

Tính giáo dục là chức năng có mục đích trong trò chơi truyền hình Trò chơi truyền hình phải thể hiện tính giáo dục một cách độc đáo, người xem

Trang 27

được cung cấp thông tin về các đưòng lối chính sách của Đảng và Nhà nước một cách sinh động và kịp thời, tiếp thu một cách tự nguyện, tự nhiên, tránh cảm giác bị căng thẳng hay bị lên lớp giáo dục Với những người tham gia chơi, trò chơi truyền hình mang lại cho họ tinh thần rèn luyện thể thao, ý chí luyện tập, sự khéo léo, tinh thần đoàn kết và các kiến thức khác từ văn hóa, truyền thống dân tộc và những kinh nghiệm đúc rút từ xã hội Nhiều khi chính trò chơi truyền hình, qua các hình thức thể hiện sinh động cùng công tác tổ chức hợp lý, logic còn dạy cho người chơi biết cách cư xử tốt, có lối sống văn hóa, lịch sự, tăng thêm kiến thức hiểu biết ngòai lĩnh vực chuyên môn vẫn đảm trách

Giải trí là một chức năng quan trọng của báo chí Trò chơi truyền hình

là một hình thức đáp ứng được nhu cầu giải trí của nhân dân lao động Các chương trình trò chơi truyền hình đã tạo ra một không khí náo nức, sôi động, cuốn hút không chỉ những người trực tiếp tham gia Diễn biến bất ngờ của trò chơi luôn tạo nên sự hào hứng cho khán giả Bởi vậy có thể nói rằng tính giải trí là tính chất nổi bật được nhắc đến đầu tiên của hình thức trò chơi truyền hình Nhưng quan trọng là phải thông qua giải trí thư giãn để giáo dục chính trị tư tưởng và đạo đức - thẩm mỹ cho công chúng một cách hiệu qủa

Trò chơi truyền hình là một trong những hình thức tuyên truyền hiệu qủa cao bởi tính tuyên truyền được lồng ghép trong những nội dung vui vẻ và phong phú, không gây cho người xem cảm giác tuyên truyền nhàm chán và khô khan Chính ưu điểm lợi thế này vừa khác so với các thể loại báo chí khác nhưng cũng mang lại nhiều thách thức và khó khăn cho những người tham gia thực hiện

Như vậy, một trò chơi trên làn sóng truyền hình hay một chương trình trò chơi nói chung trong cuộc sống đời thường cũng đều phải tuân thủ và bám

Trang 28

sát các chức năng của báo chí, bởi hình thức mới này vẫn không nằm ngoài kênh hoạt động truyền thông với chức năng chính là giáo dục, giải trí, thông tin tuyên truyền đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khán giả truyền hình Vai trò của tổ chức sản xuất càng trở nên quan trọng trong việc làm kịch bản, lên kế hoạch định kỳ và phân công nhân sự một cách hợp lý, nhắc nhở nhóm thực hiện đáp ứng được việc thể hiện và định hướng các chức năng báo chí trong mỗi chương trình trò chơi

Vai trò của công việc tổ chức sản xuất cho một chương trình trò chơi là khá phức tạp, đòi hỏi kinh nghiệm tổ chức, chủ động và nhạy bén trong một

số trường hợp đột xuất, có mối quan hệ rộng và mật thiết với một số cá nhân

và đơn vị phối hợp, cần nắm rõ những sự kiện và nội dung cần đề cập cho phù hợp, tránh bỏ sót hoặc trùng lặp nội dung phản ánh

* Mô hình tổ chức sản xuất một chương trình trò chơi trên truyền hình

Sau khi đề cương kịch bản của một trò chơi truyền hình được duyệt sản xuất thì cũng là lúc mô hình tổ chức sản xuất được thành lập Sự thành lập nhóm thực hiện một chương trình trò chơi có thể sẽ do Ban biên tập đề xuất dựa trên công việc và năng lực của các thành viên (đối với các chương trình lẻ hoặc đột xuất ngoài kế hoạch khung phát sóng cố định) hoặc cũng có thể do đạo diễn chương trình, giám dốc sản xuất hoặc tác giả kịch bản tự thành lập nhóm thông qua sự phân công nhân sự theo quy định của Ban biên tập (đối với những chương trình và nhóm thực hiện các chương trình theo kế hoạch định sẵn)

