Tầm quan trọng của nội dung kịch bản trong trò chơi truyền hình

Một phần của tài liệu Tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình (Trang 50)

- 50 -

Chuẩn bị kịch bản là công việc bắt buộc và rất cần thiết cho mỗi chƣơng trình truyền hình. Nó không những giúp cho phóng viên chuẩn bị trƣớc những vấn đề sẽ làm và sẽ phát sóng mà còn là cơ sở để chuẩn bị trƣớc về vật chất, máy móc, thiết bị, nhân sự tham gia... Kịch bản các chƣơng trình trò chơi truyền hình phải đƣa ra đƣợc mô hình tổ chức một chƣơng trình cụ thể, các nội dung quan trọng nhất nhƣ luật chơi, hình thức tổ chức, đối tƣợng tham gia, thể thức thi đấu, cách tính điểm... Chỉ khi đã có kịch bản trong tay thì công tác tổ chức sản xuất mới thực sự đƣợc chủ động thực hiện và tiến hành hiệu quả. Kịch bản trò chơi truyền hình có hai loại chính đó là: kịch bản chính (diễn biến tổng thể) và kịch bản chi tiết (nội dung cụ thể của từng chƣơng trình).

Ngƣời ta từng so sánh rằng sự quan trọng của kịch bản đối với một chƣơng trình truyền hình cũng tƣơng tự nhƣ bộ khung xƣơng sống trên cơ thể con nguời vậy. Với trò chơi truyền hình thì kịch bản cũng đƣợc coi là linh hồn, là yếu tố quyết định thành công trong việc tổ chức sản xuất chƣơng trình. Có trong tay một kịch bản hay và hấp dẫn thì yếu tố thành công có thể đƣợc quyết định tới 60%, chỉ còn việc phối hợp giữa các quy trình sản xuất và tính sáng tạo của từng bộ phận thực hiện là có thể cầm chắc trong tay yếu tố hấp dẫn của chƣơng trình. Nhƣng ngƣợc lại, nếu kịch bản diễn biến tổng thể không có sự đan xen giữa các yếu tố hợp lý, luật chơi không rõ ràng và tính tranh đua trong các phần thi không thể hiện rõ thì dù cho kịch bản chi tiết đƣợc lập ra công phu và chu đáo đến đâu cũng không mang lại đƣợc kết quả nhƣ mong muốn.

Đối với mỗi chƣơng trình truyền hình, dù ở thể loại báo chí nào cũng đều cần có kịch bản trƣớc khi ghi hình. Xây dựng kịch bản là cách phác hoạ những nét chung nhất của vấn đề mà chƣơng trình cần đề cập. Không phải những ý tƣởng ban đầu ấy sẽ đƣợc bê nguyên xi vào tác phẩm truyền hình khi

- 51 -

phát sóng, tuy nhiên dù có nhiều thay đổi và thêm bớt trong quá trình sáng tạo thì mỗi chƣơng trình truyền hình cũng không thể thiếu đƣợc kịch bản ban đầu. So với các loại hình văn hoá nghệ thuật khác nhƣ văn học, sân khấu, điện ảnh, hội hoạ, hay âm nhạc... thì truyền hình ra đời muộn hơn. Do vậy trong quá trình xây dựng kịch bản, các tác phẩm truyền hình đã tiếp thu và phát triển đƣợc nhiều kinh nghiệm. Đặc điểm nổi bật nhất của kịch bản sân khấu và điện ảnh là nghệ thuật hƣ cấu, tái hiện cuộc sống thông qua lăng kính chủ quan của tác giả, thể hiện cái tôi rõ nét qua dấu ấn của cá nhân. Kịch bản của những tác phẩm văn học thì lại đƣợc xây dựng theo ý đồ, lập luận, cảm xúc, số phận của những nhân vật thƣờng đƣợc ghép nối với nhau theo đƣờng dây liên tƣởng của cảm xúc. Trong khi đó kịch bản các chƣơng trình truyền hình lại mang hơi thở của cuộc sống với những con nguời thật, công việc thật, xây dựng trong bối cảnh cụ thể và thời gian phần nhiều là hiện tại. Đây cũng là đặc điểm trong sự phản ảnh của các thể loại báo chí.

