Chương trình này bao gồm tin tức thuộc nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa xã hội, thể thao…Tuy nhiên, ở đây chúng tôi chỉ khảo sát phần ngôn ngữ truyền hình bao gồm hì
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
MAI THỊ MINH THẢO
NGÔN NGỮ TRUYỀN HÌNH TRONG BẢN TIN THỜI SỰ ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
Trang 2MỤC LỤC
Phần mở đầu 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3
4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 5
5 Kết cấu của luận văn 5
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về ngôn ngữ truyền hình và bản tin thời sự 7
1.1 Ngôn ngữ truyền hình 7
1.1.1 Đặc tr-ng cña truyền hình 8
1.1.2 Quan niệm về ngôn ngữ truyền hình 10
1.1.3 Đặc điểm của ngôn ngữ truyền hình 14
1.2 Bản tin thời sự 14
1.2.1 Sự ra đời và các bước phát triển 14
1.2.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy Ban thời sự 18
1.2.3 Đặc điểm của bản tin thời sự 20
1.2.3.1 Về thể loại 20
1.2.3.2 Thời lượng 23
1.2.3.3 Kết cấu bản tin 24
1.2.3.4 Tính chất thông tin của Bản tin thời sự 19 giờ 26
1.2.4 Ngôn ngữ thời sự 30
Chương II: Khảo sát ngôn ngữ truyền hình trong bản tin thời sự Đài Truyền hình Việt Nam (2003 - 2004) 33
2.1 Về ngôn ngữ hình ảnh 33
2.1.1 Hình ảnh tĩnh 34
2.1.2 Hình ảnh động 37
2.1.2.1 Phân tích về cỡ cảnh của thể loại, phóng sự thời sự 38
2.1.2.2 Phân tích về góc độ ghi hình trong Bản tin thời sự 45 2.1.2.3 Phân tích về bố cục khuôn hình trong Bản tin thời
Trang 32.1.2.4 Phân tích về chuyển động máy trong Bản tin thời sự 50
2.1.2.5 Dựng - Ngữ pháp của hình ảnh 52
2.2 Về ngôn ngữ âm thanh 60
2.2.1 Âm nhạc 61
2.2.2 Tiếng động 62
2.2.3 Ngôn ngữ lời 64
2.2.3.1 Ngôn ngữ lời bao gồm lời dẫn, lời bình và lời phỏng vấn 65
2.2.3.2 Về phương diện ngữ pháp của ngôn ngữ lời 74
2.2.3.3 Về phong cách ngôn ngữ trong Bản tin thời sự 84
2.2.3.4 Phong cách thể hiện ngôn ngữ trong Bản tin thời sự 91
2.3 Mối quan hệ giữa lời và hình ảnh 92
2.4 Một số yếu tố ngôn ngữ bổ trợ 95
Chương III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng ngôn ngữ truyền hình trong bản tin thời sự 19 giờ của Đài Truyền hình Việt Nam 99
3.1 Yêu cầu phải cải tiến chương trình thời sự trên truyền hình 99
3.1.1 Cơ sở lý luận 99
3.1.2 Cơ sở thực tiễn 100
3.2 Tóm lược thực trạng - những vấn đề còn tồn tại ảnh hưởng đến chất lượng bản tin thời sự 101
3.3 Một số giải pháp nâng cao chất lượng ngôn ngữ truyền hình trong Bản tin thời sự 105
3.3.1 Các giải pháp cụ thể ngắn hạn 106
3.3.2 Các giải pháp vĩ mô, dài hạn 108
Kết luận 116
Tài liệu tham khảo 119
Phụ lục 124
Trang 4PHÇN Më §ÇU
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Ngày nay, truyền hình là một trong những phương tiện truyền thông đại chúng lôi cuốn sự chú ý của đông đảo công chúng bởi khả năng thông tin trực quan sinh động bằng hình ảnh và âm thanh Sự ra đời khá muộn
so với các loại hình báo chí khác lại là một lợi thế của loại hình báo chí truyền hình Nó gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và tiếp thu được các ưu điểm của các loại hình nghệ thuật và báo chí khác
Xuất hiện trên truyền hình ngay từ khi phương tiện thông tin đại chúng này mới ra đời, tin tức thời sự là thể loại cơ bản của truyền hình và đảm trách nhiệm vụ quan trọng là cung cấp thông tin cho khán giả Có thể nói, chương trình thời sự là một trong những chương trình thể hiện rõ nhất chức năng thông tin của báo chí, thể hiện ở tính cập nhật, sự ngắn gọn và ý nghĩa của sự kiện được phản ánh Trong đó, đặc biệt phải kể đến bản tin thời sự 19 giờ Bởi đây là bản tin chính và quan trọng nhất trong ngày, tất cả những sự kiện, tin tức quan trọng nhất đều được đưa trong bản tin 19 giờ Chỉ với 45 phút mỗi ngày, bản tin thời sự này đã mang đến cho khán giả cả nước những thông tin vô cùng quý giá mà họ không dễ gì tìm thấy được ở những phương tiện truyền thông khác Nhiều người ví chương trình thời sự 19 giờ trên Đài Truyền hình Việt Nam như trang nhất của tờ báo, ở đó phản ánh tất cả những sự kiện, tin tức quan trọng xảy ra trong ngày trên khắp mọi miền đất nước, có tác động hết sức mạnh
mẽ đến toàn xã hội
Theo số liệu điều tra của Trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội, Ban
tư tưởng văn hóa thông tin trung ương, số lượng khán giả thường xuyên theo dõi chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam luôn nằm ở mức trên 60% liên tục trong nhiều năm, là một trong số các chương trình
có lượng khán giả đông đảo nhất và yêu thích nhất [29, 8]
Chương trình thời sự truyền hình đã đáp ứng nhu cầu thông tin tức thời cho công chúng với cách tiếp cận và nhìn nhận những vấn đề, hiện
Trang 5hình ảnh, tiếng động, lời bình và âm nhạc theo phương pháp ghi hình và phương pháp dựng hình
Những thông tin trong bản tin thời sự được công chúng tin tưởng bởi
họ được trực tiếp thấy hình ảnh sự kiện diễn ra và do vậy, cũng hình thành nên một thói quen ở công chúng là họ nghiễm nhiên tin vào thông tin của truyền hình mà đôi khi không cần kiểm chứng và trải nghiệm Sự tin tưởng này buộc những người làm truyền hình nói chung mà đặc biệt là những người thực hiện bản tin thời sự phải thực sự cẩn trọng trong tất cả các thông tin mà mình đưa đến cho khán giả, về nội dung thông tin và kể
cả về phương tiện ngôn ngữ để chuyên chở thông tin đó Bên cạnh đó, sự kết hợp phong phú của nhiều yếu tố như hình ảnh, âm thanh đã tạo nên một sức thu hút lớn đối với truyền hình nói chung cũng như những thông tin truyền hình trong bản tin thời sự so với các loại hình báo chí khác Nhưng mặt khác, những ưu thế do sự kết hợp của nhiều yếu tố đó cũng cho thấy quá trình làm ra một sản phẩm truyền hình khá phức tạp và kỳ công, phóng viên truyền hình đã gặp khó khăn không nhỏ trong mong muốn đạt đến sự hoàn hảo của tác phẩm Và vì vậy, trong một số trường hợp, phóng viên đã chưa thể xử lý tốt tất cả các yếu tố về ngôn ngữ truyền hình
Số lượng người xem thời sự tăng lên một phần do trình độ dân trí trong xã hội được nâng cao, mặt khác cũng do phóng viên đã trở nên gần gũi hơn với công chúng, hiểu và đáp ứng tốt hơn những nguyện vọng cũng như nhu cầu thông tin của họ Những người làm thời sự đã thực sự chiếm được lòng tin của công chúng bằng những cố gắng không ngừng nhằm làm cho chương trình này trở nên phong phú, hấp dẫn hơn, gần gũi hơn với công chúng Đội ngũ làm thời sự, phần đông đã được trẻ hóa, tác phong làm việc năng động và hiệu quả cũng như tính chuyên nghiệp trong công việc được bộc lộ rõ nét
Sự gia tăng số lượng khán giả rõ ràng là một tín hiệu đáng mừng, song nó cũng đặt ra một trách nhiệm nặng nề đối với những người làm chương trình thời sự Cùng với tính xã hội hóa ngày càng cao thì yêu cầu của công chúng đối với chương trình cũng ngày càng sắc sảo hơn, họ chủ
Trang 6động hơn trong tiếp cận cũng như đánh giá thông tin Họ quan tâm đến báo chí một cách có mục đích, khai thác thông tin báo chí một cách thiết thực Với thói quen tiếp cận thông tin báo chí và một thái độ nghiêm túc khi xem chương trình, khán giả rất nhạy cảm với những lỗi sai dù nhỏ nhất trong những thông tin Sự tinh tế trong tiếp nhận thông tin thông qua các phương tiện ngôn ngữ của khán giả không cho phép phóng viên truyền hình dễ dãi trong việc cung cấp thông tin Thông thường, những lỗi sai về mặt ngôn ngữ lời được họ phát hiện nhiều hơn cả Và việc sử dụng ngôn ngữ yếu kém của phóng viên sẽ không thuyết phục được công chúng, hơn thế nữa còn có thể làm xói mòn lòng tin mà họ đã dành cho truyền hình Thực tế, cho dù đội ngũ phóng viên nói chung đã nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng mọi mặt bản tin thời sự nhưng rõ ràng ngôn ngữ được sử dụng trên bản tin vẫn chưa hoàn hảo, còn ảnh hưởng đến việc tiếp nhận thông tin của khán giả
Trước tầm quan trọng như thế nhưng trên thực tế ở nước ta, hệ thống
lý thuyết nghiên cứu về lĩnh vực báo chí truyền hình gần như là một địa hạt bị bỏ trống Những người bắt đầu bước vào truyền hình khá vất vả vì phải “vừa làm vừa học” theo kiểu “người trước dạy người sau” và trông chờ vào những khóa đào tạo, tập huấn nghề của các chuyên gia nước ngoài, ngược lại, những nhà nghiên cứu thì cũng gặp khó khăn do ít có cơ hội trải nghiệm thực tế; còn một số ít những người vừa được đào tạo bài bản về truyền hình vừa có kinh nghiệm thực tế thì lại quá bận bịu để có thể cho ra đời những công trình nghiên cứu có giá trị Và vì vậy, chúng ta chưa có những tài liệu nghiên cứu toàn diện về truyền hình, nếu có chăng chỉ là những mảng đề tài liên quan đến lĩnh vực truyền hình nói chung được chẻ nhỏ ở nhiều góc độ Trong đó, lĩnh vực ngôn ngữ truyền hình, đặc biệt là ngôn ngữ trong bản tin thời sự - nằm ở trang nhất của tờ báo hình vẫn chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo
Vì vậy, việc tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu về truyền hình mà đặc biệt
là nghiên cứu về bản tin thời sự cả về lý luận và thực tiễn là một yêu cầu
rất cấp thiết, nó thôi thúc chúng tôi lựa chọn đề tài “Ngôn ngữ truyền hình
trong bản tin thời sự Đài Truyền hình Việt Nam” để nghiên cứu chuyên
Trang 72 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:
2.1 Việc nghiên cứu đề tài này của luận văn góp phần hệ thống hóa những lý luận về ngôn ngữ truyền hình nói chung và bước đầu đưa ra những lý luận về ngôn ngữ truyền hình trong bản tin thời sự Trên cơ sở
