Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận về thông tin đối ngoại và báo chí truyền thông, đưa ra những đánh giá, nhận đị
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN THỊ HOA MAI
THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRÊN TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành Báo chí học
Hà Nội-2012
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-NGUYỄN THỊ HOA MAI
THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRÊN
TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60.32.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Đinh Văn Hường
Hà Nội-2012
Trang 31
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 5
1 Tính cấp thiết của đề tài 5
2 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 6
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4 Tình hình nghiên cứu của đề tài 8
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 11
6 Những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn của đề tài 12
7 Cấu trúc của Luận văn 12
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI VÀ NHIỆM VỤ CỦA BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG 14
1.1 Khái niệm thông tin đối ngoại 14
1.2 Đối tượng thông tin đối ngoại 17
1.2.1 Nhóm đối tượng ở ngoài nước 17
1.2.2 Nhóm đối tượng ở trong nước 21
1.3 Đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về thông tin đối ngoại 23
1.4 Nhiệm vụ của báo chí truyền thông 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRÊN TRUYỀN HÌNH HIỆN NAY 34
2.1 Khảo sát thông tin đối ngoại ở các Đài Truyền hình chủ lực, tiêu biểu 34
2.1.1 Thông tin đối ngoại tại Ban đối ngoại, Đài Truyền hình Việt Nam – VTV4 34
Trang 42
2.1.2 Thông tin đối ngoại tại kênh Văn hóa Việt, VTC10, Đài Truyền
hình kỹ thuật số VTC 41
2.2 Sự phản hồi của công chúng 50
2.3 Đánh giá thực trạng thông tin đối ngoại trên truyền hình 53
2.3.1 Ưu điểm 54
2.3.2 Hạn chế 57
2.3.3 Nguyên nhân 60
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRÊN TRUYỀN HÌNH 64
3.1 Một số vấn đề đặt ra 64
3.2 Kinh nghiệm của các nước làm truyền hình đối ngoại và bài học kinh nghiệm cho truyền hình Việt Nam 67
3.2.1 Kinh nghiệm của các nước làm truyền hình đối ngoại 67
3.2.2 Bài học kinh nghiệm cho truyền hình Việt Nam 78
3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin đối ngoại trên truyền hình 82
KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC 101
Trang 55
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thông tin đối ngoại là một trong những nhiệm vụ thiết yếu, quan trọng hàng đầu trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước Trong suốt tiến trình đổi mới và phát triển toàn diện của đất nước, báo chí luôn là mũi nhọn xung kích, là lực lượng quan trọng trong việc thông tin các đường lối, chủ trương, chính sách và những thành tựu của Đảng và Nhà nước đến kiều bào Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế Đồng thời, bác bỏ những thông tin sai trái, thiếu khách quan của các thế lực thù địch xuyên tạc, bịa đặt về tình hình đất nước
Có thể nói, thông tin đối ngoại là một trong những nhiệm vụ quan trọng của báo chí nước ta Trên thực tế, hiện nay có rất nhiều đơn vị chuyên trách chỉ làm công tác thông tin đối ngoại, song, báo chí vẫn luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là lực lượng thông tin nhanh, nhạy, thu hút đông đảo nhân dân quan tâm Thông tin tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng, với 4 loại hình báo chí tiêu biểu, bao gồm báo in, phát thanh, truyền hình và báo mạng điện tử đã có nhiều bước khởi sắc Mỗi loại hình có một ưu thế riêng trong việc tuyên truyền đối ngoại, song, truyền hình vẫn có một sức hấp dẫn đặc biệt bởi sự kết hợp sinh động của hình ảnh và âm thanh, đưa đến cho người xem cảm giác tin tưởng, chân thực
Thực tế hiện nay, ở nước ta, về truyền hình có rất nhiều đơn vị tham gia làm công tác thông tin đối ngoại, tiêu biểu phải kể đến VTV4, VTC10, HTV7…Mặc dù, truyền hình Việt Nam tham gia thực hiện công tác thông tin đối ngoại trong suốt thời gian khá dài, song, trên thực tế, ở trong và ngoài nước hiện vẫn chưa thực hiện việc đánh giá thực trạng một cách tổng quát, có
hệ thống, cũng chưa có những nghiên cứu chuyên sâu và chi tiết, chưa phân
Trang 66
tích được ưu điểm, hạn chế và chỉ ra được những căn nguyên của nó, để từ đó,
đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin đối ngoại trên truyền hình Năm 2010, Ban Tuyên giáo Trung Ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và một số đơn vị khác, tổ chức đi khảo sát một số đơn vị làm nhiệm vụ thông tin đối ngoại như VTV4, VOV5, Vietnamnews nhưng bước đầu mới chỉ đưa ra những nhận định sơ bộ, chung chung, chỉ dừng lại ở mức thăm và làm việc, chưa có những đánh giá sát thực về thực trạng của nó Đây cũng chính là lý do thúc đẩy người viết chọn đề tài nghiên
cứu “Thông tin đối ngoại trên truyền hình Việt Nam hiện nay” làm đề tài
nghiên cứu của mình
2 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận về thông tin đối ngoại và báo chí truyền thông, đưa ra những đánh giá, nhận định bước đầu về thực trạng thông tin đối ngoại ở một số Đài Truyền hình chủ lực, làm nhiệm vụ thông tin đối ngoại tiêu biểu ở nước ta hiện nay, chỉ rõ các ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của nó; và trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm làm truyền hình ở các nước, luận văn sẽ rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với truyền hình nước ta, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin đối ngoại trên truyền hình, góp phần thúc đẩy hiệu quả thông tin đối ngoại của báo chí nói chung, truyền hình nói riêng trong bối cảnh tình hình mới
- Làm rõ các khái niệm: thông tin đối ngoại; báo chí đối ngoại; đối tượng thông tin đối ngoại
- Làm rõ quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về thông tin đối ngoại
Trang 7- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin đối ngoại trên truyền hình
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn tập trung khảo sát, nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin đối ngoại trên truyền hình, cụ thể là kênh truyền hình đối ngoại VTV4 (Đài Truyền hình Việt Nam); kênh truyền hình đối ngoại văn hóa Việt VTC10 (Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC)
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn xin tập trung nghiên cứu, khảo sát và đánh giá thực trạng tình hình hoạt động thông tin đối ngoại của truyền hình Cụ thể:
1 Khảo sát và đánh giá thực trạng thông tin đối ngoại tại Ban truyền
hình đối ngoại Đài Truyền hình Việt Nam - kênh VTV4;
2 Khảo sát và đánh giá thực trạng thông tin đối ngoại tại Kênh văn hóa Việt, VTC10, Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC;
Trang 88
Thời gian khảo sát: 3 năm (Từ 2009 – 2012)
4 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong những năm qua, đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu, khóa luận, luận văn, bài nghiên cứu về công tác đối ngoại, chính sách đối ngoại; công tác thông tin đối ngoại trên các phương tiện truyền thông đại chúng Có thể phân chia các công trình nghiên cứu này theo các nhóm đề tài cụ thể như sau:
- Nhóm nghiên cứu về công tác đối ngoại, chính sách đối ngoại, chủ
yếu tập trung nghiên cứu về tình hình, đặc điểm của bà con Việt kiều ở các nước; những chính sách của Việt Nam đối với cộng động người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới, thực trạng và giải pháp Nhóm nghiên cứu
này đã có những công trình sau: “Đề tài nghiên cứu cấp Bộ của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (2007), Công tác đối với người Việt
Nam ở nước ngoài trong tình hình mới giai đoạn từ nay đến năm 2020 vì sự nghiệp phát triển đất nước ”; Trần Trọng Đăng Đàn (1997), Người Việt Nam ở
nước ngoài, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội; Khóa luận tốt nghiệp
của Trần Thị Mai Anh (Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2009), Hoạt động
