hình để nâng cao hiệu qủa tuyên truyền , tổ chức và giáo dục.
Để có một chƣơng trình truyền hình hấp dẫn là sự phối hợp tổ chức của cả khối biên tập nội dung, khối kỹ thuật và khối mỹ thuật. Hiện tại cách quản lý của Đài Truyền hình Việt Nam là phần nội dung phụ thuộc vào các ban biên tập ( nhƣ Ban Thời sự, Khoa giáo, Chuyên đề, Thể thao - giải trí - thông tin kinh tế, Văn nghệ...) chỉ quản lý đội ngũ đạo diễn, biên tập viên, phóng viên, quay phim, trợ lý... còn đội ngũ kỹ thuật hình, ảnh âm thanh, ánh sáng... lại thuộc quản lý của Trung tâm kỹ thuật sản xuất chƣơng trình. Phần hoạ sĩ thiết kế, hoạ sĩ thể hiện và đạo cụ hoặc dựng cảnh lại thuộc quản lý của Trung tâm mỹ thuật... Thực tế này khiến cho mối quan hệ giƣã nhóm kỹ thuật, nội
- 114 -
dung, và mỹ thuật... chƣa thật sự “ăn khớp” và phối hợp tốt trong nhiều khâu sản xuất. Ngoài ra sự không đồng đều về trình độ học vấn và chuyên môn, phong cách làm việc, thậm chí về cá tính riêng của từng ngƣời và sự ý thức tổ chức kỷ luật, quy định trách nhiệm và quyền hạn chƣa rõ ràng và còn chồng chéo ở từng khâu... đã khiến cho dây chuyền sáng tạo không phải lúc nào cũng đƣợc vận hành tốt.
Tại một số hãng hoặc kênh truyền hình tiên tiến trên thế giới đã bắt đầu áp dụng mô hình quản lý phân cấp riêng. Phần chịu trách nhiệm nội dung thuộc các ban biên tập còn lại nhóm quay phim, đạo diễn hình, kỹ thuật tiền kỳ và hậu kỳ cùng ánh sáng và kỹ thuật hình ảnh thuộc khối quản lý kỹ thuật. Trung tâm mỹ thuật sẽ chịu trách nhiệm phần trang trí thẩm mỹ cho các chƣơng trình. Cách quản lý này đã đƣợc Đài Truyền hình Tp. Hồ chí Minh áp dụng cách đây hơn một năm và cho thấy một số hiệu quả rõ rệt trong việc phân cấp quản lý. Riêng Đài THVN đang xem xét và lên phƣơng án nghiên cứu cho phù hợp với thực trạng sản xuất hiện nay.
Rõ ràng rằng công tác tổ chức sản xuất hiện đã đƣợc nhìn nhận với vai trò vô cũng quan trọng nhằm góp phần hiện đại hoá quy trình sản xuất công nghệ truyền hình theo mức tiên tiến và hiện đại, giúp làm tăng hiệu quả, giảm nhân lực và vật lực, tiết kiệm chi tiêu lãng phí trong từng quy trình nhƣng lại khuyến khích đƣợc sự sáng tạo của các thành viên trong nhóm thực hiện. Do vậy việc xác định rõ từng chức danh trong nhóm sản xuất với vai trò và nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, tránh chồng chéo, đánh đồng công việc là một yếu tố bắt buộc tuy muộn nhƣng phải thực hiện ngay để guồng máy tổ chức sản xuất luôn vận hành với hết khả năng và công suất của mỗi nhóm.
Ngoài khâu lên kịch bản, họp êkíp thực hiện, lập bảng phân công công việc, chuẩn bị hệ thống liên lạc bằng tai nghe (incomes) trong trƣờng quay
- 115 -
giữa đạo diễn và các trợ lý... thì nên xây dựng quy chế hoặc nội quy ghi hình các chƣơng trình trong trƣờng quay để nâng cao hiệu quả và chất lƣợng các chƣơng trình.
