1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề viết sa-pô cho báo điện tử Việt Nam (Khảo sát ba báo Vnexpress.vn, Vietnamnet.net, Tuoitre.vn ba tháng đầu năm 2013

118 4,5K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 1,58 MB

Nội dung

Một trong những lý do quan trọng khiến chúng tôi lựa chọn nghiên cứu về vấn đề pô trên báo điện tử là bởi trên báo điện tử, các yếu tố tít, sa-pô, text mang tính độc lập cao vì chúng khô

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

VẤN ĐỀ VIẾT SA-PÔ

CHO BÁO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

(Khảo sát ba báo Vnexpress.vn, Vietnamnet.net, Tuoitre.vn ba tháng đầu năm

2013)

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội-2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

VẤN ĐỀ VIẾT SA-PÔ

CHO BÁO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

(Khảo sát ba báo Vnexpress.vn, Vietnamnet.net, Tuoitre.vn ba tháng đầu năm 2013)

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học

Mã số : 60.32.01

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Thanh Huyền

Hà Nội-2013

Trang 3

MỤC LỤC

Phần mở đầu 6

1 Tính cấp thiết của đề tài 6

2 Lịch sử vấn đề 8

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

4 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 10

5 Phương pháp nghiên cứu 10

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 11

7 Kết cấu luận văn 11

Chương 1: Lý luận chung về sa-pô trên báo chí 12

1.1 Khái niệm chung về sa-pô 12

1.1.1 Định nghĩa sa-pô 12

1.1.2 Đặc trưng, đặc điểm của sa-pô theo từng loại hình báo chí 15

1.1.2.1 Báo in 15

1.1.2.2 Phát thanh 16

1.1.2.3 Truyền hình 17

1.1.3 Chức năng của sa-pô 18

1.1.4 Phân loại Sa-pô 20

1.2 Báo điện tử và vai trò của Sa-pô với báo điện tử 24

1.2.1 Khái niệm báo điện tử 24

1.2.1.1 Định nghĩa báo điện tử 24

1.2.1.2 Đặc trưng của báo điện tử và độc giả của báo điện tử 25

1.2.2 Tầm quan trọng của sa-pô trên báo điện tử 29

Trang 4

1.3 Nguyên tắc viết sa-pô cho báo điện tử 33

1.4 Sa-pô lỗi 36

Tiểu kết chương 1 38

Chương 2: Khảo sát việc viết sa-pô trên báo điện tử Việt Nam

hiện nay 39

2.1 Khái quát về ba tờ báo Vnexpress.net, Vietnamnet.vn,

Tuoitre.vn 39

2.1.1 Báo điện tửVnexpress.net 39

2.1.2 Báo điện tử Vietnamnet.vn 40

2.1.3 Báo điện tử Tuoitre.vn 41

2.2 Khảo sát kỹ năng viết sa-pô trên ba báo Vnexpress, Vietnamnet và Tuổi trẻ online 42

2.2.1 Dung lượng của sa-pô trên ba báo Vnexpress, Vietnamnet và Tuổi trẻ online 42

2.2.2 Vấn đề sử dụng câu trong sa-pô trên ba báo Vnexpress, Vietnamnet và Tuổi trẻ online 47

2.2.3 Cấu trúc sa-pô trên ba báo Vnexpress, Vietnamnet và Tuổi trẻ online 48

2.2.4 Cách xử lý số liệu trong sa-pô trên ba báo Vnexpress, Vietnamnet và Tuổi trẻ online 51

2.3 Khảo sát tính hiệu quả của sa-pô trên ba báo Vnexpress, Vietnamnet, Tuổi trẻ online 53

2.2.1 Tính thời sự của sa-pô trên ba báo Vnexpress, Vietnamnet, Tuổi trẻ online 53

2.3.1.1 Tính thời sự của sa-pô trên báo Vietnamnet 53

2.3.1.2 Tính thời sự của sa-pô trên báo Vnexpress 54

Trang 5

