Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 81 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
81
Dung lượng
764,7 KB
Nội dung
LUẬN VĂN:
Vấn đềtiếpbiếnvănhóatrongcáctròchơi
truyền hình (Khảo sátmộtsốchươngtrìnhtrò
chơi truyềnhìnhtrên VTV3)
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Có thể nói, trong những thập niên cuối của thế kỷ XX, người ta càng nhận ra vai
trò, vị trí đặc biệt quan trọng của vănhóa đối với tiến trình phát triển xã hội. Liên hiệp
quốc đã kêu gọi toàn thế giới lấy thập niên 1987-1997 làm thập niên phát triển văn hóa.
Đảng Cộng sản Việt Nam, ngay từ khi chưa giành được chính quyền, năm 1943 đã phác
thảo Đề cương vănhóa Việt Nam; và ngày nay luôn khẳng định vănhóa là “nền tảng tinh
thần của xã hội, vănhóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, vănhóa là nội
sinh, ” - tức là sinh ra trong mỗi cộng đồng, trong mỗi con người xã hội. Vănhóa là hiện
tượng xã hội đặc biệt. Nó tồn lại và phát triển trong quá trình giao lưu và truyền tải-từ
người này sang người khác, từ cộng đồng này sang cộng đồng khác, từ thế hệ này sang
thế hệ khác.
Hệ thống giá trị vănhóa có thể được giao lưu, truyền tải bằng nhiều phương thức,
con đường khác nhau; như hệ thống giáo dục, các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội,
Nhưng báo chí và truyền thông đại chúng có vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi vì, hơn bất
cứ phương tiện hay con đường nào, báo chí tác động đến đông đảo người nhất, trên phạm
vi rộng khắp nhất, thường xuyên liên tục nhất, phong phú, đa dạng và sinh động nhất.
Trong quá trình này, báo chí vừa là kênh giao lưu tiếp nhận, vừa là bộ lọc để có thể biến
đổi các giá trị vănhóatrong sự phù hợp, thích ứng với vănhóa bản địa. Quá trình ấy
được gọi là tiếpbiếnvăn hóa.
Trong các phương tiện truyền thông đại chúng, truyềnhình ngày càng khẳng định
vai trò và ảnh hưởng to lớn của mình. Mặc dù ra đời muộn song truyềnhình đã ngày càng
khẳng định được vai trò hết sức quan trọngtrong việc truyền đi và tiếp nhận thông tin của
loài người. Qua màn hình vô tuyến, người xem như được tận mắt trong thấy những sự
kiện, hiện tượng và hành động, thái độ của con người như họ là người trực tiếp có mặt tại
nơi diễn ra sự việc, hiện tượng ấy. Hình ảnh và tiếng động hiện trường cộng với sắc thái
của tình cảm thái độ người thực hiện chươngtrình được thể hiện bằng lời bình, nhạc, đã
tác động tới người xem, cuốn hút và gây xúc cảm cho họ. Việc khán giả được chứng kiến
mọi sự việc, hiện tượng trên toàn cầu ngay tại nhà mình đã làm cho hầu hết gia đình nào
cũng có ti vi. Số gia đình có sử dụng ti vi đã lên đến con số hàng tỷ và truyềnhình ngày
càng thể hiện rõ sức mạnh truyền thông của mình.
Ngoài chức năng thông tin, chức năng tư tưởng, chức năng giám sát và phản biện
xã hội, chức năng quảng cáo và dịch vụ xã hội, truyềnhình có lợi thế hơn các loại hình
báo chí khác trong việc thực hiện chức năng giải trí. Đặc biệt trong cuộc sống công
nghiệp hiện nay, con người dễ rơi vào trạng thái căng thẳng. Sự căng thẳng này cần được
giải tỏa thông qua các hoạt động giải trí.Và để giải tỏa tâm lý căng thẳng cho công chúng
xem truyềnhình thì việc ra đời cácchươngtrìnhtròchơi mang tính giải trí là tất yếu.
Truyền hình việt Nam đã liên tục phát triển cácchươngtrình giải trí cho mọi nhóm
công chúng đối tượng, lôi kéo hàng triệu người vào sân chơi bổ ích và lý thú, nhất là giới
trẻ.
