1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan thực trạng và giải pháp

85 1,9K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

Bên cạnh những cuộc kết hôn của nữ giới Việt Nam với nam giới Hàn Quốc, vấn đề kết hôn của các cô gái Việt Nam với nam giới Đài Loan đã được phản ánh rất nhiều trên các trang báo, và đa

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

Mục lục

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài: 3

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề: 4

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 7

4 Phương pháp nghiên cứu: 8

5 Cấu trúc của luận văn: 8

Chương 1: BỐI CẢNH XUẤT HIỆN HIỆN TƯỢNG PHỤ NỮ VIỆT NAM LẤY CHỒNG ĐÀI LOAN 9

1.1 Về mặt kinh tế và hợp tác lao động 9

1.1.1 Kinh tế 9

1.1.1.1 Về phía Việt Nam 9

1.1.1.2 Về phía Đài Loan 11

1.1.2 Hợp tác lao động 12

1.2 Về mặt pháp luật 13

1.2.1 Về phía Việt Nam 13

1.2.2 Về phía Đài Loan 15

1.3 Về mặt xã hội 16

1.3.1 Về phía Việt Nam 16

1.3.2.Về phía Đài Loan 20

Chương 2: THỰC TRẠNG PHỤ NỮ VIỆT NAM LẤY CHỒNG ĐÀI LOAN 24

2.1 Số lượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan từ năm 1995 đến nay 25

2.2 Những con đường kết hôn giữa nữ Việt Nam và nam Đài Loan và chất lượng của các cuộc hôn nhân dưới mỗi hình thức 28

2.2.1 Hôn nhân tự nguyện trên cơ sở tìm hiểu 28

2.2.2 Hôn nhân qua các trung tâm môi giới kết hôn 30

2.3 Đặc điểm cô dâu Việt Nam và chú rể Đài Loan 38

2.3.1 Độ tuổi, trình độ học vấn, điều kiện sống cơ bản của cô dâu Việt Nam 38

2.3.2 Độ tuổi, trình độ học vấn của chú rể Đài Loan 41

2.3.3 Chênh lệch độ tuổi, trình độ học vấn của cô dâu Việt Nam và chú rể Đài Loan 42

Trang 4

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

2.4 Hệ quả của vấn đề phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan 44

2.4.1 Về phía Đài Loan 44

2.4.2 Về phía Việt Nam 46

Chương 3: CHÍNH SÁCH, PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CUỘC HÔN NHÂN GIỮA NỮ VIỆT NAM VÀ NAM ĐÀI LOAN 50

3.1 Về mặt kinh tế, xã hội 50

3.1.1 Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người phụ nữ 50

3.1.2 Hỗ trợ kịp thời cho trẻ em lai Đài Loan 53

3.2 Về mặt pháp luật 53

3.2.1 Đẩy mạnh điều tra nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống pháp luật về hôn nhân có yếu tố nước ngoài 53

3.2 2 Kiên quyết đấu tranh chống lại tệ nạn buôn bán phụ nữ và môi giới hôn nhân bất hợp pháp 59

3.3 Những ý kiến riêng của bản thân tác giả 59

KẾT LUẬN 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

PHỤ LỤC 76

Trang 5

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Trong bối cảnh quốc tế hóa, toàn cầu hóa, Việt Nam không ngừng mở rộng quan hệ giao lưu kinh tế, văn hóa với các quốc gia và các vùng lãnh thổ trên thế giới Cùng với việc mở rộng các mối quan hệ này, sự trao đổi, giao lưu, qua lại giữa Việt Nam và các nước trên thế giới ngày càng được tăng cường, quan hệ hôn nhân giữa người dân Việt Nam với các nước khác, trong

đó có Đài Loan cũng vì thế mà được tăng lên Xu hướng chủ yếu trong hôn nhân có yếu tố nước ngoài là các cô gái Việt Nam kết hôn với nam giới mang quốc tịch các quốc gia khác, và trong luận văn này là vấn đề kết hôn của các

cô gái Việt Nam với nam giới Đài Loan Trên thực tế, đây là một xu thế tất yếu của thời đại, điều “bất bình thường” chính là ở chỗ rất nhiều các cặp vợ chồng Việt – Đài này đi đến kết hôn không phải dựa trên những quy luật hôn nhân thông thường – dựa trên cơ sở tình yêu và khoảng thời gian tìm hiểu cần thiết Và những hệ lụy mà những cuộc hôn nhân kiểu này mang lại cũng không phải là nhỏ Tại sao mảnh đất Đài Loan lại có sức hấp dẫn với các cô gái Việt Nam như vậy? Liệu những cuộc hôn nhân của các cô gái Việt Nam

và những chàng trai Đài Loan có mang lại hạnh phúc thực sự cho những người trong cuộc? Đó chính là lý do đầu tiên thu hút sự tò mò và quan tâm của tôi đối với một đề tài mang tính chất xã hội này

Các cuộc hôn nhân giữa nữ Việt Nam và nam Đài Loan không phải bây giờ mới có mà đã xuất hiện cách đây hơn chục năm, nhưng cho đến nay vẫn là một chủ đề thu hút được rất nhiều sự quan tâm của báo giới Bên cạnh những cuộc kết hôn của nữ giới Việt Nam với nam giới Hàn Quốc, vấn đề kết hôn của các cô gái Việt Nam với nam giới Đài Loan đã được phản ánh rất nhiều trên các trang báo, và đa phần đều là những cuộc hôn nhân bất hạnh Vậy thực chất của các cuộc hôn nhân này ra sao? Những gì được phản ánh

Trang 6

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

qua báo chí có hoàn toàn là sự thật? Đó cũng là một vấn đề cần được sự quan tâm và lý giải đầy đủ

Trong quá khứ, người dân Việt Nam vẫn còn ít nhiều những dị ứng về tình trạng hôn nhân dị tộc, dị chủng Không ít sự khó chịu, chê bai, thậm chí

cả sự khinh bỉ khi những cô gái Việt Nam lấy chồng ngoại quốc, dù đó là một nước châu Á, châu Âu hay Mỹ Có thời những phụ nữ này được gọi là “me Tây”, “me Mỹ”… Phần lớn những phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài đã rời bỏ Việt Nam định cư ở nước ngoài Tuy nhiên trong xã hội mở cửa như ngày nay, cách nhìn của người dân về những cuộc hôn nhân với người nước ngoài ngày càng thông thoáng, cởi mở hơn, đồng thời cũng có cái nhìn đồng cảm, bênh vực đối với những người phụ nữ này Vì vậy, khi mà hình ảnh của những cô gái này bị xâm phạm, bị bôi nhọ thì nó đã trở thành một vấn đề của quốc gia, của dân tộc chứ không chỉ đơn thuần là vấn đề của

cá nhân nữa Từ sau khi trào lưu phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan diễn ra rầm rộ, đã có không ít thông tin về việc tuyển các cô dâu thông qua các “chợ vợ” cho người nước ngoài xem mặt, hay việc các cô dâu bị xâm phạm tình dục, bị giết hại, bị bán vào các nhà chứa, bị chồng hành hạ, đánh đập… Chắc chắn trong chúng ta ai đã từng biết qua các thông tin này đều không thể làm ngơ Và đó cũng là một trong những lý do thôi thúc tôi đi sâu tìm hiểu thực trạng của những cuộc hôn nhân Việt – Đài này

Đáng chú ý nhất là năm 2004 Sở Khoa học - công nghệ thành phố Hồ

Chí Minh thực hiện đề tài Nghiên cứu hôn nhân giữa người Việt Nam với

Trang 7

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

người Đài Loan - Thực trạng, xu hướng và giải pháp, do GS Phan An (Viện

Khoa học xã hội vùng Nam bộ) làm chủ nhiệm Theo các tài liệu của ông, hiện nay tại Đài Loan đã có khoảng 90 ngàn cô dâu Việt - chiếm 70% cô dâu nước ngoài tại đây, trung bình cứ 80 gia đình Đài Loan thì có 1 cô dâu Việt [36, tr 5] Số cô dâu Việt Nam phần lớn đến từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, sống ở nông thôn, lao động nông nghiệp, trình độ học vấn không cao và 53,8% kết hôn với người Đài Loan thông qua hoạt động môi giới [26, tr 8]

Đa phần trong số họ đều quyết định lấy chồng Đài Loan vì mục đích kinh tế, mong muốn được “đổi đời”, trong khi bản thân lại thiếu những kiến thức cần thiết để chuẩn bị cho việc lấy chồng nước ngoài Và khi sang đến Đài Loan, những cô dâu này đã gặp phải muôn vàn khó khăn từ những rào cản ngôn ngữ bất đồng, định kiến xã hội đến vấn đề nhập quốc tịch, vấn đề hôn nhân không hạnh phúc, nạn nhân của nạn bạo hành và nô lệ tình dục Từ đó nhóm nghiên cứu của ông đã đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục tình trạng trên Công trình nghiên cứu của GS Phan An cùng đội ngũ nghiên cứu của ông là một công trình nghiên cứu công phu, được tiến hành dựa trên cơ sở khảo sát thực tế Công trình này đã đưa ra được một cách toàn diện từ nguyên nhân, thực trạng cho đến những giải pháp khắc phục hiện trạng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan Tuy nhiên cách nhìn của ông về vấn đề này nghiêng hẳn về tính chất tiêu cực cũng như đa phần đều “đổ lỗi” cho các cô gái, trong khi trách nhiệm của Nhà nước cũng có một phần không nhỏ Bên cạnh đó những hệ quả để lại cũng chỉ tập trung ở những mặt trái mà không có những giá trị tích cực

Bản tham luận của thạc sĩ xã hội học Trần Hồng Vân Vấn đề kết hôn

của nữ Việt Nam với nam Đài Loan: Thực trạng – Hệ quả - Giải pháp tại hội

thảo quốc tế Việt Nam học (14 đến 17/07/2004 tại thành phố Hồ Chí Minh)

đã được nhiều người quan tâm khi vấn đề này đang trở thành một hiện tượng

Trang 8

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

xã hội nóng bỏng Bà đã giải thích nguyên nhân làm cho số lượng các cuộc hôn nhân Việt - Đài gia tăng một cách nhanh chóng là do chính sách phát triển và mức đô thị hoá cao của Đài Loan đã khiến số thanh niên nông thôn trở thành những người có thu nhập thấp về kinh tế Mặt khác, ở Đài Loan, tỉ

lệ phụ nữ có trình độ học vấn từ cao đẳng trở lên nhiều hơn nam giới Do ảnh hưởng của tư tưởng truyền thống, con gái Đài Loan thường muốn chồng mình phải có trình độ học vấn cao hơn hoặc ít nhất bằng mình Ngược lại, con trai Đài Loan cũng không muốn mình kém cỏi hơn vợ Từ đặc điểm này đã tạo

