Sự phát triển của khoa học kỹ thuật góp phần thúc đẩy sự ra đời và phát triển các loại hình truyền thông đại chúng hiện đại, nó tác động, làm thay đổi diện mạo và ảnh hưởng đến chất lượn
Trang 1NGƯỜI HƯỚNG DẪN : PGS.TS V D T
HÀ NỘI - 2008
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 3
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 5
7 Kết cấu của luận văn 6
CHƯƠNG 1: BÁO ĐIỆN TỬ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BÁO ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM 7
1.1 Khái niệm về báo điện tử 7
1.2 Sự ra đời và phát triển của báo điện tử tại Việt Nam 9
1.2.1 Đôi nét về báo điện tử trên thế giới 9
1.2.2 Sự phát triển của báo điện tử tại Việt Nam 11
1.3 Một số văn bản liên quan đến báo điện tử 17
1.4 Thế mạnh và hạn chế của báo điện tử 19
Kết luận chương 1 23
CHƯƠNG 2: CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 24
2.1 Hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay 24
2.1.1 Về số lượng 25
2.1.2 Về chất lượng 26
2.2 Chất lượng thông tin trên báo điện tử ở Việt Nam hiện nay 31
2.2.1 Cách thức khai thác thông tin của các báo điện tử 31
2.2.2 Đánh giá chất lượng thông tin trên các báo điện tử 43
2.2.2.1 Chất lượng nội dung 44
Trang 3Kết luận chương 2 69
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NỘI DUNG THÔNG TIN TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 70
3.1 Những định hướng của Đảng để phát triển báo chí trong tình hình hiện nay 70
3.2 Yêu cầu tất yếu phải nâng cao chất lượng thông tin trên báo điện tử hiện nay 73
3.3 Một số yêu cầu cần đảm bảo trong việc nâng cao chất lượng thông tin trên báo điện tử 75
3.4 Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin trên báo điện tử 77
3.4.1 Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật về báo điện tử 77
3.4.2 Tiếp tục rà soát, điều chỉnh hợp lý, quy hoạch hệ thống báo điện tử và phát triển báo điện tử; xác định tính hợp pháp, sự phù hợp về tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của các tờ báo điện tử 79
3.4.3 Đẩy mạnh cải cách bộ máy, cơ chế quản lý, đội ngũ cán bộ quản lý báo điện tử để thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng thông tin trên báo điện tử 80
3.4.4 Tăng cường công tác đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên, biên tập viên báo điện tử 82
3.4.5 Tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin 82
3.5 Một số kiến nghị 85
Kết luận chương 3 87
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Loài người đang sống trong một xã hội thông tin, một nền văn minh thông tin Trong thời đại ngày nay, thông tin là nhu cầu thiết yếu đối với đời sống xã hội, là phương tiện mở rộng giao lưu hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc, là nguồn cung cấp tri thức phong phú cho công chúng Nhiều nước trên thế giới coi thông tin là nguồn lực của sự phát triển kinh tế- xã hội
Trên thực tế, thông tin đã từng được coi là yếu tố quyết định sự thành bại của một tổ chức V.I Lê nin đã từng khẳng định: “không có thông tin thì không có thắng lợi trong bất cứ lĩnh vực nào, cả khoa học, kỹ thuật và sản xuất”
Với vai trò to lớn đó của thông tin, cùng với cuộc cách mạng khoa học
kỹ thuật đã tác động mạnh mẽ tới đời sống xã hội Sự phát triển của khoa học
kỹ thuật góp phần thúc đẩy sự ra đời và phát triển các loại hình truyền thông đại chúng hiện đại, nó tác động, làm thay đổi diện mạo và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, lối sống của từng con người trong xã hội ngày nay, trong đó
có loại hình báo điện tử
Có thể nói, cho đến thời điểm này, báo điện tử đang nắm giữ một kênh thông tin quan trọng, giúp cho nhân loại xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn
và biết đến nhau nhiều hơn Hình ảnh Việt Nam được quảng bá ra thế giới một cách trung thực thông qua các báo điện tử là một trong những điều có ý nghĩa quan trọng để bạn bè thế giới hiểu đúng về đất nước và con người Việt Nam, nhất là khi có nhiều thế lực thù địch đang hướng tới Việt Nam và cố tình đưa ra những thông tin bóp méo về Việt Nam Tại Văn Kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX (tháng 4/2001) cũng đã
Trang 5nêu rõ: “Sử dụng Internet đẩy mạnh thông tin đối ngoại, đồng thời hạn chế,
ngăn chặn những hoạt động tiêu cực qua mạng”
Báo chí nước ta nói chung và báo điện tử nói riêng đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Chưa thời điểm nào binh chủng báo chí phát triển mạnh, phong phú, đúng hướng, tiến bộ cả về số lượng và chất lượng như hiện nay Báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng
đã bám sát đời sống xã hội; cung cấp thông tin đa chiều, sâu sắc; tạo dư luận
xã hội rộng lớn, đồng thuận với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta; đã tuyên truyền sâu rộng gương người tốt, việc tốt; sản phẩm mới, công trình mới, rút ra những kinh nghiệm hay, bài học tốt, thúc đẩy phong trào thi đua, xây dựng xã hội phát triển lành mạnh Đặc biệt trên lĩnh vực chống tham nhũng, tiêu cực, quan liêu, lãng phí các phóng viên đã dũng cảm, sáng tạo, mang lại hiệu quả cao, góp phần tích cực vào việc xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh Trên mặt trận tư tưởng, đấu tranh với các trào lưu tư tưởng sai trái và âm mưu diễn biến hòa bình của kẻ thù, báo chí đã nêu cao tính chiến đấu, có lý luận sắc bén, định hướng đúng, tạo sự đồng thuận xã hội cao
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, trong thời gian qua các tờ báo điện tử cũng bộc lộ nhiều hạn chế, sai sót, cần sớm khắc phục, đó là xu hướng thương mại hoá; tình trạng xa rời tôn chỉ mục đích, đối tượng phục vụ Tình trạng đưa thông tin làm lộ bí mật, an ninh quốc gia vẫn còn Đặc biệt có những trang báo đăng bài, ảnh dung tục, thiếu văn hóa, đi ngược lại thuần phong mỹ tục của dân tộc ta Có nhiều phóng viên làm báo điện tử đã bộc lộ
sự non nớt về chính trị; phẩm chất đạo đức nghề nghiệp yếu kém, thiếu tính chuyên nghiệp, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín tờ báo và giới báo chí cả nước
Những vấn đề còn tồn tại trên một phần là do hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực hoạt động báo điện tử, nhất là quản lý nhà nước về báo
Trang 6điện tử còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa được bổ sung, sửa đổi kịp thời phù hợp với thực tiễn hoạt động của loại hình báo này; đặc biệt là các cơ quan báo điện tử và một số nhà báo chưa thấy hết trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của mình Đất nước ta đang đứng trước những thời cơ, vận hội mới nhưng cũng phải đối đầu với những nguy cơ, thách thức không thể xem thường Hoạt động báo chí, trong đó có báo điện tử thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong quá trình hội nhập quốc tế đang đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi những người làm báo và các cơ quan báo điện tử phải thấy được tầm quan trọng của báo điện tử đối với xã hội và từ đó có trách nhiệm hơn với thông tin
mà mình cung cấp đến độc giả Các cơ quan báo điện tử không ngừng nâng cao chất lượng thông tin, cung cấp đến người đọc nguồn thông tin đúng, đủ và hiệu quả nhất Ngày 22/7/2005, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 52- CT/TW về phát triển và quản lý báo điện tử ở nước ta hiện nay
Chỉ thị khẳng định: “Báo điện tử ở nước ta phải được phát triển nhanh, vững
chắc, có hiệu quả, các cơ quan chủ quản báo chí, các cơ quan báo điện tử và các cơ quan báo chí có báo điện tử, các đơn vị, tổ chức có trang thông tin điện tử cần có kế hoạch nâng cao chất lượng nội dung, hình thức, trình độ kỹ thuật của báo điện tử”
Với lý do đó, tôi lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng nội dung
thông tin trên báo điện tử” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Khoá đào tạo Thạc
sỹ, chuyên ngành báo chí học
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong quá trình nghiên cứu, đề cập tới các khía cạnh khác nhau của đề tài đã có một số luận văn nghiên cứu về báo điện tử như: Các khoá luận tốt
nghiệp:“Bước đầu tiếp cận loại hình báo chí trực tuyến” của Nguyễn Sĩ Hoàng; “Cơ sở pháp lý và thực trạng hoạt động của báo điện tử trên mạng
Internet ở Việt Nam hiện nay” của Ngô Thị Hồng Minh; “Ứng dụng truyền
Trang 7thông đa phương tiện trên báo trực tuyến” của Nguyễn Thuý Bình Luận văn
thạc sĩ “Ngôn ngữ báo chí Internet” của Phạm Thu An; “Phát thanh trên
mạng Internet” của Nguyễn Minh Sơn
Bên cạnh đó, cũng có một số bài báo đăng rải rác trên các tạp chí, các báo chuyên ngành như: “Báo chí Việt Nam - nhìn lại để bước vào thế kỷ mới”
(Đỗ Quý Doãn - Tạp chí Người làm báo số tháng 12/1999); “Vấn đề lãnh đạo
quản lý báo chí trong thời kỳ đổi mới” (Bùi Đình Khôi - Tạp chí Người làm báo số tháng 6/1997); “Báo điện tử hành trình đến tương lai” (Diễn đàn
nghiệp vụ báo chí Việt Nam, ngày 03/01/2005); “Báo điện tử- Phao cứu mạng