Xuất phát từ hiệu quả kinh tế và ý nghĩa xã hội của tròchơitrêntruyền hình, trong
những năm gần đây hàng loạt chươngtrìnhtròchơi mới ra đời góp phần làm phong phú
thêm thể loại của chươngtrìnhtruyền hình. Có những tròchơi ra đời bởi sự sáng tạo của
Đài Truyềnhình Việt Nam, có những chươngtrìnhtròchơi ra đời kết hợp sự sáng tạo và
kế thừa của mô hìnhtròchơitruyềnhình thế giới và có những tròchơi được mua bản
quyền nước ngoài. Sự ra đời của những tròchơi này dần dần tạo thói quen giải trí trêntruyền
hình và đã được công chúng xem truyềnhình đón nhận nồng nhiệt.
Theo điều tra của TNS media Việt Nam năm 2006 trong 10 chươngtrình giải trí
có lượng người xem cao nhất thì có tới 8/9 tròchơitruyềnhình có bản quyền từ nước
ngoài. Như vậy tròchơitruyềnhình có bản quyền từ nước ngoài đang chiếm ưu thế,
trong khi đó tròchơitruyềnhình có bản quyền trong nước chỉ chiếm 10%.
Tuy nhiên tròchơi có bản quyền từ nước ngoài khi triển khai sản xuất tại Việt
Nam đều gặp những khó khăn vì sự khác biệt về vănhóa xem của công chúng nơi bán
bản quyền và nơi tiêu thụ. Vấnđề đặt ra là chúng ta sẽ giải quyết những khó khăn trở
ngại đó như thế nào để có thể đạt hiệu quả cao nhất-xét trên phương diện văn hóa? Trong
quá trìnhbiến đổi cácchươngtrìnhtròchơitruyềnhìnhđể phù hợp với vănhóa Việt
Nam liệu đã thực sự đáp ứng được nhu cầu của công chúng xem truyềnhình hay chưa?
Việc biến đổi đã tác động như thế nào đến công chúng truyền hình? Đó là vấnđề vừa cơ
bản vừa cấp thiết không chỉ cho hôm nay, mà còn cho những năm sau, khi đất nước ta hội
nhập ngày càng sâu với thế giới.
Với suy nghĩ đó tác giả mạnh dạn đề xuất nghiên cứu đề tài: "Vấn đềtiếpbiến
văn hóatrongcáctròchơitruyền hình".
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Không chỉ tại Việt Nam mà trên khắp thế giới, công chúng của báo chí nói chung
và truyềnhình nói riêng cũng được quan tâm nghiên cứu từ những góc độ khác nhau. Đã
có khá nhiều công trình nghiên cứu về công chúng trong nhiều năm qua, đặc biệt là công
chúng của Đài truyềnhình Việt Nam, vì đây là Đài truyềnhình quốc gia, phủ sóng trên
toàn quốc. Tuy nhiên, sự nghiên cứu về công chúng thì không bao giờ lạc hậu, bởi nhu
cầu giải trí của công chúng luôn luôn thay đổi, họ muốn món ăn tinh thần phải mới lạ hấp
dẫn thường xuyên chứ không bị lặp lại. Vấnđềtiếpbiếnvănhóa cũng đã được nhiều nhà
khoa học, vănhóa học và các nhà hoạt động xã hội nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo cấp
quốc gia được tổ chức đã thu hút sự quan tâm của không ít người, nhất là từ sau khi có
Đề cương vănhóa Việt Nam của Đảng ta được ban hành.
Trước đây có một công trình nghiên cứu về tròchơitruyềnhình là “Sức hấp dẫn
của thể loại tròchơitruyền hình” của nhà báo, tiến sĩ Tạ Bích Loan in trong công trình “
Báo chí những điểm nhìn từ thực tiễn” (Nguyễn Văn Dững chủ biên), tập 2, NXB Văn
hóa thông tin, H. 2001.
Bên cạnh đó trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy có mộtsốluậnvăn
thạc sĩ đã đề cập đến thể loại tròchơitruyền hình:
- “Tổ chức sản xuất chươngtrìnhtròchơitruyềnhình (Khảo sát qua cácchương
trình của VTV3 - Đài Truyềnhình Việt Nam từ năm 1996 – 2003)" của nhà báo, ThS Vũ
Thanh Hường.
- “Nâng cao tính hấp dẫn của cácchươngtrình giải trí trêntruyềnhình thông qua việc áp
dụng mộtsố thủ pháp sân khấu” của nhà báo, ThS Bùi Thu Thủy.
- “Trò chơitruyềnhình với khán giả Việt Nam” của nhà báo, ThS Đỗ Bạch Dương.
