Nhiệm vụ của báo chí truyền thông

Một phần của tài liệu Thông tin đối ngoại trên truyền hình Việt Nam hiện nay (Trang 27)

7. Cấu trúc của Luận văn

1.4. Nhiệm vụ của báo chí truyền thông

Chiến lược “Phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011 – 2020” do Bộ Chính trị ban hành ngày 14 tháng 2 năm 2012, trong đó, xác định rõ báo chí truyền thông là một trong những lực lượng quan trọng để thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại. Chiến lược chỉ rõ cần phải phát triển và nâng cao chất lượng hệ thống các báo điện tử, các kênh truyền hình, phát thanh đối ngoại, báo, tạp chí bằng nhiều thứ tiếng nhằm triển khai thực hiện tốt việc đưa thông tin của Việt Nam ra nước ngoài.

Ở nước ta, báo chí có một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Báo chí vừa là tiếng nói của Đảng, của tổ chức, của đoàn thể xã hội, đồng thời cũng là diễn đàn của nhân dân. Như vậy, báo chí vừa thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc bảo vệ “giai cấp”, bảo vệ thành quả cách mạng của Đảng và nhân dân; đồng thời, phản ánh, truyền tải thông điệp của nhân dân đến Đảng và Nhà nước để giúp Đảng và Nhà nước có những chính sách đúng, hợp với nguyện vọng và lợi ích của nhân dân.

Trong lĩnh vực thông tin đối ngoại, báo chí truyền thông được coi lực lượng chủ lực, lực lượng trọng yếu để thực hiện nhiệm vụ đưa thông tin của

28

Việt Nam đến với bà con Việt kiều và bạn bè quốc tế. Mặc dù trước đây, chưa có một văn bản chỉ thị nào dành riêng cho công tác chỉ đạo báo chí thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại, nhưng những năm qua, với thành công chung của công tác thông tin đối ngoại, báo chí đã khẳng định đóng góp một phần không nhỏ vào thành quả chung đó. Điều này càng khẳng định vị trí, vai trò của báo chí trong việc thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền đối ngoại.

Báo chí ta trên mặt trận thông tin đối ngoại cũng đã có những khởi sắc cả về số lượng lẫn chất lượng. Lực lượng báo chí tham gia làm công tác thông tin đối ngoại phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên và các nhà quản lý báo chí, thông tin đối ngoại nhanh chóng nắm bắt được nhiệm vụ, tham gia tích cực vào công tác tuyên truyền trên mặt trận văn hoá tư tưởng, từ đó làm thay đổi suy nghĩ, cách nhìn của bạn bè quốc tế và kiều bào ta ở nước ngoài.

Như trên đã nói, khó có thể xác định rạch ròi ranh giới giữa thông tin đối nội và thông tin đối ngoại, song trong quá trình nghiên cứu, theo người viết, nhiệm vụ thông tin đối ngoại của báo chí bộc lộ khá rõ nét ở hai nhóm nhiệm vụ chính. Th nht, quảng bá, thông tin kịp thời mọi lĩnh vực đời sống xã hội của Việt Nam tới bà con kiều bào và bạn bè quốc tế, trong đó, tập trung thông tin, tuyên truyền về đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; quan điểm và lập trường của Việt Nam về các vấn đề trọng yếu của đất nước, khu vực và quốc tế; thông tin, giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, lịch sử truyền thống tốt đẹp với những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc; phản ánh những thành tựu của công cuộc đổi mới; giới thiệu về tiềm năng và hiệu qủa trong đầu tư và hợp tác nước ngoài, trong xúc tiến thương mại, du lịch và hội nhập quốc tế nhằm giúp bạn bè quốc tế, và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiểu đúng, hiểu sâu hơn về đất nước ta, về các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước

29

ta, từ đó tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của dư luận trong và ngoài nước về sự nghiệp đổi mới của đất nước ta; Đồng thời, báo chí đối ngoại phải thông tin hai chiều, đưa thông tin có định hướng về tình hình khu vực và quốc tế cho nhân dân trong nước biết, tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa tốt đẹp của nước ngoài để nhân dân ta tham khảo, học hỏi kinh nghiệm...

Th hai, báo chí truyền thông luôn là lực lượng then chốt, góp phần

thực hiện tốt nhiệm vụ đấu tranh phản bác mạnh mẽ các quan điểm sai trái, những nhận định thiếu khách quan của các thế lực thù địch, của các phần tử chống đối về tình hình Việt Nam, mà tập trung cốt lõi ở các vấn đề nóng như dân chủ, nhân quyền, tự do báo chí, tự do ngôn luận, vấn đề dân tộc thiểu số, vấn đề tranh chấp biển đông...