Trong các chƣơng trình truyền hình dù là ở thể loại nào: phóng sự, tin ngắn, phim tài liệu truyền hình, chuyên mục hay đối thoại, giao lƣu... đều cần có kịch bản. Do tính thời sự của báo chí và chức năng của các tác phẩm truyền hình nên kịch bản ở đây thƣờng đƣợc xây dựng trên những ý tƣởng chân thực, chính xác, cụ thể đến từng chi tiết. Do vậy yếu tố văn học trong kịch bản các chƣơng trình truyền hình nói chung không đƣợc coi là yếu tố quan trọng, mà tất cả thƣờng dành để miêu tả và khái quát nội dung từ những hành động, lời bình hay chi tiết, công việc của sự kiện, con ngƣời cụ thể...

Kịch bản của chƣơng trình trò chơi truyền hình cũng không nằm ngoài quy luật chung đó, nó không phải dạng kịch bản văn học, và cũng chƣa bao giờ đƣợc nhìn nhận nhƣ một kịch bản văn học bởi bản thân trò chơi truyền

- 52 -

hình đã mang đầy đủ các chức năng của báo chí, đó là hình thức thông qua trò chơi để cung cấp thông tin, giáo dục, giải trí và tuyên truyền...

Kịch bản chính (kịch bản diễn biến tổng thể) phải là kịch bản có nội dung khái quát, toát lên tƣ tƣởng và cách xây dựng chƣơng trình một các rõ ràng. Nhìn vào kịch bản này, nhóm sản xuất chƣơng trình có thể nắm đƣợc bao quát tổng thể nội dung và cách thức các chƣơng trình. Đây chính là một công trình quan trọng đòi hỏi sự sáng tạo nhƣng vẫn cần đề xuất rất cụ thể những chỗ nhấn của chƣơng trình và yêu cầu đối với từng bộ phận tham gia phối hợp sản xuất. Nhìn vào kịch bản diễn biến tổng thể này ngƣời ta có thể đƣa ra những phƣơng án thực hiện cùng với những sáng taọ riêng của từng khâu trong quá trình thực hiện. Giáo sƣ John W. Bloch trong cuốn “Kịch bản điện ảnh Mỹ” đã đánh gía: “Kịch bản là cái gốc, là bản thiết kế của bộ phim, và phim là một công trình hình ảnh”. Đấy là loại hình kịch bản dành cho điện ảnh với yêu cầu cao về nghệ thuật, còn với kịch bản trò chơi truyền hình, nó vừa phải toát lên sự khái quát của tầm tƣ tƣởng vừa phải thể hiện đƣợc cụ thể từng yếu tố trong mỗi phần chơi. Bởi trò chơi truyền hình là một thể loại báo chí với đầy đủ chức năng của loại hình chuyên biệt này. Chính sự đan xen giữa chi tiết và khái quát vừa giúp nhóm sản xuất hiểu rõ nội dung cần thể hiện vừa phát huy đƣợc sự sáng tạo trong từng phần thi.

Một kịch bản diễn biến tổng thể của trò chơi truyền hình đòi hỏi sự lao động nghiêm túc của một tập thể hoặc một cá nhân, bên cạnh những yếu tố đua tranh, bất ngờ, kịch tính và hấp dẫn còn cần cả những yếu tố tƣởng tƣợng mở. Sự logic của một kịch bản tổng thể sẽ là sợi dây dẫn dắt cho ngƣời dẫn chƣơng trình đƣa ra những lời lẽ thuyết phục, tạo cho ngƣời chơi hào hứng và hiểu luật dễ dàng, đồng thời là việc tiếp cận của khán giả đối với chƣơng trình sẽ có nhiều sức thu hút hơn. Sự hấp dẫn của một chƣơng trình trò chơi truyền hình nằm nhiều ở yếu tố luật thi và đối tƣợng tham gia chơi. Chính vì vậy