ngoại giao nhân dân với việc quảng bá hình ảnh nước Mỹ; Khóa luận tốt
nghiệp của Lê Phương Hoa (Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2012), Cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ và ảnh hưởng đến quan hệ Việt - Mỹ từ năm 1995 đến nay; Đề tài luận văn thạc sĩ của Nguyễn Bảo Chung (Học Viện Ngoại
giao, 2008), Chính sách của Việt Nam đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong thời kỳ đổi mới”
- Nhóm nghiên cứu về Ngoại giao văn hóa, quảng bá hình ảnh quốc
gia, các công trình này tập trung nghiên cứu về văn hóa Việt Nam và các nước, trong đó, văn hóa là trụ cột để tiến hành công tác đối ngoại, thông tin đối ngoại, quảng bá hình ảnh quốc gia, mối quan hệ công chúng với báo chí
Trang 9viện Báo chí và Tuyên truyền, 2011), Quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới
qua các tác phẩm văn học Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Vân
(Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, 2011), Mối quan hệ giữa
công chúng với truyền hình Việt Nam hiện nay Công trình nghiên cứu của TS Đặng Thị Thu Hương (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, 2009),
Ngoại giao Văn hóa và Truyền thông văn hóa đối ngoại trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Nhóm nghiên cứu về công tác thông tin đối ngoại; thông tin đối ngoại
thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng Các công trình nghiên cứu này chủ yếu tập trung nghiên cứu về tình hình công tác thông tin đối ngoại; hoạt động thông tin đối ngoại trên một số báo, đài cụ thể: Đề tài nghiên
cứu cấp Bộ (Ban Tuyên giáo Trung Ương, 2007), Đổi mới, nâng cao chất
lượng, hiệu quả của công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới; Công
trình nghiên cứu của Dương Văn Quảng (2009), Vai trò của Báo chí trong
công tác thông tin đối ngoại Khóa luận tốt nghiệp của Lê Thị Minh Nguyệt
(Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2009), Hiệu quả hoạt động thông tin đối
ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài qua kênh truyền hình VTV4 (khảo sát chương trình “gặp gỡ với khán giả VTV4”), Luận văn thạc sĩ của Trần Thị
Thanh Hương (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, 2011), Công
tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài, thực trạng và giải pháp
Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài, tác giả luận văn đã bỏ khá nhiều thời gian và công sức để tra cứu, tìm hiểu về đề tài mình nghiên cứu
Trang 10(2010), Thông tin đối ngoại – một số vấn đề lý luận và thực tiễn; Tô Quốc Tuấn, (2006), luận văn Thạc sĩ, Nâng cao chất lượng, hiệu quả phát thanh đối
ngoại của Đài Tiếng nói Việt Nam; Trần Thị Thanh Hương (2011), luận văn
thạc sĩ Công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài – thực
trạng và giải pháp có nhiều nét tương đồng với cá nhân người viết về quan điểm nghiên cứu
Khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin đối ngoại trên truyền hình là một đề tài khó và mới Qua khảo sát và nghiên cứu tại Ban Tuyên giáo Trung Ương, Bộ Thông tin Truyền thông, Học Viện báo chí và Tuyên truyền (Khoa quan hệ quốc tế); Trường Đại học Xã hội và Nhân văn Hà Nội (Khoa báo chí và Truyền thông), cá nhân người viết thấy rằng hiện nay ở trong và ngoài nước vẫn chưa thực hiện việc khảo sát và đánh giá thực trạng một cách tổng quát, có hệ thống về công tác thông tin đối ngoại trên truyền hình, cũng chưa đi sâu phân tích ưu, nhược điểm và căn nguyên của nó, từ đó đề xuất các giải pháp mang tính thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng thông tin đối ngoại trên truyền hình
Hiện, ở Ban Tuyên giáo Trung Ương, Bộ Thông tin và Truyền thông có
tổ chức đi khảo sát tình hình thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại ở một số đơn vị báo chí của ta như VTV4, Đài Truyền hình Việt Nam; VOV5, Đài Tiếng nói Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam, song mới chỉ dừng lại ở bước đầu thăm, làm việc và đưa ra đánh giá sơ bộ ban đầu, chưa có sự khảo sát và
Trang 1111
đánh giá thực trạng kỹ lưỡng, cụ thể
Là một người làm công tác quản lý Nhà nước về thông tin đối ngoại, cá nhân người viết nhận thức rất rõ trách nhiệm và vai trò của mình trong việc nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng thông tin đối ngoại trên báo chí nói chung, truyền hình nói riêng Hy vọng rằng, với sự nỗ lực và tâm huyết của bản thân, luận văn sẽ đề xuất được những kiến nghị mang tính thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thông tin đối ngoại trên truyền hình, góp phần thúc đẩy hiệu quả thông tin đối ngoại của báo chí
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận của Chủ nghĩa Duy vật biện chứng và Duy vật lịch
sử trong nghiên cứu;
- Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí học;
- Các quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về công tác thông tin đối ngoại nói chung, công tác thông tin đối ngoại đối với báo chí nói riêng;
- Tham khảo hệ thống giáo trình, sách tham khảo về báo chí học và truyền thông đại chúng
- Phương pháp đọc, phân tích tài liệu: Tìm, nghiên cứu và phân tích các tài liệu (bao gồm sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu, các văn bản, chỉ thị ) về truyền thông đại chúng, truyền hình hiện đại, công tác PR, thông tin đối ngoại
- Phương pháp sưu tầm, thống kê, phân tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, liệt kê
- Trao đổi với các chuyên gia, các nhà quản lý trong lĩnh vực truyền
Trang 1212
hình và thông tin đối ngoại
6 Những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn của đề tài
Đề tài “Thông tin đối ngoại trên truyền hình Việt Nam hiện nay” là một đề tài vừa có tính khoa học, vừa mang tính thực tiễn, góp phần ý nghĩa vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả thông tin đối ngoại của báo chí nói chung, và truyền hình nói riêng Kết quả của việc đánh giá thực trạng cũng là một căn cứ khách quan và quan trọng để các đơn vị truyền hình nhìn nhận lại công tác thông tin đối ngoại của đơn vị mình, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đề ra phương hướng, mục tiêu phát triển mới, góp phần quan trọng vào việc đạt mục tiêu chung của nhiệm vụ thông tin đối ngoại
Đồng thời, đề tài cũng là một trong những căn cứ giúp cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí và thông tin đối ngoại đề ra những biện pháp, chính sách
và phương hướng chỉ đạo phù hợp để phát triển công tác thông tin đối ngoại
Và hy vọng rằng, đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo cho các phóng viên, biên tập viên truyền hình làm thông tin đối ngoại, giúp các phóng viên, biên tập viên có thêm kỹ năng và kinh nghiệm để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền đối ngoại trên truyền hình Đề tài nghiên cứu cũng sẽ là một tư liệu tham khảo cho những người nghiên cứu thông tin đối ngoại và báo chí, cũng như các sinh viên, học viên muốn tìm hiểu các vấn đề liên quan đến đề tài
7 Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn còn
có 3 chương sau đây:
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về thông tin đối ngoại và nhiệm
vụ của báo chí truyền thông
Trang 1313
Chương II: Thực trạng thông tin đối ngoại trên truyền hình hiện nay Chương III: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin đối ngoại trên truyền hình
Nội dung luận văn sẽ được trình bày theo thứ tự chương, mục trên
Trang 1414
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI VÀ NHIỆM VỤ CỦA BÁO
CHÍ TRUYỀN THÔNG
1.1 Khái niệm thông tin đối ngoại
Có thể nói, “thông tin đối ngoại” là một khái niệm khá mới mẻ ở nước
ta, đặc biệt xuất hiện với tần số ngày càng nhiều trong mười năm trở lại đây
Khái niệm về “Thông tin đối ngoại” đến nay vẫn gây nhiều tranh luận, bàn cãi
về nội hàm và phạm vi của nó Các học giả, các nhà nghiên cứu, các nhà quản