Một vấn đề đang đặt ra là liệu có cần thiết phải xây dựng kịch bản chi tiết cho từng bộ phận liên quan nhƣ: đạo diễn hình, quay phim hay khối kỹ thuật trƣờng quay khi phần lớn các chƣơng trình đều sản xuất theo một mẫu số chung đã đƣợc thống nhất cách chuyển tải hình ảnh và kỹ thuật ngay từ những chƣơng trình đầu. Ví dụ nhƣ chƣơng trình Chiếc nón kỳ diệu hiện nay, nội dung chƣơng trình chỉ xoay quanh 4 vòng thì giải đáp 4 ô chữ. Và hiện tại chƣơng trình này không có cả kịch bản riêng cho từng chƣơng trình. Đây cũng là một vấn đề hiện nay đang tranh luận để đi đến thống nhất. Bởi nếu có giao kịch bản cụ thể thì phần sáng tạo tiếp theo sẽ thuộc tách nhiệm bên nào? Kịch bản chi tiết cho từng khâu là rất cần nhƣng phần sáng tạo tiếp theo nên để cho nhân lực ở từng quy trình sản xuất đảm nhiệm hay giao cho tổng đạo diễn tự yêu cầu?
Việc tiến dần đến chuyên nghiệp hoá đội ngũ tổ chức sản xuất các chƣơng trình trò chơi truyền hình là một đòi hỏi bức thiết nhằm xác đinh rõ nhiệm vụ và chức danh của từng khâu, đồng thời điều chỉnh lại chế độ nhuận bút và tiền lƣơng cho nhóm sáng tác sao cho hợp lý và hiệu quả, kích thích sáng tạo và chi trả đúng ngƣời - đúng việc. Thực tế cho thấy, công tác tổ chức sản xuất các chƣơng trình trò chơi và gặp gỡ trên truyền hình của Ban Thể thao - giải trí và thông tin kinh tế, hiện nay đã đƣợc thử nghiệm và đƣa vào sản xuất bảy năm với nhiều thay đổi và tiến bộ theo từng bƣớc tiến của mỗi chƣơng trình. Tuy nhiên, việc tiến tới một quy trình sản xuất hiện đại, đồng bộ và khép kín là yêu cầu cấp thiết đang đặt ra đối với những ngƣời quản lý và thực hiện các chƣơng trình truyền hình. Hàng loạt các chức danh hiện nay vẫn thực hiện nhƣ trợ lý trƣờng quay, trợ lý đạo diễn hay tổ chức sản xuất..
- 116 -
vẫn trong tình trạng kiêm nhiệm và lồng ghép với các chức dạnh khác, do vậy vừa khó xác định đƣợc nhiệm vụ, vị trí, vừa khó có thể phân chia định mức vốn đã rất eo hẹp cho 2-3 nhân sự chung trong cùng một chức danh, đã đƣợc áp dụng chế độ nhuận bút và tiền lƣơng quy định từ hơn bảy năm nay với rất ít sự thay đổi hoặc làm mới, thiết nghĩ nay đã có phần bất cập và lạc hậu.