Thông thường một nhóm thực hiện một chương trình trò chơi truyền hình bao gồm: giám đốc sản xuất, đạo diễn chương trình, tác giả kịch bản, tổ chức sản xuất, nhóm biên tập, người dẫn chương trình (MC), diễn viên minh

Trang 29

hoạ, nhóm quay phim, đạo diễn hình, nhóm sản xuất kỹ thuật (đạo diễn về hình ảnh, âm thanh, ánh sáng và kỹ thuật dựng hậu kỳ), nhóm trợ lý trường quay, trợ lý đạo diễn, phụ trách mỹ thuật, đạo cụ chương trình, cộng tác viên, ban cố vấn (hoặc ban giám khảo), nhạc công và chủ nhiệm Trong đó đạo diễn chương trình và giám đốc sản xuất là người có quyết định cao nhất đối với từng thành viên trong nhóm thực hiện để phần công nhân sự và tổ chức thực hiện

Sau đây là phác họa sơ đồ nhóm thực hiện một chương trình trò chơi truyền hình thông thường:

Trang 30

Trên thực tế thì khi bắt tay vào việc sản xuất một chương trình trò chơi

sẽ có rất nhiều phần việc phát sinh nằm ngoài dự kiến ban đầu về cả nhân sự tham gia và phương tiện kỹ thuật phụ trợ Do vậy sự linh hoạt, đầy kinh nghiệm và sáng tạo trong việc phân công quản lý đối với hai chức danh quan trọng bậc nhất là giám đốc sản xuất và đạo diễn chương trình cùng với sự đồng lòng của một tập thể êkíp sáng tạo, đoàn kết mới tạo nên một sản phẩm truyền hình tốt

Một mô hình tổ chức sản xuất chuẩn cho một nhóm sản xuất chương trình trò chơi truyền hình tại Việt Nam bao gồm ít nhất có 14 chức danh chính (như sơ đồ mô hình trên) đại diện cho mỗi phần việc nhỏ Tuy nhiên, theo quy trình sản xuất các trò chơi truyền hình của nước ngoài (dạng Show - Games) thì các chức danh được phân công trong một quy trình có thể lên tới 26 chức danh tuỳ thuộc vào quy mô của từng chương trình Chương trình “Đường lên đỉnh Olimpia” hiện đang sản xuất tại Đài THVN được xem là một chương trình trò chơi dạng quy mô khá lớn và có cách tổ chức chuyên nghiệp theo quy trình và công nghệ của thế giới thì sự phân công nhân sự trong nhóm tổ chức lên tới 22 đầu việc Nhưng trên thực tế, nhân sự cụ thể được phân công cho mỗi nhóm thực hiện các chương trình trò chơi truyền hình tại Ban Thể thao - giải trí - thông tin kinh tế hiện nay chỉ có khoảng từ 04 đến 07 người cho 1 nhóm để chịu trách nhiệm sản xuất chính Đây vừa là thách thức vừa là thuận lợi đối với nhóm thực hiện chương trình vì cùng một lúc trong một chương trình, có thể mỗi cá nhân vừa phải đảm đương kiêm nhiệm thêm các chức danh khác Việc này đòi hỏi phải có trách nhiệm với công việc cao hơn, vừa phát huy sức sáng tạo và khả năng sắp xếp tổ chức công việc hợp lý, phát huy năng động tự chủ trong mỗi bản thân Ngoài ra, trong lúc ghi hình tại trường quay, các nhân sự của nhóm khác sẽ được huy động thêm để bổ sung vào các chức danh còn trống Do vậy, yêu cầu làm việc tập thể và thích nghi

Trang 31

với nhiều chức danh trong một chương trình sẽ là những vấn đề đặt ra cho mỗi cá nhân khi tham gia vào công việc sản xuất