đó, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu giảng dạy các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan
2.2 Luận văn cũng góp phần làm cơ sở khoa học cho các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý, các phóng viên, biên tập viên truyền hình tìm ra những giải pháp có thể áp dụng vào hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng của các bản tin thời sự, nhất là bản tin thời sự 19 giờ của Đài Truyền hình Việt Nam
3 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
3.1 Dưới góc độ lý luận báo chí học, luận văn nghiên cứu về ngôn ngữ truyền hình trên bản tin thời sự 19 giờ của Đài Truyền hình Việt Nam Trên cơ sở đó, luận văn nêu ra những thực trạng còn tồn tại của bản tin, qua đó trình bày những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng của bản tin trong thời gian tới
3.2 Để đạt được mục đích nghiên cứu kể trên trong luận văn này, chúng tôi tập trung vào những nhiệm vụ sau đây:
-Làm rõ một số vấn đề về đặc điểm của ngôn ngữ truyền hình
-Khảo sát về ngôn ngữ truyền hình trong bản tin thời sự 19 giờ của Đài Truyền hình Việt Nam
-Nêu lên những thực trạng còn tồn tại của bản tin
-Đề xuất một số giải pháp ngắn cũng như dài hạn để nâng cao chất lượng bản tin
3.3 Đối tượng nghiên cứu của luận văn là:
-Bản tin thời sự 19 giờ và thực tế hoạt động của phóng viên thời sự Đài Truyền hình Việt Nam
3.4 Phạm vi nghiên cứu là ngôn ngữ truyền hình trong các bản tin thời sự phát sóng lúc 19 giờ đến 19 giờ 45 phút hàng ngày của Đài
Trang 8Truyền hình Việt Nam từ năm 2003 đến tháng 9 năm 2004 Chương trình này bao gồm tin tức thuộc nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa xã hội, thể thao…Tuy nhiên, ở đây chúng tôi chỉ khảo sát phần ngôn ngữ truyền hình (bao gồm hình ảnh, âm thanh) của phần thời sự trong nước, vì phần thời sự quốc tế không phải do các phóng viên thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện mà chỉ là biên tập lại từ nguồn tin của các hãng tin nước ngoài
4 CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
4.1 Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta
4.2 Cơ sở thực tiễn của luận văn là việc thực hiện và sử dụng tin tức trên chương trình thời sự bản tin 19 giờ của Đài Truyền hình Việt Nam Tác giả đã trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất bản tin thời sự cũng như thu thập các bản tin bằng văn bản và sao chép lại các bản tin trong chương trình thời sự trong phạm vi nghiên cứu ra băng từ, sau đó khảo sát ngôn ngữ âm thanh và hình ảnh
4.3 Phương pháp nghiên cứu của luận văn là phân tích, so sánh, tổng hợp và quy nạp Trong quá trình khảo sát, tác giả cũng sử dụng phương pháp phỏng vấn, trao đổi trực tiếp để tập trung ý kiến của các nhà báo, nhà quản lý và khán giả cũng như sử dụng những nhận xét của Ban cố vấn Đài Truyền hình Việt Nam Đồng thời, luận văn cũng có kế thừa chọn lọc những kết quả nghiên cứu có liên quan
5 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:
Luận văn dày 118 trang, gồm phần mở đầu, phần nội dung có 3 chương, phần kết luận, ngoài ra là tài liệu tham khảo và phụ lục
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về ngôn ngữ truyền hình và bản tin thời sự
1.3 Ngôn ngữ truyền hình
Trang 91.4 Bản tin thời sự
Chương II: Khảo sát ngôn ngữ truyền hình trong bản tin thời sự Đài Truyền hình Việt Nam
2.1 Về ngôn ngữ hình ảnh
2.2 Về ngôn ngữ âm thanh
2.3 Mối quan hệ giữa lời và hình ảnh
3.3 Một số giải pháp nâng cao chất lượng ngôn ngữ truyền hình trong Bản tin thời sự
Trang 10CHƯƠNG MỘT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÔN NGỮ TRUYỀN HÌNH VÀ BẢN TIN THỜI SỰ
1.1 NGÔN NGỮ TRUYỀN HÌNH:
1.1.1 Đặc trưng của truyền hình:
Để tìm hiểu về ngôn ngữ truyền hình, trước hết phải tìm hiểu về đặc trưng của truyền hình vì truyền hình có một số đặc trưng nhất định và nó chi phối toàn bộ các thành tố cấu thành nên ngôn ngữ truyền hình
-Về thế mạnh:
+Tính công chúng rộng rãi: Truyền hình Việt Nam phủ sóng hơn 80% dân số, khán giả trên khắp các miền đất nước đều có thể xem truyền hình với nhiều chương trình, thể loại khác nhau, đáp ứng nhu cầu của khán giả cho dù ở các lứa tuổi, trình độ học vấn, giới tính…khác nhau Với nội dung phong phú dựa trên phương tiện chuyển tải hấp dẫn, có thể nói truyền hình thu hút hết sức đông đảo khán giả
+Tính tức thời, trực tiếp: khán giả ngồi trước máy thu hình có cảm giác được nhìn thấy trực tiếp sự kiện diễn ra mà không phải qua một phương pháp tư duy hay một trung gian nào Như vậy, việc tạo ra hiệu quả “có mặt” và tính “trực tiếp” của sự kiện cho người xem là đặc trưng riêng biệt của thể loại báo chí truyền hình
+Sự kết hợp giữa âm thanh và hình ảnh: khác với các phương tiện thông tin đại chúng khác, đặc trưng cơ bản và nổi bật nhất của truyền hình
là thông tin truyền tải đến khán giả thông qua hình ảnh và âm thanh Âm thanh bao gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc và hình ảnh bao gồm cả hình ảnh tĩnh và hình ảnh động
-Về điểm yếu:
+Khả năng lưu trữ tài liệu: Khác với báo viết, báo điện tử…, nếu như không có chủ đích trước, khán giả truyền hình không thể lưu giữ những thông tin mà truyền hình cung cấp Đối với phần đông khán giả xem truyền hình thông thường, nếu không có chuẩn bị thì họ không thể
Trang 11lưu giữ lại được những thông tin cho riêng mình với mục đích cá nhân vì thông tin truyền hình thoảng qua rất nhanh, chỉ được nghe, xem một lần Người xem chỉ có thể lưu giữ được sự kiện nếu họ dùng đầu thu ghi chương trình mình quan tâm lại và để thực hiện được điều này, nó cũng đòi hỏi sự đầu tư về thiết bị khá tốn kém nên khả năng lưu trữ tài liệu của truyền hình là không cao
+Lệ thuộc thời gian: đối với một số loại hình báo chí khác, người xem thưởng thức tin tức ở tư thế chủ động, họ được lựa chọn thông tin theo cách của họ Còn đối với truyền hình, người xem không được lựa chọn những thông tin mình quan tâm để thưởng thức trước hay thưởng thức vào những lúc rảnh rỗi mà phải phụ thuộc vào thời gian phát sóng của truyền hình Để giải quyết một phần vấn đề này, đảm bảo thông tin truyền hình đến được với nhiều khán giả, truyền hình đã tổ chức phát lại các chương trình vào nhiều thời điểm khác nhau và việc cùng lúc có nhiều kênh thông tin cũng đã giúp khán giả tự do hơn trong việc lựa chọn chương trình truyền hình mình yêu thích
Tuy nhiên, hạn chế này sẽ được khắc phục bằng các công nghệ truyền hình mới đã đưa vào sử dụng ở một số nước như Truyền hình cáp, truyền hình Internet, truyền hình tương tác… khán giả có thể tự xếp chương trình theo thứ tự mình quan tâm
+Tính phân tích, lý giải bị hạn chế: do sự hạn chế về thời lượng cũng như trong mối quan hệ chặt chẽ với hình ảnh, do sự một chiều của dòng chảy thông tin, truyền hình khó có thể đi sâu phân tích, lý giải sự kiện như báo viết Thông tin truyền hình đáp ứng yêu cầu nhanh, nóng của khán giả
và cũng vì vậy, phóng viên truyền hình không có nhiều thời gian để đi sâu tìm hiểu, nghiền ngẫm sự kiện
Dựa trên cơ sở những đặc trưng cơ bản nhất của báo chí truyền hình nói chung, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về đặc điểm của ngôn ngữ truyền hình và những thành tố cấu thành nên nó
1.1.2 Quan niệm về ngôn ngữ truyền hình:
Trang 12Mặc dù những chương trình truyền hình đầu tiên của những năm 30 của thế kỷ này là các tác phẩm điện ảnh, nhưng nguồn gốc của truyền hình lại độc lập với điện ảnh Điện ảnh bắt đầu khai sinh với các bộ phim của anh em nhà Lumière (Pháp 1859), trong khi đó mầm móng của truyền hình lại là con lắc truyền ảnh (1843) Mục đích của những thử nghiệm đầu tiên là những hình ảnh tĩnh, có nghĩa là nó có mối liên hệ với nhiếp ảnh trong giai đoạn tiền thân này Thế nhưng truyền hình hiện đại “màn ảnh nhỏ” đã kế thừa từ điện ảnh những hình ảnh chuyển động và thành quả phim có tiếng Hơn thế nữa, truyền hình còn được thừa hưởng những điểm mạnh của nền nghệ thuật thứ bảy như montage, cỡ cảnh, góc máy
mà điện ảnh sơ khai đã phải mất hàng chục năm thử nghiệm mới gặt hái được Và ngôn ngữ truyền hình gần như đồng nhất và kế thừa ngôn ngữ tạo hình điện ảnh Trong truyền hình tuy có sự gần gũi về mặt hình thức
và thẩm mỹ với sân khấu và điện ảnh, thực ra sự gần gũi này xuất hiện ngay trong giai đoạn hình thành các chương trình và hình thức thể hiện là tạo hình cộng với lời nói, hoặc có thể thấy ở một số các yếu tố quan trọng khác như: đoạn phim, khoảng cách, dựng phim…
Truyền hình là một tổ hợp của nhiều thành phần nội dung, trong đó ngoài mảng báo chí còn có nhiều tác phẩm của những bộ môn nghệ thuật như điện ảnh, sân khấu, ca nhạc, mỹ thuật, kiến trúc Vậy có thể hiểu ngôn ngữ truyền hình như tổ hợp nhiều loại ngôn ngữ như ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ tạo hình, ngôn ngữ sân khấu…[ 5, 12]
Từ điển tiếng Việt đưa ra định nghĩa về ngôn ngữ như sau: Ngôn ngữ
là hệ thống ký hiệu dùng làm phương tiện để diễn đạt, thông báo [17, 688]
Từ những tìm hiểu trên, thử đưa ra một quan niệm về ngôn ngữ truyền hình: Ngôn ngữ truyền hình là hệ thống ký hiệu, biểu tượng, quy tắc để diễn đạt nội dung của tác phẩm truyền hình