lý đã từng thảo luận và đưa ra nhiều định nghĩa công bố trên báo, đài, tạp chí chuyên ngành Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thống nhất về cách định nghĩa
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, 2002: “Thông tin là
truyền cho nhau để biết [52, tr.953], đối ngoại là đối với nước ngoài, bên ngoài, đường lối, chính sách, sự giao thiệp của Nhà nước, của một tổ chức [52, tr.338]” Như vậy, ở trong định nghĩa này, đã chỉ ra nội hàm của thông tin
và đối ngoại, tuy nhiên sự gắn kết để cho ra đời một định nghĩa hoàn chỉnh, mang tính khoa học, đầy đủ ý nghĩa và nội hàm của nó thì vẫn chưa chỉ ra được
Có định nghĩa cho rằng “Thông tin đối ngoại là một bộ phận rất quan
trọng của công tác tư tưởng-văn hóa, đồng thời là bộ phận cấu thành hoạt
động đối ngoại của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân Việt
Nam”[4 , tr 22]
Quan điểm khác lại cho rằng “Thông tin đối ngoại là một bộ phận rất
quan trọng của công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta nhằm làm cho các nước, người nước ngoài (bao gồm cả người nước ngoài đang sinh sống, công tác tại Việt Nam), người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài hiểu về đất nước, con người Việt Nam, đường lối, chủ trương chính sách và
Trang 1515
thành tựu đổi mới của ta, trên cơ sở đó tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc ” [10]
Trong một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu, đánh giá
chất lượng, hiệu quả của báo chí đối ngoại”, nhóm chủ trì nghiên cứu đề tài
đã đưa ra định nghĩa về thông tin đối ngoại như sau: “Thông tin đối ngoại là
những hoạt động thông tin ra bên ngoài có định hướng, thông qua những phương thức khác nhau để giới thiệu và quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra bên ngoài nhằm tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước” [38]
Quy chế Quản lý Nhà nước về thông tin đối ngoại, định nghĩa rằng
“Thông tin đối ngoại là thông tin quảng bá hình ảnh quốc gia, đất nước, con
người, lịch sử, văn hóa dân tộc Việt Nam; thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước Việt Nam ra thế giới và thông tin về thế giới vào Việt Nam” [44]
Như vậy, lần đầu tiên một định nghĩa chính thức về ‘thông tin đối ngoại được đưa vào khẳng định trong văn bản quy phạm pháp luật” [39], thể hiện
khá đầy đủ về nội dung của nó Phạm vi thông tin đối ngoại cũng được xác định rõ ràng, gồm cả thông tin Việt Nam ra thế giới và cả thông tin thế giới vào Việt Nam
Mới đây nhất, Chiến lược Phát triển Thông tin đối ngoại giai đoạn 2011 – 2020 do Bộ chính trị thông qua ngày 14 tháng 2 năm 2012, trong đó nhấn
mạnh rằng “Thông tin đối ngoại là một bộ phận quan trọng trong công tác
tuyên truyền và công tác tư tưởng của Đảng ta góp phần quan trọng vào quá trình hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, từng
Trang 1616
bước làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ…khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài gắn bó với quê hương, đóng góp vào sự nghiệp đổi mới đất nước.” [11]
Như vậy, định nghĩa này đã rất bao quát và đầy đủ về nội dung của thông tin đối ngoại, khẳng định thông tin đối ngoại là bộ phận không thể tách rời của công tác tuyên truyền và công tác tư tưởng nhằm làm cho nhân dân trong nước và quốc tế biết và hiểu về Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đất nước
Trong bối cảnh hiện nay, ranh giới giữa thông tin đối nội và thông tin đối ngoại càng trở nên mờ nhạt, khó xác định, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập toàn diện, sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội Trong đó, công nghệ thông tin đang trở thành động lực, công cụ để thúc đẩy phát triển xã hội Thông tin không chỉ dừng lại ở các sản phẩm báo chí, sách báo, ấn phẩm, sản phẩm cụ thể, mà nó còn được đưa lên mạng Internet, xóa nhòa ranh giới giữa đối nội
và đối ngoại Người viết cho rằng sự phân định ấy chỉ mang ý nghĩa tương đối, bởi hiện nay, thông tin đối nội và đối ngoại có quan hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau, gắn bó không tách rời, bổ sung và tác động qua lại lẫn nhau
Xác định và làm rõ nội hàm khái niệm của thông tin đối ngoại, từ đó xác định rõ nhiệm vụ của thông tin đối ngoại là gì? Đối tượng hướng đến gồm những ai? Địa bàn nào cần được ưu tiên tuyên truyền? Và làm cách nào để thực hiện thông tin, tuyên truyền, quảng bá và phản bác lại thông tin sai trái của các thế lực thù địch phản động trong và ngoài nước một cách có hiệu quả
là một việc làm vô cùng cần thiết và cấp bách hiện nay Trong đó, xác định đúng, trúng đối tượng thông tin, tuyên truyền là một nhiệm vụ tiên quyết, góp phần quan trọng, tạo nên hiệu quả của công tác thông tin đối ngoại
Trang 1717
Trong quá trình nghiên cứu, cá nhân người viết cho rằng định nghĩa trên đã chỉ ra được bản chất và nội dung của thông tin đối ngoại Song, nó vừa mang tính khái quát cao, vừa khá cụ thể và chi tiết Nếu xác định thông tin đối ngoại là một bộ phận quan trọng của công tác tuyên truyền và công tác tư tưởng thì quá rộng, cần phải thu hẹp lại nội hàm của khái niệm để xác định
trúng nhiệm vụ Vì vậy, theo người viết, “Thông tin đối ngoại là một bộ phận
của thông tin, thông qua những phương thức khác nhau để thông tin, giới thiệu và quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới, đồng thời phản bác các quan điểm sai trái, những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, góp phần làm cho nhân dân trong nước và quốc tế, kiều bào ta ở nước ngoài hiểu về Việt Nam và ủng hộ Việt Nam trên con đường bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước”.
1.2 Đối tượng thông tin đối ngoại
Để thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin đối ngoại, trước hết chúng ta cần xác định và làm rõ đối tượng thông tin của nó Trên thực tế, khó có thể phân định rạch ròi ranh giới giữa tuyên truyền đối nội và đối ngoại, nếu chúng ta không xác định rõ đối tượng tuyên tuyền Có thể nói, xác định đúng và trúng đối tượng cần thông tin sẽ mang lại hiệu quả thông tin cao Trong nghiên cứu này, người viết tạm thời chia đối tượng thông tin đối ngoại thành 2 nhóm đối tượng chính:
Đây là nhóm đối tượng rất quan trọng, gồm các tổ chức, định chế quốc
tế, chính giới, học giả, báo chí, nhà kinh doanh, bạn bè quốc tế, nhân dân các nước và người Việt Nam đang sinh sống, học tập, lao động và công tác ở nước ngoài, đặc biệt là giới trẻ
Trước hết là nhóm đối tượng người nước ngoài, hay còn gọi là nhân
Trang 1818
các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các nhà hoạt động xã hội và đồng đảo tầng lớp quần chúng nhân dân trên thế giới
Đây là nhóm đối tượng rất quan trọng, chiếm số lượng đông đảo trên thế giới Nhóm đối tượng này có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước ta Trong chiến tranh, chính nhóm đối tượng này đã đứng lên bảo vệ và đòi Chính phủ các nước chấm dứt chiến tranh với Việt Nam Hãy ngược dòng thời gian quay lại những năm 1960, 1970 Lúc bấy giờ, tại Cộng hòa Liên bang Đức, các tầng lớp nhân dân của hơn 50 thành phố đồng loạt biểu tình, phân phát 20 vạn truyền đơn trong nhân dân và cả lính Mỹ đóng ở nước này để kêu gọi nhà cầm quyền Mỹ chấm dứt ngay cuộc chiến tranh phi nghĩa chống nhân dân Việt Nam Và ngay trong chính đất nước Mỹ, phòng trào phản đối chiến tranh làm “rung chuyển” nước Mỹ, nhiều công dân Mỹ đã tuẫn tiết Hình ảnh N Morrison tẩm dầu tự thiêu đã đánh thức cả thế hệ thanh niên Mỹ tránh xa cuộc chiến tranh phi nghĩa Đến năm
1967, toàn nước Mỹ có hơn 200 tổ chức chống chiến tranh xâm lược của Mỹ
ở Việt Nam Các hoạt động như thế “lan truyền” mạnh mẽ sang các nước nói tiếng Pháp ủng hộ Việt Nam, các hoạt động đã diễn ra rất sôi động và hiệu
quả Tại Thụy Điển, phong trào “Một triệu cua-ron ủng hộ Mặt trận dân tộc
giải phóng miền Nam Việt Nam” diễn ra rất rầm rộ Và chính tại Nhật Bản, cuộc đấu tranh mùa xuân năm 1965 đã thu hút 91 tổ chức công đoàn tiến hành tổng bãi công chống sản xuất hàng cho quân đội Mỹ ở Việt Nam