cho báo in?” (Diễn đàn nghiệp vụ báo chí Việt Nam, ngày 11/04/2005); “Báo chí điện tử” (Mạnh Kim- Tuổi trẻ online- ngày 19-6-2004)
Ngoài ra, vấn đề nâng cao chất lượng đối với báo chí trong tình hình mới luôn luôn được đề cập tới trong các cuốn sách nghiên cứu nghiệp vụ của các cơ sở đào tạo báo chí, trong các tác phẩm của các tác giả nghiên cứu về lý luận báo chí lâu năm như Hữu Thọ, Tạ Ngọc Tấn, Hà Minh Đức Tuy nhiên, như trên đã trình bày, hầu hết các tác giả trên mới dừng lại ở mức độ đề cập giải quyết một số khía cạnh của vấn đề
Trong hoạt động nghiên cứu về xu hướng phát triển của báo chí nói chung đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ, phạm vi khác nhau và
đã đạt được những kết quả đáng kể Tuy nhiên, vấn đề về nâng cao chất lượng nội dung thông tin trên báo điện tử thì chưa được đề cập đến nhiều
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là tập trung làm sáng tỏ những vấn đề về thực trạng thông tin trên báo điện tử hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin trên báo điện tử trong xu thế hội nhập với nền thông tin của nhân loại
Từ mục đích đặt ra như trên, nhiệm vụ của luận văn là:
Trang 8- Thông qua khảo sát một số tờ báo điện tử nêu hoạt động của báo điện
tử và chất lượng thông tin trên báo điện tử ở Việt Nam hiện nay; những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân của những mặt còn tồn tại và những vấn đề đang đặt ra đối với báo điện tử hiện nay
- Đề xuất, kiến nghị, các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa nội dung thông tin trên báo điện tử ở Việt Nam hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Hiện nay, ở Việt Nam có hàng
trăm tờ báo được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động trên mạng Internet Bên cạnh đó còn có số lượng lớn các website độc lập khác đang hoạt động, tác giả chỉ chọn một số tờ báo điện tử tiêu biểu để khảo sát
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn không nghiên cứu về báo chí nói chung
mà chỉ đi sâu nghiên cứu về nội dung thông tin trên báo điện tử (khảo sát hoạt
động cuả 5 tờ báo điện tử là Đảng cộng sản Việt Nam, Vietnamnet, VNExpress, Dân trí điện tử và Hà Nội mới điện tử), từ đó khái quát và đưa ra
giải pháp để hoàn thiện hơn nữa nội dung thông tin trên các báo điện tử hiện nay
ở Việt Nam
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phân tích, tổng hợp, thống kê, lôgíc, so sánh đối chiếu, tra cứu, xã hội học và khoa học dự báo cũng như các tri thức khoa học liên quan một cách khách quan và có tính lịch sử
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Cơ sở lý luận của luận văn: quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đối với báo chí
- Cơ sở thực tiễn: Hoạt động của báo điện tử trong tình hình hiện nay
Trang 9Trên cơ sở lý luận và thực tiễn luận văn góp phần tổng hợp những quan niệm, những lý luận ban đầu về loại hình báo điện tử, đồng thời qua khảo sát hoạt động thực tế của 5 tờ báo điện tử tiêu biểu của nước ta hiện nay luận văn khái quát lên những mặt mạnh, yếu cần khắc phục và đưa ra một số giải pháp
về nâng cao chất lượng thông tin trên các báo điện tử hiện nay, góp phần tăng cường hiệu quả truyền thông của báo điện tử
7 Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, phần nội
dung luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về báo điện tử và sự phát triển của báo điện
tử tại Việt Nam
Chương 2: Chất lượng thông tin trên báo điện tử hiện nay
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng thông tin trên báo điện tử
Trang 10Chương 1:
BÁO ĐIỆN TỬ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
BÁO ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
1.1 Khái niệm về báo điện tử
Thực tế, định nghĩa về báo điện tử đến nay vẫn chưa thống nhất, ngay
cả tên gọi loại hình báo này cũng chưa thống nhất, nó có nhiều tên gọi khác nhau: Báo điện tử, báo trực tuyến, báo chí Internet
“Báo trực tuyến” là thuật ngữ mới được sử dụng và chủ yếu phổ biến
những người làm trong lĩnh vực tin học, những người nghiên cứu, giảng dạy, học tập về báo chí sử dụng Từ "trực tuyến"(1)
thể hiện một khía cạnh kỹ thuật điện tử, tin học, chỉ trạng thái tương tác thời gian thực của các thiết bị với nhau (ví dụ như hai người đang nói chuyện điện thoại, hai đầu cầu phát thanh, truyền hình trực tiếp…được coi là trực tuyến)
“Báo mạng” là thuật ngữ gọi tắt của “báo chí mạng Internet”, dễ gây
cảm giác mơ hồ trong việc nắm bắt ý nghĩa của thuật ngữ
Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm đến một thuật ngữ khác vốn đã được sử
dụng khá phổ biến trong các tài liệu báo chí nước ngoài, đó là “online” Từ điển tin học định nghĩa, “online” dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ trạng
thái của một máy tính khi đã kết nối với mạng Internet và sẵn sàng hoạt động,
“Online” dịch sang tiếng Việt là “trên mạng”
Tuy nhiên, hiện nay đại đa số người đọc đã quen với thuật ngữ báo điện
tử, thuật ngữ này đã trở nên thông dụng hơn so với các tên gọi khác Do vậy,
luận văn này sẽ sử dụng thuật ngữ “báo điện tử” để chỉ loại hình báo chí này
Các loại hình báo chí ra đời trước như báo in, phát thanh, truyền hình, luận
(1)
Theo Đại từ điển tiếng Việt, trang 1736, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, năm 1998
Trang 11văn tạm gọi là báo chí truyền thống
Theo cách hiểu thông dụng và đơn giản hiện nay, báo điện tử là loại hình báo chí phát hành trên mạng Internet, là những trang báo điện tử độc lập hay là sự nối dài của báo in có sẵn như: Nhân dân điện tử, Hà nội mới điện tử, Lao động điện tử
Tại Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật báo chí năm 1999 cũng
đề cập đến báo điện tử “Báo điện tử là loại hình báo chí được thực hiện trên
mạng thông tin máy tính bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài” (Điều 3- các loại hình báo chí – NXB Chính trị Quốc gia) Như
vậy, tại Luật này báo điện tử được coi là một loại hình được thực hiện trên mạng thông tin máy tính và bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài
Năm 1997, trong bài viết “Cần định nghĩa lại báo chí chăng?” đăng trên báo Nhân dân (số ra ngày 12-10-1997), nhà báo Phan Quang đã cho rằng:
“Bên cạnh các loại hình báo chí truyền thống như báo in, phát thanh và truyền hình đã bắt đầu lưu hành và đang trên đà mở rộng nhanh loại hình được tạm gọi là “báo điện tử” (mới) áp dụng những tiến bộ về tin học có khác với các phương thức mà phát thanh và truyền hình cổ điển vẫn làm xưa nay” Như vậy, theo nhà báo Phan Quang, loại hình báo chí mới- báo điện tử là loại hình báo chí áp dụng những tiến bộ về tin học có khác với các phương thức mà phát thanh và truyền hình cổ điển vẫn làm xưa nay
Tiến sỹ Thang Đức Thắng, Phó Giám đốc FPT Internet, Tổng biên tập
VNExpress, định nghĩa loại hình báo chí mới này là “tờ báo thực hiện các
chức năng báo chí bằng phương tiện Internet”
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia tại địa chỉ
http://vi.wikipedia.org cũng có đề cập đến định nghĩa của báo điện tử như
sau:
Trang 12Báo điện tử là loại báo mà người ta có thể đọc trên máy tính khi kết
nối với đường truyền internet qua modem (dial-up hoặc ADSL) có dây hoặc
không dây (Wi-Fi và WiMax) Cùng với máy tính, có thêm điện thoại di
động, iPod, thiết bị không dây di động khác
Cũng có không ít người quan niệm báo điện tử là một loại hình báo chí
có sự can thiệp của công nghệ cao, được chế tác, xuất bản và chạy trên môi trường điện tử Trong công trình nghiên cứu Newspaper publishing and the World Wide Web” công bố năm 1998, hai tác giá Michel H.Jackson và Nora Paul đã đưa ra những tiêu chuẩn mà những trang web phạm vào những tiêu chuẩn đó thì không được coi là một tờ báo điện tử:
+ Trang web của một công ty truyền thông hay tổ chức mà không cung cấp một sản phẩm riêng biệt để làm tờ báo
+ Trang web không được cập nhật thông tin trong vòng 15 ngày
+ Trang web không có bản in tương ứng
+ Trang web chỉ cung cấp những thông tin rao vặt, quảng cáo…
+Trang web chỉ bao gồm 1 trang
+ Trang web chỉ cung cấp khung trang (đề mục) mà không có nội dung
đi kèm(2)
(Nguồn: Nguyễn Sỹ Hoàng, “Báo chí phát hành trên mạng- suy nghĩ
về một cái tên”- (Tạp chí Người làm báo - số tháng 3-2001)
Như vậy, có thể định nghĩa tổng thể về báo điện tử như sau: Báo điện
tử là một phương tiện truyền thông đại chúng sử dụng công nghệ kỹ thuật mạng Internet để chuyển tải thông tin
1.2 Sự ra đời và phát triển của báo điện tử tại Việt Nam
1.2.1 Đôi nét về báo điện tử trên thế giới
Trong bài viết “Internet - Đôi điều cần biết” đăng trên địa chỉ
http://vietnamnet.vn/cntt vào ngày 18/10/2007 đã trả lời cho câu hỏi
(2) Nguyễn Sỹ Hoàng, “Báo chí phát hành trên mạng- suy nghĩ về một cái tên”- Tạp chí Người làm báo - số tháng 3-2001
Trang 13Internet đã ra đời như thế nào, và tại sao?