Để phân biệt với những tác phẩm từ các ngành nghệ thuật khác được chiếu trên truyền hình cần lưu ý rằng tác phẩm truyền hình là tác phẩm được thực hiện bởi kỹ thuật truyền hình, do đạo diễn truyền hình xây
Trang 13trên truyền hình, và nếu một tác phẩm sân khấu được đạo diễn truyền hình
thể hiện thì vẫn sẽ được coi là sử dụng ngôn ngữ truyền hình
1.1.3 Đặc điểm của ngôn ngữ Truyền hình:
Đặc điểm quan trọng nhất của ngôn ngữ truyền hình là sự kết hợp của hình ảnh và âm thanh Ngôn ngữ của truyền hình là ngôn ngữ tổng hợp của hình ảnh - âm thanh
+Trước hết là về hình ảnh: Truyền hình, cũng giống như phim ảnh, là một phương tiện chuyển tải hình ảnh, thường được kết hợp với ngôn ngữ nói Các hình ảnh truyền hình chứa đựng cả chuỗi các ký hiệu biểu tượng chuyển động Một tiết mục truyền hình được thông qua một tiến trình gồm có lựa chọn hình ảnh từ các nhóm và kết hợp chúng lại thành hoàn chỉnh dựa theo qui luật và tập quán
Có một loại ngữ pháp của các hình ảnh chuyển động có chức năng như ngữ pháp trong ngôn ngữ Chẳng hạn góc máy sử dụng để quay một cảnh
là một yếu tố biểu hiện Cận cảnh thường được dùng trong phim truyền hình bởi vì nó tạo mối quan hệ giữa con người và hướng chúng ta tập trung vào những cảm xúc và trạng thái nhân vật [57, 23-24]
Hình ảnh là yếu tố khách quan hàm chứa trong nó sự sống động của một cuộc sống thực, đưa đến cho khán giả cảm giác có mặt, được chứng kiến
sự kiện, như là sự kiện diễn ra ngoài cuộc sống
Cũng trong tài liệu nói trên, các tác giả đã cho rằng cả âm thanh và hình ảnh đều có những đặc điểm chung là chúng mang tính ẩn dụ (metaphor), hoán dụ (metonymy) và có nghĩa bóng (connotation)
Ẩn dụ: Ký hiệu, như chúng ta đã thấy, có thể là những phần của ngôn ngữ viết hoặc ngôn ngữ nói như là từ ngữ và cũng có thể là hình ảnh hoặc những âm thanh phi ngôn ngữ như âm nhạc Những dấu hiệu này có nhiều mối quan hệ khác nhau với sự vật và ý tưởng mà chúng đại diện hay liên quan tới, nhưng không phải luôn luôn đại diện cho sự vật một cách trực tiếp Một từ hay hình ảnh có thể được sử dụng một cách tượng trưng, để đại diện cho một thứ gì đó, mà thứ đó với một vài đặc điểm chung – ta gọi
là phép ẩn dụ
Trang 14Loại ẩn dụ rõ nhất là phép so sánh, là sự so sánh một thứ với một thứ khác, thường được sử dụng trong các tiết mục phim hay truyền hình Một diễn viên đập vỡ ly rượu hay làm ngã ly rượu đỏ vào miếng vải trắng có thể hiểu ẩn ý như bắt đầu của một mối hận thù hay chiến tranh, hoặc cho
sự mất trinh trắng Màn cửa hé mở cho ánh sáng mặt trời tràn vào phòng
có thể là một sự phục hồi hy vọng hay niềm hạnh phúc
Hoán dụ: Một từ hay hình ảnh cũng có thể biểu thị một cái gì đó một cách súc tích như cách tốc ký, dùng sự vật này để đề cập đến sự vật khác, chẳng hạn đại diện chỉ một phần nhưng nói lên cái tổng thể, ta gọi là phép hoán dụ Phép này rất hữu ích để kiệm lời, khi nó có thể gợi nhớ đến cả một hệ thống phía trước
Một ví dụ có thể thấy ở phóng sự truyền hình chẳng hạn, cùng với lời bình “tre già, măng mọc”, trong phóng sự nói về lễ kỷ niệm thành lập một ngôi trường có truyền thống lâu đời, phóng viên đã cho khán giả xem hình ảnh bức tranh vẽ một cây cổ thụ lớn Hoặc trong phóng sự nói về một em thiếu nhi sắp đại diện Việt Nam đi dự diễn đàn thiếu nhi thế giới, phóng viên đã cận cảnh hình ảnh em bé khệ nệ nhấc chiếc va-li rất to so với thân người em – cũng giống như là trọng trách mà em đang gánh vác Nghĩa bóng: Ở mức độ đầu tiên, những dấu hiệu xác định sự vật Ví
dụ, hoa hồng là từ hoặc hình ảnh biểu thị một loại hoa Nghĩa đen là nghĩa gốc hay nghĩa được lấy trong từ điển Mặc dù vậy, còn có một tầng nghĩa thứ hai được gắn cho từ hoa hồng Đối với văn hóa một số nước, hoa hồng còn là sự lãng mạn, tình yêu (một tá hoa hồng đỏ nghĩa là anh yêu em)
Nghĩa bóng là một từ ngữ hay hình ảnh, âm thanh có ý nghĩa cụ thể riêng và liên quan tới văn hóa Thông qua nghĩa hàm ẩn này chúng ta có thể bộc lộ được thái độ và giá trị văn hóa Như chúng ta thấy, ở văn hóa phương Tây hoa hồng chứa đựng sự lãng mạn mà còn đặc biệt hơn là để thể hiện tình yêu đôi lứa Chẳng hạn, nhà xuất bản Mills & Boon sử dụng hình ảnh của hoa hồng ở trang bìa để thể hiện cho sự lãng mạn đôi lứa Nổi bật hơn nghĩa bóng của từ “romance” còn là ý niệm trẻ trung của trai
Trang 15Nghĩa hàm ẩn còn mang cả sự phán xét xã hội, mà trong đó các dấu hiệu đều chứa đựng nghĩa hàm ẩn tích cũng như tiêu cực [57, 30-35]
Trong mỗi chương trình truyền hình, sự biểu thị ý nghĩa là rất phức tạp,
có nhiều nét đặc trưng riêng biệt của ý nghĩa, từ đó ta phân biệt đặc điểm của các loại chương trình truyền hình khác nhau Sử dụng lý thuyết của
ký hiệu học và tìm kiếm nhiều cách biểu thị khác nhau, chúng ta thấy không chỉ yếu tố ngôn ngữ học, như từ ngữ nói và viết để tạo ý nghĩa mà hình ảnh và những âm thanh phi ngôn ngữ cũng có thể tạo nghĩa Với cách này, hình ảnh cũng có chức năng tương tự như ngôn ngữ
+Thứ hai là về âm thanh: Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy đặc điểm của ngôn ngữ truyền hình có điểm tương đồng với đặc điểm của ngôn ngữ phát thanh về tính âm thanh học Đặc tính này được hiểu là dùng âm thanh truyền trên sóng làm phương tiện thể hiện chính và khai thác những từ giàu âm hưởng làm phương tiện tác động Cố nhiên, thuật ngữ âm thanh được dùng ở đây không giống với khái niệm âm thanh thuần túy vật lý học Theo cách nhìn của loại hình báo phát thanh thì khái niệm âm thanh này bao gồm một nội hàm ba thành tố: lời nói, tiếng động
và âm nhạc… [5, 196]
Một trong những yếu tố quan trọng làm nên đặc điểm của tác phẩm truyền hình chính là âm thanh, mà chủ yếu là lời Những tư tưởng được thể hiện bằng lời với sự đầy đủ, vượt lên trên sự đầy đủ của các phương tiện diễn đạt khác Với sự xuất hiện của âm thanh, tác phẩm truyền hình trở nên gần gũi với cuộc sống, phản ánh được hơi thở, động thái của cuộc sống Trong lĩnh vực báo chí sức mạnh của truyền hình khác các loại hình báo chí khác là ở chỗ nó kết hợp được sức mạnh của mối quan hệ hai
với âm thanh đã mang lại tính xác thực là giá trị đầu tiên và quý nhất của
Trang 16thông tin truyền hình Để thông tin về bất cứ vấn đề gì thì truyền hình cố gắng bằng mọi giá để có hình ảnh về vấn đề, sự kiện đó, và để thực hiện được điều đó thì phóng viên truyền hình phải có mặt nơi xảy ra sự kiện và
kể lại cho người xem truyền hình bằng những hình ảnh thực qua phương pháp ghi hình Về mặt tâm lý, người xem có trạng thái có mặt, được chứng kiến cùng lúc với sự kiện đang diễn ra, cho thấy cuộc sống thực ở những chi tiết, những trạng thái của bản thân cuộc sống Nhờ thứ ngôn ngữ đặc biệt là hình ảnh, truyền hình mang đến cho khán giả hiệu ứng hiện diện - là hiệu quả của sự đồng bộ giữa sự kiện và sự trình chiếu nó bằng truyền hình Khán giả cảm thấy không có sự khác biệt giữa thực tế
và hình ảnh của nó trên màn hình Tuy vậy độ xác thực của thông tin truyền hình không phải là tuyệt đối
-Tiết kiệm, ngắn gọn: Những yếu tố qui định tính chất này là: tính chất thời sự của thông tin, thời lượng các chương trình và điều kiện tiếp nhận thông tin của khán giả Tiết kiệm, ngắn gọn với ý nghĩa là biểu đạt các thông điệp một cách chính xác nhất, dễ hiểu nhất trong khuôn khổ văn bản nhỏ nhất
-Đại chúng, phổ cập: Khác với ngôn ngữ của báo in có tính phân tích, khái quát cao, ngôn ngữ truyền hình rất cụ thể và đi thẳng vào vấn
đề Trong truyền hình, hình ảnh là phần chuyên chở thông tin quan trọng, hình ảnh trình bày những sự việc diễn ra theo thời gian tuyến tính, qua sự
mô tả của hình ảnh, khán giả được trực tiếp nhìn thấy sự kiện, và qua đó
đã có thể phần nào hiểu được cái gì đang diễn ra, diễn ra như thế nào và ai tham gia vào sự kiện đó Những thông tin cần thiết còn lại mà ngôn ngữ hình ảnh chưa nói hết đã có sự hỗ trợ đắc lực của ngôn ngữ lời Đặc điểm này cũng đồng nghĩa với tính phân tích, lý giải bị hạn chế: do sự hạn chế
về thời lượng cũng như trong mối quan hệ chặt chẽ với hình ảnh, do sự một chiều của dòng chảy thông tin ngôn ngữ truyền hình khó có thể chấp nhận quá nhiều từ ẩn ý, số liệu, từ chuyên môn, lý thuyết, ngôn ngữ báo cáo, văn bản, trừu tượng, tính khái quát hoá cao… ,
-Giao tiếp cá nhân: Về phương diện giao tiếp cá nhân, khán giả có cảm giác phóng viên nhìn thẳng vào mặt mình, có cảm giác phóng viên
Trang 17truyền hình đang nói với mình, họ nhìn thấy ánh mắt, nụ cười, nét mặt, cử chỉ…của phóng viên cùng với những yếu tố phi ngôn ngữ khác và đặc biệt, ngôn ngữ của truyền hình là ngôn ngữ khẩu ngữ, phong cách ngôn ngữ nói, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của khán giả Xu hướng cá nhân hoá các thông điệp truyền hình là xu hướng mà truyền hình đã theo đuổi từ giữa thế kỷ trước Ngày càng xuất hiện nhiều người dẫn chương trình là người nói với công chúng Họ đã trở thành gương mặt của chương trình và thậm chí cá tính của họ quyết định phong cách của chương trình Người xem cảm nhận thông tin qua lăng kính chủ quan của phóng viên Giao tiếp cá nhân mang lại cho truyền hình một thứ ngôn ngữ khác với báo viết, khi mà khán giả được tiếp nhận thông tin từ ngôi thứ nhất Về điểm này truyền hình khá tương đồng với phát thanh: nói với triệu người như chỉ nói cho một người
1.2 BẢN TIN THỜI SỰ:
1.2.1 Sự ra đời và các bước phát triển:
