Những định hướng của Đảng để phát triển báo chí trong tình hình hiện nay

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thông tin trên báo điện tử (Trang 73 - 76)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Những định hướng của Đảng để phát triển báo chí trong tình hình hiện nay

hình hiện nay

Báo điện tử ở Việt Nam nói riêng và báo chí trong nước nói chung đang đứng trước những thời cơ, vận hội mới, song cũng phải đối mặt những

khó khăn, thách thức không nhỏ trong quá trình phát triển, phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mở cửa, hội nhập quốc tế; trong tình hình các thế lực cơ hội, thù địch ráo riết triển khai chiến lược "diễn biến hòa bình" trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa.

Nghị quyết Ðại hội X của Ðảng, khi đề cập nhiệm vụ công tác tư tưởng, lý luận và báo chí đã nhấn mạnh: "Ðổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giảng dạy và học tập lý luận, công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, báo chí, xuất bản, văn hóa nghệ thuật, nắm bắt và định hướng dư luận xã hội; tăng cường tuyên truyền đối ngoại, đặc biệt là về những vấn đề chính trị nhạy cảm như dân tộc, tôn giáo, nhân quyền... Tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức trong các cơ quan báo chí. Khắc phục những biểu hiện lệch lạc trong hoạt động báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, nhất là xa rời tôn chỉ, mục đích, chạy theo thị hiếu thấp kém, vì lợi ích vật chất cá nhân, cục bộ".

Trước những nhiệm vụ đó, trong tình hình hiện nay, Đảng ta đã đề ra

những định hướng cơ bản phát triển báo chí là:

* Không ngừng phát triển hệ thống thông tin đại chúng ở một tầm cao mới trong bối cảnh thông tin đại chúng thế giới phát triển như vũ bão

Trong những năm qua, báo chí nước ta đã không ngừng đổi mới, thông tin đa dạng, nhiều chiều, làm phong phú hơn diện mạo của nền báo chí Việt Nam. Các loại hình báo chí ngày càng phát triển, đặc biệt là báo điện tử, số lượng và chất lượng ngày càng tăng. Thực tế, khoa học công nghệ ngày càng phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình báo chí trên thế giới phát triển như vũ bão, độc giả ngày càng có nhiều điều kiện hơn để tiếp cận với bè bạn quốc tế thông qua mạng Internet. Chính sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông trên thế giới, đòi hỏi hệ thống thông tin trong nước cũng cần phát triển mạnh mẽ, phù hợp với tình hình thực tế. Đây cũng là trách nhiệm

nặng nề đối với các cấp, ngành và các nhà quản lý, để làm sao báo chí vừa phát triển mạnh mẽ vừa hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các tổ chức chính trị, xã hội và là diễn đàn của nhân dân.

* Không ngừng đổi mới hoạt động quản lý báo chí, tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh các chế độ, chính sách phù hợp

Đây là một trong những định hướng quan trọng để phát triển báo chí

trong tình hình hiện nay. Trong Chỉ thị 08-CT/TW ngày 31/03/1992 của Ban

Bí thư về "Tăng cường sự lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác báo chí, xuất bản" cũng nêu rõ: “Phát triển sự nghiệp thông tin, báo chí (...)theo hướng nâng cao chất lượng”.

Tại Chỉ thị 22-CT/TW ngày 17/10/1997 về “Tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí - xuất bản” của Bộ Chính trị đã nêu rõ yêu cầu của Đảng đối với quản lý báo chí: Trước mắt cần phối hợp chặt chẽ, rà soát, chấm dứt tình trạng in ấn sách, báo, số phụ, số chuyên đề, sách dịch từ nước ngoài, sản xuất băng đĩa có nội dung xấu. Hạn chế cấp giấy phép cho ra phụ trương, phụ bản. Chỉ cho ra thêm những cơ quan báo chí (...) thực sự có nhu cầu, phù hợp với quy hoạch chung và có đủ điều kiện. Thu hồi giấy phép đối với các ấn phẩm thực hiện không đúng luật pháp, sai tôn chỉ mục đích, không đúng với đối tượng. Chấn chỉnh ngay tình trạng khoán trắng, báo chí (...) tư nhân trá hình.

Hành lang pháp lý cho hoạt động báo chí có vai trò quan trọng để thúc đẩy hoạt động báo chí phát triển, các văn bản pháp lý ra đời phù hợp với sự phát triển của báo chí nó sẽ là đòn bẩy tạo điều kiện cho báo chí không ngừng lớn mạnh, đạt hiệu quả cao trong việc thông tin. Trên thực tế, có một số quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí chậm được đổi mới theo hướng hợp lý, vì vậy cần xem xét, sửa đổi, bổ sung một số điểm cần thiết. Do sự phát triển năng động của lĩnh vực này đòi hỏi phải thường xuyên

bổ sung, cụ thể hóa về luật pháp và các chế định pháp lý, tạo ra các chuẩn mực hợp lý, tích cực cho cả người quản lý và người bị quản lý.

* Đẩy mạnh xây dựng và từng bước thực hiện Chiến lược truyền thông quốc gia phù hợp với nước ta và xu thế phát triển thông tin đại chúng thế giới.

Trong giai đoạn hiện nay, các loại hình báo chí đã và đang phát triển mạnh mẽ, việc xây dựng chiến lược truyền thông quốc gia phù hợp với nước ta là một trong những đòi hỏi cấp bách nhằm định hướng đúng đắn cho báo chí phát triển phù hợp với sự phát triển chung của đất nước và xu thế phát triển trên thế giới. Do đó, với báo chí cần sớm hoạch định chiến lược phát triển thông tin báo chí trong giai đoạn hiện nay.

Những định hướng phát triển báo chí trong tình hình mới của Đảng ta đã cho thấy, để phát triển theo những định hướng đó, hệ thống báo chí rất cần sự lãnh đạo, quản lý chặt chẽ hơn nữa của Đảng và Nhà nước, mặt khác, bản thân những người làm báo cũng phải tự vận động, tự hoàn thiện đổi mới để vươn lên, phấn đấu thực hiện tốt vai trò của mình, góp phần vào sự nghiệp chung để đưa báo chí Việt Nam thực sự có vị trí quan trọng, xứng đáng là đội quân tiên phong trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thông tin trên báo điện tử (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)