1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng cơ sở dữ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loài động vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứu đa dạng sinh học tại Việt Nam

112 608 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 2,16 MB

Nội dung

Trang 1 Lê Thị Phƣơng XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU SINH HỌC PHÂN TỬ TRONG NHẬN DẠNG CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ PHỤC VỤ THỰC THI PHÁP LUẬT VÀ NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VIỆT NAM Chuyên ngà

Trang 1

Lê Thị Phương

XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU SINH HỌC PHÂN TỬ TRONG NHẬN DẠNG CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ PHỤC

VỤ THỰC THI PHÁP LUẬT VÀ NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG

SINH HỌC TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 60 85 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Đức Minh

Hà Nội, 2012

Trang 2

Lê Thị Phương – K18CHKHMT 2

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình hoàn thành luận văn thạc sĩ tôi xin bày tỏ lòng biết ơn

sâu sắc tới thầy giáo TS Lê Đức Minh, công tác tại Bộ môn Sinh thái môi trường –

Khoa Môi trường – Đại học Khoa học tự nhiên Nếu không có sự quan tâm, hướng dẫn tận tình, chu đáo của thầy thì tôi không thể hoàn thành luận văn này

Tôi cũng gửi lời cảm ơn tới cô TS Nguyễn Kiều Băng Tâm và PGS.TS

Trần Văn Thụy cùng các thầy cô trong Khoa Môi trường cũng như trong bộ môn

Sinh thái môi trường đã nhiệt tình giảng dạy để giúp tôi có được hành trang tri thức cho việc thực hiện luận văn và công việc sau này

Cuối cùng là lời cảm ơn đến tất cả những người bạn và gia đình đã luôn bên

cạnh để động viên, giúp đỡ tôi về cả vật chất lẫn tinh thần, đặc biệt là em Nguyễn

Văn Thành – K53 Sinh học – Đại học Khoa học tự nhiên người đã giúp tôi rất

nhiều trong việc thực hiện luận văn này

Xin chân thành cảm ơn tất cả những tình cảm quí báu trên!

Trang 3

Lê Thị Phương – K18CHKHMT 3

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG……… 5

DANH MỤC HÌNH……… 6

MỞ ĐẦU……… 7

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU………9

1.1.Đa dạng sinh học ở Việt Nam ……9

1.1.1.Tiềm năng đa dạng sinh học ở Việt Nam 9

1.1.2.Sự suy giảm đa dạng sinh học ở VN hiện nay 12

1.2.Các mối đe dọa đến đa dạng sinh học ở Việt Nam 23

1.2.1.Mối đe dọa gián tiếp 23

1.2.2.Mối đe dọa trực tiếp 25

1.3 Các biện pháp để kiểm soát và ngăn chặn việc buôn bán trái phép động vật hoang dã tại Việt Nam 36

1.3.1.Những biện pháp đã thực hiện 38

1.3.2.Một số khó khăn trong việc thực hiện 42

1.4.Tổng quan về phương pháp sinh học phân tử sử dụng trong nhận dạng loài 45 1.4.1 Giới thiệu phương pháp mã vạch ADN 45

1.4.2 Các ứng dụng của phương pháp mã vạch ADN 46

1.4.3 Phương pháp mã vạch ADN ứng dụng trong nhận dạng các loài động vật hoang dã 47

1.4.3.Việc áp dụng phương pháp sinh học phân tử trên thế giới 57

CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 59

2.1.Đối tượng nghiên cứu 59

Trang 4

Lê Thị Phương – K18CHKHMT 4

2.2.Phương pháp nghiên cứu 59

2.2.1.Sử dụng các phần mềm ứng dụng trong sinh học 59

2.2.2.Phương pháp đánh giá mức độ hiệu quả trong nhận dạng loài dựa vào khoảng cách 61

CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN……… 62

3.1.Khoảng cách di truyền gen Cyt b………62

3.2 Khoảng cách di truyền gen COI 68

3.3 So sánh khoảng cách di truyền trung bình giữa hai gen Cyt b và COI 71

3.4 Khoảng cách di truyền trong loài……… 73

3.4.1 Khoảng cách di truyền trong loài kiểu gen Cyt b và COI 73

3.4.2 So sánh khoảng cách di truyền trong loài giữa hai kiểu gen COI và Cyt b 79

3.5 Cây phát sinh loài gen Cyt b và COI 81

3.5.1.Cây phát sinh loài gen Cyt b 81

3.5.2 Cây phát sinh loài gen COI 83

3.6 Thảo luận 84

4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……… 86

4.1 Kết luận 86

4.2 Kiến nghị 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO……….89

PHỤ LỤC……… 91

Trang 5

Bảng 2 Số lƣợng các loài của Việt Nam bị đe dọa toàn cầu (chỉ

tính các loài CR, VU và EN) và cấp quốc gia(2004) 21

Bảng 3 Số loài thực vật, động vật và bậc phân hạng trong Sách

đỏ Việt Nam (2007)

22

Bảng 4 Các loài bị đe dọa đƣợc ghi nhận ở Việt Nam (IUCN,

Bảng 5 Khoảng cách di truyền trung bình gen Cyt b 65

Bảng 6 Khoảng cách di truyền trung bình gen COI 69

Bảng 7 So sánh khoảng cách di truyền trung bình ở một số họ

giữa kiểu gen Cyt b và COI

Thống kê các thông số về khoảng cách di truyền 2 kiểu

gen ty thể Cyt b và COI

Trang 6

Lê Thị Phương – K18CHKHMT 6

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 Tê giác hai sừng (Dicerorhinus sumatrensis ) 16

Hình 7 Cá lợ thân thấp (Cyprinus multitaentiata 19

Hình 12 Buôn bán động vật hoang dã công khai ở các chợ 34

Hình 13 Hoẵng (giống Muntiacus), Cầy (họ Viverridae) và các

loài thú bắt từ tự nhiên khác được nhồi và bán tại các

quầy bên đường tại vùng Bắc Trung Bộ

Hình 15 Một minh họa cho sự thay đổi dựa vào khoảng cách – p

của cả hai vị trí gen cyt b (màu đen) và COI (màu đỏ)

55

Hình 16 Biểu đồ so sánh khoảng cách di truyền trung bình 71

Hình 18 Một minh họa cho việc một số loài đã bị đặt nhầm chỗ

trên cây phát sinh loài Cyt b

81

Trang 7

Lê Thị Phương – K18CHKHMT 7

MỞ ĐẦU

Việt Nam được đánh giá là 1 trong 16 nước có đa dạng sinh học cao nhất thế giới với nhiều loại động, thực vật đặc hữu.[17].Song Việt Nam cũng là quốc gia đang

đứng ở mức báo động cao về nguy cơ đánh mất những giá trị quý giá mà thiên nhiên ưu

đãi Theo Sách đỏ Việt Nam năm 2007 thì tổng số loài động thực vật hoang dã trong

thiên nhiên của Việt Nam đang bị đe dọa hiện nay là 882 loài Có tới 9 loài động vật

được xem tuyệt chủng ngoài tự nhiên tại Việt Nam như tê giác hai sừng, heo vòi, cá sấu hoa cà, hươu sao, bò xám, cầy rái cá, cá chép gốc, cá chình Nhật, cá lợ thân thấp Trong

hệ thực vật, hai loài lan Hài quý đã tuyệt chủng ngoài thiên nhiên Số lượng các loài

thủy sinh vật có giá trị kinh tế giảm sút nhanh chóng Ngoài ra theo khảo sát của cơ

quan chức năng và các tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế, trên lãnh thổ Việt Nam, hổ chỉ còn khoảng vài chục cá thể, sao la còn khoảng 100 cá thể phân bố hẹp ở miền Trung,

số lượng voi cũng không còn nhiều Mới đây nhất Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) công bố loài tê giác 1 sừng Java đã chính thức không còn trên lãnh thổ Việt

Nam Đây là bài học đau xót, đặt ra nhiều vấn đề cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học

khăn Do vậy, việc truy cứu trách nhiệm đối với những cá nhân buôn bán và tiêu thụ động thực vật hoang dã trở nên vô cùng phức tạp Vấn đề đặt ra là cần thiết phải có một

Trang 8

“mã vạch” chuẩn, công nghệ mã vạch ADN sẽ cho phép xác định các loài một cách nhanh chóng Công nghệ mã vạch ADN ra đời sẽ hứa hẹn một tương lai mới, nơi mà

con người có thể cập nhật nhanh chóng các thông tin như tên, thuộc tính sinh học… của bất cứ loài sinh vật nào trên Trái đất Ngoài những ứng dụng trong khám phá đa dạng

sinh học toàn cầu, công nghệ này còn có những ứng dụng quan trọng trong bảo tồn đa

dạng sinh học Cụ thể là, nó giúp nhận biết các loài bị cấm buôn bán và sử dụng từ những sản phẩm của động vật hoang dã phổ biến trên thị trường, hỗ trợ công tác thực thi luật pháp ở Việt Nam Ngoài ra, phương pháp này còn đóng góp vào việc nghiên cứu

vùng phân bố cũng như nỗ lực giám sát các loài nguy cấp trong cả nước

Xuất phát từ hiện trạng đa dạng sinh học ở Việt Nam cũng như để giải quyết

những vấn đề đặt ra trong công tác bảo tồn và nghiên cứu, đề tài luận văn “Xây dựng

cơ sở dữ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loài động vật hoang dã phục vụ

thực thi pháp luật và nghiên cứu đa dạng sinh học tại Việt Nam” được thực hiện nhằm

bước đầu xây dựng một cơ sở dữ liệu về mã vạch ADN cho các loài động vật được liệt

kê trong nghị định 32/2006/ND-CP của chính phủ về “Quản lý động vật rừng, thực vật

rừng nguy cấp, quí hiếm ở Việt Nam” Cơ sở dữ liệu này sẽ đóng một vai trò quan

trọng trong việc giúp các cơ quan chức năng trong việc định loại chính xác các loài