2.3.1.3 Tính thời sự của sa-pô trên báo Tuổi trẻ online 56

2.3.2 Tính hấp dẫn của sa-pô trên ba báo Vnexpress, Vietnamnet và Tuổi trẻ online 57

2.3.2.1 Tính hấp dẫn của sa-pô trên báo Vietnamnet 58

2.3.2.2 Tính hấp dẫn của sa-pô trên báoVnexpress 60

2.3.2.3 Tính hấp dẫn của sa-pô trên báo Tuổi trẻ online 62

2.4 Sa-pô lỗi trên ba báo Vnexpress, Vietnamnet và Tuổi trẻ online 64 2.4.1 Sa-pô lỗi trên báo Vietnamnet 64

2.4.2 Sa-pô lỗi trên báo Vnexpress 66

2.4.2 Sa-pô lỗi trên báo Tuổi trẻ online 67

Tiểu kết chương 2 67

Chương 3: Kinh nghiệm và nghệ thuật viết sa-pô cho báo điện tử

Việt Nam 69

3.1 Ưu nhược điểm của sa-pô trên báo điện tử Việt Nam hiện nay 69

3.1.1.Ưu điểm của sa-pô báo điện tử Việt Nam hiện nay 69

3.1.1.1 Người làm báo nhận thức tầm quan trọng của sa-pô đối với báo điện tử 69

3.1.1.2 Sa-pô trên báo điện tử Việt Nam bước đầu đã có hiệu quả 71

3.1.2 Nhược điểm của sa-pô trên báo điện tử Việt Nam 75

3.1.2.1 Sa-pô quá dài 75

3.1.2.2 Sa-pô giật gân câu khách 77

3.1.2.3 Sa-pô chung chung 78

3.1.2.4 Sa-pô không có sự liên kết với tít và bài viết 80

3.2 Kinh nghiệm viết sa-pô cho báo điện tử ở Việt Nam 82

3.2.1 Thời điểm viết sa-pô 82

Trang 6

3.2.2 Sa-pô tóm tắt – loại sa-pô cơ bản cho mọi trường hợp 83

3.2.3 Kỹ năng viết sa-pô ngắn 85

3.2.4 Kỹ năng viết sa-pô thời sự 89

3.2.5 Kinh nghiệm viết sa-pô hấp dẫn 91

Tiểu kết chương 3 93

Phần kết luận 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Kết quả khảo sát dung lượng của báo điện tử Vnexpress, Vietnamnet, Tuổi trẻ online 43 Bảng 2.3: Kết quả khảo sát tỷ lệ sử dụng sa-pô có yếu tố thời gian trong mục Xã hội của ba báo Vnexpress, Vietnamnet, Tuổi trẻ online 53 Bảng 2.4: Kết quả khảo sát vấn đề sa-pô lặp lại tít trên báo Vietnamnet 64 Bảng 3.1: Kết quả khảo sát nguyên nhân hài lòng của độc giả trên 30 tuổi với việc sử dụng sa-pô trên báo điện tử Việt Nam 71 Bảng 3.2: Kết quả khảo sát nguyên nhân hài lòng của độc giả dưới 30 tuổi với việc sử dụng sa-pô trên báo điện tử Việt Nam 73

Trang 8

Phần mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong tiến trình phát triển của nền báo chí Việt Nam, sự ra đời của báo điện tử là một bước tiến quan trọng, đưa nền báo chí Việt Nam tiệm cận hơn với nền báo chí thế giới Loại hình báo điện tử cũng là loại hình báo chí phù hợp và đáp ứng nhu cầu của độc giả trong thời đại công nghệ thông tin Nhờ có báo điện tử, độc giả đọc báo dễ dàng hơn, nhanh chóng và thu thập được nhiều thông tin hơn

Ở Việt Nam, báo điện tử cũng đã và đang cho thấy, nó là loại hình báo chí có xu hướng gia tăng độc giả cao nhất và vẫn sẽ còn rất nhiều tiềm năng trong việc mở rộng độc giả Theo thống kê của Trung tâm số liệu Internet quốc tế, Việt Nam xếp hạng 18 trên 20 quốc gia có số người dùng Internet lớn nhất thế giới trong quý I/2012 Cụ thể, tính tới thời điểm ngày 31/3/2012, Việt Nam có 30.858.742 người dùng Internet, chiếm tỉ lệ 34,1% dân số Việt Nam và bằng 1,4% dân số thế giới So với các quốc gia khác, Việt Nam có số lượng người dùng Internet nhiều thứ 8 trong khu vực Châu

