Một số nhận xét bước đầu về đặc điểm tiếp nhận của khán giả với các chương trình trò chơi truyền hình: 79 Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả các
Trang 1KHOA BÁO CHÍ
ĐỖ THỊ BẠCH DƯƠNG
CHƯƠNG TRÌNH TRÒ CHƠI TRUYỀN HÌNH
VỚI KHÁN GIẢ VIỆT NAM
( Khảo sát một số chương trình trò chơi
trên VTV 3 - Đài THVN từ năm 2000 đến nay )
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Hà Nội 2003
Trang 2KHOA BÁO CHÍ
ĐỖ THỊ BẠCH DƯƠNG
CHƯƠNG TRÌNH TRÒ CHƠI TRUYỀN HÌNH
VỚI KHÁN GIẢ VIỆT NAM
( Khảo sát một số chương trình trò chơi
trên VTV3 - Đài THVN từ năm 2000 đến nay )
CHUYÊN NGÀNH: BÁO CHÍ HỌC
MÃ SỐ: 5 04 30 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC BÁO CHÍ
Người hướng dẫn khoa học Tiến sỹ ĐINH HƯỜNG
Hà Nội - 2003
Trang 3NỘI DUNG TRANG
MỞ ĐẦU
4 6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 6
NỘI DUNG LUẬN VĂN
Chương I: Những vấn đề cơ bản về quy luật tiếp nhận của
khán giả truyền hình và Trò chơi truyền hình
Ý nghĩa của việc nghiên cứu quy luật tiếp nhận của khán
giả xem truyền hình
20
Trang 4Chương II: Bước đầu khảo sát sự tiếp nhận của khán giả với
một số chương trình trò chơi truyền hình trên VTV 3
40
1 Tìm hiểu thực trạng hoạt động tiếp nhận của khán giả
với các chương trình trò chơi truyền hình trên VTV3
hiện nay:
40
1.1 Mức độ thường xuyên và việc sử dụng thời gian
để theo dõi các chương trình trò chơi truyền hình
40
1.2 Mức độ tiếp nhận của khán giả với một số
chương trình trò chơi truyền hình hiện nay
47
1.3 Một số xu hướng tiếp nhận của khán giả với các
chương trình Trò chơi truyền hình
57
2 Một số nhận xét bước đầu về đặc điểm tiếp nhận của
khán giả với các chương trình trò chơi truyền hình:
79
Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp để nâng cao chất
lượng và hiệu quả các chương trình trò chơi trên VTV3
88
1.1 Một số chương trình trò chơi truyền hình còn
chưa đạt đuợc yêu cầu cao về chất lượng
88
Trang 5khán giả
1.3 Hình thức các chương trình trò chơi chưa thực
sự phong phú
94
1.4 Trò chơi của VTV3 chưa tận dụng hết được thế
mạnh phát sóng của truyền hình quốc gia
97
2 Một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
và hiệu quả chương trình trò chơi trên VTV3
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính thời sự và cấp thiết của đề tài:
Năm 1996 là năm đánh dấu sự ra đời của chương trình Trò chơi trên sóng
truyền hình Việt Nam cùng với sự ra đời của VTV3 (Ban Thể Thao - Giải trí -
Thông tin kinh tế) Kể từ đó đến nay, chưa đầy 10 năm, Chương trình Trò chơi
Truyền hình trên sóng VTV3 đã phát triển vô cùng nhanh chóng cả về số lượng
và chất lượng Từ một SV 96, khán giả đã biết đến và quen thuộc với rất nhiều các chương trình Trò chơi khác như Trò chơi liên tỉnh, Bảy sắc Cầu vồng,
Đường lên đỉnh Olympia, Ở nhà chủ nhật, Từ ánh mắt đến trái tim, Vườn Cổ tích, Những người bạn ngộ nghĩnh, Những đứa trẻ tinh nghịch, Hành trình Văn hoá, Chiếc nón kỳ diệu… Từ những chương trình trò chơi ban đầu với đội
ngũ sản xuất còn chập chững, thiết bị và đạo cụ còn đơn sơ, khán giả giờ đây đã được thưởng thức những chương trình nhiều tính “công nghệ“ hơn và cũng được
sản xuất bởi một đội ngũ đầy tính “tinh nhuệ“
Trò chơi truyền hình đang phát triển nội dung trên mọi lĩnh vực và cho mọi lứa tuổi với ngày càng nhiều các đơn vị tham gia sản xuất Từ việc tiểu ban
“Trò chơi và Gặp gỡ trên truyền hình“ sản xuất chương trình đầu tiên (SV ’96)
đến nay đã có rất nhiều các đơn vị khác tham gia sản xuất chương trình trò chơi
truyền hình: các Tiểu ban khác của VTV3 (Tiểu ban Ca nhạc – Chương trình
Thế kỷ âm nhạc, Trò chơi âm nhạc; Tiểu ban Nghệ thuật Điện ảnh – Chương
trình 24hình/giây), các Ban biên tập khác của Đài truyền hình Việt Nam (VTV2
- Theo dòng lịch sử; Ban Văn nghệ – Làng vui chơi làng ca hát) Các Đài
truyền hình địa phương trên cả nước cũng đang nô nức đi theo phong trào này:
Trang 7Đài Truyền hình Thành phố Hồ chí Minh – Vui để học ; Đài Truyền hình Hà Nội – Khoẻ và khéo…
Rõ ràng, trò chơi truyền hình ở Việt nam đang trên đà phát triển và đằng sau nó là một lượng công chúng ngày càng lớn với nhu cầu hiểu biết và giải trí ngày càng cao Trò chơi truyền hình ngày càng hấp dẫn khán giả và như rất nhiều nhà nghiên cứu truyền hình trên thế giới đã nhận định trong truyền hình
hiện đại, trò chơi truyền hình là “một thể loại Major“ – thể loại chiếm ưu thế
Trong luận văn này, chúng tôi sẽ không phân tích hay tìm hiểu riêng về chương trình trò chơi truyền hình – mà cốt yếu là nghiên cứu và tìm hiểu nó trong sự tiếp nhận của khán giả truyền hình Việt Nam Điều này thực sự mang tính thời sự và cấp thiết vì thông qua việc nghiên cứu sự tiếp nhận của khán giả, luận văn sẽ góp phần hình dung sự nhìn nhận và nhu cầu của khán giả Việt Nam với các chương trình trò chơi truyền hình cả về mặt nội dung và hình thức Qua
đó luận văn sẽ góp phần xây dựng để trò chơi truyền hình phát triển vừa đáp ứng tính giảI trí đồng thời vẫn mang đầy đủ tính chất của Báo chí cách mạng: tính tư tưởng, tính giáo dục, tính thông tin, tính thẩm mỹ Luận văn cũng sẽ góp phần vào việc định hướng và quy hoạch sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình của VTV 3 cũng như của các đơn vị sản xuất chương trình trò chơi truyền hình khác trên cả nước
2 Lý do chọn đề tài
Việc chọn lựa đề tài trên xuất phát từ những hiểu biết, kinh nghiệm và những quan sát thực tế của bản thân người thực hiện về sự ra đời và phát triển của Chương trình Trò chơi truyền hình ở Việt Nam Đây cũng là một đề tài mới
Trang 8trong một loạt những đề tài nghiên cứu về Trò chơi truyền hình những năm gần đây
Là một cử nhân tốt nghiệp khoa báo chí, hiện nay đang công tác tại tiểu
ban Trò chơi và Gặp gỡ trên truyền hình của VTV3 và đang phụ trách một
chuyên mục trò chơi, việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp tôi có thêm tầm nhìn bao quát, hiểu biết sâu sắc và định hướng tốt hơn cho công việc của mình Thông qua
đó, luận văn cũng mong muốn đóng góp một phần vào công tác chuyên môn của Ban Thể thao – Giải trí – Thông tin kinh tế
Việc nghiên cứu này cũng là cơ sở để đề tài phát triển ở mức độ nghiên cứu sâu và rộng hơn trong tương lai
3 Tình hình nghiên cứu đề tài
Như trên đã đề cập, luận văn này là một nghiên cứu đầu tiên về trò chơi truyền hình trong sự tiếp nhận của khán giả dưới góc độ xã hội học và tâm lý học
Các công trình nghiên cứu trước có liên quan đến trò chơi truyền hình thường là tìm hiểu về trò chơi truyền hình dưới góc độ lý luận báo chí như:
Nghiên cứu Trò chơi truyền hình với tư cách là một thể loại báo chí; Nghiên cứu Kịch bản trò chơi Truyền hình Một số những công trình khác cũng nghiên
cứu về trò chơi truyền hình nhưng lại chọn đề tài dưới góc độ khác như: Nghiên
cứu cách thức tổ chức một chương trình Trò chơi Truyền hình; Nghiên cứu
về việc áp dụng nghệ thuật sân khấu trong dàn dựng một Trò chơi truyền hình…
Vì chương trình trò chơi truyền hình cũng mới chỉ xuất hiện ở nước ta trong chưa đầy 10 năm gần đây nên trong nghiên cứu xã hội học truyền thông,
Trang 9hay tâm lý học truyền thông chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt về trò chơi truyền hình và khán giả của nó Điều này càng được khẳng định khi ở nước ta, việc nghiên cứu xã hội học hay tâm lý học riêng trong lĩnh vực truyền hình còn ở mức chưa sâu và hạn hẹp
Bởi vậy, đề tài nghiên cứu “Chương trình trò chơi truyền hình với khán giả Việt Nam” là một đề tài hết sức mới mẻ
4 Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