động vật quý hiếm để từ đó ngăn chặn một cách có hiệu quả việc khai thác và buôn bán

trái phép động vật hoang dã, cũng như phục vụ công tác nghiên cứu và bảo tồn đa

dạng sinh học tại các khu bảo tồn trong phạm vi cả nước

Trang 9

Lê Thị Phương – K18CHKHMT 9

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1.Đa dạng sinh học ở Việt Nam

1.1.1.Tiềm năng đa dạng sinh học ở Việt Nam

Việt Nam có diện tích tự nhiên là 329.240 km2 trải dài gần 15 vĩ độ (từ

8030`- 22022` vĩ độ Bắc) và hơn 7 kinh độ (từ 102 010` - 109020` kinh độ Đông)

từ Trung Quốc ở phía Bắc đến vịnh Thái Lan ở phía Nam Bảy mươi lăm phần

trăm diện tích là đồi núi chạy xuống vùng duyên hải hẹp và có hai vùng đồng bằng chính là đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam và đồng bằng sông Hồng

ở miền Bắc Việt Nam có bờ biển dài với hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác dọc bờ biển và có một số quần đảo ngoài khơi là Quần đảo Trường Sa ở phía Nam và quần đảo Hoàng Sa ở phía Bắc biển Đông Ngoài ra, ở miền Nam còn

có hòn đảo lớn gần bờ đó là đảo Phú Quốc và Côn Đảo nằm cách bờ biển phía

Nam khoảng 100 Km (Chính phủ Việt Nam, 1994)

Việt Nam bị ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa mưa điển hình

ở miền Nam và thời tiết ôn hoà hơn ở miền Bắc Về mặt địa sinh học, Việt Nam là giao điểm của vùng Ấn Độ, Nam Trung Hoa và Malaysia Ngoài ra, với nhiều kiểu sinh cảnh như rừng nhiệt đới thường xanh, rừng trên núi đá vôi, đầm lầy, sông suối, rạn san hô, đây là một vùng có mức độ đa dạng sinh học cao và là nơi sinh

sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú trên thế giới [17] Một số khu vực

ở Việt Nam được công nhận là những điểm ưu tiên bảo tồn toàn cầu với tính đặc hữu cao.[1]

Việt Nam được Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã (WWF) công nhận có 3 trong hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu; Tổ chức bảo tồn chim quốc tế (Birdlife) công nhận

là một trong 5 vùng chim đặc hữu; Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN)

công nhận có 6 trung tâm đa dạng về thực vật.[17]

Trang 10

Lê Thị Phương – K18CHKHMT 10

Việt Nam còn là một trong 8 "trung tâm giống gốc" của nhiều loại cây trồng,

vật nuôi, trong đó có hàng chục giống gia súc và gia cầm Đặc biệt các nguồn lúa và khoai, những loài được coi là có nguồn gốc từ Việt Nam, đang là cơ sở cho việc cải tiến các giống lúa và cây lương thực trên thế giới.[17]

Hệ sinh thái của Việt Nam rất phong phú, bao gồm 11.458 loài động vật, hơn

21.000 loài thực vật và khoảng 3.000 loài vi sinh vật, trong đó có rất nhiều loài được sử dụng để cung cấp vật liệu di truyền [17]

Trong 30 năm qua, nhiều loài động thực vật được bổ sung vào danh sách các

loài của Việt Nam như 5 loài thú mới là sao la, mang lớn, mang Trường Sơn, chà vá chân xám và thỏ vằn Trường Sơn, 3 loài chim mới là khướu vằn đầu đen, khướu

Ngọc Linh và khướu Kon Ka Kinh, khoảng 420 loài cá biển và 7 loài thú biển Nhiều loài mới khác thuộc các lớp bò sát, lưỡng cư và động vật không xương sống cũng đã được mô tả Về thực vật, tính từ năm 1993 đến năm 2002, các nhà khoa học

đã ghi nhận thêm 2 họ, 19 chi và trên 70 loài mới Tỷ lệ phát hiện loài mới đặc biệt cao ở họ Lan [17]

*Sự phong phú về loài:

Thuật ngữ sự phong phú về loài được dùng để chỉ đến số lượng loài được ghi nhận ở một vùng hay một khu vực địa lý nhất định, chẳng hạn như một diện tích lấy mẫu, một khu bảo tồn thiên nhiên, một nước, hoặc một lục địa So sánh những số

lượng này giữa các quốc gia sẽ dễ bị nhầm lẫn do sự khác nhau về diện tích của các quốc gia và sự mở rộng các cuộc khảo sát Nếu xét về mặt diện tích, Việt Nam là

một quốc gia có sự phong phú về loài cao Vào thời điểm bước sang thế kỷ 21, Việt Nam được xếp vào một trong 25 quốc gia trên thế giới đứng đầu về số lượng loài

thực vật, chim, và thú trên một đơn vị diện tích Giá trị về sự phong phú loài

thường thấp hơn số lượng thực của những loài hiện có, bởi vì gần như không thể

Trang 11

động vật không xương sống, thực vật của Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều nhất do sự thống kê không đầy đủ Các nhà thực vật ước tính rằng có khoảng 13.000 loài thực

vật có mạch phân bố tại Việt Nam Tuy nhiên cho đến nay mới chỉ có gần 10.000

được ghi nhận Số lượng các nghiên cứu tăng nhanh trong những năm gần đây khiến cho ước tính về đa dạng sinh học thay đổi liên tục

Từ năm 1999 đến năm 2004, số lượng các loài lưỡng cư phân bố tại Việt Nam tăng từ

100 đến 157, tăng 57% về sự phong phú loài.[3] Số lượng những loài này tiếp tục

tăng mạnh trong những năm gần đây do có nhiều nghiên cứu về phân loại tập trung

vào nhóm lưỡng cư.[18]

Việt Nam có mức độ đa dạng cao trong nhóm các nước có sự phong phú về

loài đạt mức cao nhất châu Á Khu hệ chim của Việt Nam gồm có gần hai phần ba

các loài khướu của Đông Nam Á thuộc hai nhóm chính: 67% (26 trong số 39) là

khướu (phân họ Garrulacinae) và 64% (76 trong số 119) là phân tộc khướu (Timaliini) Rùa nước ngọt và rùa cạn có mức độ đa dạng cao tập trung ở lục địa châu

Á Cho đến nay, 89 loài bản địa đã được liệt kê tại châu lục Trong số này, Việt Nam

có 29 loài và được xếp là một trong 5 nước có sự phong phú về loài rùa cao nhất [3]

Việt Nam luôn được xếp vào nhóm hai mươi quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới Đối với một số nhóm sinh vật, ví dụ như linh trưởng, Việt Nam đứng trong năm quốc gia hàng đầu về sự đa dạng Chỉ tính

riêng trên cạn đã có hơn 13.700 loài thực vật (Bộ TNMT et al 2005), khoảng 870

loài cá có phân bố thường xuyên (Bộ TNMT et al 2005), 310 loài thú (Bộ TNMT

et al 2005), 822 loài chim (BirdLife International 2006), 286 loài bò sát (Bộ

Trang 12

Lê Thị Phương – K18CHKHMT 12

TNMT et al.2005) và 145 loài lưỡng cư (IUCN et al 2006) được xác định và mô

tả tại Việt Nam Môi trường biển cũng chứa đựng tính đa dạng sinh học không

kém với hơn 11.000 loài sinh vật biển đã được ghi nhận (Bộ TNMT et al 2005)

Việt Nam cũng là nơi mà sự đa dạng sinh học vẫn chưa được khám phá đầy đủ -

rất nhiều loài thực vật, bò sát, lưỡng cư, và thậm chí có bốn loài thú lớn và ba

loài chim mới được mô tả cho khoa học trong mười lăm năm qua (Sterling et al

2006)

Giá trị bảo tồn đa dạng sinh học cao nhất của Việt Nam chính là các loài

đặc hữu của quốc gia- những loài không được ghi nhận ở bất cứ nơi nào khác trên

thế giới Các loài phân bố hẹp này cũng chính là các loài bị đe dọa nặng nề nhất

Khoảng 10% các loài thực vật của Việt Nam được cho là các loài đặc hữu (UNEP

2001), tám loài chim đặc hữu (trong đó sáu loài là loài bị đe dọa ở cấp độ toàn cầu), năm loài thú và một loài bò sát đặc hữu là loài bị đe dọa toàn cầu, cuối cùng là 39

loài lưỡng cư đặc hữu trong đó có bốn loài bị đe dọa toàn cầu (IUCN et al 2006)

