Tổ chức sản xuất một trò chơi truyền hình

Một phần của tài liệu Tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình (Trang 39)

Có thể nói, tổ chức sản xuất là công việc mang tính tổng hợp đòi hỏi những khâu tham gia phải có kinh nghiệm, khả năng chuyên môn tốt và phối hợp nhịp nhàng, sáng tạo trong một êkíp tập thể. Tuy vậy vai trò của giám đốc sản xuất và đạo diễn chƣơng trình luôn đƣợc đánh giá ở mức độ quan trọng tới chất lƣợng và uy tín của mỗi chƣơng trình. Trên thế giới, định nghĩa về công việc này đƣợc hiểu khá rộng và linh hoạt đối với mỗi phƣơng thức sản xuất và quy trình thực hiện. Tuy nhiên đối với các chƣơng trình trò chơi truyền hình, với tính chất đặc thù và những yêu cầu riêng biệt so với các thể loại báo hình khác, nên công tác tổ chức sản xuất đƣợc xác định trong quy chuẩn chung nhƣng có có thêm nhiều yêu cầu mới mẻ.

- 39 -

*Yêu cầu cơ bản của nhóm thực hiện:

Trƣớc tiên, nhóm thực hiện phải là một tập thể đồng lòng yêu nghề và sáng tạo. Giám đốc sản xuất và đạo diễn chƣơng trình sẽ có trách nhiệm thành lập nhóm thực hiện phụ thuộc vào năng lực chuyên môn và vai trò, vị trí của từng chức danh cụ thể để lựa chọn nhân sự. Nhóm thực hiện ở đây đƣợc tạm chia thành 2 nhóm nhỏ: nhóm tiền kỳ và nhóm sản xuất.

*Nhóm tiền kỳ gồm: giám đốc sản xuất, đạo diễn chƣơng trình, một số thành viên xây dựng nội dung kịch bản, nhóm biên tập phần quay phóng sự hoặc câu hỏi minh hoạ bằng hình ảnh, nhóm quay phim và kỹ thuật ghi hình tiền kỳ, nhóm diễn viên minh hoạ, và nhóm phục vụ phƣơng tiện ghi hình ..

Nhóm tiền kỳ này thƣờng phảỉ có sự trao đổi kỹ càng giữa các thành viên tham gia trực tiếp trƣớc khi xuống hiện trƣờng về nội dung chƣơng trình, những yêu cầu bắt buộc về mặt hình ảnh và âm thanh, kỹ thuật. Quá trình thu thập thông tin và nội dung câu hỏi tại hiện trƣờng đòi hỏi phải có sự bàn bạc nhất trí để phối hợp, thống nhất chặt chẽ và chính xác giữa các nhân sự liên quan trƣớc khi ghi hình.

*Nhóm sản xuất bao gồm: đạo diễn chƣơng trình, đạo diễn hình, đạo diễn kỹ thuật (âm thanh + ánh sáng + hình ảnh), nhóm quay phim, trợ lý trƣờng quay, tổ đạo cụ, mỹ thuật sân khấu và tổ hoá trang...

Một tác phẩm truyền hình bao giờ cũng là nỗ lực chung của một tập thể, một nhóm sản xuất. Trò chơi truyền hình lại là một trong những thể loại mang tính tập thể cao nhất vì có sự phối hợp liên quan giữa nhiều khâu sản xuất. Một chƣơng trình trò chơi truyền hình thƣờng kết hợp cả việc thực hiện tại hiện trƣờng và trƣờng quay, trong khi nhiều thể loại báo chí khác không cần sự kết hợp này. Có lẽ chính vì yếu tố này mà công tác tổ chức sản xuất các chƣơng trình trò chơi truyền hình lại càng cần mang tính khoa học hơn

- 40 -

các thể loại báo hình khác. Một đạo diễn sẽ đƣợc đánh giá là một đạo diễn giỏi hay không đều thông qua tác phẩm của mình. Cũng tƣơng tự nhƣ vậy, một cái nhìn khoa học, kinh nghiệm và sáng tạo trong chƣơng trình trò chơi truyền hình sẽ đánh giá một công tác tổ chức sản xuất tốt.