Xin lấy một ví dụ cụ thể, nếu như trong chương trình “Trò chơi liên tỉnh 1997” dành cho các đội tuyển là vận động viên thể thao các tỉnh, thành phố, đại diện cho các đội thi đấu (đây là chương trình đầu tiên mà Đài THVN mua bản quyền sản xuất của Đài truyền hình Pháp TF1 với mô hình thử nghiệm việc tổ chức sản xuất cùng công nghệ trò chơi truyền hình chuyên nghiệp và chính thức tin tưởng giao cho Ban Thể thao - giải trí - thông tin kinh tế thực hiện) Khi bắt tay vào sản xuất, phía Đài Truyền hình Pháp đã cử sang Việt nam 22 thành viên bao gồm: đạo diễn chương trình, giám đốc sản xuất, tổ chức sản xuất, nhóm biên tập, trợ lý đạo diễn, nhóm quay phim, nhóm

kỹ thuật, nhóm đạo cụ, nhóm thiết kế trường quay, nhóm mỹ thuật, trợ lý thời gian, tổ hoá trang, nhóm hậu cần và chủ nhiệm Ngoài ra còn có sự tham gia phối hợp của các nhân sự của Đài THVN gồm: người dẫn chương trình, tổ trọng tài, tổ thư ký, trợ lý trường quay, nhóm biên tập viên và phiên dịch gồm 10 người Công tác tổ chức sản xuất được thực hiện chuyên nghiệp ngay

từ khi chọn địa điểm có quy mô lớn gần trung tâm thành phố, để cùng một lúc

có thể vừa ghi hình vừa chuẩn bị đạo cụ cho phần thi tiếp sau để không làm gián đoạn thời gian phải chuẩn bị đạo cụ và luyện tập khi ghi hình Việc tổ chức liên tục 15 chương trình vòng loại cùng một thời điểm liên tiếp đã làm cho ban tổ chức đỡ tốn kém về tài chính khá nhiều: như chi phí thuê địa điểm, tránh lãng phí thời gian trống dành cho việc ăn nghỉ và đi lại cho mỗi đội chơi đến dự thi Thời gian tập thử, làm quen với trò chơi mới và lịch thi đấu ghi hình dành cho các đội tuyển được sắp xếp khoa học đến mức không lúc nào địa điểm nhà thi đấu Phan Đình Phùng (Tp Hồ chí Minh) phải đóng cửa không sử dụng Nhân sự được mời tham gia trong quy trình sản xuất (cả phiá Pháp và phía Việt Nam) đều được sử dụng hết công suất khi ghi hình, nhưng

Trang 32

vẫn đảm bảo bố trí một thời gian nghỉ ngơi hợp lý và làm việc khoa học, kích thích sự sáng tạo cho lần ghi hình tiếp theo Kết quả sau lần đầu tiên phối hợp thực hiện một chương trình quy mô lớn như vậy, việc ghi hình đầy hào hứng, chất lượng chương trình tốt, các nhân sự được phân công hợp lý, đúng năng lực, và mở ra một hướng kinh nghiệm đầy mới mẻ về cách làm chuyên nghiệp cho nhóm biên tập viên trong Ban Thể thao - giải trí - thông tin kinh tế

Với lòng quyết tâm và khả năng sáng tạo - khoa học trong từng công việc được giao, với nguồn nhân sự không quá cồng kềnh, nếu biết cách tổ chức sản xuất hợp lý thì một chương trình trò chơi truyền hình vẫn có thể tổ chức chuyên nghiệp, tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả cao

Cách thức sản xuất chương trình ở các Ban biên tập - Đài THVN từ trước tới nay thường vẫn là lên kế hoạch ghi hình từng chương trình, không

có nhiều chương trình dự trữ hoặc sản xuất gối đầu, mặc dù kế hoạch phát sóng đã được lên khung chương trình phát sóng đến hết năm với thời lượng