1.1.2.Sự suy giảm đa dạng sinh học ở VN hiện nay

Hiện nay Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ suy thoái đa dạng sinh

học Trong hội nghị môi trường toàn quốc đang diễn ra ở Hà Nội, các nhà khoa học cho rằng sự suy thoái đa dạng sinh học được thể hiện ở sự suy giảm của diện tích

rừng có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, số lượng cá thể của các loài sinh vật biển, các loài hoang dã, các nguồn gen hoang dã

*Diện tích rừng tăng lên nhưng chất lượng rừng lại suy giảm

Cách đây một thế kỷ, Việt Nam còn rất nhiều rừng giàu chất lượng cao, che phủ gần như cả nước Năm 1943, độ che phủ rừng giảm xuống chỉ còn 14,3 triệu

hecta, hoặc 43% diện tích lãnh thổ Kể từ đó, rừng không ngừng suy giảm với một

tốc độ nhanh chóng, đặc biệt là trong những năm chiến tranh và giai đoạn 1976 –

1985 Chính phủ ước tính tới năm 1990, độ che phủ rừng đã giảm xuống còn 10,88

Trang 13

Bảng 1: Biến động diện tích và độ che phủ của rừng Việt Nam (giai đoạn 1990 -

5/2005) Năm

(%)

Ha/đầu người Rừng tự

nhiên

Rừng trồng Tổng cộng

(Nguồn: tổng hợp từ Cục Kiểm lâm, 2004; State of World's Forest, FAO, ROME,

2001 Báo cáo môi trường quốc gia, 2007 )

Như có thể nhìn thấy ở bảng trên, trong vòng 15 năm (từ 1990- 2005) tổng diện tích rừng của Việt Nam đã tăng nhẹ từ 9.175 nghìn ha lên 12.663 nghìn ha, độ che phủ rừng tăng từ 27,8% lên 38,2%

Trang 14

Lê Thị Phương – K18CHKHMT 14

* Các hệ sinh thái bị tác động nghiêm trọng

- Diện tích rừng tự nhiên có tính ĐDSH cao đang bị thu hẹp

Hơn hai phần ba diện tích rừng của Việt Nam là rừng nghèo, rừng trồng hoặc rừng đang phục hồi, trong khi đó rừng giàu và rừng kín chỉ chiếm 3,4% (năm 2000) và 4,6% (năm 2004) tổng diện tích rừng Rừng nguyên sinh chỉ còn khoảng

0,57 triệu ha phân bố rải rác ở một số khu vực như Tây Nguyên, Tây Bắc Rất ít cơ hội phục hồi hoàn toàn loại rừng giàu vì các khu rừng này đã bị chia cắt và cô lập

thành những mảnh nhỏ Theo thống kê, 62% tổng diện tích rừng ngập mặn trên toàn quốc hiện nay là rừng mới trồng, thuần loại, chất lượng rừng kém cả về kích cỡ,

chiều cao cây và đa dạng thành phần loài Những cánh rừng ngập mặn nguyên sinh hầu như không còn Tổng diện tích rừng ngập mặn của cả nước hiện chỉ còn khoảng 155.290 ha, giảm 100.000 ha so với trước năm 1990 và vẫn tiếp tục giảm nhanh

Các số liệu thống kê cho thấy, tốc độ mất rừng ngập mặn ở nước ta là rất cao, khoảng 4.400 ha/năm Những vùng có nhiều rừng nhất, đồng thời cũng là những vùng rừng giàu trữ lượng và có chất lượng cao nhất ở Việt Nam như Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ vẫn tiếp tục suy giảm, cấu trúc và cơ cấu rừng bị phá

vỡ Các vùng rừng bị chia cắt và bị tác động mạnh là mối đe dọa lớn đối với các cấu thành đa dạng sinh học của rừng bao gồm cả các loài động vật phụ thuộc vào rừng,

và là nguyên nhân chính làm suy giảm dịch vụ sinh thái và hàng hoá mà hệ sinh thái rừng cung cấp

- Hệ sinh thái nước ngọt nội địa bị suy thoái

Các hệ sinh thái sông, hồ, đầm phá cũng đang bị khai thác quá mức, bị đe

dọa nặng nề do các dự án phát triển hạ tầng lớn như ngăn đập phục vụ nhu cầu thủy lợi và thủy điện Điều đó dẫn đến mất môi trường sống của nhiều loài thủy sinh và làm suy giảm chức năng sinh thái của đầm phá Các vùng đầm phá bị thay đổi dẫn

Trang 15

Lê Thị Phương – K18CHKHMT 15

đến mất chức năng điều tiết nước đã gây nhiễm mặn các con sông làm ảnh hưởng

tới đời sống của người dân

- Hệ sinh thái biển bị suy thoái nghiêm trọng

Hầu hết các hệ sinh thái biển của Việt Nam đều đang bị suy thoái một cách

nghiêm trọng do bị khai thác quá mức, bị đe dọa nặng nề bởi ô nhiễm chất thải, lắng đọng trầm tích và ô nhiễm dầu tràn Môi trường biển bị ô nhiễm nặng bởi chất thải

từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, và chất thải sinh hoạt Chất lượng trầm tích đáy biển, nơi cư trú của nhiều loài sinh vật đáy, bị ô nhiễm quá mức theo quy định của hầu hết các chuẩn quốc tế

*Số loài động thực vật bị đe dọa ngày một tăng

Nhiều loài động vật, thực vật hoang dã của Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng, ông Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội động vật học Việt Nam, cảnh

báo Theo Sách Đỏ Việt Nam 2007, tổng số các loại động-thực vật hoang dã trong thiên nhiên đang bị de dọa hiện nay là 882 loài (418 loài động vật và 464

loại thực vật), tăng 161 loài so với thời điểm năm 1992 Trong Sách Đỏ Việt Nam, phần động vật (1992), mức độ bị đe dọa của các loài chỉ mới dừng lại ở

hạng “nguy cấp”, thì đến thời điểm này đã có tới 9 loài động vật được xem đã

tuyệt chủng ngoài tự nhiên tại Việt Nam, cụ thể là: Tê giác 2 sừng (Dicerorhynus

sumatrensis), Bò xám (Bos sauveli), Heo vòi (Tapirus indicus), Cầy rái cá

(Cynogale lowei), cá Chép gốc (Procypris merus), cá Chình Nhật (Angilla

japonica), cá Lợ thân thấp(Cyprinus multitaeniata), Hươu sao (Cervus nippon),

cá Sấu hoa cà (Crocodylus porosus) Trong hệ thực vật, một số loài Lan hài Việt

Nam đã tuyệt chủng ngoài thiên nhiên Số lượng các loài thuỷ sinh vật, đặc biệt

các loài tôm, cá có giá trị kinh tế bị giảm sút nhanh chóng Số lượng cá thể các

loài cá nước ngọt quý hiếm, có giá trị kinh tế, các loài có tập tính di cư bị giảm

sút.[4]

Trang 16

Lê Thị Phương – K18CHKHMT 16

Trong phiên bản tương lai của Sách đỏ Việt Nam, danh mục các loài tuyệt chủng chắc chắn sẽ tăng lên với ít nhất một cái tên mới Đó là tê giác một sừng, loài động vật đã chính thức được xác nhận tuyệt chủng ở Việt Nam mới đây.[8]

Hình 1: Tê giác hai sừng (Dicerorhinus sumatrensis ), còn gọi là tê giác

Sumatra, từng phân bố ở tỉnh Khánh Hòa được xác định là đã tuyệt chủng tại Việt Nam (Nguồn: Baodatviet.vn)

Hình 2: Loài bò xám ( Bos sauveli), từng sinh sống tại Tây Nguyên đã bị tuyệt

Trang 17

Lê Thị Phương – K18CHKHMT 17

chủng tại Việt Nam (Nguồn: Baodatviet.vn)

Hình 3: Lợn vòi (Tapirus indicus) ở Tây Nguyên bị coi là đã tuyệt chủng

(Nguồn: Baodatviet.vn)

Hình 4: Cầy rái cá(Cynongale lowei) là từng được phát hiện tại hồ Ba Bể (Bắc

Kạn) nhưng trong nhiều năm qua đã không còn thấy xuất hiện (Nguồn:

Baodatviet.vn)

Trang 18

Lê Thị Phương – K18CHKHMT 18

Hình 5: Hà Nội (khu vực sông Hồng chảy qua Thanh Trì) từng là địa bàn sinh

sống của cá chình Nhật (Anguilla japonica) Loài này đã bị tuyệt chủng do khai

thác lam thức ăn (Nguồn: Baodatviet.vn)

Hình 6: Cá chép gốc (Procypris merus) từng sống ở sông Kỳ Cùng tỉnh Lạng

Sơn nay cũng đã bị tuyệt chủng (Nguồn: Baodatviet.vn)

Trang 19

Lê Thị Phương – K18CHKHMT 19

Hình 7: Cá lợ thân thấp (Cyprinus multitaentiata) từng sống tại các sông suối

miền núi phía Bắc (Nguồn: Baodatviet.vn)

Hình 8: Hươu sao (Cervus nippon) được coi là đã tuyệt chủng ngoài môi trường

tự nhiên dù trước đây từng phân bố tại nhiều nơi từ Bắc vào Nam (Nguồn: Baodatviet.vn)

Trang 20

Lê Thị Phương – K18CHKHMT 20

Hình 9: Cá sấu hoa cà (Crocodylus porosus) cũng được cho là đã tuyệt chủng

ngoài thiên nhiên (Nguồn: Baodatviet.vn)