Và cũng chính nhóm đối tượng này, ngày nay vẫn ra sức ủng hộ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của nhân dân Việt Nam, để từng bước Việt Nam khẳng định vị thế, vai trò của mình trong các tổ chức ASEAN (các nước Đông Nam Á), APEC (Tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương), WTO (Tổ chức thương mại Thế giới), UN (Tổ chức Liên Hợp
Trang 1919
quốc) Trong các hoạt động nhân đạo, hàng năm, rất nhiều đoàn chuyên gia của các nước trên thế giới đã vào giúp đỡ Việt Nam theo con đường viện trợ phi Chính phủ, gần 400 triệu USD cho các dự án nhân đạo và phát triển trong những năm gần đây
Vì vậy, có thể khẳng định rằng, nhóm đối tượng này cũng được xem là nhóm đối tượng trọng điểm của thông tin đối ngoại, tuy nhiên, tùy từng nhóm đối tượng cụ thể, chúng ta có cách thức, nội dung thông tin, tuyên truyền phù hợp để tác động đến nhận thức, và tình cảm của họ, nhằm làm cho bạn bè thế giới ngày càng hiểu ta hơn và tiến tới ủng hộ ta hơn
Nhóm đối tượng thứ hai là cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
(bao gồm kiều bào ta ở nước ngoài; giới học giả nghiên cứu; lưu học sinh, sinh viên, người Việt Nam lao động ở nước ngoài…)
Có thể nói, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam Nhìn chung, đại đa số người Việt Nam ta ở nước ngoài đều hướng về quê hương đất nước
Theo số liệu do Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cung cấp, hiện có hơn 4 triệu người Việt Nam đang sinh sống, lao động và học tập tại 101 nước và vùng lãnh thổ, trong đó khoảng 300.000 người có trình độ đại học trở lên Hàng năm có khoảng 500.000 lượt kiều bào về thăm quê hương, đóng góp chuyên môn, đầu tư, kinh doanh, giao lưu văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo…
Kiều hối những năm gần đây tăng trung bình 10 - 15% Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong năm 2011 vượt xa con số dự báo 6 tỉ USD khi đạt trên 9 tỉ USD Năm 2011, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam tăng thêm gần 7% Về đầu tư, hiện có khoảng 3.000 dự án của kiều bào đầu tư về nước với tổng vốn gần 2 tỷ USD, trong đó 2/3 dự án làm ăn có hiệu quả
Trang 2020
Tại Mỹ, hiện có khoảng 2,5 triệu người Việt Nam sinh sống, tập trung chủ yếu tại các khu vực như bang California (tập trung tại các thành phố San Jose, Garden Grove, Los Angeles, Westminster, San Francisco, Texas )
Tại Châu Á, cộng đồng người Việt có gần 1 triệu người, tập trung nhiều nhất ở Đài Loan, Campuchia, Malaysia Người Việt Nam có mặt tại các quốc gia này chủ yếu theo 2 diện: xuất khẩu lao động và hôn nhân Riêng về di cư bắt nguồn từ hôn nhân, đến nay số lượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan chiếm gần 90% tổng số phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài
Tại Châu Âu, hiện có trên 700 ngàn người Việt Nam sinh sống, trong
đó, tập trung nhiều nhất tại các quốc gia: Pháp (300 ngàn người), Nga (100 ngàn người), Đức (100 ngàn người), Anh (50 ngàn người) và Séc (35 ngàn) Cộng đồng người Việt ở Châu Âu không sống tập trung như tại Hoa Kỳ mà rải rác ở 37 quốc gia Tuy vậy, mức độ liên kết của cộng đồng khá mật thiết
do khả năng qua lại dễ dàng giữa các quốc gia EU Đặc điểm chính của nhóm cộng đồng người Việt ở Châu Âu chủ yếu kinh doanh buôn bán và các du học sinh
Một số cộng đồng người Việt tại Pháp, Mỹ, Úc ra đi từ những năm chiến tranh nên họ có quan điểm khác biệt về chính trị Một bộ phận người Việt tại các nước Pháp, Mỹ, Úc vẫn nặng tư tưởng thuyền nhân, nên nhiều người trong số họ tiếp tục tư tưởng “chống Việt” điên cuồng, theo đuổi ý đồ lật độ chính quyền cách mạng trong nước, phản đối sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước của nhân dân ta
Trong những năm qua, thông tin đến với kiều bào ta ở nước ngoài nhìn chung còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của bà con Việt kiều Thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng đa phần chưa đến được với bà con Việt kiều, các sản phẩm thông tin đối ngoại của ta còn manh mún, chưa
Trang 2121
hấp dẫn cả về hình thức lẫn nội dung Thế nên, một điều dễ nhận thấy khi đi
ra nước ngoài, hầu hết bà con ta “đói” thông tin, chủ yếu nghe, xem thông tin qua mạng, rồi truyền tin nhau và “tam sao thất bản”, vì không phải ai cũng có thể sử dụng máy tính để truy cập Internet, đặc biệt là người lớn tuổi Vì vậy, thông tin bằng hình ảnh có một ý nghĩa quan trọng, là minh chứng sinh động
về sự phát triển, đi lên của đất nước ta hiện nay
Nhóm đối tượng này gồm người nước ngoài sinh sống, học tập, làm việc tại Việt Nam, các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế, các hãng thông tấn báo chí, các nhà đầu tư, khách du lịch nước ngoài (sau đây gọi tắt là
người nước ngoài ở Việt Nam) và đông đảo tầng lớp nhân dân trong nước
Ng ười nước ngoài ở Việt Nam là nhóm đối tượng đặc biệt quan trọng,
là những “nhà thông tin, tuyên truyền trực tiếp” về hình ảnh của một đất nước Việt Nam trong thời kỳ đổi mới Tùy theo từng nhóm đối tượng cụ thể mà có nhu cầu tìm hiểu thông tin về Việt Nam khác nhau Song, nhìn chung, trong thời gian sinh hoạt, làm việc tại Việt Nam, nhu cầu thông tin của người nước ngoài trở thành thường nhật và đa dạng, quan tâm cả hai phạm trù công việc
và ngoài công việc dĩ nhiên với mức độ khác nhau
Kết quả “Khảo sát thăm dò tìm hiểu dư luận nước ngoài về Việt Nam”
do Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện vào tháng 12 năm 2009, với 4 nhóm đối tượng chính, gồm lãnh đạo, đại diện các
tổ chức ngoại giao, phi chính phủ, các định chế nước ngoài khác tại Việt Nam; Các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Các phóng viên thông tấn, báo chí, truyền hình nước ngoài tại Việt Nam và Khách du lịch nước ngoài tại Việt Nam Cuộc điều tra được thực hiện trên địa bàn Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Quảng Ninh, với hơn 1000 số phiếu điều tra, tập trung vào 4 vấn đề
Trang 2222
trọng tâm: Dư luận nước ngoài về các lĩnh vực kinh tế, du lịch, đầu tư và sinh
hoạt của VN; Nhu cầu thông tin về Việt Nam của người nước ngoài; Khả năng khai thác những thông tin đó ra sao? Cần thay đổi phương thức, nội dung thế nào để đưa thông tin tới người nước ngoài tại Việt Nam và trên thế giới hiệu quả hơn?
Kết quả chỉ ra rằng 24% (cao nhất) số người được hỏi biết đến Việt
Nam vì nhờ chiến thắng trong 2 cuộc chiến với Pháp và Mỹ; trên 20% số
người được hỏi cho rằng biết đến Việt Nam vì có nền văn hóa lâu đời; 20% biết đến Việt Nam do có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng; 19% biết đến Việt Nam vì một thị trường đầy tiềm năng và cơ hội làm ăn tốt
Theo kết quả của cuộc khảo sát, đối với người nước ngoài ở Việt Nam, hình ảnh Việt Nam trong mắt họ vẫn mang đậm chất lịch sử Một Việt Nam năng động, đổi mới vẫn chưa được nhiều người nước ngoài biết đến Đây cũng là trách nhiệm của những người làm công tác thông tin đối ngoại trong việc thông tin, cung cấp các thông tin cần thiết đến nhóm đối tượng trọng điểm của thông tin đối ngoại ngay chính trên đất nước mình
Nhóm đối tượng người Việt Nam ở trong nước cũng là một bộ phận
quan trọng cần được thông tin đầy đủ Để thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin đối
ngoại, mỗi người dân Việt Nam phải là một đại sứ để giới thiệu, quảng bá hình ảnh con người, văn hóa đất nước mình, từ đó, tạo dựng mạng lưới bạn
bè, gây dựng tình cảm giữa người dân với người dân, làm nền tảng cho đối ngoại của Đảng và ngoại giao của Nhà nước Thông tin đối ngoại, trước hết, phải đối ngoại tại chỗ, phải làm cho nhân dân nước mình hiểu được sứ mệnh, vai trò của công tác thông tin đối ngoại, để giúp người dân biết, dân hiểu, dân
tự nguyện tham gia vào nhiệm vụ thông tin đối ngoại Đây sẽ là nguồn lực vô cùng quý báu đối với sự phát triển của đất nước
Trang 2323