Khởi nguồn của Internet là các máy tính IBM dùng chung vào những năm 1960 tại Mỹ Máy tính thời đó vẫn còn là của hiếm, và nhiều sinh viên, giáo sư phải dùng chung một chiếc J.C.R Licklider được coi là người khai sinh khái niệm mạng toàn cầu, với khái niệm “Mạng Thiên Hà” (Galatic Network) được công bố năm 1962 Ông cũng tham gia vào quá trình kiến thiết mạng ARPANET, tiền thân của Internet ngày nay Người sáng tạo ra
cụm từ “Word Wide Web” cụm từ viết tắt www Luôn đi kèm với địa chỉ
website được sáng tạo bởi Tim Berners-Lee, vào năm 1990
Đầu những năm 1990, Internet thực sự phát triển mạnh mẽ, mang hình
dáng như ngày nay kể từ năm 1993 Internet phát triển rất nhanh, nếu như
Radio mất 38 năm để đạt đến con số 50 triệu người dùng, 13 năm cho Tivi, và
chỉ 5 năm cho Internet Con số cụ thể về lượng người dùng Internet hiện tại,
35% người dùng Internet nói tiếng Anh, 65% là ngôn ngữ khác với 14% trong
đó nói tiếng Trung Chỉ chiếm 13% dân số thế giới, nhưng Bắc Mĩ chiếm đến gần 70% lượng người dùng Internet Quốc gia có tỉ lệ dân dùng Internet cao nhất là Thuỵ Điển với 75% dân số tiếp cận được với mạng toàn cầu
Hơn 20 năm sau khi mạng Internet ra đời, thế giới chứng kiến sự xuất
hiện của báo điện tử vào giữa những năm 1990 Một trong những hãng truyền
thông lớn nhất thế giới là CNN (Mỹ) đã chạy thử phiên bản báo mạng từ năm
1993 Sau đó, BBC (Anh) online từ 13/9/1994 Đó là sự khởi động của loại
hình báo chí này Phần lớn website tin tức hồi đó đều là phiên bản điện tử của báo giấy hoặc truyền hình
Tháng 10/1993, Khoa báo chí Đại học Florida (Mỹ) tung ra tờ báo điện
tử đầu tiên Cùng với sự phát triển chóng mặt của các công nghệ kết nối, giúp đẩy nhanh tốc độ truy tải, số lượng các tờ báo điện tử cũng nở rộ khắp nơi trên thế giới, truyền tải thông tin dưới mọi hình thức mà các loại báo truyền
Trang 14thống cung cấp Có thể coi báo điện tử hiện nay là sự hội tụ của cả báo giấy (text), báo tiếng (audio) và báo hình (video) Người lướt web không chỉ được cập nhật thông tin dưới dạng chữ viết mà còn có thể nghe rất nhiều kênh phát
thanh và xem truyền hình ngay trên các website báo chí
Từ vài năm trở lại đây, một nhánh mới của lĩnh vực phát hành thông tin điện tử đã xuất hiện và tạo nên một cơn sốt mới Đó chính là các website cá nhân với tên gọi weblog hay blog Về bản chất, đây là những nhật ký hay kênh phát ngôn của cá nhân nhưng trên thực tế nhiều weblog, với độ cập nhật thông tin nhanh và khả năng nhận định, bình luận sắc sảo, đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng hơn cả nhiều tờ báo điện tử chính thống Trên thế giới , thậm chí nhiều weblog đã được các báo điện tử liên kết vào như một phần nội dung của
họ hoặc tác giả weblog còn được “trải thảm đỏ” mời về làm cho những hãng
thông tấn lớn
Có thể thấy một thực tế, báo điện tử trên thế giới ra đời và phát triển mạnh mẽ đã thu hút được một lượng lớn độc giả trên toàn cầu Nhiều tờ hoạt động hiệu quả đã nghĩ đến kinh doanh bằng loại hình báo chí mới này và đã thu được lợi nhuận lớn
1.2.2 Sự phát triển của báo điện tử tại Việt Nam
Ngày 5/3/1997, Thủ tướng Chính Phủ đã ký quyết định thành lập Ban điều phối quốc gia mạng Internet ở Việt Nam để điều hoà, phối hợp việc quản
lý, phát triển dịch vụ Internet tại Việt Nam Ngày 19/11/1997, Việt Nam chính thức hoà mạng Internet, khi đó chỉ có một doanh nghiệp cung cấp hệ thống đường trục kết nối cả trong nước và quốc tế (IXP) là Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam hoạt động cùng 4 nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) và VNPT, FPT, SPT và Netman với 1.376 số thuê bao
Theo ông Mai Liêm Trực- Nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông (BCVT) cho biết: “Nếu như các dịch vụ viễn thông của Việt Nam mở
Trang 15ra chậm hơn thế giới khoảng 40-50 năm, dịch vụ điện thoại di động chậm hơn của thế giới khoảng 15-20 năm thì Internet vào Việt Nam chậm hơn so với khởi đầu của thế giới chỉ chừng 7-8 năm Còn so với một số quốc gia trong khu vực thì chỉ chậm vài ba năm” Cũng theo Nguyên thứ trưởng Mai Liêm Trực: “Phải nói rằng cũng khó mà có thể đưa Internet vào sớm hơn được Không phải lý do do vấn đề kỹ thuật, công nghệ bởi lẽ đến thời điểm năm
1997, mạng viễn thông của Việt Nam tuy dung lượng còn nhỏ nhưng về công nghệ cũng đã tương đương với những nước trong khu vực, lúc đó, viễn thông Việt Nam đã thực hiện chiến lược số hoá trên toàn mạng Nhưng quả là không
dễ dàng gì trong những ngày đầu với nhiệm vụ thuyết phục các lãnh đạo đồng
ý mở của Internet”
Internet vào Việt Nam đã được cơ quan quản lý nhà nước thực hiện cho cạnh tranh kinh doanh ngay từ đầu Bốn đơn vị là VDC, Netnam, FPT, và Saigonnet cùng một ngày 19/11/1997được Tổng cục Bưu điện cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ
Tuy được chính thức pháp lý hóa từ năm 1997, nhưng phải đến năm
2002, khi các nhà cung cấp dịch vụ xuất hiện, chấm dứt tình trạng độc quyền trong cung cấp dịch vụ hạ tầng kết nối Internet thì thị trường Internet Việt Nam mới thực sự sôi động và mức độ cạnh tranh ngày càng cao
Dưới đây là những số liệu khảo sát về tình hình phát triển Internet tại Việt Nam
Trang 16- Tổng thuê bao băng rộng : 4.275
- Tổng thuê bao băng rộng : 1.036.883
(Nguồn : Trung Tâm Internet Việt Nam-VNNIC)
Theo Thứ trưởng Mai Liêm Trực- Nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn Thông (cũ) nay là Bộ Thông tin và Truyền Thông nhấn mạnh: Một trong những lý do sau này giúp Internet ở Việt Nam phát triển hơn đó chính là sự kiện báo điện tử ra đời Những tờ báo điện từ đầu tiên như tờ báo Quê hương, thời báo kinh tế Việt Nam điện tử Trước đó giới đầu tư nước ngoài rất ít thông tin về đầu tư tại Việt Nam nên họ ngại, sợ đầu tư vào Việt Nam nhưng khi mở những trang báo điện của chúng ta ra, họ đã có được những thông tin chính thống Báo điện tử đã phát huy tác dụng rất tốt, tờ báo điện tử đầu tiên
ra đời vào năm 1997 là báo điện tử Quê Hương của Uỷ ban người Việt Nam
ở nước ngoài, tiếp sau đó xuất hiện hai trang web lớn chỉ có duy nhất ấn phẩm trên mạng là báo điện tử VnExpress của Công ty Đầu tư và Phát triển công
Trang 17nghệ phần mềm FPT và báo điện tử Vietnamnet của Công ty Phát triển phần mềm VASC Orient Đến nay hệ thống báo điện tử tại Việt Nam hiện đã phát triển mạnh mẽ, ngoài những tờ báo điện tử độc lập chỉ có ấn phẩm duy nhất trên mạng, các cơ quan báo chí lớn ở Việt Nam hầu hết đều có ấn phẩm báo điện tử Có thể nói, báo điện tử ra đời là một bước đột phá về công tác tuyên truyền đối ngoại, đưa hình ảnh thực của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, góp phần làm tăng uy tín của Việt Nam trên thế giới
Theo báo cáo của Cục Báo chí (Bộ Văn hóa - Thông tin) và Vụ Báo chí (Ban Tư tưởng - Văn hóa TW), tính đến tháng 9-2005, cả nước đã có 73 tờ báo, trang báo điện tử hoạt động Nếu căn cứ vào việc cấp phép của Bộ Thông tin và Truyền thông thì hiện nay tại Việt Nam có 11 tờ báo trực tuyến là: VnExpress, VietnamNet, VDC Media, Tổ quốc, Nhân dân, Lao động, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Đầu tư, Tuổi trẻ, Đài Tiếng nói Việt Nam, website Đảng cộng sản Việt Nam
Ngay từ khi ra đời, báo điện tử đã trở thành một trong những phương tiện hiện đại, đầy lợi thế về khả năng truyền tải thông tin và hội nhập thông tin toàn cầu Thông tin đa dạng trên các báo điện tử góp phần tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, phản ánh tâm tư nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, trở thành công cụ thông tin, giáo dục, giải trí tiện ích
Đến nay, có thể khẳng định, sự phát triển của báo điện tử ở nước ta đã diễn ra rất sôi động, mạnh mẽ, có ảnh hưởng đến mọi tầng lớp trong xã hội, số lượng độc giả truy cập vào các trang báo tăng nhanh, nhất là những tờ báo đã hướng tới sự chuyên nghiệp như: VNExpress và VietNamnet, báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, Dân trí điện tử, Hà Nội mới điện tử
Trong khuôn khổ đề tài luận văn này, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những tờ báo điện tử VNExpress và VietNamnet, báo điện tử Đảng
Trang 18cộng sản Việt Nam, Dantri.com.vn, Hà Nội mới điện tử Căn cứ trên những tiêu chí mà hai tác giả Michel H.Jackson và Nora Paul đã đưa ra thì nó hoàn toàn đáp ứng đủ các yêu cầu để trở thành một tờ báo điện tử