Hình 10: Loài tê giác một sừng (Rhinoceros sondaicus) đã chính thức tuyệt

chủng ở Việt Nam (Nguồn: Baodatviet.vn)

Trang 21

Lê Thị Phương – K18CHKHMT 21

Bảng 2: Số lượng các loài của Việt Nam bị đe dọa toàn cầu (chỉ tính các loài

CR, VU và EN) và cấp quốc gia(2004)

Trang 23

Lê Thị Phương – K18CHKHMT 23

Chiếm một tỷ lệ lớn trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 là các loài thực vật và động vật ở cấp EN, VU Trong giới thực vật thì lớp 2 lá mầm bị đe dọa lớn nhất với 96 loài ở cấp EN và 147 loài ở cấp VU Trong giới động vật thì thú và động vật không xương sống là hai lớp bị đe dọa lớn nhất

Bảng 4: Các loài bị đe dọa được ghi nhận ở Việt Nam (IUCN, 2006)

Loài bị đe dọa toàn cầu

1.2.Các mối đe dọa đến đa dạng sinh học ở Việt Nam

1.2.1.Mối đe dọa gián tiếp

Sự gia tăng dân số và nghèo đói chính là các mối đe dọa gián tiếp đến sự suy giảm đa dạng sinh học

Dân số của đất nước tăng lên rất nhanh chóng vào thế kỷ 20 từ 15,6 triệu người vào năm 1921 đến 54 triệu vào năm 1982, đến gần 80 triệu vào năm 2004; dân số có thể đạt đến con số 150 triệu vào năm 2050 Khi dân số của đất nước tăng

Trang 24

Lê Thị Phương – K18CHKHMT 24

nhu cầu đối với tài nguyên thiên nhiên cũng tăng theo Sự tiêu thụ không bền vững nguồn tài nguyên nước và trên đất liền khắp đất nước được thúc đẩy do nhu cầu của các thị trường tại địa phương, trong khu vực và quốc tế, tạo ra mối đe dọa to lớn và trực tiếp đối với đa dạng sinh học của Việt Nam.[4]

Ngoài ra, sự nghèo đói và yếu kém trong công tác quản lý nhà nước (thiếu hệ thống pháp luật, thiếu sự điều hành và nguồn ngân sách) cũng là những mối đe dọa gián tiếp khác đến sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta.Việt Nam là một nước phụ thuộc vào nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên Trong các khu bảo tồn, 90% dân địa phương sống dựa vào nông nghiệp và khai thác rừng Đời sống của họ rất thấp, khoảng trên 50% thuộc diện đói nghèo Họ bắt buộc phải khai thác, bóc lột ruộng đất của mình, làm cho tài nguyên càng suy thoái một cách nhanh chóng hơn.[1]

Các chương trình và chính sách của Chính phủ thường mang tính thỏa hiệp

và vào nhiều thời điểm đã làm tăng thêm sự tác động của các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học Trong nửa sau của thế kỷ 20, những chương trình tái định cư do nhà nước đỡ đầu đã di chuyển một số lượng lớn người dân trên khắp đất nước, thường là

từ những vùng đồng bằng chủ yếu làm nông nghiệp và có mật độ dân số cao tới các khu vực miền núi được cho là chưa có đủ người sản xuất Việc chuyển đổi từ rừng sang canh tác nông nghiệp ở mức độ không bền vững và với qui mô lớn diễn ra sau

đó đi kèm theo việc mất đi đa dạng sinh học Tương tự, Chính phủ Việt Nam trong nhiều thập kỷ đã khuyến khích nông dân trồng các loại cây nông nghiệp có giá trị để phục vụ xuất khẩu Những chính sách này chú trọng đến sản lượng mà không cần quan tâm đến tính bền vững và thúc đẩy việc chuyển đổi các khu rừng tự nhiên sang các loại cây trồng phục vụ thị trường, thí dụ như cà phê ở vùng cao nguyên hoặc nuôi tôm ở châu thổ sông Hồng và sông Mê Kông Các tác động tiêu cực lên môi trường ngày càng gia tăng do chính sách đổi mới của Chính phủ được phát động vào giữa những năm 1980.[3]

Trang 25

Lê Thị Phương – K18CHKHMT 25

1.2.2.Mối đe dọa trực tiếp

Có nhiều mối đe dọa trực tiếp đến sự suy giảm đa dạng sinh học bao gồm:

mất và suy thoái sinh cảnh sống, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, sự xâm nhập của các loài ngoại lai…nhưng sự khai thác quá mức và buôn bán động thực

vật hoang dã chính là mối đe dọa nghiêm trọng nhất

*Mất và suy thoái sinh cảnh sống

Mối đe dọa chính đối với đa dạng sinh học là do sự tàn phá các hệ sinh thái,

làm mất nơi cư trú của các sinh vật Mất nơi cư trú là nguyên nhân đầu tiên làm cho các động vật có xương sống bị đe dọa và thực vật bị suy thoái dẫn đến tuyệt chủng Nguyên nhân chủ yếu là do chặt phá rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy, chuyển đổi mục đích sử dụng, cháy rừng, phá hủy các hệ sinh thái…

việc khai thác lấy gỗ và chuyển đổi sang đất nông nghiệp Sự mất rừng đã kéo theo

sự sụt giảm một lượng lớn các loài động vật và thực vật Việc khai thác gỗ (cả hợp pháp và trái phép) đã ảnh hưởng lớn đến các khu rừng ở Việt Nam Khi kết thúc

cuộc chiến tranh Mỹ thì chính sách về rừng của Chính phủ tập trung chủ yếu vào

sản xuất Phần lớn gỗ được khai thác bởi các lâm trường cho nhà nước quản lý và

trong năm 1992 những lâm trường này đã khai thác 1,2 triệu m 3 gỗ Ngoài ra việc chuyển đổi từ rừng và các môi trường tự nhiên khác sang sản xuất nông nghiệp và

trồng trọt cũng là nguyên nhân tàn phá rừng ở Việt Nam Các chương trình tái định

cư lớn thời kỳ sau khi đất nước độc lập đã di chuyển 5 triệu người tới những khu

vực di dân được gọi là vùng kinh tế mới Sau khi những người tái định cư di chuyển vào những khu vực này, nhiều diện tích rừng rộng lớn được khai thác lấy gỗ và sau

Trang 26

Lê Thị Phương – K18CHKHMT 26

đó phát quang để trồng cây lương thực và cây thương mại như cà phê và hạt điều

phục vụ cho xuất khẩu và làm bãi chăn thả Việc tái định cư đã dẫn đến việc khai

thác gỗ và phá rừng, xói mòn, làm giảm chất lượng đất và mất đi đa dạng sinh học

- Sinh cảnh đồng cỏ:

Việc mất đi sinh sinh cảnh đồng cỏ tự nhiên có lẽ đáng lo ngại hơn so với

mất sinh cảnh rừng vì chỉ còn lại rất ít đồng cỏ Điều này được thể hiện đặc biệt rõ

rệt ở đồng bằng sông Cửu Long nơi mà con người đã biến đổi hầu hết toàn bộ vùng đồng bằng ngập nước theo mùa có cỏ và cói che phủ thành đất nông nghiệp Những hoạt động nông nghiệp có thể làm cảnh quan biến đổi mạnh mẽ, điều này gây

ra bởi việc giảm độ màu mỡ của đất hoặc làm thay đổi các dòng chảy mà rất khó

hoặc không thể khôi phục hoặc phục hồi lại được Hai vùng đồng cỏ tương đối rộng cuối cùng còn sót lại ở Việt Nam là vùng đồng bằng Hà Tiên ở tỉnh Kiên Giang và

Vườn Quốc gia Tràm Chim ở tỉnh Đồng Tháp Những vùng đồng cỏ ngập

nước theo mùa và không thể thay thế được này là nơi cư trú của các loài chim

không có ở những nơi khác của đất nước, trong đó có Sếu đầu đỏ (Grusantigone

sharpii) và Ô tác (Houbaropsis bengalensis)

- Hệ sinh thái biển và ven biển

Chúng bị đe dọa trực tiếp do khai thác cũng như gián tiếp bởi những hoạt động công nghiệp hóa, nông nghiệp và các hoạt động khác diễn ra trên đất liền