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu nói trên chưa thực sự tập trung vào vấnđề
tiếp nhận và biến đổi vănhóatrongcáctròchơitruyền hình. Vì vậy đề tài "Vấn đềtiếp
biến vănhóatrongcáctròchơitruyềnhình (Khảo sátmộtsốchươngtrìnhtròchơi
truyền hìnhtrên VTV3)" là mộtđề tài mới mẻ, chưa có tiền lệ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa, phân tích khái niệm văn hóa, tiếpbiếnvăn hóa, khảosát
thực trạng tiếpbiếnvănhóa qua cácchươngtrìnhtròchơitruyền hình, luậnvăn nhằm mục
đích chỉ ra các đặc điểm, thực trạng tiếp nhận và biến đổi vănhóa của tròchơitruyền hình;
đồng thời tìm kiếm các khuyến nghị khoa học cho vấnđề này trong tiến trình hội nhập phát
triển bền vững.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên đây, luậnvăn chú trọng thực hiện các nhiệm vụ nghiên
cứu sau đây.
- Luậnvăn sẽ hệ thống hóacác khái niệm vănhóa và tiếpbiếnvănhóa và những
khái niệm liên quan.
- Tìm hiểu vấnđềtiếp nhận và biến đổi vănhóatrong tiến trình của lịch sử từ đó
làm tiền đề cho nghiên cứu quá trìnhtiếp nhận và biến đổi vănhóa thông qua cáctrò
chơi trêntruyền hình.
- Khảo sát, phân tích thực trạng tiếp nhận và biến đổi vănhóamộtsốtròchơi
trên truyềnhình của VTV3.
- Tìm hiểu thực trạng tiếp cận của khán giả truyềnhình đối với cáctròchơitruyền
hình.
- Đưa ra mộtsố giải pháp và khuyến nghị đối với những người làm truyềnhình
Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả tác động của tròchơitrêntruyền hình.
4. Đối tượng khách thể, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Quá trìnhtiếp nhận và biến đổi vănhóa qua cácchươngtrình
trò chơitruyền hình.
* Khách thể nghiên cứu: ChươngtrìnhTròchơitrêntruyềnhình của VTV3.
* Phạm vi không gian: MộtsốchươngtrìnhtròchơitrênVTV3
* Phạm vi thời gian nghiên cứu: Từ năm 1996 đến nay.
5. Giả thuyết nghiên cứu
- Thứ nhất, cácchươngtrìnhtròchơitrêntruyềnhình đang ngày càng thích ứng và
đáp ứng tốt nhu cầu giải trí của công chúng truyềnhình (CCTH). Tuy nhiên, ‘hiệu ứng trò
chơi” như “giấy dán tường” liệu có đang làm cho cácchươngtrình này gây ra hiệu ứng
nhàm chán và hạn chế lẫn nhau hay không ?
- Thứ hai, phần lớn cácchươngtrìnhtròchơitruyềnhình (CTTCTH) được mua
bản quyền từ nước ngoài-nơi có nền vănhóa khác biệt với nước ta. Vậy, quá trình
khai thác, chuyển từ bản quyền nước ngoài thành kịch bản của VTV, kết cấu khung
chương trình, nội dung và cách thức triển khai cácchươngtrìnhtròchơi còn nhiều lệ
thuộc vào bản quyền, cần có những cải tiến mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu nhu cầu và
hướng dẫn thị hiếu CCTH hiện nay;
- Thứ ba, những vấnđềtrên đây đã và đang đặt ra cho việc quy hoạch phát triển
các CTTCTH của VTV3, từ việc xây dựng, cải tiến khung cho các loại chương trình, xây
dựng và đào tạo đội ngũ, tổ chức sản xuất và xã hội hoá sản xuất các CTTCTH để có thể
nâng cao chất lượng và hiệu quả tác động tối ưu nhất-xét trên bình diện văn hóa.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và các nhiệm vụ trên đây, tác giả luậnvăn sẽ sử dụng
những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Phương pháp luận: Dựa trên những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, tư
tưởng Hồ Chí Minh về vănhóa và vai trò của vănhóatrong tiến trình phát triển kinh tế-
xã hội cũng như cáccácluận cứ khoa học-thực tiễn của vấnđềtiếpbiếnvănhóatrong
lịch sử phát triển của dân tộc ta; về báo chí và vai trò của báo chí trong đời sống xã hội;
về vănhoá giải trí trêntruyền hình;
- Phương pháp công cụ được dùng chủ yếu là:
+ Phương pháp nghiên cứu văn bản được dùng để nghiên cứu các tài liệu liên quan
như văn kiện Đảng, Nhà nước, các công trình khoa học đã được công bố, ;
+ Phương pháp thống kê-phân loại được dùng thống kê, phân loại, phân tích các
dữ liệu nghiên cứu trongcác CTTCTH;
+ Phương pháp điều tra xã hội học (phỏng vấn sâu, phỏng vấn bảng hỏi anket) dùng
để điều tra công chúng, phỏng vấn những người làm chươngtrìnhtrong diện khảosát và các
chuyên gia, các nhà quản lý, cố vấn của chương trình;
+ Phương pháp phân tích kinh nghiệm; phương pháp tình huống; phương pháp
điền dã dùng trong nghiên cứu trường hợp và quan sát thực nghiệm với tư cách người
trong cuộc để có được cách nhìn cận cảnh từ bên bên trong của quá trình sản xuất chương
trình.