Thiết nghĩ, một việc làm rất quan trọng hiện nay cần phải được chú trọng và nhắc đến trong khái niệm của thông tin đối ngoại, đó là công tác ngoại giao nhân dân Muốn công tác tuyên truyền đối ngoại ra bên ngoài có hiệu quả, phải có sự phối hợp, quyết tâm, đồng lòng và đồng sức của toàn Đảng, toàn Dân Phải làm dân hiểu và nhận thức rõ thông tin đối ngoại là gì? Tầm quan trọng của công tác này? Từ đó, nêu cao tinh thần, trách nhiệm của nhân dân trong việc ứng xử, tuyên truyền, thông tin ra bên ngoài cho các đối tượng người nước ngoài hiện đang sinh sống, làm việc hoặc du lịch ở Việt Nam
1.3 Đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về thông tin đối ngoại
Trong những năm qua, đặc biệt hơn 10 năm trở lại đây, công tác thông tin đối ngoại đã được Đảng và Chính phủ quan tâm đặc biệt Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, chỉ thị, thông báo và các văn bản pháp luật nhằm tăng cường và đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại nói chung, báo chí truyền hình nói riêng
Ch ỉ thị 11-CT/TW ngày 13 tháng 6 năm 1992 của Ban Bí thư TW Đảng
khóa VII về đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại được xem là Chỉ thị quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến hết sức phức tạp và nhanh chóng Chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, phong trào cộng sản, phong trào giải phóng dân tộc lâm vào tình trạng khủng hoảng Các thế lực thù địch đang đẩy mạnh các hoạt động thông tin liên lạc nhằm kích động, xuyên tạc và chống lại Chủ nghĩa xã hội nói chung và Việt Nam nói riêng
Do đó, Chỉ thị 11 có ý nghĩa vô cùng quan trọng, xác định nhiệm vụ thông tin đối ngoại phải lật sang một trang sử mới, nhằm làm cho Chính phủ
Trang 2424
và nhân dân các nước trên thế giới biết đến đất nước, con người của ta, hiểu
rõ chính sách đối ngoại của ta để tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước trên con đường xây dựng và phát triển Chỉ thị 11 xác định tăng cường thông tin về đường lối, chính sách và thành tựu đổi mới toàn diện của ta, gồm chính sách đối ngoại và chính sách kinh tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người lịch sử và văn hóa ta Trong đó, khẳng định truyền hình là lực lượng chủ lực
làm thông tin đối ngoại, với mục tiêu “mở rộng việc trao đổi chương trình và
hợp tác với đài truyền hình các nước”
Tiếp đó là Thông báo số 188/TB-TW ngày 29 tháng 12 năm 1993 của
Thường vụ Bộ Chính trị về công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới, trong đó quy định cụ thể chi tiết các nhiệm vụ và giao các đơn vị quản lý chủ trì thực hiện Nhiệm vụ của Thông báo số 188/TB-TW tiếp tục xác định đẩy
mạnh công tác thông tin thông qua lực lượng truyền thông đại chúng “tiếp tục đầu tư và nâng cao chất lượng hệ thống thông tấn báo chí, xuất bản quốc gia
như Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, một số báo và nhà xuất bản lơn để làm nòng cốt cho công tác thông tin
đối ngoại”
Đến năm 2000, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số
10/2000/CT-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản
lý và đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại Suốt 8 năm thực hiện Chỉ thị CT/TW của Ban Bí thư và Thông báo số 188/TB-TW của Thường vụ Bộ Chính trị đã bộc lộ nhiều “hạn chế và yếu kém” về công tác quản lý và phối hợp giữa các Ban, ngành chỉ đạo, tổ chức thực hiện, thông tin đối ngoại có
11-nhiều mặt chưa rõ, nên quá trình triển khai còn 11-nhiều “lúng túng, thiếu đồng
bộ và kém hiệu quả” Trong bối cảnh mới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các
Bộ, ngành và địa phương các cấp phải thấu suốt và thực hiện các nhiệm vụ trong tâm của thông tin đối ngoại, trong đó xác định Bộ Văn hóa – Thông tin
Trang 2525
là đơn vị chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác thông tin đối ngoại Như vậy, lần đầu tiên Nhà nước xác định và phân công rõ nhiệm vụ Bộ Văn hóa - Thông tin, nay là Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về thông tin đối ngoại
Sau đó, Nghị Quyết số 36/NQ-TW ngày 26 tháng 3 năm 2004 của Bộ chính trị nhấn mạnh về công tác người Việt Nam ở nước ngoài; Nghị Quyết
s ố 110/2004/QĐ – TTg ngày 23 tháng 6 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36/
NQ - TW ngày 26 tháng 3 năm 2004 của Bộ Chính trị là những Nghị Quyết quan trọng, thể hiện quyết tâm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong việc đưa thông tin Việt Nam ra nước ngoài nhằm để bà con Việt kiều và bạn bè quốc tế biết và hiểu hơn về đất nước ta
Ch ỉ thị 26-CT/TW ngày 10 tháng 9 năm 2008 của Ban Bí thư về tiếp
tục tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới là một Chỉ thị quan trọng, có ý nghĩa thúc đẩy công tác đối ngoại sang một bước mới Lần đầu tiên, Đảng ta xác định cần phải đổi mới, tăng cường công tác thông tin đối ngoại, đổi mới cả về nội dung và phương thức thực hiện, đổi mới cả số lượng và chất lượng Trong đó, xác định tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động thông tin đối ngoại, phát triển các phương tiện thông tin hiện đại, nhất là Internet, truyền hình cáp; đầu tư có trọng điểm cho một số báo hình, báo viết, báo mạng, bằng tiếng Việt Nam và tiếng nước ngoài, tạo ra những thương hiệu báo chí Việt Nam có uy tín quốc tế
Ngày 28 tháng 11 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định thống nhất quản lý Nhà nước về thông tin đối ngoại Quy chế Quản lý Nhà nước về thông tin đối ngoại có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, lần đầu tiên quy định thống nhất hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung Ương đến
Trang 2626
địa phương; lần đầu tiên, định nghĩa và nội dung của thông tin đối ngoại được khẳng định chính thức, và quy định một cách cụ thể, rõ ràng và chi tiết trong một văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước
PGS.TS Nguyễn Hồng Vinh, chuyên gia cao cấp của Ban Tuyên giáo
Trung Ương, nguyên phó ban chỉ đạo công tác TTĐN đã nhận xét: “Quy chế
thông tin đối ngoại là một bước tiến quan trọng trong nhận thức của Nhà nước ta về hoạt động thông tin đối ngoại cả về nội dung, đối tượng và phương thức hoạt động” [52, tr 12]
Chính vì vậy, Nghị quyết XI Đại hội Đảng lần thứ XI khẳng định triển
khai công tác thông tin đối ngoại, trong đó, phải “Tích cực triển khai Quy chế
quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 30/11/2010” [36, tr 11]
Trong những năm gần đây, chủ trương tăng cường thông tin đối ngoại, đưa thông tin và quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam ra bên ngoài được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm Nhiều văn bản, chỉ thị yêu cầu tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới được phổ
biến và quán triệt một cách sâu rộng Và “trong bối cảnh quốc tế có những
diễn biến phức tạp, khó lường và kẻ địch luôn tìm mọi cách chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta bằng diễn biến hòa bình với sự bùng nổ của thông tin, thì vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác thông tin đối ngoại càng quan trọng hơn” [53, tr 35]
Mới đây nhất, Bộ chính trị đã thông qua Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2012, nhằm tiếp tục thông tin về thành tựu đổi mới đất nước, quảng bá hình ảnh Việt Nam, hạn chế các tác động tiêu cực của các thông tin trái chiều, các luận điệu xuyên tạc, bịa đặt của các thế lực thù địch
Rõ ràng, đối với những người chuyên trách về thông tin đối ngoại nói
Trang 2727
riêng và hệ thống chính trị ta nói chung, “Chiến lược phát triển thông tin đối
ngoại giai đoạn 2011-2020” là một minh chứng rõ ràng đối với yêu cầu cấp bách đưa thông tin Việt Nam đến bà con Việt kiều và bạn bè quốc tế, để giúp kiều bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế, nhân dân trong nước nắm được, nắm đúng thông tin về Việt Nam, đề từ đó, có những cách nhìn nhận, đánh giá
về tình hình Việt Nam một cách đúng đắn và chân thực nhất, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam một cách sâu rộng và thành công, nhằm đưa vị thế của Việt Nam tương xứng với các nước trong khu vực