- 53 -

trong kịch bản tổng thể phaỉ nêu rõ cách thức tổ chức, từng trò chơi cụ thể, nhóm đối tƣợng tham gia, và ý nghĩa của từng phần chơi cụ thể. Nếu làm tốt đƣợc nội dung này thì việc phát triển kịch bản chung thành những kịch bản chi tiết cho từng quá trình sản xuất sẽ gặp niều thuận lợi và phát huy sức sáng tạo của từng thành viên trong êkíp thực hiện.

Mọi trò chơi đều mang tính ƣớc lệ, tuy là “chơi” chứ không phải là “thực”, nhƣng từ trò chơi đó, yếu tố khái quát mang ý nghĩa và tầm tƣ tƣởng nhất định đều đƣợc đan cài trong từng lời dẫn, cách thức chơi, luật chơi và thể thức thi đấu. Đây chính là yếu tố khác biệt giữa một trò chơi trong cuộc sống với một trò chơi đƣợc khái quát đƣa lên truyền hình. Nếu nhóm làm kịch bản hoặc cá nhân làm kịch bản tận dụng và nắm đƣợc quy luật này thì tính giáo dục trong trò chơi sẽ đƣợc nâng lên một bƣớc, tạo cho giá trị của chƣơng trình mang tính tƣ tƣởng hơn và do vậy trò chơi sẽ có ý nghĩa nhiều hơn. Việc tạo dựng giữa trò chơi vận động và trò chơi trí tuệ phải đƣợc đan xen hợp lý trong từng thể thức luật. Điều này phải đƣợc thể hiện ngay trong yếu tố kịch bản. Vì chỉ khi xây dựng đƣợc một kịch bản hoàn chỉnh và hợp logic thì yếu tố thành công trong các chƣơng trình trò chơi mới có cơ hội thành công, và thu hút khán giả.

Khi làm kịch bản các chƣơng trình trò chơi thì nhóm làm kịch bản phải tính toán, dự báo và tiên lƣợng trƣớc là trò chơi đó sẽ diễn ra nhƣ thế nào, trong thời gian bao lâu, đối tƣợng và số lƣợng nào sẽ tham gia cho phù hợp?, và điều quan trọng nhất là phán đoán tính bất ngờ và hiệu quả mà trò chơi đó mang lại. Từ một “gốc” trò chơi ban đầu có thể biến tấu, thêm bớt một số yếu tố hoặc tạo thêm “chƣớng ngại vật” để trò chơi thêm tính ganh đua và gay cấn hơn. Chính yếu tố phức tạp trong trò chơi sẽ kích thích tính bất ngờ và yêu cầu phát huy sự sáng tạo cho cả những đối tƣợng chơi, khán giả và những ngƣời sản xuất chƣơng trình.

