Thành công của chương trình truyền hình thực tế đã khiến cho những nhà sản xuất truyền hình trên thế giới khai thác thị trường đầy tiềm năng này bằng việc lập hẳn một kênh riêng ch
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN THI ̣ HẰNG
NGHIÊN CỨU TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ
Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Báo chí học
Hà Nội - 2012
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN THI ̣ HẰNG
NGHIÊN CỨU TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ
Ở VIỆT NAM
Luận văn Thạc sĩ chuyên nga ̀nh: Báo chí học
Mã số: 60 32 01
Ngươ ̀ i hướng dẫn khoa ho ̣c: PGS, TS Nguyễn Đức Dũng
Xác nhận đã chỉnh sửa theo yêu cầu của Hội đồng
Hà Nội - 2012
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 6
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ 13
1.1 Một số thuật ngữ liên quan đến đề tài 13
1.2 Sự xuất hiện truyền hình thực tế 14
1.3 Tính hai mặt của truyền hình thực tế 19
Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ Ở VIỆT NAM THÔNG QUA KHẢO SÁT MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ TIÊU BIỂU 36
2.1 Mô ̣t số chương trình truyền hình thực tế tiêu biểu ở Viê ̣t Nam 36
2.2 Quá trình sản xuất chương trình 40
2.3 Ưu, nhược điểm của các chương trình 45
2.4 Đánh giá sự phát triển truyền hình thực tế ở Việt Nam 53
2.5 Nguyên nhân 58
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ 70
3.1 Những yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển truyền hình hiện nay 70
3.2 Nhóm giải pháp chung 73
3.3 Nhóm giải pháp cụ thể 76
3.4 Mô ̣t số đề xuất nhằm nâng cao chất lư ợng chương trình truyền hình thực tế 80
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Từ khi xuất hiê ̣n đến nay, truyền hình luôn là mô ̣t loại hình báo chí hấp dẫn công chúng Ngay từ những ngày đầu phát sóng, truyền hình đã chứng tỏ được ưu thế vượt trội của mình so với các loại hình báo chí khác Với thế ma ̣nh về hình ảnh, tính chân thực của thông tin và khả năng nhanh nhạy, câ ̣p nhâ ̣t không ngừng, truyền hình đã và đang mở ra một thế giới sôi đô ̣ng đầy màu sắc , đáp ứng nhu cầu của những khán giả khó tính nhất Truyền hình cũng đã trở thành mô ̣t trong những tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng cuô ̣c sống của con người hiê ̣n nay
Sau sự xuất hiện của mạng internet, báo mạng điện tử ra đời đã gây ra những xáo trộn đối với các loại hình báo chí khác Sự ưu việt của báo mạng điện tử đã giúp loại hình này lên ngôi và đẩy những loại hình báo chí khác rơi vào khủng hoảng Đầu tiên phải kể đến báo in khi vào năm 2008, 5 tờ báo lớn nhất nước Mỹ đều sụt giảm lượng phát hành Với báo hình, tại Mỹ số người xem truyền hình đã giảm 2,5 triệu chỉ trong vòng từ 2006 đến 2008 Thời lượng xem truyền hình mỗi ngày cũng giảm một cách đáng kể Cuộc cạnh tranh khốc liêt gi ữa các loại hình báo chí hiện nay vẫn chưa đến hồi ngã ngũ nhưng dường như tại thời điểm này báo mạng điện tử đang chiếm ưu thế, khẳng định sức mạnh của một loại hình sinh sau đẻ muộn nhưng đầy tiềm năng
Tiếp cận khán giả qua Internet chính là giải pháp khả thi để truyền hình giữ được tầm ảnh hưởng của mình Bên ca ̣nh bắt tay với internet để tự cứu chính mình , đổi mới các chương trình truyền hình và cho ra đời nhiều thể loa ̣i mới cũng chính là
mô ̣t cách các nhà đài níu chân khán giả, trong đó việc sản xuất hàng loa ̣t các chương trình truyền hình thực tế cũng là cách giúp những người làm báo hình phần nào giải quyết bài toán cạnh tranh nan giải
Truyền hình thực tế xuất hiê ̣n từ lâu, hiện đang phổ biến và được ưa chuộng trên toàn thế giới, đặc biệt là ở những nước có ngành công nghiệp giải trí truyền hình phát triển như Mỹ, Châu Âu và một số nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc
Trang 5Truyền hình thực tế (Reality Television) là một xu hướng phát triển tấ t yếu của truyền hình hiện đại Nếu như c ác chương trình truyền hình truyền thống dựng theo format thường rất gọn gàng, chau chuốt thì truyền hình thực tế là kiểu làm truyền hình người thật, việc thật vớ i nội dung ít phụ thuộc vào các kịch bản viết sẵn,
sự sắp đặt và diễn xuất được hạn chế tối đa, trong khi những cảm tưởng, tâm sự của những người tham gia chương trình được khắc họa , làm nổi bâ ̣t Nhân vật chính của các chương trình truyền hình thực tế thường là những người chưa nổi tiếng hoặc chính khán giả tham dự chương trình Sự đặc biệt của các chương trình truyền hình thực tế là tính chân thâ ̣t của sự việc , con người thật - cảm xúc thật - ấn tượng thật Điểm hấp dẫn nhất ở truyền hình thực tế là sự trải nghiệm, người tham gia được đối mặt với những hoàn cảnh, tình huống, thử thách mới lạ mà có thể họ chưa từng biết đến trong cuộc sống Từ cảm xúc thật của họ sẽ đem đến cho khán giả những khám phá bất ngờ, thú vị về các lĩnh vực trong cuộc sống
Thành công của chương trình truyền hình thực tế đã khiến cho những nhà sản xuất truyền hình trên thế giới khai thác thị trường đầy tiềm năng này bằng việc lập hẳn một kênh riêng chuyên chiếu các chương trình truyền hình thực tế như Zone Reality và Fox Reality…Điểm chung của các kênh này là tập hợp những tình huống nghẹt thở diễn ra ngay trong đời thường Không kịch bản, không diễn viên, không người đóng thế, các chương trình này như một tấm gương phản ánh cuộc sống khi khai thác các đề tài: Cứu hộ, thảm họa thiên nhiên, truy bắt tội phạm, động vật hoang dã, sống sót từ hiểm nguy
Ở Việt Nam , hiện nay, truyền hình thực tế đang rất được ưa chuô ̣ng với số lươ ̣ng chương trình lớn , chiếm dung lượng đáng kể trong các khung giờ phát sóng
và lôi cuốn hàng triệu kh án giả hồi hô ̣p theo dõi Tuy vâ ̣y, bên ca ̣nh những chương trình truyền hình thực tế t ốt, ngày càng xuất hiện nhiều chương trình gắn mác “thực tế” nhưng nô ̣i dung hoàn toàn sắp đă ̣t Người ta bắt đầu hoài nghi về tính chân thực của t ruyền hình thực tế và bắt đầu coi thường mô ̣t số chiêu trò câu khách rẻ tiền
Mô ̣t số chương trình truyền hình thực tế trở thành nơi hấp dẫn để các ngôi sao đánh bóng tên tuổi Sự xuất hiê ̣n quá nhiều của quảng cáo cũng khiến người ta nghi ngờ về cái bắt tay thái quá giữa nhà sản xuất và các doanh nghiê ̣p…
Trang 6Truyền hình thực tế ở Việt Nam có nhiều biểu hiện chạy theo lợi nhuận mà bỏ qua trách nhiệm xã hội , đă ̣c biê ̣t là trách nhiê ̣m vớ i công chúng trẻ, đối tượng rất dễ bi ̣ ảnh hưởng bởi những tác đô ̣ng xấu mà t ruyền hình thực tế đem la ̣i Lúc này, truyền hình thực tế không còn có tác du ̣ng là giải trí , nâng cao các giá tri ̣ đa ̣o đức , thẩm mỹ, mà làm đảo lô ̣n cuô ̣c sống , quá trình hình thành nhân cách của giới trẻ Hồi hô ̣p với từng chương trình , tin và ngây thơ trước những chiêu trò của t ruyền hình thực tế, công chúng trẻ vô tình trở thành những na ̣n nhân
Xu hướ ng phát triển truyền hình thực tế ở Việt Nam đang đă ̣t ra nhiều câu hỏi Liê ̣u truyền hình thực tế có đi theo xu hướng chung c ủa thế giới h ay chỉ bùng nổ trong thời gian ngắn rồi nhanh chóng rơi vào sự nhàm chán , bão hòa và dừng sản xuất sau mô ̣t vài mùa phát sóng ? Sản xuất chương trình t ruyền hình thực tế tương đối tốn kém và công phu, đòi hỏi sự chuyên nghiê ̣p rất cao , liê ̣u các nhà sản xuất có giải quyết tốt bài toán giữa lợi nhuận và ý nghĩa xã hội để sản xuất ra những chương trình truyền hình thực tế chuẩn mực Liê ̣u mô ̣t ngày nào đó, các nhà sản xuất truyền hình thực tế ở Việt Nam có cho lên sóng một màn biểu diễn của vũ nữ thoát y như
chương trình t ruyền hình thực tế Tìm kiếm tài năng phiên bản Anh (Britain's Got
Talent) đã làm, gây sửng sốt cả những người vốn rất yêu thích chương trình Hay nghiêm tro ̣ng hơn , liê ̣u có sự xuất hiê ̣n hàng loạt những vu ̣ kiê ̣n tu ̣ng, tử tự, phạm tội… do áp lực của các chương trình truyền hình thực tế đem la ̣i ?