Á và đứng vị trí thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines) Nếu so với lượng người dùng Internet ở Việt Nam vào trước năm 2000 chỉ ở mức 200.000 người, sau 12 năm, số lượng người dùng Internet Việt Nam đã tăng khoảng hơn 15 lần [45] Với cơ hội phát triển mạnh mẽ như thế, chúng ta vẫn sẽ cần thêm rất nhiều công trình nghiên cứu

về loại hình báo điện tử

Sự ra đời của hàng loạt báo điện tử, các trang tin điện tử, các diễn đàn trên internet khiến cho báo điện tử trở thành một kho thông tin khổng lồ nhưng cũng từ đó dẫn đến một “trận chiến” khốc liệt trong việc thu hút độc giả Hầu hết các báo điện tử ở Việt Nam đều phát triển theo xu hướng thương mại hóa nên áp lực tin bài, áp lực độc giả trở thành yêu cầu sống

Trang 9

còn đối với báo điện tử Để có được chỗ đứng và sự phát triển trong làng báo, mỗi báo điện tử đều cần thu hút độc giả theo cách của riêng mình, trong đó việc tiến tới một cách làm báo hiện đại, chuyên nghiệp là yếu tố tiên quyết

Một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công của một bài báo

là sa-pô Trong cuốn “Viết cho độc giả” Loic Hervouet –Tổng giám đốc

trường đại học báo chí Lille đã nói: “Sa-pô chính là vũ khí thứ hai sau đầu

đề trong cuộc chiến giành độc giả” [21,tr83]

Sa-pô cũng là một phần không thể thiếu trên báo điện tử và là một trong những yếu tố dễ thu hút độc giả nhất Chúng ta biết rằng, với kho thông tin khổng lồ từ báo từ các website, độc giả có nhiều lựa chọn hơn trong việc tìm kiếm thông tin Trong khi đó, quỹ thời gian dành cho việc đọc báo của

họ chỉ có giới hạn, thậm chí ngày càng giảm xuống Nếu không có những điểm nhấn mang tính thu hút độc giả, họ sẽ không lựa chọn tin bài của bạn giữa một lượng thông tin khổng lồ Bởi vậy, người làm báo cần phải níu mắt người đọc bằng cách phát huy triệt để hiệu quả của những yếu tố quan trọng như tít và sa-pô

Với việc lạm dụng giật tít trên báo điện tử Việt Nam hiện nay, độc giả rất khó để lựa chọn chính xác những bài báo hữu ích Có những cái tít nghe rất hấp dẫn nhưng nội dung bài lại không có gì mới lạ, thậm chí có những cái tít rất hút mắt người xem nhưng khi đọc toàn bộ bài báo lại thấy một nội dung khác hoàn toàn Điều đó khiến cho độc giả báo điện tử ngày nay đôi khi hoài nghi vào cách đặt tít câu khách Họ đòi hỏi những nội dung được thể hiện một cách cụ thể, đáng tin cậy hơn để nhận diện được những thông tin mới, thông tin hữu ích đối với họ Đó chính là khi sa-pô phát huy tác dụng của mình

Trang 10

Một trong những lý do quan trọng khiến chúng tôi lựa chọn nghiên cứu

về vấn đề pô trên báo điện tử là bởi trên báo điện tử, các yếu tố tít,

sa-pô, text mang tính độc lập cao vì chúng không phải lúc nào cũng đi liền với nhau mà chủ yếu là tách rời do đặc trưng hiển thị của màn hình vi tính Bởi vậy, để tạo sự hấp dẫn, đủ sức lôi kéo công chúng ngay từ trang chủ, trang chuyên mục thì mỗi tít, mỗi sa-pô phải đảm nhận vai trò như một bài báo đặc biệt, đủ khả năng truyền tải thông tin nhưng đồng thời phải đủ sức lôi kéo bạn đọc vào trang trong Như vậy, có thể thấy, sa-pô là yếu tố vô cùng quan trọng đối với báo điện tử và nó cũng đặt ra những yêu cầu khắt khe trong quá trình viết