- 54 -

Không có một ý tƣởng nào hoàn chỉnh ngay từ ban đầu, với trò chơi truyền hình cũng vậy, đây là yêu cầu của sự sáng tạo và đòi hỏi của tập thể nên tác giả kịch bản hoàn toàn có thể xây dựng một trò chơi mẫu theo ý tƣởng ban đầu, mời các đối tƣợng và cộng sự chơi thử để rút kinh nghiệm và bổ sung các yếu tố bất ngờ, thêm tính logic và gay cấn cho trò chơi. Trong chƣơng trình “Trò chơi liên tỉnh - Interville 1997” sản xuất lần đầu tiên năm 1997, các trò chơi: Ném bóng vào rổ, chạy vƣợt chƣớng ngại vật, đánh cầu lông, leo dốc bằng tay... chƣa thu hút đƣợc sự hào hứng của khán giả và đối tƣợng chơi, chính cũng một phần bởi yếu tố ít tính đua tranh, thiếu sự bất ngờ, cách xây dựng trò chơi đơn điệu và không đòi hỏi tính sáng tạo và khéo léo cần thiết của tính tập thể. Trong khi đó trò chơi: cô gái Hà Lan đi lấy sữa, đua thuyền chuối vƣợt chƣớng ngại vật, hay trò: toàn đội cắm cờ trên mặt nƣớc... lại tạo đƣợc sự gay cấn ngay từ đầu và thu hút sự cổ vũ nồng nhiệt của khán giả. Đây cũng là những trò chơi đƣợc lặp lại nhiều lần do tính hấp dẫn tự thân của tác giả kịch bản ngay khi tạo lập ý tƣởng tổ chức những trò chơi này. Vào vòng trong, nhiều đội vẫn đƣợc ban tổ chức sếp tham gia chơi lại một số trò chơi này, tuy không còn mới nhƣng hiệu quả của những trò chơi này vẫn gây đƣợc sự hào hứng cho khán giả. Chính sự tiếp thu và tự rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức ghi hình các chƣơng trình trò chơi truyền hình sẽ dần tạo nên sự hoàn thiện cho khâu kịch bản và quyết định thành công của một chƣơng trình trò chơi truyền hình.

Sau khi xây dựng đƣợc kịch bản tổng thể thì việc phân chia chức năng sản xuất theo quy trình bằng kịch bản chi tiết lại là một công việc đòi hỏi những yếu tố cụ thể hoá thêm một bƣớc. Với nhóm sáng tác nhƣ đạo diễn hình, trợ lý trƣờng quay, biên tập viên hay ngƣời dẫn chƣơng trình cần thêm những nội dung cụ thể về thể thức luật, cách xây dựng hình ảnh, sự di chuyển của đối tƣợng chơi và ngƣời dẫn chƣơng trình... thì với nhóm kỹ thuật và mỹ

- 55 -

thuật, kịch bản chi tiết ở đây lại đƣợc xác định nhiều ở những yếu tố liên quan đến thiết bị phục vụ, đạo cụ cho từng phần chơi hay hiệu quả và yêu cầu phối hợp về chất lƣợng âm thanh, ánh sáng và hình ảnh...

Kịch bản chi tiết là nội dung cụ thể của từng chƣơng trình nhƣ chủ đề, cách xây dựng trò chơi và luật thi... Kịch bản chi tiết phải chỉ ra cho nhóm sản xuất thấy đƣợc hình dung cụ thể về mọi yếu tố hình ảnh và kỹ thuật đi kèm theo diễn biến chƣơng trình. Đây vừa có thể kết hợp dạng kịch bản văn học (nhƣ câu hỏi, lời dẫn..) với những yếu tố phân cảnh chi tiết nhƣ sự kiện, cách chơi, đạo cụ hỗ trợ. Và nhƣ vậy, từ kịch bản diễn biến tổng thể có thể xây dựng nên nhiều kịch bản chi tiết cho từng nhóm sản xuất: đạo diễn hình và quay phim, ngƣời dẫn chƣơng trình, trợ lý trƣờng quay, nhóm đạo diễn kỹ thuật, nhóm đạo diễn mỹ thuật... Và với mỗi nhóm nội dung, kỹ thuật hay mỹ thuật thì đều cần những dạng kịch bản chi tiết với tính chất khác nhau, phù hợp với tính chất của từng công việc. Nhƣng vẫn phải là một diễn biến thống nhất từ một yêu cầu cụ thể để phát huy tính sáng tạo của mỗi nhóm thực hiện. Theo kết quả cuộc thăm dò dƣ luận khán giả theo dõi các chƣơng trình của Đài THVN cuối năm 2002 cho thấy, đối tƣợng thƣờng xuyên theo dõi các chƣơng trình trò chơi trên kênh VTV3 chủ yếu tập trung vào các nhóm: tiểu thƣơng, tiểu chủ, công chức, học sinh, sinh viên... do đó cần xây dựng luật chơi, đối tƣợng tham gia trong kịch bản các chƣơng trình trò chơi ngay từ đầu để đáp ứng nhu cầu cho nhóm đối tƣợng này, đồng thời có kế hoạch mở rộng và thu hút thêm các đối tƣợng xem và tham gia chƣơng trình một cách mở rộng hơn. Cũng theo ý kiến khán giả góp ý cho các chƣơng trình trò chơi, thì một vài chƣơng trình khâu xây dựng kịch bản còn yếu, chƣa hấp dẫn và không logic trong sáng tạo hìnhn ảnh và nội dung. Nhiều đối tuợng chơi bị động, kiến thức chƣa sâu và còn dè dặt trong việc thể hiện mình trong sân chơi là điều làm giảm đi tính hấp dẫn của chƣơng trình. Nhiều ý kiến cũng