Đó chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu truyền hình thực tế ở
Việt Nam” Đây là mô ̣t đề tài khá mới mẻ Với đề tài này , tác giả có điều kiê ̣n thể hiê ̣n quan điểm của mình , phát hiện những vấn đề tồn ta ̣i , từ đó đóng góp ý kiến nhằm nâng cao chất lươ ̣ng các chương trình truyền hình thực tế ở Việt Nam
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Báo chí truyền hình là môn học cơ sở trong chương trình đào tạo về lý luận
và nghiệp vụ báo chí Đây là một lĩnh vực đã được nhiều tác giả nghiên cứu nhiều Tuy nhiên, số giáo trình phục vụ giảng dạy truyền hình chưa nhiều, các tài liệu truyền hình nước ngoài thường viết trừu tượng, khó hiểu đối với người đọc
Trong hệ thống lý luận đó, cuốn sách Giáo trình Báo chí Truyền hình của
PGS,TS Dương Xuân Sơn là một tài liệu tương đối hoàn chỉnh, đầy đủ về truyền
Trang 7hình Cuốn sách đã trình bày khá chi tiết các vấn đề của báo chí truyền hình như: vị trí, vai trò; lịch sử ra đời phát triển của truyền hình; khái niệm, đặc trưng; nguyên lý của truyền hình; chức năng xã hội của truyền hình; kịch bản và kịch bản truyền hình; quy trình sản xuất chương trình truyền hình; các thể loại báo chí truyền hình;
các thuật ngữ truyền hình…
Tác giả Trần Bảo Khánh trong cuốn Sản xuất chương trình truyền hình cũng
đề cập đến những vấn đề cơ bản của báo chí truyền hình Trong đó , tác giả cũng
bước đầu nhâ ̣n diê ̣n đặc điểm chính của các chương trình truyền hình hiện đại: “Đó
là các chương trình mà người xem được thấy rõ con người thật , tình huống thật, và sự kết hợp khéo léo giữa tình hình thực tế đang diễn ra và với cách giải quyết , ứng xử của người dẫ n chương trình …” [13, tr.25] Tác giả cũng nêu bật được các thế
mạnh chính của các chương trình này , đó là tính trực tiếp, tính bất ngờ và khả năng lôi cuốn khán giả truyền hình cùng tham gia … Đây là những kiến thức vô cùng
quan trọng giúp tác giả có thể nghiên cứu đề tài “Nghiên cư ́ u truyền hình thực tế ở
Viê ̣t nam”
Tuy vậy, so với hơn 60 năm phát triển của t ruyền hình thực tế trên thế giới , truyền hình thực tế ở Viê ̣t Nam còn khá mới mẻ cả về mă ̣t lý l uâ ̣n và thực tiễn Chưa có nhiều sách và các công trình khoa ho ̣c nghiên cứu trực tiếp về đề tài này
Đây chính là mô ̣t khó khăn lớn của tác giả khi tiế p câ ̣n và triển khai đề tài “Nghiên
cứu truyền hình thực tế ở Viê ̣t Na m” Bởi đối chiếu các vấn đề lý luâ ̣n của truyền
hình với sự phát triển của truyền hình thực tế là một khoảng cách lớn Truyền hình thực tế có nhiều đă ̣c điểm mà lý luâ ̣n truyền hình chưa đề câ ̣p đến hoă ̣c có đề câ ̣p nhưng chưa đề cập trực tiếp và chưa thực sự sâu sắc
Trong quá trình thực hiê ̣n luâ ̣n văn , tác giả đã tham khảo các tài liê ̣u nghiên cứu về truyền hình dưới góc độ kinh tế và văn hóa vì đây là hai lĩnh vực tương tác
rất lớn với truyền hình thực tế Đó là các tài liê ̣u : Nghiên cứu xu hướng phát triển
của truyền hình từ góc độ kinh tế học truyền thông , Luâ ̣n án tiến sỹ chuyên ngành
Báo chí học của NCS Bùi Chí Trung , ĐH Quốc gia Hà Nô ̣i , năm 2011; Hiệu quả
kinh tế và xã hội của hoạt động xã hội hoá sản xuất chương trình truyền hình, Luận văn tha ̣c sỹ chuyên ngành Báo chí học của Nguyễn Thị Tuyết Nhung , trường Đa ̣i
Trang 8học Khoa ho ̣c Xã hô ̣i và Nhân văn , Đa ̣i ho ̣c Quốc gia Hà Nô ̣i , năm 2011…Các nô ̣i dung đó giúp tác giả có thể phân tích sâu sắc sự phát triển truyền hình thực tế dưới góc nhìn văn hóa và kinh tế truyền thông
Tác giả cũng vận dụng kiến thức từ các giáo trình nghiên cứu thể loại báo c hí
của PGS,TS Nguyễn Đức Dũng : Các thể ký báo chí , Phóng sự báo chí hiện đại…
nhằm làm cơ sở lý luâ ̣n cho phần khảo sát xu hướng giao thoa các thể loại trong một chương trình truyền hình thực tế
Bên ca ̣nh đó , tác giả cũng tham khảo mô ̣t số bài báo của các nhà báo có uy tín đánh giá về chất lượng truyền hình thực tế hiê ̣n nay và một số tiểu luận về tâm lý tiếp nhâ ̣n của công chúng truyền hình
Nét mới của luận văn “Nghiên cứu truyền hình thực tế ở Việt Nam” là chỉ ra
đươ ̣c những thế ma ̣nh của t ruyền hình thực tế so với các chương trình truyền hình truyền thống ; xu hướng phát triển c ủa các chương trình t ruyền hình thực tế ở Viê ̣t Nam; chỉ ra được xu hướng giao th oa các thể loại trong một chương trình t ruyền hình thực tế , hiê ̣u quả của sự giao thoa đó trong viê ̣c tác đô ̣ng tới tâm lý , cảm xúc tiếp nhâ ̣n của công chúng Đồng thời luận văn chỉ ra được hiệu quả cũng như nhược điểm của viê ̣c xã hội hóa sản xu ất chương trình t ruyền hình thực tế ở Việt Nam trong thời gian qua
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của tác giả khi nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu truyền hình thực tế
ở Việt Nam” là phân tích những ưu nhược điểm truyền hình thực tế ở Viê ̣t Nam và
những tác động của các chương trình đó tới công chúng
Trên cơ sở phân tíc h những ưu , nhược điểm của t ruyền hình thực tế , tác giả
sẽ đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chương trình trong thời gian tới Đó là những đề xuất với các đài truyền hình, các công ty truyền thông và công chúng truyền hình
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tác giả trong luận văn “Nghiên cứu truyền hình
thực tế ở Việt nam” là những ưu, nhược điểm của các t ruyền hình thực tế ở Viê ̣t
Nam, quá trình sản xuất và hiệu quả xã hội của truyền hình thực tế
Trang 9Đối tượng khảo sát của luận văn là mô ̣t số chương trình truyền hình thực tế đang đươ ̣c khán giả quan tâm hiê ̣n nay:
+ S Việt Nam- Hương vị cuộc sống (VTV1), là chương trình thực tế về du
lịch, mỗi tập phim là một câu chuyện xoay quanh các chủ đề, từ đó nêu bật sự trải nghiệm về văn hóa, lịch sử vẻ đẹp đất nước Chương trình có ý nghĩa quan trọng trong viê ̣c quảng bá hình ảnh đất nước Viê ̣t Nam
+Con đã lớn khôn (HTV7) là chương trình mua bản quyền của Nhật, kể về
những thử thách, trải nghiệm các công việc mà cha mẹ giao cho của các bé từ 3-5 tuổi Chương trình có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ nhỏ và gắn kết các thành viên trong gia đình
+Người mẫu Việt Nam (VietNam’s Next Top Model) VTV3: là chương
trình truyền hình thực tế về thời trang Trong chương trình, người tham gia trải nghiệm những thử thách để có thể trở thành một người mẫu chuyên nghiệp Chương trình giúp các bạn trẻ có tài năng có cơ hội đươ ̣c đào ta ̣o bài bản , làm nền tảng để phát triển sự nghiê ̣p
Phạm vi nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu truyền hình thực tế ở Viê ̣t Nam” là từ
khi truyền hình thực tế xuất hiê ̣n ở Viê ̣t Nam đến giai đoa ̣n b ùng nổ hiện nay, trong đó tro ̣ng tâm là các chương trình t ruyền hình thực tế từ năm 2010 đến 2012 Đây là giai đoa ̣n xuất hiê ̣n nhi ều chương trình truyền hình thực tế với nhiều cách thức thể hiê ̣n mới mẻ, sinh đô ̣ng tạo được sự quan tâm đặc biệt của công chúng
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài: “Nghiên cứu truyền hình thực tế ở Vi ệt nam” được thực hiện trên cơ
sở các quan điểm, đường lối lãnh đa ̣o của Đảng và Nhà nước về báo chí nói chung
và báo chí truyền hình nói riêng Tác giả cũng dựa trên lý luận về vai trò, chức năng của chương trình truyền hình đă ̣c biê ̣t là các chức năng thông tin , giải trí, nâng cao dân trí và trình đô ̣ thẩm mỹ của công chúng của các chương trình t ruyền hình thực tế Tác giả tìm hiểu quy trình sản xuất các chương trình truyền hình để có cơ sở nghiên cứu quy trình sản xuất các chương trình truyền hình thực tế hiê ̣n nay
Trong quá trình thực hiê ̣n đề tài “Nghiên cứu truyền hình thực tế ở Viê ̣t
nam”, tác giả chủ yếu dùng các phương pháp sau:
Trang 10- Phương pháp nghiên cứu tài liê ̣u đươ ̣c dùng để khảo sát, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về truyền hình thực tế
- Phương pháp khảo sát thực tế đươ ̣c sử du ̣ng để tìm hiểu phương thức thực hiê ̣n các chương trình truyền hình thực tế
- Các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh được dùng để đánh giá các
ưu, nhươ ̣c điểm, thành công, tồn ta ̣i của các chương trình trong diê ̣n khảo sát, phương pháp phỏng vấn sâu ghi nhận những đánh giá của các chuyên gia, nhà sản xuất và công chúng về truyền hình thực tế
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Những kết quả đạt được của luận văn : “Nghiên cứu truyền hình thực t ế ở
Viê ̣t N am” có thể bổ s ung các cứ liệu lý luận báo chí vốn đang còn thiếu những
nghiên cứu về thực tiễn phát tri ển của truyền hình Nô ̣i dung luâ ̣n văn cũng là đóng góp tâm huyết với các nhà sản xuất , giúp họ có thể nhận ra những v ấn đề đang tồn tại của t ruyền hình thực tế , góp phần nâng cao chất lượng các chương trình để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khán giả Đó là mô ̣t đi ̣nh hướng giúp các nhà sản xuất có thể thực hiê ̣n những chương trình hấp dẫn, thu hút đông đảo khán giả
Luâ ̣n văn “Nghiên cứu truyền hình thực tế ở Viê ̣t Nam” cũng rút ra nhiều bài
học để các Đài truyền hình địa phương có thể tham khảo và lựa cho ̣n hướng phát triển truyền hình thực tế hiê ̣u quả Vì trong thời gian tới, phát triển truyền hình thực tế chắc chắn sẽ là một xu hướng quan trọng giúp các đài đi ̣a phương có thể tồn ta ̣i
và phát triển trong cơ chế ca ̣nh tranh thông tin , khắc phu ̣c tình tra ̣ng nghèo nàn, đơn điê ̣u về chương trình như hiê ̣n nay
Luâ ̣n văn “Nghiên cứu truyền hình thực tế ở Viê ̣t nam” có thể phát triển
thành một đề tài nghiên cứu khoa học chuyên sâu góp phần khái quát diện mạo phát triển của truyền hình Viê ̣t Nam trong quá trình hội nhập thế giới, từ đó đánh giá hiê ̣u quả đạt được từ quá trình giao lưu học hỏi và toàn cầu hóa truyền thông đại chúng
7 Kết cấu cu ̉ a luâ ̣n văn
Trong luâ ̣n văn “Nghiên cứu truyền hình thực tế ở Viê ̣t N am”, ngoài c ác
phần Mở đầu , Kết luâ ̣n…, các nội dung chính của luận văn được trình bày tro ng 3 chương, 12 tiết
Trang 11Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ
1.1 Một số thuật ngữ liên quan đến đề tài
- Thuật ngữ “Truyền hình ” (Television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng Hy La ̣p Theo tiếng Hy La ̣p , từ “tele” có nghĩa là “ở xa” , còn “videre” có nghĩa là “thấy được” Ghép hai từ đó được “Televidere” có nghĩa là “xem được từ xa” Tiếng Anh là Television, tiếng Pháp là Television
Ở Việt Nam , Truyền hình đươ ̣c Từ điển Tiếng Viê ̣t đ ịnh nghĩa là quá trình truyền hình ảnh, âm thanh bằng sóng điê ̣n vô tuyến Trong cuốn Giáo trình Báo chí Truyền hình của PGS ,TS Dương Xuân Sơn , thuâ ̣t ngữ Truyền hình được đi ̣nh
nghĩa: “là một loại hình truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh
và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vô tuyến điện Truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ XX, nhờ sự phát triển vượt bậc c ủa khoa học kỹ thuật và công nghệ đa ̃ nhanh chóng trở thành m ột kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội” [18, tr.5]
Do vâ ̣y, dù có sự phát triển khác nhau ở các quốc gia , thì tên gọi Truyền hình cũng có chung một ý nghĩa
- Thuật ngữ “Thực tế”, tiếng Anh là Reality , có nghĩa là c ó thực, chân thực, xác thực…Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt của Nhà Xuất bản từ điển Bách Khoa , thuâ ̣t ngữ này được đi ̣nh nghĩa : Là những cái hiện tồn tại trước mặt có thể thấy và kiểm soát được
- Chương trình truyền hình là sản phẩm truyền hình , là kết quả hoạt động của truyền hình, trong đó bao hàm cả quá trình sáng ta ̣o ra nó từ nhiều công đoa ̣n khác nhau, tồn tại ở nhiều mức đô ̣ khác nhau , quá trình tạo dựng kế hoạch và sắp đặt tác phẩm, chuyên mu ̣c , mục được gọi là chương trình Cho dù thuâ ̣t ngữ chương trình có thể được hiểu theo nghĩa chương trình của đài , chương trình của tháng hoă ̣c chương trình tuần…thâ ̣m chí là mô ̣t tác phẩm cu ̣ thể thì đó đề u là hình thức hóa vâ ̣t chất sự tồn ta ̣i của truyền hình trong đời sống xã hô ̣i để truyền tải thông tin tới công chúng
Trang 12Tác giả mạnh dạn đề xuất khái niệm chương trình truyền hình thực tế:
“Chương trình t ruyền hình thực tế là các c hương trình đề cao tính trải nghiệm, miêu tả thực những tình huống, hoàn cảnh và sự kiện không hề sắp đặt trước trong kịch bản Nội dung các chương tri ̀nh chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ và hấp dẫn khán giả”
1.2 Sự xuất hiện truyền hình thực tế
1.2.1 Trên thế giơ ́ i
Truyền hình thực tế manh nha ra đ ời từ những năm 1940, bắt đầu bằng
chương trình truyền hình Candid Camera (Máy quay lén) của đạo diễn Mỹ Allen
Funt Chương trình này đã được giới chuyên gia gọi là “ông nội” của truyền hình
thực tế
Chương trình thường quay lén những người bình thường đang gặp những chuyện bất thường với mục đích gây cười Chương trình có thể quay c ảnh một người phụ nữ bị cốp xe bật tung lên đánh vào mặt do cốp xe bị hỏng Ngay sau khi quay lén xong, nhóm làm chương trình sẽ đến trực tiếp nạn nhân ngay tại hiện
trường và hô khẩu hiệu: “Cười lên nào, bạn đang tham gia Candid Camera!”