1- VnExpress là tờ báo của Công ty FPT được chính thức đưa lên
mạng từ ngày 26/1/2001 có địa chỉ http://vnexpress.net Ngày 25/11/2002, tờ báo này đã chính thức được cấp giấy phép hoạt động cho báo chí, là tờ báo đầu tiên trên mạng Internet chính thức được cấp phép hoạt động
6 tháng sau khi ra đời, tờ báo đã lên vị trí đầu bảng trong số các website tiếng Việt trên toàn cầu Sau 5 năm hoạt động, đến nay Vnexpress đã thu hút được 1,2 triệu lượt truy cập/ngày
Ngày 21/7/2007, Vnexpress xếp thứ 479 trong danh sách 500 trang web hàng đầu thế giới của Alexa- công cụ theo dõi lưu lượng truy cập thuộc tập đoàn thương mại trục tuyến lớn nhất thế giới Amazone.com Đây là lần đầu tiên một trang web tiếng Việt được lọt vào danh sách các trang web có nhiều người truy cập nhất trên thế giới Hiện nay, ngoài phần tin quốc tế, 90-95% là các bài viết trực tiếp của phóng viên toàn soạn
2- Vietnamnet: Ngày 02/9/2001, trang chủ http://www.vnn.vn lần đầu
tiên ra mắt công chúng mang tên Vasc Orient (hiện nay là VietNamNet) Ban đầu toà soạn có 6 người, trong đó có 3 phóng viên chuyên thực hiện các bài viết độc lập cùng với đó là lấy tin từ các báo khác (chủ yếu là báo in) Đến năm 2003, khoảng 70% lượng tin, bài đã được các phóng viên và cộng tác viên thường xuyên cập nhật
Hiện nay, tờ báo có từng trang web riêng theo từng chủ đề như: phong cách sống với địa chỉ: http://netlife.vietnamnet.vn; tin tức âm nhạc Việt Nam tại địa chỉ: http://nhacvietplus.vietnamnet.vn; tìm việc có trang web: http://jobs.vietnamnet.vn; truyền hình có riêng trang web: http://tv.vietnamnet.vn
Trang 19Ngoài ra có các chuyên san như: Chuyên san dành cho đồng bào xa Tổ quốc tại địa chỉ: http://nguoivienxu.vietnamnet.vn; thông tin các vấn đề về phim, văn học có địa chỉ: http://vietimes.vietnamnet.vn; thế giới ảnh có http://vietnamnet.vn/thegioianh; chuyện cá nhân, những tâm sự có http://vietnamnet.vn/blogviet; thể thao có http://bongda24h.vietnamnet.vn
Tờ báo đã thu hút được lượng độc giả khá lớn kể từ khi ra đời Nếu như năm 2004, lượng bạn đọc chỉ ở mức 250.000 thì đến nay đã có 1,6 đến 2 triệu lượt bạn đọc truy cập trên một ngày
3- Báo điện tử đảng Cộng sản Việt Nam, tại địa chỉ,
http://dangcongsan.vn, thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân trên mạng Internet, đồng thời là kho thông tin điện tử của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được chính thức cấp phép hoạt động từ 1/12/2005 của Bộ Văn hoá - Thông tin cũ (nay là Bộ Thông tin
và Truyền Thông) về cung cấp thông tin lên mạng Internet, trước đó tờ báo này hoạt động như một website Hiện nay khoảng 60% lượng tin, bài đã được các phóng viên và cộng tác viên thường xuyên cập nhật
4- Dân trí điện tử, tại địa chỉ http://dantri.com.vn, cơ quan chủ quản :
HỘI KHUYẾN HỌC VIỆT NAM, Giấy phép Báo điện tử số 17/GP-BC ngày 03/3/2005 Tờ báo đã thu hút được lượng độc giả khá lớn kể từ khi ra đời Hiện nay khoảng 90% lượng tin, bài đã được các phóng viên và cộng tác viên thường xuyên cập nhật Trung bình mỗi ngày báo Dân trí điện tử đẩy khoảng
200 tin, bài và có khoảng 8 triệu lượt người truy cập
Tờ báo có 16 chuyên mục khác nhau, và là một trong những tờ báo điện tử nằm trong danh sách những tờ báo điện tử có số lượng độc giả truy cập khá lớn hiện nay ở Việt Nam
5- Hà nội mới điện tử, tại địa chỉ http://www.hanoimoi.com.vn, cơ
quan chủ quản Thành uỷ Hà Nội, giấy phép số 184/GP-BVHTT cấp ngày
Trang 2017/06/2003, với 10 chuyên mục chính, cập nhật liên tục các sự kiện thời sự trong nước và quốc tế hàng ngày Hiện nay, Hà Nội mới điện tử có 18 chuyên mục thường xuyên đăng tải mọi vấn đề trong đời sống xã hội Một ngày, Hà Nội mới điện tử đưa lên mạng khoảng 250 tin, bài trong đó 20% tin, bài được đăng tải là của phóng viên viết, số còn lại lấy từ báo giấy và các mạng khác Một ngày trung bình có khoảng 150 nghìn lượt người truy cập Từ khi lên mạng đến nay, Hà Nội mới điện tử đã có 3 lần thay đổi dao diện
1.3 Một số văn bản liên quan đến báo điện tử
Ngày 5/3/1997, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Ban điều phối quốc gia mạng Internet ở Việt Nam để điều hoà, phối hợp với quản lý, phát triển mạng Internet ở Việt Nam Đồng thời, cũng trong ngày 5/3/1997, Chính phủ đã ban hành nghị định 21/CP kèm theo quy chế tạm thời về quản
lý, thiết lập sử dụng mạng Internet ở Việt Nam Ngay sau khi bản Quy chế này ra đời, hàng loạt các văn bản pháp lý được ban hành làm cơ sở cho sự phát triển Internet nói chung và báo điện tử nói riêng
Quy định về việc cấp giấy phép cung cấp thông tin lên mạng Internet ngày 25/10/1997 của Bộ Văn hoá- Thông tin (cũ) là quy định đàu tiên về việc cung cấp thông tin lên mạng
Tại Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX trong mục
“Phát triển văn hoá, giáo dục- đào tạo, khoa học- công nghệ và môi trường”
đã nêu: Phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng Báo
chí, xuất bản làm tốt chức năng tuyên truyền thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; phát hiện những nhân tố mới, cái hay, cái đẹp trong xã hội, giới thiệu gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến, phê phán những hiện tượng tiêu cực, uốn nắn những người nhận thức lệch lạc, đấu tranh với những quan điểm sai trái, coi trọng, nâng cao tính chân thật, tính giáo dục và tính chiến đấu của thông tin Khắc phục
Trang 21khuynh hướng “thương mại hoá” trong hoạt động báo chí, xuất bản Nâng cao bản lĩnh chính trị, tư tưởng, ý thức, trách nhiệm, trình độ văn hoá và nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức của đội ngũ báo chí, xuất bản
Ngay sau Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX, vào ngày 23/8/2001, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải
đã ký Nghị định số 55/2001/NĐ-CP về quản lý cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet Đây được coi là một bước hiện thực hoá những định hướng chính trị của Đại hội Đảng lần thứ IX nói chung, đồng thời mở ra hướng phát triển của báo chí Internet ở Việt Nam nói riêng “Dịch vụ thông tin Internet là một laọi hình dịch vụ ứng dụng Internet bao gồm dịch vụ phát hành báo chí (báo nói, báo hình, báo điện tử), phát hành xuất bản trên Internet và dịch vụ cung cấp các loại hình tin tức điện tử khác trên Internet (31- Điều 12) Cơ quan báo chí
và nhà xuất bản có giấy phép hoạt động theo quy định được thiết lập hệ thống thiết bị tại cơ sở của mình để trực tiếp tổ chức phát hành hoặc uỷ thác cho đơn
vị cung cấp dịch vụ thông tin Internet phát hành báo và xuất bản phẩm trên Internet”
Tiếp đó, ngày 10-10-2002 Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra quyết định về việc “Quản lý và cấp giấy phép cung cấp thông tin, xuất bản báo điện
tử, thiết lập trang điện tử trên Internet” “Việc cung cấp thông tin trên Internet, thiết lập trang tin điện tử trên Internet không được thực hiện khi chưa
có giấy phép của Bộ - Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) và không được cung cấp thông tin trái tôn chỉ mục đích, phạm vi thông tin đã được Bộ Văn hoá- Thông tin cho phép
Ngày 22/7/2005, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 52- CT/TW về phát triển và quản lý báo điện tử ở nước ta hiện nay Chỉ thị khẳng định: “Báo điện tử ở nước ta phải được phát triển nhanh, vững chắc, có hiệu quả, các cơ quan chủ quản báo chí, các cơ quan báo điện tử và các cơ
Trang 22quan báo chí có báo điện tử, các đơn vị, tổ chức có trang thông tin điện tử vần
có kế hoạch nâng cao chất lượng nội dung, hình thức, trình độ kỹ thuật của báo điện tử”
Sau khi báo điện tử được công nhận như một loại hình báo chí, nhiều tờ báo điện tử đã ra đời đáp ứng nhu cầu của bạn đọc
Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của báo điện tử, tại Việt Nam vấn đề
về đào tạo nhân lực cho báo điện tử cũng được quan tâm Trong chỉ thị số CT/TW do Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành ngày 22/7/2005 về phát triển và quản lý báo điện tử Chỉ thị nêu ra những nhiệm vụ cần làm ngay để nâng cao chất lượng báo điện tử như vấn đề đào tạo đội ngũ làm báo, tăng cường quản lý nhà nước, xây dựng đội ngũ, đào tạo Hiện nay, tại Học Viện Báo chí và Tuyên truyền đã có khoa báo điện tử đào tạo chuyên sâu về chuyên ngành báo điện tử, góp phần hoàn thiện đội ngũ làm báo điện tử- loại hình báo chí mới ở Việt Nam