“lực đẩy” nam Đài Loan lấy vợ nước ngoài, trong đó có Việt Nam Ở Việt Nam, một bộ phận phụ nữ, nhất là ở nông thôn, đa số tuổi còn trẻ, chưa có việc làm ổn định, lại có kỳ vọng vào những cuộc hôn nhân với người nước ngoài vì mục đích kinh tế… Một yếu tố khác không thể bỏ qua là tâm lý hướng về nguồn cội của những phụ nữ Việt gốc Hoa (phụ nữ dân tộc Hoa lấy chồng Đài Loan chiếm trên 40% tổng số phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan [22, tr 3]) Đó là những “lực hút” người phụ nữ Việt Nam tìm chồng Đài Loan Hiện tượng này đã dẫn đến một loạt những hệ quả cho xã hội Đầu tiên phải kể đến là hệ quả đối với quá trình di cư quốc tế và di chuyển lao động Tiếp đó là hệ quả đối với việc ổn định và phát triển đời sống kinh tế -văn hóa - xã hội của các cặp vợ chồng Việt - Đài và hệ quả xã hội xét trên quan điểm giới và sự phát triển Bản tham luận này đã khai thác vấn đề ở một góc độ khác hơn, đặc biệt ở phần hệ quả đã khai thác vấn đề ở tầm cao hơn đó chính là đặt nó trong quan điểm về giới và vấn đề lao động

Báo cáo tham luận của thạc sĩ Trịnh Thị Bích (Sở Tư pháp thành phố

Hồ Chí Minh) ngày 6/06/2003 nêu rõ: năm 2000 có 32.000 cô dâu Việt Nam, chiếm tỉ lệ 46,3% cô dâu nước ngoài ở Đài Loan, 85% cô dâu Việt Nam lấy chồng qua “cò” [34, tr 8]

Trang 9

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

Bên cạnh đó là một loạt những bài báo nhận định về tình hình này:

Báo Phụ nữ Việt Nam ra ngày 24/07/2003 trong bài Ai bảo vệ những phụ nữ

lấy chồng nước ngoài đã trích dẫn những số liệu đáng chú ý, như số liệu

nghiên cứu của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Cần Thơ về vấn đề phụ nữ Cần Thơ lấy chồng Đài Loan Nguyên nhân đều bắt nguồn từ kinh tế: 78,94% do gia đình gặp khó khăn, 66,5% do thất nghiệp, 62,56% do cần tiền để giải quyết khó khăn trước mắt, 60,56% do trình độ hạn chế, thiếu hiểu biết và đáng lưu ý

là có 47,1% do tâm lý thích lấy chồng ngoại [39, tr 9] Còn những bài báo phản ánh tình trạng của các cô dâu Việt Nam nơi đất khách quê người có số

lượng tương đối lớn: Thực trạng lấy chồng Đài Loan ở các tỉnh đồng bằng

sông Cửu Long trên Báo Phụ nữ ngày 25/09/2002, Chồng gần không lấy, lấy chồng xa… trên báo Tuổi trẻ ngày 19/11/2003, Đài Loan: 90% cô dâu Việt chưa được nhập quốc tịch trên báo Tiền phong ngày 25/05/2005, Một cô dâu Việt Nam ở Đài Loan bị ngược đãi 6 năm liền trên báo Tiền phong ngày

29/09/2006, “Bến trong, bến đục” ở Đài Loan trên báo Sài Gòn giải phóng

ngày 14/11/2006… Có một số bài báo đã nêu ra một vài giải pháp nhằm giải quyết thực trạng này, như bài của tác giả Diễm Chi đăng trên báo Phụ nữ chủ nhật số 36, ngày 22/09/2002 đã nêu vấn đề thành lập các trung tâm tư vấn - hỗ trợ kết hôn và “hy vọng sự ra đời của một trung tâm như vậy sẽ giải quyết được những chuyện tiêu cực trong kết hôn giữa người Việt Nam và người nước ngoài nói chung, giữa người Việt Nam và người Đài Loan nói riêng” [10, tr 7]

3 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là các cô gái Việt Nam lấy chồng Đài Loan Đi sâu vào từng vấn đề là bối cảnh diễn ra hiện tượng trên, thực trạng của các cuộc hôn nhân này và giải pháp để khắc phục những khó khăn, bất cập của

Trang 10

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

Phạm vi nghiên cứu là phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan từ năm

1995 đến nay, tuy nhiên tập trung nhiều vào giai đoạn 1995 đến 2004 vì đây

là những thời kỳ cao điểm của hiện tượng này Sau đó hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan vẫn còn tiếp diễn nhưng có giảm do việc các cơ quan chức năng thắt chặt kiểm tra, quản lý, đồng thời nhận thức của các cô gái Việt Nam tại các vùng này về vấn đề lấy chồng nước ngoài cũng có sự thay đổi

4 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu dựa trên phương pháp tổng hợp, phân tích có đi kèm mô tả

5 Cấu trúc của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn được chia làm 3 chương:

Chương 1: Bối cảnh xuất hiện hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan

Chương 2: Thực trạng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan

Chương 3: Chính sách, phương hướng giải quyết và các khuyến nghị đối với các cuộc hôn nhân giữa nữ Việt Nam và nam Đài Loan

Trang 11

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

Chương 1 BỐI CẢNH XUẤT HIỆN HIỆN TƯỢNG PHỤ NỮ

VIỆT NAM LẤY CHỒNG ĐÀI LOAN

Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã có được một diện mạo mới hoàn toàn khác biệt Đời sống của người dân không ngừng được cải thiện, kinh tế tăng trưởng nhanh chóng Đặc biệt sau khi gia nhập WTO, Việt Nam lại không ngừng bắt nhịp vào bước phát triển chung của toàn thế giới, tham gia nhiều hơn nữa vào quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa Nhưng bên cạnh những bước phát triển đó, đời sống xã hội của người dân cũng nảy sinh nhiều vấn đề gây sự chú ý của dư luận, đồng thời cũng là những vấn đề cần có sự quan tâm, nghiên cứu thấu đáo để tìm ra những giải pháp kịp thời giải quyết Một trong số đó chính là hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài nói chung và lấy chồng Đài Loan nói riêng với vô vàn những bất cập Những cuộc hôn nhân này hình thành trong bối cảnh như thế nào? Có điểm gì khác biệt so với các cuộc hôn nhân thông thường mà lại thu hút được rất nhiều sự quan tâm của báo chí và dư luận Ở luận văn này, bối cảnh xuất hiện hiện tượng sẽ được đi vào tìm hiểu trên các phương diện

1.1 Về mặt kinh tế và hợp tác lao động

1.1.1 Kinh tế

1.1.1.1 Về phía Việt Nam

Sau khi các thị trường chính của Việt Nam tại Liên Xô và Đông Âu bị thu hẹp, Việt Nam rơi vào tình trạng mất đi nguồn hỗ trợ về kinh tế Thêm vào đó một loạt các dự án đầu tư cũng bị hủy bỏ và những nguồn tài trợ không hoàn lại từ khối các nước thuộc phe Liên Xô cũng kết thúc Việt Nam không còn con đường nào khác ngoài việc phải tiến hành những cải cách cơ

Trang 12

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

hướng thị trường Ưu tiên trước tiên là việc tăng cường ngoại thương và thu hút đầu tư nước ngoài Luật đầu tư nước ngoài ban hành vào năm 1987 và không ngừng được sửa đổi, bổ sung với các mức độ khác nhau vào các năm

1990, 1992, 1996, 2000 trong giai đoạn này đã không ngừng phát huy vai trò của nó Pháp luật đầu tư nước ngoài và các văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài được ban hành đã tạo môi trường pháp lý đồng bộ cho các hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, khung pháp lý song phương và đa phương liên quan đến đầu tư nước ngoài cũng không ngừng được mở rộng và hoàn thiện với việc nước ta

đã ký kết 51 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với các nước và vùng lãnh thổ Vì vậy, ngay trong điều kiện cơ chế thị trường của Việt Nam chưa hoàn thiện, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có thể tiến hành các hoạt động đầu

tư thuận lợi tại Việt Nam mà không có sự khác biệt đáng kể so với một số nước có kinh tế thị trường truyền thống Bên cạnh đó, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện nội dung quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức tập huấn, trao đổi nghiệp vụ và hỗ trợ các địa phương từ việc tổ chức hội nghị, hội thảo vận động xúc tiến, xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư, ban hành văn bản hướng dẫn về đầu tư nước ngoài tại địa bàn… đưa hoạt động quản lý đầu tư nước ngoài ở các địa phương đi vào nề nếp Mô hình “một cửa, liên thông”, cách làm “trải thảm đỏ đón nhà đầu tư” đã có tác động lan tỏa khắp trong cả nước, góp phần nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Dòng vốn nước ngoài không ngừng đổ vào Việt Nam cũng đồng thời với việc mối quan hệ của Việt Nam với nước ngoài không ngừng được mở rộng, trong đó có Đài Loan Những năm đầu thập kỷ 90, những lợi ích kinh tế của Việt Nam và Đài Loan có nhiều điểm tương đồng khá lớn Dường như Đài Loan có thể cung

Trang 13

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

cấp cho Việt Nam tất cả những gì mà Việt Nam đang cần ở một đối tác đầu tư nước ngoài: vốn đầu tư, các ngành sản xuất sử dụng nhiều nhân lực, kỹ năng quản lý ở trình độ khá và việc thiết lập được các mối liên hệ với thị trường nước ngoài Được khuyến khích bởi các chính sách của giới cầm quyền Đài Loan, một số lượng lớn các công ty Đài Loan đã bắt đầu tiến hành công việc kinh doanh tại Việt Nam Mặc dù Việt Nam không ngừng đa dạng hóa các quan hệ với các nước và vùng lãnh thổ, Đài Loan vẫn là một đối tác kinh tế quan trọng Thương mại hai chiều liên tục tăng dần trong những năm qua Năm 1991, thương mại song phương đạt khoảng 232 triệu USD, chiếm khoảng 5,25% tổng thương mại của Việt Nam Số liệu tương ứng của năm

2006 là 5,7 tỷ USD và 6,73%, trở thành một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam [56] Đài Loan là khu vực đầu tư lớn thứ ba vào Việt Nam Theo số liệu chính thức của Việt Nam, đến cuối năm 2007, Đài Loan đã đầu tư khoảng 10,5 tỷ USD, chiếm khoảng 12,7% tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký tại Việt Nam [56], phần lớn tập trung ở các lĩnh vực sản xuất như xây dựng, sản xuất thiết bị điện tử và dệt may Mối quan hệ kinh tế giữa Đài Loan

và Việt Nam không ngừng phát triển cũng tạo điều kiện cho sự giao lưu, qua lại giữa hai bên Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho những cuộc hôn nhân với người nước ngoài, trong đó có Đài Loan phát triển

1.1.1.2 Về phía Đài Loan

Về phía Đài Loan, lo ngại về sự phụ thuộc quá lớn vào thương mại và đầu tư ở Trung Quốc đại lục và nguy cơ về một “nền kinh tế bong bóng”, chính quyền Đài Loan đã buộc phải có sự thay đổi về chính sách Chính quyền của ông Lý Đăng Huy đã đưa ra “Phương hướng tăng cường quan hệ kinh tế và thương mại với Đông Nam Á” năm 1994, thường được biết đến như là chính sách “hướng Nam” Các nước Đông Nam Á, trong đó Việt Nam