Candid Camera với kiểu quay lén này từng bị rất nhiều cá nhân hoặc tổ chức
kiện do vi phạm đời sống cá nhân Sau nhiều kiện tụng và người dân cảnh giác hơn
với những trò quay lén của Candid Camera, chương trình rơi vào tình trạng thiếu
tình huống Sau đó, chương trình đã tạo ra những tình huống gây cười khác dựa trên những câu chuyện thật nhưng đã được chỉnh sửa
Xét về góc độ chuyên môn, Candid Camera là một trong những chương trình đầu tiên đặt nền móng cho truyền hình thực tế Candid Camera đại diện cho truyền
Trang 13hình thực tế ở chỗ đưa những điều chân thực nh ất lên truyền hình Nhưng chương trình cũng đánh dấu cho trò quay lén và dối trá xuất hiện trên truyền hình
Cùng thời điểm Candid Camera là chương trình You Bet Your Life (Cá cược cuộc sống của bạn) của diễn viên hài Groucho Marx You Bet Your Life là chương
trình pha trộn giữa truyền hình thực tế và trò chơi truyền hình Với chương trình này những người tham gia được thông báo trên truyền hình về nhân thân của mình trước khi tham gia và phải trả lời trực tiếp, thật nhất những câu hỏi của Marx Không ít
những người sau khi tham gia You Bet Your Life với những câu trả lời chân thật trên
truyền hình đã phải nhận những hệ lụy không đáng có trong cuộc sống Bởi đơn giản như tên gọi của chương trình, khi tham gia tức người chơi đã tự đem cuộc sống của mình cá cược với truyền hình
Bước sang những năm 1950, chương trình Nightwatch (Gác đêm) ghi lại
hoạt động thường nhật của các sĩ quan cảnh sát thành phố Culver, California, đã mở thêm hướng đi mới cho truyền hình thực tế Loạt chương trình truyền hình thực tế
You Asked For It (Phát theo yêu cầu), trong đó người xem truyền hình bỏ phiếu
chọn những nội dung nhất định cũng là một phần của truyền hình thực tế hiện đại
Đến th ập niên 60, 70, các chương trình truyền hình bắt đầu có kịch bản rõ ràng hơn chứ không phải hoàn toàn thực tế, phụ thuộc vào người chơi nữa Các nhà sản xuất các chương trình truyền hình tin rằng một chương trình truyền hình thực tế với nhân vật chưa qua đào tạo nếu không có kịch bản hướng dẫn thì sẽ không thể hấp dẫn khán giả
Cuối những năm 1980, một chương trình truyền hình thực tế với mục đích
cung cấp thông tin gọi là Cops bắt đầu phát sóng Ở chương trình này, với máy quay
cầm tay, cảnh sát thực sự thực hiện nhiệm vụ của họ, cung cấp thông tin an ninh
cho khán giả Thành công của Cops (đến nay chương trình vẫn tồn tại) thúc đẩy các
nhà sản xuất khác tạo ra chương trình truyền hình thực tế với những đoạn phim được thực hiện bởi những người bình thường hoặc các hãng tin địa phương hay các máy quay giám sát của cảnh sát Chương trình truyền hình thực tế dưới hình thức như những đoạn phim tài liệu này phát triển khá phổ biến, nhất là ở những người trẻ
Trang 14tuổi tìm kiếm các nhà tài trợ cho dự án nào đó của mình Chính việc ra đời những chương trình như thế này đã kéo gần thể loại truyền hình thực tế và phim tài liệu
Bắt đầu những năm 1990, chương trình The Real World của kênh MTV đánh
dấu bước chuyển lớn trong sản xuất truyền hình thực tế Đó là mô hình chương trình truyền hình thực tế có kịch bản dựa trên những câu chuyện đang xảy ra
Với The Real World, nhà sản xuất sẽ chọn khoảng 20 người sống trong một
căn hộ tiện nghi và máy quay sẽ ghi lại mọi khoảnh khắc trong cuộc sống của họ với nhau Những cảnh trong phim sẽ được chỉnh sửa cẩn thận để tạo ra câu chuyện
trong từng tập phim Mô hình của chương trình The Real World đến nay được áp dụng trong rất nhiều chương trình truyền hình thực tế như America’s Next Top
Model Chương trình đã chứng minh rằng khán giả truyền hình có thể xem những
phản ứng của người tham gia không hề có trong kịch bản nhưng lại xuất hiện đúng hoàn cảnh của kịch bản
Bước sang những năm 2000, truyền hình thực tế bùng nổ với hàng loạt
chương trình lớn ra đời như Survivor (Người sống sót), American Idol (Thần tượng Mỹ), Top Model (Siêu mẫu), Dancing With The Stars (Khiêu vũ với sao), The
Apprentice (Người học việc), Fear Factor (Yếu tố sợ hãi) và Big Brother (Đại ca)
Trong số đó, phải kể tới những chương trình lớn với quy mô lan tỏa ra nhiều
quốc gia như Big Brother Bắt đầu ra mắt từ năm 1999 ở Hà Lan, Big Brother đầu
tiên được chiếu trên kênh truyền hình Veronica TV Hiện nay chương trình truy ền hình này đã xuất hiện ở 70 quốc gia khác nhau Trong chương trình này, cứ mỗi kỳ, một nhóm người lại được đưa ra ngôi nhà mang tên Big Brother House, nằm biệt lập với thế giới Mỗi người sẽ được nhà sản xuất chương trình giao các nhiệm vụ khác nhau Sau một khoảng thời gian, toàn bộ các thành viên sẽ bí mật chọn ra một
số người mà họ muốn loại đi Người nào nhận được nhiều phiếu loại nhất sẽ được công bố tên và rời khỏi cuộc chơi
Tương tự như Big Brother, Survivor là chương trình truyền hình được sản
xuất tại nhiều quốc gia trên thế giới Ra đời từ tháng 5/2000, (Người sống sót) được phát sóng thường xuyên trên kênh CBS vào các ngày cuối tuần Mỗi kỳ của Survivor, khoảng 16 - 20 người sẽ được lựa chọn tham gia Họ được đưa đến một
Trang 15địa điểm xa xôi, hoang vu và đóng vai những người đắm tàu còn sống sót Tất cả các thí sinh sẽ phải vận dụng mọi ưu điểm để trở thành người chiến thắng trong điều kiện hiểm nguy nhất
Kế thừa công thức của Real World trên kênh MTV nhưng thực chất Survivor
lại được nhập về từ một phiên bản của Thụy Điển Sự thành công nhanh chóng của chương trình tại Mỹ vượt xa sự mong đợi của nhà sản xuất và trở thành món ăn mới
lạ với khán giả mọi lứa tuổi Ở mùa thứ 13, Survivor đã thu hút tới 17.71 triệu người
xem
Thực tế, số tiền thưởng dành cho người thắng cuộc lên đến 1 triệu USD,
nhưng không hẳn vì phần thưởng này mà Survivor có nhiều người tham gia Có lẽ,
điều lớn nhất mà mỗi thí sinh nhận được sau những cảm xúc gay cấn, hồi hộp đến nghẹt thở của các cuộc tranh tài là bài học giá trị về gia đình, ứng xử xã hội thông qua những trải nghiệm thú vị Với tiêu chí của một cuộc chơi truyền hình sinh động,
giàu cảm xúc thì Survivor thâ ̣t xứng đáng được coi là một trong những chương trình
thực tế gây ảnh hưởng nhất trong thập niên qua
Khác với cách làm của hai chương trình trên , American Idol là một cuộc thi
tài trong lĩnh vực âm nhạc Mục tiêu của chương trình là phát hiện tài năng âm nha ̣c trên toàn nước Mỹ thông qua hàng loạt các cuộc tranh tài quy mô quốc gia Phát
sóng lần đầu tiên trên kênh truyền hình Fox từ năm 2002, American Idol đã trở
thành một trong những chương trình truy ền hình được ưa chuộng nhất tại Mỹ
American Idol hiện được phát sóng tới hơn 100 quốc gia ngoài Mỹ, các phiên bản
của chương trình cũng thành công ở khắp nơi trên thế giới
Nhìn vào thành công của các chương trình truyền hình thực tế , có thể thấy truyền hình thực tế đang là m ột xu hướng phổ biến và được đặc biệt ưa chuộng Hiện nay, hai series ăn khách nhất của truyền hình Mỹ là Survivor và American Idol dẫn đầu về tỉ lệ yêu thích Survivor dẫn đầu các đánh giá trong năm 2001-2002
trong khi American Idol dẫn đầu trong ba năm từ 2004-2007
Trang 16Giám khảo chương trình American Idol
Ngành truyền hình cũng đã tạo lập những kênh chuyên chiếu các chương trình truyền hình thực tế như Zone Reality (Anh) và Fox Reality (Mỹ)…Các hệ thống truyền hình như NBC, CBS, ABC và Fox có thể dự kiến làm từ 3 đến 4 chương trình truyền hình thực tế mỗi năm Trên thực tế , các chương trình nà y đã đem la ̣i nguồn lợi khổng lồ cho các nhà sản xuất và là đô ̣ng lực thúc đẩy ho ̣ không ngừng sáng ta ̣o các chương trình mới Nói về sự tồn tại của truyền hình thực tế, nhà
báo Sheila Marikar của kênh truyền hình ABC (Mỹ) đã nhâ ̣n đi ̣nh: “Tương lai của
những chương tri ̀nh truy ền hình thực tế vẫn còn đang gặm nhấm vinh quang trong thời hoàng kim của mình và khi cuộc sống ngày càng mang tính hưởng thụ hơn thì reality show sẽ không bao giờ chết.”