Như chúng tôi đã trình bày ở trên, mục đích chung của đề tài là nghiên cứu trò chơi truyền hình trong sự tiếp nhận của khán giả Để thực hiện được điều đó, tác giả luận văn tự đặt ra cho mình những nhiệm vụ nghiên cứu nhất định
Trước hết là việc nghiên cứu Lý luận về văn hóa và báo chí Chủ nghĩa Mác – Lênin về; Các quan điểm của Đảng, Nhà nước về văn hóa và báo chí, về tính giải trí trong báo chí; Các chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với các phương tiện thông tin đại chúng và truyền hình
Nhiệm vụ thứ hai là nghiên cứu Cơ sở lý luận báo chí nói chung và cơ sở
lý luận về truyền hình và Trò chơi truyền hình; Cơ sở lý luận về về tâm lý con người nói chung và tâm lý người xem truyền hình nói riêng; Nghiên cứu lý thuyết cơ bản của xã hội học và điều tra xã hội học
Luận văn cũng tìm hiểu những đề tài nghiên cứu trước đây về truyền hình, tâm lý người xem truyền hình, về dư luận xã hội và về sự tiếp nhận của khán giả truyền hình
Dựa trên cở sở lý thuyết được đề cập và những hiểu biết qua kinh nghiệm thực tiễn, đề tài đặt ra những giả thuyết nghiên cứu sau:
Trang 10Giả thuyết thứ nhất: Như trên đã đề cập, trò chơi truyền hình ở Việt Nam
đang phát triển và càng có xu hướng phát triển mạnh trong tương lai Vậy khán giả đang tiếp nhận trò chơi truyền hình như thế nào thể hiện ở mức độ xem, thái
độ xem và họ tìm thấy điều gì cuốn hút ở các chương trình
truyền hình của các nhóm đối tượng khán giả khác nhau đặc biệt là các nhóm khán giả mỗi vùng Bắc, Trung, Nam và bước đầu đưa ra các phân tích ở mức nhận định
hướng quy luật trong sự tiếp nhận chương trình trò chơi truyền hình của khán giả nước ta
5 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu:
Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ, hạn hẹp về điều kiện, và nội dung luận văn lại mở rộng đối tượng ở cả ba vùng Bắc, Trung, Nam, chúng tôi xin được thu hẹp phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu sẽ là một cuộc điều tra mang tính chất thăm dò ý kiến
của cư dân nội thành ở ba thành phố lớn: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và
Thành phố Đà Nẵng Cuộc điều tra chủ yếu giúp luận văn tìm hiểu trạng thái
của việc tiếp nhận chương trình trò chơi trên truyền hình trên VTV 3 của khán giả Việt Nam
Ba thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng
cũng là ba địa danh có tính điển hình Đây là ba thành phố ở ba vùng Bắc, Trung, Nam của đất nước với những đặc điểm về dân cư, xã hội học và tâm lý học có thể mang tính chất đại diện cho từng vùng địa phương Ba thành phố lớn cũng là
Trang 11nơi dân cư đông đúc, thành phần đa dạng và cũng là nơi tập trung đông đảo nhất lượng khán giả truyền hình của cả nước Hơn nữa, ba địa dành này cũng là nơi khán giả được tiếp xúc với truyền hình một cách tương đối đồng đều Đây là những điều kiện cơ sở quan trọng để tác giả đề tài xác định phạm vi nghiên cứu
Dung lượng của cuộc điều tra là khoảng 500 phiếu hỏi (xem phụ lục)
được phân bố như sau: 100 phiếu tại Đà Nẵng, 200 phiếu tại TPHCM, 200 phiếu tại Hà Nội Thời gian điều tra: tháng 4 năm 2003
Phương pháp chọn mẫu của điều tra là sử dụng kết hợp phương pháp
lấy mẫu ngẫu nhiên theo cụm (thường sử dụng trong nghiên cứu nhân quả) kết
hợp với lấy mẫu theo trí xét đoán của nhà nghiên cứu
Các phiếu được phát vào các gia đình theo các cụm dân cư ở ba thành phố Các cụm dân cư đựợc chọn lựa theo tìm hiểu và xét đoán của nhà nghiên cứu về
cơ cấu và thành phần Mục đích của việc kết hợp chọn mẫu này là để có đựơc một kết quả gần với mẫu điển hình nhất Phương pháp chọn mẫu này là phù hợp với một cuộc điều tra mang tính chất thăm dò
Về phạm vi các chương trình trò chơi truyền hình đưa vào nghiên cứu trong luận văn, tác giả đi từ một số chương trình tiêu biểu xuất hiện từ năm 1999
đến 2002 Những chương trình xuất hiện từ lâu (như SV 2000) đến nay không
còn sản xuất nữa nhưng vẫn được đưa vào nghiên cứu để phần nào có cơ sở nhận định và so sánh với các chương trình hiện tại
Thông qua kết quả của cuộc điều tra, luận văn sẽ bước đầu đưa ra các phân tích đánh giá dựa trên các phương pháp khác như: Phương pháp Trò chuyện hỏi ý kiến, Phương pháp thống kê, xử lý và phân tích số liệu, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp phân tích thông tin thứ cấp, phương pháp quan sát…
Trang 12Phương pháp Trò chuyện hỏi ý kiến: Được sử dụng như một phương
pháp quan trọng trong giai đoạn nghiên cứu thăm dò để tìm ra những giả thiết và phương hướng của đề tài nghiên cứu
Phương pháp thống kê, xử lý và phân tích số liệu: Sau khi đã thu thập các mẫu đIều tra, chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS/PC + (Statistical Pakage for Social Science) – phần mềm xử lý số liệu điều tra xã hội học dành cho máy tính
cá nhân để xử lý số liệu mẫu điều tra Phần mềm này là phần mềm tiên tiến nhất hiện nay, nó thích hợp ngay cả cho những cuộc điều tra có dung lượng từ 200 đến vài chục nghìn mẫu điều tra và biết cách xử lý những sơ xuất trong mẫu điều tra và tự đIều chỉnh để cho kết quả cuối cùng đáng tin cậy nhất
Các số liệu sau khi được xử lý sẽ được phân tích căn cứ vào mục đích điều tra, phát hiện ra mối liên hệ giữa các hiện tượng, bản chất và tính quy luật phát triển của chúng, kiểm định các giả thuyết
các vấn đề phát hiện được sau khi đã phân tích số liệu của mẫu điều tra Trong
đề tài này, phương pháp phỏng vấn sâu được áp dụng với: Đại diện của nhóm mẫu điều tra; Các đồng nghiệp và những người có liên quan đến sản xuất chương trình trò chơi truyền hình; Các chuyên gia trong lĩnh vực lý luận báo chí, lý luận
xã hội học và tâm lý học truyền thông và truyền hình
một số cuộc thảo luận nhóm giữa những người đang trực tiếp sản xuất chương trình trò chơi truyền hình để tìm hiểu ý kiến và nhận định của những người làm truyền hình về mối tương quan giữa các chương trình trò chơi truyền hình và khán giả
Trang 13Phương pháp nghiên cứu thông tin thứ cấp: Để có thông tin từ nhiều
nguồn làm cơ sở cho luận văn, chúng tôi cũng tiến hành phân tích nguồn tư liệu khác: Các thư từ của khán giả gửi tới; Các chương trình trò chơi truyền hình tiêu biểu đã và đang phát sóng; Các luận văn và công trình nghiên cứu trước đây; Các kết quả và số liệu điều tra từ các nguồn như Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, công ty Taylor Nielson Sofres, Công ty quảng cáo Kiết Tường; Các tài liệu hướng dẫn và góp ý của các chuyên gia nước ngoài đang hợp tác sản xuất chương trình với Đài truyền hình Việt Nam
các phương pháp nghiên cứu khác khi tiếp cận với các cuộc trao đổi hay phỏng vấn, trò chuyện để xác định các biểu hiện bên ngoài cũng như động cơ bên trong của xu hướng tiếp nhận
Các phương pháp trên được kết hợp chặt chẽ với nhau để khắc phục những khó khăn về điều kiện, phạm vi nghiên cứu và những vấn đề khó khăn khác mà luận văn đặt ra
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Đề tài này là đề tài nghiên cứu đầu tiên về trò chơi truyền hình trong sự tiếp nhận của khán giả dựa trên lý thuyết của xã hội học và tâm lý học Hi vọng
đề tài sẽ góp phần để làm toàn diện hơn bức tranh nghiên cứu về trò chơi truyền hình, một mảng nghiên cứu quan trọng về báo chí còn rất mới ở nước ta hiện nay
Đề tài cũng mong là một công trình tham khảo nhỏ của xã hội học và xã hội học truyền thông trong việc nghiên cứu khán, thính giả truyền hình – một mảng nghiên cứu còn hạn hẹp ở nước ta
Trang 14Về mặt thực tiễn, với tư cách là một phóng viên, biên tập viên của Ban