Phòng trò chơi và gặp gỡ trên truyền hình của Ban Thể thao - Giải trí - Thông tin kinh tế hiện nay, đƣợc coi là nơi có đội ngũ những biên tập viên tổ chức các chƣơng trình trò chơi chuyên nghiệp và thiện chiến nhất hiện nay của Đài THVN. Trong tổng số 8 đầu mục chƣơng trình đang phát sóng năm 2003, thì có đến 7 chƣơng trình là nằm trong hình thức trò chơi truyền hình bao gồm: “Chiếc nón kỳ diệu”, “Ở nhà chủ nhật”, “Hành trình văn hoá”, “Những đứa trẻ tinh nghịch”, “Vƣờn cổ tích” và “Đƣờng lên đỉnh Olympia” và thêm một chƣơng trình mới đƣa vào sản xuất nhân sự kiện Việt Nam đăng cai SEA Games 22 với tên gọi: “Khởi động cùng Sea GAMES” bắt đầu phát sóng tháng 7/2003. Tại đây hiện chỉ sản xuất thêm hai chuyên mục thuộc thể loại gặp gỡ tạo đàm và tạp chí truyền hình, đó là chƣơng trình: “Ngƣời đƣơng thời” và “Thời trang & cuộc sống”.

Các chƣơng trình trò chơi là một trong những dạng chƣơng trình sản xuất có nhu cầu sử dụng trƣờng quay để ghi hình nhiều nhất, bên cạnh các thể loại nhƣ: toạ đàm, gặp gỡ, đối thoại và giao lƣu... Chính vì vậy yêu cầu cơ bản của nhóm thực hiện là phải ăn khớp, nhịp nhàng và tạo hiệu quả cao trong công tác ghi hình tại trƣờng quay. Để chuyên nghiệp hoá êkíp thực hiện trong quy trình sản xuất chƣơng trình, tiểu ban “Trò chơi và gặp gỡ truyền hình” có đề ra bản nội quy ghi hình các chƣơng trình trò chơi tại trƣờng quay và quy chế làm việc nhƣ sau:

1. Có mặt trƣớc khi ghi hình tại trƣờng quay ít nhất 30 phút.

- 41 -

3. Nhóm thực hiện (nhóm quay phim + nhóm trợ lý trƣờng quay và biên tập viên..) mặc đồng phục màu đen khi ghi hình (để tránh lọt hình vào máy quay). 4. Không nhai kẹo cao su, hút thuốc lá, ăn qùa vặt và gọi điện thoại di động trong trƣờng quay khi ghi hình.

5. Thái độ hoà nhã, nhẹ nhàng với khán giả đến tham dự tại trƣờng quay. 6. Êkíp làm luôn phải trong tƣ thế sẵn sàng và nghiêm túc trong khi ghi hình. 7. Êkíp làm không đƣợc phép ngồi vào hàng ghế khán giả khi đang ghi hình.

*Các chức danh cụ thể trong nhóm sản xuất một chương trình trò chơi truyền hình:

Để thực hiện sản xuất một chƣơng trình trò chơi truyền hình đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa 3 nhóm chính: nhóm nội dung, nhóm kỹ thuật và nhóm mỹ thuật.

* Nhóm nội dung bao gồm: Giám đốc sản xuất, đạo diễn, tổ chức sản xuất, tác giả kịch bản, nhóm trợ lý, thƣ ký, quay phim, đạo diễn hình, biên tập viên và chủ nhiệm chƣơng trình.

* Nhóm kỹ thuật bao gồm: Đạo diễn kỹ thuật, quản lý trƣờng quay, kỹ thuật viên âm thanh, kỹ thuật viên ánh sáng, kỹ thuật viên đƣờng hình, kỹ thuật viên vi tính..

* Nhóm mỹ thuật bao gồm: Hoạ sĩ thiết kế sân khấu, hoạ sỹ thể hiện, tổ đạo cụ truờng quay và tổ hoá trang.