Trang 14

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

cũng là một trong những “điểm ngắm” của Đài Loan *

Trong con mắt của các quan chức chính quyền và lãnh đạo doanh nghiệp Đài Loan, Việt Nam là một thị trường rất gần gũi với họ, nhiều cảng biển, chỉ mất hơn 3 giờ bay và ngày càng hấp dẫn đầu tư nước ngoài Các ngành sản xuất cần sử dụng nhiều lao động như giày dép và dệt may đã không còn duy trì được các điều kiện thuận lợi tại Đài Loan, trong khi các ngành này nhận được sự khuyến khích lớn tại một số nước ASEAN Chính sách này đã khuyến khích được hàng ngàn công

ty Đài Loan vào đầu tư và làm ăn tại các nước ASEAN, làm cho thương mại hai chiều tăng nhanh Các hãng Đài Loan sớm đặt chân tại Việt Nam gồm Công ty Tam Dương, tập đoàn Đài Vọng, công ty cable và điện lực Đại Dương, tập đoàn Pou Chen, tập đoàn pin công nghiệp Kung Long… “Lực lượng lao động chi phí thấp, chất lượng và cần cù là những nhân tố đầu tiên hấp dẫn các công ty Đài Loan tới thị trường này”, Trần Phương Mỹ, phát ngôn viên của tập đoàn sản xuất gia dày lớn nhất thế giới đã nhận xét như vậy Việc Đài Loan tăng cường đầu tư vào Việt Nam không chỉ làm thắt chặt thêm mối quan hệ kinh tế giữa hai bên mà thêm vào đó còn làm tăng cường mối quan hệ tình cảm Sự hiểu biết giữa nhân dân hai bên chính là một trong những yếu tố làm gia tăng số lượng các cuộc hôn nhân giữa Việt Nam và Đài Loan

1.1.2 Hợp tác lao động

Đài Loan là một địa điểm quan trọng cho lao động xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt trong công nghiệp nặng và ngư nghiệp Ngày 6/05/1999, hai văn phòng kinh tế – văn hoá Hà Nội và Đài Bắc đã ký kết hiệp định về việc gửi và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Đài Loan Quy mô xuất khẩu lao động ngày một tăng nhanh: tính từ năm 1999 đến năm 2005 đã

có 167.800 người Việt Nam sang làm việc tại Đài Loan, đưa Việt Nam trở

Trang 15

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

thành một trong những quốc gia có số lượng lao động lớn tại Đài Loan Nếu như năm 1999, lao động Việt Nam mới chỉ chiếm tỷ lệ 0,04% thị phần lao động ở Đài Loan thì năm 2000 là 2,37%, năm 2001 là 4,24%, năm 2002 là 9,7% và năm 2003 là 19,2% Chiếm hàng đầu trong các ngành mà người lao động sang làm việc tại Đài Loan là thương mại và dịch vụ với 122.273 người, chiếm 72,86%, trong đó phụ nữ chiếm tới 60% trong tổng số lao động ở Đài Loan trong lĩnh vực này [11, tr 61] Ngoài ra, từ khi Hội đồng lao động của Đài Loan cho phép thuê mướn người Việt Nam năm 1999, giúp việc người Việt Nam bắt đầu chiếm tỷ lệ lớn của phụ nữ Việt Nam tại Đài Loan Cuối năm 2008, tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam gần như bế tắc do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế Nhưng sau những khó khăn đó, “bức tranh” xuất khẩu lao động đang sang dần trở lại 8 tháng đầu năm 2009, cả nước đã đưa gần 46.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài Theo Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), thị trường tiếp nhận lao động nhiều nhất vẫn là Đài Loan với 13.202 người [55] Chính điều này cũng

là một trong những lý do làm gia tăng số lượng các cuộc hôn nhân Việt - Đài khi những cô gái Việt Nam sang Đài Loan theo diện xuất khẩu lao động kết hôn cùng những chàng trai bản xứ Con số này tuy không nhiều nhưng cũng

là một hình thức tiến tới hôn nhân giữa nữ Việt Nam và nam Đài Loan

Về mặt pháp luật

1.2.1 Về phía Việt Nam

Luật hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài của Việt Nam còn nhiều sơ hở Bên cạnh những cuộc hôn nhân thật sự xuất phát từ tình yêu lại

có nhiều người lợi dụng cái mác “hôn nhân” vì những mục tiêu trục lợi khác Quy định đối với những cuộc hôn nhân mang yếu tố nước ngoài còn tương đối lỏng lẻo Ngày 10 tháng 7 năm 2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và

Trang 16

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài Sau khi triển khai thực hiện Nghị định, việc xác lập quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài đã có nhiều biến chuyển tích cực so với trước đây, phù hợp với bối cảnh mở rộng quan hệ giữa nước ta và nước ngoài Tuy nhiên việc kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam và người nước ngoài vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại: ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhiều trường hợp kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài, đặc biệt với người Đài Loan, đã được tiến hành một cách vội vã, không đảm bảo nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; hoặc phụ nữ Việt Nam vượt biên trái phép sang chung sống như vợ chồng với công dân nước lánh giềng mà không đăng ký kết hôn Đặc biệt từ khi Nghị định 158/2006/NĐ-CP của Chính phủ

về đăng ký và quản lý hộ tịch có hiệu lực thì kết hôn với người nước ngoài còn hình thành dưới hình thức khác thông qua thủ tục ghi chú kết hôn (không đăng ký kết hôn tại Việt Nam mà thực hiện việc đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, rồi đem giấy chứng nhận kết hôn đến Sở tư pháp thực hiện việc ghi chú vào sổ hộ tịch) Thủ tục này rất đơn giản và thực hiện nhanh chóng Theo bà Lê Thị Hoàng Thanh (Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp), những điểm bất cập của hệ thống pháp luật Việt Nam còn bao gồm cả việc không cấm kết hôn khi tuổi tác quá chênh lệch, chưa có quy định về xác lập thông tin tình hình sinh sống của công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài và đang sinh sống ở nước ngoài Ví dụ như chưa có quy định bảo hộ cho phụ nữ Việt Nam sau khi kết hôn sang định cư tại Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc nên khi họ bị bạo hành hay gặp hoàn cảnh khó khăn, việc giúp đỡ cũng có nhiều hạn chế Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam về quan hệ hôn nhân

có yếu tố nước ngoài có những điểm chưa phù hợp với thực tiễn cuộc sống Chẳng hạn quy định về việc công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định của tòa án về việc ly hôn của công dân Việt Nam với người nước ngoài tại Bộ

Trang 17

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

luật Dân sự Việt Nam còn khó khăn trong áp dụng Hệ thống pháp luật còn thiếu những thỏa thuận hợp tác, hiệp định tương trợ tư pháp với các nước để tạo cơ chế hữu hiệu cho việc bảo hộ công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài và sinh sống tại nước ngoài Việc ký kết này sẽ giải quyết những vấn đề xung đột pháp luật và bảo hộ quyền lợi chính đáng của công dân sinh sống ở nước khác Tuy nhiên, những vấn đề này được thực hiện tại nước ta còn chậm Hiện vẫn chưa có văn bản hợp nhất cấp Nhà nước để có giải pháp chung giải quyết những vấn đề xung đột pháp luật nên đã nảy sinh tình trạng lách luật trong đăng ký kết hôn, quyền lợi của công dân Việt Nam ở nước ngoài chưa được bảo hộ đúng mức

1.2.2 Về phía Đài Loan

Đài Loan có Ủy ban đại lục và Bộ nội vụ đảm nhận nhiệm vụ quản lý các cô gái đến từ Đại lục, trong khi đó lại thiếu sự quản chế đối với các công

ty môi giới hôn nhân cho các cô gái đến từ các quốc gia Đông Nam Á Những

cô dâu Việt Nam khi đến Đài Loan chỉ cần liên tục cư trú hợp pháp tại Đài Loan 5 năm kèm theo các giấy tờ được xác nhận tại phòng văn hoá kinh tế Đài Bắc tại nước sở tại và xác nhận lại của Bộ ngoại giao thì có thể bắt đầu xin phép nhập quốc tịch Đài Loan Nhưng đối với các cô dâu Đại lục thì vấn

đề lại không đơn giản như vậy Do trong những năm gần đây, sự gia tăng số lượng kết hôn giữa những cư dân Đại lục và người Đài Loan đã tạo nên một làn sóng di cư ồ ạt và gây nên nhiều vấn đề xã hội (việc làm, phúc lợi xã hội…) Điều này đã khiến giới lãnh đạo Đài Loan lo ngại, chính vì vậy họ đã đặt ra nhiều chính sách nhằm hạn chế số lượng người Đại lục đến Đài Loan Ngày 2/03/2004, Chính phủ Đảng dân tiến công bố những quy định về việc định cư, cư trú lâu dài của các công dân Đại lục lập gia đình tại Đài Loan Những công dân ngoại quốc chỉ cần khoảng thời gian khoảng 4 năm để có được các giấy tờ tùy thân như chứng minh thư tại Đài Loan, nhưng những

Trang 18

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

công dân Đại lục phải chờ đợi trong khoảng thời gian là 11 năm Như vậy, họ

sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình tìm việc làm và hưởng các đảm bảo xã hội cần thiết Họ phải chờ đợi một thời gian dài để có được quyền bảo

hộ lao động, nhưng sau đó họ lại bị khấu trừ 18% thuế thu nhập trong số lương hàng tháng của mình [47] Chính quyền còn ban hành những quy định tương đối nghiêm ngặt khiến các đơn vị kinh doanh khi nhận những người lao động đến từ Đại lục sẽ gặp nhiều khó khăn, phức tạp trong việc làm thủ tục

Do vậy, những đơn vị này rất e ngại khi tuyển dụng những người lao động này Chính những khó khăn rất lớn từ phía chính quyền Đài Loan đã gây nên nhiều áp lực, phiền phức trong cuộc sống gia đình có người hôn phối là người Đại lục Đây cũng là một trong những lý do khiến tỷ lệ hôn nhân giữa hai bờ đang dần có xu hướng giảm trong những năm gần đây

Tiêu chuẩn chấp nhận hôn nhân có yếu tố nước ngoài của Đài Loan dễ dàng, thông thoáng hơn so với nhiều nước khác trên thế giới Các cơ quan đảm nhiệm việc làm thủ tục kết hôn của Đài Loan không đòi hỏi người hôn phối nước ngoài phải đạt được một trình độ nhất định về ngôn ngữ, văn hóa bản địa, thời gian tiến hành các thủ tục đăng ký kết hôn cũng tương đối chóng vánh Chính đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho hôn nhân giữa người Đài Loan và người nước ngoài có nhiều thuận lợi về vấn đề thủ tục và đàn ông Đài Loan tìm đến những phụ nữ nước ngoài để xây dựng cuộc sống gia đình

Về mặt xã hội

1.3.1 Về phía Việt Nam

Phần lớn các cô gái lấy chồng Đài Loan sống ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Đây là địa bàn có

tỷ lệ nghèo đói khá cao, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn Cùng với việc cơ giới hóa, hiện đại hóa, nguồn lao động dư thừa ở nông thôn