Thể thao - Giải trí - Thông tin kinh tế, việc thực hiện đề tài cũng là một cơ hội
để người thực hiện nghiên cứu lý luận, tổng kết và đúc rút ít nhiều những kinh nghiệm trong những năm làm việc chuyên môn vừa qua
Hi vọng luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho kế hoạch xây dựng, quy
hoạch sản xuất và phát triển các chương trình trò chơi truyền hình của VTV3
cũng như của các đơn vị sản xuất chương trình truyền hình khác
Gần gũi hơn, luận văn sẽ là những gợi ý cho những đồng nghiệp, những người làm truyền hình trong quá trình trực tiếp tham gia sản xuất chương trình trò chơi truyền hình
Luận văn cũng mong là tư liệu tốt cho việc nghiên cứu và giảng dạy về báo chí nói chung và trò chơi truyền hình nói riêng
7 Nội dung luận văn: “Chương trình trò chơi truyền hình với khán giả Việt Nam”
Chương I : Những vấn đề cơ bản về quy luật tiếp nhận của khán giả truyền hình và trò chơi truyền hình
Chương một gồm có hai phần Phần một trình bày về những quy luật tiếp nhận chung nhất của khán giả xem truyền hình, đặc điểm tiếp nhận của khán giả
và ý nghĩa của việc nghiên cứu khán giả xem truyền hình Phần hai trình bày lý thuyết về trò chơi truyền hình bao gồm khái niệm, đặc tính và chức năng báo chí của trò chơi truyền hình
Chương II : Bước đầu khảo sát sự tiếp nhận của khán giả với một số chương trình trò chơi truyền hình trên VTV3
Trang 15Chương hai trình bày những nghiên cứu bước đầu về thực trạng việc tiếp nhận của khán giả với các chương trình trò chơi truyền hình trên sóng VTV3 hiện nay thông qua các kết quả điều tra của luận văn Thực trạng này bao gồm việc sử dụng thời gian để tiếp nhận, mức độ tiếp nhận, khả năng tiếp nhận và những sự lựa chọn trong việc tiếp nhận của khán giả Chương hai cũng đưa ra những nhận xét bước đầu của luận văn về những đặc điểm tiếp nhận của khán giả với các chương trình trò chơi
Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả các chương trình trò chơi trên VTV3
Chương này rút ra một số điểm còn hạn chế nói chung của các chương trình trò chơi trên VTV3 hiện nay thông qua tổng kết sự tiếp nhận của khán giả trong chương hai Tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị và giải pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả các chương trình trò chơi trên VTV3
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 16CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUY LUẬT TIẾP NHẬN
CỦA KHÁN GIẢ TRUYỀN HÌNH VÀ TRÒ CHƠI TRUYỀN HÌNH
1.1 Khán giả truyền hình (công chúng xem truyền hình)
Khái niệm “Công chúng xem truyền hình “ và “Khán giả truyền hình“ là
những khái niệm có mối quan hệ chặt chẽ và khăng khít
Theo Đại từ điển Tiếng Việt (NXB Văn hoá - Thông tin 1999) định nghĩa:
“Công chúng là đông đảo ngưòi xem hoặc chứng kiến việc gì, trong quan hệ
với người diễn thuyết, tác giả, diễn viên…“
Trong một số công trình nghiên cứu xã hội học ở nước ta hiện nay có liên quan đến các phương tiện thông tin đại chúng, các tác giả đều đề cập và cho rằng
công chúng là “… nhóm người tiếp cận đến PTTTĐC và có sử dụng các sản
phẩm của hoạt động thông tin đạI chúng cho hoạt động của mình“ [37; 23]
Lý luận báo chí vô sản luôn xem xét báo chí trong quan hệ Nhà báo – Tác phẩm – Công chúng và coi công chúng báo chí là một thành tố quan trọng
“Công chúng là quần thể dân cư mà cơ quan báo chí hướng vào để tác động
(và trực tiếp hay gián tiếp chịu sự tác động của báo chí) nhắm lôi kéo , thu phục họ vào phạm vi ảnh hưởng của mình“ [38:12]
Như vậy, công chúng báo chí là một khái niệm rất rộng bao gồm các nhóm công chúng tiếp cận với các loại hình báo chí khác nhau như báo viết (báo in),
báo hình (truyền hình), báo nói (phát thanh), báo điện tử… Công chúng của mỗi
Trang 17loại hình báo lại được gọi bằng những tên gọi khác nhau như công chúng của
báo in thì được gọi là “độc giả“, công chúng của báo nói được gọi là “thính giả“, công chúng của báo hình được gọi là “khán giả“…
Riêng với công chúng báo hình – khán giả truyền hình, cuốn “Larusse
Bách khoa thư chuyên đề Con người và những phát minh“ đã định nghĩa:
“Khán giả chỉ toàn bộ những người xem truyền hình có khả năng theo dõi
chương trình (khán giả tiềm tàng) hoặc những người thực sự thu một chương trình (khán giả thực tế)“ [247;18]
Như vậy, khán giả - hay công chúng xem truyền hình có thể coi như là lượng công chúng báo chí lớn nhất so với các loạI công chúng báo chí khác nếu xét theo đặc điểm đặc trưng nhất của truyền hình là truyền đạt thông tin bằng
hình ảnh Bất kể một cá nhân nào có năng lực thị giác (khán giả tiềm tàng) đều
có thể là công chúng của truyền hình Bởi vậy có thể nói công chúng xem truyền hình là một lực lượng công chúng lớn nhất và đa dạng nhất
Về cơ bản, có ba dấu hiệu để phân loại khán giả xem truyền hình:
- Dấu hiệu về đặc điểm nhân khẩu, địa bàn cư trú, độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, học vấn
- Dấu hiệu về hình thức chịu ảnh hưởng của truyền hình: tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp
- Dấu hiệu về mối liên hệ chặt chẽ của chú thể tiếp nhận (khán giả) với cơ quan báo chí hay sản phẩm báo chí cụ thể
Dựa vào tiêu chí độ tuổi có thể phân thành: nhóm khán giả cao tuổi, nhóm khản giả trung niên, nhóm khán giả thanh niên, nhóm khán giả trẻ em Trong
Trang 18luận văn này, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi sẽ là nhóm khán giả từ độ tuổi thanh niên trở lên
Dựa vào tiêu chí giới có thể phân thành: nhóm khán giả nam và nhóm khán giả nữ
Dựa vào tiêu chí học vấn có thể phân thành: nhóm khán giả có trình độ đại học và trên đại học; nhóm khán giả có trình độ trung cấp, cao đẳng; nhóm khán giả có trình độ trung học, trung học cơ sở, tiểu học
Dựa vào tiêu chí nghề nghiệp có thể phân thành các nhóm khán giả: công chức, học sinh sinh viên, tiểu thương, hưu trí, lực lượng vũ trang Nhóm khán giả nông dân, là một nhóm khán giả rất rộng lớn , do điều kiện hạn hẹp nên chưa thể trở thành đối tượng nghiên cứu của luận văn này
Dựa vào địa bàn cư trú có thể phân thành: nhóm khán giả miền Bắc, nhóm khán giả miền Trung, nhóm khán giả miền Nam
Dựa vào dấu hiệu này có thể phân thành nhóm khán giả chịu ảnh hưởng trực tiếp và nhóm khán giả chịu ảnh hưởng gián tiếp Ngoài ra, có thể căn cứ vào mức độ mở rộng hay thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của các loại hình sản phẩm truyền hình khác nhau để chia thành nhóm khán giả thực tế (nhóm khán giả thực
sự đã tiếp thu chương trình) và nhóm khán giả tiềm năng (nhóm khán giả có khả
năng tiếp thu một chương trình – tất cả những người có năng lực thị giác)
Từ tiêu chí mối quan hệ của khán giả với từng sản phẩm hay nhóm sản phẩm truyền hình cụ thể, có thể phân thành: nhóm khán giả của các chương trình thể thao, nhóm khán giả của chương trình thời sự, nhóm khán giả của chương trình trò chơi giải trí… Từ tiêu chí mối quan hệ của khán giả với cơ quan
Trang 19báo chí có thể phân thành nhóm khán giả của Đài truyền hình Việt Nam, nhóm khán giả của Đài truyền hình Hà Nội, nhóm khán giả của VTV1 VTV2, VTV3…Trong luận văn này, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là nhóm khán giả của các chương trình trò chơi giải trí trên VTV3
1.2 Đặc điểm tiếp nhận của khán giả xem truyền hình
Dựa trên các công trình nghiên cứu về hoạt động tiếp nhận của công chúng báo chí và của khán giả truyền hình từ trước đến nay, có thể khái quát một
số đặc đIểm trong quy luật tiếp nhận của khán giả truyền hình như sau:
Theo các công trình nghiên cứu về cơ chế tiếp nhận của công chúng báo chí và khán giả truyền hình nói riêng, sự tiếp nhận luôn bắt đầu từ sự tiếp nhận
cá nhân với các sự kiện được thông báo, mô tả và phân tích trên báo chí Các cá nhân với những đặc thù về trình độ tiếp nhận, vốn hiểu biết, thái độ tiếp nhận, lợi ích của cá nhân với vấn đề, sự kiện sẽ tiếp nhận thông tin với mức độ riêng của
mình (Cấp độ 1 của sự tiếp nhận) Thông qua các hoạt động giao tiếp, mà gần
nhất là các nhóm mà cá nhân trực tiếp tham gia trong cuộc sống hàng ngày, thông tin, sự kiện được lan truyền, thẩm định và lĩnh hội lại, cho kết qủa là dư
luận nhóm về vấn đề được hình thành (Cấp độ hai của sự tiếp nhận) Ở cấp độ
ba của sự tiếp nhận, thông tin được lan toả và hình thành các ảnh hưởng trên
phạm vi cộng đồng Ở cấp độ ba này, sự tiếp nhận của khán giả hay công chúng
đã ở mức độ hình thành nên một dư luận xã hội rộng lớn Dư luận xã hội này sẽ tác động vào ý thức lịch sử văn hoá, vào nhân sinh quan và thế giới quan của quần chúng, và kết quả của nó là sự điều chỉnh định hướng xã hội, điều chỉnh các hành vi ứng xử trong xã hội
Trang 20Trong cuốn “Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo quản lý“
(Vũ Đình Hoè chủ biên) [42], các tác giả cũng đã chia quá trình tiếp nhận thông
tin của xã hội gồm những bước sau:
văn, kinh nghiệm sống, thái độ, quan đIểm chính trị, xã hội của công chúng
- Bước 2: Sự quan tâm của đối tượng: công chúng tập trung vào nguồn
thông tin nào có ý nghĩa và mang lại lợi ích cho họ
- Bước 3: Sự đánh giá của đối tượng về nguồn thông tin
- Bước 4: Sự thử nghiệm của đối tượng
đích của vấn đề được truyền thông
Bên cạnh việc đưa ra các bước của quá trình tiếp nhận này, các tác giả cũng đưa ra khái niệm hiệu ứng xã hội như một nguyên nhân quan trọng tạo ra hiệu quả tiếp nhận tức thì và hiệu quả tiếp nhận lâu dài Việc phân chia các bước tiếp nhận như trên cũng là khá cụ thể, tuy nhiên xu hướng phân chia này vẫn tập trung chủ yếu vào sự tiếp nhận của cá nhân Trong thực tế, vai trò của cá nhân, nhóm và xã hội hoà quyện vào nhau nên khó phân định được các cấp độ tiếp nhận của công chúng nếu không lưu tâm đến đặc thù này
Theo P Lazarfelt, cơ chế khi tiếp nhận các sản phẩm báo chí gồm hai
bước: bước tiếp nhận cá thể (trực tiếp) và bước tiếp nhận cộng đồng (gián tiếp)
Hai bước tiếp nhận này có mối quan hệ quy định lẫn nhau tạo nên hiệu quả tiếp nhận đích thực [42] Tính cá nhân và sự giao lưu trong quy luật tiếp nhận của công chúng sẽ tạo nên các kết quả tiếp nhận hết sức đa dạng và nhiều chiều
Từ những phân tích của những nghiên cứu trên, có thể rút ra một kết luận
có tính khái quát về quá trình tiếp nhận của công chúng báo chí nói chung và
Trang 21khán giả xem truyền hình nói riêng là đây là một quá trình có hai bước cơ bản Bước thứ nhất là sự tiếp nhận trực tiếp với sự chi phối từ những đặc điểm của cá nhân tiếp nhận và bước thứ hai là tiếp nhận gián tiếp với sự phụ thuộc và chi phối (lây lan, áp đảo) của các đặc điểm nhóm, tập thể trong xã hội
phối bởi rất nhiều yếu tố
Yếu tố đầu tiên có thể kể đến là yếu tố tâm lý Các nhóm công chúng với các đặc điểm tâm lý khác nhau sẽ tiếp nhận các sản phẩm truyền hình với thái độ khác nhau Lấy thí dụ về tâm lý theo nhóm lứa tuổi Nhóm công chúng cao tuổi thích xem các vấn đề truyền thống, mối quan hệ gia đình, các vấn đề sức khoẻ, chữa bệnh với những hình thức thể hiện nhẹ nhàng và tốc độ chậm rãi Nhóm công chúng thanh niên ưa thích các chương trình với các đề tài mang tính khám phá, sáng tạo với sự thể hiện tươi mới, có phần mạnh mẽ, phá cách và tiết tấu tương đối nhanh Nhóm công chúng trẻ em lại yêu thích các chương trình mang nhiều tính vận động và yếu tố thần tiên, viễn tưởng
Ngoài ra, còn có thể phân biệt tâm lý nhóm theo giới tính và vùng Lấy ví
dụ như nhóm khán giả năm giới thường thiên về các chương trình có nội dung
về thể thao, khoa học tự nhiên còn nhóm khán giả nữ giới thích các chương trình
về nghệ thuật hay thường thức gia đình
Tâm lý và văn hoá vùng cũng là một yếu tố chi phối lớn đặc biệt là ở nước ta khi sự phân biệt địa lý và các vùng văn hoá rất rõ ràng sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ quá trình tiếp nhận các sản phẩm thông tin đại chúng nói chung và truyền hình nói riêng Có thể lấy ví dụ đơn giản như các khán giả phía Nam ở nước ta rất thích những người dẫn chương trình có giọng Nam pha Bắc bởi người dẫn có giọng nói vừa dùng ngôn từ phương Nam khiến họ dễ hiểu lại vừa
Trang 22dùng âm điệu Bắc nghe rất “dễ thương“ Khán giả phía Nam khi xem các
chương trình có người dẫn chương trình có giọng Bắc 100% cũng thường phàn
nàn là họ nói có nhiều ngôn từ “khó hiểu“ đôi khi nói quá “nhanh“ trong khi các khán giả phía Bắc lại coi tốc độ nói đó là “bình thường“ Ngược lại, các khán
giả phía Bắc khi xem các chương trình của phía Nam mà có yếu tố hài hước đều
than phiền là hài hước rất “nhạt“
Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình tiếp nhận là trình
độ văn hoá, học vấn và nghề nghiệp của đối tượng tiếp nhận Những nhóm có trình độ văn hoá, học vấn và nghề nghiệp khác nhau sẽ tiếp nhận thông tin ở những cấp độ khác nhau Ví dụ khi xem một chương trình thi đố nặng về tính kiến thức hàn lâm, những người có trình độ đại học, trên đại học sẽ chú ý nhiều hơn đến kiến thức của chương trình bởi nó gần gũi hơn với nhứng kiến thức họ
đã học và nghiên cứu Nhứng đối tượng có trình độ học vấn thấp hơn, mặc dù mức độ theo dõi chương trình cũng chăm chú như các đối tượng kia nhưng họ bị thu hút nhiều hơn bởi diễn biến và kich tính của chương trình hơn là vào kiến thức Những kết quả điều tra xã hội học các chương trình truyền hình cũng thường cho thấy rõ khuynh hướng nghề nghiệp ảnh hưởng rất rõ đến lượng người xem của các chương trình truyền hình
Những yếu tố tâm lý, trình độ văn hoá là những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận của khán giả và công chúng Ngoài ra còn có các yếu tố khách quan mà trong đó các nhà nghiên cứu đặc biệt nhấn mạnh đến yếu
tố lây lân tâm được hiểu như là một quy luật, một hiệu ứng lan truyền thông tin
và tâm lý từ một nhóm nhỏ ra một diện xã hội rộng lớn, đôi khi là từ một cá nhân nào đó do ảnh hưởng của uy tín cá nhân này
Trang 23Các nhà nghiên cứu, đặc biệt là các nhà nghiên cứu tâm lý cho rằng công chúng báo chí có thái độ tích cực khi tiếp nhận các sản phẩm báo chí Điều này được thể hiện ở hai thái độ tiếp nhận tích cực của công chúng
Mỗi con người đều có kiểu phản xạ “cái gì thế“ Khi có một tác nhân kích
thích mạnh, từ bên ngoài tác động vào sẽ làm nảy sinh phản xạ bị hấp dẫn Phản
xạ này có tính vô thức nhưng đối với các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là với báo in và truyền hình nó đặc biệt có ý nghĩa trong việc tạo ấn tượng, gây hấp dẫn người đọc, người xem Tuy nhiên, điều này cũng có tính hai mặt, một hình ảnh hay một khẩu hiệu chẳng hạn, khi nó được lặp đi lặp lại có thể gây
ấn tượng tốt cho người xem nhưng cũng có thể gây ấn tượng ngược lại mà nguyên nhân của nó rất khó tìm ra Bởi vậy, trước khi quyết định đưa chúng ra công chúng, người ta cần phải suy nghĩ và cân nhắc rất kỹ