cố định Ví dụ các chương trình đối thoại, toạ đàm, phim tài liệu hay các dạng

phóng sự cụ thể là chuyên mục “Chính sách và cuộc sống” của nhà báo

Trường Phước phát trên kênh VTV1, vẫn chỉ sử dụng cách tổ chức ghi hình 1 tuần /1 lần thường quay vào sáng thứ bảy hàng tuần tại trường quay để phát sóng vào ngày thứ năm của tuần tiếp sau, với thời lượng luôn cố định là 45 phút/ tuần Có thể lấy thêm một ví dụ nữa ở các chương trình văn học nghệ thuật, ca nhạc giới thiệu các ban nhạc và giọng ca trẻ, giao lưu, toạ đàm với các văn nghệ sỹ, ca sỹ do Ban Văn nghệ (VTV1) sản xuất vẫn có cách sản xuất thiếu dự trữ, phát lại nhiều chương trình cũ vì chưa có chương trình mới

bổ sung Bên cạnh đó là cách làm thiếu sáng tạo, dập khuôn và ít chịu tìm tòi, xây dựng hình thức truyền tải sinh động và mới mẻ Do vậy chất lượng nhiều chương trình phát sóng chưa cao

Trang 33

Tất nhiên, với đặc thù riêng, nhiều chương trình không thể tổ chức ghi hình liên tiếp để gối đầu do những nguyên nhân khách quan về tính thời sự cập nhật, vấn đề mời khách tới trường quay, hay bổ sung nguồn thông tin và tài liệu liên quan đến nhân vật Tuy nhiên, với một công nghệ sản xuất truyền hình hiện đại và chuyên nghiệp thì việc lên kế hoạch tổ chức ghi hình thường

kỳ có dự trữ, vẫn là bài toán chuyên nghiệp mà truyền hình các nước trên thế giới áp dụng (trừ các chương trình tin tức và thời sự hàng ngày)

Mỗi buổi ghi hình chỉ diễn ra vẻn vẹn trong hơn 1 giờ đồng hồ (khoảng

80 phút ghi hình để dựng băng phát sóng với thời lượng 30 phút-đến 45 phút), rồi lại được lặp lại vào tuần sau Như vậy vừa tốn chi phí lắp đặt và dàn dựng cho sân khấu toạ đàm (theo dự toán trung bình của một lần lắp đặt vận chuyển

và dàn dựng sân khấu là 2,5 triệu đồng), vừa vất vả cho nhân công phục vụ, lại kéo theo một đội ngũ biên tập viên, nhóm quay phim không sử dụng hết năng suất Và cái chính là tâm lý luôn lo lắng nếu nhỡ xảy ra trục trặc về sức khoẻ của nhóm thực hiện chính (đạo diễn, người dẫn chương trình, về yếu tố

kỹ thuật trục trặc hoặc về yếu tố khách quan như: khách mời hoặc lý do thời tiết khi ghi hình và còn biết bao lý do bất khả kháng khác không lường hết ví

dụ như tính nhạy cảm của vấn đề, hoặc thậm chí là chương trình đã ghi hình

và hoàn tất xong nhưng không đạt hiệu quả nội dung cần thiết để phát sóng thì sẽ không xử lý kịp để có chương trình phát sóng gối tiếp Đã có nhiều tình trạng như thế xảy ra và khi đó mặc dù lịch phát sóng đã đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng qua kênh giới thiệu trên màn ảnh nhỏ và báo truyền hình thì cũng chỉ còn cách duy nhất là thay thế bằng một chương trình khác phát lại Do vậy, cách tổ chức sản xuất khoa học hơn cần phải được áp dụng đối với tất cả các chương trình truyền hình chứ không chỉ riêng mảng trò chơi truyền hình, phải tính đến việc còn có chương trình dự

Trang 34

trữ hoặc để một khoảng trống về thời gian nhất định để đầu tư vào nhiều phần việc khác nhằm cải tiến nội dung và hình thức của chương trình

Tổ chức sản xuất kiểu thủ công này cũng đã từng được áp dụng cho các chương trình trò chơi truyền hình của VTV3 trong thời kỳ đầu sản xuất, khi chưa chuyên nghiệp hoá Tuy vậy, sau một thời gian rút kinh nghiệm và có sự

hỗ trợ của các chuyên gia trong các chương trình mua bản quyền với phía nước ngoài, như chương trình “Trò chơi liên tỉnh 1997-1998” (công nghệ sản xuất của Pháp) và “Những người bạn ngộ nghĩnh 1998” (công nghệ sản xuất của Nhật Bản) hay “Chiếc nón Kỳ diệu” (công nghệ sản xuất của Mỹ),