Trong đó:

- Giám đốc sản xuất: Là ngƣời chịu trách nhiệm chính về tài chính của chƣơng trình, đƣợc quyền đƣa ra những yêu cầu về đặt hàng và sản xuất. Chức danh này phải là một ngƣời hoặc nhóm ngƣời có khả năng tổng hợp và

- 42 -

khái quát công việc một cách kinh nghiệm và có toàn quyền trong việc quyết định nhân sự, cách sản xuất và chịu trách nhiệm về chất lƣợng cuối cùng của mỗi chƣơng trình.

- Đạo dĩễn chƣơng trình: Là ngƣời lên kế hoạch ghi hình và nội dung các chƣơng trình phát sóng theo tháng, quý hoặc năm cho khớp với thời lƣợng và ngày phát sóng mà cơ quan chủ quan giao. Là ngƣời đƣợc tín nhiệm phân công chịu trách nhiệm về chƣơng trình, là ngƣời có năng lực đƣa ra những ý tƣởng về nghệ thuật và quyết định toàn bộ về phần nội dung và hình ảnh sẽ thực hiện của chƣơng trình. Đạo diễn chƣơng trình cùng với giám đốc sản xuất sẽ cùng phối hợp và bàn bạc để quyết định tổ chức êkíp thực hiện, phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân. Ngƣời này cũng phải có khả năng tập trung mọi ngƣời họp về kịch bản, tổ chức luyện tập, ghi hình thử và ghi hình thật… đạo diễn cũng phải là ngƣời biết về cỡ cảnh và sự kết hợp các cỡ cảnh trong từng chƣơng trình sao cho phù hợp, biết cách sắp xếp vị trí máy quay phù hợp với chƣơng trình để tạo ra sự kết hợp khéo léo giữa các camera và các cỡ cảnh của từng CAM và sử dụng đúng quy tắc về trục.

- Tổ chức sản xuất: Quản lý chung về nội dung và thời lƣợng của chƣơng trình, đứng ở vị trí trung gian giữa đạo diễn, giám đốc sản xuất và êkíp thực hiện. Chức danh naỳ có vai trò quan trọng quản lý thực hiện mọi mắt xích trong quá trình sản xuất, có tầm bao quát chung và nhắc nhở đạo diễn cùng êkíp về lịch làm việc và tiến độ công việc phải hoàn thành.

- Nhóm biên tập viên: Có thể kiêm luôn vài trò là tác giả kịch bản chƣơng trình (nếu là các chƣơng trình trò chơi có quy mô nhỏ), biên tập nội dung chƣơng trình phát sóng trƣớc khi ghi hình và hoàn tất phần hậu kỳ phát sóng. Liên hệ với các đơn vị liên quan (cố vấn chuyên môn, cộng tác viên, các tổ chức cơ quan, đoàn thể cùng phối hợp thực hiện).

- 43 -

- Đạo diễn hình: Là ngƣời chịu trách nhiệm về phần hình ảnh, âm thanh của một chƣơng trình trò chơi, đồng thời tìm nhân lực phối hợp trong nhóm quay phim sao cho phù hợp và phân công nhân sự hợp lý, đúng năng lực và khả năng chuyên môn để chọn góc máy, thể hiện hiệu quả ánh sáng và đồ hoạ vi tính (nếu có).

- Nhóm quay phim: Trong các chƣơng trình trò chơi thƣờng chia làm 2 nhóm quay: nhóm quay minh hoạ tại hiện trƣờng (đối với một số chƣơng trình có cách thể hiện mới lạ và sinh động theo fomat mới) và nhóm ghi hình trong trƣờng quay. Cả hai công đoạn này đều do đạo diễn hình phân công nhân sự cho phù hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhóm trợ lý bao gồm:

+ Trợ lý đạo diễn: Đọc kỹ kịch bản, chuẩn bị băng ghi hình và nhắc đạo diễn hình những nội dung chính cần nhấn mạnh trong nội dung và cách thể hiện, cùng có mặt trên phòng điều khiển với đạo diễn hình trong quá trình ghi băng tại trƣờng quay, ghi chép các thông tin liên quan để nhắc cho BTV hoàn tất băng phát sóng những điểm cần khác phục trong phần hậu kỳ. Tóm lại trợ lý đạo diễn là ngƣời giúp việc cho đạo diễn trong công việc rà soát kịch bản, giúp đạo diễn điều khiển máy quay theo trình tự kịch bản.