Việc sử dụng đất không có quy hoạch đã gây ra nhiều hậu quả xấu cho các

khu vực ven biển và ngoài khơi của Việt Nam Các hoạt động nông nghiệp và phát

triển đã tạo ra lắng đọng ở vùng ven biển thông quá quá trình xói mòn đất, nước thải

và phân bón bị rửa trôi làm hàm lượng dinh dưỡng tăng lên rất cao và tảo mọc quá nhiều khiến nồng độ ôxi giảm và gây ô nhiễm biển Những thay đổi này đe dọa sự

tồn tại của các quần xã ở đây và mức độ đa dạng của chúng Việt Nam đã mất 40

đến 50% các bãi cỏ biển vào những năm 1980 và 1990 do quá trình lắng đọng ở các

Trang 27

Lê Thị Phương – K18CHKHMT 27

vùng ven biển lân cận Những bãi bồi chưa bị xáo trộn đã bị đe dọa bởi việc trồng rừng ngập mặn độc canh nhằm cải tạo đất vào bảo vệ bờ biển tránh xói mòn Rừng độc canh không phải là sinh cảnh thích hợp cho nhiều loài chim, trong đó có loài Cò

thìa (Platalea minor, thuộc nhóm nguy cấp) bị đe dọa toàn cầu

Các rạn san hô phân bố ở phía trên những đáy biển nông ở cả miền Bắc và miền Nam Việt Nam đang trong tình trạng rất xấu: hoạt động của con người đe dọa hầu hết toàn bộ các rạn san hô này (85 đến 95%) và chỉ có 1/4 trong số này có san

hô đang sống và phát triển chiếm 50% hoặc nhiều hơn Cùng với những hoạt động trên đất liền, các rạn san hô này bị đe dọa trực tiếp bởi hoạt động lấy đá vôi từ san

hô và việc sử dụng xyanua để bắt cá ở rạn san hô và phương pháp này vô tình giết

cả san hô

*Ô nhiễm môi trường

Hiện nay, chất lượng môi trường nói chung đã xuống cấp Nhiều thành phần môi trường bị suy thoái, tình trạng ô nhiễm do các chất thải khác nhau không được

xử lý đổ ra môi trường bên ngoài là nguyên nhân đe dọa tới đa dạng sinh học: gây chết, làm giảm số lượng cá thể, gián tiếp làm hủy hoại nơi cư trú và môi trường sống của các loài sinh vật hoang dã

Việt Nam có khoảng 7.000 nhà máy và xí nghiệp lớn và rất nhiều trong số này vẫn sử dụng những công nghệ cũ và thải trực tiếp rác thải chưa được xử lý vào môi trường Các nhà máy lọc dầu cùng với các nhà máy sản xuất kim loại, dệt, làm giấy, chế biến thực phẩm và hóa chất cần quan tâm đặc biệt vì rác thải của chúng chứa các kim loại có tính độc như asen, đồng, thủy ngân và chì Việt Nam có tới

560 mỏ, phần lớn là mỏ than tập trung ở tỉnh Quảng Ninh và Bắc Thái, nhưng cũng

có mỏ khai thác kim loại (trong đó có vàng) và đá quý Các công ty khai thác mỏ đã

bỏ lại những vùng đồi trọc và các diện tích rừng bị giảm sút và những hoạt động của các công ty này đã dẫn đến việc tăng sự xói mòn đất, tăng lượng lắng đọng và làm ô nhiễm các vùng nước lân cận bởi các kim loại nặng thải ra.[4]

Trang 28

Lê Thị Phương – K18CHKHMT 28

Trong nông nghiệp nông dân thường xuyên sử dụng thuốc trừ sâu và phân

bón trên đất nông nghiệp chiếm hơn 20% diện tích của cả nước Nhiều loại thuốc

trừ sâu có tính độc cao có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sinh thái Bên cạnh đó, trong một hệ thống do thị trường quyết định, có xuất hiện xu hướng sử

dụng ngày càng tăng các loại thuốc trừ sâu rẻ hơn nhưng nguy hiểm hơn; một số

thuốc đã bị cấm sử dụng ở Mỹ, trong đó có DDT, asen, những vẫn được sử dụng

thường xuyên ở Việt Nam

*Sự xâm nhập của sinh vật ngoại lai

Sự xâm lấn các loài ngoại lai là sự du nhập loài này hay loài khác vào vùng

này hay vùng khác theo những con đường và mục đích khác nhau như buôn bán,

giải trí, phát triển kinh tế…Phần lớn các loài du nhập không có khả năng sống sót vì không thích hợp với điều kiện sống mới Tuy nhiên, một số loài có đặc điểm thích

nghi sinh thái tương tự với điều kiện địa phương, thiết lập được sự sống trên vùng đất mới thì chúng phát triển một cách vượt trội và mau lẹ

Các loài ngoại nhập đã vào Việt Nam theo nhiều con đường khác nhau Một

số loài, như cỏ dại, đã được mang vào một cách ngẫu nhiên theo các con tàu hoặc

trong hàng hóa Cỏ hôi (Chromolaena odorata), một loài cỏ sống lâu có nguồn gốc

từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, được đưa vào châu Á vào những năm 1800, có lẽ là ở

trong các thùng chứa nước để giữ cho thuyền thăng bằng trên các tàu trở hàng từ

vùng Carribê Hiện tại chưa có thông tin gì về thời điểm Cỏ hôi được đưa vào Việt Nam, nhưng có lẽ là ngẫu nhiên và loài cỏ này hiện phân bố trên khắp đất nước Nó chủ yếu sống ở những vùng bị xáo trộn, nơi nó sống rất dai, phân tán nhanh và chiếm ưu thế so với các loài thực vật khác nhờ các chất hóa học nó giải phóng để

ngăn cản sự nảy mầm và phát triển của các thực vật lân cận Các loài xâm hại khác, trong đó có một số loài cá và ốc, được đưa vào có chủ ý vì những tiềm năng về kinh

tế của chúng [2]

Trang 29

Lê Thị Phương – K18CHKHMT 29

* Biến đổi khí hậu toàn cầu

Việt Nam là nước đặc biệt nhạy cảm với các tác động của biến đổi khí hậu

toàn cầu và là 1 trong 10 nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và đầu tiên của biến

đổi khí hậu Các hệ sinh thái bị chia cắt (điều đã trở nên phổ biến ở Việt Nam) chắc chắn sẽ phản ứng kém cỏi hơn trước những sự thay đổi này và có thể sẽ không tránh khỏi sự mất mát các loài sinh vật với tốc độ rất cao Các vùng đồng bằng châu thổ

Nam Bộ và Bắc Bộ được dự báo là những vùng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của biến đổi khi hậu Mực nước biển tăng sẽ có những hậu quả to lớn đối với đa

dạng sinh học vùng đất ngập nước ven biển Các khu vực rộng lớn của Việt Nam

nằm trong phạm vi 1 m trên mực nước biển trung bình Mực nước biển tăng sẽ làm ngập các vùng đất ngập nước và vùng đồng bằng, làm xói mòn bờ biển, làm trầm

trọng thêm lũ lụt ở vùng ven biển, tăng lượng muối ở các cửa sông và trong nước

ngầm và mặt khác làm giảm chất lượng nước, thay đổi phạm vi của thủy triều ở các con sông, vịnh và thay đổi các địa điểm nơi các con sông có phù sa lắng đọng.[4]

Nhiệt độ trung bình tăng sẽ làm thay đổi vùng phân bố và cấu trúc quần thể

sinh vật của nhiều hệ sinh thái Các nhà khoa học đã chứng minh được sự di cư của một số loài do sự ấm lên của trái đất, nhiều loài cây trên dãy Hoàng Liên Sơn đang

phải chuyển dịch lên cao hơn để tồn tại Nhiệt độ tăng còn làm gia tăng khả năng

cháy rừng, nhất là các khu rừng trên đất than bùn vừa gây thiệt hại tài nguyên sinh

vật, vừa gia tăng lượng phát thải khí nhà kính làm gia tăng biến đổi khí hậu.[4]

*Khai thác quá mức và buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã

Khai thác quá mức có nghĩa là khai thác đến khi số lượng của loài thấp hơn

mức tối thiểu mà loài có thể phục hồi Vì thế dẫn đến sự tuyệt chủng của loài, gây

suy giảm đa dạng sinh học

Các loài bị khai thác quá mức thường là những loài có giá trị kinh tế cao hoặc có giá trị sử dụng đặc biệt như giá trị về thẩm mỹ, giá trị về dinh

Trang 30

Lê Thị Phương – K18CHKHMT 30

dưỡng …Việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam liên quan đến nhiều hoạt động trong đó có săn bắt, đánh cá, khai thác gỗ và săn bắt động vật và thu hái thực vật không bền vững Khai thác quá mức đã trở thành một mối đe dọa nghiêm trọng đối với đa dạng sinh học của Việt Nam và ngày càng mở rộng ra nhiều loài động thực vật khác trong khi đã có hàng trăm loài bị ảnh hưởng

- Khai thác và buôn bán thực vật

Khu hệ thực vật bị khai thác ở khắp nơi Quả cây, hoa, vỏ cây, rễ, nhựa, gỗ

và toàn bộ cây được thu thập vì nhiều mục đích, từ làm thức ăn và thuốc cho đến làm thủ công mỹ nghệ, dệt và sản xuất đồ đạc và phục vụ việc buôn bán cây cảnh Những loài thực vật bị khai thác nhiều nhất ở Việt Nam thường là các loài có giá trị kinh tế cao như: song mây, sâm, trầm hương, các loại gỗ quý

Được đánh giá cao và được ưa thích do sự kết hợp của độ bền và tính dẻo dai, song mây tiếp tục được khai thác từ tự nhiên trên khắp vùng phân bố của chúng Việt Nam là nơi phân bố của (ít nhất) 21 loài và trong số đó 5 loài được xếp vào nhóm bị đe dọa toàn cầu Rất ít hoặc không có thông tin gì cụ thể về tình trạng của các quần thể trong tự nhiên ngoài việc chúng gần bị khai thác kiệt quệ