“Đường lên đỉnh Olympia” (công nghệ sản xuất của Hàn Quốc) hay “Thế kỷ

âm nhạc” (công nghệ sản xuất của Tây Ban Nha) đến nay tình trạng ấy không tồn tại ở các chương trình trò chơi của VTV3 nữa Nhưng tiếc thay, do nhiều lý do mà chủ yếu vẫn là yếu tố từ kinh nghiệm và sự quản lý - chỉ đạo, tình trạng này vẫn còn tồn tại ở nhiều chuyên mục của Ban Chuyên đề hay Ban Khoa giáo, Ban Văn nghệ trong Đài THVN Lý do cốt lõi vẫn là khâu

tổ chức sản xuất chưa được coi trọng và chuyên nghiệp hoá

Nhiều khán giả đến xem và cổ vũ trực tiếp cho các đội chơi trong nhiều chương trình trò chơi truyền hình tại trường quay S9 - Đài THVN không còn ngạc nhiên vì cảm giác mới lạ ban đầu Chỉ trong vòng hai ngày ghi hình liên tiếp, chương trình “Hành trình văn hoá” ghi hình tới 7 chương trình (phát sóng cho 9 tuần), “Ở nhà chủ nhật” ghi 6 chương trình, “Chiếc nón kỳ diệu” ghi hình 8 chương trình và “Vườn cổ tích” ghi hình 5 chương trình Chỉ khi, việc sắp xếp công tác tổ chức ghi hình khoa học và hợp lý mới có thể tổ chức sản xuất được guồng máy đội ngũ thực hiện chuyên nghiệp như thế Và mặc

dù mỗi tuần đều đặn một chương trình phát sóng với thời lượng và nội dung

đã lên kế hoạch sẵn trước ít nhất là một tháng, thì các chương trình đều có sẵn

“của ăn của để” Mọi công việc tổ chức tiếp về nội dung cho hay, hình thức

Trang 35

sao sinh động và hấp dẫn cùng với điều kiện nghỉ ngơi hợp lý đã tạo động lực tiếp sức cho nhóm thực hiện phát huy được chất lượng của các chương trình trò chơi ghi hình tiếp sau

Sự kiện SEA Games 22 sắp tới sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 12/2003

là một trong những sự kiện lớn mà Việt Nam vinh dự được đăng cai Đây sẽ

là bộ mặt trong quan hệ ngoại giao để chúng ta hội nhập với thế giới và là cơ hội để học hỏi và giao lưu với các nước trong khu vực.Tuy chỉ diễn ra vẻn vẹn có gần 2 tuần nhưng mọi sự chuẩn bị đã được Thủ tướng chính phủ chỉ đạo cho các ban - ngành lên kế hoạch khá chu đáo Đài THVN cũng là một trong những đơn vị tham gia trực tiếp trong quá trình tuyên truyền cho sự kiện thể thao lớn nhất này Quán triệt tinh thần và chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ, Uỷ ban thể dục thể thao, Đài THVN đã và đang có kế hoạch thu hình, đào tạo nhân sự, chuẩn bị nội dung tuyên truyền cho SEA Games ngay từ giữa tháng 8/2003 Kế hoạch đó đã cụ thể tới mức Đài THVN đã lập ra một Ban nội dung và kỹ thuật chịu trách nhiệm trong kỳ SEA Games tới, thông báo và phân công rõ ràng tới các chương trình, chuyên mục để chủ động tổ chức, sản xuất và hoàn thiện các chương trình phát sóng trong tháng 12/ 2003

Để có đầy đủ các chương trình phát sóng trong suốt gần 1 tháng này, các chuyên mục phải hoàn thành và nộp băng chương trình trước ngày 25/10/2003 Mục đích của công việc này là để chuẩn bị tốt nhân sự và chuyển toàn bộ hệ thống thiết bị kỹ thuật tới các sân vận động và các địa điểm thi đấu, nhằm làm tốt công tác tuyên truyền Rõ ràng rằng, nếu không có kế hoạch hết sức cụ thể cùng với những quy định nghiêm ngặt và những yêu cầu chuẩn xác thì ngay cả các Ban biên tập, và từng chương trình, chuyên mục cụ thể… sẽ khó có thể lên kế hoạch để tổ chức sản xuất một cách chuyên nghiệp như hiện nay