52-1.4 Thế mạnh và hạn chế của báo điện tử
Có thể nhận thấy báo điện tử ra đời và phát triển ngay lập tức đã chiếm được chỗ đứng nhất định trong làng báo Trong cuộc sống tất bật hiện nay, báo điện tử càng tỏ rõ thế mạnh của mình Chúng ta có thể nhận thấy sự vượt trội của báo điện tử thể hiện ở những thế mạnh sau đây:
Thứ nhất, báo điện tử cập nhật thông tin nhanh, kịp thời và xuất bản
phi định kỳ
Báo chí nói chung và các báo điện tử nói riêng luôn coi trọng tính kịp thời của thông tin Chính vì lợi thế về tính phi định kỳ nên báo điện tử có thể cập nhật thông tin, sự kiện, đem đến cho bạn đọc những thông tin nhanh nhất, sớm nhất so với các loại hình báo chí khác Khi sự kiện xảy ra, báo in còn mất thời gian cho việc lên trang, in ấn, phát hành, truyền hình và phát thanh có thể phát trực tiếp song vẫn bị hạn chế bởi công việc này đòi hỏi mất thời gian cho
Trang 23sự chuẩn bị về mặt kỹ thuật
Trong cuộc sống hiện đại, không phải ai cũng có thời gian để đọc, xem
và tìm hiểu kỹ về nội dung bài báo, nhiều độc giả chỉ lướt nhanh, xem nhanh
và hiểu nhanh về nội dung bài báo, do vậy, các tòa soạn báo điện tử luôn đề cao tính kịp thời của thông tin Đây cũng là tiêu chí, sự phấn đấu ráo riết của các cơ quan báo điện tử
Khác với báo in, phát thanh, truyền hình, nội dung thông tin của báo điện tử không bị cố định trên mặt giấy hay hạn chế bởi thời lượng phát sóng Đối với báo điện tử những thông tin ngay lập tức, bạn đọc có thể được cập nhật một cách nhanh nhất, những tin, bài đã được đưa lên mạng có thể bổ sung, cập nhật bất cứ lúc nào, theo trình tự thời gian xảy ra giúp độc giả nắm bắt sự kiện một cách đầy đủ
Báo điện tử có một lợi thế rất lớn đó là đưa tin nhanh Để chạy đua đưa tin sớm nhất, ngay khi sự kiện diễn ra trong vòng vài phút đầu, báo trực tuyến
đã có thể chạy “tít” và cập nhật ngay những thông tin ban đầu, sau đó bổ sung dần Bởi tính chất của sự nhanh nhạy nên các báo điện tử gặp không ít sai sót
từ nội dung thông tin đến ngôn từ Để đảm bảo tôn trọng sự thật, Quy chế cải chính trên báo chí của Bộ văn hoá thông tin (nay là Bộ Thông tin Truyền thông) quy định rõ: “Thời hạn cải chính là chậm nhất một ngày đối với báo điện tử trên mạng Internet, sau năm ngày đối với báo in ra hàng ngày, cách ngày đối với báo nói, báo hình”
Thứ hai, khả năng tích hợp đa phương tiện
Ngay từ khi loại hình báo điện tử ra đời, người ta đã thấy được thế mạnh về khả năng tích hợp đa phương tiện của loại hình báo chí này Báo điện tử được coi như là sự tổng hợp của phát thanh, truyền hình và báo viết, bởi lẽ trong bài viết được đăng trên báo điện tử có thể cung cấp cho người đọc
cả âm thanh, hình ảnh qua video clip hay một bức ảnh như trên báo in Với sự
Trang 24kết hợp chặt chẽ, hài hoà các yếu tố như ngôn ngữ viết, âm thanh, màu sắc, đồ hoạ, hình ảnh khối, hình ảnh động… báo điện tử tích hợp sức mạnh riêng của các phương tiện thông tin đại chúng truyền thống đem đến cho người đọc những thông tin nóng nhất, nhanh nhất Đây cũng là xu hướng phát triển tất yếu và vô cùng quan trọng của truyền thông hiện đại, đây cũng chính là điều độc đáo nhất của báo điện tử so với các loại hình báo chí khác
Thứ ba, khả năng tìm kiếm, lưu giữ thông tin, khả năng kết nối thuận tiện
Như chúng ta đã biết để tìm thông tin về một vấn đề nào đó, cách tìm kiếm nhanh nhất là tra cứu trên mạng, chỉ cần một cái click chuột hàng loạt những thông tin mà chúng ta cần tìm đã được hiện diện trước mắt, gần như không giới hạn, nó có thể lưu trữ hàng vạn, hàng ngàn trang, nó không bị giới hạn bởi số trang, thời lượng phát sóng, không chiếm nhiều diện tích, cũng như không phải trải qua quá nhiều công đoạn tác nghiệp, các thông tin của báo điện tử vẫn được lưu giữ rất thuận tiện Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, một trong những thế mạnh của báo điện tử là khả năng lưu trữ và tìm kiếm
Dù hiện tại, hầu hết các giao diện báo chưa đẩy mạnh yếu tố này, vấn đề lục tìm sẽ là lợi thế cạnh tranh giữa các trang thông tin trong tương lai không xa
Đặc biệt, báo điện tử còn có các siêu liên kết (link), liên kết giữa đơn vị thông tin này đến đơn vị thông tin khác có liên quan Siêu liên kết tạo ra nhiều lớp thông tin làm cho báo điện tử không phải đơn thuần là tờ báo riêng lẻ mà thực sự nó là một kho dữ liệu phong phú, đa dạng bổ sung lẫn nhau
Thứ tư, tính tương tác của báo điện tử
Là "em út" trong đại gia đình báo chí, báo điện tử có được lợi thế lớn
về công nghệ Không phải phụ thuộc vào các khâu in ấn, phát hành như báo giấy hay dựng băng, ghi âm như truyền hình, đài phát thanh nên khả năng cập nhật thông tin của loại hình báo chí này rất linh động và tốc độ đưa tin cũng có phần vượt trội Sự năng động, đa dạng và tính mở của báo mạng đã trở nên đặc
Trang 25biệt hấp dẫn đối với độc giả là giới trẻ, nhân viên văn phòng, doanh nhân bởi chính những đối tượng này có khả năng tiếp cận báo điện tử tốt nhất
Sức mạnh về công nghệ đã cho phép loại hình báo chí non trẻ tiến bộ nhanh chóng Trong quá trình tiếp nhận thông tin trên báo điện tử, người đọc ngay lập tức có thể gửi thông tin phản hồi về vấn đề mình đã đọc Bạn đọc có thể gửi thư điện tử (email) phản hồi và toà soạn ngay lập tức có thể phản hồi ngay những thắc mắc, nghi vấn đến với độc giả Với lợi thế này hầu hết hiện nay các tờ báo điện tử đều có các diễn đàn tranh luận hay thảo luận để độc giả bày tỏ ý kiến của mình về một vấn đề nào đó Bên cạnh đó, các tờ báo điện tử
có thể tổ chức các cuộc giao lưu trực tuyến, cùng một lúc ở tất cả mọi nơi trên thế giới độc giả có thể ngồi trước máy vi tính và tham gia giao lưu với trên mạng Điều này chỉ có thể làm được với các trang báo điện tử
Chính sự thuận tiện, nhanh nhạy trong quá trình tiếp nhận thông tin và phản hồi thông tin giữa độc giả và toà soạn đã khiến cho độc giả ngày càng gần gũi hơn với toà soạn và trở thành những bạn đọc thường xuyên của tờ báo
Bên cạnh những thế mạnh như trên, báo điện tử cũng có không ít hạn chế,
đó là khả năng đa phương tiện của công nghệ Internet đã gây trở ngại đến tốc
độ hiển thị nội dung trang báo Trong điều kiện kỹ thuật mạng Internet hiện nay nếu các trang báo điện tử chứa quá nhiều âm thanh, hình ảnh, các video clip thì tốc độ truy cập vào trang báo sẽ bị chậm rất nhiều Trong khi đó, thông thường độc giả đọc báo điện tử sẽ không kiên nhẫn chờ quá lâu cho việc đọc hoặc tải một bài báo Do vậy, việc viết, biên tập và tổ chức một trang báo điện
tử như thế nào cho phù hợp có vai trò quan trọng đối với việc đánh mất hay giữ lại độc giả của mình
Như đã nói ở trên thế mạnh của báo điện tử là cung cấp cho độc giả nhiều lớp thông tin khác nhau bởi nó tạo ra các siêu liên kết Tuy nhiên các siêu liên kết cũng có mặt trái, nó có thể khiến độc giả “lạc” trong biển thông
Trang 26tin của Interent, khiến thông tin bị loãng, khó nắm bắt thông tin chính, sâu và không dễ quay trở lại với nội dung thông tin ban đầu
Ngoài ra, nội dung thông tin trên các báo điện tử dễ dàng bị thay đổi, bởi lẽ báo điện tử cập nhật thông tin nhanh, kịp thời đến với bạn đọc nên đôi khi thông tin vừa được cập nhật lên mạng có thể bị thay đổi ngay do độ chính xác của thông tin chưa cao Với đặc điểm của báo điện tử là phát hành trên mạng với đối tượng độc giả rộng rãi không chỉ trong nước mà còn trên toàn thế giới nên đòi hỏi nội dung các tin, bài trên báo điện tử phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ đọc, đòi hỏi phóng viên, biên tập viên của báo điện tử phải đầu tư công sức nhiều hơn đáp ứng nhu cầu của bạn đọc, phát huy thế mạnh của báo điện tử mà các loại hình báo chí truyền thống khác không có được
Kết luận Chương 1:
Báo chí là một loại hình hoạt động chính trị - xã hội có vị trí, vai trò,
chức năng, nhiệm vụ đặc biệt, do đó, từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn luôn nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của báo chí đối với toàn
bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng và của nhân dân cũng như đối với đời sống
xã hội Sự ra đời và phát triển của báo điện tử đã góp phần hơn nữa thúc đẩy
sự phát triển của nền báo chí Việt Nam
Kể từ khi được công nhận là một loại hình báo chí độc lập, báo điện tử