Cũng như song mây, Sâm Việt Nam (Panax vietnamensis) là một loài hiếm của chi bao gồm cả Sâm Mỹ (P quinquefolius) và Sâm châu Á (P ginseng) Các

loài sâm này được sử dụng để chữa bệnh và làm thuốc bổ ở cả phương Đông và phương Tây Do nhu cầu mang tính truyền thống cùng với việc xuất hiện ngày càng nhiều các hoạt động buôn bán cây thuốc trong nước và việc thiếu các nguồn cây trồng mới thay thế, Sâm Việt Nam bị đe dọa nghiêm trọng do việc khái thác trái phép quá mức Sâm Việt Nam hiện là một trong số 250 loài hiếm, bị đe dọa và nguy cấp đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam.[3]

Một trong những sản phẩm phi gỗ có giá trị cao nhất lấy từ rừng được khai thác ở Đông Nam Á là trầm hương Trầm hương là lõi gỗ có nhiều nhựa phát triển

Trang 31

Lê Thị Phương – K18CHKHMT 31

bên trong một số loài cây thuộc chi Aquilaria Tuy nhiên, không phải tất cả các loài

thuộc chi Aqualaria đều chứa trầm hương Đây là lý do tại sao rất nhiều gỗ bị khai

thác mà không mang lại lợi ích gì Ở Việt Nam, loài cây tạo ra trầm hương là A

crassna, đây là loài có phân bố ở đồng bằng sông Cửu Long và ở đai độ cao duới

800 m và về phía Bắc dọc theo các khu vực ven biển đến điểm tận cùng về phía

Đông Bắc của Việt Nam Trầm hương loại 1 được bán ở Việt Nam với giá 3.500 đô

la/kg và trầm hương làm thuốc (kỳ nam) có nguồn gốc từ các rễ cây có nhựa có thể

được bán với giá 15.000 đô la/kg Khó có thể biết được chính xác lượng trầm hương được xuất khẩu từ Việt Nam hàng năm; lượng xuất khẩu hàng năm

được biết đã giảm xuống 10 tấn từ 50 tấn vào giữa những năm 1980, mặc dù con số

thực tế có lẽ còn cao hơn nhiều.[3]

Ngoài ra thì việc khai thác và buôn bán các loại gỗ trái phép cũng là một vấn

đề nóng ở Việt Nam Hai loài cây lá kim ở miền Bắc Việt Nam đang phải chịu sức

ép ở mức độ địa phương: Bách tán Đài Loan (Taiwania cryptomerioides) và

loài Bách tán vàng Việt Nam đặc hữu (Xanthocyparis vietnamensis) được mô tả vào

năm 2002 Cả hai cùng có các quần thể rất nhỏ và bị đe dọa do sự xuống cấp của

sinh cảnh và việc khai thác trực tiếp loại gỗ nhiều nhựa và có mùi thơm để phục vụ

xây dựng, làm áo quan và đồ thủ công mỹ nghệ IUCN xếp các loài cây này vào

nhóm cực kỳ nguy cấp.[3]

Hình 11: Khai thác gỗ trái phép ở Tây Nguyên (Nguồn:http://dangcongsan.vn)

Trang 32

Lê Thị Phương – K18CHKHMT 32

.- Đánh bắt thủy sản quá mức

Các hình thức đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt như dùng chất nổ, chất

độc, sốc điện, lưới mắt nhỏ dưới mức cho phép làm suy giảm đa dạng sinh học nghiêm trọng các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển, đe dọa sự tồn tại của hơn

80% các rạn san hô ở Việt Nam, và hủy diệt các nguồn cá giống, tôm giống trong

các vùng đất ngập nước ven bờ nội địa Thậm chí ở các khu bảo tồn biển như Khu

bảo tồn biển vịnh Nha Trang (Khánh Hòa) là khu vực có hệ sinh thái đa dạng phong phú, được bảo vệ và cấm đánh bắt hải sản dưới mọi hình thức Tuy nhiên, vì lợi ích

cá nhân, nhiều ngư dân đã khai thác trái phép hải sản ở đây, họ sử dụng cả mìn để

khai thác, theo ông Eniko d’ La Mancha, chủ trung tâm lặn và văn phòng du lịch

Amigos tại Nha Trang, thì họ dùng những loại mìn mà các thuyền đánh cá phi pháp thường dùng, loại mìn nổ chìm dưới nước Hay ở Vườn Quốc gia Đất mũi Cà Mau, theo ông Trần Văn Mến, Phó Ban Quản lý và bảo tồn nguồn lợi thủy sản biển: nếu

trước đây những người khai thác nghêu, dùng tay cào hay te đẩy thì bây giờ họ dùng máy hút thổi nghêu vào lưới.[3]

Theo khảo sát của các nhà khoa học trên diện tích khoảng 1.100km 2rạn san

hô ở nước ta có 350 loài san hô và 800 loại cá sinh sống, chiếm 18-60% tổng số loài

cá ở vùng biển các nước láng giềng Một báo cáo điều tra san hô Việt Nam cho biết, 96% san hô bị đe dọa trong đó 75% bị đe dọa nghiêm trọng và rất nghiêm trọng.[3]

- Săn bắn và buôn bán trái phép động vật hoang dã

“Không nơi nào mà quần thể hoang dã lại bị suy giảm với tốc độ đáng báo

động như ở Việt Nam , tất cả đều do buôn bán và tiêu thụ trái phép” Ông Eric Coull, Trưởng đại diện của WWF Greater Mekong phát biểu Và để Việt Nam đừng trở

thành “khoảng trắng” về các sinh vật quý hiếm, cần có sự góp tay của mỗi người,

mà trước hết là ngừng ăn thịt các loại động vật hoang dã trái phép Hoạt động săn

Trang 33

Lê Thị Phương – K18CHKHMT 33

bắt và tiêu thụ trái phép đang là hiểm họa lớn nhất làm suy giảm nhanh chóng các

quần thể động vật ngoài tự nhiên, đặc biệt là các loài thú lớn như voi, hổ, gấu

Theo thống kê của các cơ quan chức năng, từ năm 1996 đến 2007, cả nước

đã phát hiện, xử lý 14.757 vụ việc liên quan, tịch thu 181.670 cá thể với khối lượng

635 tấn Năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009, lực lượng kiểm lâm đã phát hiện, xử

lý 1.946 vụ vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ động vật hoang dã Những

địa phương, khu vực “nóng” nhất là TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh, Lâm

Đồng, Thanh Hóa, Nghệ An, Điện Biên, Bình Phước, Hà Nội Những kẻ chuyên

hoạt động săn bắt, buôn bán động vật, thực vật hoang dã quý hiếm tổ chức hoạt động rất chặt chẽ, tinh vi với đường dây quy mô ngày một lớn Gần đây nhất, qua

vụ bắt giữ 25 tấn tê tê đông lạnh và vẩy tê tê vào tháng 10-2008 và vụ bắt 6,2 tấn

ngà voi tại Cảng Hải Phòng cho thấy Việt Nam đang trở thành nơi trung chuyển

động vật hoang dã Nơi tiêu thụ những loại động vật, thực vật hoang dã quý hiếm

không ở đâu xa mà chính trong cộng đồng dân cư chúng ta, tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã với nhan nhản các cửa hàng ăn “chim trời, thú rừng”, nhiều cửa

hàng bày bán hàng trăm bình rượu ngâm thú rừng các loại Có “cầu” làm việc

“cung” ngày càng phát triển; làm việc ngăn chặn việc săn bắt, vận chuyển động thực vật hoang dã quý hiếm như “muối bỏ biển”, rừng ngày càng bị tàn phá, môi

trường tự nhiên ngày càng xấu đi từ chính bàn tay và “dạ dày” con người.[11]

Phần lớn các thành phố và thị trấn lớn ở Việt Nam có chợ buôn bán động vật hoang dã nơi có rất nhiều loài động vật sống là đại diện của tất cả các nhóm động

vật có xương sống chủ yếu, từ tắc kè, rùa và ếch đến tê tê, hươu và linh trưởng Các quán ăn đặc sản thường xuyên phục vụ thịt động vật hoang dã, đôi khi quảng cáo

các món ăn với những bảng giá được đặt cạnh áp phích được in nhằm phục vụ mục đích giáo dục bảo tồn Những người đến ăn có thể thường xuyên xem các loài động vật bị nhốt trong chuồng (trong đó có các loài bị đe dọa toàn cầu) như cầy và rắn

Cùng với các loài động vật hoang dã và thịt để tiêu thụ, những người bán hàng còn tiếp thị rất nhiều loại chim sống ở các chợ lớn nhất ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí

Trang 34

Lê Thị Phương – K18CHKHMT 34

Minh Điều này một phần cũng là do ý thức của người dân Việt Nam như lời Anh

Hoàng Mạnh Cường, một chủ trang trại nuôi thú quý hiếm tại thành phố Buôn Ma

Thuột cho biết: “Người nước ngoài rất có ý thức cái điều là có sử dụng động vật

hoang dã làm thực phẩm Nhưng thói quen của Việt Nam mình thì càng hoang dã

thì họ càng thích dùng làm thực phẩm.” [5]

Hình 12: Buôn bán động vật hoang dã công khai ở các chợ (Nguồn:

