Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật về báo điện tử

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thông tin trên báo điện tử (Trang 80 - 82)

7. Kết cấu của luận văn

3.4.1.Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật về báo điện tử

Có thể nói, các văn bản pháp luật về báo điện tử đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận trên báo điện tử, nâng cao hiệu quả hoạt động... Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên, các văn bản pháp luật về báo điện tử cũng còn những hạn chế như: ít ỏi, thiếu sự thống nhất; chưa kịp điều chỉnh nhiều vấn đề bức xúc của thực tiễn hoạt động báo điện tử. Với những hạn chế trên, hoàn thiện các văn bản pháp luật về báo điện tử là việc làm cần thiết và các văn bản pháp luật về báo điện tử nên có quy định rõ các vấn đề sau:

- Về khái niệm báo điện tử: Hiện nay vẫn còn chưa có sự thống nhất giữa các cơ quan quản lý nhà nước về thế nào là báo điện tử và trang tin điện tử. Luật báo chí sửa đổi nên phân định rõ báo điện tử và trang tin điện tử tránh tình trạng các trang thông tin điện tử hoạt động như báo điện tử.

rất nhiều, đăng ảnh sex, tin giật gân, moi móc chuyện đời tư của các nhân vật nổi tiếng, sa đà vào những vấn đề giới tính… để thu hút công chúng, bán được nhiều quảng cáo. Nhưng báo điện tử lại ít bị "thổi còi" vì hầu như Bộ Thông tin và Truyền thông chưa quản lý được mảng này. Để quản lý hiệu quả báo điện tử phải kết hợp yếu tố công nghệ thông tin Luật Báo chí sửa đổi nên quy định việc lưu giữ văn bản cập nhật lên mạng của báo điện tử tại các cơ quan báo chí trong khoảng thời gian hợp lý.

- Về đính chính: Có thể nói, những sai sót trong thông tin trên các báo điện tử khá lớn, bởi lẽ do tốc độ cập nhật và số lượng tin, bài cập nhật nên khó kiểm soát hết. Do đó, cần có quy định rõ ràng về đính chính trên báo điện tử, như trong khoảng thời gian bao lâu khi tin, bài cập nhật lên mạng. Hơn nữa do đặc thù của báo điện tử là tin, bài đẩy rất nhanh, giờ này tin, bài ở trang chủ nhưng ngay lập tức nó có thể bị đẩy đến các trang sau rất khó tìm thấy nên những quy định về đính chính trên báo điện tử phải tính đến đặc thù này. Luật Báo chí cần quy định đính chính phải đặt trên trang chủ, chỗ quy định, vị trí quan trọng, trong khoảng thời gian bao lâu…

- Về an ninh mạng: Trong thực tiễn hoạt động đã có một số tờ báo điện tử có tên miền trong nước bị tin tặc tấn công nhiều lần, ở một số cơ sở dịch vụ Internet còn để xảy ra tình trạng lưu hành, phát tán các thông tin phản động, đồi truỵ, vu khống, bôi nhọ danh dự cá nhân... Những hiện tượng này đến nay chúng ta cũng chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa. Đặc biệt hơn nữa hiện nay, các thế lực thù địch, phản động đang nhăm nhe lợi dụng mạng Internet và báo điện tử để chống phá cách mạng Việt Nam, do đó, chúng ta cần đặc biệt coi trong an ninh mạng. Bộ Thông tin và Truyền thông cần phối hợp với Bộ Bưu Chính Viễn - Viễn Thông, Bộ Công an xây dựng các quy định về quản lý thông tin, quản lý tên miền, bản quyền tên, thiết kế báo, bảo đảm an ninh và an toàn mạng Intermet.

Ngoài ra, vấn đề quản lý blog (nhật ký điện tử cá nhân - báo chí công dân). Tuy chỉ mới vào Việt Nam được vài năm nhưng đã thực sự bùng nổ mạnh mẽ đặc biệt là trong giới trẻ. Hiện chưa có thống kê chính thức về số lượng blog có mặt tại Việt Nam nhưng có thể khẳng định rằng con số này không nhỏ. "Thành phần dân số" của blog Việt Nam hết sức đa dạng, nội dung thông tin đa dạng, phong phú, nhiều chiều. Trong thời gian tới cũng cần phải có những nghiên cứu và quản lý thích hợp với loại hình mới này.

Những vấn đề sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về báo điện tử nêu trên của luận văn chỉ mang tính chất phác hoạ, chấm phá, từ những vấn đề trong thực tiễn báo điện tử đặt ra.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thông tin trên báo điện tử (Trang 80 - 82)