đã phát triển mạnh mẽ, trong bối cảnh hiện nay, báo điện tử đang phát huy rất tốt vai trò của nó nhờ những thế mạnh vượt trội so với các loại hình báo chí truyền thống khác Công nghệ cho phép loại hình báo chí này tiếp cận gần gũi với người đọc hơn Thực tế, báo điện tử đã, đang và sẽ là một kênh thông tin quan trọng đối với đời sống xã hội và đặc biệt, là một hệ thống giáo dục, truyền bá có sức mạnh mà không một công cụ nào sánh được
Trang 27Chương 2:
CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Như chương I đã trình bày, báo điện tử có thế mạnh về tốc độ đưa tin, khả năng lưu trữ, tìm kiếm thông tin Sự ra đời của báo điện tử đã có tác động mạnh mẽ đến mọi loại hình truyền thông khác, bởi lẽ với lợi thế về sự nhanh nhạy trong việc chuyển tải thông tin và sự giao lưu với độc giả, báo điện tử đã trở thành loại hình thu hút được sự quan tâm lớn của bạn đọc Theo các số liệu thống kê, cả Việt Nam hiện đã có 20% dân số sử dụng Internet thuộc hàng cao so với tỷ lệ người dùng Internet ở châu Á Số lượng người truy cập Internet cao, một khía cạnh nào đó đồng nghĩa với việc độc giả ngày càng tìm đọc những thông tin trên mạng ở các tờ báo điện tử nhiều hơn, thúc đẩy sự cạnh tranh gay gắt về chất lượng thông tin trên các tờ báo, đặc biệt là những
tờ báo có tên tuổi
Sự xuất hiện hàng loạt trang báo điện tử kéo theo nhu cầu đòi hỏi đội ngũ phóng viên làm báo điện tử phải đầy tính chuyên nghiệp Thế nhưng, hầu hết các phóng viên hiện đang làm việc tại các toà soạn báo điện tử đều từ báo giấy chuyển sang, rất ít người được đào tạo bài bản Chính điều này tạo ra thách thức đối với
chất lượng thông tin trên các báo điện tử hiện nay ở nước ta
Trong chương 2 này, chúng tôi sẽ trình bày những vấn đề về hoạt động của báo chí tại Việt Nam nói chung và báo điện tử, từ đó nhấn mạnh đến chất lượng thông tin trên báo điện tử và hiệu quả tuyên truyền của các tờ báo điện tử hiện nay
2.1 Hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay
Sau hơn 20 năm đất nước đổi mới, báo chí nước ta đã có sự phát triển vượt bậc về số lượng cũng như chất lượng, khẳng định rõ vai trò quan trọng
Trang 28của báo chí trong đời sống xã hội hiện nay
2.1.1 Về số lượng
Trước năm 1986, cả nước mới có gần 100 đơn vị báo chí; trong đó, chỉ
có 4 tờ báo ra hàng ngày, 2 đài quốc gia 1à Đài THVN và Đài TNVN Số ấn phẩm, thời lượng, chương trình phát sóng, nhìn chung, rất hạn chế
Sự phát triển mạnh mẽ của báo chí bắt đầu từ năm 1986, đặc biệt 1à từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20 Năm 1998, cả nước có 490 cơ quan báo chí, trong đó có 153 tờ báo và 337 tạp chí Tính đến năm 2007, cả nước đã có tới
687 cơ quan báo chí, bao gồm 172 báo, 448 tạp chí; 67 đài phát thanh, truyền hình (2 đài quốc gia) với hơn 803 ấn phẩm, sản phẩm báo chí; hơn 600 đài truyền thanh huyện; 5 báo điện tử và 105 trang tin điện tử của các cơ quan báo chí, trên 2.000 bản tin; số bản in đạt gần 800 triệu/năm, bình quân xấp xỉ
9 bản/người/năm (3)
Hiện nay, cả nước có 702 cơ quan báo chí, trong đó có 643 cơ quan báo chí in, với 813 ấn phẩm, 1 hãng thông tấn, có 67 đài phát thanh, truyền hình, trong đó có 2 đài quốc gia và 1 đài của ngành; có hơn 600 đài PT-TH cấp huyện, 130 trang tin điện tử của các cơ quan báo chí, trên 2500 Website (4)
Về báo điện tử, nếu như năm 1997 mới có báo điện tử Quê Hương của tạp chí Quê Hương lên mạng thì đến nay cả nước đã có hơn 10 tờ báo điện tử, 130 trang tin điện tử của các cơ quan báo chí và hàng ngàn trang Web có nội dung cung cấp thông tin lên mạng Internet (5)
Như vậy, có thể nói nước ta đã hình thành một hệ thống báo chí hoàn chỉnh với các loại hình báo in, báo nói, báo hình và báo điện tử đã và đang phát triển mạnh mẽ và cạnh tranh lẫn nhau
(3) Báo cáo tình hình công tác quản lý nhà nước về báo chí 2007
(4) Báo chí cách mạng Việt Ban qua hơn 20 năm đổi mới- Đỗ Quý Doãn, tạp chí báo cáo viên tháng 6-2008 (5) Báo cáo tổng kết 8 năm thi hành luật báo chí, luật sửa đổi một số điều của luật báo chí, Bộ thông tin và truyền thông
Trang 292.1.2 Về chất lượng
Trong những năm qua có thể khẳng định báo chí nói chung và báo điện
tử nói riêng đã làm tốt các chức năng thông tin, giám sát, phản ánh dư luận, đặc biệt trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, chống tiêu cực và các tệ nạn
xã hội, báo điện tử đã phát huy vai trò xung kích, thể hiện rõ chức năng giám sát của nhân dân Hơn thế nữa, báo điện tử còn giữ vai trò chủ động trong thông tin, thực sự là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị,
xã hội, nghề nghiệp, là diễn đàn tin cậy của nhân dân Việc phát hiện, giới
thiệu, cổ vũ các mô hình kinh tế mới, cách làm ăn mới, nhân tố mới, người tốt, việc tốt góp phần vào việc tổng kết kịp thời kinh nghiệm trong quá trình
đổi mới Tại báo cáo 8 năm thi hành luật báo chí, luật sửa đổi một số điều của
luật báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, riêng trong năm
2005, 2006 Bộ đã kịp thời khen thưởng 61 trường hợp có thành tích trên các mặt tuyên truyền chính trị, đấu tranh với các luận điệu của các thế lực thù địch, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước
Đối với các cơ quan báo điện tử đã nhận thức sâu sắc về tính tất yếu của sự nghiệp đổi mới, tin tưởng vào triển vọng của đất nước, từ đó tăng thêm nhiệt tình tham gia sự nghiệp đổi mới, góp sức đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, khẳng định ý chí bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam
Việc tham gia mạng thông tin điện tử toàn cầu (Internet), mở rộng diện phát sóng truyền hình và phát thanh tới một số khu vực và quốc gia trên thế giới đã phá vỡ thế bị động, cô lập về thông tin, phục vụ tốt hơn việc tuyên truyền đường lối đối ngoại, chính sách hội nhập kinh tế và các hoạt động quốc
tế của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta
Đội ngũ nhà báo nước ta ngày càng đông, có bước phát trưởng thành về chính trị, tư tưởng và nghiệp vụ Trước năm 1986, cả nước chỉ có vài nghìn người hoạt động báo chí chuyên nghiệp, được cấp thẻ Đến nay, theo thống kê
Trang 30mới nhất (hết quý I/2007), có hơn 15.000 nhà báo được cấp thẻ Bên cạnh số lượng các nhà báo có thẻ, hoạt động với tư cách chuyên nghiệp, còn có hàng chục nghìn cộng tác viên của các cơ quan báo chí trong cả nước gắn bó với nghề báo
Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động báo chí trong những năm qua cũng còn tồn tại không ít những hạn chế
Tại Hội nghị sơ kết về công tác lãnh đạo, quản lý báo chí; tuyên truyền
các vấn đề, sự kiện lớn của đất nước năm 2007, Báo cáo của Ban Tuyên giáo
T.Ư đã nhấn mạnh đến những yếu kém của báo chí
“Thực tiễn hoạt động báo chí ở nước ta thời gian qua còn một số yếu kém, khuyết điểm: Biểu hiện cụ thể là: Một số cơ quan báo chí thiếu nhạy bén chính trị, chưa làm tốt chức năng tư tưởng, văn hóa của báo chí cách mạng, thậm chí có biểu hiện xa rời sự lãnh đạo của Ðảng, sự quản lý của Nhà nước;
xa rời tôn chỉ, mục đích; thông tin không trung thực, suy diễn chủ quan, áp đặt vô lối, sa đà vào những tiêu cực, yếu kém, mặt trái xã hội; xem nhẹ việc phát hiện, biểu dương nhân tố mới, điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; khuynh hướng tư nhân hóa báo chí, tư nhân núp bóng Nhà nước để ra báo, kinh doanh, dịch vụ truyền thông ngày càng tăng; một số báo, đài phát thanh, truyền hình, tạp chí có vị trí quan trọng nhưng chậm đổi mới, chưa đủ sức làm chủ, chi phối thông tin; hệ thống các đài phát thanh, truyền hình thiếu quy hoạch, kế hoạch phát triển, gây lãng phí, tốn kém
Nguyên nhân những yếu kém, khuyết điểm là do việc quán triệt, thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về báo chí chưa nghiêm túc; Sự phân công, phối hợp giữa cơ quan chỉ đạo, quản
lý và cơ quan chủ quản chưa rõ ràng, chặt chẽ; Một số tổng biên tập, ban biên tập cơ quan báo, đài chưa thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao; Xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược thông tin quốc gia còn lúng túng;
Trang 31công tác quy hoạch phát triển báo chí còn chậm; Việc cung cấp thông tin cho báo chí còn nhiều yếu kém, sơ hở; Nhận thức một số khái niệm, vấn đề cơ bản trong hoạt động báo chí chưa thống nhất; công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về báo chí chưa theo kịp bước phát triển của toàn ngành; Công tác đào tạo, giáo dục, sử dụng cán bộ, phóng viên, nhân viên ở một số cơ quan báo chí chưa tốt; Tác động tiêu cực từ bên ngoài”