Trang 19

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

đang tăng lên đáng kể, làm cho khu vực này có sự chênh lệch lớn về mức sống giữa nông thôn và thành thị Bối cảnh này dẫn đến xu hướng dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị để kiếm việc làm, đảm bảo thu nhập cho bản thân và gia đình Đồng thời với hiện tượng di cư từ nông thôn ra thành thị là sự dịch chuyển quan hệ xã hội mang tính đặc thù Đó là xu hướng kết hôn với người nước ngoài, nổi bật là việc phụ nữ đi làm dâu Đài Loan Việc kết hôn với người Đài Loan và người có quốc tịch khác là một trong những biện pháp nhằm thoát khỏi tình trạng đói nghèo và nâng cao mức sống của một bộ phận dân cư Ở những vùng này, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn GDP/người của vùng (2007) xấp xỉ 9,47 triệu đồng [49], thấp hơn mức trung bình của vùng trọng điểm phía Nam Với người dân làm nông nghiệp thì mức này còn thấp hơn nữa Thu nhập của một hộ nông dân trung bình là 2,6 triệu một năm, thấp hơn ngưỡng nghèo Những vùng có nhiều cô gái đi lấy chồng Đài Loan như Tây Ninh, Vĩnh Long, Sóc Trăng hầu hết là những vùng thuần nông chuyên canh lúa, nhưng diện tích đất trồng lúa của các gia đình này rất ít không đủ để canh tác Ngoài vốn thu nhập ít ỏi này ra

họ phải tìm đủ mọi cách để trang trải cho cuộc sống Nhiều gia đình cho con

em ra thành phố, thị xã để làm thuê như bán cà phê, bán xổ số, đánh giầy… Những gia đình các cô gái này không chỉ khó khăn mà còn đông anh chị em

Theo kết quả điều tra trong cuốn Hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài

Loan của Phan An, Phan Quang Thịnh, Nguyễn Quới thì gia đình có 3 con

chiếm 12,8%, có 4 con chiếm 20,7%, có 5 con chiếm 22,7% và những gia đình có trên 5 con chiếm 35% [4, tr 41] Do đó, họ coi hôn nhân như là một cứu cánh nhằm đổi đời, thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ “Đi lao động Đài Loan thì phải tốn tiền môi giới, mà hợp đồng lao động lại có hạn, chỉ phù hợp với những phụ nữ đã có gia đình Nếu các cô lấy chồng, tờ hôn thú sẽ đảm bảo cho các cô ở lại Đài Loan làm việc tới già Thu nhập của các cô là niềm

Trang 20

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

mong đợi của cả gia đình ở quê nhà Đó là những cuộc hôn nhân “2 trong 1”, vừa có chồng, vừa có việc làm Số tiền các cô vay mượn bỏ ra mua chồng, sang đến Đài Loan, đi làm vài tháng là dư trả” [32, tr 2] Nhiều cô gái trẻ vẫn nghĩ rằng cuộc sống ở Đài Loan là thiên đường, “đến nơi chỉ để kiếm tiền gửi

về giúp cha mẹ thôi” [26, tr 8] Vì vậy, hôn nhân với người nước ngoài lại trở thành một “cứu cánh” giúp họ giải quyết được rất nhiều vấn đề

Ta có thể lấy một ví dụ điển hình như tỉnh Tây Ninh, tính từ năm 1995 đến 2004, toàn tỉnh Tây Ninh đã có 10.100 trường hợp kết hôn với người nước ngoài, trong đó lấy chồng Đài Loan chiếm hơn 80% [46] Ban đầu tình trạng này chỉ diễn ra ở các thị trấn, sau đã lan ra các xã vùng sâu của tỉnh Tây Ninh như Long Giang, Long Phước, huyện Bến Cầu… Tại xã An Thạnh, huyện Bến Cầu năm 2004 có tới 200 phụ nữ lấy chồng Đài Loan “Cơn sốt” lấy chồng Đài Loan ở Tây Ninh thực tế thường tập trung ở những địa bàn mà một bộ phận người dân chưa thoát khỏi cảnh nghèo đói, lam lũ, gia đình đông con… Những gia đình có con cái kết hôn với người Đài Loan đa phần là những người có trình độ học vấn thấp, không có trình độ chuyên môn, chủ yếu làm nghề nông, thiếu đất, phải đi làm thuê Một số gia đình làm dịch vụ, buôn bán nhỏ nhưng cuộc sống vẫn bấp bênh Vì thu nhập thấp, hoặc gia đình gặp sự cố nào đó nên lâm vào hoàn cảnh khó khăn mà họ kỳ vọng vào việc lấy chồng Đài Loan của con gái để hy vọng có thể thay đổi được tình hình

Họ chỉ suy nghĩ nông cạn rằng gia đình họ sẽ được đổi đời bằng cách cho con lấy chồng ngoại Những trường hợp này, cô gái tự nguyện “hy sinh” vì gia đình Tuy nhiên, có trường hợp cha mẹ thúc ép con cái lấy chồng ngoại để có cuộc sống giàu sang hơn Có trường hợp những cô gái này đua đòi theo bạn

bè, hoặc thiếu hiểu biết nghe lời xúi giục của bọn cò mồi…

Cùng với sự nghèo đói về vật chất là sự nghèo nàn và thiếu thốn trong đời sống tinh thần, những thông tin đại chúng về những diễn biến hàng ngày

Trang 21

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

Không ít địa phương, vùng xa xôi hẻo lánh của Nam bộ chỉ tiếp nhận thông tin qua những phương tiện thô sơ như radio hay đơn giản như truyền miệng Sách báo còn rất khan hiếm, hệ thống giáo dục còn lạc hậu, thiếu sót và chắp

vá Do đó, điều kiện dạy và học còn rất hạn chế Cuộc sống vất vả và lam lũ hàng ngày đã khiến họ tập trung chủ yếu cho nhu cầu mưu sinh hơn là việc quan tâm tìm hiểu những thông tin liên quan đến các mặt khác của cuộc sống Chính vì vậy, đôi khi họ chỉ nhìn thấy những mặt tốt đẹp của cuộc sống nơi

xứ người mà thiếu một cái nhìn đầy đủ về nó Cùng với đó là những thông tin được tô hồng, phóng đại về cuộc sống của các cô gái lấy chồng Đài Loan như một sức mạnh cám dỗ khiến cho các cô gái quê choáng ngợp và ước ao, đến mức sẵn sàng chấp nhận một cuộc hôn nhân không tình yêu, đánh cược hạnh

phúc của mình cho may rủi Một báo cáo về Thực trạng phụ nữ lấy chồng

nước ngoài của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Tây Ninh đề ngày 26/03/2001 đã

nhận định: “Những cuộc hôn nhân với Đài Loan của các cô gái Tây Ninh hiện nay như là một canh bạc Nếu thắng các cô sẽ có một cuộc đời hạnh phúc, còn thất bại các cô sẽ mất tất cả Trên thực tế, cũng không ít người đã tìm được hạnh phúc, tìm được người thật lòng yêu thương Nhưng cũng không ít kết cục bất hạnh” [46] Ta cũng có thể dùng chính nhận định này để khái quát về thực trạng lấy chồng Đài Loan của các cô gái Việt Nam

Đặc điểm văn hóa xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long nổi bật là nền văn hóa mở, với sự giao thoa nhiều yếu tố văn hóa: văn hóa Ấn Độ qua người Khơme, văn hóa Trung Quốc qua người Hoa, văn hóa Hồi giáo qua người Chăm Tất cả sự đa dạng, khác biệt đó được hòa hợp, liên kết lại trong một nền văn hóa Việt Nam rất phong phú trên vùng đất mới, tạo nên những bản sắc văn hóa có nét đặc thù riêng cần được lưu giữ và phát huy Tuy nhiên, bối cảnh kinh tế - văn hóa như vậy đã tạo nên nét đặc trưng của tính cách người dân, sống cởi mở, dễ thích nghi với sự thay đổi, dễ tiếp nhập cái mới, vì

Trang 22

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

vậy cũng đồng hành với lối sống dễ bao dung, dễ tha thứ cho những hành vi của người khác và đặc biệt là tính ràng buộc của cộng đồng cũng thoáng hơn Những đặc điểm trong tính cách đã giúp người dân vùng sông nước Cửu Long thích nghi tốt với mọi biến đổi của tự nhiên, xã hội Điều này cũng phản ánh đặc điểm văn hóa mang tính chất mở của người dân Nam Bộ, dễ dàng tiếp nhận, hòa hợp với những con người mới và cũng không khắt khe ràng buộc với những người muốn ra đi Chính vì vậy mà những cô gái Việt ở đây khi lựa chọn việc đi lấy chồng ngoại không chịu những sự ràng buộc quá lớn của dư luận mà coi đó là một việc tương đối bình thường, đặc biệt khi nhìn thấy sự thay đổi về kinh tế trong những gia đình có con gái lấy chồng Đài Loan

1.3.2 Về phía Đài Loan

Hầu hết những người đàn ông Đài Loan đến Việt Nam để tìm vợ đều

là những người trình độ học vấn không cao, không đáp ứng được đòi hỏi của những cô gái Đài Loan hiện nay Cùng với sự phát triển của xã hội, người phụ

nữ ở Đài Loan không còn phải chịu sự trói buộc của những luật lệ xã hội hà khắc như trước đây, họ được hưởng một nền giáo dục ngày càng cao, do đó trình độ của người phụ nữ được nâng lên đáng kể, thậm chí có nhiều người đã vượt qua nam giới Cũng như quan niệm hôn nhân truyền thống của các nước phương Đông, phụ nữ Đài Loan luôn hy vọng người chồng của mình phải hơn mình về học vấn, và người đàn ông cũng không dễ dàng chấp nhận thực cảnh thua kém chính người vợ của mình Vì vậy, tỷ lệ chưa kết hôn của những người đàn ông có trình độ học vấn trung bình hay thấp và những người phụ

nữ có học vấn cao thường tương đối cao Ông Lạc Minh Khánh, phó giáo sư khoa kinh tế trường đại học Đài Loan đã tiến hành điều tra tại một huyện của Đài Loan về vấn đề này Điều tra cho thấy, trong số những người đàn ông ở

độ tuổi 35-39 có trình độ học vấn sơ cấp và trung cấp, năm 2001 vẫn có gần

Trang 23

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

24% chưa lập gia đình Trong khi đó, tỷ lệ này ở những người đàn ông đã tốt nghiệp đại học chỉ là 14% Cùng độ tuổi, tỷ lệ chưa kết hôn ở nữ giới có trình

độ trung và sơ cấp là 5%, trong khi ở những người phụ nữ có trình độ đại học thì tỷ lệ này cao hơn nhiều - 21% [45] Số lượng những người đàn ông khó có khả năng tìm vợ trong nước tăng lên trong khi “trong một gia đình Đài Loan truyền thống, người đàn ông có trách nhiệm duy trì nòi giống Họ nhất thiết phải có con, vì thế khi đến tuổi 30-40, họ phải chịu nhiều áp lực và lối thoát

có thể là đi tìm một cô vợ ngoại” [45] Từ đó, ta có thể thấy việc nam giới Đài Loan tìm đến những cô gái ngoại quốc, đặc biệt là các cô gái đến từ các quốc gia Đông Nam Á có trình độ học vấn thấp hơn bản thân cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu

Theo đại diện văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc cho biết : “80% những người Đài Loan đến Việt Nam tìm vợ đều là những người đàn ông không có khả năng lấy vợ ngay tại xứ sở mình Những cô gái Đài Loan hiện nay chọn chồng với những tiêu chuẩn mà những người đàn ông này không thể đáp ứng được Đa số những người Đài Loan đến Việt Nam lấy vợ là những người lớn tuổi, có lợi tức thấp, làm các nghề có thu nhập thấp trong xã hội như thợ thủ công, thợ sắt, đánh cá hay buôn bán ở lòng lề đường… Nơi cư ngụ của họ thường là những vùng xa thành phố, nên các cô gái Đài Loan ít ai muốn nhận làm chồng Một số người khác có dị tật bẩm sinh, chậm phát triển hay bị bệnh tâm thần, hoặc đã bị đổ vỡ trong các cuộc hôn nhân trước đây…,

họ không thể kết hôn tại Đài Loan” [48]

Phần lớn những người đàn ông lấy vợ Việt Nam sống tập trung ở những huyện có hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp Theo một thống kê của Bộ nội vụ Đài Loan cho thấy: số lượng đàn ông Đài Loan lấy vợ Việt Nam ở huyện Đài Bắc có 13,7%; huyện Đào Nguyên 12,8%; huyện Chương Hoà 7%; Cao Hùng 6,7%; Văn Lâm 6,2%; Đài Trung 5,9% [4, tr 49] Đây là

Trang 24

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

các huyện mà ở đây, hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí chủ đạo Đối với huyện Đài Bắc thì các cô dâu tập trung chủ yếu ở vùng ven như ở Bản Kiều, Tấn Điện, Tân Đạo, Tam Trọng… Những người đàn ông Đài Loan

đến Việt Nam tìm vợ có thu nhập tương đối thấp Theo cuốn Hiện tượng phụ

nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan, phần lớn những chàng rể Đài Loan sang

Việt Nam tìm vợ là những người thuộc tầng lớp công nhân, nông dân hoặc thị dân nghèo, thu nhập thấp, chỉ khoảng 25.000 đến 30.000 Đài tệ/tháng (dưới 1.000 USD) [4, tr 54] Đó là mức sống thấp trong xã hội Đài Loan, do đó họ không thể tìm được người vợ là một cô gái bản địa với những đòi hỏi tương đối cao về khả năng tài chính

Ngay cả khi tìm đến giải pháp cưới vợ nước ngoài thì việc chọn các cô gái Việt Nam vẫn là một sự lựa chọn tối ưu vì việc kết hôn với phụ nữ Việt Nam không tốn nhiều chi phí, phù hợp với khả năng tài chính Một người Đài Loan 36 tuổi đã từng tâm sự : “Tôi làm nghề nông, thu nhập 25.000 NT (Đài tệ)/tháng Nếu tôi lấy một cô gái Đài Loan làm vợ, tôi cần có thu nhập cao khoảng 50.000 NT/tháng, vì thế tôi không thể đáp ứng yêu cầu để cưới một cô gái Đài Loan” [41, tr 6] Chi phí trung bình để kết hôn với phụ nữ Việt Nam chỉ tốn từ 7.000 đến 8.000 USD, trong khi để kết hôn với phụ nữ Đại lục hay các quốc gia Đông Nam Á khác thì chi phí này tốn gấp nhiều lần Ví dụ: nếu muốn chọn một cô vợ Đại lục, trung bình một người đàn ông tốn 1.000.000 Đài tệ, một cô vợ người Indonexia gốc Hoa tốn khoảng 700.000 Đài tệ, một

cô vợ Thái Lan gốc Hoa hay Philippin, Miến Điện gốc Hoa trung bình tốn 500.000 Đài tệ, trong khi để cưới một cô dâu Việt Nam chỉ tốn khoảng 350.000 Đài tệ [4, tr 56] Mức thu nhập của tầng lớp này tại Đài Loan khiến

họ rất khó khăn để tìm được bạn đời người bản xứ, trong khi với khoản chi phí không mấy tốn kém thì nếu đến Việt Nam họ dễ dàng tìm được những người phụ nữ có nhiều ưu điểm như hình thức ưa nhìn, khoẻ mạnh, có khả

Trang 25

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

năng duy trì nòi giống, chịu khó lao động, hiền dịu lại không đòi hỏi quá nhiều về vật chất

Như vậy, đây là sự gặp nhau giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng, các

cô gái Việt Nam ôm ấp trong mình hy vọng đổi đời, tìm đến miền đất hứa là Đài Loan, và các chàng trai Đài Loan thì tìm cho mình những cô vợ dịu dàng, nghe lời, trình độ không vượt qua mình Thêm vào đó là một loạt những nguyên nhân khách quan như sự tăng cường giao lưu kinh tế và văn hoá giữa Việt Nam và Đài Loan, thái độ đồng tình, chấp nhận của cộng đồng cũng như

sự thuận lợi do những thay đổi trong hệ thống luật pháp của Việt Nam và Đài Loan mang lại Những điều này đã khiến cho các cuộc hôn nhân “xuyên quốc gia” giữa hai miền đất này xuất hiện ngày càng nhiều

Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những cuộc hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam và đàn ông Đài Loan, những nguyên nhân này đến từ hai phía, trong đó nguyên nhân kinh tế được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất, được đặt lên hàng đầu Vì mức sống thấp không thể tìm được cho mình những cô vợ trong nước, những người đàn ông Đài Loan đã phải đến các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam để tìm vợ Còn các cô gái Việt Nam vì đời sống kinh tế còn nghèo nàn đã chọn giải pháp lấy chồng ngoại như một “cứu cánh” có thể giải quyết cùng lúc nhiều vấn đề Tuy nhiên bên cạnh nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân các cô gái, chúng ta cũng không thể phủ nhận một thực trạng là Nhà nước chưa có những biện pháp hiệu quả nhằm nâng cao mức sống của những người dân Đây cũng chính là một “lực đẩy” khiến các cô gái Việt chọn việc lấy chồng xa xứ Điều đó đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho những giải pháp của chính phủ, chứ

không thể chỉ đơn thuần “đổ lỗi” cho các cô gái

Trang 26

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

Chương 2 THỰC TRẠNG PHỤ NỮ VIỆT NAM LẤY CHỒNG ĐÀI LOAN

Hôn nhân là một hiện tượng xã hội đặc biệt, trong đó các bên chủ thể gắn kết với nhau với mục đích tạo dựng một tế bào của xã hội là gia đình Khác với các quan hệ dân sự bình thường, mục đích của các chủ thể trong quan hệ hôn nhân không phải nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất hoặc tinh thần trong một thời điểm nhất định mà nhằm xác lập mối quan hệ lâu dài Thông thường hôn nhân là kết quả của tình yêu và dựa trên sự tự nguyện của các bên chủ thể nhằm xây dựng mối quan hệ bền vững Nhưng hiện nay, do việc không ngừng mở rộng quan hệ giao lưu quốc tế của Việt Nam ra bên ngoài, những mối quan hệ hôn nhân này không chỉ bó hẹp giữa các thành viên có cùng quốc tịch và cùng cư trú trên lãnh thổ một nước mà còn được mở rộng giữa các thành viên có quốc tịch khác nhau và có thể các thành viên đó cư trú

ở các nước khác nhau, dẫn đến hình thành những quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài Căn cứ khoản 14 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình

năm 2000 có thể hiểu: Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là

quan hệ hôn nhân và gia đình phát sinh giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam hoặc giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó phát sinh ở nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó

ở nước ngoài Tuy nhiên ở trong phạm vi luận văn này chỉ đề cập đến quan hệ

hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, cụ thể hơn nữa là giữa các cô gái Việt Nam và đàn ông Đài Loan – mối quan hệ ẩn chứa trong đó nhiều vấn đề phức tạp cần được sự quan tâm, nghiên cứu và tìm hiểu một cách đầy đủ

Trang 27

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

Quan hệ hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam với người Đài Loan đã phát sinh từ năm 1989 Tuy nhiên trong giai đoạn từ 1989 đến 1993, số lượng kết hôn giữa nữ Việt Nam và nam Đài Loan không nhiều, chủ yếu là những người Việt gốc Hoa sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh Số lượng các cuộc kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam và người Đài Loan chỉ tăng nhanh và trở thành mối quan tâm của toàn xã hội kể từ khi Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 184/NĐ-CP ngày 30/11/1994 quy định về thủ tục đăng ký kết hôn, nhận con nuôi ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài Đồng thời mối quan hệ giao lưu văn hóa, xã hội của Việt Nam cũng không ngừng được tăng cường, đi kèm với đó là những bối cảnh như đã nêu ở trên Hôn nhân có yếu tố nước ngoài là một xu thế tất yếu trong thời đại mở cửa, tuy nhiên nhiều cuộc hôn nhân, trong đó có những cuộc hôn nhân của nữ giới Việt Nam và nam Đài Loan lại đặc biệt thu hút sự chú ý của báo giới và dư luận Liệu những cuộc hôn nhân này có hoàn toàn xuất phát từ cơ sở tình yêu hay còn vì một lý do nào khác? Những người trong cuộc liệu có tìm được hạnh phúc thực sự của mình? Bên cạnh những mặt tích cực, những cuộc hôn nhân này cũng để lại không ít hệ lụy đòi hỏi có những giải pháp khắc phục hiệu quả

2.1 Số lƣợng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan từ năm 1995 đến nay

Từ năm 1995 hiện tượng phụ nữ Việt Nam kết hôn với người Đài Loan tăng nhanh Nếu trước năm 1994 cô dâu nước ngoài đến Đài Loan chủ yếu là người Philipines và Indonexia, còn cô dâu người Việt Nam chỉ chiếm khoảng 10% thì đến năm 1996 số cô dâu Việt Nam đã vượt Indonexia Chỉ tính từ tháng 1/1994 đến tháng 5/2000 ở Đài Loan đã có tới hơn 32.000 cô dâu Việt Nam, chiếm tỷ lệ trên 46% trong tổng số cô dâu Đông Nam Á [40,

Trang 28

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

tr 585] Từ năm 2001, phụ nữ Việt Nam đã chiếm 49% số cô dâu nước ngoài tại Đài Loan [55]

Hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan tập trung chủ yếu ở

12 tỉnh, thành phố phía Nam (thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Tây Ninh, Đồng Nai, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Sóc Trăng) Theo số liệu thống kê đăng ký kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người Đài Loan đã được giải quyết trong 14 năm (1995-2008)

đã có 117.679 trường hợp, chiếm 82% tổng số phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài; trong đó số lượng giải quyết tại 12 tỉnh nói trên chiếm 89% [38, tr 10] Tại tỉnh Tây Ninh từ năm 1995 đến cuối năm 2001 có 2.665 trường hợp lấy chồng Đài Loan [17, tr.31] Phong trào lấy chồng Đài Loan ngày càng có xu hướng tăng nhanh và lan rộng Ví dụ tại huyện Tân Biên nếu như năm 1995 chỉ có 1 trường hợp thì năm 2000 cả 9 xã trong huyện đều có trường hợp lấy chồng Đài Loan với con số là 22 Tại tỉnh Cần Thơ từ năm

1998 đến năm 2004 có 6.000 trường hợp Tại tỉnh An Giang từ năm 1993 đến 11/2002 có 2.177 trường hợp lấy chồng Đài Loan chủ yếu thông qua môi giới Năm 2000 riêng xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn – An Giang có trên 200 gia đình định gả con gái cho người Đài Loan; xã Vĩnh Thành, huyện Châu Thành cũng có hơn 100 nữ thanh niên lấy chồng Đài Loan [17, tr 32]