và thế giới
1.4 Nhiệm vụ của báo chí truyền thông
Chiến lược “Phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011 – 2020” do
Bộ Chính trị ban hành ngày 14 tháng 2 năm 2012, trong đó, xác định rõ báo chí truyền thông là một trong những lực lượng quan trọng để thực hiện nhiệm
vụ thông tin đối ngoại Chiến lược chỉ rõ cần phải phát triển và nâng cao chất lượng hệ thống các báo điện tử, các kênh truyền hình, phát thanh đối ngoại, báo, tạp chí bằng nhiều thứ tiếng nhằm triển khai thực hiện tốt việc đưa thông tin của Việt Nam ra nước ngoài
Ở nước ta, báo chí có một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước Báo chí vừa là tiếng nói của Đảng, của tổ chức, của đoàn thể xã hội, đồng thời cũng là diễn đàn của nhân dân Như vậy, báo chí vừa thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc bảo vệ “giai cấp”, bảo vệ thành quả cách mạng của Đảng và nhân dân; đồng thời, phản ánh, truyền tải thông điệp của nhân dân đến Đảng và Nhà nước để giúp Đảng và Nhà nước
có những chính sách đúng, hợp với nguyện vọng và lợi ích của nhân dân
Trong lĩnh vực thông tin đối ngoại, báo chí truyền thông được coi lực lượng chủ lực, lực lượng trọng yếu để thực hiện nhiệm vụ đưa thông tin của
Trang 2828
Việt Nam đến với bà con Việt kiều và bạn bè quốc tế Mặc dù trước đây, chưa
có một văn bản chỉ thị nào dành riêng cho công tác chỉ đạo báo chí thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại, nhưng những năm qua, với thành công chung của công tác thông tin đối ngoại, báo chí đã khẳng định đóng góp một phần không nhỏ vào thành quả chung đó Điều này càng khẳng định vị trí, vai trò của báo chí trong việc thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền đối ngoại
Báo chí ta trên mặt trận thông tin đối ngoại cũng đã có những khởi sắc
cả về số lượng lẫn chất lượng Lực lượng báo chí tham gia làm công tác thông tin đối ngoại phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Đội ngũ phóng viên, biên tập viên và các nhà quản lý báo chí, thông tin đối ngoại nhanh chóng nắm bắt được nhiệm vụ, tham gia tích cực vào công tác tuyên truyền trên mặt trận văn hoá tư tưởng, từ đó làm thay đổi suy nghĩ, cách nhìn của bạn bè quốc
tế và kiều bào ta ở nước ngoài
Như trên đã nói, khó có thể xác định rạch ròi ranh giới giữa thông tin đối nội và thông tin đối ngoại, song trong quá trình nghiên cứu, theo người viết, nhiệm vụ thông tin đối ngoại của báo chí bộc lộ khá rõ nét ở hai nhóm
nhiệm vụ chính Thứ nhất, quảng bá, thông tin kịp thời mọi lĩnh vực đời sống
xã hội của Việt Nam tới bà con kiều bào và bạn bè quốc tế, trong đó, tập trung thông tin, tuyên truyền về đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; quan điểm và lập trường của Việt Nam về các vấn đề trọng yếu của đất nước, khu vực và quốc tế; thông tin, giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, lịch sử truyền thống tốt đẹp với những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc; phản ánh những thành tựu của công cuộc đổi mới; giới thiệu về tiềm năng và hiệu qủa trong đầu tư và hợp tác nước ngoài, trong xúc tiến thương mại, du lịch và hội nhập quốc tế nhằm giúp bạn bè quốc tế, và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiểu đúng, hiểu sâu hơn về đất nước
ta, về các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước
Trang 2929
ta, từ đó tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của dư luận trong và ngoài nước về sự nghiệp đổi mới của đất nước ta; Đồng thời, báo chí đối ngoại phải thông tin hai chiều, đưa thông tin có định hướng về tình hình khu vực và quốc tế cho nhân dân trong nước biết, tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa tốt đẹp của nước ngoài để nhân dân ta tham khảo, học hỏi kinh nghiệm
Thứ hai, báo chí truyền thông luôn là lực lượng then chốt, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ đấu tranh phản bác mạnh mẽ các quan điểm sai trái, những nhận định thiếu khách quan của các thế lực thù địch, của các phần tử chống đối về tình hình Việt Nam, mà tập trung cốt lõi ở các vấn đề nóng như dân chủ, nhân quyền, tự do báo chí, tự do ngôn luận, vấn đề dân tộc thiểu số, vấn đề tranh chấp biển đông
Những năm gần đây, các thế lực thù địch, cơ hội đang lợi dụng các phương tiện truyền thông đại chúng, nhất là các trang mạng xã hội để đăng tải các bài viết phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, bôi nhọ hình tượng Hồ Chí Minh nhằm kích động, gây chia rẽ nội bộ, phá hoại sự đoàn kết toàn dân; vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền; đàn áp tôn giáo, đàn áp người dân tộc thiểu số; vi phạm tự do báo chí, tự do ngôn luận, và chúng tuyên truyền ca ngợi các giá trị văn hóa phương Tây và cổ xúy tư tưởng đa nguyên, đa đảng Trong bối cảnh đó, yêu cầu nhiệm vụ của báo chí làm công tác thông tin đối ngoại ở mức độ sâu hơn, cao hơn, phải thông tin, tuyên truyền một cách chủ động, kịp thời, có hiệu quả và mang tính thuyết phục cao
Hiện, vấn đề biên giới, lãnh thổ cũng đang trở thành điểm nóng của khu vực và thế giới, trong đó, tranh chấp biển đông giữa ta và Trung Quốc và một
số nước xung quanh đang dấy lên làn sóng tranh chấp mạnh mẽ tại biển đông
Do đó, báo chí ta hơn bao giờ hết cần phải thông tin, đưa ra những lập luận, những chứng cứ, những tài liệu xác đáng nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, góp phần bảo vệ chủ
Trang 3030
quyền thiêng liêng của đất nước
Có thể nói, hiện nay, báo mạng điện tử và truyền hình đang là hai lực lượng rất quan trọng để thực hiện việc thông tin các vấn đề nóng, gây bức xúc
dư luận trong và ngoài nước đến với bà con kiều bào ta ở nước ngoài và bạn
bè quốc tế Truyền hình với sự kết hợp chân thực của hình ảnh và âm thanh đã mang đến cho người xem độ tin cậy và sức thuyết phục cao
Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều kênh truyền hình đang thực hiện nhiệm
vụ thông tin đối ngoại như kênh VTV4, Đài Truyền hình Việt Nam; kênh HTV7 của Đài Truyền hình Tp Hồ Chí Minh; kênh VTC10, Đài Truyền hình
Kỹ thuật số VTC; Kênh truyền hình của Thông tấn xã Việt Nam; Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Ninh
Với vai trò được coi là chủ lực, kênh VTV4 trong những năm qua đã nỗ lực sản xuất các chương trình truyền hình hướng tới bà con kiều bào và bạn
bè quốc tế Trước đây, nội dung chủ yếu của kênh VTV4 được biên tập, khai thác lại từ các chương trình truyền hình của kênh VTV1; VTV2 và VTV3 thì đến nay, các chương trình được sản xuất nhiều hơn, thời lượng phụ đề tiếng Anh trên kênh cũng tăng hơn, thậm chí, có một số chương trình như Talk show được sản xuất bằng tiếng Anh, có phụ đề tiếng Việt
Kênh VTC10 tuy được thành lập năm 2008, nhưng đã có nhiều nỗ lực trong việc sản xuất và phát sóng các chương trình truyền hình tới nhiều nước trên thế giới Hiện, kênh VTV10 phát sóng 8h/ngày, phát lại 3h/ ngày, trong
đó, ½ thời lượng phát sóng trên kênh được Nhà nước đặt hàng để phục vụ nhiệm vụ thông tin đối ngoại, do đó, các mũ chương trình, các đề tài, nội dung các chuyên mục được nghiên cứu rất kỹ lưỡng, lấy văn hóa làm trụ cột
để thông tin, quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam ra bên ngoài
Hay Đài Truyền hình Tp Hồ Chí Minh đã chủ động đưa gói phim
Trang 3131
truyện trên kênh HTV7 phát sóng ở địa bàn Mỹ, phục vụ cho bà con Việt kiều
ở Mỹ, một địa bàn được coi là trọng điểm của thông tin đối ngoại
Những năm qua, truyền hình luôn làm tốt là kênh thông tin quan trọng, đưa thông tin của Việt Nam bằng hình ảnh tới bà con Việt kiều và bạn bè quốc
tế một cách chân thực nhất Đồng thời, là lực lượng chủ lực trong việc bác bỏ những nhận định thiếu khách quan, thiếu thiện chí, thậm chí xuyên tạc, bịa đặt trắng trợn về tình hình Việt Nam của các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước
Gần đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì, nghiên cứu “Quy