Việc phân chia thành phòng quay phim riêng lẻ theo mô hình quản lý của các ban biên tập nhƣ: Ban Thể thao - giải trí - thông tin kinh tế, ban Thời sự, ban Văn nghệ.. cũng là vẫn đề cần cân nhắc để áp dụng thành mô hình chuẩn. Có nhiều ý kiến tán thành việc phân chia này nhƣng cũng có nhiều ý kiến phản đối cho rằng nhƣ vậy sẽ làm chồng chéo chức năng và nhiệm vụ quản lý, tạo sự bê trễ, trùng lặp trong cách thể hiện, thiếu tính chuyên nghiệp trong công việc sáng tạo hình ảnh của mỗi chƣơng trình trò chơi truyền hình. Một vấn đề đặt ra hiện nay là cần tránh tình trạng trong một số chƣơng trình trò chơi, chức năng giải trí quá nhiều lấn át chức năng thông tin giáo dục, chính trị tƣ tƣởng. Nhiều chƣơng trình bắt đầu rơi vào tình trạng hò hét quá nhiều, thông tin không có, thiếu tính thuyết phục, không mang lại nội dung thiết thực bổ ích, cung cấp thông tin thiết yếu nhƣ chức năng vốn có của công tác báo chí. Số lƣợng các chƣơng trình trò chơi truyền hình xuất hiện trên các kênh truyền hình là cần thiết tuy nhiên số lƣợng là bao nhiêu, tần số phát sóng thế nào, nên trọng tâm phục vụ cho nhóm đối tƣợng gì và cách tổ chức ra sao là cả một vấn đề. Với một hình thức mới mẻ nhƣ vậy, không phải nhóm đối tƣợng nào cũng tiếp nhận một cách dễ dàng. Nhiều thƣ góp ý của khán giả đƣợc gửi đến qua đƣờng bƣu điện hoặc gọi điện thoại trực tiếp đến phản ánh về việc lợi dụng hình thức này mà áp dụng quá nhiều trên làn sóng truyền hình liệu có nên? hoặc có cả những ý kiến cho rằng việc xây dựng thêm quá nhiều các chƣơng trình trò chơi truyền hình tràn lan và định hƣớng
- 117 -
các xây dựng với kiểu hò hét, khuya chiêng gõ mõ quá rầm rộ nhƣ một số chƣơng trình hiện nay có nên chăng? hay tất cả là do càng xây dựng nhiều chƣơng trình trò chơi truyền hình thì Đài THVN càng thu hút nhiều kinh phí tài trợ và quảng cáo?
Tất cả những góp ý của khán giả và đồng nghiệp tại các đài phát thanh - truyền hình trung ƣơng đến địa phƣơng đều đƣợc chúng tôi tiếp nhận trân trọng, bởi đã đến lúc với thời gian tồn tại và phát triển gần bảy năm - cũng nhƣ một đứa trẻ đã bắt đầu biết nhận thức và chập chững đến trƣờng, cần nhiều hơn nữa những trang bị kiến thức về mặt lý luận khoa học và thực tiễn. Việc điều chỉnh sao cho hợp lý về cách xây dựng và tuyên truyền thông tin trải đều trên nhiều kênh truyền hình cùng với việc nâng cao về chất lƣợng và hình thức của các chƣơng trình trò chơi hiện đang đƣợc đặt ra một cách nghiêm túc để cùng nghiên cứu.
Một số ý kiến cho rằng, thời lƣợng một số chƣơng trình trò chơi nên rút ngắn lại (khoảng từ 30-> 45 phút/tối đa cho một chƣơng trình phát sóng). Càng ngắn gọn, càng súc tích với tiết tấu nhanh gọn, đầy ắp tính thông tin và không khí vui nhộn xuyên suốt chƣơng trình là những yêu cầu cần đặt ra hiện nay tuy không dễ thực hiện. Dành ra 30 đến 45 phút trọn vẹn để theo dõi một chƣơng trình trò chơi truyền hình, trong khi báo viết và các kênh truyền thông khác đang cạnh tranh khốc liệt đã là hạnh phúc của những ngƣời thực hiện các chƣơng trình truyền hình. Trong thời đại bùng nổ thông tin nhƣ hiện nay thì thời gian tiếp nhận một chƣơng trình truyền hình dù có hấp dẫn đến máy cũng nên thay đổi sao cho ngắn gọn, súc tích. Bên cạnh đó là những yêu cầu về tăng cƣờng tính thông tin và tiết tấu dàn dựng các phần chơi sao cho ăn khớp với nội dung và tạo nên một không khí luôn đổi mới.