7. Ý nghĩa khoa học của luậnvăn
Góp phần làm rõ thực trạng tiếp nhận và biến đổi vănhóatrongcáctròchơitruyền
hình có bản quyền từ nước ngoài khi chúng ta thực hiện tổ chức sản xuất tại Việt Nam.
Phân tích trên bình diện vănhóa của quá trình khai thác bản quyền như quá trìnhtiếp
biến vănhóa giai đoạn đầu đối với những người làm CTTCTH.
- Làm rõ những ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực của quá trìnhtiếpbiến
văn hóa đối với công chúng truyềnhình Việt Nam, từ đó có những điều chỉnh thích hợp
trong quá trìnhtiếpbiếnvăn hóa.
Từ những ý nghĩa khoa học trên, luậnvăn sẽ có những ý nghĩa thực tiễn sau:
- Luậnvăn sẽ góp phần đề xuất giải pháp cho Đài truyềnhình Việt Nam (VTV)
nói chung và Ban Thể thao giải trí và Thông tin kinh tế (VTV3) nói riêng xem xét, điều
chỉnh xu hướng phát triển hiện tại và tương lai của tròchơitruyềnhình cho phù hợp với
văn hóatiếp nhận và thị hiếu của công chúng truyền hình.
- Góp phần làm sáng tỏ và ngăn chặn những yếu tố ngoại lai có ảnh hưởng không
tốt đến công chúng truyềnhình ngay từ khâu sản xuất chương trình, từ đó giúp Đài
truyền hình Việt Nam sản xuất những chươngtrình hấp dẫn hơn, thiết thực hơn và tạo
được hiệu ứng xã hội và hiệu quả tác động tốt hơn trên bình diện đang bàn tới.
- Công trình này được hoàn thành, sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích và lý thú cho các
cơ sở đào tạo báo chí nói chung và cho các Đài phát thanh-truyền hình địa phương trong
cả nước, cũng như những ai quan tâm đến quá trìnhtiếpbiếnvănhóa hiện nay.
8. Kết cấu của luậnvăn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luậnvăn
gồm 3 chương, 7 tiết.
Chương 1
TIẾP BIẾNVĂNHOÁ - NHỮNG VẤNĐỀ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN
1.1. HỆ THỐNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.1.1. Vănhoá
Khái niệm "văn hóa" từ lâu đã được giới nghiên cứu quan tâm xác định nội hàm từ
nhiều phương diện khác nhau. Xét một cách tổng quát, vănhóa thể hiện bản chất năng
lực của con người trong mối quan hệ với thiên nhiên, với xã hội và với chính bản thân
mình, vănhóa gắn liền với hoạt động sống của cá nhân và của cộng đồng. Vănhóa là dấu
hiệu phân biệt đặc trưng và trình độ của loài người. Như vậy, vănhóa phản ánh các mặt
trong hoạt động của cá nhân và cộng đồng. Từ sinh hoạt, ăn, mặc, ở, đi lại đến các hoạt
động chính trị, khoa học, giáo dục, nghệ thuật, lối sống, phong tục, tập quán, tín
ngưỡng ở đâu có hoạt động sống của con người là ở đó có sự can thiệp và định hướng
của nhân tố văn hóa.
Theo W. Ostawald thì: Chúng ta gọi những gì phân biệt con người với động vật là
"văn hóa".
Theo Abrraham Moles, một nhà vănhóa học Pháp thì: Vănhóa là chiều cạnh trí
tuệ của môi trường nhân đạo do con người xây dựng nên trong tiến trình đời sống xã hội
của mình.