Sự ra đời và các bước phát triển của bản tin thời sự gắn với sự ra đời
và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam Vì tin tức thời sự là thể loại
cơ bản của báo chí Truyền hình nên nó ra đời ngay từ buổi đầu tiên phát sóng thử nghiệm chương trình truyền hình: lúc 19 giờ ngày 7/9/1970 tại
58 Quán Sứ, Hà Nội Chương trình thử nghiệm này bao gồm 60 phút thời
sự, ca nhạc, thiếu nhi Trong đó, tin tức có thời lượng 15 phút, do phát thanh viên đọc trực tiếp trên micro Phát thanh viên nữ là chị Lan Hương
và phát thanh viên nam là anh Việt Khoa Từ đó, ngày 7/9/1970 trở thành ngày kỷ niệm truyền thống của Truyền hình Việt Nam [11, 24-30]
Sau ngày 7/9/1970, Chính phủ chính thức giao cho Đài Tiếng nói Việt Nam nhiệm vụ làm truyền hình thử nghiệm Với những thiết bị chuyên dùng đầu tiên, tối ngày 27/1/1971 (tức tối 30 Tết Tân Hợi) nhân dân thủ đô Hà Nội được xem chương trình truyền hình đầu tiên của Việt Nam Chương trình được phát sóng từ 19 giờ đến 22 giờ với các chuyên mục Thời sự, ca nhạc, phim tài liệu, phim truyện Việt Nam Trong đó, có
30 phút thời sự trong nước và thế giới do các phát thanh viên nam, nữ thay nhau đọc trước micro, thu vào camera điện tử chuyển thẳng đến máy
Trang 18phát đưa lên cột ăng ten Sau đó, mỗi tuần lễ phát chương trình thử nghiệm hai tối, mỗi tối hai tiếng rưỡi, rồi tiến lên ba tối, bốn tối một tuần Ngày 18-5-1971, thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký nghị định 91/CP trong
đó ghi rõ “thành lập Ban vô tuyến truyền hình thuộc Đài tiếng nói Việt Nam” Chính ban vô tuyến truyền hình với số cán bộ ít ỏi và phương tiện
kỹ thuật thô sơ đó là tiền thân của Đài Truyền hình Việt Nam ngày nay Sau ngày thống nhất đất nước, Đảng và nhân dân ta có điều kiện đầu
tư nhiều hơn cho ngành truyền hình Giữa năm 1976, Ban biên tập vô tuyến truyền hình được chuyển thành Đài truyền hình trung ương, có trụ
sở làm việc mới được xây tại trung tâm Giảng Võ Từ ngày 16-6-1976, nhân ngày khai mạc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất, chương trình của Đài truyền hình phát sóng hàng ngày, mỗi ngày 3 giờ vào buổi tối, chấm dứt thời kỳ phát thử nghiệm, chuyển sang thời kỳ phát chính thức Ngày 18-6-1977, Hội đồng Bộ trưởng ra nghị định 164/CP thành lập
Ủy ban Phát thanh và Truyền hình Việt Nam, đồng thời tách ban vô tuyến truyền hình khỏi Đài tiếng nói Việt Nam, chuyển thành Đài truyền hình trung ương Đến ngày 30-4-1987, nghị định 72/HĐBT đã quyết định chuyển Đài truyền hình trung ương thuộc Chính phủ và mang tên Đài Truyền hình Việt Nam, giải thể Ủy ban phát thanh và truyền hình Từ đây, đài chính thức được Nhà nước xác định là Đài Truyền hình quốc gia Sau khi trở thành đài truyền hình quốc gia, truyền hình Việt Nam phát triển với tốc độ nhanh và vững chắc Từ 1-1-1990, đài phát sóng 8 giờ hàng ngày với 2 chương trình VTV1 và VTV2
Để mở rộng phủ sóng truyền hình ra toàn quốc, ngày 30-1-1991, Chính phủ ra quyết định số 26/CP giao cho Tổng cục bưu điện thuê vệ tinh Intersputnik để truyền dẫn tín hiệu truyền hình vệ tinh, bắt đầu từ Tết nguyên đán Tân Mùi năm 1991 Từ 31-3-1995, với việc phát sóng truyền hình VTV3, số giờ phát của đài lên tới 18 giờ/ngày Từ 1-10-197, khi VTV3 tách phát kênh riêng, số giờ phát của đài đạt 21 giờ/ngày Trước
đó, từ 1-1-1995, xuất phát từ nhu cầu, đòi hỏi xem truyền hình của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khá đông đảo, Đài bắt đầu phát chương trình VTV4 dành cho người Việt Nam ở nước ngoài, từ 1-2
Trang 19giờ/ngày, đến 1998, tăng lên 4 giờ/ngày đồng thời các chương trình khác đều tăng thêm giờ phát sóng, đưa tổng số giờ phát sóng của Đài trên tất cả các kênh lên 40-41 giờ/ngày
Từ 1995, Đài Truyền hình Việt Nam bắt đầu triển khai “qui hoạch
phát triển ngành truyền hình Việt Nam đến năm 2000 và các năm tiếp theo”, đã được Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 484/TTG ngày 22-
8-1995 Trong qui hoạch chung, một số dự án như “đưa truyền hình về
vùng núi cao, hải đảo” hay dự án “phủ sóng cho vùng lõm”… đã được
thông qua Đặc biệt, hai dự án “phủ sóng chương trình truyền hình quốc
gia” và “phủ sóng chương trình VTV3” được triển khai nhanh đã đưa
sóng truyền hình VTV1 và VTV3 đến các trung tâm dân cư và đô thị, các vùng công nghiệp và đồng bằng với số dân tập trung cao
Qua hơn 5 năm thực hiện, cả nước đã hình thành một hệ thống các trạm phát lại truyền hình quốc gia trên khắp cả nước gồm hơn 600 trạm
có công suất 500W đến 20 KW, ngoài ra còn hàng trăm điểm thu TVRO (tín hiệu truyền hình trực tiếp từ vệ tinh) đặt tại các vùng lõm phục vụ đồng bào miền núi Nếu như năm 1995, khi bắt đầu thực hiện qui hoạch, mới có 58,8% số dân trong cả nước có thể xem được chương trình truyền hình quốc gia thì đến đầu năm 2000, tỷ lệ đó đã đạt 78,7% Hiện nay, cả nước đã có hơn 80% người dân theo dõi được sóng truyền hình Việt Nam với khoảng trên 9 triệu chiếc máy thu hình
Do được sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước cùng sự nỗ lực không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ công nhân viên, phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên, Đài Truyền hình Việt Nam ngày một trưởng thành
về nội dung chương trình, thiết bị kỹ thuật Hiện Đài có 4 kênh trực thuộc với những nội dung chương trình tương đối độc lập Đó là:
-VTV1: Chương trình tổng hợp bao gồm các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, nhằm phục vụ cho mọi đối tượng của toàn xã hội Chương trình thời sự mà chúng tôi khảo sát nằm trên kênh này
-VTV2: Chương trình khoa học, giáo dục, truyền tải kiến thức về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội
Trang 20-VTV3: Chương trình văn hóa-thể thao, giải trí và thông tin kinh tế -VTV4: Chương trình đối ngoại dành cho người Việt Nam đang sống
ở nước ngoài
-VTV5: Chương trình truyền hình bằng tiếng dân tộc phục vụ nhu cầu thông tin của bà con dân tộc thiểu số [11, 33-59]
Ngoài ra hiện nay Đài Truyền hình Việt Nam còn có truyền hình cáp
và Vi ba nhiều kênh (CATV – MMDS)
Cùng với bước đầu gian nan của Đài Truyền hình Việt Nam, bản tin thời sự giai đoạn trước do điều kiện hoàn cảnh đất nước khó khăn, kỹ thuật yếu kém, phương tiện thiếu thốn nên phóng viên không thể đi xa lấy tin, một tin thời sự phải mất mấy ngày mới lên sóng được và cũng dài lê thê chứ chưa ngắn gọn như bây giờ Trong thời kỳ này, tin tức thời sự vẫn dùng phim nhựa 16 ly, in tráng bằng máy “Thượng Hải” Hình ảnh trong tin thời sự là những hình ảnh chết, lấy trên báo viết hoặc là những ảnh vẽ biếm hoạ 1 tin 2 phút đôi khi chỉ có 1 hình ảnh tĩnh
Theo ông Trần Bình Minh – Phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam kiêm Trưởng ban Thời sự thì có thể lấy năm 1995 làm một mốc phát triển của bản tin thời sự khi tốc độ làm tin có nhiều thay đổi, từ những tin “thiu” như trước đây, nhờ sự phát triển của kỹ thuật, sự nỗ lực của cả bộ máy mà tin thời sự đã trở thành những thông tin nhanh nhất, phát trong ngày, trong buổi, thậm chí trực tiếp.Và cũng trong năm này cầu truyền hình cũng đã được thực hiện Nhất là việc sử dụng đường truyền cáp quang Thành phố Hồ Chí Minh đến Hà Nội và sau đó là từ các tỉnh đến Hà Nội đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng thông tin của bản tin thời sự Thông tin đã đi vào chiều sâu hơn, lĩnh vực phản ánh rộng hơn, nêu được bản chất của sự kiện và rút ngắn được tối đa thời lượng [31, 1-4]
Đến năm 1998 Đài Truyền hình Việt Nam đã cho ra đời 14 bản tin/ngày với nội dung phong phú, đáp ứng yêu cầu thông tin cho nhiều đối tượng khác nhau và được phát sóng trực tiếp Thông tin thời sự từ thời điểm này đã đáp ứng tiêu chí nhanh, thời sự, nóng hổi do các bản tin liên
Trang 21tục được cập nhật trong ngày, trong buổi Những sự kiện vừa xảy ra buổi sáng đã được cung cấp cho đông đảo khán giả vào bản tin trưa Cũng trong thời điểm này, bản tin thời sự đã nâng cao tính chuyên nghiệp khi đưa vào sử dụng cue (màn hình chạy chữ) và tai nghe giúp phát thanh viên, biên tập viên thuận lợi hơn rất nhiều trong việc đọc trôi chảy các bản tin và giúp liên lạc tốt với đạo diễn, tránh được tối đa những sai sót trong quá trình phát sóng trực tiếp
Năm 2002 Đài Truyền hình Việt Nam tách VTV2 ra riêng, thời lượng phát sóng cũng tăng từ 40,5 giờ lên 60,5 giờ/ngày và tết 2002 bắt đầu phát VTV5
Đầu năm 2004, Ban Thời sự bắt đầu đưa vào sử dụng phòng dựng kỹ thuật số Việc số hóa hình ảnh cũng như thông tin sẽ giúp việc xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác cũng như tận dụng được kho tài nguyên hình ảnh lưu trữ của thông tin
1.2.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy Ban Thời sự:
Theo quyết định của Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam ký ngày 21-11-2003 về việc ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Thời sự Đài Truyền hình Việt Nam như sau:
-Ban Thời sự là đơn vị sự nghiệp thuộc Đài Truyền hình Việt Nam,
có chức năng tổ chức sản xuất và khai thác các chương trình thời sự thuộc mọi lĩnh vực trong nước, quốc tế theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc, trên cơ
sở đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước
-Ban Thời sự có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Xây dựng kế hoạch công tác hàng năm và dài hạn, trong đó có kế hoạch về định hướng tuyên truyền, sản xuất, khai thác các thể loại chương trình thời sự trong nước, quốc tế và tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt
Tổ chức nghiệm thu các thể loại chương trình thời sự theo qui định Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về nội dung, chất lượng và chi phí sản xuất các chương trình thời sự theo qui định chung của Đài
Trang 22Được sử dụng các nguồn kinh phí hỗ trợ (khi lãnh đạo Đài uỷ nhiệm)
để nâng cao chất lượng chương trình theo đúng qui định pháp luật và của Đài THVN
Soạn thảo nhiệm vụ cụ thể, qui chế hoạt động, lề lối làm việc và mối quan hệ công tác của Ban trình Tổng Giám đốc phê duyệt
Cùng với Ban Tổ chức cán bộ xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại
và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên của Ban, xây dựng quy hoạch cán bộ để đáp ứng nhu cầu công tác của Ban
-Ban Thời sự có Trưởng ban phụ trách, giúp việc Trưởng ban có các Phó Trưởng ban
Cơ cấu tổ chức của Ban Thời sự gồm:
1 Phòng Thư ký biên tập
2 Phòng Chính trị
3 Phòng Thời sự Quốc tế
4 Phòng Tin
5 Phòng Quay phim và điều độ
6 Cơ quan thường trú Đài THVN tại Cộng hoà DCND Lào
7 Cơ quan thường trú Đài THVN tại Vương quốc Campuchia
8 Cơ quan thường trú Đài THVN tại Liên bang Nga
9 Phòng Tổng hợp
Riêng số lượng phóng viên, biên tập, quay phim, nhân viên… hiện công tác tại Ban Thời sự (không bao gồm các cơ quan thường trú ở nước ngoài) là 116 người (tính đến tháng 10 năm 2004) Trong đó có 68 biên chế, 48 lao động xác định thời hạn và hợp đồng làm việc
Bản tin Thời sự phát sóng lúc 19 giờ mà chúng tôi tiến hành khảo sát chỉ
là một trong 14 bản tin thời sự mà Ban Thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất mỗi ngày Tuy nhiên, đây là bản tin quan trọng nhất, hay nhất và tập trung sự đầu tư lớn nhất cũng như được đông đảo khán giả
Trang 231.2.3 Đặc điểm của Bản tin Thời sự:
1.2.3.1 Về thể loại:
Ngôn ngữ trong bản tin thời sự thuộc loại tác phẩm thông tin mang tính chất sự kiện - phản ánh khách quan trực tiếp sự kiện, hiện tượng, ngắn gọn và mạch lạc, dễ hiểu Kết cấu của các tác phẩm thuộc loại này thường là năng động nhằm mục đích phản ánh rõ nhất, nhanh nhất những nhận thức đầu tiên về sự kiện khách quan Trong loại tác phẩm thông tin
có nhiều thể loại, trong đó có tin, phóng sự và ghi nhanh [24, 183]
Bản tin thời sự của Đài truyền hình Việt Nam gồm tin, phóng sự ngắn và ghi nhanh Qua khảo sát của chúng tôi thì trung bình một bản tin thời sự 19 giờ có từ 15 đến 22 tin, phóng sự ngắn và ghi nhanh (không kể tin thế giới) Trong đó, phóng sự ngắn chiếm từ 4 đến 8 phóng sự, ghi nhanh chỉ 1-2 hoặc không có; còn lại chiếm một số lượng đáng kể nhất là tin
-Tin: Tin truyền hình thường thông báo tức thời sự kiện theo mặt cắt
ngang, nó được phát sóng ngay sau khi sự kiện diễn ra nhằm cung cấp cho người xem những thông tin cơ bản nhất: trả lời câu hỏi 5W và 1H (thời gian, địa điểm diễn ra sự kiện, diễn ra cái gì, ai tham gia và kết quả như thế nào ) Tin không đòi hỏi phóng viên kể lại toàn bộ diễn biến quá trình sự kiện, không yêu cầu phân tích ý nghĩa sự kiện và không để lộ thái
độ của nhà báo
Thông thường, căn cứ vào hình thức thể hiện người ta phân chia các dạng tin: tin bình, tin ảnh, tin lời Như vậy, hình ảnh không chỉ là yếu tố chủ yếu của ngôn ngữ hình thành thể loại tin tức trên truyền hình, mà còn trở thành tiêu chí quan trọng trong việc hình thành các dạng tin khác nhau Dạng tin mà phóng viên không có khả năng ghi hình và được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau như: các hãng thông tấn, các báo, mạng lưới thông tín viên, cộng tác viên… được gọi là tin lời Trong chương trình thời sự và bản tin truyền hình, tin lời chiếm một cơ cấu không hề nhỏ, bởi một lý do là không phải bất kỳ sự kiện nào diễn ra thì phóng viên truyền hình đều có mặt và ghi hình để chuyển đến công chúng Thậm chí, trong một số trường hợp chưa có hình ảnh thì thông tin vẫn cần chuyển
Trang 24ngay về để Ban biên tập xử lý Có thể thấy rằng, tin lời có khả năng rút ngắn “thời gian chết” làm tăng tính thời sự Trong các bản tin truyền hình, đặc biệt khi công nghệ viễn thông ngày càng phát triển, tin lời càng có điều kiện để trực tiếp hoá sự kiện Ngay cả ở những đài truyền hình lớn trên thế giới trong bản tin và chương trình thời sự vẫn thường xuyên sử dụng tin lời Nhược điểm của loại tin lời này là do đeo đuổi tính thời sự,
nó đã không tận dụng được lợi thế về hình ảnh để nâng cao tính chân thực của thông tin [7, 72-76]
Dạng thứ hai khá gần gũi với tin truyền hình là tin ảnh Đó là những hình ảnh tĩnh do người chụp lại hình ảnh về trung tâm sự kiện Một tin ảnh có thể sử dụng một hay nhiều ảnh về sự kiện là tùy thuộc thời lượng của tin Thông thường, tin ảnh bị hạn chế về tính thời sự so với các dạng tin khác vì còn phải trải qua các khâu in, tráng, lựa chọn và phát đi trên truyền hình Trên thực tế, đây là dạng tin ít được sử dụng, nó chỉ được dùng với các sự kiện nổi bật, địa bàn phức tạp không có khả năng ghi hình
Ngoài hai dạng tin thường được sử dụng kể trên, tin hình là dạng tin
cơ bản, đóng vai trò nền tảng trong kết cấu chương trình Nó chiếm một phần lớn thời lượng và có thể coi nó như mũi nhọn xung kích của thông tin trên truyền hình với đầy đủ các đặc trưng cơ bản nhất Về bản chất, không có sự khác biệt nhiều lắm giữa tin và tin truyền hình Giữa chúng chỉ có sự tồn tại khác biệt về đặc điểm thể hiện do loại hình báo chí quy định Tin trên truyền hình vẫn áp dụng các mô thức truyền thống, nó có
sự gần gũi hơn với tin trên phát thanh về lối viết, câu chữ, cách làm tròn số
-Phóng sự: Phóng sự ngắn truyền hình là một thể loại chủ yếu của
chương trình thời sự truyền hình, có thời lượng ngắn (vài phút) phản ánh
và phân tích những sự kiện, sự việc nóng bỏng, nổi cộm “có vấn đề” xảy
ra trong một quá trình phát sinh và phát triển mà công chúng rất quan tâm theo dõi, để kịp thời phát hiện, khám phá bản chất vấn đề, đồng thời có kiến nghị và đề xuất giải pháp về vấn đề đó Trong phóng sự truyền hình, hình ảnh, ngôn ngữ, tiếng động và âm nhạc đều thống nhất trong một mục
Trang 25đích thông tin mô tả trực tiếp, khách quan các sự kiện nằm trong dòng thời sự chủ lưu, được xã hội quan tâm Ở đây, những suy nghĩ, tư tưởng của các tác giả được thể hiện qua việc lựa chọn, phân tích các chi tiết cụ thể của sự kiện
Phóng sự truyền hình phản ánh cuộc sống bằng hình ảnh và âm thanh
do máy quay ghi lại Nhưng yêu cầu đặt ra là phải rút ngắn khoảng thời gian từ lúc sự kiện xảy ra trên màn ảnh nhỏ, càng ngắn bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu Trong cách thể hiện, phóng sự gây cho người xem cảm giác là
họ đang cùng với phóng viên theo dõi diễn biến của sự kiện và vẫn giữ nguyên những đặc tính chủ yếu là phản ánh tính logic phát triển của sự kiện bằng hình ảnh, đánh giá bình luận sự kiện Một đặc điểm của phóng
sự truyền hình là có sự xuất hiện của phóng viên dẫn chuyện, như một nhân chứng, kể và bình về sự kiện, phỏng vấn những người trong cuộc nhằm làm sáng tỏ chủ đề, thể hiện thái độ thẩm định hiện thực của tác giả trước vấn đề mà phóng sự nêu ra
Theo ý kiến của một số phóng viên kỳ cựu của Ban thời sự Đài Truyền hình Việt Nam thì phóng sự ngắn (còn gọi là phóng sự thời sự) đi vào những vấn đề gắn với yếu tố thời sự Trước kia một phóng sự dài 7-8 phút Phóng sự ngắn là tin nhưng có ý kiến của nhiều chiều, ý kiến của người trong cuộc để thuyết phục được khán giả hơn Một phút của tin thường không đủ tải hết những vấn đề phóng viên muốn trình bày mà lại chỉ có một giọng đọc dễ gây ra cảm giác chán cho khán giả Phóng sự ngắn dài gấp đôi tin, yêu cầu về thời lượng của lãnh đạo Ban là 2 phút 30 giây
Ban Thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam là nơi đi đầu làm phóng
sự ngắn Phóng sự thời sự ngắn, nhưng không dễ làm Năm 1998 trong cuộc thi tác phẩm truyền hình toàn quốc, lần đầu tiên có thể loại phóng sự ngắn Phóng sự ngắn của chương trình thời sự không phải là một phóng
sự dài được cắt xén đi đảm bảo về thời lượng Mà phóng sự ngắn của chương trình thời sự là sự kết hợp của hai yếu tố chất lượng thông tin và tính thời sự chứa trong một thời lượng ngắn.[31, 4]
Trang 26-Ghi nhanh: Trong chương trình thời sự, ngoài tin tức, phóng sự
ngắn còn có sự xuất hiện của ghi nhanh Ghi nhanh là một thể loại có khả năng thông tin xác thực, sinh động một sự kiện mới xảy ra Bên cạnh đó, ghi nhanh cũng có sự tham gia của cái tôi – tác giả nhân chứng và nhập cuộc, và có ý kiến của nhiều nhân vật tham gia sự kiện Ghi nhanh cũng giống như tin, chỉ phản ánh một sự kiện đơn lẻ và chủ yếu chỉ thông tin
bề mặt của sự kiện chứ không đi sâu vào phân tích diễn biến của sự kiện hay lý giải về nguyên nhân và ý nghĩa của nó, cho nên ghi nhanh chỉ thoả mãn được nhu cầu thông tin ban đầu của công chúng Do đó, trước những