Chỉ thị số 22/CT-TW của Bộ Chính trị nêu rõ: "Một bộ phận báo chí,
xuất bản bị khuynh hứong thương mại và cơ chế thị trường chi phối chạy theo thị hiếu tầm thường, đăng tải những chuyện giật gân, tình dục, bạo lực, mê tín
dị đoan hoặc những chuyện vụn vặt Một số sách, báo, tạp chí, nhất là các số phụ, số chuyên đề xa rời tôn chỉ, mục đích và đối tượng phục vụ, nhất là đối với công nhân, nông dân; tính chiến đấu và định hướng tư tưởng chưa rõ nét Coi nhẹ việc biểu dương cổ vũ người tốt, việc tốt, những nhân tố mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Có trường hợp phủ nhận truyền thống và thành tựu cách mạng, xa rời định hướng xã hội chủ nghĩa, làm lộ bí mật quốc gia, coi nhẹ công tác đấu tranh tư tưởng, đấu tranh lý luận hoặc chịu ảnh hưởng luận điệu chiến tranh tâm lý của các thế lực thù địch, khai thác tin tức,
tư liệu, bài vở báo chí nước ngoài thiếu chọn lọc Có những vụ việc thông tin thiếu chính xác, thiếu khách quan, gây nhiễu thông tin, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, đưa tin sai không cải chính hoặc cải chính chiếu lệ làm ảnh hưởng tới
uy tín đội ngũ làm báo Có tình trạng để cho tư nhân chi phối một số hoạt động báo chí - xuất bản Một số người làm báo, xuất bản bị ảnh hưởng bởi quan niệm không đúng về "tự do" báo chí - xuất bản, về vị trí, chức năng của người viết báo, ra sách, có những biểu hiện tiêu cực
Nhiều cấp uỷ chính quyền và cơ quan chủ quản chưa xác định rõ trách nhiệm quản lý và chỉ đạo báo chí của cấp mình Chỉ đạo, quản lý báo chí - xuất bản còn lỏng lẻo, phối hợp chưa chặt chẽ
Trang 32Kiểm tra và xử lý những hành động tiêu cực, những vi phạm pháp luật trong hoạt động báo chí - xuất bản còn chậm Tinh thần tự phê bình, sửa chữa khuyết điểm chưa thật nghiêm túc”
Có thể nói, trong những năm qua, thực tế đã có một số cơ quan báo chí không làm đúng chức năng tuyên truyền và phản ánh theo đúng nội dung đã được quy định trong giấy phép hoạt động báo chí Nhiều cơ quan báo chí đăng tin theo kiểu giật gân, câu khách, gây hậu quả xấu
Dưới đây là thống kê về xử phạt hành chính những vi phạm trong hoạt động báo chí 2 năm 2005 và 2006:
Nội dung vi phạm
Tổng số tiền phạt (đồng)
Thông tin sai
sự thật
Vi phạm
về quảng cáo
Vi phạm quy định
về trình bày
Không thực hiện đúng qđ giấy phép
Vi phạm khác
Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông
- Nhìn vào bảng trên ta thấy, trong năm 2005 tổng số trường hợp bị xử phạt hành chính là 31, trong số đó thông tin vi phạm chiếm số lượng rất lớn đến 20 trường hợp (64%); vi phạm quy định về quảng cáo, trình bày, thực hiện không đúng quy định giấy phép và các vi phạm khác nhìn chung ít
Năm 2006: tổng trường hợp bị xử phạt hành chính là 45, trong số đó thông tin vi phạm là 10 trường hợp (22%); vi phạm quy định về quảng cáo chiếm số lượng lớn 18 trường hợp (40%); vi phạm quy định về trường bày chỉ
có 2 trường hợp chiếm (4,4%)
So sánh tình hình xử phạt vi phạm hành chính năm 2006 và năm 2005 ta
Trang 33thấy số vụ vi phạm và số tiền phạt tăng, nội dung vi phạm đa dạng : số vụ vi phạm năm 2006 tăng hơn 14 trường hợp, số tiền bị xử phạt tăng gấp 2,5 lần
Theo báo cáo Báo cáo tổng kết 8 năm thi hành luật báo chí, luật sửa đổi một số điều của luật báo chí (Bộ thông tin và truyền thông) cho biết, trong 8 năm qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xử lý, nhắc nhở, phê bình, kiểm điểm trên 300 trường hợp vi phạm, chỉ tính riêng trong hai năm 2006, 2007, thanh tra Bộ đã xử phạt vi phạm hành chính các cơ quan báo chí với tổng số tiền phạt 800 triệu đồng
Bên cạnh số đông nhà báo có lương tâm và đạo đức trong sáng, có một
số nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp, bẻ cong ngòi bút, đã xuất hiện mốt
số nhà báo liên hệ, móc nối với nhau để thông tin, bình luận thiếu khách quan
về một đề tài, vụ việc Có cả những lời ca ngợi không đúng sự thật đối với một số đơn vị, cá nhân thậm vi phạm tiêu chuẩn đạo đức, trách nhiệm của người làm báo
Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, trong 2 năm 2005 và 2006 đã có 13 nhà báo bị thu hồi thẻ, trong đó: 4 do thông tin sai sự thật, 5 do bị khởi tố, 1 do
bị cơ quan chủ quản đình chỉ công tác, 2 do không hoàn thành trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan báo chí, 1 do hết hợp đồng lao động
Trong 2 năm 2005 và 2006 đã có 9 cơ quan báo chí bị đình bản, trong đó: 2 do không đảm bảo điều kiện hoạt động, 1 khiếu nại về nhân sự diễn biến phức tạp, 2 vi phạm quy định giấy phép, 2 đăng quảng cáo không phù hợp
Trang 34thuần phong mỹ tục, 2 vi phạm pháp luật báo chí
Hai năm 2005 và 2006 đã có 5 cơ quan báo chí bị thu hồi báo, trong đó: 3 đưa thông tin không có lợi, không đúng định hướng tuyên truyền; 1 vi phạm pháp luật báo chí, 1 nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục
Ngoài ra những hình thức trên, trong những năm qua, cũng đã có không ít các nhà báo bị khởi tố, truy tố và lĩnh án tù do vi phạm đạo đức nghề nghiệp
Có thể nói, để tồn tại và phát triển báo chí đã phát huy tối đa thế mạnh
của mình, nâng cao chất lượng thông tin, tính hấp dẫn, thoả mãn ngày càng cao nhu cầu của công chúng
2.2 Chất lượng thông tin trên báo điện tử ở Việt Nam hiện nay 2.2.1 Cách thức khai thác thông tin của các báo điện tử
Như chúng ta đã biết, để cho ra đời một ấn phẩm báo chí dưới bất cứ hình thức nào, điều quan trọng nhất là phải có thông tin Với đặc điểm riêng của báo điện tử đó là không có giới hạn về dung lượng thông tin, thời lượng
và hơn nữa là với thế mạnh về cập nhật thông tin liên tục để đáp ứng nhu cầu của độc giả nên báo điện tử đòi hỏi một lượng thông tin vô cùng lớn Qua khảo sát trên các báo, số lượng thông tin được cập nhật lên mạng của các tờ báo khác nhau, song trung bình mỗi ngày các tờ báo này cập nhật từ 100 đến
200 tin, bài/ngày Với lượng thông tin lớn như vậy đòi hỏi các tờ báo này phải đặc biệt chú trọng đến cách thức khai thác nguồn tin để tạo ra bản sắc riêng cho tờ báo của mình
Cùng với đội ngũ phóng viên trực tiếp viết tin, bài những tờ báo điện tử này còn có hàng trăm cộng tác viên ở khắp mọi nơi trên cả nước, những cộng tác viên có tên tuổi để khai thác tối đa nguồn thông tin nhằm nâng cao vị thế của tờ báo mình
Như vậy, xét về tổng thể cách thức khai thác thông tin của các tờ báo điện tử trên đều gần như giống nhau, phóng viên tự khai thác thông tin và
Trang 35xử lý thông tin theo tôn chỉ, mục đích của tờ báo để đáp ứng nhu cầu của độc giả Có thể nói với cách thức khai thác này, các toà soạn có thể khai thác
được những nguồn tin chuyên sâu, đầy đủ, kịp thời đăng tải trên mạng và trở
thành tin độc của toàn soạn Với những thông tin độc của toàn soạn, đầu tin,
bài bao giờ phóng viên cũng viết “theo nguồn tin riêng của toà soạn ”
chính những thông tin độc được cập nhật liên tục và đầy đủ đã tạo nên uy tín
của tờ báo, đưa tờ báo đến gần với độc giả hơn
Lấy ví dụ về sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ xảy ra ngày 26/9/2007, Hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn đây là một trong 10 thảm hoạ lớn của thế giới năm 2007 Tờ VnExpress là một trong những tờ báo đầu tiên đã ngay lập tức cập nhật thông tin này đến với bạn đọc, tiếp theo đó hàng loạt những diễn biến xung quanh sự cố này cũng được cập nhật liên tục, trong khi báo in phải đợi đến khi ra báo, truyền hình phải đợi đến giờ phát sóng thì những thông tin dồn dập tại hiện trường sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ được phóng viên các báo điện tử khai thác tối đa và cập nhật thường xuyên
Có thể nói, khi sự kiện xảy ra các báo giấy đều phải chờ đến hôm sau mới có thể đưa đến thông tin cho bạn đọc, còn đối với các báo điện tử bằng mọi cách nhanh nhất cập nhật thông tin, cuộc chạy đua thông tin, đặc biệt là những thông tin nóng hổi là một trong những điều tất yếu của các báo điện tử
để nhằm thu hút sự quan tâm của độc giả
Trong sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, hàng nghìn tin, bài xung quanh