+ Thƣ ký trƣờng quay: Là ngƣời có nhiệm vụ theo dõi ghi lại toàn bộ time code của băng ghi hình theo trình tự kịch bản. Đây là công việc rất quan trọng giúp cho đạo diễn quản lý đƣợc thời lƣợng của chƣơng trình và đồng thời rất thuận lợi cho công việc làm hậu kỳ ( trên thế giới thì đây phải là một nghề đựơc đào tạo chính quy mà hiện nay tại Việt Nam chúng ta chƣa thực hiện đƣợc).

+ Quản lý trƣờng quay: Có nhiệm vụ giúp dạo diễn theo dõi và quản lý toàn bộ diễn biến trong trƣờng quay theo nội dung kịch bản, liên lạc trực tiếp với

- 44 -

đạo diễn - đôn đốc các trợ lý khác và nhắc nhở quay phim di chuyển máy quay, góc độ máy và cỡ cảnh theo yêu cầu của đạo diễn.

+ Nhóm trợ lý trƣờng quay: Là nhóm ngƣời đƣợc phân công một hoặc nhiều việc cụ thể tại trƣờng quay và chịu sự đôn đốc của đạo diễn. Nhắc nội dung cho ngƣời dẫn chƣơng trình, bao quát sự việc diễn ra trong trƣờng quay, luôn chủ động trong điều chỉnh không khí và nội dung chƣơng trình theo kịch bản đã định. Chủ động và phản ứng nhanh nếu có bất kỳ thay đổi trong diễn ra trong trƣờng quay lúc ghi hình. Ngoài ra còn có thêm một công việc quan trọng là làm công tác khán giả trƣớc và trong khi ghi hình để luôn khuấy động phần không khí vui tƣơi. Lập kế hoạch mời và gặp gỡ trƣớc, luyện tập thử nội dung và hình thức thi cho các đối tƣợng tham gia, phù hợp với nội dung và chủ đề của chƣơng trình.

- Chủ nhiệm: Chuyên lo về vẫn đề thanh quyết toán tài chính của từng chƣơng trình, lo đời sống và ăn nghỉ của nhóm thực hiện nếu phải di chuyển và ghi hình ngoại cảnh hoặc mở rộng địa bàn thực hiện tại các địa phƣơng. Lo về quà tặng và giải thƣởng cho từng chƣơng trình theo định mức đã đƣợc phê duyệt.

- Nhạc công: Hiệu quả âm nhạc trong các chƣơng trình trò chơi là rất cần thiết. Ngƣời nhạc công phải nắm rõ quy luật và cách tạo hiệu quả âm nhạc ở mỗi trƣờng đoạn. Có khi đó chỉ đơn giản là những đoạn nhạc ngắn có tính chất chúc mừng, nhƣng cũng có lúc cần những đoạn nhạc đệm dài theo yêu cầu của đạo diễn. Đôi khi có những bất ngờ xảy ra cần có khoảng trống giữa các lần chuẩn bị đạo cụ thì một chút âm thanh sẽ làm cho không khí chƣơng trình bớt căng thẳng và hồi hộp. Mỗi tính chất riêng của một chƣơng trình trò chơi cần đến một cách sử dụng nhạc nền khác nhau, do vậy cần có sự bàn bạc thống nhất trƣớc đối với nhạc công để có hiệu quả phối hợp ăn ý nhất.