sự kiện cần có sự hiểu biết sâu sắc hơn, phải cần đến những thể loại khác Ghi nhanh cũng có kết cấu linh hoạt và bút pháp sinh động, giàu hình ảnh như phóng sự Tuy nhiên, trong ghi nhanh sự xuất hiện của cái tôi tác giả chỉ mới là cái tôi nhân chứng, cái tôi trần thuật khách quan chứ chưa đạt tới một cái tôi thẩm định như trong phóng sự Hiện nay thể loại ghi nhanh rất ít được sử dụng, trong một buổi phát sóng thỉnh thoảng mới có một, hai ghi nhanh Có lẽ vì nó là thể loại nằm giữa tin và phóng sự ngắn nên thay vì thực hiện ghi nhanh thì phóng viên đã gia công thêm để thực hiện luôn phóng sự ngắn Và cũng chính vì lẽ biên giới giữa phóng sự ngắn và ghi nhanh quá gần nên có nhiều tác phẩm chỉ nên xem là ghi nhanh nhưng phóng viên lại cho đó là phóng sự ngắn Do thể loại ghi nhanh chiếm tỷ lệ không nhiều trong bản tin nên đối tượng mà chúng tôi
sẽ khảo sát chính là thể loại tin và phóng sự
1.2.3.2 Thời lượng:
Hiện nay, thời lượng của một chương trình thời sự 19 giờ của Đài Truyền hình Việt Nam là 45 phút, kể cả tin thế giới Qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy 45 phút của bản tin thời sự 19 giờ được chia nhỏ
ra với thời lượng như sau:
-Hình hiệu thời sự 17 giây
-Giới thiệu những tin chính 40 giây
-Những tin, bài về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội khoảng gần 29 phút
Trang 27-Hình cắt thời sự 5 giây
-Tin quốc tế 8 đến 10 phút
-Tin thể thao dao động từ 2 đến 8 phút
-Dự báo thời tiết 2 phút
-Chào hết, nhạc chào hết và bảng chữ thực hiện 40 giây
Trong đó, mỗi tin, bài có thời lượng từ 40 giây đến 6 phút phân bố như sau:
-Tin: từ 40 giây đến 6 phút, trong đó có những tin 40, 45 giây nhưng cũng có những tin dài như hoạt động của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước 5 phút, tin tổng hợp 6 phút, thời lượng phổ biến nhất của tin vẫn là
40 giây đến 1 phút
-Phóng sự: từ 2 phút đến 3 phút, phổ biến nhất là phóng sự ngắn có thời lượng 2 phút 30 giây
-Ghi nhanh: từ 1 phút 30 giây đến 2 phút 30 giây, phổ biến nhất là những ghi nhanh có thời lượng 2 phút
1.2.3.3 Kết cấu bản tin:
Trong câu chuyện bằng hình ảnh, các cảnh được ghép lại với nhau để tạo ra cảnh tượng và những cảnh tượng này được phối hợp lại để xây dựng nên một kết cấu Kết cấu là cách tổ chức của một câu chuyện và cũng là đặc điểm của các tác phẩm văn học
Các cách thức dẫn tới sự hình thành của một kết cấu tùy thuộc vào một số luật lệ và thói quen làm cho chúng ta có thể nhận ra được sự biến chuyển suốt không gian và thời gian Những kết cấu quen thuộc nhất thì được xây dựng với cấu trúc bắt đầu - diễn biến - kết thúc hoặc cụ thể hơn, từ việc hình thành một tình huống này tới một tình huống khác [57, 24]
Kết cấu một tác phẩm trong bản tin thời sự là sự phân chia, bố trí các phần nội dung và tư tưởng theo phương pháp tiếp cận vấn đề, do có thời lượng rất ngắn nên tin tức thời sự đi thẳng vào trọng tâm không vòng vo, giải quyết từ hiện tượng đến bản chất vấn đề Kết cấu của một tác phẩm trong bản tin thời sự nhìn chung có 3 phần:
Trang 28-Đặt vấn đề:
Câu mở đầu dùng để đóng khung chủ đề và làm cho khán giả truyền hình chú ý Nêu bối cảnh để giới thiệu vấn đề, ý đồ và nguồn gốc sự kiện cũng như diễn biến xảy ra, phần này rất ngắn và đi thẳng vào trọng tâm của vấn đề
Chủ đề của tác phẩm phải rõ ngay từ tít đề, tập trung để dẫn dắt mở đầu không dài dòng Chủ đề được chẻ nhỏ để tác giả có thể giải quyết thấu đáo những vấn đề mình đặt ra, vừa bám sát thực tế thu hút sự quan tâm của khán giả
-Giải quyết vấn đề:
Tất cả mọi thông tin chủ yếu và chi tiết thể hiện ý đồ của tác giả được trình bày nhanh gọn và sâu sắc trong phần này Tác giả phải tập hợp khách quan, trung thực các mâu thuẫn và diễn biến chính của sự kiện để cung cấp cho khán giả, đặc biệt là các chứng cứ để củng cố thêm tính sắc bén của thông tin Tác giả phải có thái độ bằng cách nhìn thẩm định, phải định hướng tư tưởng tác phẩm từ đầu đến cuối
-Kết thúc vấn đề:
Tất cả các câu của lời bình đều quan trọng nhưng những câu khai mào và kết thúc phải được đặc biệt chú ý Cũng như các phương tiện truyền thông khác, thời điểm quan trọng là lúc mở đầu và khi chấm dứt: câu cuối của lời bình là cơ bản bởi vì nó hoặc khép lại đề tài hoặc mở ra hướng phát triển mới
Phần kết phải ngắn gọn, rõ ràng bằng hình ảnh, âm thanh ấn tượng
dễ nhớ khẳng định lại tầm quan trọng của thông tin Qua đó, tác giả cũng đưa ra những chính kiến và kiến nghị, bình luận đắt giá về sự kiện vấn đề Cũng có khi là một sự nhắc nhở hoặc một hứa hẹn cho những thông tin, diễn biến tiếp theo của sự kiện để khán giả có thể tiếp tục theo dõi được thông tin mà mình quan tâm
Một lời kết khéo cho phép hiểu “ngược trở lại” tin bài vừa phát Đó
là một phương tiện để nhắc lại một thông tin; nhấn mạnh đến một thông
Trang 29tác phẩm, cung cấp một thông tin bổ sung Lời kết là một phương tiện còn được khai thác quá ít, mặc dù đã được sử dụng để phân đoạn thông tin và cho phép khán giả có thể tạo dựng lại thông tin dù cho họ chỉ nắm bắt được giữa chừng Lời kết còn có ưu điểm là khép lại một tin tức và do đó tránh được tình trạng ý nghĩa của một tin tức này tràn sang một tin tức khác
Sự kết cấu hợp lý của một tác phẩm gồm các phần như trên sẽ giúp khán giả dễ dàng theo dõi, nắm bắt những vấn đề mà phóng viên phản ánh, cũng giống như một bài văn, tin bài thời sự nhất thiết phải có mở bài,
thân bài và kết luận
1.2.3.4 Tính chất thông tin của bản tin thời sự 19 giờ:
- Tính thời sự cập nhật:
Tin tức trong chương trình thời sự đã theo sát các sự kiện nóng bỏng, vấn đề nổi cộm diễn ra trong đời sống xã hội, phát sóng ngay khi sự kiện diễn ra đáp ứng được sự quan tâm của công chúng Ngoài sự năng động
và nhanh nhạy của các phóng viên, từ năm 1995, với sự tiến bộ của kỹ thuật viễn thông và kỹ thuật truyền hình, việc thực hiện đường truyền cáp quang từ các đài truyền hình khu vực và địa phương đã làm cho nội dung của bản tin thời sự vừa phong phú đa dạng, vừa kịp thời, cập nhật Điều
đó đảm bảo cho chương trình thời sự không bỏ lọt một sự kiện quan trọng nào trong ngày, dù nó xảy ra trên bất cứ nơi nào trên đất nước, kể cả ở tận cùng đất mũi Cà Mau hay Cao Bằng, Bắc Cạn
-Tính ngắn gọn:
Chương trình thời sự chỉ có 45 phút mà thực chất chỉ còn hơn 35 phút (do trừ khoảng 10 phút thời sự quốc tế) để chuyển tải tất cả các thông tin quan trọng trên mọi lĩnh vực và ở khắp các địa phương, vùng miền của đất nước nên yêu cầu ngắn gọn là một yêu cầu bắt buộc Làm sao để mang lại thông tin nhiều nhất cho khán giả trong khoảng thời gian ngắn nhất và mỗi thông tin co lại một chút thì khán giả sẽ nhận được nhiều thông tin hơn So với trước đây, một phóng sự có thời lượng 7-8 phút thì hiện thời lượng bản tin thời sự đã rút ngắn hơn rất nhiều Hoặc so
Trang 30với các chuyên đề, chuyên mục khác thì tin tức thời sự vẫn là thể loại ngắn gọn, cô đọng nhất
-Tính toàn diện, toàn quốc:
Tính toàn diện trong nội dung của thông tin trong bản tin thời sự trước hết thể hiện ở phạm vi phản ánh Nhờ có kết cấu vùng miền trong
kế hoạch sản xuất chương trình, bản tin thời sự không chỉ bao quát được những vấn đề lớn ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh mà còn có mặt ở những vùng đất xa xôi Tính toàn diện cũng thể hiện ở đối tượng phản ánh Trong kết cấu chương trình mỗi ngày, bản tin thời sự luôn có các tin tức về chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hoá xã hội
và thể thao Như vậy, theo khung chương trình này, thông tin về mọi ngành, mọi lĩnh vực đều được các phóng viên đi sâu khai thác
-Tính định hướng:
Tin tức truyền hình không chỉ sao chép lại hiện thực cuộc sống bằng hình ảnh mà qua các hình ảnh chuyển tải đến khán giả đã có sự chọn lọc thể hiện thái độ của phóng viên truyền hình trước sự kiện, vấn đề đó Nghĩa là, qua cái vỏ ngôn ngữ là hình ảnh và âm thanh, sự kiện được
Trang 31chuyển tải đã có sự sàng lọc, mang tính định hướng – một chức năng quan trọng của báo chí nói chung trong đó có truyền hình Trước các sự kiện,
sự việc diễn ra thường có nhiều cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau và với chức năng của mình, truyền hình phải hướng khán giả đến cái chân - thiện - mỹ dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như theo quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta Mục đích cuối cùng của báo chí cách mạng là thuyết phục người đọc, người nghe, người xem, cổ vũ mọi người hành động vì đất nước Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập nền báo chí cách mạng Việt Nam vừa là một nhà báo cách mạng vĩ đại - đã từng nhắc nhở các nhà báo, nhà văn: “Miêu
tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn” những người tốt, việc tốt, các tấm gương chiến sĩ, anh hùng [41, 100-102]
Một trong những nội dung quan trọng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng cho công chúng của bản tin thời sự là mảng đề tài về chính trị Thông qua những sự kiện chính trị, khán giả thấy được một Việt Nam hoà bình, ổn định và đang trên đà phát triển
-Tính giáo dục, nâng cao hiểu biết :
Thông tin, tự thân chúng đã mang một giá trị nâng cao hiểu biết nhất định cho người cảm thụ thông tin Với chức năng cung cấp thông tin cho khán giả, bản tin thời sự cũng đã làm nhiệm vụ giáo dục và nâng cao hiểu biết cho công chúng Thường xuyên phổ biến những nhân tố mới, cách làm hay, những tấm gương người tốt việc tốt… bản tin thời sự đã có một
ý nghĩa giáo dục sâu sắc không chỉ về kiến thức, kinh nghiệm mà cả về nhân cách, lối sống… cho khán giả qua những tin bài cụ thể