Vấn đề viết tít cho báo điện tử đã là đề tài quen thuộc nhưng đề tài về sa-pô trên báo điện tử lại chưa được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu báo chí Việt Nam Những người làm báo điện tử khó có thể tìm kiếm một tài liệu nghiên cứu sâu về vấn đề sa-pô trên báo điện tử và điều đó khiến họ

ít nhiều gặp trở ngại trong việc viết sa-pô Bởi vậy, luận văn này đã tổng hợp, sàng lọc, phân tích và đưa ra những kinh nghiệm viết sa-pô cho báo điện tử Việt Nam dựa trên những tìm hiểu nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu trong và ngoài nước

2 Lịch sử vấn đề

Vấn đề viết sa-pô cho báo điện tử Việt Nam là một vấn đề tương đối mới, ít được các nhà nghiên cứu đề cập Cho tới thời điểm này, hiện chỉ mới có một số tài liệu dưới đây đề cập tới một phần nhỏ của vấn đề này:

“Những kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ truyền thông đại chúng” của

PGS.TS Hoàng Anh: nghiên cứu về ngôn ngữ truyền thông đại chúng nói chung trong đó có đề cập một phần nhỏ tới sa-pô trên báo điện tử ở khía cạnh sử dụng ngôn ngữ [2]

Trang 11

Luận văn thạc sĩ của Phạm Thu An (2001), “Ngôn ngữ báo chí internet” nghiên cứu về ngôn ngữ của báo điện tử nói chung trong đó chỉ

bàn một phần rất nhỏ về ngôn ngữ được sử dụng trong sa-pô báo điện tử [31]

Luận văn thạc sĩ “Thể loại tin trên báo điện tử Việt Nam” của thạc sĩ

Phạm Thị Mai (2010) bàn một phần nhỏ về sa-pô của báo điện tử nhưng khu biệt về sa-pô của tin trên báo điện tử [34]

Khóa luận “Sa-pô báo điện tử, một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của

cử nhân Ngô Thị Hậu (2010) đã đưa được ra một số kiến thức cơ bản về

sa-pô trên báo điện tử nhưng chưa đầy đủ cũng như chưa đề xuất được giải pháp, kinh nghiệm viết sa-pô cho báo điện tử Việt Nam hiện nay [31] Khóa luận “Sa-pô – yếu tố tăng cường tính hiệu quả của tác phẩm báo chí Việt Nam hiện đại, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội: nghiên cứu về vai trò của sa-pô trên báo chí nói chung trong đó có khảo sát việc sử dụng sa-pô trên báo điện tử Vnexpress từ năm

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là sa-pô các tin bài trên các báo điện tử Việt Nam (không tính các trang thông tin điện tử)

Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào ba báo điện tử là Vnexpress.net, Vietnamnet.vn và Tuổi trẻ online trong ba tháng đầu năm

2013

Trang 12

4 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

Mục đích của đề tài “Vấn đề viết sa-pô cho báo điện tử Việt Nam” hiện nay là xây dựng một khung lý thuyết đầy đủ về sa-pô cho báo điện tử đồng thời tập hợp kinh nghiệm, kỹ năng viết sa-pô cho báo điện tử Việt Nam Hiện nay, trong các tài liệu chuyên ngành báo chí chưa có một tài liệu nào đầy đủ về sa-pô, đặc biệt là sa-pô cho báo điện tử Vì vậy, các sinh viên báo chí cũng như những người làm báo chưa nhận thức được tầm quan trọng của sa-pô đối với báo điện tử cũng họ chưa có kiến thức đầy đủ về sa-pô Hầu hết, họ đang viết sa-pô theo lối quen tay chứ không dựa trên những kỹ năng nghiệp vụ căn bản Bởi vậy mục đích của luận văn này là tạo ra một nền tảng kiến thức đầy đủ để làm cơ sở cho các sinh viên báo chí và những người làm báo đồng thời giúp họ có những kinh nghiệm cơ bản nhất trong quá trình tác nghiệp viết sa-pô cho báo điện tử

Nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất của luận văn này là khảo sát sát thực trạng sử dụng sa-pô trên báo điện tử Việt Nam hiện nay Từ việc khảo sát thực tiễn đó, người viết khái quát thành những lý thuyết, kỹ năng mang tính nghiệp vụ trong quá trình viết báo, đó là kỹ năng viết sa-pô cho báo điện tử ở Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện dựa trên nền tảng khoa học duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về báo chí