Những năm gần đây, các thế lực thù địch, cơ hội đang lợi dụng các phương tiện truyền thông đại chúng, nhất là các trang mạng xã hội để đăng tải các bài viết phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, bôi nhọ hình tượng Hồ Chí Minh nhằm kích động, gây chia rẽ nội bộ, phá hoại sự đoàn kết toàn dân; vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền; đàn áp tôn giáo, đàn áp người dân tộc thiểu số; vi phạm tự do báo chí, tự do ngôn luận, và chúng tuyên truyền ca ngợi các giá trị văn hóa phương Tây và cổ xúy tư tưởng đa nguyên, đa đảng...Trong bối cảnh đó, yêu cầu nhiệm vụ của báo chí làm công tác thông tin đối ngoại ở mức độ sâu hơn, cao hơn, phải thông tin, tuyên truyền một cách chủ động, kịp thời, có hiệu quả và mang tính thuyết phục cao.

Hiện, vấn đề biên giới, lãnh thổ cũng đang trở thành điểm nóng của khu vực và thế giới, trong đó, tranh chấp biển đông giữa ta và Trung Quốc và một số nước xung quanh đang dấy lên làn sóng tranh chấp mạnh mẽ tại biển đông. Do đó, báo chí ta hơn bao giờ hết cần phải thông tin, đưa ra những lập luận, những chứng cứ, những tài liệu xác đáng nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, góp phần bảo vệ chủ

30 quyền thiêng liêng của đất nước.

Có thể nói, hiện nay, báo mạng điện tử và truyền hình đang là hai lực lượng rất quan trọng để thực hiện việc thông tin các vấn đề nóng, gây bức xúc dư luận trong và ngoài nước đến với bà con kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế. Truyền hình với sự kết hợp chân thực của hình ảnh và âm thanh đã mang đến cho người xem độ tin cậy và sức thuyết phục cao.

Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều kênh truyền hình đang thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại như kênh VTV4, Đài Truyền hình Việt Nam; kênh HTV7 của Đài Truyền hình Tp Hồ Chí Minh; kênh VTC10, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC; Kênh truyền hình của Thông tấn xã Việt Nam; Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Ninh...

Với vai trò được coi là chủ lực, kênh VTV4 trong những năm qua đã nỗ lực sản xuất các chương trình truyền hình hướng tới bà con kiều bào và bạn bè quốc tế. Trước đây, nội dung chủ yếu của kênh VTV4 được biên tập, khai thác lại từ các chương trình truyền hình của kênh VTV1; VTV2 và VTV3 thì đến nay, các chương trình được sản xuất nhiều hơn, thời lượng phụ đề tiếng Anh trên kênh cũng tăng hơn, thậm chí, có một số chương trình như Talk show được sản xuất bằng tiếng Anh, có phụ đề tiếng Việt.

Kênh VTC10 tuy được thành lập năm 2008, nhưng đã có nhiều nỗ lực trong việc sản xuất và phát sóng các chương trình truyền hình tới nhiều nước trên thế giới. Hiện, kênh VTV10 phát sóng 8h/ngày, phát lại 3h/ ngày, trong đó, ½ thời lượng phát sóng trên kênh được Nhà nước đặt hàng để phục vụ nhiệm vụ thông tin đối ngoại, do đó, các mũ chương trình, các đề tài, nội dung các chuyên mục được nghiên cứu rất kỹ lưỡng, lấy văn hóa làm trụ cột để thông tin, quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam ra bên ngoài.

31

truyện trên kênh HTV7 phát sóng ở địa bàn Mỹ, phục vụ cho bà con Việt kiều ở Mỹ, một địa bàn được coi là trọng điểm của thông tin đối ngoại.

Những năm qua, truyền hình luôn làm tốt là kênh thông tin quan trọng, đưa thông tin của Việt Nam bằng hình ảnh tới bà con Việt kiều và bạn bè quốc tế một cách chân thực nhất. Đồng thời, là lực lượng chủ lực trong việc bác bỏ những nhận định thiếu khách quan, thiếu thiện chí, thậm chí xuyên tạc, bịa đặt trắng trợn về tình hình Việt Nam của các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước.