1.2.2 Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, có thể coi Truyền hình thực tế chính thức xuất h iê ̣n khi chương
trình Khởi nghiê ̣p của VTV3 lên sóng lần đầu tiên năm 2005 Khởi nghiệp được coi
là show t ruyền hình thực tế tiên phong , là cơ hội để các bạn trẻ trải nghiệ m những khó khăn , thách thức trong công việc Ngay lập tức, chương trình này đã thu hút
mô ̣t lượng lớn khán giả xem m ỗi tuần Tiếp đến mô ̣t loa ̣t các chương trình t ruyền
hình thực tế được sản xuất : Phụ nữ thế kỷ 21, Hành trình chinh phục đỉnh Everest ,
Hành trình kết nối trái tim , Vượt lên chính mình …Sự bão hòa của game shows l ại
chính là điều kiện để t ruyền hình thực tế khẳng đi ̣nh ưu thế của mình , đem đến mô ̣t luồng gió mới khiến khán giả có thể ngồi la ̣i lâu hơn trước máy thu hình , thay vì xem các chương trình đơn điê ̣u, lă ̣p đi lă ̣p la ̣i về ki ̣ch bản, khán giả có thể thấy được
Trang 17cuô ̣c sống hiê ̣n hữu sinh đô ̣ng trước mắt , được cùng khóc , cùng cười, cùng sẻ chia với cảm xúc của các nhân vật
Và hiện nay chính là thời điểm t ruyền hình thực tế bùng nổ ở Viê ̣t Nam , với số lươ ̣ng chương trình lớn , chiếm dung lượng đáng kể trong các khung giờ phát sóng và lôi cuốn trái tim hàng triệu khán giả hồi hộp theo dõi diễn biến của mỗi
chương trình Các cuộc thi : Người mẫu Viê ̣t Nam VietNam’s Next Top Model (VTV3), Hot V Model(RealTV), Tôi chưa tư ̀ ng (HTV7)…luôn là những chương
trình có sức “nóng” hiện nay với các bạn trẻ Các chương trình truyền hình thực tế
về du li ̣ch như S Viê ̣t Nam - Hương vị cuộc sống (VTV1), các chương trình có ý nghĩa xã hội như Vượt lên chính mình , Chuyến xe nhân ái , Bếp yêu thương …luôn
nhâ ̣n được sự ủng hô ̣ tinh thần và vâ ̣t chất nhiê ̣t tình của các nhà tài trợ và các khán giả Truyền hình thực tế góp phần làm sôi đô ̣ng thi ̣ trường truyền thông ở Viê ̣t Nam , khi mỗi chương trình phát sóng luôn có các diễn đàn chia sẻ cảm tưởng , phản hồi của khán giả Những tình cảm dù là yêu , ghét, ủng hộ hay phê phán đều nói lên sự quan tâm theo dõi của khán giả Không thể phủ nhâ ̣n viê ̣c t ruyền hình thực tế đã trở thành một món ăn hấp dẫn trong “thực đơn” giải trí của ng ười Việt
1.3 Tính hai mặt của truyền hi ̀nh thƣ̣c tế
1.3.1 Đặc điểm của truyền hình thực tế
Về hình thức, chương trình truyền hình thực tế có hình thức đa da ̣ng Đó có thể là một cuộc thi tài năng v ới nhiều vòng thi, chia thành nhiều tâ ̣p khác nhau Đó có thể là dạng phim tài liệu (Documentary) hoă ̣c là những cuô ̣c trò chuy ện về các chủ đề nổi bật trong cuộc sống (Talk show) Đó cũng có thể là các trải nghiê ̣m cuô ̣c sống mà mo ̣i khán giả đều có thể đăng ký tham gia Tổng thời lượng của mỗi chương trình t ruyền hình thực tế nhìn chung tương đối dài do được sản xuất thành nhiều tâ ̣p, nhiều mùa, tuy nhiên thời lượng mỗi tâ ̣p của chương trình la ̣i tương đối vừa phải, thường từ 30 đến 60 phút với những kết thúc bất ngờ , đầy ki ̣ch tính để
kích thích khán giả theo dõi các phần tiếp theo
Các nhà sản xuất truyền hình trên thế giới không ngừng sáng tạo để làm phong phú nô ̣i dung các ch ương trình t ruyền hình thực tế Có thể nói các chương trình truyền hình thực tế thực tế đã đề câ ̣p đến rất nhiều lĩnh vực trong đời sống xã
Trang 18hô ̣i Từ các lĩnh vực “hấp dẫn” của giải trí như ca hát , thời trang, thể thao, ẩm thực đến các lĩnh vực được cho là “khô khan” như chính trị , kinh tế…Dườ ng như nô ̣i dung của t ruyền hình thực tế chưa bao giờ ca ̣n kiê ̣t Khán giả còn chưa kịp thoát khỏi sự lôi cuốn của chương trình này, đã bi ̣ kích thích trí tò mò và không cưỡng lại sự hấp dẫn của chương trình khác Điều này làm cho thực đơn giải trí của khán giả trở nên đa da ̣ng, phong phú hơn Và cũng chính sự xuất hiê ̣n hàng loa ̣t chương trình truyền hình thực tế mở ra nhiều cơ hô ̣i cho những người tham gia để ho ̣ thể hiê ̣n bản thân, khẳng đi ̣nh tài năng, bản lĩnh của mình
Để sản xuất chương trình truyền hình cần kết hợ p hàng loa ̣t các yếu tố : vấn
đề thể loại , vấn đề kinh tế và đă ̣c biê ̣t là yếu tố t ổ chức sản xuất Là loại hình báo chí kết hợp nhuần nhuyễn việc phản ảnh thực tế bằng các biện pháp nghệ thuật , truyền hình đòi hỏi phải người thực hiê ̣n phải có nhiều kinh nghiê ̣m và trình đô ̣ chuyên môn cao
Trên thế giới, mỗi chương trình truyền hình thực tế có mô ̣t phương thức thực hiện khác nhau Chương trình truyền hình thực tế có thể đươ ̣c quay trước , biên tâ ̣p, chỉnh sửa và phát sóng hoặc có thể truyền hình trực tiếp Nghĩa là có hai dạng chính
là băng từ và trực tiếp Nhưng dù thực hiê ̣n theo hình thức nào thì quá t rình sản xuất chương trình t ruyền hình thực tế trên thế giới có mô ̣t vài điểm nổi bâ ̣t chung như sau:
+ Tính tập thể trong quá trình sản xuất chương trình
Để tạo nên một chương trình truyền hình luôn đòi hỏi sự công phu hơn sản phẩm của các loại hình báo chí khác “ Đó là đứa con tinh thần của cả một tập thể đạo diễn, biên kịch, biên tập và những người làm kỹ thuật” [19, tr.13]
Cũng giống như các sản phẩm khác củ a truyền hình , chương trình t ruyền hình thực tế là sản phẩm được hình thành từ nhiều yếu tố , được làm ra từ nhiều người và qua nhiều công đoa ̣n khác nhau Do đó, tính tập thể trong quá trình sản xuất chương trình là mô ̣t điều bắt buô ̣c , nhất là những chương trình “dài hơi” , được đầu tư công phu thì số lượng người trong êkip thực hiê ̣n la ̣i c àng lớn Mô ̣t chương trình truyền hình thực tế trên thế giới có êkip thực hiê ̣n lên tới vài trăm người cùng với đông đảo cô ̣ng tác viên ở nhiều nước khác nhau Mỗi êkip sản xuất đòi hỏi khả
Trang 19năng kết hơ ̣p cao hơn do chương trình t ruyền hình thực tế không có ki ̣ch bản cố
đi ̣nh để mo ̣i người làm theo Do đó, mỗi người trong êkip đều phải phát huy tối đa tính sáng tạo để chương trình hấp dẫn nhất
+ Xã hội hóa sản xuất chương trình
Xã hội hóa việc sản xuất chương trình truyền hình là huy đô ̣ng các nguồn lực từ các tổ chức, đơn vi ̣, cá nhân để sản xuất các chương trình truyền hình
Trên thế giới , có thể thấy rất nhiều chương trình truyền hình thực tế được thực hiê ̣n theo hình thứ c xã hô ̣i hóa Nhiều chương trình được sản xuất bởi các cá nhân, tổ chức sau đó bán la ̣i cho đài truyền hình Do đó khi nhắc đến chương trình người ta nghĩ ngay đến những tên tuổi đã sáng ta ̣o ra chương trình Ví dụ như cuộc
thi tìm kiếm người mẫu Top Model của siêu mẫu Tyra Banks , chương trình Keeping
Up With The Kardashians của gia đình Kim Kardashians…Nhiều chương trình
đươ ̣c mua bán , trao đổi và được liên kết thực hiê ̣n giữa nhiều đài truyền hình của nhiều quốc gia khác nhau
+ Chi phí sản xuất chương trình khổng lồ
Để thu hút khán giả , các nhà sản xuất chương trình t ruyền hình thực tế trên thế giới đã có những khoản đầu tư khổng lồ Những khoản đầu tư này phần nào thể hiê ̣n tiềm lực kinh tế hùng ma ̣nh của nhà sản xuất và bước đầu khiến công chúng kỳ vọng vào một chương trình được đầu tư tầm cỡ
Liên tục đứng ngôi đầu bảng trong danh sách những chương trình truyền hình thực tế tìm kiếm tài năng ca hát hàng đầu nước Mỹ, tuy nhiên, để không rơi vào tình trạng khiến khán giả nhàm chán khi đã bư ớc qua tuổi thứ 12, cũng như
tránh bị các chương trình m ới nổi như The Voice, X-Factor vượt mặt American
Idol vẫn dành số tiền đầu tư khổng lồ cho những “chiêu trò” mới
Đầu tư đầu tiên nhà sản xuất đã dành cho địa điểm diễn ra chương trình Trong 2-3 mùa gần đây, nhà sản xuất đã đầu tư để toàn bộ sân khấu đặt tại những nơi có địa thế đặc biệt Tiếp theo là sự đầu tư cho ban giám khảo Tại mùa 9, các thí sinh đến thử giọng thích thú khi trước mặt họ là cả một khung cảnh thành phố nhìn
từ trên cao, với địa điểm tổ chức là trên tầng cao nhất của một khách sạn thuộc hàng sang trọng hàng đầu của thành phố này
Trang 20Không kể đến chi phí hàng triệu đô la để trả cho dàn giám khảo danh tiếng, chỉ tính đến việc đầu tư cho dàn phương tiện đưa đón những ngôi sao này cũng ngốn không ít tiền của nhà sản xuất, bởi không chỉ sử dụng những chiếc xe limo
sang trọng, giám khảo của American Idol còn đến địa điểm thi bằng máy bay trực
thăng Và sự đầu tư xa xỉ cho người tham gia chương trình Bắt đầu từ 3 mùa gần đây nhất, dàn thì sinh bước vào vòng chung kết của chương trình cũng được đối đãi như các ông hoàng bà chúa khi vào ở trong “ngôi nhà chung” có giá trị… hàng chục triệu đô la Mỹ
Năm 2011, top 13 đã không thể tin vào mắt mình khi được thông báo sẽ dọn đến ở tại căn biệt thự rộng 15 ngàn mét vuông được xây dựng tại một trong những khu vực đắt đỏ nhất nước Mỹ là Bel Air, California Năm 2012, top 9 cũng được vào ở tại một căn biệt thự đặt trên ngọn đồi Hollywood Ngoài những phòng thiết yếu, biệt thự này còn được trang bị đầy đủ để người tham gia có cuộc sống tiện nghi nhất
Được tài trợ bởi nhãn hiệu xe Ford, các thí sinh của American Idol cũng nhận
được nhiều quyền lợi đáng kể, trong đó phải kể đến việc họ được góp mặt trong các mẫu quảng cáo được thực hiện hằng tuần với chi phí không hề khiêm tốn Top 2 cuối cùng cũng được hãng này tặng riêng hẳn một chiếc xe hơi đời mới nhất Tất nhiên, điều giá trị nhất là họ nhận được là những hợp đồng ghi âm trị giá hàng triệu
đô la và trở thành thần tượng của hàng triệu khán giả
Lần đầu đến với nước Mỹ, X-Factor cũng đã được hứa hẹn là một trong
những chương trình truyền hình đắt giá nhất từng được thực hiện, khi mỗi tập được ước đoán có giá 3,5 triệu đô la, theo lời của nhà sản xuất Simon Cowell
Giành liên tiếp 8 giải Emmy danh giá cho "Chương trình truyền hình thực tế
xuất sắc" là minh chứng rõ ràng nhất cho những gì mà chương trình The Amazing
Race đã làm được
The Amazing Race đã thực hiện 20 mùa liên tiếp , cũng đồng nghĩa với việc cả ê-kíp đã đi qua hàng chục quốc gia khác nhau trên toàn thế giới Ở mỗi nơi, số tiền đầu tư để thực hiện cho mỗi cảnh quay có lẽ không thể đếm được một sớm một chiều, vì chỉ kể đến chi phí để các đội chơi di chuyển cũng lên đến con số hàng triệu
đô la Từ những thử thách về lòng mạo hiểm, tính kiên nhẫn, sự dẻo dai đến những
Trang 21thách đố tưởng chừng vô hại như nhảy múa, ăn uống cũng tiêu tốn mô ̣t số tiền không nhỏ của nhà sản xuất…