Trang 13

+ Thống kê: Trong quá trình khảo sát, luận văn thống kê các số liệu để lập nên các bảng số liệu, từ đó phân tích các số liệu phục vụ cho các phân tích của luận văn

+ Phỏng vấn: Thực hiện phỏng vấn sâu các phóng viên, biên tập viên làm báo và các độc giả của báo điện tử về nội dung liên quan đến kinh nghiệm, phương pháp viết sa-pô đáp ứng nhu cầu của công chúng

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận văn này mong muốn đóng góp vào số tài liệu ít ỏi về sa-pô của báo điện tử để giúp các sinh viên báo chí, những người làm báo nhận thức

rõ ràng, cặn kẽ hơn về tầm quan trọng của sa-pô đối với báo điện tử để từ

đó, có cái nhìn xác đáng hơn, có phương pháp phù hợp hơn trong việc viết sa-pô cho báo điện tử Việt Nam

Trên phương diện thực tiễn, luận văn đã khảo sát thực trạng sử dụng

sa-pô trên báo điện tử Việt Nam hiện nay với những ưu điểm và hạn chế để những người làm báo có thể phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm trong quá trình tác nghiệp Đồng thời luận văn cũng đưa ra những kinh nghiệm trong việc viết sa-pô cho báo điện tử Những kinh nghiệm này được chắt lọc, sắp xếp từ việc phỏng vấn nhiều phóng viên, biên tập viên cũng như nhiều độc giả

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có ba chương:

Chương 1: Lý luận chung về sa-pô trên báo chí

Chương 2: Khảo sát việc sử dụng sa-pô trên báo điện tử Việt Nam hiện nay (Khảo sát ba báo điện tử Vnexpress.net, Vietnamnet.vn và Tuoitre.vn trong

3 tháng đầu năm 2013)

Chương 3: Kinh nghiệm và nghệ thuật viết sa-pô cho báo điện tử Việt Nam

Trang 14

Chương 1: Lý luận chung về sa-pô trên báo chí

1.1 Khái niệm chung về sa-pô

1.1.1 Định nghĩa sa-pô

Sa-pô là cách gọi phiên âm từ chapeau trong tiếng Pháp.Đây là thuật

ngữ được sử dụng thường xuyên nhất khi giới thiệu một đoạn văn giới thiệu một bài báo Trong tiếng Pháp, sa-pô được viết là “chapeau”, nghĩa là cái mũ Cái mũ là vật dùng để đội trên đầu, nó nằm trên phần cao nhất của một con người Quả thực, sa-pô giống như cái mũ của bài báo nó nằm ở phía trên và tạo cho bài báo sự chỉn chu khi xuất hiện trước công chúng

Theo Wikipedia, “chapeau” là một văn bản ngắn đứng trước phần nội dung chính của một bài báo khuyến khích người đọc bằng cách tóm tắt những nội dung sẽ được triển khai trong phần chính của bài báo Chapeau một bài báo sẽ trình bày các nội dung: “cái gì”, “ai”, “ở đâu”, “khi nào”, làm thế nào và đôi khi có thể thêm “tại sao”.Trong một bài báo, chapeau được được in đậm, đặc biệt sử dụng phông chữ khác, hoặc có thể chèn thêm một đồ họa, hình ảnh trong đó để tập trung sự chú ý của người đọc

Trong tiếng Anh, sa-pô được gọi là lead hoặc intro Theo nghĩa đen, lead được hiểu là dẫn đầu, hướng dẫn Khi được sử dụng trong báo chí, nó cũng được coi là phần đầu của một bài báo và dẫn dắt người đọc vào bài báo Theo Wikipedia, lead là phần mở đầu một bài báo, một câu chuyện, một chương sách Nó xuất hiện sau tiêu đề, đứng trước phần nội dung chính của bài viết và giúp người đọc nhận biết được nội dung chính của bài báo, câu chuyện hoặc chương sách

Trong các tài liệu tham khảo nước ngoài, có rất nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra định nghĩa về sa-pô Line Rose trong cuốn “Nghệ thuật thông

tin” có trình bày: “Sa-pô là hạt nhân của tin tức, bản thân nó là thành phần

cơ bản của thông tin báo chí” [24] Trong cuốn “Kỹ năng viết bài”,

Trang 15

Fabience Gérault quan niệm sa-pô: “là yếu tố đập vào mắt độc giả, nằm giữa tít và bài báo” [19, tr31]