Giáo sư Hà Văn Tấn cho rằng: Vănhóa là hệ thống ứng xử của con người với
thiên nhiên và xã hội, trong hoạt động sinh tồn và phát triển của mình. Nói khác đi, văn
hóa là sản phẩm hoạt động của con người trong mối quan hệ tương tác với tự nhiên và xã
hội diễn ra trong không gian, thời gian và hoàn cảnh nhất định.
Năm 1988, khi phát động thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa, Tổng Giám đốc
UNESCO - Federico Mayro, đã đưa ra định nghĩa về văn hóa: Vănhóa là tổng thể sống
động của các hoạt động trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng
tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, cáctruyền thống và thị hiếu - những
yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc.
Ở Việt Nam, từ quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa:
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo
và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn
học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các
phương thức sử dụng - Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là vănhóa
[41, tr. 431].
Đến nội hàm khái niệm vănhóa mà Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương
khóa VIII xác định: "Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động
lực thúc đẩy tự phát triển kinh tế - xã hội" [24, tr. 10] là sự phát triển các quan niệm về văn
hóa của Đảng ta nhằm xây dựng và phát triển nền vănhóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc, đểvănhóa thực sự trở thành là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội
trong thời đại ngày nay.
Như vậy, điểm thống nhất trong những quan niệm trên là đều xem lao động sáng
tạo là cội nguồn của văn hóa. Và, chính vănhóa đã đem lại cho con người khả năng suy
xét về bản thân, làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt mang tính nhân bản
sâu sắc, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách có lý trí và tình cảm trong khát
vọng vươn tới chân - thiện - mỹ. Và cũng chính nhờ vănhóa mà con người thể hiện được
phẩm chất, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án "chưa hoàn thành", đặt ra
để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những "ý nghĩa mới mẻ và
sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân mình".
Trong đó, Hồ Chí Minh đã khái quát đến đỉnh cao trong quan niệm của mình về
văn hóa-không chỉ là các giá trị vất chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, mà cả
nhưng phương thức tiêu dùng chúng.
Dưới góc độ tiếp cận xem lao động sáng tạo là cội nguồn, khởi điểm của vănhóa
hướng về các giá trị nhân bản nhằm hoàn thiện con người,
nhà nghiên cứu Hoàng Vinh đã có quan niệm xác đáng rằng: Vănhóa là toàn bộ sáng tạo
của con người, tích lũy lại trong quá trình hoạt động thực tiễn xã hội, được đúc kết thành
hệ giá trị và chuẩn mực xã hội, biểu hiện thông qua vốn di sản vănhóa và hệ ứng xử văn
[...]... giả chỉ khảosát 3 tròchơitruyềnhình đã, đang phát sóng trên kênh VTV3để làm rõ vấnđềtiếpbiến văn hóatrong quá trình sản xuất và phát sóng 2.2 THỰC TRẠNG TIẾPBIẾNVĂNHOÁTRÊNCÁCCHƯƠNGTRÌNHTRÒCHƠITRUYỀNHÌNH Có thể nói tất cả cáctròchơitruyềnhình có bản quyền của nước ngoài khi chuyển đổi về Việt Nam thì cơ bản phải tuân thủ theo khuôn mẫu về hình thức thể hiện, bởi vì đó một trong. .. chính là tròchơitruyềnhình – sản phẩm của nhu cầu giải trí hiện đại Tròchơitruyềnhình được nghiên cứu trong luậnvăn này với ý nghĩa đánh giá thực trạng tiếp nhận và biến đổi vănhóa đối với công chúng truyền hình, từ đó có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của những tròchơitruyềnhình 1.1.2 Tiếpbiếnvănhoá Cho dù