sự kiện nay đã được các báo khai thác và đưa lên mạng Để tạo ra sự phong phú trong thông tin, các báo cũng khai thác thông tin của báo bạn nhằm đưa đến cho độc giả cái nhìn sâu và toàn diện hơn Đôi khi, nhiều báo điện tử, do không thể có tin, bài ngay lập tức cũng khai thác tin, bài của báo khác để cung cấp cho độc giả báo mình
Trang 36Ngay sau khi sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ xảy ra lúc 7h45 phút đến 9h
38 phút thông tin đầu tiên về vụ việc đã được báo VNExpress cập nhật
Sập cầu Cần Thơ, hàng chục người thiệt mạng
(Thứ tư, 26/9/2007, 09:38)
(VNExpress)- Khoảng 8 sáng nay, cầu dây văng bắc qua sông Hậu, đang thi công bỗng nhiên bị sập 2 nhịp phía đầu Vĩnh Long Hàng chục công nhân và kỹ sư đang làm việc bị vùi trong đống đổ nát Theo thông tin ban đầu, khoảng 20 thi thể đã được kéo ra
Một cán bộ đội thi công ở nhịp cầu giữa sông kể lại: "Sáng nay, khi đội của chúng tôi đang làm việc bỗng một tiếng ầm rất lớn vang lên phía công trình đầu cầu Cả một vùng trời bụi mịt mù kèm theo tiếng la hét của công nhân Cảnh tượng thật hãi hùng, các khối bê tông khổng lồ đổ xuống đè lên nhóm người phía
dưới Nhiều người chới với bám vào các thanh giằng"
Theo người cán bộ này, đoạn dầm cầu bị sập bắc qua trụ 13, 14, 15 dài
87 m, rộng 24 m, vừa được đổ bê tông ngày hôm qua Lúc xảy ra sự cố có khoảng 120 công nhân đang làm việc trên đoạn dầm và khoảng 100 công nhân làm việc ở phía dưới Khi dàn giáo bị sập tất cả công nhân ở phía trên đã
bị kéo tuột xuống
Giám đốc Sở Giao thông công chính Cần Thơ Lê Tấn Học cho biết, thời điểm sự cố xảy ra có khoảng 250-260 công nhân và kỹ sư của liên doanh
3 nhà thầu Nhật Taisei - Kazima - Nipponsteel đang làm việc tại hiện trường
Nguyên nhân ban đầu được công an tỉnh xác định do hệ thống dàn giáo
cao 30 m đỡ đoạn dầm cầu trên bị yếu nên sập, kéo theo dàn bê tông
Một số nhân chứng cho biết, sau 2 tiếng xảy ra sự cố vẫn còn vài chục công nhân bị kẹt trong các khối bê tông Gần 100 người đã đưa đi cấp cứu ở Cần Thơ và Vĩnh Long Hầu hết bị chấn thương đầu, gãy tay, chân Nạn nhân
bị thương được đưa tới bệnh viện bằng canô hoặc thuyền
Trang 37Hoạt động cứu hộ đang được khẩn trương thực hiện Hầu hết các ban ngành đã được huy động Các bác sĩ cấp cứu nạn nhân tại chỗ Hàng trăm nhân viên công ty cổ phần Dược Hậu Giang tham gia hiến máu để ứng cứu
nạn nhân Lực lượng công an và bộ đội phong tỏa khu vực xảy ra tai nạn
Theo ông Hưng, Đội trưởng Đội xử lý Phòng cảnh sát giao thông đường thủy TP Cần Thơ, công tác cứu nạn hiện gặp rất nhiều khó khăn Các biện pháp cứu hộ chỉ thực hiện được từ xa (dùng cần cẩu cẩu bê tông, sắt thép cứu người bị kẹt), do khu vực xung quanh nhiều nhịp cầu có nguy cơ sập tiếp, nên không dám điều thêm nhân lực vào trong cứu trợ Đất ở khu vực đầu cầu
đã chết tại trụ cầu sáng nay
Toàn tuyến cầu Cần Thơ dài 16 km Tổng chiều dài cầu chính là 2,75 km, trong đó nhịp chính dài nhất là 550 m, được khởi công vào tháng 9/2004, dự kiến hoàn thành vào năm 2008 Đây được xem là cầu dài nhất, hiện đại nhất Đồng bằng sông Cửu Long với tổng vốn đầu tư là 4.832 tỷ đồng Toàn bộ là vốn ODA của Nhật, giải ngân thông qua Ngân hàng hợp tác Nhật Bản Ngay trong ngày
khởi công cầu Cần Thơ, cũng đã có 1 công nhân bị thiệt mạng vì sắt đè
Nhóm phóng viên
*Có thể gửi ảnh, clip hoặc chứng kiến của bạn về vụ tai nạn tại đây
Tiếp sau đó, hàng loạt những tin, bài về vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ như số lượng người tử nạn, nguyên nhân xảy ra sự cố, trách nhiệm của các đơn vị liên quan… được cập nhật liên tục đưa đến cho người đọc cái nhìn toàn diện về vụ việc
Trang 38- Trong cuộc chạy đua thông tin, để kịp thời đem đến cho độc giả những thông tin mới nhất về sự kiện, các báo điện tử cùng với những tin, bài do phóng viên viết, cũng khai thác triệt để thông tin từ các mạng khác
để làm phong phú thêm thông tin hoặc lấy tin của cộng tác viên
Ví dụ cụ thể, báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam đã khai thác thông tin của tờ báo khác để phục vụ cho độc giả của mình
Từ ngày 15-10, vào www.vetau.com.vn đặt chỗ vé tàu tết
Ngày 8/10/2008 Cập nhật lúc 10 h 15'
Trao đổi với phóng viên báo chí sáng 7-10, ông Đinh Văn Sang, Phó
tổng giám đốc công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Sài Gòn (VTHKĐSSG) cho biết, công ty VtHKĐSSG vừa chính thức thông qua kế hoạch bán vé tàu Tết Kỷ Sửu 2009
So với dịp Tết năm ngoái, năm nay thời điểm và phương án tổ chức bán
vé có nhiều thay đổi Cụ thể, năm nay Công ty sẽ đưa số chỗ đi tàu lên mạng Internet trước 60 ngày so với ngày khởi hành để hành khách có thời gian đặt
chỗ mua vé
Như vậy, nếu hành khách đi tàu rơi vào 10 ngày cao điểm Tết (từ 15-1 đến 25-1-2009 tức từ 20 đến 30 tháng chạp) thì thời gian đặt chỗ đi tàu là từ ngày 15-11 Ngày 15-10 website www.vetau.com.vn đặt chỗ vé tàu sẽ khởi động và từ ngày này hành khách có thể vào website này để đặt chỗ
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã có quy định cụ thể về thời gian tăng và giảm giá vé tàu thời điểm trước, trong và sau Tết Kỷ Sửu Trong đó, mức tăng cao nhất là 25% và giảm nhiều nhất là 50% Cũng theo quy định của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, khác với Tết năm ngoái, hành khách trả vé tàu trong dịp Tết Kỷ Sửu sẽ bị khấu trừ 30% tiền vé và phải trả vé trước giờ tàu chạy ít nhất 10 giờ đồng hồ Trường hợp, hành khách có lý do đặc biệt thì giao Trưởng ga Sài Gòn giải quyết và mức khấu trừ là 10%
Trang 39Từ 22 đến 28 tháng chạp âm lịch tăng 25% giá vé tàu chiều chẵn
Giai đoạn trước Tết:
- Từ 11-1 đến hết 16-1-2009 (16 đến hết 21 tháng chạp): tăng 10% giá
vé chiều chẵn
- Từ 17-1 đến hết 23-1-2009 (22 đến 28 tháng chạp): tăng 25% giá vé chiều chẵn
- Từ 11-1 đến hết 23-1-2009 (16 đến hết ngày 28 tháng chạp): giảm 10% giá vé đối với chiều lẻ (riêng các tàu tăng cường giảm đến 50%)
Giai đoạn trong Tết:
- Từ 24-1 đến hết 28-1-2009 (29 tháng chạp đến hết mùng 3 Tết): không thay đổi giá vé
Giai đoạn sau Tết:
- Từ ngày 29-1 đến hết 6-2-2009 (mùng 4 Tết đến hết 12 tháng giêng): tăng 25 % giá vé chiều lẻ
- Từ 7-2 đến hết 16-2-2009 (13 tháng giêng đến hết 22 tháng giêng): tăng 10% giá vé chiều lẻ
- Từ 29-1 đến hết 26-2-2009 (mùng 4 tết đến hết 22 tháng giêng): giảm 10% giá vé chiều chẵn (riêng các tàu tăng cường giảm 30%)
Ngoài ra, không áp dụng giảm giá vé đối với hành khách mua vé tàu tập thể đi tàu vào dịp cao điểm từ 17-1 đến hết ngày 23-1-2009 (đối với tàu số chẵn) và từ ngày 29-1 đến hết ngày 6-2-2009 (đối với tàu số lẻ)
(giá vé chuẩn để điều chỉnh tăng, giảm là giá vé áp dụng đến ngày 12-2008)
16-BTK-theo báo người lao động
Trang 40- Một cách thức khai thác thông tin khác đó là các báo điện tử khai thác của các mạng nước ngoài, sau đó biên dịch và biên tập lại để đăng tải
125 người chết vì giẫm đạp ở Ấn Độ
Thứ ba, 30/9/2008, 12:27 GMT+7
(VNExpress) Sáng nay, 125 người thiệt mạng và hơn 150 người bị
thương khi chen lấn tại một ngôi đền đạo Hindu ở thành phố Jodhpur, miền bắc Ấn Độ
Khoảng 25.000 người hành hương đã đổ về ngôi đền mang tên Chamunda Devi ở thành phố lịch sử thuộc bang Rajasthan, khi lễ hội lớn của đạo Hindu mở màn sớm nay Bức tường trên con đường dẫn đến ngôi đền bị sập khiến đám đông bắt đầu hỗn loạn và dẫm đạp lên nhau, dẫn đến thảm kịch
Đài truyền hình địa phương chiếu hình ảnh những người tình nguyện khiêng xác của các nạn nhân ra xe cảnh sát Một số người tìm cách sơ cứu cho những nạn nhân bị thương ngay bên lề đường
Một sinh viên tên là Manish cho biết: "Tôi hẹn bạn đến đây cầu nguyện nhưng đến muộn Khi đến nơi, tôi thấy cảnh hỗn loạn Người ta xô đẩy nhau Mãi sau tôi mới tìm thấy bạn mình, cậu ấy bất tỉnh nhưng không bị thương nghiêm trọng"
Manish cho biết con đường dẫn lên đền rất hẹp và quá nhiều người tìm cách leo lên cùng lúc bởi buổi lễ sắp bắt đầu
Bên ngoài bệnh viện, người dân địa phương chen vai rà soát danh sách các nạn nhân để tìm người thân Các bác sĩ hối hả cấp cứu cho số người được đưa vào mỗi lúc một đông
Tình trạng xô đẩy khiến nhiều người chết tại các ngôi đền xảy ra khá phổ biến ở Ấn Độ, nời thường có hàng nghìn người tập trung ở những khu vực linh thiêng và có diện tích nhỏ Hồi tháng 8 vừa qua, một vụ chen lấn tương tự xảy ra ở phía bắc nước này đã làm 145 người thiệt mạng
Ngọc Sơn (theo AP, Reuters)