- 118 -
Các chƣơng trình trò chơi truyền hình với tính chất giải trí - giáo dục cao nên tạo đựoc sự gần gũi giữa ngƣờì dẫn chƣơng trình (MC), các đối tƣợng chơi với khán giả xem truyền hình đƣợc xem là yếu tố cần khắc phục hiện nay. Một số MC còn quá cầu kỳ và chải chuốt trong cử chỉ, tác phong và lời dẫn nên ít tạo hiệu quả, thông tin của lời dẫn phải ngắn gọn, súc tích tránh dàn trải và lan man, các câu hỏi nên đi thẳng vào vấn đề và đánh trúng trọng tâm của nội dung phỏng vấn... Nhiều khán giả và đồng nghiệp từ các đài phát thanh và truyền hình Trung ƣơng và địa phƣơng, nơi chúng tôi mở rộng thu thập điều tra lấy số liệu thăm dò thì cho rằng, đôi lúc MC lại biểu lộ sự dễ dãi, bông đùa thiếu nghiêm túc dẫn đến sự sàm sỡ, thiếu tôn trọng khán giả. Thậm chí trong nhiều ý kiến góp ý gửi về ban biên tập , nhiều khán giả còn cho ràng một số MC hiện nay lại bắt đầu có biểu hiện sa đà, xuồng xã trong cách giao tiếp làm giảm giá trị biểu cảm của chƣơng trình. MC nên nói với tốc độ chậm vừa phải để khán giả các vùng miền đều có thể tiếp nhận đƣợc hết nội dung thông tin. Bởi đối tƣợng khán giả của các chƣơng trình trò chơi truyền hình là mọi giới, nhiều thành phần, nhiều độ tuổi và thuộc nhiều vùng miền, dân tộc khác nhau...
Theo quy tắc chung ngƣời dẫn chƣơng trình phải đặt mình vào vị trí trung lập, khách quan. Nguyên tắc này đòi hỏi MC phải hiểu rộng nhƣng không võ đoán và trong mọi trƣờng hợp không nên đƣa ra chính kiến riêng của mình, nhất là trong các chƣơng trình trò chơi truyền hình, đối tƣợng chơi là các đội thi nên việc bình luận sẽ gây thiên vị, hiểu lầm cho ban giám khảo và khán giả... Các chƣơng trình truyền hình đều đặt nặng yếu tố khán giả là chính, việc sử dụng các đội chơi chỉ là để gợi cớ tìm hiểu về nội dung chƣơng trình, vì vậy đôi khi ngƣời dẫn còn phải nhập vai là một khẻ khờ khạo, kém hiểu biết để đƣa ra những câu hỏi nhằm gợi sự giải thích của đối tƣợng tham gia và gợi trí tò mò của ngƣời xem. Giọng điệu dẫn cũng là vấn đề đáng bàn,
- 119 -
với các chƣơng trình trò chơi giọng điệu ở đây có thể là nhã nhặn, nhiệt tình, thậm chí là thân mật, đôi khi pha thêm chút hóm hỉnh, hài hƣớc sẽ đặc biệt hữu dụng trong các chƣơng trình trò chơi giải trí. Nhƣng đôi khi cần có những lúc thể hiện sự trung lập, lạnh lùng, xa lạ, tôn trọng... Quan trọng nhất của MC trong các chƣơng trình trò chơi là việc giảm đi sự căng thẳng, khi cần phải giải thích lại một cách đơn giản những thuật ngữ khoa học của các nhà chuyên môn hay cố vấn của chƣơng trình. Nhƣ vậy, MC của các chƣơng trình trò chơi nên đóng vai trò hoà giải, trong đó kỹ năng phỏng vấn đƣợc đánh giá ở mức độ quan trọng.