- 56 -

cho rằng, hiện còn thiếu kịch bản mảng trò chơi dành cho ngành an ninh, quốc phòng, ngành giao thông và đặc biệt là sân chơi dành cho ngƣời cao tuổi... đây cũng là những ý tƣởng góp ý tốt cho những ngƣời xây dựng kịch bản các chƣơng trình trò chơi để chủ động điều tiết nội dung và hình thức chơi sao cho sinh động và phù hợp.

Cũng theo bản thăm dò dƣ luận xã hội này thì tỷ lệ số ngƣời yêu thích và thƣờng xuyên theo dõi các chƣơng trình trò chơi là tƣơng đối cao, ở chƣơng trình “Chiếc nón kỳ diệu” là 74%, “Đƣờng lên đỉnh Olympia” là 71%, “Hành trình văn hoá” là 61%, “Ở nhà chủ nhật là” 56%, “Trò chơi âm nhạc” là 46%... đây vừa điều kích lệ những ngƣời xây dựng và tham gia làm kịch bản cũng nhƣ tổ chức sản xuất chƣơng trình trò chơi. Tuy vậy khán giả cũng yêu cầu không nên kéo dài số lƣợng thời gian phát sóng một chƣơng trình trò chơi không quá 2 năm, luôn phải thay đổi những gƣơng mặt ngƣời dẫn chƣơng trình mới lạ, trẻ trung và hấp dẫn hơn, đối tƣợng tham gia chơi phải tuyển chọn kỹ càng hơn qua phân loại để họ hào hứng, thông minh hơn và đặc biệt là tiết tấu và luật chơi của các chƣơng trình phải liên tục đổi mới, tránh sự nhàm chán và đơn điệu.

Thực chất khi xây dựng đƣợc một kịch bản của chƣơng trình trò chơi đòi hỏi sự tổng hợp và tính ganh đua, hấp dẫn rất cao. Để xây dựng đƣợc một ý tƣởng mới lạ cho một chƣơng trình trò chơi nói chung, hay cụ thể là việc phối hợp giữa từng phần chơi trong kết cấu chung của một chƣơng trình là điều không dễ. Từ thử nghiệm cho đến chơi thử, rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung cho đến tổ chức êkíp và tìm đƣợc các nhóm sản xuất phù hợp, đồng lòng và sáng tạo là điều không đơn giản trong cơ chế kinh phí chi eo hẹp. Tất cả đều đặt ra cho những ngƣời xây dựng các chƣơng trình trò chơi một trách nhiệm hết sức nặng nề. Nguyên tổng giám đốc Đài THVN, ông Hồ Anh Dũng rất khuyến khích các ý tƣởng sáng tạo mới, với việc xây dựng kịch bản các

- 57 -

chƣơng trình trò chơi phù hợp với thuần phong mỹ tục và tâm lý cuả ngƣời Việt Nam không phải lệ thuộc vào việc mua bản quyền các chƣơng trình trò

Một phần của tài liệu Tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình (Trang 50)