Tinmoitruong.net) Những bộ phận và sản phẩm của động vật hoang dã cũng xuất hiện nhiều tại

các chợ Được tiêu thụ chủ yếu để làm dược phẩm và thuốc bổ, các mặt hàng phụ

này bao gồm: xương hổ và cao làm từ xương hổ; mật gấu và cả túi mật; nhiều loại

gạc hươu, đặc biệt là loại chưa trưởng thành được bọc trong lớp nhung; vảy tê tê;

các tuyến xạ từ hươu và cầy; thịt khô và xương của linh trưởng được sử dụng làm

cao thuốc và các loại thành phần chế biến khác; sừng tê giác; và rượu thuốc được

làm bằng cách ngâm con vật vào trong bình rượu gạo (thường là rắn độc bắt trong

tự nhiên nhưng đôi khi là linh trưởng) Các loài động vật hiếm hơn như Saola

(Pseudoryx nghetinhensis) và Hổ (Panthera tigris) gần như không bao giờ được

buôn bán lúc còn sống nhưng thay vì đó xuất hiện trên thị trường dưới dạng da, xương và sừng hoặc đã được chế biến thành cao Động vật hoang dã cũng được chế biến để phục vụ khách du lịch, cả trong nước và quốc tế Các sản phẩm được bán

rộng rãi bao gồm các loại hộp và đũa được làm từ các loại cây gỗ cứng hiếm ở vùng

Trang 35

Lê Thị Phương – K18CHKHMT 35

nhiệt đới, cá ngựa (họ Syngnathidae) và sao biển (họ Stelleroidae), các sản phẩm

làm từ mai của Đồi mồi (Eretmochelys imbricata) như quạt, lược và hộp đựng thuốc

lá, rượu rắn và các chiến lợi phẩm từ động vật săn được.[3]

Hình 13: Hoẵng (giống Muntiacus), Cầy (họ Viverridae) và các loài thú bắt từ

tự nhiên khác được nhồi và bán tại các quầy bên đường tại vùng Bắc Trung Bộ

(ảnh do Cal Snyder chụp)

Động vật hoang dã của Việt Nam còn được cung cấp cho các thị

trường rộng lớn bên ngoài lãnh thổ Các đối tác buôn bán quan trọng gồm có Thái

Lan, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước khác nơi nhiều người vẫn duy trì thói quen truyền thống là sử dụng các loài động thực vật hoang dã Cuộc khảo sát vào năm 1993-1996 tập trung vào việc vận chuyển động vật hoang dã từ Việt Nam đến tỉnh Quảng Tây lân cận của Trung Quốc vẫn là một trong số ít những nghiên

cứu toàn diện nhằm liệt kê loại động vật buôn bán, khối lượng và các động lực tiêu thụ Vì các phương tiện giao thông của Quảng Tây tốt hơn, 95% hoạt động buôn

bán động vật hoang dã qua biên giới Việt-Trung diễn ra qua cửa khẩu này; khối lượng buôn bán qua biên giới giữa Việt Nam và tỉnh Vân Nam thấp hơn nhiều và

chủ yếu cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ tại địa phương Khối lượng nhập khẩu động vật hoang dã hàng ngày từ Việt Nam qua 3 cửa khẩu của Trung Quốc (2 nằm trong đất liền, 1 nằm trên biển) từ 2,3 đến 29,3 tấn, trong số đó rùa (61%), rắn (13%) và

Trang 36

Lê Thị Phương – K18CHKHMT 36

thằn lằn (11%) chiếm đa số Một cuộc khảo sát sau đó (từ tháng 1 đến tháng 6 năm

2002) về tình hình buôn bán trái phép động vật hoang dã và các loại thịt của chúng

đã ước tính khối lượng buôn bán hàng năm là 3.050 tấn, xấp xỉ một nửa khối lượng này được tiêu thụ trong nước [3]

Việc buôn bán động vật hoang dã là mối đe dọa chính với các loài động vật

có xương sống ở Việt Nam, đặc biệt là các loài thú, một số loài chim và rùa Mối đe dọa chủ yếu đối với các loài vượn đen của Việt Nam (giống Hylobates

[Nomascus]) và voọc (giống Trachypithecus và Pygathrix) là săn bắt phục vụ các hoạt động buôn bán thương mại Các nhà nghiên cứu đã định lượng được những mất mát tối thiểu trong cả nước giữa năm 1990 và 2000 do săn bắt gây ra cho 2 loài

đặc hữu ở Việt Nam, Voọc đầu trắng (T poliocephalus poliocephalus) và Voọc mông trắng (T delacouri) Số lượng cá thể của cả hai loài bị giảm xuống một

nửa trong vòng một thập kỷ, với số lượng tương ứng tối thiểu là 100 và 316 cá thể,

bị mất đi vì săn bắt Săn bắt đã làm mất đi thêm 30 cá thể Voọc đầu trắng giữa năm

2000 và 2002 và quần thể của loài này vào năm 2004 nằm trong khoảng 50 đến 60

cá thể Ước tính có khoảng 270-302 cá thể Voọc đầu trắng vẫn còn tồn tại.[3]

1.3 Các biện pháp để kiểm soát và ngăn chặn việc buôn bán trái phép động vật hoang dã tại Việt Nam

Không riêng gì ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới việc buôn bán trái phép

động vật hoang dã đang trở thành một mối nguy hiểm lớn nhất cho sự tuyệt chủng

của các loài Điều đáng nói ở đây là mối nguy hiểm này đến từ chính con người

chúng ta và do vậy chỉ có con người mới có thể kiểm soát được Quan trọng là chúng ta phải tìm ra các cách để ngăn chặn hiệu quả nhất Phạm vi của các vụ phạm tội liên quan đến buôn bán động vật hoang dã thì bao gồm nhiều hình thức từ buôn

bán trực tiếp các mẫu vật, săn bắn theo thời vụ, đối xử tàn ác với động vật, phá hủy

môi trường sống, săn bắt lấy thịt, săn trộm để sử dụng các bộ phận cho trưng bày,

cho y học…Phạm vi của buôn bán động vật hoang dã bao gồm sự đa dạng của tội

Trang 37

Lê Thị Phương – K18CHKHMT 37

phạm và vì lý do này nhiều bài báo quốc tế thường trích dẫn số liệu như: “Buôn bán trái phép động vật hoang dã là một ngành công nghiệp có doanh thu 20 tỷ USD/năm, đứng thứ 2 sau thuốc phiện Những con số tiền tệ này sẽ nằm trong khoảng 6-20 tỷ USD/năm và được trích dẫn từ Interpol” Tuy nhiên Iterpol cũng xác nhận rằng tuyên bố này không đến từ họ Trong khi điều này dường như là một tuyên bố bịa

đặt thì thật khó để ước tính chính xác số lượng các vụ phạm tội liên quan đến động vật hoang dã vì không có một đội ngũ giám sát quốc tế dành riêng cho loại tội phạm này Một yếu tố liên quan đến các vụ phạm tội này nữa là một nguồn lợi tài chính

cao sẽ làm giảm khả năng bị bắt của bọn tội phạm, thậm chí nếu bị bắt thì hình phạt cũng rất nhẹ.[13]

Theo một cuộc điều tra gần đây của Quỹ động vật hoang dã thế giới thì chỉ

có 3200 con hổ (Panthera tigris) còn lại trong thế giới hoang dã Đây là một sự giảm hơn 90% trong thế kỷ qua Tương tự như thế dân số của loài tê giác đen (Diceros bicornis) cũng đã giảm 96% giữa các năm 1970- 1992 Năm 1970 người ta ước tính

rằng có xấp xỉ 65000 con tê giác đen ở Châu Phi nhưng tới năm 1993 thì chỉ còn

2300 con sống sót trong tự nhiên Các ví dụ trên đã minh họa cho tác động của thương mại tới số lượng quần thể tê giác đen và hổ.[13]

Các vật liệu sinh học được đem bán thì không phải toàn bộ cơ thể mà là các

bộ phận như: da, xương, sừng dạng bột Các ví dụ khác về các loài động vật có vú

mà các bộ phận của nó bị buôn bán trái phép như: ngà voi, mật gấu, sản phẩm từ

hươu Tuy nhiên việc buôn bán bò sát và lưỡng cư còn diễn ra nhiều hơn, một phần

là bởi vì những loài này thì nhỏ hơn và do vậy dễ dàng che giấu để tránh bị phát

hiện.[13]

Đầu những năm 1990, buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã tại Việt nam ước tính đạt giá trị 24 triệu USD mỗi năm Đến năm 2000, ước tính đạt 66,5

triệu USD.[12]

Trang 38

Lê Thị Phương – K18CHKHMT 38

Năm 2008, ước tính tổng lượng buôn bán động vật hoang dã trong và ngoài Việt Nam đạt 3.500 – 4.000 tấn 1 năm (Nguyen Van Song, 2008) Việt Nam đang trở thành một trung tâm buôn bán trái phép động vật hoang dã Từ năm 2005, lãnh đạo cảng Hải phòng đã bắt 13,5 tấn ngà voi và hơn 30 tấn thịt động vật hoang dã

Năm 2010, cán bộ hải quan cảng Hải phòng đã phát hiện ra 4 trường hợp ngà voi

tạm nhập trái phép vào Việt Nam để tái xuất.[12]

Như vậy việc ngăn chặn việc buôn bán trái phép động vật hoang dã chính là việc làm hết sức cần thiết để ngăn chặn sự tuyệt chủng và suy giảm của các loài