Gần đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì, nghiên cứu “Quy

hoch phát thanh, truyn hình đối ngoi t năm 2012 đến năm 2020” trình

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm triển khai thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại thông qua phát thanh, truyền hình một cách có hiệu quả, có hệ thống, tránh lãng phí tiền của Nhà nước và chồng chéo về mặt nội dung thể hiện.

Trong các chuyến đi công tác nước ngoài, người viết thấy rằng hiện nay, ở các địa bàn trọng điểm của thông tin đối ngoại, nhất là Mỹ, ngoài sử dụng các trang báo điện tử, các trang mạng cá nhân, thì truyền hình đang là phương thức hữu hiệu của các thế lực chống đối Nhà nước sử dụng một cách rộng rãi. Song, độ thuyết phục về thông tin không cao, do ở Mỹ, địa bàn trọng điểm là Carlifornia, làm truyền hình nhưng chủ yếu dùng hình thức “phát

thanh bng hình nh”, nghĩa là đọc là chính, chủ yếu sử dụng hình tĩnh, được

chụp sẵn qua ảnh. Điều này, rõ ràng cho thấy, thông tin bằng hình ảnh trung thực và sinh động từ Việt Nam ở địa bàn Mỹ nói riêng, và một số địa bàn nhạy cảm khác nói chung rất thiếu. Người Việt ở đây rất nhớ quê, họ “đói” thông tin và mong muốn được xem sự đổi mới của quê hương từ ngày rời đất nước.

32

Trước thực trạng đó đặt ra một nhiệm vụ đối với truyền hình nước ta là nhanh chóng đưa thông tin bằng hình ảnh của Việt Nam tới nhiều nước trên thế giới, nhất là những quốc gia trọng điểm về thông tin đối ngoại. Đây là một nhiệm vụ không mới, song, nó đòi hỏi sự nỗ lực, sự quyết tâm lớn của Nhà nước, của ngành truyền hình bởi kinh phí thực hiện việc sản xuất, truyền dẫn phát sóng ra nước ngoài là rất lớn; nhân lực để thực hiện nhiệm vụ cũng vô cùng quan trọng trong bối cảnh truyền hình các nước ngày càng hiện đại và chuyên nghiệp; sự kỳ thị và tâm lý cực đoan chống cộng ở một số nhóm người Việt ở nước ngoài vẫn rất mạnh, khiến việc triển khai truyền dẫn phát sóng ở nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn, có những địa bàn đã vào được nhưng bị tẩy chay bởi người Việt ra sức biểu tình, chống đối kênh truyền hình của ta ở các nước.

Hy vọng rằng, với sức vóc ngày một trưởng thành, các Đài Truyền hình sẽ thực hiện nhiệm vụ “thông tin đối ngoại” tương xứng với vai trò, vị trí là Đài Truyền hình quốc gia, để nhanh chóng bắt kịp với sự phát triển của các Đài truyền hình trong khu vực và thế giới.

Tiu kết chương I:

Có thể nói, chương I là chương khái quát, nền tảng, là tiền đề để nắm bắt, nhìn nhận và đánh giá một cách tổng quát và khách quan tình hình thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại của báo chí nói riêng, truyền hình nói chung trong giai đoạn hiện nay; đồng thời là cơ sở khách quan để đề tài nghiên cứu “Thông tin đối ngoi trên truyn hình Vit Nam hin nay” khái quát và nắm bắt được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về thông tin đối ngoại, hiểu rõ nội hàm khái niệm, xác định đúng đối tượng tuyên truyền, để từ đó, xác định trúng nhiệm vụ của báo chí đối ngoại nói chung, truyền hình nói riêng.

33

Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung về thông tin đối ngoại, để đánh giá thực trạng thực hiện thông tin đối ngoại, người viết đã tìm hiểu, tiến hành khảo sát tình hình thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại của 2 kênh truyền hình đối ngoại chủ lực hiện nay: Kênh truyền hình đối ngoại VTV4, Đài Truyền hình Việt Nam; và kênh truyền hình đối ngoại văn hóa Việt VTC10, Đài THKTSVTC, từ đó, đưa ra những đánh giá thực trạng về tình hình thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại hiện nay, chỉ ra những ưu, nhược điểm và căn nguyên của nó. Đây cũng chính là toàn bộ nội dung của Chương II của luận văn sẽ được trình bày sau đây.

34

CHƯƠNG 2: THC TRNG THÔNG TIN ĐỐI NGOI TRÊN TRUYN HÌNH HIN NAY

Một phần của tài liệu Thông tin đối ngoại trên truyền hình Việt Nam hiện nay (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)