Số lượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan gia tăng nhanh đã

được thống kê trong cuốn Hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan như

sau:

Trang 29

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

Bảng 2.1: Số lƣợng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan qua các năm

Nguồn: Phan An, Phan Quang Thịnh, Nguyễn Quới (2005), Hiện tượng phụ nữ

Việt Nam lấy chồng Đài Loan , Nhà xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh

Trung bình có khoảng 10.000 cặp kết hôn/năm Trong khoảng thời gian 1995-1998 số cặp kết hôn tăng chậm, từ 1999-2000 tăng nhanh và cao nhất là vào năm 2000 (gần 14.000 cuộc) Tuy nhiên, con số này đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây do việc thắt chặt quản lý của Nhà nước

về hôn nhân có yếu tố nước ngoài Đồng thời bên cạnh đó, nhận thức của các

cô gái Việt Nam về việc lấy chồng nước ngoài cũng được nâng cao hơn, giúp

họ có cái nhìn đúng đắn hơn về bản chất của các cuộc hôn nhân này

Trong năm 2004, Cần Thơ là địa phương có số lượng người lấy chồng Đài Loan nhiều nhất với con số 1.812 người, chiếm 14,85%, kế đến là tỉnh Tây Ninh với 1.778, chiếm 14,57%, tỉnh Đồng Tháp đứng thứ 3 với 1.394

Trang 30

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

người, chiếm 11,42%, thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 842 người, chiếm 6,9%, đứng thứ 5 [26, tr 8] Như vậy có thể thấy, đa số các cô gái trẻ mong muốn lấy chồng Đài Loan đều tập trung ở các vùng nông thôn của đồng bằng sông Cửu Long

Tuy nhiên, theo ông Su Jen-chung, tổ trưởng Tổ lãnh vụ tại Văn phòng Kinh tế và văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội, trong thời gian từ năm 2005 trở lại đây, một số công ty môi giới có xu hướng hoạt động mạnh tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam Sau 6 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, “cô dâu miền Bắc” trở thành một hiện tượng đáng chú ý Theo thông tin từ Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Phòng, một số xã có phụ nữ lấy chồng nước ngoài nhiều nhất là: xã Lập Lễ có hơn 100 cô, xã Đại Hợp (Kiến Thụy) hơn 300 cô, xã Đoàn

Xá hơn 200 cô 50% trong số đó lấy chồng là người Đài Loan [21, tr 4] Huyện Thuỷ Nguyên (Hải Phòng) cũng trở thành điểm nóng với những nông thôn có tới 30 cô gái lấy chồng Đài Loan [12, tr 4] Theo số liệu thống kê của Văn phòng kinh tế - văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội, số lượng phụ nữ tại miền Bắc lấy chồng Đài Loan từ năm 2005 đến năm 2010 lần lượt như sau: 2005:

1881 người; 2006: 896 người; 2007: 1137 người; 2008: 1001 người; 2009:

984 người; 2010: 1165 người Đã hình thành các đường dây môi giới chuyên nghiệp ở miền Bắc

2.2 Những con đường kết hôn giữa nữ Việt Nam và nam Đài Loan và chất lượng của các cuộc hôn nhân dưới mỗi hình thức

2.2.1 Hôn nhân tự nguyện trên cơ sở tìm hiểu

Gặp phải rất nhiều khó khăn và bất cập trong cuộc sống nơi đất khách quê người, những cô gái Việt thực sự tìm được một cuộc sống hạnh phúc bên người chồng tại Đài Loan tuy là một con số không nhiều nhưng rất đáng được nhắc đến Phần lớn những cuộc hôn nhân này đều được xây dựng trên cơ sở

Trang 31

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

của tình yêu, có một khoảng thời gian tìm hiểu nhất định và dựa trên sự hòa hợp về tính cách Những cặp đôi như thế này có số lượng ít, khoảng 12,3% [8,

tr 43] Họ gặp nhau ở các công ty, xí nghiệp của các doanh nhân Đài Loan đầu tư ở Việt Nam Đó là những người Đài Loan và bạn bè của họ đến Việt Nam làm ăn và quen biết các cô gái Việt Nam Một số ít hơn quen biết nhau qua các chuyến du lịch ở Việt Nam hoặc Đài Loan Năm 2008 trên tạp chí vietbao.vn đã đăng một bài viết với tựa đề “Những cuộc hôn nhân Việt – Đài hạnh phúc” có kể về những cô dâu Việt Nam có cuộc sống đàng hoàng và hạnh phúc tại Đài Loan Ví dụ cô dâu Trần Thị Phương Khanh ở quận 8, thành phố Hồ Chí Minh theo chồng về Đài Bắc từ năm 1998 Khi đó cô đang làm nhân viên khách sạn ở quận 5 thì gặp anh Lôi Dưỡng Sinh từ Đài Loan cùng bạn sang Việt Nam du lịch, đến Việt Nam thuê phòng để được ăn Tết Việt Dịp này Sinh làm quen với Khanh, cô cũng thấy anh hiền lành, thật thà nên có cảm tình Sau đó không lâu họ làm lễ cưới và đưa nhau về Đài Bắc Nghe lời mẹ dặn, Khanh chăm chỉ học tiếng Hoa, chăm sóc chồng và hết lòng cùng chồng lo làm ăn buôn bán Cửa hàng ngày càng được mở rộng, cuộc sống khấm khá và ngập tràn niềm hạnh phúc bên cô con gái Lôi Tử Quân

Hay cô dâu Phương ở Tân Phong, Biên Hòa (Đồng Nai) khi mới về nhà chồng cũng cảm thấy bơ vơ và lạ lẫm Nhưng may mắn anh chồng Quách Tông là thợ hàn đáy tàu thủy, cũng là người mạnh khỏe, thương vợ và chăm làm, biết vun vén cho cuộc sống gia đình Lương tháng anh mang về khoảng 36.000 đài tệ, hai vợ chồng cùng tích góp mua nhà, mua xe Vợ chồng gần gũi, biết rõ tính nết của nhau, cảm thông chăm sóc nhau nên ngày càng thêm gắn bó Không để chồng mình một mình vất vả kiếm tiền, sau khi đã thông thạo tiếng Hoa, Phương xin được việc làm ở Công ty Hồng Y, chuyên sản xuất kính cho thợ lặn, lương được 33.000 đài tệ, hai vợ chồng dành dụm mua được ô tô, làm lại nhà

Trang 32

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

Ngoài ra còn phải kể đến cô dâu Lê Ngọc Bích, cô tình cờ gặp Lý Hạo Nhiên ở nhà một người bạn, hai người nảy sinh tình cảm rồi nên vợ nên chồng Rời nhà mẹ ở phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, thời gian đầu làm dâu cô cũng gặp rất nhiều vất vả Chồng làm nghề xây dựng, quần quật dưới nắng mưa suốt ngày ngoài công trường Cô thương chồng nên cũng cố gắng làm việc Từ hai bàn tay trắng, cuối cùng họ đã lập được công ty xây dựng, Hạo Nhiên làm giám đốc và Ngọc Bích làm phó giám đốc điều hành Tài sản của họ là một dàn xe, máy móc và đội ngũ công nhân thành thạo, thu nhập ngày càng cao, không những cho cuộc sống gia đình mà còn giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm người khác

Bài báo Cô dâu Việt - những chuyện chưa ai kể của phóng viên Trang

Hạ trên tờ Tiền phong số ra ngày 22/08/2005 đã kể về Nguyễn Thị Thu Thảo,

cô dâu Việt Nam quê Long An ở khu Mộc Tra, thành phố Đài Bắc Những ngày đầu sang Đài Loan, cô gặp phải muôn vàn khó khăn do không biết tiếng Trung Nhưng dần dần, dưới sự hỗ trợ của gia đình nhà chồng, cô vừa tham gia các hoạt động xã hội, vừa làm nhân viên tư vấn cho Eden, giúp đỡ các cô dâu Việt gặp khó khăn trong vùng, lại vừa làm phát thanh viên, thu nhập một tháng hơn 2,2 vạn Đài tệ

Đây là những ví dụ tương đối hiếm hoi trong bức tranh cuộc sống của các cô dâu Việt Nam làm dâu nơi đất khách quê người Họ may mắn có được cuộc hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu hay may mắn tìm được những người chồng khỏe mạnh, thương vợ, chăm chỉ làm ăn

2.2.2 Hôn nhân qua các trung tâm môi giới kết hôn

Hiện nay ở nước ta, các tổ chức môi giới hôn nhân hoạt động dưới rất nhiều hình thức: Hình thức “bạn tâm giao”, “câu lạc bộ trăm năm” trên các phương tiện thông tin đại chúng; loại hình tư vấn hôn nhân có thu phí do các văn phòng luật sư tiến hành; hình thức tư vấn của các tổ chức xã hội (phụ nữ,

Trang 33

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

thanh niên); các hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận theo quy định của Luật doanh nghiệp do các công ty trách nhiệm hữu hạn thực hiện… Nhưng hoạt động môi giới hôn nhân được đề cập đến ở đây là những hoạt động môi giới mang tính chất thương mại trục lợi, vi phạm nghiêm trọng Luật Hôn nhân và Gia đình, xâm phạm phẩm hạnh của người phụ nữ, đặc biệt là trường hợp môi giới kết hôn cho người Đài Loan xuất hiện từ năm 1995 đến nay

Do sự gia tăng mạnh mẽ của những cuộc hôn nhân Việt - Đài đã dẫn đến sự ra đời hàng loạt các hoạt động môi giới hôn nhân Nếu năm 1997 tỷ lệ kết hôn với người Đài Loan qua dịch vụ môi giới hôn nhân là khoảng 46,85% thì đến nay đã tăng lên 85% [17, tr 32], một mạng lưới môi giới hôn nhân đã được hình thành ở cả Việt Nam, Đài Loan và có quan hệ chặt chẽ, móc nối với nhau, vừa chia nhau lợi nhuận lại vừa cạnh tranh chèn ép nhau Đôi khi, vì lợi nhuận, những người môi giới hôn nhân này đã bất chấp cả đạo lý, phong tục tập quán của Việt Nam Trên thực tế, sự ra đời của những công ty này đã gây nên những ảnh hưởng không nhỏ trong đời sống xã hội Việt Nam, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận Các công ty này sẽ căn

cứ vào nhu cầu của từng người, đưa ra nhiều cách thức chọn lựa, phụ trách việc làm thủ tục cho đến khi cưới được cô dâu về Đài Loan Các công ty môi giới có rất nhiều loại Thông thường được chia theo hình thức là có tổ chức hoặc cá nhân Hình thức môi giới hôn nhân có tổ chức hoạt động dựa trên cơ cấu gồm 3 tầng, mỗi tầng tương ứng với một tổ chức hay một người quản lý nhất định Tầng lớp đầu tiên là các tổ chức Đài Loan tại Việt Nam Tầng lớp thứ hai là người môi giới lớn Phần lớn các nhà môi giới lớn là người Trung Quốc bởi họ có ngôn ngữ tương đồng với người Đài Loan Những người môi giới lớn này có vai trò làm phiên dịch trong môi giới hôn nhân qua biên giới