Tháng 9 năm nay, khi mùa 21 lên sóng, 10 đội chơi sẽ tiếp tục chuyến hành trình dài 250 ngàn dặm, trải dài qua 9 quốc gia để giành giải thưởng lớn lên tới 2 triệu đô la Đây cũng là số tiền thưởng kỷ lục cho người chiến thắng của một chương trình truyền hình thực tế
Nếu so với 2 dạng truyền hình thực tế nói trên, chương trình tìm kiếm tài
năng ẩm thực như Masterchef dĩ nhiên không thể so sánh về mức độ công phu Tuy
nhiên, nhà sản xuất cũng có những “chiêu trò” của riêng mình để thu hút người xem
Mùa 2 của Masterchef phiên bản Mỹ, các thí sinh được đưa ra thử thách phải
nấu ăn vớ i những nguyên liê ̣u c ực kỳ quý hiếm, có giá lên đến 500 USD cho một mẫu nhỏ Ở mùa 3, quân đội Mỹ cũng đã được mời đến để trở thành khách mời cho thử thách đồng đội… Tương tự, hàng trăm tài xế xe tải cũng từng được trở thành giám khảo cho các phần thi này
Chương trình tìm kiếm tài năng ẩm thực của Úc cũng không hề thua kém
Mùa thứ 2 diễn ra năm 2010, dàn các thí sinh xuất sắc cuối cùng được sang Anh để tiếp tục cuộc đua Thậm chí, thủ tướng Úc cũng đã xuất hiện với tư cách khách mời trong cuộc thi Chưa kể, địa điểm quay hình cũng được thiết kế như một nhà hàng đẳng cấp với đầy đủ dàn bếp, phòng nguyên liệu, phòng gia vị, khu vực phục vụ khách… chắc chắn đã ngốn không ít tiền của đơn vị sản xuất
Vào thời điểm hiện tại, có lẽ không có chương trình truyền hình thực tế nào lại dửng dưng trước việc bỏ thêm tiền đầu tư Với những cuộc đua đã có thâm niên, càng không có sự thờ ơ ở đây bởi xung quanh họ đang có quá nhiều đối thủ mới nổi lên Và với những chương trình mới, việc đầu tư hoành tráng cũng là cách để họ thu hút thêm sự quan tâm của khán giả
Tuy nhiên, xét cho cùng, điều người xem muốn có khi tìm đến những chương trình thực tế là có được những trải nghiê ̣m thú vi ̣ Rõ ràng, không ai muốn phải xem hàng loạt chiêu trò được đầu tư với con số khủng, khi chất lượng chương trình lại không tương xứng Do vâ ̣y , nhiều chương trình được sản xuất công p hu,
Trang 22tốn kém nhưng cuối cùng , ấn tượng với khán g iả chỉ là sự xa hoa , lãng phí và vô tình quá đề cao cuộc sống vật chất
1.3.2 Tác động hai mặt cu ̉ a truyền hình thực tế
1.3.2.1 Đáp ứng tốt nhu cầu giải trí của khán giả
Về cơ bản , các chương trình truyền hình thực tế trên thế giới đã đáp ứng đươ ̣c nhu cầu thư giã n của khán giả và thực hiê ̣n tốt chức năng giải trí của mình đồng thời làm phong phú đời sống tinh thần cho công chúng Các nhân vật trong các chương trình truyền hình thực tế đã nhân cách hóa một lối sống , một lối suy nghĩ nhất định , trở thành những khuôn mẫu của các giá tri ̣ đa ̣o đức và hành vi ứng xử xã hô ̣i Không chỉ làm tốt chức năng giải trí , các chương trình t ruyền hình thực tế, đă ̣c biê ̣t là các cuô ̣c thi còn giúp khán giả có nh iều trải nghiê ̣m mới mẻ , kích thích khả năng học hỏi , rèn luyện vượt qua những khó khăn , thử thách trong cuô ̣c sống để ngày càng hoàn thiê ̣n mình hơn
1.3.2.2 Đem lại doanh thu lớn và sự nổi tiếng nhanh chóng
Theo thống kê của tạp chí Forbes, nhà sản xuất Simon Cowel đã kiếm được
hơn 90 triệu USD từ các chương trình truyền hình thực tế American Idol và X
Factor Donald Trump kiếm được 3 triệu USD trong mỗi tập chương trình Tập việc
trên kênh NBC Đó là minh chứng cho lợi nhuận khổng lồ mà truyền hình thực tế đem lại cho các nhà sản xuất
Truyền hình thực tế trên thế giới đã đem đến mô ̣t cuô ̣c sống nổi tiếng cho rất nhiều người tham gia chương trình Có rất nhiều người chỉ sau một lần tham gia chương trình truyề n hình thực tế đã nổi danh trên toàn thế giới , phút chốc có tất cả tiền ba ̣c , danh vo ̣ng , mô ̣t tương lai với nhiều cơ hô ̣i phát triển Giải thưởng lớn không hẳn là thứ có giá tri ̣ duy nhất trong chương trình , mà sự xuất hiệ n trong các chương trình truyền hình thực tế còn là bê ̣ phóng giúp những người tham gia thành công trong nhiều lĩnh vực khác
Kim Kardashian được xem là một điển hình thành công khi đi theo nghề của một sao truyền hình thực tế Ngôi sao 29 tuổi bắt đầu trở thành cái tên đắt giá trên truyền hình dành cho các bà nội trợ vào năm 2007, khi tham gia vào chương trình
Keeping Up With The Kardashians Ngay từ khi xuất hiện Kim đã nổi tiếng với
Trang 23hình dáng và phong cách đầy quyến rũ, gợi cảm Và cô gái này đã biết sử dụng ngay lợi thế này để tạo thành thương hiệu cho mình
Kim liên tiếp cho ra mắt các DVD về phong cách, chế độ ăn uống và những lời khuyên về sắc đẹp của chính bản thân mình Người đẹp này còn mở một trang web bán giày qua mạng, cùng chị và em mở một cửa hàng quần áo, tạo ra một dòng thời trang và dòng mỹ phẩm chăm sóc da Kim là người khá nhanh nhạy trong thương trường và đã tìm được cơ hội kinh doanh từ sân chơi của chương trình truyền hình thực tế Theo xếp hạng của báo chí Mỹ năm 2010, Kim Kardashian là Ngôi sao truyền hình thực tế đắt giá nhất Cô nhận được 6 triệu USD từ vai diễn trong show thực tế và từ các hoạt động quảng cáo Kim Kardashian được báo chí khen ngợi là ngôi sao truyền hình thực tế chăm chỉ nhất và mo ̣i hoa ̣t đô ̣ng c ủa cô đều trở thành đề tài nóng bỏng của báo chí
Một người nữa cũng có được thành công từ chương trình truyền hình thực tế
là nhà thiết kế 22 tuổi Christian Siriano Sau khi chiến thắng tại cuộc thi thiết kế thời trang, Siriano nhanh chóng bắt tay vào bộ thiết kế đầu tay từ số tiền thưởng 100.000 USD Chỉ trong vòng hai năm, Siriano đã xuất hiện nhiều lần tại tuần lễ thời trang New York danh giá và thiết kế dòng sản phẩm giày dép, túi xách cho Payless, dòng mỹ phẩm cho Victoria’s Secret và quần áo cho Puma
Jillian Michaels cũng được xem là người khá nhanh nhạy trong việc sử dụng các show truyền hình thực tế để kiếm tiền Cô là huấn luyện viên trong chương trình
rèn luyện giảm cân cho những người béo của NBC, The Biggest Loser Ngay từ khi
chương trình đầu tiên lên sóng, Michaels đã nhanh chóng cho ra mắt các sản phẩm
hỗ trợ giảm cân Năm 2008, huấn luyện viên thể hình này đã sáng lập ra một kênh phát thanh riêng để quảng bá sản phẩm làm đẹp của mình Khoản tiền cô thu được
từ việc bán những sản phẩm trên đã tăng từ 20 triệu USD đến 100 triệu USD chỉ trong vòng hai năm
Tuy vâ ̣y , không phải ngôi sao thực tế nào cũng chăm chỉ, cần mẫn tạo danh tiếng cho mình sau khi tham gia chương trình truyền hình thực tế Rất nhiều những chàng trai, cô gái trẻ khi đã bị sự hào nhoáng của thành công làm mờ mắt và học đòi theo lối sống xa xỉ, hưởng thu ̣ Nhiều người thành công từ các chương trình truyền
Trang 24hình thực tế đã có một cơ hội khá tốt trong cuộc sống nhưng lại không biết tận dụng nó Để cuối cùng họ phải nhận lấy những kết cục thảm ha ̣i Và đó chính là cái giá
mà những ngôi sao này phải trả
1.3.2.3 Chiếm thơ ̀ i gian lớn và ảnh hưởng lối sống khán giả
Ở những nước có truyền hình thương mại phát triển thì các cơ quan nhà nướ c cấp phép hoa ̣t đô ̣ng phát sóng đề ra mô ̣t loa ̣t điều kiê ̣n khắt khe cho các đài truyền hình trong đó có các đều kiện liên quan đến nội dung phát sóng Cũng giống như các chương trình tru yền hình khác, chương trình truyền hình thực tế không chỉ thỏa mãn nhu cầu giải trí của công chúng mà còn cung cấp thông tin và phát triển công chúng về phương diện tinh thần
Tuy nhiên với dung lượng tương đối dài , lại được sản xuất thành nhiều tập , nhiều mùa với nhiều diễn biến, tình tiết ly kỳ, hấp dẫn, truyền hình thực tế đã lấy đi
mô ̣t lượng thời gian lớn của khán giả và vô tình ảnh hưởng đến nhiều hoa ̣t đô ̣ ng trong cuô ̣c sống của ho ̣ Không chỉ mất nhiều thời gian để theo dõi các chương trình, khán giả còn bị cuốn theo cuộc chiến tin nhắn bình chọn , dự đoán kết qủa , mất thời gian tham gia các diễn đàn , bảo vệ các ý kiến của mình về chương trình, trong khi sự bảo vê ̣ ấy đâu có nghĩa lý gì khi mọi chuyện gần như đã được sắp đă ̣t
Truyền hình thực tế đã có ảnh hưởng rất lớn đến giới trẻ, đă ̣c biê ̣t là nữ giới vốn nha ̣y cảm, dễ tin và làm theo các hình mẫu chương trình ta ̣o ra Các cô gái trẻ ở
Mỹ thường xuyên theo dõi chương trình truyền hình thực tế và xem những nhân vật của chương trình như người cầm lái cho cu ộc sống của mình Các nhà nghiên cứu ở
Mỹ đã ti ến hành khảo sát mức đ ộ ảnh hưởng của t ruyền hình thực tế tới cuô ̣c sống của hơn 1000 cô gái tuổi từ 11 đến 17 Kết quả cho thấy hầu hết các cô gái đều nghĩ truyền hình thực tế là “thực tế” và không có kịch bản Do đó , vớ i các cô gái trẻ , truyền hình thực tế đáng tin c ậy Mỗi tuần, các cô gái này m ất khoảng 12 giờ để xem truyền hình thực tế Con số này đôi khi nhi ều hơn thời gian để làm bài tập ở nhà, trò chuyện với bạn bè hoặc hoàn thành công việc ngoại khóa…
Mặt tích cực của ảnh hưởng này là phần lớn khán giả khi xem truy ền hình thực tế đều thấy mình trưởng thành, thông minh, hài hước Họ muốn lãnh đạo và thấy mình luôn là trung tâm vấn đề Tuy nhiên không ít các chương trình la ̣i ta ̣o nên
Trang 25những hình mẫu không tốt cho khán giả , cổ vũ lối sống hưởng thu ̣, ganh đua và tìm mọi thủ đoạn để thành ngườ i nổi bâ ̣t nhất Đây cũng là mô ̣t trong những lý do lớn nhất mà nhiều bâ ̣c phu ̣ huynh lo ngại khi con em họ theo dõi truyền hình thực tế
1.3.2.4 Nhà sản xuất có nhiều chiêu trò
Về cơ bản , các nhà sản xuất có thể chỉnh sửa, biên tâ ̣p chương trình t ruyền hình thực tế trước khi phát sóng để có thể tăng ki ̣ch tính cho chương trình , thu hút khán giả hơn
Để tăng c ảm xúc cho người xem, các nhà sản xuất chương trình truy ền hình thực tế đã không ng ần ngại chọn những người có tâm lý không ổn định, dễ xúc động tham gia chương trình Và khi khán giả cảm thấy thích thú và hấp dẫn khi chứng kiến những thí sinh khóc lóc, đau khổ, những người trong cuộc lại phải chịu nhiều áp lực để chống chọi với những lời dèm pha và xét nét của thiên hạ, đó là lúc
tỷ lệ người xem chương trình không ngừng tăng lên
Tác động xấu này có thể kể đến các phiên bản cuộc thi tìm kiếm tài năng Got
Talent
Got Talent là chương trình truyền hình thực tế xuất hiện tại Anh lần đầu tiên
vào tháng 6/2007, do công ty của nhà sản xuất Simon Cowell kết hợp với kênh ITV
thực hiện Britain’s Got Talent là một trong những chương trình thành công nhất tại
