Đánh giá chất lượng thông tin trên các báo điện tử

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thông tin trên báo điện tử (Trang 46)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Đánh giá chất lượng thông tin trên các báo điện tử

Với một lượng thông tin vô cùng lớn cần đưa lên mạng mỗi ngày, phóng viên các báo điện tử chịu sức ép khá nặng nề của tin, bài. Do vậy, hầu hết các báo điện tử, ngoài thông tin của phóng viên còn sử dụng tin, bài của các cộng tác viên gửi đến, chính vì thế tạo ra sự phong phú cho thông tin. Tuy nhiên, chính bởi sự cần thiết khi sử dụng tin, bài quá nhiều đã dẫn đến nhiều bất cập, khiến chất lượng thông tin trên các báo điện tử chưa cao. Đây là một trong những thách thức đang đặt ra cho các toàn soạn báo điện tử. Chúng ta có thể thấy rõ vấn đề này qua việc đánh giá chất lượng nội dung thông tin trên các báo điện tử ở 2 mặt chất lượng nội dung và chất lượng hình thức.

2.2.2.1. Về chất lượng nội dung

Qua khảo sát các báo điện tử, cho thấy chất lượng nội dung thông tin trên báo điện tử có những ưu điểm và nhược điểm sau đây:

* Ưu điểm

Báo điện tử dưới sự lãnh đạo của Đảng đã vượt qua thử thách, thực

hiện tốt nhiệm vụ đối nội, đối ngoại, làm tốt chức năng tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, là diễn dần tin cậy của nhân dân. Do vậy, báo điện tử ngày càng có uy tín và thu hút đông đảo bạn đọc, trở thành vũ khí sắc bén của Đảng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Về tính chính trị, trong những năm qua, nội dung thông tin trên các báo điện tử đã đảm bảo tính chính trị cao, không ngừng cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhân dân, tích cực đấu tranh chống tham nhũng và các hành vi tiêu cực, tệ nạn xã hội, góp phần làm trong sạch bộ máy công quyền, nâng cao lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa, nhiều thông tin và kiến nghị được đăng tải trên báo điện tử đã giúp Đảng, Nhà nước bổ sung, hoàn thiện các chủ trương, chính sách quan trọng và kịp thời uốn nắn những sai sót, lệch lạc trong quá trình thực hiện.

Như đã nói ở trên, báo điện tử đặc biệt có thế mạnh về tính đa phương tiện và thiết lập kênh phản hồi thông tin. Một tờ báo điện tử không thể thiếu sự thiết lập các kênh phản hồi thông tin. Thông tin phản hồi trên báo điện tử không những đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời mà cón có thể lưu trữ với một khối lượng lớn thông qua cơ sở dữ liệu có thể tra cứu, kiểm duyệt. Hơn bất kỳ một loại hình truyền thông nào, báo điện tử, giúp người đọc mọi nơi ở trong và ngoài nước khi tiếp cận thông tin có thể phản hồi ngay lập tức, đồng thời với khi tiếp nhận thông tin đó, bởi dưới mỗi tin, bài của các báo điện tử đều có Form phản hồi, nhờ đó, giúp toà soạn có thể biết được tính hấp dẫn, độ

chính xác của bài báo, và giúp độc giả có thể trao đổi những thắcc mắc của mình với toà soạn.

Hiện nay, số lượng người đọc báo điện tử ngày càng đông vì báo điện tử có thể đáp ứng mọi nhu cầu và cung cấp đầy đủ các thông tin mà công chúng cần, đặc biệt bởi sự hấp dẫn của tính đa phương tiện, nó có sự kết hợp của cả ngôn ngữ viết, âm thanh, hình ảnh…, độc giả có thể đọc, nghe, xem hình ảnh trên một tờ báo điện tử. Hơn thế nữa, nhiều bạn đọc còn trở thành cộng tác viên đắc lực cho báo điện tử. Việc thu hút sự tham gia của công chúng vào nội dung tờ báo là điều cần thiết, mục tiêu của báo chí hướng đến là độc giả và tờ báo nào, loại hình báo chí nào càng đông độc giả càng khẳng định rõ vị thế của nó trong xã hội. Với lợi thế về phản hồi thông tin hầu hết hiện nay các tờ báo điện tử đều có các diễn đàn tranh luận hay thảo luận để độc giả bày tỏ ý kiến của mình về một vấn đề nào đó. Bên cạnh đó, các tờ báo điện tử có thể tổ chức các cuộc giao lưu trực tuyến, cùng một lúc ở tất cả mọi nơi trên thế giới độc giả có thể ngồi trước máy vi tính và tham gia giao lưu với trên mạng. Điều này chỉ có thể làm được với các trang báo điện tử.

