7. Cấu trúc của Luận văn
3.2.2. Bài học kinh nghiệm cho truyền hình Việt Nam
Việt Nam được biết đến nhờ chiến thắng vĩ đại của hai cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Kết quả cuộc khảo sát “Tìm
hiểu dư luận thế giới về Việt Nam” đã chỉ ra rằng, người nước ngoài luôn có
nhu cầu tìm hiểu thông tin về Việt Nam. Để đạt được nhu cầu đó, họ chủ động tìm kiếm thông tin trên tất cả các nguồn, nhất là trên các phương tiện truyền thông đại chúng của Việt Nam. Do đó, xây dựng kênh truyền hình đối ngoại bằng nhiều thứ tiếng là một trong những cách thức để đưa thông tin đến với bạn bè quốc tế trong và ngoài nước, góp phần xây dựng hình ảnh một Việt Nam đổi mới, năng động trong lòng bạn bè quốc tế.
Thực tế, các nước trên thế giới và khu vực đều có kênh truyền hình quốc tế riêng nhằm mục tiêu đưa thông tin ra thế giới một cách nhanh nhất và sinh động nhất. Nhiều quốc gia đã phát huy sức mạnh của truyền hình để quảng bá hình ảnh văn hóa, đất nước con người và các giá trị lịch sử của dân tộc. Từ thực tế khảo sát và tìm hiểu kênh truyền hình KBS – Hàn Quốc, kênh CCTV news – Trung Quốc; kênh Russia Today – Nga, người viết xin được rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với truyền hình Việt Nam.
Mỗi nước đều có một kênh truyền hình đối ngoại quốc gia bằng nhiều
thứ tiếng quan trọng, thông dụng là kênh truyền hình bằng tiếng Anh, hoặc có
phụ đề bằng tiếng Anh, ngoài ra thực hiện chương trình với phụ đề của ít nhất 12 thứ tiếng phổ biến khác nhau trên thế giới. Các chương trình truyền hình
79
đối ngoại quốc gia của các nước cung cấp dịch vụ 24/24h, có phát lại để đáp ứng sự khác nhau của các múi giờ ở các Châu.
Thực tế hiện nay, ở nước ta chưa hình thành một kênh truyền hình đối ngoại quốc gia đúng chuẩn. Kênh VTV4, Đài Truyền hình Việt Nam là kênh truyền hình dành cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Kênh VTC10, Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC là kênh truyền hình văn hóa Việt, một nửa thời lượng phát sóng trên kênh được Nhà nước đặt hàng để thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại. Do đó, xây dựng một kênh truyền hình đối ngoại quốc gia chủ lực, với sự tham gia của một số kênh truyền hình đối ngoại khác là rất cần thiết. Ở Hàn Quốc, kênh KBS World là kênh truyền hình đối ngoại quốc gia của Hàn Quốc, được Nhà nước đầu tư hoàn toàn để thực hiện nhiệm vụ thông tin, quảng bá hình ảnh đất nước Hàn Quốc ra thế giới. Song song với kênh truyền hình quốc gia KBS World, kênh truyền hình đối ngoại Arirang nổi tiếng khắp thế giới với kênh truyền hình mang bản sắc văn hóa Hàn, và cái tên “Arirang” – mang tên một loài hoa vô cùng độc đáo ở Hàn Quốc đã trở nên thân thuộc với nhiều khán giả trên thế giới. Kênh Truyền hình Arirang là kênh truyền hình tự thu chi để hoạt động, 1/3 thời lượng sản xuất của chương trình là do các Bộ quảng bá hình ảnh quốc gia, Bộ Văn hóa Du lịch Hàn, Bộ Thông tin và Truyền thông Hàn Quốc đặt hàng sản xuất theo yêu cầu của Chỉnh phủ Hàn Quốc. Có thể nói, nếu so sánh các kênh truyền hình đối ngoại Hàn Quốc, kênh VTV4 của ta có mô hình giống với kênh KBS World của Hàn Quốc, và kênh VTC10 có mô hình tương đối giống kênh truyền hình đối ngoại Arirang của Hàn Quốc. Do đó, trong tương lai, phát triển kênh truyền hình VTV4 thành kênh truyền hình đối ngoại quốc gia mang tên VTV World là một hướng đi phù hợp của truyền hình đối ngoại nước ta, và kênh VTC10 trở thành kênh truyền hình văn hóa đối ngoại, lấy văn hóa làm trụ cột để xây dựng thương hiệu và quảng bá hình ảnh văn hóa Việt Nam ra thế giới.
80
Chú trọng phát triển nội dung trên các kênh truyền hình đối ngoại quốc
gia cũng là một nội dung quan trọng được các nước trên thế giới quan tâm và đầu tư thích đáng, trong đó, trọng tâm là xây dựng kênh truyền hình mang đậm bản sắc văn hóa hoặc theo hướng lấy tin tức làm trụ cột.