Anh với tỷ lệ người xem các đêm chung kết từ 15 đến 20 triệu người Bản quyền chương trình đã được bán cho 41 quốc gia, trong đó châu Á có Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam…
Sau những mùa đầu thành công vang dội, các phiên bản Got Talent ngày
càng bị chỉ trích vì những yếu tố dàn xếp, lừa dối ở hậu trường Tai tiếng và những vụ việc gây tranh cãi xuất hiện ồn ào tại mọi cuộc thi Tìm kiếm tài năng Người ta thậm chí còn thống kê được những chiêu trò mà các nhà sản xuất sử dụng để lôi kéo
sự chú ý của khán giả, tăng rating nhằm thu về doanh thu quảng cáo khổng lồ Trong cuộc chơi này, nạn nhân đầu tiên của họ là thí sinh - những người hoặc cố sống cố chết để được nổi tiếng hoặc bất đắc dĩ trở thành con rối trong tay những kẻ thích bày trò
Trang 26Các nhà sản xuất Got Talent không bao giờ bỏ qua cơ hội tạo ra những bi
kịch truyền hình để lấy nước mắt người xem Họ thêu dệt những câu chuyện cổ tích, những phiên bản Lọ Lem kịch tính và sống động như thật
Choi Sung Bong, thí sinh 22 tuổi người Hàn Quốc từng nổi tiếng khắp thế giới bởi hai yếu tố: hát hay và mồ côi Giọng hát điêu luyện của Sung Bong là điều khó có thể phủ nhận, nhưng nó sẽ không đủ sức gây sóng gió nếu không đính kèm với bản khai sướt mướt về tuổi thơ mồ côi và thất học, chưa từ ng qua trường lớp về
âm nha ̣c Tuy nhiên, sau đó báo chí phát hiện, anh từng tốt nghiệp một trường đào tạo nghệ thuật chứ không hoàn toàn ngoại đạo Chi tiết này đã bị truyền hình cắt bỏ, nhằm bi kịch hóa câu chuyện của Sung Bong
Tương tự, Paul Potts - quán quân Britain’s Got Talent mùa đầu tiên - từng
khai là nhân viên làm việc cho một cửa hàng điện thoại và chưa từng làm gì liên quan đến âm nhạc Nhưng thực tế, Paul đã tham gia một buổi hòa nhạc opera và hợp tác với một số hãng sản xuất opera trước khi dự thi
Riêng China’s Got Talent có một trường hợp đặc biệt về chàng trai cụt tay
chơi piano bằng chân - Lưu Vĩ Chiến thắng của Lưu Vĩ tại mùa thi năm 2010 được
đánh giá là xứng đáng Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng China's Got Talent đã
lợi dụng hoàn cảnh của thí sinh để thu hút người xem và tăng quảng cáo Người tàn tật cũng cần thể hiện tài năng, nhưng không phải trên các cuộc thi truyền hình để trở thành con mồi cho người ta trục lợi Như thế vừa không công bằng cho họ, vừa
không công bằng cho những người bình thường khác
Nếu không có tình tiết xúc động để bi kịch hóa, các thầy phù thủy của những
chương trình tìm kiếm tài năng sẽ lố bịch hóa người chơi để mua vui cho khán giả
Tất nhiên, họ làm những điều đó một cách có nghệ thuật
Susan Boyle, người Scotland, Á quân Britain’s Got Talent mùa thứ ba, sở
hữu giọng ca ngọt ngào để chinh phục những tai nghe khó tính nhất Nhưng hiện tượng Susan Boyle sẽ không quá gây tò mò nếu nhà tổ chức không khéo léo hướng báo chí khai thác những thông tin cá nhân như “50 tuổi, thiếu nhan sắc, còn là trinh
nữ và chưa từng hôn” Các nhà văn hóa cho rằng, không phải ai cũng hạnh phúc khi
Trang 27bị phơi bày vấn đề cá nhân, trừ khi họ buộc phải chịu đựng để đổi lấy một điều gì đó, như là danh tiếng
Susan Boyle, á quân Britain’s Got Talent
Ngoài việc bi kịch hóa và lố bịch hóa người chơi, các nhà sản xuất Got
Talent còn có hàng loạt chiêu trò khác để thu hút khán giả Tự tung scandal đã trở
thành bí quyết hàng đầu làm nên thành công của mỗi phiên bản Tìm kiếm tài năng
Trong đó, phổ biến nhất là những tin đồn thiên vị thí sinh, lộ kết quả chung cuộc…
Những nhà tổ chức lành nghề không gặp khó khăn gì để tạo nên những động thái cho thấy một thi sính nọ được ưu ái hơn các thí sinh kia Chỉ cần như thế, báo chí sẽ săn đón từng mẩu tin, người nhà thí sinh sẽ tham chiến, khán giả sẽ tò mò Còn nhà sản xuất ung dung ngồi chứng kiến tỷ suất người xem chương trình cao vụt lên theo từng số Điều tương tự xảy ra với kịch bản lộ kết quả cuộc thi Nếu được hỏi đến, họ sẽ trả lời mập mờ Còn khán giả, muốn biết thực hư, không còn cách nào khác là phải chăm chú theo dõi những diễn biến mới của chương trình
Sau Got Talent, có thể thấy các phiên bản Next Top Model của Tyra Banks
có ảnh hưởng không nhỏ trên toàn thế giới Sự thành công của chương trình là không thể phủ nhận, tuy nhiên đây là là chương trình nổi tiếng với nhiều chiêu trò kích thích tri tò mò của khán giả
Công việc của người mẫu có lúc đòi hỏi phải chụp ảnh khoả thân Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một cuộc thi người mẫu chiếu trên truyền hình thì những hình ảnh như thế này không thật cần thiết, thậm chí có thể khiến khán giả nghĩ
rằng đây là một chiêu câu khách rẻ tiền Mặc dù vậy, cuộc thi America’s Next Top
Trang 28Model vẫn liên tục tổ chức những buổi chụp hình trong đó các thí sinh phải cởi bỏ
hoàn toàn quần áo để đứng trước ống kính
Cuộc thi nào cũng có người thắng kẻ thua, nhưng kết quả cuối cùng không phải lúc nào cũng làm hài lòng số đông Và liên quan đến kết qủa cuộc thi là vô vàn những chiêu thức để nhà sản xuất gây chú ý
Trong mùa thứ 9 của America’s Next Top Model, người chiến thắng là thí
sinh Saleisha Stowers đã gây ra nhiều phản ứng Một số ý kiến cho rằng cô gái này không đủ tiêu chuẩn để dự thi, bởi cô đã là một người mẫu chuyên nghiệp xuất hiện trong một số quảng cáo và chương trình truyền hình Đặc biệt, nhiều người còn nghi ngờ giám khảo Tyra Banks đã thiên vị cô gái này, bởi trước khi tham gia cuộc thi, Saleisha đã từng cộng tác với Tyra
Tại cuộc thi Australia's Next Top Model mùa thứ 6, trong đêm chung
kết được truyền hình trực tiếp, một tình huống nực cười đã xảy ra Giám khảo chính của cuộc thi ban đầu đã tuyên bố người chiến thắng là Kelsey, nhưng chỉ vài phút sau lại đính chính rằng Amanda mới là người chiến thắng, giữa lúc Kelsey đang xúc động phát biểu
Mới đây nhất, mùa America’s Next Top Model lần thứ 17 cũng xảy ra một sự
cố lớn về ngôi vị dẫn đầu Sau khi đêm chung kết đã được ghi hình và giải thưởng đã được trao, bất ngờ có thông tin một trong ba thí sinh tham gia đêm chung kết là Angelea Preston bị loại và ban giám khảo phải tổ chức ghi hình lại một buổi chung kết mới, trao giải nhất cho Lisa D'Amato Có tin đồn cho rằng Angelea Preston mới là người chiến thắng ban đầu nhưng cô đã tiết lộ bí mật này lên Facebook trước khi buổi phát sóng đêm chung kết nên mới bị loại
America’s Next Top Model mùa thứ 14 đã khiến khán giả phải chú ý ngay từ
vòng sơ tuyển với thí sinh Ann Ward Cao tới 1m88 nhưng thí sinh này có thân hình gày gò và vòng eo nhỏ tới khó tin Ann liên tục gây ấn tượng cho ban giám khảo và
cuối cùng đã được đăng quang ngôi vị America’s Next Top Model lần đó
Tuy nhiên điều này đã khiến một số ý kiến lên tiếng chỉ trích chương trình bởi đã tạo ra một hình mẫu không mấy lành mạnh cho các cô gái trẻ Trong tình trạng có ngày một nhiều những trường hợp chết vì biếng ăn, đặc biệt trong giới
Trang 29người mẫu, thì việc ban tổ chức trao gi ải nhất cho một cô gái có thân hình như Ann có thể khiến giới trẻ cho rằng có một thân hình gày gò như vậy là tuyê ̣t vời nhất
Mă ̣c dù bi ̣ chỉ trích rất nhiêu nhưng các nhà sản xuất truy ền hình thực tế biện minh rằng, trong thời đại nghe nhìn, bất cứ chương trình phát sóng nào cũng cần tạo sức hấp dẫn để tồn tại Họ gọi những chiêu trò của mình là "bí quyết" và cố gắng tạo ra các bí quyết trong khuôn khổ của pháp luật và đạo đức Họ khẳng định trên thực tế, những chương trình của ho ̣ thỏa mãn khán giả nhiều hơn là đem la ̣i sự khó chi ̣u
1.3.2.5 Tạo ra những bi kịch làm đảo lộn cuộc sống của những người tham gia
Ai cũng hiểu và nhìn thấy được sức hút mới mẻ và hấp dẫn mà các chương trình truyền hình thực tế đã mang lại cho khán giả truyền hình khắp thế giới trong vài thập kỷ gần đây Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều hạnh phúc khi có không ít số phận bị đánh cắp vì theo đuổi những ước mơ hão huyền hoặc gặp nguy
hiểm đến tính mạng từ những thử thách ngiệt ngã của chương trình
Năm 1997, Sinisa Savija đã được xác minh là tự tử khi bất ngờ nhảy ra khỏi đoàn tàu đang di chuyển với tốc độ cao tại Norrkoping, Thuy Điển Người này là một thí sinh của chương trình Expedition: Robinson, và ông vừa là thí sinh bị loại
khỏi cuộc chơi đầu tiên cách đó một tháng
Sinisa là mô ̣t người di cư t ừ Bosnia đến Thụy Điển Khi trông thấy một mẫu quảng cáo tuyển người chơi cho một chương trình truyền hình mới ông đã không ngần ngại đăng ký, với mong muốn “khẳng định những gì thuộc về bản thân” Không may, Sinisa không những không đạt được mục tiêu đó, mà còn bị các thí sinh khác xa lánh vì giọng nói không chuẩn, cũng như quá yếu kém để vượt qua được những thử thách của cuộc thi Vợ Sinisa đã lê n tiếng tố cáo chương trình đã gây ra cái chết của chồng Theo cáo buộc của bà, những gì mà Sinisa phải trải qua trong cuộc thi khiến ông có cảm giác là người xấu và không tìm được ý nghĩa của
cuộc sống
Deleese Williams, đến từ bang Texas đau khổ vì luôn bị trêu chọc là quá xấu
xí, và một bác sĩ đến từ chương trình truyền hình thực tế Extreme makeover trên
kênh ABC đã hứa hẹn sẽ mang lại cho Deleese một nụ cười tuyệt đẹp Chương trình
Trang 30đã điều khiển Kellie, em gái của Deleese buông lời xúc phạm ngoại hình của chị nhằm tăng ki ̣ch tính cho chương trình Nhưng ngay trước khi Deleese bắt đầu bước vào quá trình giải phẫu, nhà sản xuất đột ngột thông báo họ sẽ hủy chương trình vì không phù hợp với mục tiêu mà họ hướng đến Deleese được trả về nhà, nhưng sau đó, em gái của cô - Kellie đã quẫn trí tự vẫn vì hối hận về những điều đã nói về chị
gái của mình khi chuẩn bị tham gia chương trình
Trong buổi công bố ra mắt chương trình truyền hình thực tế mới mang
tên Khatron Ke Khiladi của Ấn Độ, một người đàn ông tên Anjar Khan đã được
chọn để tham gia vào một thử thách, mà trong đó, người chơi được thách đố phải đứng dưới nước trong một bể kính khổng lồ càng lâu càng tốt Khi Khan thực hiện thử thách của mình được vài phút, ban tổ chức nhận ra có điều gì đó không ổn và ngay lập tức, anh được kéo ra Tuy nhiên, sau khi cố gắng tự di chuyển được vài bước, Khan ngã gục rồi được đưa vào bệnh viện gần đó Lúc này, nhịp tim và huyết áp của anh đã rơi vào trạng thái cực kỳ nguy hiểm Rất may, Khan đã được các bác
sĩ cứu sống, nhưng phải sử dụng đến máy hô hấp