Không những thế, tin tức thời sự cũng đưa lại những thông tin mới nhất để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của công chúng: những phát minh mới nhất của Việt Nam và thế giới, những sự kiện quan trọng trong đời sống
xã hội… Cung cấp thông tin toàn diện là bước quan trọng đầu tiên của việc nâng cao hiểu biết
- Tính phổ cập, đại chúng:
Trang 32Ngôn ngữ trong chương trình thời sự là ngôn ngữ nói, dùng cho đám đông Đám đông ấy bao gồm nhiều thành phần dân cư khác nhau về lứa tuổi, trình độ học vấn, trình độ văn hóa, thẩm mỹ…và biên tập viên nói với khán giả ngồi trước màn hình nhưng thực chất là nói với một người cho nên nó gần gũi và dễ hiểu Từ ngữ được sử dụng trong bản tin là những từ ngữ phổ thông, đại chúng vì phải đáp ứng nhiều trình độ khác nhau của khán giả ở nhiều vùng miền khác nhau
Do đặc trưng của truyền hình là thông tin một chiều, khán giả không
có điều kiện xem lại ngay tức thì nên tính dễ hiểu, đại chúng là một yêu cầu bắt buộc của thông tin trên truyền hình nói chung và đặc biệt với riêng bản tin thời sự
-Tính trực tiếp:
Trong Bản tin thời sự, xu hướng làm chương trình thời sự trực tiếp ở VTV hiện nay cũng mới là bước đầu tiên trong quá trình trực tiếp hoá Nếu như giải pháp của truyền hình các nước là tổ chức những kênh thời
sự riêng phát sóng liên tục để giữ nguyên tính nóng hổi của tin tức từ khắp nơi trên thế giới gửi về, thì Truyền hình Việt Nam trước mắt kết hợp giữa thông tin phát trực tiếp với tin tức gián tiếp (được thực hiện trước, dựng sẵn vào băng)
Với chương trình thời sự, khái niệm “trực tiếp” thể hiện qua những cách làm linh hoạt như sau:
-Phát sóng thẳng từ trường quay phần xuất hiện dẫn chương trình của phát thanh viên, biên tập viên
-Phóng viên xuất hiện tại hiện trường, tường thuật trực tiếp với khán giả về sự kiện, hay trao đổi với người đang dẫn chương trình thời sự -Lập cầu truyền hình, nối sóng với nơi đang diễn ra sự kiện, phát hình xen với các tin tức khác trong chương trình thời sự
-Riêng những sự kiện có tầm quan trọng đặc biệt, có thể làm những chương trình thời sự với thời lượng tương đối dài, truyền hình trực tiếp trọn vẹn hay phần diễn biến chính của sự kiện
Trang 33Những lợi ích bước đầu mà chương trình thời sự trực tiếp của VTV mang lại không nhỏ Đó là tính thời sự nóng hổi của thông tin được đảm bảo tối đa, tin tức dễ dàng được cập nhật nhiều lần trong một bản tin đang phát sóng Những phóng viên đang đi công tác ở tỉnh xa, thậm chí ở nước ngoài có thể đưa tin trực tiếp về ngay lúc đang phát hình thời sự Các vấn
đề, sự kiện quan trọng đột xuất luôn được ưu tiên đưa lên đầu bản tin, điều mà quy trình sản xuất, phát sóng thời sự “gián tiếp” của nhiều đài hiện nay rất vất vả thực hiện khi có những thay đổi vào giờ chót Nếu như
ở các chương trình thời sự phát lại ấy, khâu làm hậu kỳ thường mất nhiều thời gian và tốn kém, thì các bản tin trực tiếp sẽ xoá bỏ các trở ngại này
1.2.4 Ngôn ngữ thời sự:
Việc xem xét ngôn ngữ thời sự thông qua những đặc trưng của truyền hình cũng như đặc điểm của ngôn ngữ truyền hình và đặc biệt là những đặc điểm của bản tin thời sự theo chỗ chúng tôi là hết sức cần thiết
Và cũng qua đó, có thể cho rằng, ngôn ngữ thời sự thông qua các yếu tố hình ảnh và âm thanh mang tính chất sự kiện - phản ánh khách quan, trực tiếp sự kiện, hiện tượng nằm trong dòng thời sự chủ lưu, được xã hội quan tâm, ngắn gọn và mạch lạc, dễ hiểu Ở đây, những suy nghĩ, tư tưởng của tác giả được thể hiện qua việc lựa chọn phân tích các chi tiết cụ thể của
sự kiện Trong đó, phóng sự hội nhập các yếu tố hợp lý của văn học nhất
là phương pháp miêu tả, các thủ pháp ngôn ngữ Khác với các tác phẩm mang tính thông tin, ngôn ngữ của loại tác phẩm chính luận mang tính lo-gic, luận lý
Hiện nay, hầu như mọi thông tin của chương trình thời sự đều phản ánh những sự kiện và vấn đề diễn ra trong ngày, không còn tình trạng những thông tin bị “thiu” hay bị lạc hậu vì phát sóng quá chậm so với thời điểm diễn ra sự kiện Theo quan điểm của lãnh đạo Ban thời sự thì phóng viên khi xử lý tin tức không giải quyết vấn đề từ A đến Z mà nhìn sự kiện trong một chuỗi thời gian và vì là tin hàng ngày nên phóng viên đưa tin theo diễn tiến của sự kiện, hôm nay đưa thực trạng, mai đưa giải pháp…
và như vậy vẫn đáp ứng được yêu cầu thông tin nhanh, tức thời của khán giả mà vẫn giải quyết được vấn đề
Trang 34Tính thời sự trong bản tin thời sự được trải rộng theo nhiều cung bậc:
có thể có thời sự theo phút hoặc giờ “phút này, giờ này lúc các bạn đang xem thì xảy ra việc này…” nhưng cũng có thể là thời sự triển vọng “tuần sau”, “trong tuần tới”… Khái niệm về thời gian trong tin khá chặt chẽ, nó đòi hỏi không chỉ riêng về thời gian mà còn về nội dung: sự kiện có thể là mới xảy ra nhưng cũng có thể là đã hoặc sắp xảy ra, có giá trị thời sự rất lớn Như vậy, sự kiện đang diễn ra và sự kiện được thông tin tuy khác nhau về hình thức, nhưng đó là sự thống nhất giữa khách thể và ý đồ của nhà báo trong việc lựa chọn sự kiện và chi tiết cần thông tin cho người xem
Bản tin thời sự không chỉ bám sát các sự kiện để làm nhiệm vụ phản ánh một cách đơn thuần để đáp ứng tính thời sự, mà còn đi vào chiều sâu của thông tin, đặt ra được những vấn đề đang được dư luận quan tâm xung quanh những sự việc đó Trong các mảng đề tài, bản tin thời sự đã làm tròn nhiệm vụ phát hiện và cổ vũ cho những nhân tố mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Bên cạnh việc cổ vũ, biểu dương những nhân tố tích cực, bản tin thời sự còn thể hiện tính chiến đấu mạnh
mẽ, sự thẳng thắn đấu tranh với những tiêu cực diễn ra trong mọi lĩnh vực Nhiều phóng sự đã phát hiện, lên án và cảnh tỉnh xã hội về những vấn đề nhức nhối, những mâu thuẫn nảy sinh cũng như những nguy cơ tiềm tàng cản trở đến sự phát triển về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá,
xã hội, môi trường… các phóng sự không chỉ khám phá, gợi mở vấn đề
mà đã bước đầu kêu gọi, hướng tới các giải pháp cho các vấn đề đó
Theo chúng tôi thì hiện các tin, phóng sự trong bản tin vẫn còn có thể rút ngắn hơn được nữa Có những nghiên cứu về phía người nhận, chỉ rõ rằng “sau 50 giây khán giả truyền hình không còn chú ý nữa” [49, 62]
Và theo một tài liệu về sản xuất chương trình truyền hình của khoá học tại Trung tâm đào tạo Đài truyền hình Việt nam do JICA tài trợ thì một phát biểu không nên quá 1 phút, 1 tác phẩm không nên quá 3 phút và
cứ 15 phút phải có một thay đổi lớn về chương trình Theo đó thì tiêu chí ngắn gọn của bản tin thời sự là vô cùng cần thiết để thông tin được khán
Trang 35giả tiếp nhận một cách có hiệu quả nhất mà không phải ấn nút chuyển kênh khi phải theo dõi những thông tin dài dòng, tẻ nhạt
Bên cạnh đó, bản tin thời sự vẫn còn dành nhiều thời lượng cho hoạt động của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, vì có bản tin chỉ riêng đưa những thông tin này thôi đã chiếm hơn 1/3 thời lượng Như bản tin ngày
05/08/2003 có các tin “Tổng bí thư Nông Đức Mạnh dự 73 năm tạp chí
Cộng Sản và đón nhận Huy chương Sao Vàng” (Tuyết Nga-Nguyễn
Tuấn) thời lượng 4 phút; tin “Hoạt động của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn
Văn An tại Cu Ba” (Quốc Khánh-Cao Trí) thời lượng 5 phút; tin “Thủ tướng làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” (Kinh Quốc
–Lê Tuấn) với thời lượng 5 phút; phóng sự “Phó Thủ tướng Vũ Khoan dự
hội thảo về chiến lược tiến trình hội nhập” (Trung Kiên-Mạnh Việt thực
hiện) với thời lượng 2 phút Như vậy, chỉ 4 tin, phóng sự này thôi đã chiếm 16 phút, một lượng thời gian đáng kể của bản tin Cũng là những
sự kiện này, nhưng nếu phóng viên đi vào chiều sâu thông tin, mạnh dạn cắt xén những thông tin mang tính lễ tân, hình thức thì sẽ rút ngắn được rất nhiều về thời lượng cũng như sẽ tạo hiệu quả cao trong việc tiếp nhận của công chúng Việc rút ngắn thời lượng phù hợp với xu hướng phát triển của tin tức trên thế giới, là một yêu cầu tất yếu trong xã hội thông tin
Bản tin thời sự hiện nay đang sử dụng ngôn ngữ truyền hình như thế nào, có đáp ứng được những yêu cầu về đặc trưng của ngôn ngữ truyền hình hay không, và nói tóm lại, thoả mãn những nhu cầu của công chúng xem truyền hình đến đâu? Đó là những câu hỏi mà luận văn sẽ dành chương 2 để khảo sát
Trang 36CHƯƠNG HAI KHẢO SÁT NGÔN NGỮ TRUYỀN HÌNH TRONG BẢN TIN THỜI
SỰ CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM (2003-2004)
Là đài truyền hình trung ương, phủ sóng toàn quốc nên chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam có một vị trí rất quan trọng, và bản tin thời sự phát sóng lúc 19 giờ mỗi ngày lại là bản tin quan trọng nhất, phát sóng vào thời điểm thích hợp nhất để khán giả có thể dễ dàng theo dõi những thông tin quan trọng diễn ra trong ngày Thông tin được chọn lọc phát trong bản tin này vì thế được đông đảo công chúng quan tâm, nội dung phong phú, đa dạng Bản tin thời sự 19 giờ đã đề cập đến mọi lĩnh vực, mọi vấn đề trong đời sống xã hội khắp mọi miền đất nước, không bỏ sót sự kiện nào dù nó xảy ra ở tận cùng đất mũi hay nơi biên giới xa xôi
Để chuyển tải tất cả những nội dung phong phú đó truyền hình cần một phương tiện ngôn ngữ biểu đạt tổng hợp giữa hình ảnh và âm thanh, kết hợp hoàn hảo tạo nên sức hút mãnh liệt của truyền hình Sức ép thời gian, thời lượng, khối lượng thông tin đã làm cho bản tin thời sự mặc dù rất cố gắng vẫn còn nhiều “hạt sạn” Làm thế nào để dùng những phương tiện ngôn ngữ chuyển tải thông tin đến với công chúng một cách tốt nhất vẫn