Đối với truyền hình đối ngoại nước ta hiện nay, để phát sóng các kênh truyền hình của ta ở các nước sở tại là một nỗ lực rất lớn, song, làm sao để kênh truyền hình đối ngoại của ta “sống” trong lòng khán giả và bạn bè quốc tế là một việc rất khó. Bởi, một thực trạng hiện nay, chất lượng các kênh truyền hình của ta chưa theo kịp với truyền hình của các nước cả về nội dung, hình thức thể hiện và kỹ thuật công nghệ truyền hình. Trong khi truyền hình thế giới sử dụng công nghệ số HD để sản xuất chương trình, thì ở Việt Nam, cách đây hai năm, Bộ Thông tin và Truyền thông mới có văn bản yêu cầu dừng sản xuất và phát sóng bằng kỹ thuật Analog để chuyển tải sang hình thức sản xuất và phát sóng số nhằm đáp ứng sự phát triển của khoa học công nghệ. Và trong khi, truyền hình thế giới phát triển nội dung theo hướng chuyên biệt, hướng tới phục vụ công chúng theo các nhóm lứa tuổi cụ thể thì ở Việt Nam vài năm gần đây mới bắt đầu chuyển mình theo xu hướng ấy. Do đó, xây dựng các kênh truyền hình đối ngoại mang bản sắc riêng, đáp ứng được tâm lý và thị hiếu của người xem là vô cùng quan trọng, đặc biệt, đối với nhóm công chúng đối ngoại, sở thích và thị hiếu của người xem là rất khác nhau; vì vậy, cần xây dựng nội dung các kênh truyền hình dựa theo sở thích và mong muốn xem truyền hình Việt Nam của công chúng đối với từng Châu lục cụ thể. Chẳng hạn, kênh truyền hình Trung Quốc, CCTV News, lấy tin tức là trọng tâm để xây dựng kênh, đặc biệt là các tin tức nóng, các vấn đề nổi bật liên quan đến các nước Châu Á. Bên cạnh đó, để đáp ứng khán giả các Châu có nhu cầu xem tin tức về tình hình kinh tế, tài chính, văn hóa xã hội...của Châu Âu, Châu Phi, Châu Úc... kênh CCTV News đã điểm xuyết các
81
tin tức nóng, nổi cộm trong ngày về các vấn đề kinh tế, tài chính, thương mại...của các Châu. Xây dựng tốt nội dung chương trình của các kênh truyền hình chính là xây dựng thương hiệu của truyền hình Việt Nam, đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam, làm cho bạn bè khắp nơi trên thế giới hiểu hơn về tình hình phát triển của Việt Nam, từ đó, có những đồng thuận, ủng hộ Việt Nam trên con đường xây dựng và đổi mới đất nước.
Hầu hết các Đài Truyền hình trên thế giới có các kênh truyền hình đối ngoại, họ đặc biệt chú trọng xây dựng đội ngũ làm truyền hình đối ngoại
chuyên nghiệp, hiện đại, đặc biệt giỏi ngoại ngữ. Có thể nói, Trung Quốc,
Nga là những nước làm tốt việc xây dựng đội ngũ phóng viên, biên tập viên đối ngoại. Trong thời gian công tác tại Trung Quốc, làm việc với Đài Truyền hình Trung Ương Trung Quốc, Nhân dân Nhật báo, Tân Hoa xã... người viết nhận thấy đội ngũ làm báo của Trung Quốc thật hùng hậu, giỏi về ngoại ngữ, giao tiếp linh hoạt, nói lưu loát tiếng Anh. Khi tiếp xúc với Ban biên tập theo dõi Châu Á, họ rất giỏi về tiếng Việt.
Mỗi nước có kênh truyền hình đối ngoại quốc gia được phát sóng ra các nước trên thế giới bằng nhiều phương thức truyền dẫn khác nhau như truyền dẫn thông qua phương thức vệ tinh, cáp, IPTV, Internet….trong đó,
phương thức truyền dẫn vệ tinh chiếm tỷ trọng cao.
Đối với truyền hình nước ta, ngoài kênh VTV4 được phủ sóng vệ tinh tới khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu, Tây Úc, Châu Á và Bắc Phi; kênh truyền hình văn hóa Việt VTC10 năm 2011 đã trình Đề án mở rộng vùng phủ sóng kênh VTC10 bằng phương thức vệ tinh. Tuy nhiên, mỗi nước có một ưu thế và hạn chế riêng trong việc triển khai mở rộng vùng phủ sóng.
82
phủ sóng bằng vệ tinh tới các Châu nhưng, việc đưa kênh truyền hình VTV4 vào hạ tầng truyền hình các nước rất khó khăn do tâm lý kỳ thị, chống “cộng” gay gắt ở một số địa bàn trọng điểm của thông tin đối ngoại. Do đó, cần phải có kế hoạch phát triển các kênh truyền hình đối ngoại một cách bài bản và hệ thống; và chú trọng mở rộng thị trường truyền hình tới nhiều nước trên thế giới thông qua nhiều phương thức khác nhau để nhanh chóng đưa truyền hình nước ta vào được hạ tầng truyền hình các nước.
Hiện, các kênh truyền hình đối ngoại quốc gia ở các nước đều được
Chính phủ tài trợ về kinh phí. Đồng thời, phát triển thêm một số kênh truyền
hình đối ngoại chủ lực theo hướng xã hội hóa, Nhà nước chỉ đầu tư một phần.
Có lẽ đây là một hướng đi phù hợp, bởi trong xu thế phát triển của báo chí hiện nay, không tồn tại một kênh truyền hình duy nhất để phục vụ nhiệm vụ thông tin đối ngoại. Có thêm các kênh truyền hình để thực hiện việc thông tin, quảng bá hình ảnh quốc gia là rất tốt, song, cần lựa chọn và đầu tư thích đáng đối với kênh truyền hình đối ngoại quốc gia nhằm thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền có định hướng tới công chúng đối ngoại; còn lại các kênh truyền hình đối ngoại chủ lực khác sẽ theo hình thức xã hội hóa, và có đặt hàng một phần của Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại. Như vậy, vừa khuyến khích được các kênh truyền hình đối ngoại khác phát triển đúng định hướng, đồng thời, khẳng định, vị thế, vai trò của kênh truyền hình đối ngoại quốc gia.