Sau đó, dư luận càng thêm giận dữ khi biết được ban tổ chức không hề sắp xếp bác sĩ ho ặc đội cứu hộ tại nơi xảy ra vụ tai nạn Thâm chí, chương trình được diễn ra mà không có bất cứ một giấy phép nào Các thành viên trong ban tổ chức chương trình truyền hình này ngay sau đó đã bị bắt giữ để điều tra về tội cố tình gây
nguy hiểm cho người khác
Năm 2008, khi tham gia chương trình Wife swap, Simon Foster được tìm thấy đã chết tại Brighton vì sử dụng thuốc quá liều Theo kịch bản cuộc chơi, Simon
và vợ là Jane, vốn là một người lưỡng tính đều đồng ý có bạn gái sống chung Sau
khi chương trình được phát sóng vào tháng 10, hình ảnh Simon được phơi bày trên nhiều tờ báo lá cải ở Anh, trở thành trò cười cho công chúng Và khi người vợ quyết định ly dị và mang 2 con đến sống hẳn với người đàn bà lưỡng tính, Simon bị trầm cảm nặng, trở nên nghiện ngập rượu, mất việc làm và trở thành người vô gia cư Và ông đã quyết định tự sát Rõ ràng, chương trình đã đẩy nhân vâ ̣t của mình v ào tâm trạng cực kỳ đau khổ và căng thẳng, biến họ thành trò cười khi chứng k iến vợ mình
hạnh phúc bên người đàn bà khác
Trang 31Alyn James, một nha sĩ về hưu đến từ miền Nam xứ Wales, sau khi tham gia Britain's Got Talent đã có ý định tự vẫn khi bị chế giễu trong show truyền hình thực
tế này Chính ông này cũng nhận thức được rằng nhà sản xuất có nh ững người giỏi
nhất và tệ nhất, và ông đã ở đó để làm người tệ nhất, được mời đến để làm trò cười
và bị chế nhạo Sau khi biểu diễn tại buổi thử giọng, James đã lại phải đi điều trị và lại muốn tự tử
Không chỉ gây tổn thương đến những người trực tiếp tham gia, truyền hình thực tế còn ảnh hưởng đến những người thân của các thí sinh , dẫn đến nhiều vụ tự sát Chưa dừng lại ở đó, các talkshow trên thế giới cũng đang dần nhắm đến việc khai thác những tình huống thực tế đến bẽ bàng trong cuộc sống của khách mời làm cho tinh thần của những người tham gia sau chương trình trở lên hoảng loa ̣n , mất phương hướng Điều này khiến khán g iả bắt đầu nghi ngờ về tính nhân văn của chương trình và đa ̣o đức của các nhà sản xuất khi đẩy cuô ̣c sống của người khác đi vào ngõ cụt
Xung quanh việc tìm cách hạn chế hàng loạt vụ tự sát liên quan đến truyền hình thực tế trên, một vấn đề cũng đã được đặt ra rằng những người chơi phải tự có
trách nhiệm bảo vệ bản thân mình, như lời tiến, tác giả của cuốn You Are Not Your
Brain từng nói “Truyền hình thực tế có thể rất nguy hiểm Nhưng đó không phải là lỗi của truyền thông, mà là việc thiếu hiểu biết hoặc không có sự hỗ trợ cần thiết của các thí sinh để đối mặt với những cảm giác xấu hổ khi trở thành trò cười trên các phương tiện đại chúng”
Như vâ ̣y, có thể thấy t ruyền hình thực tế đang rất đư ợc ưa chuộng trên thế giới nhưng không có nghĩa chương trình nào cũng được đón nhận nồng nhiệt Không ít chương trình thực tế bị tẩy chay, bị phê phán gay gắt bởi sự thái quá, lố bịch, nhảm nhí hoặc rẻ tiền bởi nhà đài chỉ chạy theo việc thỏa mãn khán giả Nhiều chương trình đã bỏ qua những giá tri ̣ cốt lõi như tính nhân văn để cổ vũ lối sống ganh đua, thực du ̣ng, chèn ép lẫn nhau để tồn tại, chiến thắng…Do vâ ̣y, ở nhiều nơi, các nhà qu ản lý đã phải mạnh tay can thiê ̣p để chấn chỉnh nô ̣i dung các chương trình truyền hình thực tế Điển hình như ở Trung Quốc, tháng 6/2010, cơ quan quản lý nhà nước về phát thanh, điện ảnh và truyền hình nước này đã ph ải can thiệp, đưa
ra hướng dẫn mới về các chương trìnhTruyền hình thực tế Họ gọi các chương trình
Trang 32này là "thô tục" và có lỗi trong việc quảng bá lối sống thực dụng, bịa đặt các câu chuyện và ảnh hưởng tới sự đáng tin cậy của truyền thông
Từ tháng 10/2007, ở Trung Quốc các chương trình truyền hình thực tế đã không được phát trong giờ vàng ở các đài tỉnh Ngoài ra các chương trình này còn
bị hạn chế thời lượng phát sóng: mỗi chương trình truyền hình thực tế không được phát sóng quá một đợt trong năm, mỗi đợt phát sóng không kéo dài quá hai tháng và mỗi đài truyền hình không được phát sóng quá 10 chương trình/năm, mỗi chương trình chỉ trong vòng 90 phút Theo hướng dẫn mới của nhà chức trách, các chương trình đã bị cấm vì thổi phồng những chuyện bên lề, cho thấy khía cạnh xấu xí, bi kịch, tối tăm và các chủ đề suy đồi củ a xã hô ̣i
Mới đây, hơn 100 người dân đã tới trước studio của Đài truyền hình NBC ở Manhattan, New York, Mỹ biểu tình phản đối chương truyền hình thực tế mới của
đài có tên gọi Stars Earn Stripes
Chương trình Stars Earn Stripes có sự tham gia của các ngôi sao nổi tiếng,
thành viên trong quân đội Mỹ và một số người chơi Mỗi đội sẽ phải cạnh tranh với nhau thông qua các hoạt động huấn luyện thực tế được áp dụng trong quân đội Mỹ như sử dụng vũ khí, nhảy khỏi máy bay trực thăng Đài truyền hình NBC cho biết đây là một chương trình “bày tỏ lòng tôn kính với những người đang phục vụ trong quân đội Mỹ, các cảnh sát và lực lượng cứu thương” Còn nhà sản xuất Mark Burnett cho biết thông qua chương trình, họ đang tôn vinh quân đội, nhưng theo cách vui vẻ và thú vị Tuy nhiên, những người biểu tình đã chỉ trích gay gắt việc
phát sóng Stars Earn Stripes, khi các binh lính trong quân đội Mỹ đang phải chiến
đấu trong các cuộc xung đột ở Afghanistan và nhiều nơi khác Chương trình này không tỏ lòng tôn kính đến ai cả mà còn khiến bạo lực vũ trang trở nên phổ biến hơn Huấn luyện chiến tranh không hề vui và cũng không phải là trò giải trí
Như vâ ̣y, không thể không ghi nhâ ̣n sự phát triển của t ruyền hình thực tế đối với sự phát triển chung của ngành truyền hình Tuy nhiên có quá nhiều chương trình chạy theo thị hiếu tầm thường với nội dung nhảm nhí, lố bịch…Để hạn chế nh ững tác động tiêu cực của t ruyền hình thực tế không phải là bài toán có thể giả i quyết
mô ̣t sớm mô ̣t chiều mà c ần có sự thay đổi tích cực từ phía các đài truyền hình, các nhà sản xuất và bản thân chính công chúng tham gia và theo dõi các chương trình
Trang 33Tiểu kết chương 1
Qua phân tích, có thể thấy truyền hình thực tế hiện đang rất phát triển và có những ảnh hưởng không nhỏ tới xã hội Với những ưu điểm nổi bật, truyền hình thực tế được nhiều khán giả yêu thích, tin tưởng song do có quá nhiều chiêu trò trong sản xuất, nhiều chương trình truyền hình thực tế đã gặp phải sự chỉ trích gay gắt của khán giả Với truyền hình thực tế trên thế giới, mặc dù cũng xảy ra nhiều sự
cố, nhiều tình huống phát sinh không mong muốn nhưng các nhà sản xuất luôn có cách giải quyết êm thấm để chương trình đạt được những thành công nhất định Còn
ở Việt Nam, trong quá trình du nhập và phát triển, truyền hình thực tế bên cạnh hạn chế trong nguồn nhân lực, kỹ thuật sản xuất còn gặp phải những rào cản văn hóa, tâm lý tiếp nhận của công chúng nên không tránh khỏi chất lượng chương trình không như mong đợi của khán giả Truyền hình thực tế Việt Nam còn rất nhiều hạn chế, nên trong tương lai sẽ cần sự cố gắng của nhà xản xuất và những ý kiến đóng góp chân thành, tích cực của khán giả góp phần tạo nên một diện mạo truyền hình
hiện đại, song vẫn giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc
Trang 34Chương 2 SỰ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ Ở VIỆT NAM
THÔNG QUA KHẢO SÁT MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
THỰC TẾ TIÊU BIỂU 2.1 Mô ̣t số chương trình truyền hình thực tế tiêu biểu ở Viê ̣t Nam
2.1.1 S Viê ̣t Nam – Hương vi ̣ cuộc sống
S Việt Nam – Hương vị cuộc sống là chương trình du lịch được phát sóng
chính thức trên kênh VTV1 lúc 18 giờ 50 mỗi tối và phát lại vào 7 giờ sáng ngày tiếp theo từ ngày 15/9/2010
Hình ảnh chương trình S Việt Nam - Hương vị cuộc sống
S Việt Nam – Hương vị cuộc sống được đầu tư bài bản và kĩ lưỡng ngay từ
khâu lên format chương trình đến lựa chọn chủ đề và nhân vật trải nghiệm Với sự tham gia cố vấn của đạo diễn người Pháp Daniel Roussel, chương trình được thực hiện theo phong cách truyền hình thực tế, hiện đại, lôi cuốn, truyền tải một cách chân thực và sinh động nét đẹp muôn màu của đất nước Việt Nam cũng như cảm xúc của nhân vật tham gia trải nghiệm Bên cạnh những khuôn hình được trau truốt
làm đắm say và mời gọi khán giả lên đường trải nghiệm, SViệt Nam - Hương vị
cuộc sống còn lưu giữ được những khoảnh khắc thật bình dị, thân quen nhưng có
sức lay động lòng người, nhất là với những ai đã từng gắn bó với dải đất hình chữ S
Mỗi tập phim của S Viê ̣t Nam – Hương vi ̣ cuộc sống hàm chứa một câu
chuyện Từ bốn chủ đề chính lại có các serie khác nhau: Hành trình Khán giả ,
Trang 35Khám phá lịch sử Triều đại Việt, Khách của người thú vị, Hương vị hè phố, Sắc màu dân tộc, Văn minh dân gian, Biển hát…
Chỉ với 4 phút 30 giây, mỗi tập phim được chắt lọc những nét tinh túy, truyền tải một cách sinh động những cảm xúc chân thực, tạo sự hứng khởi và khơi
gợi lòng ham muốn khám phá nơi người xem Các nhà sản xuất S Viê ̣t Nam – Hương vi ̣ cuộc sống không kì vọng bày ra cho khán giả một bữa tiệc hoàn chỉnh với
loạt công thức định sẵn mà chỉ cung cấp gia vị để khán giả tùy thích nêm nếm, gia giảm…
Với nhiều ý tưởng độc đáo, chương trình đã trở thành nhịp cầu đưa khán giả đến với những vẻ đẹp muôn vàn sắc màu của thiên nhiên , cuô ̣c sống và con người trên dải đất hình chữ S Không chỉ hấp dẫn với đối tượng công chúng có nhu cầu về
du lịch, chương trình còn hấp dẫn với những đối tượng công chúng khác vì đã đem lại những khoảnh khắc đẹp về đất nước, con người; giúp họ nhận ra nhiều vẻ đẹp còn tiềm ẩn trong cuộc sống bộn bề
Tính đến tháng 10/2012, tức là tròn hai năm phát sóng, chương trình S Việt
Nam - Hương vị cuộc sống đã có hơn 500 tập phim với nội dung các chương trình
đã trải dài các vùng miền của đất nước
Từ ngày 17/7/2012, S Việt Nam - Hương vị cuộc sống được phát sóng trên
kênh SCTV vào 20h30 thứ 3 và thứ 5 hàng tuần Đây cũng là một cách để chương trình tới gần hơn với bạn xem truyền hình trong Nam là những người rất quan tâm
và ủng hộ chương trình Cạnh đó S Việt Nam - Hương vị cuộc sống cũng lên sóng
VTV4 để hình ảnh đất nước con người Việt Nam trở nên gần gũi các nước trên thế giới
2.1.2 Con đa ̃ lớn khôn
Chương trình Con đã lớn khôn là một chương trình truyền hình thực tế đầu