khái niệm tiếpbiếnvănhóa đối trongcáctròchơitruyềnhình còn khá... tiếpbiếnvănhóa thường được ghi nhận khi một nền vănhóa ở thế thượng phong 3 Có thể định nghĩa tiếpbiếnvănhóa là sự tiếp xúc giữa các cộng đồng vănhóa khác nhau và kết quả là những thay đổi về văn hóatrong mỗi nhóm Thí dụ: hai nhóm vănhóa A và B tiếp xúc với nhau: tiếp xúc vănhóa có thể đem lại kết quả tích cực hoặc tiêu cực Nếu vănhóa A và B đều vững mạnh, thì có đối thoại ngang bằng, tiếp. .. truyềnhình Đây cũng là thời điểm người ta bắt gặp sự xuất hiện của chươngtrìnhtròchơitruyềnhình được chuyển đổi từ nước ngoài Chươngtrình "Trò chơi liên tỉnh" chỉ tồn tại trong vòng 1 năm nhưng đã để lại ấn tượng đặc biệt Cứ vào lúc 17h chiều chủ nhật hàng tuần trênVTV3 khán giả truyềnhình lại đón xem chươngtrình này Đây là mộttròchơi được chuyển đổi từ chươngtrình "intervillesgames" (Trò chơi. .. cáctròchơitruyềnhìnhTròchơitruyềnhình cũng cho ta cơ hội du lịch đến tất cả mọi địa chỉ mà ta yêu thích (Hành trìnhvăn hóa) mà không tốn công tốn sức và tiền bạc, thời gian Các cơ hội giao lưu vănhóa hoàn toàn mở rộng với tất cả mọi người Học sinh, sinh viên giao lưu với nhau thông qua cáctròchơitruyền hình, họ dường như trở nên dãn dĩ hơn khi tham gia cáctrò chơi, các buổi giao lưu trên. .. mệt mỏi trong ngày, họ về nhà nghỉ ngơi bằng cách đón xem thời sự tin tức và giải trí với tròchơitruyềnhình vào khoảng 20h- 21h hàng ngày, đó cũng chính là lý do để khung giờ này trở thành giờ vàng trên kênh VTV3 Hàng loạt các thói quen trong đời sống sinh hoạt đã và đang thay đổi từ khi xuất hiện tròchơitruyềnhình Chương 2 THỰC TRẠNG VIỆC TIẾPBIẾNVĂNHOÁTRÊNCÁCTRÒCHƠITRUYỀNHÌNH HIỆN... mới mẻ nhưng vấnđềtiếpbiếnvănhóa đã được nhà vănhóa Hữu Ngọc nghiên cứu rất sâu Trong khuôn khổ của luậnvăn này chúng tôi xin trích lược bài viết “ Đối thoại văn hóa Việt Nam và Phương Tây” của nhà vănhóa Hữu Ngọc để chúng ta có cái nhìn tổng thể về quá trìnhtiếpbiến văn hóa của Việt Nam: Muốn có cái nhìn về tính tiếpbiếnvănhoá Việt, không thể không tìm về cội nguồn của nó Vấnđề đầu tiên... vấnđề riêng của nó, nhưng tất cả đều hướng tới mục tiêu đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận và sự cộng hưởng tích cực của công chúng truyềnhình nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất có thể-xét trên bình diện văn hóa- kết quả tiếpbiếnvănhóa 1.2 ẢNH HƯỞNG CỦA TRÒCHƠITRUYỀNHÌNH VỚI ĐỜI SỐNG VĂNHOÁ CÔNG CHÚNG 1.2.1 Ảnh hưởng đối với đời sống vănhoá vật chất Bất cứ một địa bàn nào, một quốc gia nào trên. .. ép trong cuộc sống Thứ ba, khán giả Việt Nam được đến gần hơn với khán giả thế giới khi Việt Nam cùng sản xuất cácchươngtrìnhtròchơi với truyềnhìnhcác nước Thứ tư, khán giả Việt Nam được làm quen với một thể loại chươngtrìnhtruyềnhình hoàn toàn mới mà trước đây Việt nam chưa có Thứ năm, mỗi người khán giả đều có thể trở thành người chơi của chươngtrìnhtruyềnhình Thứ sáu, trong nhiều trò chơi. .. Luật chơi cũng là cơ sởđể tạo nên sự bình đẳng, vô tư cho mỗi người tham gia cuộc chơi bởi tròchơitruyềnhình sẽ thất bại nếu không tồn tại yếu tố công bằng Do vậy luật chơitrongtròchơitruyềnhình phải hết sức chặt chẽ và cụ thể, tính toán được mọi tình huống có thể xảy ra Thứ hai là người dẫn chươngtrình hay còn gọi là MC cũng là một phần quan trọngtrongtròchơitruyềnhìnhMộttròchơitruyền .
LUẬN VĂN:
Vấn đề tiếp biến văn hóa trong các trò chơi
truyền hình (Khảo sát một số chương trình trò
chơi truyền hình trên VTV3)
. tài " ;Vấn đề tiếp
biến văn hóa trong các trò chơi truyền hình (Khảo sát một số chương trình trò chơi
truyền hình trên VTV3) " là một đề tài mới