Sự thuận lợi về ngôn ngữ giúp họ dễ dàng truyền đạt thông tin quan trọng cho các đại lý người Đài Loan và phiên dịch cho nam giới Đài Loan khi cần thiết

Trang 34

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

Thêm vào đó, người môi giới phụ trách rất nhiều khâu trong cuộc môi giới như sắp xếp các cuộc gặp gỡ, tiệc cưới, nơi ăn ở Những người môi giới lớn này có rất nhiều người môi giới nhỏ giúp đỡ, đặc biệt trong việc liên lạc trực tiếp với các cô dâu Việt Nam Người môi giới nhỏ là tầng lớp thứ ba trong cơ cấu của hoạt động môi giới hôn nhân Nhiệm vụ của những người môi giới nhỏ, hay còn gọi là “cò” này là đến các vùng nông thôn tìm những cô gái có mong muốn lấy chồng nước ngoài và thuyết phục họ lên thành phố tham gia vào việc tuyển chọn lấy chồng nước ngoài Sự móc nối, liên kết chặt chẽ của các công ty môi giới hôn nhân giữa Việt Nam và Đài Loan đã tạo nên một thị trường hôn nhân hàng hoá xuyên quốc gia, người phụ nữ đôi khi trở thành những món hàng để trao đổi, mua bán không hơn không kém

Ngoài ra còn có các công ty chuyên môi giới qua mạng, trên đó sẽ có hình ảnh của các cô gái đến từ các nước, trong đó có Việt Nam Chỉ cần nhấn vào đó sẽ hiện lên tất cả các thông tin liên quan đến cô gái, từ quốc tịch cho đến hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tính cách Nếu đương sự đã chọn được đối tượng của mình thì sau đó đến công ty môi giới đăng ký để có thể đến Việt Nam trực tiếp gặp mặt cô gái đó Tại đây cũng sẽ có các công ty môi giới tương ứng để đảm nhận việc này Cũng có người sau khi sang Việt Nam mới được các công ty môi giới đưa đến hàng loạt các cô gái Việt để họ tự do chọn lựa, sau đó dành thời gian vài ngày cho gặp gỡ tìm hiểu và cuối cùng là đi đến kết hôn Tuy nhiên, loại này chi phí cũng sẽ đắt đỏ hơn Mọi công việc đều không phiền đến đương sự phải lo vì đã có các công ty môi giới, cả việc đưa

lễ cưới cho họ nhà gái cũng có thể do họ đảm nhiệm Về chi phí, nếu chỉ đơn thuần là xem mặt, thì mất khoảng 2 vạn Đài tệ, còn nếu đã tìm được người ưng ý, đồng thời chuẩn bị rước dâu thì toàn bộ chi phí sẽ là 20 đến 25 vạn Đài

tệ [26, tr 8] Theo một khảo sát tại Đài Loan của quỹ phúc lợi xã hội Eden chuyên hỗ trợ cô dâu nước ngoài tại Đài Loan, phần lớn đàn ông Đài Loan đã

Trang 35

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

chi cho các công ty tư vấn ít nhất 7.000 USD để sang Việt Nam tìm vợ [26, tr.8] Để tránh bất kỳ sự tranh cãi nào sau này, tất cả các chi phí dịch vụ đều được ghi rõ trong hợp đồng Những chi phí này bao gồm vé máy bay tới Việt Nam, nơi ăn ở trong hai tuần, phương tiện đi lại ở Việt Nam, tất cả các giấy tờ cần thiết cho việc kết hôn và di chuyển, cũng như tất cả chi phí cho buổi lễ tổ chức như tiệc cưới, váy cưới, xe ô tô và tiền quà cho gia đình cô dâu Một cuộc môi giới thành công sẽ mang lại cho trung tâm môi giới khoản lợi nhuận

từ 1.780 USD đến 4.800 USD [17, tr 34] Khoản lợi nhuận vô cùng cao đó đã khiến cho dịch vụ này ngày càng thu hút được nhiều người tham gia Bên cạnh đó là hình thức môi giới cá nhân Người môi giới thường là các cô gái đã lấy chồng Đài Loan hoặc chú rể người Đài Loan Hoạt động môi giới diễn ra vào mỗi lần họ về nước Họ tìm kiếm những cô gái trong địa phương hoặc những người quen biết, thuyết phục họ kết hôn với người Đài Loan Qua mỗi lần mai mối như vậy, họ đều được hưởng một khoản hoa hồng nhất định

Sau khi tìm được các cô dâu tương lai, họ sẽ tân trang làm đẹp cho các

cô gái này sau đó mới qua khâu tuyển chọn Vì các hoạt động tuyển chọn này

là bất hợp pháp nên thường được giữ bí mật tối đa Khi các chú rể tương lai đến Việt Nam, các nhà môi giới lớn sẽ thông tin cho người môi giới nhỏ địa điểm và thời gian gặp mặt Sau đó các cô gái này sẽ được đưa đến từng nhóm một Hiện nay còn có một hình thức gặp gỡ giữa nam giới Đài Loan và các cô gái Việt Nam làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến phẩm hạnh của người phụ nữ

là hình thức các chợ môi giới hôn nhân Địa điểm hoạt động chủ yếu là các khu vực khách sạn, công viên… Các cô gái được tập trung ở một khu vực nhất định để tham gia vào khâu tuyển chọn Số lượng các cô gái có thể lên tới 100-200 cô trong khi chỉ có 4-5 người đàn ông Đài Loan [17, tr 34] Họ sẽ được hướng dẫn đi thành hàng dài hoặc theo trật tự để người Đài Loan xem xét, sau đó nếu họ ưng ai thì sẽ chỉ vào người đó Cuộc môi giới hôn nhân sẽ

Trang 36

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

kết thúc với một cô gái khi cô được một nam giới Đài Loan lựa chọn, còn nếu không cô gái đó sẽ được sắp xếp vào cuộc tuyển chọn tiếp theo Trong thời gian quá ngắn như vậy, cặp vợ chồng chưa thể thiết lập được mối quan hệ thân tình hiểu biết cần có cho thành công của hôn nhân

Do kết hôn vội vã, thiếu hiểu biết, phần nhiều vì mục đích kinh tế, nên một bộ phận cô dâu Việt Nam khi sang Đài Loan sống không hoà hợp với chồng và gia đình chồng, dẫn đến tình trạng nhiều cặp vợ chồng Việt - Đài nhanh chóng ly hôn chỉ sau một thời gian chung sống Số liệu khảo sát gần đây của Sở tư pháp thành phố Hồ Chí Minh cũng cho biết độ bền vững của các cuộc hôn nhân Việt - Đài rất ngắn, có gần 14% ly hôn sau khi chung sống

2 - 3 tháng, gần 20% chung sống từ 3 đến đủ 6 tháng, 22% từ 6 tháng đến đủ

12 tháng [5, tr 42] Khảo sát 51 trường hợp ly hôn với người Đài Loan tại tòa

án tỉnh Tây Ninh cho thấy có 73,3% các trường hợp ly hôn chú rể là người cao tuổi hoặc khuyết tật Độ bền hôn nhân dưới một năm chiếm 68,63% và 78,43% nguyên đơn ly hôn là cô dâu Việt Nam [5, tr 42] Nguyên nhân ly hôn được tổng kết gồm các dạng sau: bất đồng ngôn ngữ, chung sống không hòa hợp, gia đình chồng khắt khe, chồng bị vô sinh, bệnh tật…Việc làm dâu nơi đất khách quê người không hề đơn giản như họ tưởng tượng, họ gặp phải rất nhiều khó khăn, cản trở đến từ chính gia đình chồng và một môi trường sống hoàn toàn mới mà họ không có khả năng thích nghi Vì vậy việc chung sống không hạnh phúc hay mau chóng đi đến tan vỡ là điều hoàn toàn dễ hiểu

Theo Đại diện của Văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc ở Sài Gòn – ông Ngô Kiến Quốc cho biết: “Hiện nay có khoảng 77.000 cô dâu Việt Nam ở Đài Loan Theo thống kê, tỷ lệ những cô dâu Việt Nam tại Đài Loan bị ngược đãi, hành hạ chiếm khoảng 6 - 10%, nếu kể cả những trường hợp chưa biết đến nữa thì tỷ lệ này sẽ còn cao hơn…” [54] Trên báo chí Đài Loan và Việt Nam thường xuyên có những bài viết về nàng dâu Việt bị hành hạ thậm tệ

Trang 37

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

Theo Luật phòng chống lạm dụng tình dục ban hành ngày 22/10/1997 và Luật

chống bạo lực gia đình ban hành ngày 24/06/1997 của Đài Loan, điều kiện để

được coi là thuộc trường hợp bị bạo lực gia đình hoặc xâm phạm tình dục được quy định như sau:

- Thân thể bị xâm hại bất chính, ví dụ bị ngược đãi, bị đánh gây thương tích, xâm phạm quyền tự do, xâm phạm tình dục, vi phạm quyền tự chủ về tình dục

- Tinh thần bị xâm hại bất chính như đe dọa, uy hiếp, lăng nhục, quấy nhiễu, tinh thần bị ngược đãi [29, tr 243]

Những cô dâu Việt Nam khi đến Đài Loan, nhiều người đã trở thành nạn nhân của nạn bạo hành và xâm phạm tình dục nghiêm trọng Đại diện của Trung tâm phòng chống bạo lực gia đình được thành lập năm 2001 ở Cao Hùng cho biết, có hơn 3.000 vụ bạo lực gia đình xảy ra ở thành phố Cao Hùng, trong đó 40 vụ xảy ra trong các cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài,

và 23 trong số đó là các cô dâu người Việt [5, tr 41] Số liệu thống kê của Cục xã hội, huyện Cao Hùng cũng cho thấy sự gia tăng nhanh chóng của các

vụ bạo lực gia đình đối với cô dâu người nước ngoài Năm 2002, số vụ bạo lực đối với cô dâu nước ngoài tăng gấp 14 lần năm 2001 Và trong 5 tháng đầu năm 2004, số vụ bạo lực gia đình đối với các cô dâu nước ngoài tương đương tổng số vụ của cả năm 2003 [5, tr 41] Theo như lời kể của Linh mục Nguyễn Văn Hùng đang công tác tại Mục vụ Đài Loan và là giám đốc Trung tâm tình thương của văn phòng VMWBO (Vietnamese Migrant Worker's & Brides Offce) chuyên săn sóc và giúp đỡ những người Việt Nam đi lao động hay lấy chồng tại Đài Loan, khoảng thời điểm tháng 9/2005 có khoảng 1.000

cô dâu Việt Nam lấy chồng Đài Loan Nhưng hầu hết họ đều không được làm dâu theo đúng nghĩa của nó, nhiều người trở thành món hàng rẻ rúm trong tay bọn buôn người vô tâm trục lợi : “Các cô bị bán làm nô lệ không công, hoặc