Trang 36

Riêng đối với Ban Thể thao - giải trí - thông tin kinh tế, một trong những đơn vị chịu trách nhiệm sản xuất và tuyên truyền chính cho nội dung SEA Games lần này thì mọi kế họach đã được mã hoá và quán triệt tới từng đầu mục chương trình, do kế hoạch có sẵn trước hai tháng nên không hề gây một áp lực tâm lý hoặc quá tải trong công việc Một trong nhiều lý do có thể thấy rằng, với cách tổ chức sản xuất trong nhiều năm qua, mà thực chất là sự đổi mới quản lý trong nhiều năm trở lại đây đã tạo đà và kinh nghiệm cho các chương trình tự lên được kế họach cho mình để tổ chức sản xuất một cách khoa học và logic

Công nghệ sản xuất này hiện cũng đã được áp dụng trong hầu khắp các chương trình trò chơi của thế giới Và riêng Ban Khoa giáo - Đài Truyền hình Việt Nam (VTV2), tuy là kênh chức năng giáo dục nhưng cũng đã nhanh nhậy có nhiều chuyên mục trò chơi mới như: “Khám phá thế giới Computer”, hay “Theo dòng lịch sử”, “Nữ sinh và tương lai” cũng đã bắt đầu áp dụng mô hình ghi hình liên tiếp từ 2 đến 3 chương trình /1 lần thực hiện

Như vậy, việc xác định được các phần việc trong mô hình chuẩn của một chương trình trò chơi truyền hình là việc quan trọng, bởi từ đó mới có thể xây dựng được một phương pháp tổ chức sản xuất và phân công công việc một cách hợp lý, chi tiết và cụ thể

Trên thế giới, các chương trình trò chơi truyền hình đã được đưa vào sản xuất từ nhiều năm nay với đầy đủ kinh nghiệm từ lý thuyết và thực tiễn

Mô hình tổ chức sản xuất một chương trình trò chơi được phân công theo từng nhiệm vụ và phần việc cụ thể theo từng chức danh Trên thế giới, những chương trình trò chơi truyền hình được gọi tên chung là các chương trình Shows - Games Còn với Đài Truyền hình Việt Nam, sự ra đời của chương trình trò chơi truyền hình đầu tiên trên kênh VTV3 được đánh dấu bằng sự ra

Trang 37

đời của chương trình “SV96”, đây cũng là chương trình được lấy mô típ và cách thức dàn dựng từ một dạng “shows” tương tự của Đài truyền hình Nga

và được cải tiến đi đôi chút cho phù hợp với Việt Nam.Tuy nhiên, khi được sản xuất và ghi hình tại Việt Nam, thì mô hình quy trình tổ chức sản xuất được rút gọn và đơn giản hoá đi ở nhiều công đoạn do điều kiện khách quan, quy mô của chương trình và hạn chế về tài chính, nhân lực và kinh nghiệm

Hầu hết các chương trình trò chơi truyền hình của VTV3 đều được mua bản quyền từ nước ngoài Theo giải thích của ông Lại Văn Sâm, trưởng Ban biên tập VTV3 đăng trên Tạp chí truyền hình (số 6 tháng 9 năm 2002) thì:

“Trong lĩnh vực này các nước đã đi trước mình quá xa, nếu mình tự lọ mọ đi thì bao giờ mới tiến bộ Chúng tôi đã chọn cách đón đầu, lựa chương trình nào hay và phù hợp với Việt Nam thì mua bản quyền Chương trình đầu tiên mua bản quyền là ''Trò chơi liên tỉnh” Đến nay có khá nhiều chương trình trò chơi truyên hình đang phát sóng trên VTV3 được mua bản quyền từ nước ngòai và cũng có nhiều chương trình trò chơi khác là nhờ ý tưởng sáng tạo của chính các bạn biên tập viên Theo tôi điều quan trọng là chúng ta tổ chức sản xuất chương trình như thế nào chứ không phaỉ cứ phụ thuộc vaò các chương trình mua bản quyền thì mới hay, hấp dẫn và chất lượng tốt.”