Thái độ tiếp nhận thứ hai xảy ra khi công chúng tiếp xúc với những vấn đề mang tính chất không hoà hợp nhau hoặc bản thân họ có nhận thức không hoà hợp về các vấn đề Điều này sẽ dẫn đến hai cách giải quyết Cách giải quyết thứ nhất là công chúng sẽ từ chối tiếp nhận Cách giải quyết này có ý nghĩa tiêu cực Cách giải quyết thứ hai là công chúng có xu hướng tìm thông tin để hiểu đúng vấn đề Xu hướng giải quyết này thường xảy ra nhiều hơn và từ đó, nó giúp công chúng điều chỉnh hành vi, ý thức của bản thân, điều chỉnh chúng trong mối quan
Trang 24Nếu báo in được công chúng tiếp nhận bằng thị giác, báo phát thanh được công chúng tiếp nhận bằng thính giác thì truyền hình được công chúng tiếp nhận
bằng sự kết hợp của thị giác (xem các hình ảnh) và thính giác (nghe sự tổng hợp
của âm nhạc, tiếng động và lời bình)
Điểm khác biệt lớn nhất trong quy luật tiếp nhận của công chúng với các sản phẩm báo chí truyền hình là tiếp nhận các hình ảnh động Quá trình này diễn
ra qua hai giai đoạn ở mắt vào não người Tại giai đoạn ở mắt, ánh sáng được cảm nhận trên võng mạc trước tiên Nếu cái nhìn đó là ngẫu nhiên vô thức thì nó
sẽ dừng lại ở kết quả là hình ảnh đó được thông báo lên não để chứng tỏ nó đã được nhìn Còn thông thường, ở giai đoạn thứ hai, các tế bào nhạy cảm nơi võng mạc sẽ biến đổi ánh sáng thành các tín hiệu và chuyển các tế bào này lên não Như vậy, mắt truyền thông tin đến não qua các xung điện đã được mã hoá Tại não, các xung điện được sắp xếp lại và được so sánh với các mẫu ánh sáng đã biết đang được lưu trữ trong não, sau đó mới đến quá trình nhận biết đối tượng là
Xuất phát từ nguyên lý của việc nhận biết các hình ảnh được chiếu trên tivi, các nhà tâm lý học cho rằng, muốn đưa hình ảnh đến công chúng để họ có thể tiếp nhận dễ dàng thì cần có hai điều kiện: một là phải làm cho công chúng
có càng nhiều hình mẫu về các vấn đề đang trình bày càng tốt Hai là, các hình ảnh được đưa ra bao lâu với tốc độ như thế nào, sự nhắc lại ra sao phải căn cứ
Trang 25vào khả năng phân tích và nhận biết của mắt, trên cơ sở đã xác định được công chúng đã có hình mẫu gì để tiếp cận Ngoài ra, khả năng tiếp nhận với cường độ
và tốc độ trong một phạm vi cho phép buộc những người làm truyền hình phải tính toán được một cảnh quay sẽ được dùng trong bao nhiêu lâu để công chúng nhận biết được đầy đủ mà không bị cảm giác châm chạp, nhàm chán khi xem, hoặc cảm thấy chóng mặt hay không hiểu gì cả vì sự thay đổi quá nhanh của các hình ảnh động
Bằng các thuộc tính của tri giác, người ta cũng chứng minh được rằng, một lời giải thích hoặc một sự gợi ý có thể làm cho quá trình tri giác có ý nghĩa một cách nhanh chóng Bởi vậy, lời bình trong truyền hình đôi khi có giá trị rất lớn khi góp phần tạo ra ý nghĩa của hình ảnh đặc biệt là đối với những hình ảnh mang ý nghĩa nhiều tầng bậc và mang tính biểu tượng cao
Có thể thấy, dưới góc độ của xã hội học và tâm lý học nói trên, quy luạt tiếp nhận của công chúng có sự biểu hiện hết sức phong phú cả về thái độ, tình cảm và tác động của sự lĩnh hội Những đặc đIểm trên sẽ được coi là những luận đIểm cơ bản trong quá trình khảo sát và phân tích nhằm tìm ra những nét đặc thù trong quy luật tiếp nhận của khán giả hiện nay với các chương trình trò chơi truyền hình giải trí
1.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu quy luật tiếp nhận của khán giả xem truyền hình
Như chúng tôi đã đề cập, khán giả xem truyền hình là một lượng công chúng lớn và đa dạng bậc nhất trong các dạng công chúng tương ứng với mỗi loại hình báo chí Ngày nay, khi truyền hình ngày càng len lỏi sâu và rộng vào
Trang 26đời sống của mỗi gia đình thì việc nghiên cứu quy luật tiếp nhận của khán giả với các chương trình truyền hình ngày càng trở nên cần thiết
Chương trình truyền hình được hình thành từ những sản phẩm cụ thể (các
tác phẩm truyền hình) được phát sóng theo lịch trình thời gian nhất định
“Chương trình truyền hình là sản phẩm lao động của một tập thể các nhà báo
và cán bộ kỹ thuật, dịch vụ, đồng thời đó cũng là quá trình giao tiếp truyền thông giữa những người làm truyền hình với công chúng xã hội rộng rãi“
[143;31] Nghiên cứu sự tiếp nhận của khán giả về các chương trình truyền hình
có ba mục đích lớn đối với hoạt động của đơn vị chủ quản và đơn vị trực tiếp sản xuất chương trình truyền hình
- Mục đích thứ nhất: Đánh giá hiệu quả chương trình đã phát sóng Việc
đánh giá hiệu quả của chương trình thường được dựa trên những tiêu chí như lượng người xem chương trình, mức độ yêu thích hay những nhận xét đánh giá
về chương trình đó
Đối với truyền hình, có những chương trình mà hiệu quả của nó rất dễ nhìn nhận và đánh giá một cách trực quan Ngay sau khi chương trình được phát
sóng hoặc ngay cả khi chương trình đang phát sóng (chương trình truyền hình
trực tiếp) người ta đã thấy hiệu quả dư luận xã hội của nó ví dụ thông qua số
người liên hệ trưc tiếp đến chương trình (thông qua điện thoại hay mạng
internet) Trong trường hợp này, ở những nước có phương tiện kỹ thuật hiện đại
hơn, người ta còn tính được là trong khoảng thời gian chương trình đang phát sóng, có bao nhiêu người hay bao nhiêu hộ gia đình đang theo dõi chương trình
(thông qua một thiết bị đặc biệt gắn ở máy thu hình của từng gia đình) Tuy nhiên, các chương trình truyền hình (hay cả những sản phẩm khác của báo phát
thanh hay báo viết) thường phải qua một thời gian phát sóng mới dần dần quen
Trang 27thuộc được với khán giả, mới tạo được một lượng công chúng, một xu hướng tiếp nhận hay một dư luận xã hội nhất định Và khi đó, muốn tìm hiểu hiệu quả của các chương trình đó, người ta thường phải thông qua những cuộc điều tra dư luận xã hội thì mới có được những số liệu để đánh giá một cách toàn diện và sâu sắc hơn Việc tiến hành đIều tra dư luận xã hội sẽ càng cần thiết hơn nữa khi người ta không chỉ muốn tìm hiểu lượng người xem hay gía trị kinh tế thu được
từ chương trình (định lượng) mà còn muốn tìm hiểu các cách hay mức độ nhìn nhận và đánh giá khác nhau của dư luận xã hội (định tính) nhất là đối với chương
trình truyền hình – thuộc về loại hình báo chí đã được đánh giá là có lượng công chúng đông đảo và đa dạng nhất
- Mục đích thứ hai: Phát hiện và định hướng nhu cầu của khán giả truyền
hình Đây là một mục đích rất quan trọng của việc nghiên cứu quy luật tiếp nhận của khán giả truyền hình bởi nó giúp truyền hình hoạt động được theo cơ chế
truyền thông ba chiều tức là : nghiên cứu nhu cầu khán giả - thiết kế chương
trình sản xuất chương trình và phát sóng – sau đó tiếp nhận thông tin phản hồi
từ khán giả - phân tích rồi lại thiết kế chương trình
Từ viêc nghiên cứu nhu cầu thông tin của khán giả, truyền hình có thể đáp ứng nhu cầu thông tin từ việc thông tin về một vấn đề cụ thể nào đó, phát lại một chương trình hay có thể lớn hơn là thiết kế cả một chương trình mới hay cả một kênh mới chỉ để phục vụ một lượng công chúng nhất định Có thể lấy ví dụ như thông qua những cuộc điều tra dư luận xã hội ngưòi xem truyền hình các năm 1996, 1999, 2000 của Ban Tư Tưởng Văn hoá Trung ương, thông qua dư luận phản ánh từ các địa phương vùng núi, nhất là thông qua xu hướng bất ổn chính trị có liên quan đến vấn đề dân tộc ở nước ta những năm gần đây… có thể thấy một vấn đề nổi bật lên trong hoạt động báo chí là sự thiếu hụt báo chí phục
Trang 28vụ cho đồng bào các dân tộc bằng chính ngôn ngữ của họ Đó cũng là một phần những nguyên nhân để ĐTH Việt Nam đã chính thức mở thêm kênh VTV5, kênh truyền hình tiếng dân tộc
Tuy nhiên, việc nghiên cứu sự tiếp nhận của khán giả không chỉ có tác dụng để truyền hình đưa vào những cái mới mà còn là điều chỉnh những cái cũ Một phóng sự truyền hình sau khi có thông tin về sự tiếp nhận của khán giả có