Trang 38

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

bị ép buộc hành nghề mãi dâm cho dân bản xứ, hoặc bị bán cho các ổ điếm ở Thái Lan” [48] Nhiều người được mua về để làm vợ nhưng đau đớn thay lại trở thành một người vợ “tập thể”, nghĩa là không chỉ là vợ của người đã bỏ tiền ra mua mình, mà còn phải lần lượt làm vợ cho tất cả những người đàn ông sống trong gia đình đó, hơn nữa còn trở thành giúp việc cho gia đình họ,

bị đối xử như một người nô lệ, phải thức khuya dậy sớm phục dịch hầu hạ cho

cả gia đình Có những cô được mua về để hầu hạ những người bệnh hoạn tật nguyền trong gia đình Họ không có tiếng nói trong gia đình mà chỉ được coi như sở hữu của người chồng và của cả gia đình nhà chồng, ai cũng có quyền sai khiến và bắt phải phục dịch

Khi đến Đài Loan, đa phần các cô dâu sống chung cùng gia đình chồng, một vài trường hợp tuy ở riêng nhưng lại ăn cùng gia đình chồng bao gồm bố mẹ chồng và các anh em chưa lập gia đình Cuộc sống của nhiều người buồn tẻ, khép kín, có người còn bị giam kín trong nhà, không cho tiếp xúc với người ngoài Nhìn chung các cô dâu Việt Nam ở Đài Loan phải sống

lệ thuộc vào chồng và gia đình chồng, một số cô bị quản lý gắt gao, cách biệt với xã hội vì “nếu ra ngoài, có dịp tiếp xúc, họ sẽ học những tính xấu của nhau” [26, tr 9] Một số ít bị ngược đãi hoặc bị buộc làm các công việc nội trợ, lao động nặng nhọc, phục vụ chồng và gia đình nhà chồng [5, tr 39] Nhiều gia đình Đài Loan quan niệm rằng họ đã tiêu một khoản tiền lớn để mua cô dâu nên tìm nhiều cách ngăn cản cô dâu trở về nước Họ giữ hộ chiếu, ngăn không cho cô dâu tiếp xúc với gia đình ở Việt Nam và không chu cấp tiền bạc cho họ tiêu vặt Một số nam giới Đài Loan cũng cho rằng đây là một hợp đồng hôn nhân chứ không phải là một hợp đồng lao động và do đó, họ không cần thiết phải đưa tiền cho vợ giống như đưa cho lao động “Nhiều báo cáo cho biết các cô dâu Việt Nam thậm chí còn phải trả lại dây chuyền, nhẫn vàng mà chồng họ đã trao tặng trong ngày cưới” [5, tr 39] Ngoài ra, xã hội

Trang 39

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

chung và cô dâu Việt Nam nói riêng, cho rằng họ lấy chồng Đài Loan chỉ vì tiền, vì khát vọng đổi đời chứ hoàn toàn không có khái niệm tình yêu trong

những cuộc hôn nhân của họ Báo Người lao động số ra ngày 6/11/2003 đã

trích dẫn kết quả cuộc trưng cầu dân ý do trường Đại học Shih Hsin thực hiện cho thấy, hơn 50% số người ở Đài Loan ủng hộ việc hạn chế số lượng cô dâu đến từ Trung Quốc Đại lục và các quốc gia Đông Nam Á, trong đó 20% cho biết họ không có thiện cảm với số cô dâu này Người Đài Loan cũng âu lo về những vấn đề phát sinh quanh những cuộc hôn nhân kể trên như “sự giáo dục cho thế hệ sau”, “chất lượng của cộng đồng”, “xung đột sắc tộc”, “chi phí xã hội” và “chất lượng hôn nhân” Đáng lo ngại là con số 20% những người được hỏi tuyên bố cần phải phân biệt đối xử với những cô dâu đến từ nơi khác* Thậm chí, trong một vài năm gần đây, ở Đài Loan còn có trào lưu bài xích các cô dâu ngoại quốc, khiến cho cuộc sống của các cô dâu Việt Nam nơi đất khách quê người càng gặp thêm nhiều rào cản

Một trong những khó khăn rất lớn của các cô dâu Việt Nam tại Đài Loan là vấn đề quốc tịch Đây là khó khăn chung của tất cả các cô dâu Việt Nam Theo thống kê của Bộ Tư pháp, cho tới năm 2005 mới chỉ có khoảng 7.000 cô dâu Việt Nam đã xin thôi quốc tịch Việt Nam và có khoảng 6.000 cô dâu đã được nhập quốc tịch Trung Quốc (Đài Loan) trong tổng số cô dâu Việt Nam đang cư trú tại Đài Loan Ngoài ra còn khoảng 54.000 cô dâu Việt Nam đang cư trú tại Đài Loan chưa được nhập quốc tịch theo chồng [55] Chính vì vậy, địa vị pháp lý và các bảo đảm xã hội với cô dâu Việt Nam rất bấp bênh

Theo pháp luật Đài Loan, công dân nước ngoài muốn nhập quốc tịch Đài Loan cần thoả mãn những điều kiện sau:

- Mỗi năm cư trú hợp pháp tổng cộng ít nhất 183 ngày trên lãnh thổ Đài Loan, liên tục trong 5 năm

Trang 40

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

- Đủ 20 tuổi, có đủ tư cách chịu trách nhiệm cho những năng lực hành

vi của mình căn cứ theo pháp luật Đài Loan và luật của nước đó

- Không có tiền án phạm tội

- Có tài sản và khả năng chuyên môn đủ để tự lập và đảm bảo cuộc sống

Nhưng trên thực tế, việc nhập quốc tịch của những cô dâu Việt Nam cũng không hề đơn giản Theo thống kê của Bộ Tư pháp, năm 2004 có khoảng 1.000 cô dâu Việt Nam ở trong tình trạng đã xin thôi quốc tịch Việt Nam, chưa nhập được quốc tịch Đài Loan thì đã ly hôn hoặc chồng chết Theo pháp luật Đài Loan, những cô dâu này không còn lý do gì để tiếp tục xin nhập quốc tịch Đài Loan, họ phải gánh chịu nhiều thiệt thòi, rơi vào cảnh trắng tay khi về nước, không được nuôi con, không được chia tài sản vì pháp luật Đài Loan không bảo hộ quyền lợi của những người phụ nữ trong trường hợp này

Điều này cho thấy những cuộc hôn nhân không xuất phát từ cơ sở của một tình yêu thực sự sẽ rất khó có khả năng vững bền Hôn nhân không hạnh phúc lại kéo theo nó muôn vàn hệ lụy mà đôi khi những cô gái Việt Nam mong muốn lấy chồng Đài Loan không thể lường hết được

2.3 Đặc điểm cô dâu Việt Nam và chú rể Đài Loan

2.3.1 Độ tuổi, trình độ học vấn, điều kiện sống cơ bản của cô dâu Việt Nam

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Phóng sự điều tra Theo các đường dây môi giới lấy chồng ngoại, Báo Tuổi trẻ ngày 2/07/2003, tr. 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Theo các đường dây môi giới lấy chồng ngoại
[2]. Phan An (2005), Người Hoa ở Nam bộ, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Hoa ở Nam bộ
Tác giả: Phan An
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm: 2005
[3]. Phan An, Trường hợp phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan từ một góc nhìn, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 6/2003, tr. 75-79 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trường hợp phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan từ một góc nhìn
[4]. Phan An, Phan Quang Thịnh, Nguyễn Quới (2005), Hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan, Nhà xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan
Tác giả: Phan An, Phan Quang Thịnh, Nguyễn Quới
Nhà XB: Nhà xuất bản Trẻ
Năm: 2005
[5]. Phùng Thị Kim Anh(2005), Phụ nữ Việt Nam kết hôn với người Đài Loan một số vấn đề đặt ra, Khoa học về phụ nữ số 4, tr. 36-47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học về phụ nữ
Tác giả: Phùng Thị Kim Anh
Năm: 2005
[6]. Khánh Bình, "Bến trong, bến đục" ở Đài Loan, Báo Sài Gòn giải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bến trong, bến đục
[7]. TS. Nông Quốc Bình (2006), Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế, NXB Tư pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế
Tác giả: TS. Nông Quốc Bình
Nhà XB: NXB Tư pháp
Năm: 2006
[8]. Trần Mạnh Cát, Đỗ Thị Bình (2007), Hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam và người Đài Loan trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nghiên cứu gia đình và giới, số 2, tr. 36-47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu gia đình và giới
Tác giả: Trần Mạnh Cát, Đỗ Thị Bình
Năm: 2007
[9]. Nguyễn Phong Cẩm (2006), Cần sớm luật hoá hoạt động môi giới hôn nhân, Tiền phong ngày 10/05/2006, tr. 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền phong
Tác giả: Nguyễn Phong Cẩm
Năm: 2006
[10]. Diễm Chi (2002), Cần có trung tâm tư vấn - hỗ trợ kết hôn, Phụ nữ chủ nhật, số 36 ngày 22/09/2002, tr. 6-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phụ nữ chủ nhật
Tác giả: Diễm Chi
Năm: 2002
[11]. PGS.TS Nguyễn Duy Dũng (2006), Quan hệ kinh tế Việt Nam - Đài Loan: thực trạng và triển vọng, Nghiên cứu Trung Quốc, số 5/2006, tr.60-69 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu Trung Quốc
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Duy Dũng
Năm: 2006
[12]. Trang Hạ (2005), Làn sóng lấy chồng Đài Loan đang chuyển ra phía Bắc: Lấy chồng Đài Loan: Con đường chẳng có hoa hồng, Tiền phong thứ tư ngày 17/08/2005, tr. 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền phong thứ tư
Tác giả: Trang Hạ
Năm: 2005
[13]. Trang Hạ (2005), Ngổn ngang số phận những cô dâu Việt: Cô dâu Việt - Những chuyện chưa ai kể, Tiền phong thứ hai ngày 22/08/2005, tr. 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền phong thứ hai
Tác giả: Trang Hạ
Năm: 2005
[14]. Trang Hạ (2005), Ngổn ngang số phận những cô dâu Việt: Kiếm tiền bằng mọi cách và cái giá phải trả, Tiền phong ngày 23/08/2005, tr. 15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền phong
Tác giả: Trang Hạ
Năm: 2005
[15]. Trang Hạ (2006), Đài Loan: số cô dâu Việt Nam giảm đáng kể, Người lao động ngày 12/05/2006, tr. 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người lao động
Tác giả: Trang Hạ
Năm: 2006
[16]. Tuyết Hằng (2001), Các cô gái không nên ảo tưởng Đài Loan là "miền đất hứa", Phụ nữ, số 48, thứ tư ngày 27/6/2001, tr. 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: miền đất hứa
Tác giả: Tuyết Hằng
Năm: 2001
[44]. Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Đài Loan, http://sme.tcvn.gov.vn/default.asp?nc=5778&id=648 Link
[48]. Phạm Thị Thùy Trang, Định hướng dư luận xã hội tại đồng bằng sông Cửu Long về việc lấy chồng Đài Loan,http://www.hcmussh.edu.vn/USSH/ImportFile/Magazine/Journal301006044843.doc Link
[50]. Quảng Hạnh, Học giả Đài Loan sang Việt Nam bàn về cô dâu Việt, http://vietbao.vn/Xa-hoi/Hoc-gia-Dai-Loan-sang-VN-ban-ve-co-dau-Viet/20479851/157/, 17/08/2009 Link
[52]. Đoàn Hiền, Phòng, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, http://tholaw.wordpress.com/2010/01/05/phong-chong-buon-ban-phu-nu-va-tre-em/, 05/2010 Link

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w