động vật quí hiếm hiện nay

1.3.1.Những biện pháp đã thực hiện

* Tham gia các công ước quốc tế về bảo vệ đa dạng sinh học và buôn bán trái phép động vật hoang dã

Vào năm 1994, Chính phủ đã phê chuẩn 2 công ước quốc tế: Công ước về

Đa dạng sinh học tập trung vào việc sử dụng bền vững và có lẽ là hiệp ước toàn cầu quan trọng nhất hiện nay về việc bảo tồn đa dạng sinh học và Công ước Quốc tế về Buôn bán Động vật và Thực vật hoang dã (CITES), là hiệp ước quy định việc buôn bán các loài bị nguy cấp Việt Nam nằm trong số ít các nước ở Đông Nam Á đã phê chuẩn tất cả 4 công ước quốc tế quan trọng về bảo tồn đa dạng sinh học Công ước Quốc tế về Buôn bán Động vật và Thực vật hoang dã (CITES) là những chính sách trên nguyên tắc để kiểm soát hoạt động buôn bán quốc tế về động vật và thực vật Do Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc quản lý, CITES được đưa ra vào năm 1975 và hiện đang là một trong những công ước về bảo tồn được biết đến nhiều nhất, với 167 nước thành viên vào năm 2005 Cho đến năm 2004, 63 loài động vật (trong đó có 6 loài linh trưởng, 17 loài chim và 6 loài rùa) và 15 loài thực vật (tất cả đều thuộc chi Lan hài, Paphiopedilum) của Việt Nam đã được đưa vào

trong phụ lục này

Trang 39

Lê Thị Phương – K18CHKHMT 39

*Tăng cường hệ thống pháp luật và tích cực các cuộc kiểm tra, vây bắt tội

phạm về động vật hoang dã, đặc biệt là buôn bán qua biên giới

Với mục đích tạo ra một cơ sở pháp lý cho việc nghiêm cấm buôn bán trái

phép động vật hoang dã và xử lý các hành vi phạm tội thì Chính phủ Việt Nam đã

giới thiệu luật bảo vệ động vật hoang dã để chống lại nạn buôn bán trái phép (Luật: 29/2004/QH11,20/2008/QH12; Sắc lệnh 32/2006/ND-CP, 82/2006/ND-CP)

Theo thống kê của các cơ quan chức năng, từ năm 1996 đến 2007, cả nước

đã phát hiện, xử lý 14.757 vụ việc liên quan, tịch thu 181.670 cá thể với khối lượng

635 tấn Năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009, lực lượng kiểm lâm đã phát hiện, xử

lý 1.946 vụ vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ động vật hoang dã Gần đây nhất, qua vụ bắt giữ 25 tấn tê tê đông lạnh và vẩy tê tê vào tháng 10-2008 và vụ bắt 6,2 tấn ngà voi tại Cảng Hải Phòng cho thấy Việt Nam đang trở thành nơi trung chuyển động vật hoang dã Theo Tổng cục Hải quan Cảng Hải Phòng, từ năm 2005 đến nay cơ quan này đã phát hiện 14 vụ nhập khẩu trái phép động vật hoang dã tại

cảng Hải Phòng, thu giữ 13,5 tấn ngà voi, hơn 30 tấn thịt, vảy, mai rùa Mới đây

nhất vào tháng 4/2011, Công an Móng Cái đã phát hiện trong kho có 122 chiếc ngà, nghi là ngà voi Công an môi trường Lạng Sơn năm 2007 đến nay, đã phối hợp bắt

33 vụ vi phạm pháp luật về buôn bán vận chuyển động vật hoang giã, thu giữ 130 cá thể khỉ đuôi dài, 296 chim iểng, 122,5kg rắn các loại, 180 chiếc sừng hươu, 49 bộ

da trăn [11]

Theo Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã, các đối tượng buôn bán trái phép

loài hoang dã đang có dấu hiệu liên kết thành mạng lưới tội phạm xuyên quốc gia

Có khoảng 13 - 42% các loài động, thực vật hoang dã ở Đông Nam Á có nguy cơ

biến mất hoàn toàn trong thế kỷ này Chính phủ Việt Nam đã có chỉ đạo các bộ,

ngành và địa phương phải có sự phối hợp kiểm tra chặt chẽ, ngăn chặn hành vi vận chuyển, buôn bán, giết mổ động vật hoang dã, đặc biệt là xuất nhập khẩu trái phép

qua biên giới.[11]

Trang 40

Lê Thị Phương – K18CHKHMT 40

*Thành lập các khu bảo tồn động vật hoang dã

Nhiều tổ chức tại Việt Nam đang tìm cách bảo tồn các loài và nhóm loài bị

khai thác nhiều và có nguy cơ bị tuyệt chủng cao bằng cách nghiên cứu tập tính sinh học của chúng và xây dựng các chương trình kết hợp để bảo tồn chúng Hai chương trình bảo tồn ban đầu ở mức độ loài là nuôi giữ cho đẻ, đặc biệt là các loài động vật thu giữ được từ các hoạt động buôn bán động vật hoang dã và thả lại chúng vào các khu vực nơi số lượng quần thể thấp hoặc đã bị tuyệt chủng.[3]

Trung tâm Nghiên cứu Linh trưởng nằm trên khu vực có diện tích 5 ha tại

Vườn Quốc gia Cúc Phương được lập ra để cứu hộ, phục hồi, cho sinh sản, nghiên cứu và bảo tồn các loài linh trưởng bị thu giữ Các cán bộ kiểm lâm đã bắt giữ những động vật này từ thợ săn và từ các chợ buôn bán động vật hoang dã hoặc từ

những người nuôi động vật làm cảnh trái phép Một nỗ lực lớn khác của trung tâm

là giáo dục người dân về tầm quan trọng của các loài linh trưởng bị nguy cấp, về

sinh thái, tập tính và môi trường sống trong tự nhiên cũng như tính cấp bách của

việc bảo tồn Các nhân viên của Trung tâm phối hợp chặt chẽ với lực lượng kiểm

lâm để thi hành luật bảo vệ động vật hoang dã Vào năm 2004, Trung tâm cứu hộ có hơn 110 cá thể voọc, vượn và cu li thuộc 14 loài và phân loài Sáu loài trong số này không được nuôi ở bất kỳ nơi nào trên thế giới và gần như cả 6 loài này rất khó bắt gặp trong tự nhiên.[3]

*Tuyên truyền giáo dục và huy động sự hỗ trợ của người dân

Hoạt động trên cơ sở tình nguyện, các thành viên của Mạng lưới Bảo vệ động vật hoang dã đã nỗ lực và tích cực tham gia tất cả các vấn đề liên quan đến

lĩnh vực này Một trong những trọng tâm của việc thực hiện bảo vệ động vật hoang

dã là điều tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh, nhằm đảm bảo làm cho họ

tuân thủ đúng các quy định pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã Đồng thời nếu

phát hiện các vi phạm nghiêm trọng, các thành viên sẽ thông báo ngay cho các cơ

quan chức năng địa phương hoặc đường dây nóng miễn phí 1800-1522 để có biện

Ngày đăng: 20/03/2015, 08:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Nghĩa Thìn (2008), “Đa dạng sinh học Việt Nam và vấn đề bảo tồn”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đa dạng sinh học Việt Nam và vấn đề bảo tồn
Tác giả: Nguyễn Nghĩa Thìn
Năm: 2008
3. Eleanor Jane Sterling, Martha Maud Hurley, Lê Đức Minh (2006), “Lịch sử tự nhiên VN”, NXB Yale University Press, Lon Don Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử tự nhiên VN
Tác giả: Eleanor Jane Sterling, Martha Maud Hurley, Lê Đức Minh
Nhà XB: NXB Yale University Press
Năm: 2006
4. Lê Xuân Cảnh, Hồ Thanh Hải (2010), “Hiện trạng và suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam”, Báo cáo Hội nghị khoa học về đa dạng sinh học tại Việt Nam, Viện tài nguyên và sinh thái sinh vật.Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện trạng và suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam
Tác giả: Lê Xuân Cảnh, Hồ Thanh Hải
Năm: 2010
13. Adrian Linacre1*, Shanan S Tobe2 (2011), “An overview to the investigative approach to species testing in wildlife forensic science”, Linacre and Tobe Investigative Genetics 2011 (http://www.investigativegenetics.com/content/2/1/2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: An overview to the investigative approach to species testing in wildlife forensic science
Tác giả: Adrian Linacre1*, Shanan S Tobe2
Năm: 2011
14. “A New Tool for Identifying Biological Specimens and Managing Species Diversity” (www.dnabarcodes.org) Sách, tạp chí
Tiêu đề: A New Tool for Identifying Biological Specimens and Managing Species Diversity”
15. Using DNA Barcodes to Identify and Classify Living Things (http://www.dnabarcoding101.org/introduction.html) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Using DNA Barcodes to Identify and Classify Living Things
18. Nguyen Van Sang, Ho Thu Cuc, Nguyen Quang Truong (2009), “Herpetofauna of Vietnam”, Edition Chimaira, 768 pp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Herpetofauna of Vietnam
Tác giả: Nguyen Van Sang, Ho Thu Cuc, Nguyen Quang Truong
Năm: 2009
16. B. N. REID,* M. LE,†‡Đ W. P. MCCORD,ả J. B. IVERSON,** A Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w