hoạch phát thanh, truyền hình đối ngoại từ năm 2012 đến năm 2020” trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm triển khai thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại thông qua phát thanh, truyền hình một cách có hiệu quả, có hệ thống, tránh lãng phí tiền của Nhà nước và chồng chéo về mặt nội dung thể hiện
Trong các chuyến đi công tác nước ngoài, người viết thấy rằng hiện nay, ở các địa bàn trọng điểm của thông tin đối ngoại, nhất là Mỹ, ngoài sử dụng các trang báo điện tử, các trang mạng cá nhân, thì truyền hình đang là phương thức hữu hiệu của các thế lực chống đối Nhà nước sử dụng một cách rộng rãi Song, độ thuyết phục về thông tin không cao, do ở Mỹ, địa bàn trọng điểm là Carlifornia, làm truyền hình nhưng chủ yếu dùng hình thức “phát
thanh bằng hình ảnh”, nghĩa là đọc là chính, chủ yếu sử dụng hình tĩnh, được chụp sẵn qua ảnh Điều này, rõ ràng cho thấy, thông tin bằng hình ảnh trung thực và sinh động từ Việt Nam ở địa bàn Mỹ nói riêng, và một số địa bàn nhạy cảm khác nói chung rất thiếu Người Việt ở đây rất nhớ quê, họ “đói” thông tin và mong muốn được xem sự đổi mới của quê hương từ ngày rời đất nước
Trang 3232
Trước thực trạng đó đặt ra một nhiệm vụ đối với truyền hình nước ta là nhanh chóng đưa thông tin bằng hình ảnh của Việt Nam tới nhiều nước trên thế giới, nhất là những quốc gia trọng điểm về thông tin đối ngoại Đây là một nhiệm vụ không mới, song, nó đòi hỏi sự nỗ lực, sự quyết tâm lớn của Nhà nước, của ngành truyền hình bởi kinh phí thực hiện việc sản xuất, truyền dẫn phát sóng ra nước ngoài là rất lớn; nhân lực để thực hiện nhiệm vụ cũng vô cùng quan trọng trong bối cảnh truyền hình các nước ngày càng hiện đại và chuyên nghiệp; sự kỳ thị và tâm lý cực đoan chống cộng ở một số nhóm người Việt ở nước ngoài vẫn rất mạnh, khiến việc triển khai truyền dẫn phát sóng ở nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn, có những địa bàn đã vào được nhưng bị tẩy chay bởi người Việt ra sức biểu tình, chống đối kênh truyền hình của ta ở các nước
Hy vọng rằng, với sức vóc ngày một trưởng thành, các Đài Truyền hình
sẽ thực hiện nhiệm vụ “thông tin đối ngoại” tương xứng với vai trò, vị trí là Đài Truyền hình quốc gia, để nhanh chóng bắt kịp với sự phát triển của các Đài truyền hình trong khu vực và thế giới
Tiểu kết chương I:
Có thể nói, chương I là chương khái quát, nền tảng, là tiền đề để nắm bắt, nhìn nhận và đánh giá một cách tổng quát và khách quan tình hình thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại của báo chí nói riêng, truyền hình nói chung trong giai đoạn hiện nay; đồng thời là cơ sở khách quan để đề tài
nghiên cứu “Thông tin đối ngoại trên truyền hình Việt Nam hiện nay” khái
quát và nắm bắt được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về thông tin đối ngoại, hiểu rõ nội hàm khái niệm, xác định đúng đối tượng tuyên truyền, để từ đó, xác định trúng nhiệm vụ của báo chí đối ngoại nói chung, truyền hình nói riêng
Trang 3333
Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung về thông tin đối ngoại, để đánh giá thực trạng thực hiện thông tin đối ngoại, người viết đã tìm hiểu, tiến hành khảo sát tình hình thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại của 2 kênh truyền hình đối ngoại chủ lực hiện nay: Kênh truyền hình đối ngoại VTV4, Đài Truyền hình Việt Nam; và kênh truyền hình đối ngoại văn hóa Việt VTC10, Đài THKTSVTC, từ đó, đưa ra những đánh giá thực trạng về tình hình thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại hiện nay, chỉ ra những ưu, nhược điểm và căn nguyên của nó Đây cũng chính là toàn bộ nội dung của Chương II của luận văn sẽ được trình bày sau đây
Trang 3434
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI
TRÊN TRUYỀN HÌNH HIỆN NAY
2.1 Khảo sát thông tin đối ngoại ở các Đài Truyền hình chủ lực, tiêu biểu
2.1.1 Thông tin đối ngoại tại Ban đối ngoại, Đài Truyền hình Việt Nam – VTV4
Ngày 07 tháng 9 năm 1970 là ngày phát sóng chương trình truyền hình đầu tiên và trở thành ngày truyền thống của Đài truyền hình Việt Nam Đã 42 năm trôi qua, thông tin đối ngoại luôn là lĩnh vực được quan tâm và có vị trí đặc biệt trong hoạt động của Đài truyền hình Việt Nam
Năm 2002 là năm bản lề, có nhiều ý nghĩa đối với công tác thông tin đối ngoại, tròn 10 năm thực hiện chỉ thị 11-CT/TW ngày 13 tháng 6 của Ban
bí thư TW Đảng khoá VII, 4 năm thực hiện thông báo 188-TB/TW ngày 29 tháng 12 năm 1998 của thường vụ Bộ chính trị khoá VIII, và năm đầu tiên thực hiện quyết định số 16-QĐ/TW ngày 27 tháng 12 năm 2001 của Ban bí thư trung ương khoá 9 về công tác thông tin đối ngoại và đây cũng là năm đánh dấu một bước phát triển mới trong hoạt động thông tin đối ngoại của Đài truyền hình Việt Nam
Ngày 7 tháng 2 năm 2002, Thủ tướng chính phủ Phan Văn Khải đã ký quyết định số 29/2002/QĐ-TTg thành lập Ban truyền hình đối ngoại VTV4 trực thuộc Đài truyền hình Việt Nam Đây là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, trở thành cột mốc quan trọng trong việc thực hiện công tác tuyên truyền đối ngoại của Đài truyền hình Việt Nam Từ đó đến nay, VTV4 luôn đảm nhận là kênh truyền hình đối ngoại quốc gia Khán giả mục tiêu của VTV4 là người Việt sinh sống ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế, đặc biệt là cộng đồng Việt
Trang 3535
Nam ở nước ngoài Chương trình VTV4 hiện nay có các chương trình bằng tiếng Việt, Anh, Pháp, Nga, Lào (phụ đề tiếng Lào phát tại Lào) và tiếng Trung (bắt đầu lên sóng từ ngày 11/11/2011) Nhiệm vụ của kênh VTV4 là tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra bên ngoài và đấu tranh với các tuyên truyền xuyên tạc về Việt Nam
2.1.1.1 Tổ chức bộ máy – nhân sự của VTV4
+ Nhân sự:
So với năm 2007, Ban đối ngoại Đài truyền hình Việt Nam có 31 cán
bộ công chức, 10 hợp đồng xác định thời hạn 36 tháng, 04 hợp đồng lao động
12 tháng và 20 cộng tác viên dạng hợp đồng thuê khoán với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đại học và trên đại học Đến nay, đội ngũ nhân lực tham gia sản xuất, phát sóng trực tiếp tại VTV4 đã lên tới 60 biên chế và hợp đồng dài hạn; 37 cộng tác viên ký hợp đồng ngắn hạn; 7 cộng tác viên nước ngoài thường xuyên làm công tác hiệu đính cho bản tin tiếng Pháp, chương trình tiếng Nga và các chương trình tiếng Anh
Ngoài ra, VTV4 còn có một đội ngũ cộng tác viên ở ngoài nước bao gồm cộng tác viên người Việt Nam định cư tại nước ngoài Đội ngũ cộng tác viên thường xuyên cung cấp các tin bài bằng hình hoặc bằng ảnh, các phóng
sự liên quan đến cuộc sống của người Việt Nam ta ở nước ngoài, các tin, bài, ảnh, phóng sự thường đường gửi về bằng đường internet rất thuận tiện và đảm bảo tính cập nhật thông tin
+ Bộ máy tổ chức:
So với năm 2007, cơ cấu của ban đối ngoại VTV4 có một số khác biệt Trước đây, VTV4 có 6 phòng ban bao gồm 1 phòng biên tập chung, 1 phòng chuyên mục đối ngoại, 1 phòng biên tập tiếng Anh, 1 phòng biên tập tiếng
Trang 3636
Pháp, 1 phòng biên tập và đạo diễn chương trình, 1 phòng tổng hợp Đến nay,
cơ cấu bộ máy của VTV4 vẫn có 6 phòng, nhưng tập trung cơ cấu phòng, ban theo hướng chuyên môn sâu, gồm 1 phòng sản xuất (sản xuất toàn bộ các chương trình chuyên biệt phục vụ từng đối tượng cụ thể và sản xuất bản tin tiếng Pháp); 1 phòng chương trình (có chức năng khai thác các chương trình, lập khung chương trình, xây dựng lịch phát sóng, tổ chức hợp tác quốc tế về phủ sóng và khai thác bản quyền); 1 phòng tiếng Anh (sản xuất các chương trình tiếng Anh); 1 phòng phụ đề (chuyên biên, phiên dịch các chương trình tiếng Anh, và điều hành dự án phụ đề tiếng Lào tại Đài THQG Lào); 1 phòng đạo diễn phát sóng (chuyên phát sóng các chương trình theo kế hoạch phát sóng hàng ngày); 1 phòng tổng hợp (thực hiện các chức năng hành chính, nhân sự, tài chính và kỹ thuật)
2.1.1.2 Nội dung chương trình