tiên về trẻ em ở Việt Nam Mục đích của chương trình là giúp cho trẻ có cơ hội hình thành tính tự lập, giúp trẻ trưởng thành hơn và bản thân cha mẹ cũng sẽ thấy được những thiếu sót trong việc nuôi dạy trẻ
Dựa theo format Hajimete no Otsukai do hãng Nippon Television (Nhật Bản)
thực hiện, chương trình Con đã lớn khôn phiên bản Việt kể về những thử thách,
Trang 36những trải nghiệm của các bé từ 2,5 đến 3 tuổi lần đầu tiên làm các công việc mà cha mẹ giao cho Qua cách ứng xử với môi trường xung quanh, tâm lý, tính cách của các bé sẽ phần nào bộc lộ
Logo chương trình Con đã lớn khôn
Bằng cách ghi hình bí mật, ekip sản xuất Con đã lớn khôn sẽ cải trang thành
nhiều nhân vật khác nhau từ người chạy bộ trên đường, người quét rác, bác thợ điện, người bán hàng… Với máy quay được ngụy trang thành những chiếc hộp nhỏ, túi xách, làn đi chợ, chương trình đảm bảo những khuôn hình ghi lại là chân thực nhất
Tất cả ê kip chương trình cố gắng ghi lại tất cả những diễn biến trong suốt quá trình thực hiện công việc được giao mà không bị bé phát hiện và hơn hết là để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ Các diễn biến của chương trình hoàn toàn tự nhiên, không có sự can thiệp của đạo diễn lẫn cha mẹ của các bé Các bạn nhỏ sẽ có những hành động, lời nói, phản ứng khác nhau khi đối mặt với các tình huống khác nhau khiến người xem khi khóc, khi cười, bị cuốn theo câu chuyện của chúng một cách tự nhiên Khán giả không những xem để cổ vũ cho đứa trẻ mà câu chuyện của chúng còn khiến người xem ngẫm nghĩ về cách giáo dục con cái, về tình cảm gia
đình…Con đã lớn khôn là một chương trình giải trí nhẹ nhàng nhưng mang ý nghĩa
sâu sắc, thể hiện sự đáng yêu và trưởng thành của các bé thông qua tất cả những hành động trong suốt quá trình thực hiện thử thách của và cũng là một cách để những phụ huynh có con nằm trong độ tuổi 2,5 tuổi - 5 hiểu hơn về con mình…
Trang 37Con đã lớn khôn phát sóng định kỳ lúc 18h20 ngày thứ 7 hàng tuần trên kênh
HTV7 và phát lại trên nhiều kênh khác nhau: Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An…Tính đến tháng 7/2012, chương trình tròn 1 năm phát sóng, với gần 50 tập Điều đặc biệt
là chương trình được phát trên truyền hình Nhật và được người dân nước này rất yêu thích
2.1.3 Ngươ ̀i mẫu Viê ̣t Nam (VietNam’s Next Top Model)
Vietnam’s Next Top Model là một chương trình truyền hình thực tế được mua
bản quyền từ phiên bản nổi tiếng khắp toàn cầu America’s Next Top Model của siêu
mẫu Tyra Banks Chương trình được sản xuất tại Việt Nam và phát sóng lần đầu tiên vào năm 2010 Đến nay, chương trình đã sản xuất được mùa thứ 3 với hơn 40
số Nhờ có tính giải trí và tính thực tế khá mới so với những chương trình khác đang phát sóng trên truyền hình, chương trình đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm
của khán giả cả nước đặc biệt là các khán giả trẻ
Các thí sinh tham dự chương trình Vietnam's next top model năm 2011
Vietnam’s Next Top Model là chương trình đã mang đến cho khán giả cái
nhìn mới về nghề người mẫu, một nghề vốn luôn bị nhìn nhận khắt khe và phiến diện trước đó Đằng sau sự hào nhoáng, vinh quang của ánh đèn sân khấu mà khán giả thường thấy chính là sự nỗ lực và cố gắng của các cô gái có đam mê và khao khát trở thành người mẫu chuyên nghiệp Lần đầu tiên, khán giả truyền hình cả nước được tận mắt chứng kiến những nỗ lực của các thí sinh trong suốt cuộc hành trình chinh phục giấc mơ của mình
Trang 38Chương trình hiện được phát vào khung giờ vàng của VTV3 vào các ngày chủ nhật và là chương trình đang rất thu hút khán giả, đặc biệt là các khán giả trẻ
2.2 Quá trình sản xuất chương trình
2.2.1 Xã hội hóa trong sản xuất chương trình truyền hình thực tế
Xã hội hóa việc sản xuất chương trình truyền hìn h là huy đô ̣ng các nguồn lực (nguồn lực sáng ta ̣o và nguồn lực vâ ̣t chất ) từ các tổ chức, đơn vi ̣, cá nhân ngoài đài truyền hình để sản xuất các chương trình truyền hình
Ở Viê ̣t Nam, truyền hình là một loại truyền thông rất tốn kém nên vấn đề huy động kinh phí để sản xuất chương trình rất quan trọng Đặc biệt việc sản xuất chương trình truyền hình thực tế rất công phu, tốn kém nên vấn đề này càng được đặt lên hàng đầu
Ở Việt Nam hiện nay có 3 hình thức hợp tác sản xuất c hương trình truyền hình chính:
+ Dạng chương trình Đài truyền hình đặt hàng các đơn vị truyền thông tư
nhân tổ chức và sản xuất các chương trình
+ Dạng các đơn vị truyền thông chủ động đặt sóng và tổ chức sản xuất
chương trình truyền hình
+ Dạng đơn vị truyền thông chủ động đặt sóng và sản xuất một phần chương trìnhViệc sản xuất các chương trình truyền hình thực tế trong di ện khảo sát cũng được thực hiện dưới hình thức xã hội hoá Đó là sự hợp tác giữa đài truyền hình và các công ty truyền thông, các nhà tài trợ để sản xuất các chương trình chất lượng Theo ông Hà Nam, trưởng ban biên tâ ̣p Đài truyền hình Viê ̣t Nam , tiêu chí hàng đầu của VTV là nội dung chương trình phải hấp dẫn, phù hợp với văn hóa Việt Nam Đơn vị hợp tác chịu trách nhiệm sản xuất, đài truyền hình sẽ quyết định và chịu trách nhiệm về nội dung
Đầu tiên phải kể đến sự hợp tác trong việc sản xuất chương trình S Viê ̣t Nam
- Hương vi ̣ cuộc sống Đây là chương trình do hãng hàng không Vietnam Alines
phối hơ ̣p với kênh Thông tin chính tri ̣ tổng hợp VTV 1 của Đài truyền hình Việt Nam và công ty truyền thông Chuyển đô ̣ng (Motion) và Vietpicture Trước đó, các đơn vi ̣ này đã có sự hợp tác khá ăn ý khi sản xuất chươ ng trình S Viê ̣t Nam -vẻ đẹp
Trang 39tiềm ẩn Chương trình được thực hiện theo hình thức xã hội hóa thứ nhất, nghĩa là đài truyền hình đặt hàng các đơn vị truyền thông sản xuất chương trình Khâu sản xuất do các công ty truyền thông phụ trách, đài sẽ kiểm tra nội dung, chất lượng và chịu trách nhiệm cuối cùng trước khán giả Chương trình còn huy động được nguồn nhân lực khổng lồ cả về vật chất và tinh thần để cùng tham gia thực hiện Đó là các nhà tài trợ, các nhân vật trải nghiệm, các khán giả của chương trình …đã chung sức cùng chương trình khám phá mọi miền đất nước
Cùng giống như S Việt Nam - Hương vị cuộc sống, xu hướng xã hội hóa cũng thể hiện khá rõ nét trong chương trình Con đã lớn khôn Đây là chương trình
truyền hình thực tế do Đài truyền hình Th ành phố Hồ Chí Minh và Công ty cổ phần Phát triển Truyền thông Quảng cáo MVC h ợp tác sản xuất Đây là công ty truyền thông hiê ̣n đang tổ chức thực hiê ̣n rất nhiều chương trình Truyền hình thực tế hấp
dẫn: Lữ khách 24h, Hành trìn h kết nối trái tim , Về trươ ̀ ng , Ước mơ của em…Chương trình Con đã lớn khôn cũng nhận được sự tài trợ của nhiều nhãn hàng
nổi tiếng: sữa sạch TH True Milk…
Người mẫu Viê ̣t Nam (VietNam’s Next Top Model) là chương trình do Đài
truyền hình Viê ̣t Nam và công ty Cổ phần truyền thông đa phương tiê ̣n (Multimedia JSC) hợp tác sản xuất MultiMedia JSC là một công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, sản suất các chương trình truyền hình và phân phối bản quyền truyền hình cho hơn 40 đài truyền hình trên lãnh thổ Việt Nam Hiện nay, công ty
đang giữ bản quyền và phối hợp với đài truyền hình VN sản xuất chương trình Đồ
Rê Mí - một trong những chương trình truyền hình thành công nhất hiện nay phát
sóng trên kênh truyền hình quốc gia VTV3 Chương trình nhận được sự tài trợ của hàng loạt các công ty, các nhãn hàng nổi tiếng: Công ty quản lý người mẫu BU Model, Mỹ phẩm Shiseldo, Sam sung,…
Như vậy, các chương trình truyền hình thực tế ở Việt Nam hiện nay hầu hết
là sản phẩm xã hội hóa, do đơn vị tư nhân liên kết với “nhà đài” để sản xuất và thường được mua bản quyền nước ngoài Nhưng không giống gameshow có format
“chuẩn” hay phim truyền hình có kịch bản, truyền hình thực tế không có kịch bản cụ thể mà chỉ có khung chương trình hay ý tưởng nên đòi hỏi phải chắt lọc rất nhiều
từ thực tế Do vậy, đầu tư sản xuất chương trình truyền hình thực tế thực chất là
Trang 40những “cuộc đua” mạo hiểm của các nhà sản xuất với hy vọng chương trình thành công sẽ tạo được tiếng vang và khẳng định thương hiệu Việc xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình cũng đặt ra một vấn đề là trách nhiệm của các bên khi chương trình xảy ra sự cố, đơn vị nào sẽ đứng ra chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý, trước công chúng, hay sẽ rơi vào tình trạng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau?
2.2.2 Quy trình thực hiện
Với S Việt Nam - Hương vị cuộc sống, công dân Việt Nam, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài, người nước ngoài đang công tác và sinh sống ở Việt Nam có hiểu biết sâu rộng về lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam đều có thể trở thành nhân vật trải nghiệm của chương trình
Các thí sinh muốn tham gia chương trình sau khi gửi hồ sơ đăng ký sẽ trải qua các vòng thi: Xét duyệt hồ sơ; phỏng vấn trực tiếp, casting trước máy quay Ban giám khảo sẽ lựa chọn ra 2 thí sinh xuất sắc nhất tuần để trao thưởng và cùng thảo luận các ý tưởng để thực hiện chương trình
Mỗi ngày, chương trình sẽ phát sóng một chủ đề Mỗi chủ đề lại là một ekip thực hiện gồm: biên kịch, đạo diễn, tổ chức sản xuất, quay phim, dựng phim, đồ họa, Chưa kể những người khác không có tên chính thức nhưng cũng tham gia trong nhiều vai trò khác nhau (cố vấn, duyệt phim ) Về công đoạn sản xuất chương trình bao gồm: thiết kế chủ đề - duyệt chủ đề - lên kịch bản khung - duyệt, sản xuất tiền kỳ (đi quay) - sản xuất hậu kỳ (dựng phim) - duyệt phim - chỉnh sửa - duyệt lần cuối Trong khâu duyệt sẽ gồm nhiều ban duyệt (nhà sản xuất - nhà tài trợ chương trình - Đài truyền hình)
S Việt Nam - Hương vị cuộc sống là chương trình được quay khá công phu,
do dó đội ngũ quay phim luôn là những người tiên phong nhất Đó là những người có thể cùng lúc thực hiện được nhiều vai trò, nhưng quan trọng nhất là lựa chọn được những góc quay, khuôn hình đẹp làm nổi bất được vẻ đẹp của con người, đất
nước Ghi hình trong chương trình S Việt Nam - Hương vị cuộc sống là khâu quan
trọng nhất mang tính quyết định của mỗi tập phim do đó đòi hỏi quay phim là rất khắt khe, từ khâu chuẩn bị đến xử lý hình ảnh, không thể sắp xếp lại những chi tiết hoặc ghi hình lại lần thứ hai