thể được cắt bớt một đoạn quá “nhạy cảm“ hoặc một chương trình trò chơi có thể
đổi giờ phát sóng để tiện hơn cho khán giả theo dõi
Việc nghiên cứu sự tiếp nhận của khán giả không chỉ giúp truyền hình đáp ứng nhu cầu công chúng mà còn định hướng và điều chỉnh công chúng thông qua các chương trình của mình Do tính chất đối tượng công chúng lớn và đa dạng cho nên không chỉ việc đáp ứng nhu cầu mà cả việc điều chỉnh nhu cầu công chúng cũng phải rất tỉnh táo và tinh tế Có như vậy, truyền hình – báo chí mới thực hiện được một chức năng lớn của mình là định hướng dư luận Ví dụ, truyền hình có rất nhiều chương trình, rất nhiều kênh, mỗi chương trình, mỗi kênh lại có một đối tượng phục vụ riêng Vấn đề không phải là kênh nào có ít người xem là không cần thiết mà có thể là đối tượng phục vụ của kênh đó là một nhóm đối tượng có tỷ lệ nhỏ trong xã hội nên chỉ có nhóm đối tượng đó mới phù
hợp để xem chương trình (chương trình như “Cây cao bóng cả“ phục vụ cho
những người già, chương trình “Cựu chiến binh“ dành cho những người là cựu chiến binh) Tóm lại, nhiệm vụ của những người làm truyền hình là “không phảI
cứ thay chương trình này bằng chương trình khác, kênh này bằng kênh khác
mà là việc xác định vị trí của mỗi kênh trong hệ thống chung“ [219;21]
Đôi khi, một kết quả điều tra người xem truyền hình cho thấy một kênh chương trình có ít ngưòi xem tuy nhiên việc ít người xem đó có nguyên nhân lại
Trang 29nằm ở chính nguồn – tức là nơi sản xuất chương trình do chưa sản xuất được chương trình hấp dẫn chứ không phải bản chất thông tin của chương trình là không hấp dẫn Khi đó, việc cần làm là phải đầu tư cả tài chính và chất xám để sản xuất những chương trình hấp dẫn và lôi cuốn hơn Kênh chương trình VTV
2 của ĐàI THVN – kênh chương trình khoa học giáo dục được người xem đánh
giá có chất lượng thấp nhất trong các kênh của ĐTHVN (8% khán giả cho là
chất lượng xấu, 35 % khán giả cho là chất lượng bình thường [41]) những năm
gần đây đã có rất nhiều đổi mới từ nội dung đến hình thức để thu hút khán giả
từ việc tìm hiểu quy luật tiếp nhận để đi đến việc điều chỉnh các kênh giao tiếp – tức là điều chỉnh các phương thức giao tiếp cho thích hợp với khán giả
Cách thức giao tiếp của truyền hình với khán giả là qua hình ảnh và âm thanh Có lúc, một kết quả đIều tra cho thấy, một chương trình có nội dung tốt và
hay những vẫn chưa thu hút và thuyết phục được khán giả do “cách thức giao
tiếp“ của chương trình – có thể là do người thể hiện có giọng nói chưa thuyết
phục, khán giả khi xem chương trình muốn tham gia đóng góp ý kiến cho chương trình ngay tạI thời điểm phát sóng lại không được, khán giả khi xem chương trình, không có cảm giác như mình đang được tham gia vào sự kiện… ĐTH Việt Nam trong những năm gần đây đã có rất nhiều bước tiến trong việc thay đổi phương thức giao tiếp của các chương trình Đơn giản nhất có thể
kể đến là trong các phần bản tin của Ban Thời Sự, thay bằng việc các phát thanh
viên “đọc” bản tin thì các biên tập viên đã “nói“ bản tin Chỉ cần thay phương
thức giao tiếp giữa “đọc“ và “nói“ nhưng sự tiếp nhận của người nghe đã khác
hẳn Khi thay đổi phương thức giao tiếp từ “đọc” thành “nói” , người xem bản
tin thời sự không chỉ đơn giản tiếp nhận được thông tin mà còn là cảm nhận
Trang 30được thông tin đó, hiểu thông tin ở mức độ sâu hơn bởi chính người truyền đạt
thông tin (Biên tập viên) cũng am hiểu thông tin đó và biết cách truyền đạt nó
Có thể lấy thêm các ví dụ về tác dụng của việc nghiên cứu sự tiếp nhận của khán giả đến truyền hình thay đổi phương thức giao tiếp như truyền hình ngày nay biết
tận dụng nhều hơn phương thức giao tiếp trực tiếp (truyền hình trực tiếp) tức là
người xem được chứng kiến sự việc ngay khi nó diễn ra và tham gia vào đó một cách trực tiếp Hoặc đơn giản như việc ra đời các chương trình trò chơi đố kiến
thức trên sóng truyền hình (đặc biệt với phần câu hỏi dành cho khán giả) cũng
thể hiện việc truyền hình mở rộng phương thức giao tiếp vì khán giả ngồi ở nhà cũng có thể đoán các câu hỏi và đựoc nhận phần thưởng Rõ ràng, những sự giao tiếp như vậy sẽ làm khán giả cuốn hút và hứng thú hơn
Tất nhiên, những đổi mới trên trong phương thức giao tiếp cuả truyền hình
những năm gần đây không chỉ đựơc rút ra từ kết quả qua những cuộc điều tra (vì
điều tra xã hội học truyền thông hay truyền hình ở nước ta còn chưa phát triển),
mà đội khi được rút ra từ những con đường không chính thức hơn như qua báo chí, truyền miệng, từ nhận biết của những người làm truyền hình và đôi khi nó cũng đến từ nhu cầu phát triển tất yếu của một nền truyền hình hiện đại
tiên tại nước Mỹ từ cuối những năm 40 của thế kỷ trước
Trò chơi truyền hình đầu tiên ra đời được gọi bằng thuật ngữ “Quiz Show“ để một cuộc thi hỏi đáp về kiến thức Tuy nhiên, vào cuối những năm 50,
Trang 31một vụ việc gian lận (Scandal) đã xảy ra với một chương trình đang được yêu thích nhất lúc đó (Twenty one) đã khiến cho tất cả các chương trình truyền hình
lúc đó có tên “Quiz Show“ chuyển sang cách gọi mới “Game show“ [1;28] Một
sự thay đổi tưởng như tình cờ nhưng chính đây lại là khởi điểm để các nhà lý
luận truyền hình sau này đi vào giải thích các khái niệm Game Show và Quiz Show
John Fiske một nhà nghiên cứu truyền hình xuất sắc người Mỹ trong cuốn
“Television Culture“ – “Văn hoá truyền hình“ đã phân biệt giữa hai dạng Quiz Show và Game Show: “Những chương trình tường thuật sự tranh đua giữa
các cá nhân hay các đội mà nội dung là về các hiểu biết thực tế (factual
knowledge) sẽ được gọi là các “Quiz Show“; Những chương trình cũng là
tranh đua nhưng thiên về hiểu biết về con người nói chung hay về từng cá nhân (human knowledge – knowledge of people or individuals) hoặc tranh đua thuần tuý mang tính may rủi hoặc tranh đua thể lực được coi là “Game show“„‟ Những “hiểu biết thực tế“ còn được John Fiske giải thích thêm là
những hiểu biết mang tính hàn lâm “academic“ tức là những kiến thức khoa học
nền tảng thuộc các lĩnh vực Theo cách phân loại của John Fiske thì những
chương trình như “Peramid“ (chương trình giải ô chữ) hay chương trình
“University Challenge“ (cuộc thi kiến thức của các sinh viên đại học Mỹ) là những chương trình thuộc dạng Quiz Show Các chương trình như “Price is
Right“ (chương trình đoán giá của đồ vật) hay “What’s my line“ (đoán nghề
nghiệp của một ai đó) là những chương trình được gọi là Game Show
Khác với cách phân loại của John Fish, trong cuốn “Từ điển Bách khoa
về trò chơi truyền hình“ (Checkmark Book – Newyork 1999) các tác giả lại phân
loại trò chơi truyền hình thành 4 loại:
Trang 321 Chương trình trong đó người chơi thi trả lời các câu hỏi khác nhau - được gọi là Quiz Show
2 Chương trình trong đó người chơi cố gắng đoán biết một số bí mật của người khách mời - được gọi là Panel Show
3 Chương trình trò chơi có sự tham gia của khán giả truyền hình trong đó người chơi trình diễn để giải trí cho khán giả ở trường quay cũng như khán giả
ở nhà
4 Chương trình trò chơi trong đó người tham gia cố gắng học được luật
lệ của một trò chơi đặc biệt và cố gắng làm tốt những kỹ năng đặc biệt này.[286;34]
Có thể thấy John Fiske đa phân loại trò chơi theo nội dung còn các tác giả
từ đIển Bách khoa đã phân loại trò chơi theo hình thức chơi Đây là hai cách phân loại hoàn toàn khác nhau
Còn ở Việt Nam, kể từ năm 1996, khi trò chơi truyền hình lần đầu tiên
xuất hiện, khán giả mới chỉ được làm quen với thuật ngữ “Game Show“ - Trò