Trong lĩnh vực văn hoá, báo điện tử đã có nhiều tin, bài phản ánh những thành tựu của văn hoá Việt Nam, xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, chống ảnh hưởng tiêu cực của văn hoá ngoại lai, giáo dục lối sống, đạo đức, tư tưởng, hướng cộng đồng tới việc hưởng thụ văn hoá lành mạnh, phù hợp với truyền thống của Việt Nam. Nhiều toà soạn báo điện tử đã không ngừng cố gắng tăng thêm các chuyên mục, chuyên trang về lĩnh vực văn hoá, đáp ứng nhu cầu của độc giả.

Hầu hết các báo điện tử đã thể hiện rõ quan điểm bảo vệ và phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc, cổ vũ toàn dân tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa tiên tiến của các nước trên thế giới, góp phần nâng cao dân trí, ngăn chặn văn hóa xấu, độc hại len lỏi vào nước ta. Cụ thể, các tin, bài trên

báo điện tử đã có những tiến bộ đáng kể trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin, nhu cầu hưởng thụ văn hoá lành mạnh của nhân dân lao động, trong việc giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống, xây dựng con người Việt Nam.

Báo điện tử trong thời gian qua đã làm tốt chức năng thông tin, tuyên

truyền. Những năm qua, các báo điện tử từ trung ương đến địa phương đã đem đến cho nhân dân ta một khối lượng thông tin và tri thức vô cùng phong phú. Các bài viết trên báo điện tử ngày càng bám sát cuộc sống, tính nhân dân, tính chiến đấu của báo chí được tăng cường; chất lượng nghề nghiệp của báo chí được nâng

lên một bước đáng kể, thực sự là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và các tổ chức

chính trị, xã hội, nghề nghiệp, là diễn đàn tin cậy của nhân dân.

Đối với công tác thông tin đối ngoại, báo điện tử đã không ngừng

quảng bá hình ảnh, đất nước con người Việt Nam với bạn bè quốc tế giúp họ

hiểu đúng hơn về đất nước và con người Việt Nam, từ đó tạo ra cơ hội giao lưu hội nhập nền kinh tế quốc tế.

Khác với các loại hình báo chí các bị giới hạn về không gian, thời lượng báo điện tử lại có thế mạnh về điều này, nó vượt qua mọi rào cản về mạt không gian, thông tin trên mạng khi được cập nhật sẽ đến được với mọi nơi trên thế giới, nhờ đó, hình ảnh và con người Việt Nam được thế giới ngày càng biết đến nhiều hơn, phát huy tối đa khả năng quảng bá và mở rộng giao lưu, hợp tác của Việt Nam với bạn bè quốc tế. Ngược lại, từ những thông tin trên báo điện tử cũng giúp độc giả trong nước nắm bắt được tình hình thế giới, từ đó có sự hiểu biết sâu sắc hơn về bạn bè quốc tế.

Ngoài ra, các báo điện tử cũng đã tổ chức, khơi dậy và biến nhiều hoạt động xã hội- từ thiện trở thành phong trào của toàn xã hội như: đền ơn đáp nghĩa; xoá đói, giảm nghèo; thanh niên tình nguyện; xây bệnh xá Đặng Thùy Trâm; ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả thiên tai; tặng học bổng; tổ chức các giải thể thao, văn nghệ... Nhiều cuộc giao lưu với bạn đọc nhân những

ngày lễ lớn vừa có tác dụng giáo dục lòng tự hào dân tộc vừa là dịp tiếp thu ý kiến đóng góp cho các tờ báo tiếp tục cải tiến, đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền, nâng cao toàn diện các tác phẩm đăng trên báo điện tử.