Tuy nhiên không phải cứ mua bản quyền thì rập khuôn làm y hệt theo nội dung và hình thức, “fomat” của chương trình đó Khi đưa vào sản xuất tại Việt Nam, nội dung một số trò chơi hoặc luật chơi phải thay đổi cho phù hợp Nhiều trò chơi gần như phải làm mới lại hoàn toàn, cách dẫn dắt, hình thức thể hiện và nhất là khâu xây dựng nội dung kịch bản phải làm mới cho phù hợp với tâm lý tiếp nhận của người Việt Nam Do vậy hầu hết các chương trình mua bản quyền đều có thay đổi so với nguyên mẫu (VD như: “Trò chơi liên tỉnh”, “Đường lên đỉnh Olympia”, “Chiếc nón kỳ diệu”, “Những đứa trẻ tinh nghịch” hay “Trò chơi âm nhạc”, “Hành trình văn hoá” Theo quy trình

Trang 38

sản xuất “Chiếc nón kỳ diệu” tại Mỹ thì không có phần giao lưu nhiều giữa những người chơi, không có phần chia điểm, tặng điểm nên tính ăn thua và cạnh tranh rất cao, làm giảm tính văn hoá của trò chơi Như vậy nếu áp dụng nguyên mẫu vào Việt Nam thì tính chất là một trò chơi giải trí bị chi phối khá nhiều

Trên kênh VTV3 hiện nay, không phải tất cả các chương trình trò chơi truyền hình đều được Ban Thể thao - giải trí - thông tin kinh tế và Trung tâm dịch vụ quảng cáo truyền hình mua bản quyền từ nước ngoài, có nhiều chương trình trò chơi hay, bổ ích và hấp dẫn được xuất phát từ những ý tưởng của các biên tập viên chương trình qua quá trình sáng tạo Những chương trình trò chơi này đã tiết kiệm cho Đài THVN một nguồn chi không nhỏ, góp phần tiết kiệm ngân sách cho Nhà nước Và một điều thuận lợi nữa là chúng

ta có thể hoàn toàn độc lập thay đổi khung nội dung và hình thức thể hiện (format) của chương trình khi cần thiết mà không cần phải xin ý kiến hoặc trao đổi với bên đối tác, tài trợ Ông Vũ Văn Hiến - Tổng giám đốc Đài THVN, trong một cuộc họp giao ban giữa lãnh đạo các đơn vị nhân dịp tổng kết cuối năm 2002 vừa qua, cũng đã khuyến khích và biểu dương các ý tuởng sáng tạo của nhiều chương trình trò chơi mà các biên tập viên tự sáng tạo với nội dung hay, hấp dẫn, phù hợp với thuần phong mỹ tục của người VN mà lại không phải mất chi phí mua bản quyền của nước ngoài Có thể kể ra đây những chương trình trò chơi truyền hình như thế như: “SV 1996 - SV2000”,

“Bảy sắc cầu vồng”, “Câu lạc bộ bạn yêu nhạc”, “Từ ánh mắt đến trái tim”,

“Ông mặt trời tý hon” trước đây, đến “Vườn cổ tích”, “Ở nhà chủ nhật”,

“Trò chơi điện ảnh” ,” Khởi động cùng SEA Games” hôm nay Tất cả các chương trình này đều có chất lượng sản xuất và quy mô không hề thua kém các chương trình mua bản quyền của nước ngoài, phương pháp tổ chức cũng rất chuyên nghiệp và đều đã được đánh giá là các chương trình bổ ích, sinh

Trang 39

động và có lịch phát sóng kéo dài trong nhiều năm liên tiếp Do vậy, chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm trong tương lai không xa, khi công tác tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi được đánh giá đúng vai trò của nó và có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp quản lý thì việc cho ra đời thêm nhiều chương trình trò chơi hay sẽ là một khả năng trong hiện thực