chơi truyền hình Tất cả những chương trình trên truyền hình xuất hiện từ đó
nếu được thể hiện dưới dạng trò chơi đều được gọi là “Game Show“ Tiểu Ban
của VTV3 được giao trách nhiệm chuyên sản xuất các chương trình trò chơi và
chương trình giao lưu trên truyền hình cũng được gọi bằng cái tên “Tiểu Ban
Trò chơi và Gặp gỡ trên Truyền hình“ – “TV Show and TV Game“
Vì trò chơi truyền hình mới ra đời và đang phát triển nên chúng ta vẫn chưa đưa ra các tên gọi trò chơi truyền hình theo cách phân loại Thuật ngữ
“Quiz Show“ đôi khi cũng được sử dụng trong giới chuyên môn tuy chưa được
phổ biến và chính thức Tuy nhiên, trong thực tế, các chương trình thuộc dạng trò chơi ở nước ta hiện nay vẫn đang tự thân nó vận động theo hướng áp dụng
Trang 33các kiểu loại trò chơi như John Fiske hay các tác giả từ điển Bách khoa đã phân
loại Theo các tiêu chí phân loại đó, tác giả luận văn sẽ thử tự phân loại (một
cách tương đối) các chương trình trò chơi của VTV3 hiện nay, cũng là các
chương trình trò chơi sẽ là đối tượng trong điều tra xã hội học của luận văn Nếu áp dụng cách phân loại của John Fiske, có thể xếp “Đường lên đỉnh
Ôlympia“, “Hành trình văn hóa“, “Ở nhà chủ nhật“ hay “Trò chơi âm nhạc“
vào loại “Quiz Show“ vì các trò chơi đó chủ yếu là thi đó về kiến thức thuộc các lĩnh vực Các chương trình như “Chiếc nón kì diệu“ (kết hợp sự may rủi trong
các vòng quay và một phần kiến thức), “Vườn cổ tích“ (Kết hợp vận động và nhận biết ví dụ như là nhận biết chỗ sai của người kể chuyện), chương trình “SV
96, SV 2000“ (thiên về hai đội thi đoán các bí mật của đội kia ví dụ như thi đoán
ý nghĩa hình vẽ hoặc hai đội thể hiện khả năng hùng biện cho khán giả thưởng
thức), chương trình “Trò chơi liên tỉnh“ (thuần tuý thi đấu về thể lực) … các
chương trình này sẽ thiên về “Game Show“ Còn nếu theo cách phân loại theo cách chơi của các tác giả từ điển, “Đường lên đỉnh Ôlympia“, “Hành trình văn
hóa“, “Ở nhà chủ nhật “ cũng sẽ được xếp vào “Quiz Show“; “Chiếc nón kì diệu“, vừa mang tính chất của loạI Panel Show - đoán từ tức là đoán bí mật của
người dẫn chương trình, vừa mang tính chất của loạI 3 - trình diễn sự may rủi
của các vòng quay; “SV 96 và SV 2000“ cũng thiên về loại hai - đoán biết bí mật
và loại 3 - trình diễn ; còn “Vườn cổ tích“ thiên về loại 2 - đoán biết bí mật và
loại 4 - thi kỹ năng học được qua thi các trò chơi vận động
Điều này cho thấy mỗi sự phân loại cũng chỉ luôn ở mức tương đối vì nhiều khi môt chương trình là sự kết hợp của nhiều loại chương trình khác nhau Tuy nhiên, có thể rút ra một điều từ thực tế là các chương trình trò chơi của VTV
3 hiện nay đang nghiêng nhiều về hướng Quiz Show, ít các Game Show (hoặc
Trang 34các Game Show đã từng sản xuất nhưng nay không sản xuất nữa); hình thức
chơi cũng đang thiên nhiều về hỏi đáp kiến thức và ít đươc mở rộng theo các hướng khác như đoán biết bí mật, học tập kỹ năng và trình diễn cho khán giả… Đây là một đIều rất quan trọng cho luận văn vì nó sẽ giúp người thực hiện nhận biết nhu cầu của khán giả khi tiếp nhận các chương trình trò chơi và phân tích, đánh giá nó một cách tốt hơn
Tuy nhiên, một cách chung nhất chúng ta vẫn cần một định nghĩa thế nào
là một trò chơi truyền hình Tiến sỹ báo chí Tạ Bích Loan trong bài viết “Sức
hấp dẫn của thể loại trò chơi truyền hình“ đã định nghĩa: “Trò chơi truyền hình tường thuật một cuộc trình diễn mà trong đó các thành viên tham gia vào một cuộc thi đấu theo một luật lệ nhất định, được tổ chức ghi hình và đưa lên sóng truyền hình sao cho người xem dễ dàng theo dõi“ [286;35]
Trong định nghĩa trên, điều đáng chú ý nhất là trò chơi truyền hình phải là
“ một cuộc thi đáu theo một luật lệ nhất định“ - đó chính là luật chơi của trò
chơi truyền hình Luật chơi có thể coi như là xương sống của một trò chơi truyền hình Luật chơi xâu chuỗi các mắt xích là các phần chơi của trò chơi thành một dây xích thống nhất Luật chơi là cơ sở sở đầu tiên để tạo dựng một trò chơi và sau khi đã có luật chơi, những người làm chương trình sẽ dựa vào đó để đắp da đắp thịt cho một chương trình
Luật chơi giúp chương trình đảm bảo tính công bằng, một yêu cầu bắt buộc của một trò chơi Luật chơi cũng tạo nên cao trào, những nút thắt, mở, kịch tính, sự hồi hộp, căng thẳng và sự may rủi thông qua những quy định trong trò chơi và được bổ trợ bằng những yếu tố khác như sự dẫn dắt khéo léo của người
điều khiển (người dẫn chương trình – MC), hiệu quả của hình ảnh, âm thanh,
ánh sáng và các thiết bị đIện tử trong chương trình [288;35]
Trang 352.2 Những đặc tính của trò chơi truyền hình
Khi một chương trình trò chơi truyền hình hấp dẫn đang được phát sóng, hàng triệu triệu khán giả sẽ dán mắt vào màn hình 12,10 triệu khán giả Mỹ đã
theo dõi chương trình trò chơi mang tên “Mastermind“ vào ngày 3 tháng 4 năm
1984 (Annual Review of BBC Broadcasting Research Findings, 1985: 393) Còn
ở Việt Nam các chương trình trò chơi trên sóng VTV3 đang được coi là những
chương trình được khán giả yêu thích nhất (44,6% khán giả thích xem chương
trình “Chiếc nón kỳ diệu“ nhất trong các chương trình trò chơi [35]; Chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” là một trong 10 chương trình được khán giả yêu thích nhất [41]) Điều gì đã khiến trò chơi truyền thu hút được nhiều khán
giả đến vậy và đâu là những đặc tính của nó
“Nguyên nhân sức hấp dẫn của những chương trình có câu hỏi - đó
chính là ở câu hỏi “ [290;34] Có nhà triết học đã nói rằng hành trình cuộc đời
của con người là đi tìm những câu hỏi và trả lời nó, còn các tác giả của cuốn “TV
Game Show Almanach“ (Chilton Book Company – Pennsylvania) thì cho rằng
“Phát minh ra các dạng câu hỏi là một trong những phát minh vĩ đại nhất của
loài người“ [1;52]
Những câu hỏi được trả lời trên truyền hình chính là việc xã hội hoá “phát
minh vĩ đại“ này Lôgic của việc con người yêu thích các câu hỏi thật đơn giản,
“Khi một ai đó hỏi những ngưòi khác một câu hỏi, rồi lại hỏi những ngưòi
khác nữa, người khác nữa Mọi người sẽ tập trung lại xung quanh lắng nghe
và sẽ hò reo vui sướng khi có ai đó trả lời đúng“ [1;52] Con người luôn khao
khát hiểu biết bởi vậy thu nhận được các kiến thức luôn là điều hấp dẫn của các
Trang 36trò chơi, nhất là với những trò chơi có những câu hỏi (Quiz Show) “Câu trả lời
trung tâm cho câu hỏi: con người tiếp nhận được điều gì từ những Quiz Show
- đó chính là sự hiểu biết“[4;52] Còn tác giả Mc Quail, J Blumler, R Brown
trong công trình nghiên cứu “Television audience: a revised perspective“
(Longman London) cũng đã đưa yếu tố tìm kiếm sự hiểu biết lên đầu tiên trong
số các nguyên nhân vì sao khán giả thích xem các chương trình Quiz Show Các chương trình trò chơi đang đựơc yêu thích của VTV3 hiện nay cũng
hầu hết là những chương trình có nội dung kiến thức Chương trình “Đường lên
đỉnh Olympia“ là chương trình kiến thức dành cho học sinh Phổ thông trung
học, chương trình “Ở nhà chủ nhật“ cung cấp kiến thức thường thức gia đình,
“Hành trình văn hoá “ là Quiz Show về văn hoá thế giới, còn “Trò chơi âm
nhạc 2002“ giúp người xem lĩnh hội được các kiến thức về âm nhạc…Những
kiến thức trong các chương trình không chỉ giúp ngưòi xem hiểu biết thêm mà còn rất thiết thực cho họ trong đời sống, các em học sinh thì ôn lại kiến thức ở
trường với “Đường lên đỉnh Olympia“ còn các bà nội trợ thì coi “Ở nhà chủ
nhật“ như một cuốn cẩm nang gia đình…
Rõ ràng, yếu tố hấp dẫn đầu tiên của các trò chơi truyền hình đó chính là kiến thức Truyền hình, với sự xuất hiện của các chương trình trò chơi đã biến