- 45 -

- Đạo diễn kỹ thuật: Luôn ngồi cùng phòng điều khiển với đạo diễn hình, giám sát các kỹ thuật viên trong trƣờng quay làm việc về điều chỉnh tín hiệu kỹ thuật. Đây là ngƣời chịu trách nhiệm chung về mọi vấn đề liên quan đến kỹ thuật và những yêu cầu chuyên biệt mà phần nội dung yêu cầu.

- Kỹ thuật viên bấm hình (Swicher) là ngƣơì hiểu biết về kỹ thuật, nắm tƣờng tận các chức năng và khả năng của bàn điều khiển Mixer và lấy hình theo lệnh của đạo diễn hay phối hợp các kỹ xảo khi đạo diễn yêu cầu.

- Kỹ thuật viên âm thanh: Phụ trách âm thanh tại trƣờng quay nhƣ tiếng nền của khán gỉa trƣờng quay, âm thanh của đối tƣợng tham gia chƣơng trình nhƣ ngƣời dẫn chƣơng trình (MC) và ngƣời chơi qua hệ thống mi-cơ-rô, VTR, CD, DAT... âm thanh này phải đƣợc trộn lẫn một cách hài hoà và hợp lý vào chung tín hiệu đƣờng hình, đúng tiêu chuẩn phát sóng.

- Kỹ thuật viên ánh sáng (chuyên gia ánh sáng): tạo hiệu quả ánh sáng sân khâú theo yêu cầu nội dung kịch bản. Ánh sáng rất quan trọng trọng các chƣơng trình trò chơi để tạo hiệu quả hỗ trợ cho hình ảnh. Đối với các chƣơng trình trò chơi, ánh sáng không chỉ làm tôn vinh sân khấu sao cho vui mắt, hoành tráng và hấp dẫn... mà còn cần điều chỉnh ánh sáng trọng tâm tới ngƣời dẫn chƣơng trình và các đối tƣợng tham gia chơi sao cho có điểm nhấn. Hiệu quả ánh sáng sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của đạo diễn và nội dung của chƣơng trình. Ánh sáng là một môn nghệ thuật vì thế việc đánh ánh sáng trong trƣờng quay phải đựơc đào tạo cơ bản và ngƣời làm ánh sáng nghệ thuật phải đƣợc coi là chuyên gia về ánh sáng. Đây là chức danh hiện hoàn toàn thiếu về đào tạo cơ bản tại Đài THVN.

- Kỹ thuật hình ảnh: Điều chỉnh về mặt chất lƣợng hình ảnh sao cho rõ nét hoặc theo những hiệu quả hình ảnh đặt truớc theo ý đồ nội dung kịch bản

- 46 -

và đạo diễn khi có yêu cầu. Chịu trách nhiệm đầu ghi băng theo yêu cầu của đạo diễn và chất lƣợng hình ảnh đủ tiêu chuẩn phát sóng.

- Kỹ thuật viên vi tính: Là ngƣời phụ trách vi tính và đồ hoạ, bảng chữ và chạy chƣơng trình theo lệnh của đạo diễn.

- Hoạ sĩ thiết kế: Sáng tạo ra một decor sân khấu cho phù hợp với nội dung và tính chất của từng chƣơng trình trò chơi. Thiết kế sân khấu trong chƣơng trình trò chơi vừa có những yêu cầu đặc thù riêng vừa cần tạo hiệu quả độ sâu trên một không gian hẹp, do vậy hoạ sĩ thiết kế sân khấu luôn cần có nhiều kinh nghiệm và cách làm mới bối cảnh trong từng chƣơng trình.

- Hoạ sĩ thể hiện: Phụ trách chuyển ý đồ của hoạ sĩ thiết kế thành hiện thực trên sân khấu. Đây là công việc định hình và cụ thể hoá sân khấu, lắp đặt và dàn dựng theo từng chƣơng trình ghi hình tại trƣờng quay.

- Tổ đạo cụ: Chuyên phục vụ kê dọn và lau chùi, sửa chữa, bảo dƣỡng sân khấu của chƣơng trình và làm mới các đạo cụ phục vụ ghi hình tại trƣờng

Một phần của tài liệu Tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình (Trang 39)