Thông thường các chương trình trò chơi truyền hình đều được phát sóng định kỳ theo kế hoạch năm với các chủ đề và thời lượng gần như đã định sẵn Việc lên được kịch bản nội dung rồi thành lập nhóm sản xuất chương trình đều đòi hỏi sự khoa học của công tác tổ chức sản xuất Tổ chức sản xuất

có thể được coi là mắt xích quan trọng như một kim chỉ nam cho mọi hoạt động của nhóm thực hiện Từ những phương hướng, đường lối và phân công nhân lực cụ thể, quy trình sản xuất mới được tiến hành Càng khoa học, chính xác, thận trọng và sáng tạo trong tổ chức sản xuất bao nhiêu thì kết quả của từng chương trình càng được phát huy thấy rõ, mà biểu hiện quan trọng nhất lại được cảm nhận ngay từ trong mỗi sản phẩm truyền hình

1.2.1 Tổ chức sản xuất một trò chơi truyền hình

Có thể nói, tổ chức sản xuất là công việc mang tính tổng hợp đòi hỏi những khâu tham gia phải có kinh nghiệm, khả năng chuyên môn tốt và phối hợp nhịp nhàng, sáng tạo trong một êkíp tập thể Tuy vậy vai trò của giám đốc sản xuất và đạo diễn chương trình luôn được đánh giá ở mức độ quan trọng tới chất lượng và uy tín của mỗi chương trình Trên thế giới, định nghĩa về công việc này được hiểu khá rộng và linh hoạt đối với mỗi phương thức sản xuất và quy trình thực hiện Tuy nhiên đối với các chương trình trò chơi truyền hình, với tính chất đặc thù và những yêu cầu riêng biệt so với các thể loại báo hình khác, nên công tác tổ chức sản xuất được xác định trong quy chuẩn chung nhưng có có thêm nhiều yêu cầu mới mẻ

Trang 40

*Yêu cầu cơ bản của nhóm thực hiện:

Trước tiên, nhóm thực hiện phải là một tập thể đồng lòng yêu nghề và sáng tạo Giám đốc sản xuất và đạo diễn chương trình sẽ có trách nhiệm thành lập nhóm thực hiện phụ thuộc vào năng lực chuyên môn và vai trò, vị trí của từng chức danh cụ thể để lựa chọn nhân sự Nhóm thực hiện ở đây được tạm chia thành 2 nhóm nhỏ: nhóm tiền kỳ và nhóm sản xuất

*Nhóm tiền kỳ gồm: giám đốc sản xuất, đạo diễn chương trình, một số

thành viên xây dựng nội dung kịch bản, nhóm biên tập phần quay phóng sự hoặc câu hỏi minh hoạ bằng hình ảnh, nhóm quay phim và kỹ thuật ghi hình tiền kỳ, nhóm diễn viên minh hoạ, và nhóm phục vụ phương tiện ghi hình Nhóm tiền kỳ này thường phảỉ có sự trao đổi kỹ càng giữa các thành viên tham gia trực tiếp trước khi xuống hiện trường về nội dung chương trình, những yêu cầu bắt buộc về mặt hình ảnh và âm thanh, kỹ thuật Quá trình thu thập thông tin và nội dung câu hỏi tại hiện trường đòi hỏi phải có sự bàn bạc nhất trí để phối hợp, thống nhất chặt chẽ và chính xác giữa các nhân

sự liên quan trước khi ghi hình

*Nhóm sản xuất bao gồm: đạo diễn chương trình, đạo diễn hình, đạo

diễn kỹ thuật (âm thanh + ánh sáng + hình ảnh), nhóm quay phim, trợ lý trường quay, tổ đạo cụ, mỹ thuật sân khấu và tổ hoá trang

Một tác phẩm truyền hình bao giờ cũng là nỗ lực chung của một tập thể, một nhóm sản xuất Trò chơi truyền hình lại là một trong những thể loại mang tính tập thể cao nhất vì có sự phối hợp liên quan giữa nhiều khâu sản xuất Một chương trình trò chơi truyền hình thường kết hợp cả việc thực hiện tại hiện trường và trường quay, trong khi nhiều thể loại báo chí khác không cần sự kết hợp này Có lẽ chính vì yếu tố này mà công tác tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình lại càng cần mang tính khoa học hơn

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:23

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w