Sự ra đời và phát triển vượt bậc của báo điện tử thực sự đã trở thành một minh chứng rõ ràng cho sự phát triển của báo chí trong những năm đổi mới, trở thành cánh tay đắc lực của Đảng và Nhà nước, thúc đẩy sự giao lưu, hợp tác quốc tế. Thông tin trên báo điện tử không chỉ đơn thuần là “câu khách” bởi tính nóng, tính thời sự mà còn giúp người đọc có cái nhìn khách quan về sự kiện, hiện tượng, vấn đề được nêu ra từ đó có nhận thức đúng đắn và thúc đẩy hành động đúng đắn. Đội ngũ những người làm báo điện tử ngày càng có bước trưởng thành về chính trị, tư tưởng và nghiệp vụ. Bên cạnh đội ngũ các nhà báo có thẻ, hoạt động với tư cách chuyên nghiệp, còn có hàng chục nghìn cộng tác viên của các cơ quan báo điện tử trong cả nước gắn bó và cộng tác thường xuyên với các báo điện tử.

* Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được, nội dung thông tin trên báo điện tử cũng còn tồn tại không ít những hạn chế.

Thứ nhất, tình trạng copy thông tin, vi phạm bản quyền trên các báo điện tử còn phổ biến

Đây là một thực tế đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ hiện nay ở các báo điện tử. Do phải chạy đua thông tin, chạy theo sự kiện, nên hầu hết tất cả các tờ báo điện tử đều sử dụng thông tin khai thác lại trên các ấn phẩm báo in, các báo điện tử khác để cung cấp cho độc giả báo mình. Việc copy lại tin, bài của nhau trên các báo điện tử đã tạo ra “biển” thông tin na ná, giống như nhau trên các báo điện tử, khiến cho các báo điện tử nào cũng gần như giống nhau. Chính vì lẽ đó, không ít độc giả đã từng phàn nàn về việc các báo điện tử copy bài của nhau làm ảnh hưởng đến việc cạnh tranh thông tin một cách lành

mạnh giữa các báo. Khi lấy lại thông tin từ các nguồn khác, điều bắt bắt buộc là các báo phải đề nguồn gốc thông tin để đảm bảo bản quyền cho báo bạn. Song một thực tế có thể thấy, rất nhiều báo điện tử đưa lại thông tin của các báo khác không dẫn nguồn mà bằng thủ thuật “xào” lại tin, bài của báo khác thành tin, bài của mình.

Do việc copy lại tin, bài của nhau nên dẫn đến việc vi phạm bản quyền thông tin. Chỉ có một số ít tờ báo dẫn nguồn đàng hoàng là theo báo này, báo khác và tôn trọng bản thảo, không can thiệp sửa đổi nội dung tin, bài.

Bên cạnh đó, cũng có không ít tờ báo khai thác lại tin, bài biên tập, sửa

chữa làm mất đi bản quyền của tác giả. Số liệu thống kê của “baomoi.com” trên

60 trang báo trực tuyến ở Việt Nam từ ngày 8/3/2007 đến 12/6/2007 cho thấy: tổng số bài (cả bài gốc và đăng lại) là 209.291; trong đó bài gốc bị (được) đăng là 22.739; tổng số bài đăng lại là 64.032; tỷ lệ “nhân bản” trung bình của các bài báo là 2,81 lần, bài có kỷ lục đăng lại nhiều nhất là 20 lần. Với con số này, chúng ta có thể thấy “tốc độ” copy tin, bài lẫn nhau của các báo điện tử ở Việt Nam là khá lớn và đây cũng là một trong những thách thức đối với việc giữ bản quyền khi đăng tải thông tin lên mạng của các báo điện tử tại Việt Nam.

Còn khảo sát sơ bộ qua công cụ tìm kiếm Google, với 10 trang kết quả tìm kiếm đầu tiên trên khoảng 20 nghìn kết quả, trang vietbao.vn đã lấy ít nhất 942 tin, bài của Báo Lao động, 920 tin, bài của Thanh niên, 933 tin, bài của Tuổi trẻ…

Theo ông Đỗ Lê Thăng, biên tập viên Quốc tế báo Lao động điện tử cho biết: “Phóng viên (PV) báo điện tử của toà soạn Lao động điện tử chỉ có 4 người, thêm một người phụ trách nữa là 5, mặc dù là phóng viên báo viết cơ cấu sang, xong chúng tôi chủ yếu làm công việc biên tập nội dung báo giấy rồi đưa lên Internet. Những tin tự đi làm, hay tin từ các hãng thông tấn chỉ chiểm một tỉ phần nhỏ.”