Chương trình của VTV4 so với những năm trước đây đã có nhiều bước cải tiến rất quan trọng, số lượng chương trình phát trên kênh VTV4 tự sản xuất nhiều hơn trước Trước đây, nội dung chương trình của VTV4 đa phần được biên tập lại từ các kênh VTV1, VTV2, VTV3 của Đài THVN, nên dường như nội dung của VTV4 khá nhạt, không có bản sắc riêng, gần như được “xào xáo” và biên tập lại, khiến nội dung chương trình chưa thật sự hấp dẫn và thu hút người xem
Gần đây, VTV4 đã có nhiều cải tiến trong việc nâng cao chất lượng nội dung Các chương trình sản xuất theo hướng chuyên sâu vào từng nhóm đối tượng, đề cập trực tiếp các vấn đề nóng được khán giả quan tâm, nhiều chương trình do các MC là Việt kiều dẫn nên về hình thức, cũng tạo sự cách tân so với trước đây, làm cho khán giả là Việt kiều cảm thấy gần gũi hơn với các chương trình
Hiện, VTV4 đang tập trung sản xuất các bản tin bằng tiếng Anh, tiếng
Trang 3737
Pháp, với thời lượng 30 phút/ngày; trong đó, bản tin tiếng Anh có sản xuất thêm 15 phút nhằm đưa những tin tức, cập nhật trong ngày đến với công chúng Ngoài ra, chương trình tiếng Nga “Vietnam Segodnhia – Việt Nam hôm nay” đã được phát sóng trên kênh VTV4 từ tháng 10/2010, là chương trình tin tức tổng hợp về tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa của hai nước Việt – Nga, đặc biệt là những tin tức về các hoạt động cộng đồng người Việt Nam tại Liên Bang Nga và các nước SNG
Các chương trình làm trực tiếp bằng tiếng Anh nhằm hướng tới đối tượng công chúng là người nước ngoài ở trong và ngoài nước, cũng như Việt kiều sử dụng tiếng anh Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, người viết xin được tập trung nhấn mạnh về một số chương trình trọng tâm của VTV4 trong thời gian gần đây
Chương trình Talk Vietnam, thời lượng 45 phút/ngày, 1 tuần/2 số
Chương trình như cẩm nang cung cấp thông tin cho người nước ngoài nhiều thông tin bổ ích, bao gồm thông tin về kinh tế, chính trị, xã hội, du lịch, ẩm thực thông qua con mắt của người nước ngoài Đây là một chương trình khá công phu, hấp dẫn được thực hiện từ những năm 2007
Chương trình Daily Biz, thời lượng 15 phút, 1 ngày/ số, được thực hiện
dưới dạng phóng sự, hoặc phóng sự tin tức nhằm cung cấp thông tin nóng về tình hình thị trường tài chính, đầu tư, kinh doanh và xuất nhập khẩu của ta
Ẩm thực Việt Nam cũng là một trong những nội dung quan trọng luôn
được báo chí nói chung, truyền hình nói riêng khai thác, nhằm quảng bá, giới thiệu các món ăn ngon gắn với văn hóa các vùng, miền của dân tộc Việt Nam
với nhiều món ăn đã trở nên quen thuộc và nổi tiếng của ba miền Bắc, Trung, Nam Chương trình 1 tuần/số, thực hiện bằng ngôn ngữ tiếng anh khá hấp
Trang 3838
dẫn
Chương trình Culture Mosaic, với thời lượng 30 phút, 1 tuần/số, là
chuyên mục văn hóa Chương trình nhằm giới thiệu cho khán giả nước ngoài
và các thế hệ kiều bào ta ở trên thế giới những đặc trưng về văn hóa, phong tục tập quán, truyền thống đặc sắc của văn hóa Việt Nam từ xa xưa cho đến nay, trong đó cũng nhấn mạnh sự giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và các nước đang là cầu nối quan trọng nhằm siết chặt tình cảm hữu nghị và thúc đẩy phát triển kinh tế
Ngoài ra, nhiều chương trình với các thể loại khác nhau như phóng sự, phim tài liệu, hộp thư khán giả, gala nhằm cung cấp thông tin, tiếp nhận thông tin một cách hai chiều nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin của công
chúng Chương trình “Hộp thư với khán giả VTV4” nhằm giải đáp những thắc
mắc, những câu hỏi về mọi lĩnh vực liên quan đến kiều bào Trong những năm
gần đây, VTV4 đã xây dựng chuyên mục “Núi sông bờ cõi”, đây là chuyên
mục chính luận nhằm cung cấp các thông tin, tư liệu, các nguồn thông tin chính thống về chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, góp phần khẳng định chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam
2.1.1.3 Tình hình phủ sóng ra nước ngoài
Hiện nay, Đài truyền hình Việt Nam đang tổ chức sản xuất và phát sóng duy nhất 01 kênh truyền hình đối ngoại VTV4, phát sóng thông qua các hệ thống vệ tinh, truyền hình số mặt đất, Internet và phát sóng trong nước trên truyền hình trả tiền
+ Phát qua phương thức truyền dẫn vệ tinh
Hiện nay, chương trình VTV4 phát 24/24h, phủ sóng qua vệ tinh tới Bắc Mỹ, Châu Âu, Tây Úc, Châu Á và Bắc Phi, phủ sóng tới toàn bộ các quốc gia và vùng lãnh thổ có người Việt sinh sống VTV4 được truyền qua năm vệ
Trang 3939
tinh: Thaicom 5 và Vinasat 1 tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương; Hotbird
6 tại khu vực Châu Âu, Bắc Phi; Galaxy 19 tại khu vực Bắc Mỹ và vệ tinh INTERSAT-805 tại khu vực Nam Mỹ Tại Úc, người dân có thể thu chương trình VTV4 trên vệ tinh Vinasat 1 của Việt Nam Tín hiệu chương trình VTV4
ở trên vệ tinh không bị khóa mã, do đó, người dân có thể lắp đặt chảo theo hướng của vệ tinh để thu tín hiệu tới TV để xem
Tuy nhiên, chất lượng hình ảnh của VTV4 tại các nước, nhất là Châu
Âu tương đối thấp do hiện nay VTV4 chưa vào được hạ tầng truyền hình của nhiều nước Qua phản ánh của các đoàn đi công tác ở nước ngoài, người xem
có thể xem các chương trình của VTV4, tuy nhiên, chất lượng hình ảnh trên kênh VTV4 ở các nước chưa đáp ứng được yêu cầu, hiện tượng nhiễu hình, không nét vẫn còn khá phổ biến
Với sự kiện ngày 16/5 phóng thành công vệ tinh Vinasat-2 lên quỹ đạo
đã đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với ngành viễn thông Việt Nam Sự ra đời của Vinasat-2 đã mang lại nhiều hiệu quả về mặt an ninh quốc phòng, viễn thông, công nghệ thông tin cũng như báo chí truyền thông Dung lượng truyền dẫn của Vinasat-2 tương đương 13.000 kênh thoại/Internet/truyền số liệu hoặc khoảng 150 kênh truyền hình và nhiều hơn Vinasat-1 bốn bộ phát đáp, tương đương 20% dung lượng của Vinasat-1 Hiện, tập đoàn VNPT đang giao cho công ty viễn thông quốc tế lên phương án để đưa Vinasat 2 vào khai thác, sử dụng Với khả năng của Vinasat-2 có thể phủ sóng khu vực Đông Nam Á và một số nước lân cận, trong thời gian tới, kênh VTV4 sẽ được phát sóng trên vệ tinh Vinasat-2 nhằm tăng cường chất lượng và phạm vi phủ sóng của kênh VTV4 nói riêng, truyền hình Việt Nam nói chung
+ Truyền dẫn qua mạng truyền hình cáp và truyền hình số mặt đất
- Tại Mỹ: từ tháng 7/2009 đến tháng 10/2011, Đài THVN đã thuê 1
Trang 4040
kênh trên hệ thống MHz Networks, là một đài truyền hình phát sóng số mặt đất, phủ sóng số mặt đất, phủ sóng tại khu vực Washington DC và các vùng phụ cận Đến tháng 11/2011, hợp đồng thuê trên hệ thống MHz Networks đã hết hạn
Tuy nhiên, đến ngày 16/7/2012, Kênh VTV4 đã đàm phán với đối tác
và vào được hệ thống truyền dẫn khu vực Washington DC, Hoa kỳ trên hệ thống Mhz-11, đặt tên là VTV-America Mhz-Network là kênh truyền hình số mặt đất tại Washington DC, Virginia, Maryland, có khả năng tiếp cận với 2,3 triệu hộ gia đình tại đây
Bên cạnh đó, Mhz-Network sẽ phát thêm 6h chương trình của kênh VTV4 trên kênh MHz trên tất cả hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại khu vực Washington DC thông qua phương thức cáp, vệ tinh, truyền hình Internet, tới khoảng 1,82 triệu hộ gia đình
Đồng thời, phát sóng bản tin tiếng Anh 30 phút của VTV4 trên kênh MHz-10 vào lúc 11giờ sáng các ngày trong tuần, phủ sóng toàn nước Mỹ tới hơn 40 triệu hộ gia đình
VTV4 được phát sóng trên cả 3 kênh Mhz và đến được với khán giả ở Washington DC, Virginia, Maryland và trên toàn nước Mỹ
Ngoài ra, hàng tháng VTV4 gửi 4 phóng sự để phát sóng trên chuyên mục “World Report” của CNN theo chương trình ký kết thỏa thuận đối tác phát sóng giữa Đài THVN và Hãng Truyền hình CNN từ năm 2008
- Tại Châu Âu: Chương trình VTV4 đang được truyền phát thông qua
hệ thống Free TV (truyền hình cáp tại Pháp và Bắc Âu) Hiện, Đài THVN đang nỗ lực đàm phán để đưa kênh VTV4 vào hệ thống Telenor – hệ thống truyền hình cáp tại Thụy Điển, Nauy, Phần Lan và Đan Mạch; hệ thống Antik Telecom – hệ thống IPTV tại Slovakia; hệ thống IPTV (viết tắt của phương thức truyền hình qua giao thức Internet) tại Pháp và vào hệ thống truyền hình