là cái đích mà các phóng viên thời sự hướng tới
2.1 NGÔN NGỮ HÌNH ẢNH:
Truyền hình - đó là hình ảnh, trước hết là hình ảnh Nếu không có hình ảnh, truyền hình liệu sẽ trở thành một cái gì khác, không còn là truyền hình nữa Làm thông tin ở truyền hình là cho xem Truyền hình đã
kế thừa được những thành tựu của điện ảnh về mặt hình ảnh bao gồm cỡ cảnh, góc quay, bố cục, động tác máy và nghệ thuật dựng hình để tạo nên thế mạnh của riêng mình Sự kế thừa những nghệ thuật tạo hình của truyền hình không phải là sự sao chép mà là kế thừa có chọn lọc để phù hợp với đặc tính kỹ thuật, mục đích tuyên truyền và đối tượng tiếp nhận của truyền hình
Trang 37Tác phẩm tin, phóng sự truyền hình luôn mang tính thời sự nên nó có giá trị nhất khi sự kiện nó phản ánh đáp ứng được sự quan tâm nóng hổi của công chúng và cần phải được phát sóng ngay sau khi sự kiện diễn ra Hình ảnh trong bản tin thời sự chú trọng tới thông tin, tính thời sự (nhanh, kịp thời, mới) hơn là tính thẩm mỹ của hình ảnh vì tính thời sự của sự kiện không cho phép làm như vậy Trong các tin thời sự, giá trị thông tin, tầm quan trọng của sự kiện được đặt lên hàng đầu Các hãng tin nước ngoài như CNN, BBC thậm chí còn không coi trọng khuôn hình khi cần
ưu tiên cho tốc độ thông tin Với những thông tin quan trọng thì họ sẵn sàng chỉ thông tin bằng ngôn ngữ lời khi chưa có hình ảnh Nói như vậy không có nghĩa là xem nhẹ yếu tố hình ảnh mà để nhấn mạnh rằng, hình ảnh, dù được sử dụng như thế nào thì cái đích cuối cùng vẫn là phục vụ mục đích thông tin, đáp ứng nhu cầu thông tin Cho nên phóng viên khi thực hiện tin, phóng sự thời sự phải chạy theo diễn biến của sự kiện, ít có điều kiện dàn dựng hiện trường Về mặt lý thuyết, hình ảnh tin bài trong bản tin thời sự mang tính báo chí cao, nghĩa là không được phép dàn dựng
Trong ngôn ngữ hình ảnh, truyền hình bao gồm hình ảnh tĩnh và hình ảnh động, trong đó, quan trọng nhất là hình ảnh động về hiện thực trực tiếp
2.1.1 Hình ảnh tĩnh:
Gồm ảnh tư liệu, bảng chữ, sơ đồ, biểu đồ… để minh họa cụ thể vấn
đề Nó nằm trong tiến trình và mối quan hệ với hình ảnh động Hình ảnh tĩnh giúp đưa thông tin chính xác, cụ thể, là công cụ hỗ trợ đắc lực để truyền tải thông tin đến khán giả
Trong phóng sự “Kinh nghiệm xúc tiến thương mại sau các vụ kiện
phá giá” (22/04/2003) do phóng viên Văn Thành-Xuân Trường thực hiện,
trong khi phát thanh viên cung cấp những thông tin đề cập đến tình hình xuất khẩu đồ gỗ, thì hình ảnh mà phóng viên muốn chuyển tải đến khán giả là ảnh mô hình đồ họa trong đó có vẽ cờ Mỹ và cờ Canada, các sản phẩm gỗ như bàn, ghế, tủ… di chuyển từ phía cờ Canada sang phía cờ
Mỹ Và như vậy người xem cũng dễ dàng hiểu được rằng các sản phẩm
Trang 38gỗ của Canada xuất khẩu sang Mỹ như thế nào Sử dụng những hình ảnh
đồ họa như vậy mang lại sự rõ ràng, dễ hiểu thay vì cách làm thông thường là sẽ đưa hình ảnh những dây chuyền sản xuất ở một công ty gỗ nào đó mà những hình ảnh kiểu như vậy đã quen thuộc đến mức nhàm chán đối với khán giả
Hình ảnh đồ họa có thể sử dụng trong các tin bài thông tin kinh tế để thực hiện những phép so sánh như bảng, biểu… hay là khi tin tức có nhiều con số cần cung cấp Một số kênh truyền hình sử dụng thường xuyên phương pháp tin học-đồ họa và quay hình video Chẳng hạn như hãng BBC ở Anh, đã xây dựng mỗi ngày ít nhất hai phóng sự bằng hệ thống đồ họa [49, 76]
Và cũng có khi hình ảnh cần đem đến cho khán giả lại là những khu vực không thực hiện được, hoặc đó là những sự kiện đã xảy ra thì phóng viên của bản tin có thể quay hình ảnh của bài báo, giúp cho việc minh họa được kịp thời, tránh được việc bỏ qua những tin tức quan trọng khi không
có hình ảnh Ví dụ như trong những chuyến công du của các nguyên thủ quốc gia mà phóng viên của Đài Truyền hình Việt Nam không có mặt hoặc không kịp truyền hình ảnh về thì được xử lý bằng cách phóng viên của Thông tấn xã Việt Nam hoặc phóng viên truyền hình gọi điện thoại
về, khán giả chỉ có thể nghe được tin tức thời sự qua lời nói của phóng viên, và trên màn hình thì sử dụng hình ảnh tĩnh là ảnh chân dung của
phóng viên đó Trong tin về “Đoàn Robocon Việt Nam đoạt giải vô địch
2004 tại Hàn Quốc”, phóng viên Nhật Hoa đã điện thoại về từ Hàn Quốc
và trên màn hình, phía góc trái là ảnh chân dung phóng viên Nhật Hoa, còn bên góc phải, lớn hơn là hình ảnh tĩnh chụp những trận thi đấu của đoàn Robocon Việt Nam tại Hàn Quốc Trong trường hợp này, dù không thực hiện được phóng sự, nhưng phóng viên cũng đã kịp thời chuyển về Việt Nam những hình ảnh quan trọng nhất của cuộc thi, giúp người xem hình dung được những nét chính của cuộc thi
Trong một số trường hợp trong bản tin có sử dụng những thông cáo báo chí quan trọng, thì hình ảnh tĩnh được sử dụng là hình ảnh những trụ
sở cơ quan Nhà nước hoặc hình ảnh Bộ Ngoại giao nước cộng hoà xã hội
Trang 39chủ nghĩa Việt Nam để minh họa cho những thông cáo, những tuyên bố
về các chính sách của Đảng và Nhà nước ta Thực tế, trong bản tin thời sự còn tồn tại việc nhiều phóng viên sử dụng ảnh tư liệu cũ như hình ảnh của các kỳ họp Quốc hội trước để minh họa cho kỳ họp Quốc hội này, cảnh lũ lụt, thi cử để minh họa cho những sự kiện sẽ diễn ra hoặc đang diễn ra nhưng chưa có hình ảnh Trong trường hợp này, tốt nhất là có chú thích chữ “tư liệu” ở góc
Ngoài ra, cách vẽ bản đồ để minh họa cho một thông tin của tỉnh hay vùng nào đó cũng là một giải pháp hết sức hợp lý của bản tin khi không
có hình ảnh để minh họa hoặc muốn minh họa cụ thể cho vấn đề cấp thiết, quan trọng giúp khán giả dễ hiểu dễ hình dung vấn đề Ví dụ trong tin
“TP Hồ Chí Minh: Thông xe Quốc lộ 1 đoạn An Sương – An Lạc” do
Minh Lý-Quốc Thắng thực hiện (20/08/2004) ngay cảnh đầu tiên phóng viên đã sử dụng hình ảnh tĩnh là bản đồ giao thông tuyến Quốc lộ 1 để cung cấp cho khán giả về tình hình giao thông ở khu vực này
Bằng kỹ thuật dựng hình, người ta có thể dừng các hình ảnh động ở một khuôn hình đặc biệt cần thiết nào đó biến thành một hình ảnh tĩnh nhằm nhấn mạnh, khắc họa một đặc điểm, một ý nghĩa cụ thể phục vụ nội
dung cần thông tin Trong tin “Khai mạc hội nghị cấp cao Asean về Sars
tại Băng Cốc – Thái Lan” (29/04/2003) do phóng viên Kinh Quốc thực
hiện, trong đó phóng viên đưa các hình ảnh hoạt động của phiên họp, tới cảnh phát biểu của Thủ tướng Phan Văn Khải, ảnh ngừng khoảng 10 giây trong khi đó phát thanh viên vẫn tiếp tục đọc lời bình Trong một số trường hợp, đây là điều chấp nhận được nhưng qua đó người xem cũng thấy được sự bị động của phóng viên trong quá trình tác nghiệp Điều này cũng có thể bắt gặp trong các trường hợp Việt Nam tham gia các diễn đàn thế giới, phóng viên thời sự không trực tiếp tham gia ghi hình mà lấy lại thông tin của các hãng thông tấn trên thế giới, và do các hãng thông tấn này không chú trọng đặc biệt hình ảnh Việt Nam như là phóng viên của chúng ta ghi hình nên để nhấn mạnh, biên tập viên cũng có thể cho dừng những hình ảnh này lại lâu hơn
Trang 40Bên cạnh hình ảnh, nội dung thông tin của các tin, phóng sự còn được chuyển tải qua những bảng chữ mà khán giả nhìn thấy trên màn hình Vì yêu cầu của thời lượng nên bảng chữ tít không xuất hiện ở đầu tác phẩm, tên người thực hiện không xuất hiện cuối tác phẩm (vì như vậy
sẽ tốn mất từ 10 đến 15 giây), mà cả hai loại chữ này thường xuất hiện khoảng 5 đến 7 giây dưới màn hình khi tin, phóng sự đang diễn ra Có
một thực tế là tít chữ của tin, phóng sự thời sự rất dài, ví dụ như: “Phó
Chủ tịch Quốc hội Trương Quang Được tiếp đoàn đại biểu huyện Hoà Vang, TP Đà Nẵng”, “Khánh thành dây chuyền sản xuất máy tính lớn nhất Việt Nam”, “Hà Tây: Khu công nghiệp Lại Yên 3 năm chưa giải phóng xong mặt bằng”, “Thanh Hoá đang đầu tư trở lại cho du lịch văn hoá”, “Hải quan Lạng Sơn nâng cao chất lượng cán bộ”, “An Giang-mới
có hơn 4200 hộ dân đến ở tại các cụm tuyến dân cư”…Điều này có thể lý
giải được vì tin tức thời sự phải đáp ứng tiêu chí ngắn gọn, thời lượng ngắn nên tin thời sự không có thời gian để vòng vo, lý luận dông dài, ngay cả tít chữ cũng phải đi thẳng vào nội dung chính của vấn đề, mà không thể dùng cách đặt tít theo phương pháp ẩn dụ, trừu tượng, giàu hình ảnh của văn học như các chuyên mục khác Một trong những yêu cầu nghiêm ngặt của lãnh đạo Ban Thời sự là các kíp phát sóng cần tính toán chặt chẽ khoảng thời gian cho phép để những bảng chữ rút tít nội dung và thông tin về người phát biểu đủ dài hợp lý, không nên vội cho xuống bảng chữ quá như hiện nay.Và một điều đặc biệt là cũng không nên lạm dụng tư liệu, hình ảnh tĩnh chỉ để lấp chỗ cho sự lười biếng của phóng viên
2.1.2 Hình ảnh động:
Hình ảnh chủ yếu và đặc trưng trong truyền hình là hình ảnh động về hiện thực trực tiếp Trong thực tế, hình ảnh động cũng là cái tạo nên đặc thù của truyền hình, tạo nên sức hút đặc biệt và chuyên chở phần thông tin chủ yếu của các chương trình truyền hình, nhất là trong bản tin thời sự Bởi bản thân hình ảnh của sự kiện đã có thể làm cho khán giả truyền hình tin tưởng vào độ xác thực của thông tin, người xem truyền hình có cảm giác như họ đang có mặt, trực tiếp chứng kiến hay đang tham gia vào