Hai là, thông tin sai lệch, thiếu tính chính xác nhưng không được đính chính ngay

Do yêu cầu của các báo điện tử là thông tin nhanh và mang tính thời sự, cho nên hầu hết các báo điện tử đều chạy đua thông tin bằng cách làm thế nào để có tin, bài trong thời gian sớm nhất và đưa lên mạng nhanh nhất nên mức độ chính xác của thông tin đôi khi bị bỏ qua, không được kiểm chứng ngay.

Nhưng có thể thấy, dù thông tin nhanh, một thế mạnh của báo điện tử chúng ta cũng thấy được mặt trái của điều này. Bởi sự cần thiết phải cập nhật nhanh, nên phóng viên báo điện tử thường thao tác vội và rất dễ xảy ra sai xót, trong khi báo giấy có thể sửa chữa và cho ra đời những thông tin chính xác nhất mà báo điện tử nếu sai thì lại phải đưa một tin khác, vì thế nhiều khi thông tin sai lệch, không đồng nhất với nhau, gây tâm lý thiếu tin tưởng cho người đọc.

Không ít bài trên báo mạng điện tử đã bị bạn đọc nghi ngờ về độ tin cậy và tính chính xác của thông tin. Những người làm báo lại gồng mình trước áp lực của thông tin, nên khó tránh khỏi những sơ xuất. Vẫn biết, việc sửa chữa các sai sót trên báo mạng điện tử là khá dễ dàng, chỉ vài thao tác kỹ thuật tin, bài đó sẽ lập tức được sửa lại trong vài phút, song trên thực tế một khi thông tin đã phát lên mạng, nghĩa là đã có một lượng độc giả nhất định đọc được và biết được sai sót đó, như thế sẽ ảnh hưởng đến lòng tin của độc giả và tờ báo sẽ mất dần độc giả. Tuy nhiên, trong thực tế, chúng ta chưa hề thấy một tờ báo điện tử nào đăng đính chính khi gặp sai sót, trong khi sai sót có thể nói là khá nhiều.

Báo cáo tổng kết 8 năm thi hành luật báo chí, luật sửa đổi một số điều của luật báo chí (Bộ thông tin và truyền thông) cho thấy: Từ năm 1999 đến nay Bộ đã tiếp nhận và giải quyết gần 1.750 đơn thư khiếu nại, tố cáo phản ánh về những thông tin không chính xác trên báo chí do các cá nhân, tổ chức

trong cả nước gửi đến liên quan đến gần 1.000 vụ việc.

Tuy chạy đua theo làn sóng thông tin nhưng chúng ta vẫn phải khẳng định độc giả là ưu tiên số một của báo điện tử. Chính vì vậy, các thông tin trên báo điện tử cần phải chính xác, tránh đưa thông tin sai, gây ra hậu quả lớn cho dư luận.

Ba là, thông tin trên báo điện tử thiếu tính chọn lọc

Do số lượng thông tin không giới hạn được đăng tải liên tục hàng ngày, hàng giờ cho nên không thể chọn lọc được thông tin mà hầu hết các báo điện tử thường có bao nhiêu đẩy hết bấy nhiêu và như vậy, các trang báo điện tử đồng nghĩa như “một cái thùng không đáy” bao nhiêu tin, bài cũng đưa lên hết, dẫn đến “bội thực” thông tin.

Minh chứng dễ thấy nhất, đó là tốc độ cập nhật tin, bài của các toà soạn báo điện tử, qua khảo sát cho thấy, hầu hết các báo điện tử một ngày cập nhật lên mạng từ 100 đến 250 tin, bài. Cụ thể, đối với Hà Nội mới điện tử một ngày đăng tải khoảng 250 tin, bài, Dân trí điện tử một ngày cập nhật khoảng 200 tin, bài, báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam một ngày cũng đăng tải số lượng tin, bài là 200... Với một lượng tin, bài khá lớn như vậy, tất yếu thông tin khó có thể chắt lọc kỹ càng, không ít độc giả đã kêu ca, phàn nàn về điều này, đây cũng là một trong những vấn đề cần khắc phục ngay của các tờ báo điện tử trong thời đại cạnh tranh thông tin.

Nguyên nhân chính của vấn đề này một phần do yêu cầu khách quan của báo điện tử đòi hỏi phải có số lượng thông tin lớn. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn phụ thuộc vào trình độ văn hoá và nghiệp vụ của đội ngũ nhà báo còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Ban Tuyên giáo Trung ương đã khảo sát

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thông tin trên báo điện tử (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)