“Màn hình Tivi thành sân bãi cho các trận thi đáu trí tuệ – một sân bãi có số
người trực tiếp theo dõi lớn nhất“ [290;35]
Trong định nghĩa về trò chơi truyền hình của Tiến Sỹ Tạ Bích Loan cũng
đã nêu rõ “ Trò chơi truyền hình là một cuộc tường thuật … “ điều đó có nghĩa
là khán giả xem truyền hình khi xem một chưong trình trò chơi sẽ được chứng kiến nó từ đầu đến cuối và như vậy sẽ gần hơn với cảm giác chính mình là ngưòi
Trang 37trong cuộc và được chứng kiến sự việc một cách trực tiếp Một ví dụ hài hước là đôi khi, một người dẫn chương trình vô tình đi ra phố vào đúng thời điểm mà chương trình của anh ta đang phát sóng, một khán giả trên đường nhận ra và vô
cùng ngạc nhiên hỏi “Ơ, anh đang ở trên Tivi sao lại ở đây được nhỉ“ – vị khán
giả trên đã bị nhầm lẫn giữa khái niệm tường thuật và tường thuật trực tiếp
nhưng ví dụ nhỏ đó đã chứng minh được một điều, tính tường thuật hay tính trực
tiếp của trò chơi truyền là lợi thế vô cùng lớn, nó giúp ngưòi xem cảm thấy
chương trình sống động hơn, gần gũi hơn có cảm giác “thật“ hơn về những gì đang (thực tế là đã) diễn ra
Tuy nhiên, tính tường thuật của trò chơi truyền hình lại có lợi thế hơn hẳn tính tường thuật của một trận thi đấu bóng đá hay trượt băng nghệ thuật Xem một trận thi đấu bóng đá, ngưòi xem không thể chạy vào sân và sút một quả vào gôn, xem một trận thi đấu trượt băng, người xem không thể lập tức đi vào đôi giày trượt và trượt trên sân băng, còn xem một trò chơi thi đố trên truyền hình, người xem có thể vừa nghe câu hỏi, vừa đoán câu trả lời và ghi kết quả đúng hay sai vào sổ riêng của mình Tóm lại, một cuộc tường thuật thi đố trên truyền hình không chỉ có hai hay ba ngưòi chơi mà có vô số người chơi là những khán giả xem truyền hình
Rõ ràng, trò chơi truyền hình đã thu hút được khán giả bởi khi xem ai cũng có cảm giác họ được tham dự trò chơi, họ chứ không phải là ai khác như người dẫn chương trình hay MC mới chính là trung tâm của chương trình Bob
Stewart – nhà sản xuất chương trình “Pyramyd“ – một chương trình trò chơi trí tuệ nổi tiếng đã nói: Khi trò chơi Peramyd đang ở điểm cao trào “Nếu chúng tôi
có thể khiến một ai đó đang ngồi xem ở nhà hét vào màn hình ví dụ như “mặt
Trang 38trời, Florida, Châu Phi, một trận đấu ”, như vậy là chúng tôi đã thành công
[150;52]
Khi đã tham gia một trò chơi, tâm lý đơn giản là ai cũng mong mình thắng hay ít ra không phải là người về sau cùng, và chỉ đến phút cuối cùng khán giả mới biết thực sự ai là người thua, ai là người thắng, đó chính là sự hấp dẫn Có những khán giả khi xem một trò chơi, họ không thực sự quan tâm lắm đến nội dung câu hỏi, hoặc giả là họ không am hiểu lắm về nội dung của câu hỏi đó, đơn giản họ xem là bởi vì họ muốn biết diễn biến đầy kich tính của cả cuộc chơi, họ xem để thấy những người tham gia đã thể hiện khả năng của mình như thế nào,
ai là người chơi giỏi, ai là người may mắn và cuối cùng ai là người về đầu tiên về
đích “ Trò chơi truyền hình cho khán giả cơ hội nhìn thấy những con người
thật đang nếm trảI qua những tình huống có thật“ Mark Goodson – Nhà sản
xuất chương trình trò chơi hàng đầu của nước Mỹ đã nhận xét [291;35]
Diễn biến và kết quả của cuộc chơi chính là “những tình huống có thật“
mà khán giả không thể đoán trước được, bởi vậy họ luôn bị thu hút về diễn biến
và kết quả đó Luật chơi chính là cơ sở mấu chốt để tạo nên một trò chơi có
nhiều kịch tính và nhiều bất ngờ hay không Các vòng quay trong “Chiếc nón kỳ
diệu“ chính là xuất phát điểm của những bất ngờ Một người đang từ 2000 điểm
lại trở thành mất hết điểm và một từ đang chưa ai đoán được ô chữ nào lại có
người quay được vào ô “Được lật một ô chữ“ “Trò chơi truyền hình thể hiện rõ
rệt nhất đặc trưng chủ yếu của truyền hình khác với điện ảnh và sân khấu -
đó chính là tính tự nhiên, tính ngẫu hứng của các diễn biến (tuy nhiên các
diễn biến này đã được dự tính trước theo một kịch bản khung đã được vạch sẵn).“ [291;35] Chính vì vậy khi xem một bộ phim hay vở kịch, bạn có thể
Trang 39đoán trước được kết cục cuối cùng của nó, còn với trò chơi truyền hình, thường bạn chỉ có thể biết được kết quả của một trò chơi khi bạn ngồi trước máy thu hình đến phút cuối cùng
Tính đại chúng của trò chơi truyền hình thể hiện rõ nhất ở đối tượng tham gia chơi Bất kể một ai cũng có thể tham gia một chương trình trò chơi truyền hình, đó là một người làm nội trợ, một công chức nhà nước hay một vị giáo sư; một em bé hay là một cụ già 70 tuổi Mỗi đối tượng có thể tham gia những chương trình khác nhau phù hợp với lứa tuổi hay nghề ngiệp của mình nhưng cùng dưới dạng trò chơi hay tất cả tham gia vào cùng một chương trình mà nó thích hợp cho tất cả mọi người Những em bé học cấp một thì tìm thấy thế giới
vui chơi của mình ở “Vườn cổ tích“, các em học sinh cấp ba tìm đến “Đường
lên đỉnh Olympia“, mọi gia đình đều có thể đăng ký tham gia “Ở nhà chủ nhật“
còn “Chiếc nón kỳ diệu“ thì lại đặc biệt vì nó thích hợp với tất cả mọi người
“Chiếc nón kỳ diệu“ có chương trình gốc là “Wheel of fortune” – một chương
trình nổi tiếng của Mỹ từ những năm 60 của thế kỷ 20 và không chỉ ở Việt Nam
mà ở Mỹ và nhiều nước khác mà “Wheel of fortune” đã đến, chương trình cũng
luôn chứng minh được tính đại chúng của mình Vanna White – cựu dẫn chương
trình của “Wheel of fortune” đã nhận xét: “Đó là một trò chơi rất dễ chơi, mọi
người ở mọi lứa tuổi đều có thể cùng một lúc chơi và hưởng ứng chương trình Một em bé hai tuổi cũng có thể ngồi theo dõi và thích thú với những vòng quay Tôi đã nhận được rất nhiều thư từ của khán giả và họ nói rằng con cái họ học bảng chữ cái bằng cách xem chương trình“ [92;52]
Tính đại chúng được làm nên bởi sự phong phú và đa dạng của người chơi
và nó cũng được làm nên bởi chính nội dung dễ hiểu và ở mức kiến thức phổ cập
Trang 40của chương trình Ví dụ câu hỏi của “Ở nhà chủ nhật“ chính là những kiến thức
thường thức hàng ngày trong mỗi gia đình như chuyện giặt tẩy hay làm thế nào
để chữa nồi cơm khê Tất nhiên, những câu hỏi không quá khó với người xem đến mức đánh đố cũng không quá dễ đến mức coi thường khả năng của họ, mà
luôn cố gắng đạt ở mức chỉ cần một chút thông minh, một chút may mắn và một
chút bình tĩnh nữa là người chơi có thể trả lời được nó
Các trò chơi truyền hình với tính đại chúng đã đạt được một trong những phẩm chất cần có của báo chí và đặc biệt là báo chí cách mạng Bằng việc nâng cao tính đại chúng, trò chơi truyền hình đã góp phần phản ánh được bức tranh
chân thực và sinh động của cuộc sống, “cho phép khán giả được nhìn thấy một
phần của mình được điển hình hoá trên màn ảnh“ [294; 35]
2.3 Trò chơi truyền hình với các chức năng báo chí
Trò chơi truyền hình đã ra đời và rõ ràng đang có một chỗ đứng trong sự phát triển của trình truyền, của báo chí cũng như trong lòng khán giả Bởi vậy không thể không xem xét ảnh hưởng và tác động của trò chơi truyền hình đến khán giả, đến công chúng như thế nào qua việc phân tích trò chơi truyền hình với các chức năng của báo chí
Giải trí là một trong những chức năng quan trọng của báo chí, đặc biệt đối với trò chơi truyền hình Sau những giờ làm việc mệt mỏi và căng thẳng, khán giả muốn bật ti vi lên để xem một chương trình trò chơi để cười, để thư giãn và quên đI hết những mệt nhọc, đó là một nhu cầu hết sức chính đáng, đồng cũng là một nhu cầu quan trọng vì giải trí giúp tái tạo lại sức lao động của con người