Nhiều gƣơng mặt dẫn chƣơng trình đôi lúc còn tỏ ra non kém về kiến thức văn hoá xã hội, không thƣờng xuyên tự làm mới mình, lời dẫn sáo rỗng đi theo lối mòn ít sáng tạo, với cách diễn đạt hoa mỹ và khuôn sáo. Nhiều thƣ phê bình, góp ý của khán giả còn thẳng thắn nhận xét rằng nhiều chƣơng trình truyền hình trong đó có các chƣơng trình trò chơi truyền hình, ngƣời dẫn chƣơng trình đã lấn sân sang vai trò diễn xuất chứ không phải dẫn dắt chƣơng trình nữa. Tính kịch đƣợc đan xen quá nhiều làm giảm giá trị chân thực và gần gũi của tác phẩm. Bên cạnh đó là rất nhiều các “hạt sạn” đƣợc báo chí và dƣ luận phản ánh hàng ngày qua thƣ gửi và đăng trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, nhƣ sự xuồng xã trong cách ứng xử, thiếu phông nền văn hoá, đối tƣợng tham gia chƣơng trình không đƣợc chọn lọc kỹ nên kiến thức chung còn nhiều hạn chế, nhiều nội dung còn trùng lặp, đơn điệu và... sai ngay cả những kiến thức thông thƣờng về lịch sử, địa lý cơ bản... Nhiều ý kiến cũng cho rằng nên tăng thêm phần giao lƣu giữa MC với khán giả xem truyền hình và các đối tƣợng chơi, nên tạo sự gần gũi và thân thiện hơn. Các phần giao lƣu với khán giả và các đối tƣợng chơi tham dự chƣơng trình cũng nên tăng cƣờng số lƣợng và chất lƣợng.
- 120 -
Phần hậu kỳ nên tăng yếu tố kỹ xảo truyền hình để các chƣơng trình sinh động hơn, công nghệ truyền hình đã cho phép tạo lập những hình ảnh chuyển động trong không gian ba chiều tạo (3D) tạo độ sắc nét của hình ảnh và âm thanh, đây cũng là vấn đề cần khắc phục trong các chƣơng trình trò chơi truyền hình vì chất lƣợng âm thanh và đặc biệt là hiệu quả ánh sáng trong các chƣơng trình trò chơi truyền hình hiện nay đƣợc tận dụng và xử lý chƣa tốt. Các trò chơi truyền hình hiện nay đƣợc xem nhƣ sự bứt phá về cách đổi mới về hình ảnh và công nghệ, chính vì vậy khi ghi hình tại trƣờng quay, với sự trợ giúp của máy móc công nghệ hiện đại và đội ngũ tổ chức sản xuất chuyên nghiệp thì việc yêu cầu có chất lƣợng hình ảnh và âm thanh gần nhƣ trực tiếp là một đòi hỏi hiện nay.
Một vấn đề nữa đang đặt ra hiện nay là do thiếu trƣờng quay nên nhiều chƣơng trình trò chơi truyền hình bố trí ghi hình với tần suất khá cao. Mỗi buổi ghi hình kéo dài từ 90 đến 120 phút, với số lƣợng 3 đến 4 buổi ghi hình chung trong một ngày. Thông thƣờng lịch ghi hình có thể kéo dài đến 2 ngày, tức là sẽ có 8 chƣơng trình đƣợc ghi hình trong một khoảng thời gian khá ngắn. Nhƣ vậy một mặt sẽ tiết kiệm đựơc chi phí về lắp đặt và vận chuyển sân khấu nhƣng lại nảy sinh nhiều bất cập. Với cƣờng độ làm việc cao trong một khoảng thời gian ngắn và liên tục sẽ dẫn tới sự mệt mỏi, kiệt sức và thiếu sáng tạo trong công việc. Hoặc nếu có trục trặc về thiết bị ghi hình hoặc gián đoạn của một khâu nào đó trong quá trình sản xuất thì sẽ dễ dàng dẫn dến tình trạng chấp nhận làm trên cơ sở sẵn có của hoàn cảnh.
Hiện nay, Đài THVN chƣa xây dựng đƣợc đội ngũ những chuyên gia làm ánh sáng giỏi, phần lớn hiệu quả ánh sáng hiện nay đƣợc phụ thuộc vào