Mặc dù sa-pô xuất hiện rất sớm trên báo chí Việt Nam nhưng tài liệu nghiên cứu về nó lại không được phong phú Rất ít tài liệu đưa ra được định nghĩa rõ ràng về sa-pô Các nhà nghiên cứu báo chí Việt Nam thường không định nghĩa sa-pô về mặt hình thức của nó mà tập trung định nghĩa nó trên cơ sở đặc trưng và chức năng của nó

Trong sách Ngôn ngữ báo chí, PGS.TS Vũ Quang Hào đã trích dẫn

một số cách hiểu như: Sa-pô “là bức thông điệp ngắn gọn từ bài báo”,“Lời mào đầu nằm ngay sau tít dẫn chính”, “một điểm nhấn cần thiết, nêu vắn tắt đầu đề bài báo đặt ra để lôi cuốn người đọc”, “Cánh cửa mở ra để người đọc liếc vào và mời gọi họ vào”, “phần quảng cáo nghiêm túc cho bài báo”, “những thông tin chắt lọc nhất từ bài báo, ý tưởng chủ đạo mà người viết muốn gửi gắm”….[5, tr141]

Và PGS.TS Vũ Quang Hào rút gọn lại về sa-pô bằng nhận định: “Dù hiểu thế nào cũng phải thừa nhận sa-pô là cái thần của bài báo hoặc là được viết ra từ một vài câu nguyên văn trong bài báo hoặc là được tác giả/tòa soạn sinh thành từ cái thần đó bằng một hoặc vài câu có sức hấp dẫn” [5,tr141]

Còn trong cuốn sách “Thể loại chính luận”, tác giả Trần Quang quan

niệm: sa-pô hay lời mở đầu của bái bào „được dùng để giới thiệu xuất xứ, bối cảnh chính trị - xã hội của tác phẩm, đồng thời nêu những nội dung cơ bản nhất mà tác phẩm sẽ trình bày chi tiết” [12]

Trong “Từ giảng đường đến trang viết “nhà báo Huỳnh Dũng Nhân

có viết: Sa-pô (chapeau) trong tiếng Pháp có nghĩa là “cái mũ” Những người làm báo Việt Nam quen với cách gọi phiên âm sa-pô hay mào đầu, lời dẫn với tư cách là một thuật ngữ‟ [10]

Trang 16

Lời mào đầu: Người ta thường nói đến mào đầu câu chuyện như một cách mở đầu, bắt đầu một câu chuyên Bởi vậy, lời mào đầu của một bài báo là phần đứng trước tiêu đề, đứng trước nội dung của bài báo Nó là một văn bản hoàn chỉnh có thể là một câu hoặc nhiều câu Song sự quan trọng của nó không phụ thuộc vào độ dài của nó Trong xu hướng báo chí hiện đại, lời mào đầu thường ngắn gọn, xúc tích

Lời dẫn (hay một số tài liệu gọi là tít dẫn): Trong cuộc sống, người ta hay nói „dẫn dắt câu chuyện”, “dẫn dắt vấn đề” cũng có nghĩa là đưa người khác tham gia vào vấn đề của mình Thuật ngữ lời dẫn dắt cũng mang nội dung tương tự như vậy, có nghĩa là thu hút sự chú ý của người đọc để lôi kéo họ quan tâm, tiếp thu nội dung của bài báo

Tổng hợp từ những tài liệu, ý kiến trên, chúng tôi xin được đưa một

định nghĩa về sau-pô: Sa-pô là một đoặn văn bản hoàn chỉnh nằm dưới tít

và trước phần chính văn có vai trò tóm tắt, giới thiệu nội dung chính của bài viết hoặc thu hút độc giả Sa-pô gồm khoảng một vài câu với dung lượng ngắn

Xét về tính lịch sử ra đời của sa-pô, do chỗ nền báo chí nước ta có

„duyên” được tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của nền báo chí lâu đời Pháp nên

đã tiếp thu được khá nhiều kỹ năng làm báo chuyên nghiệp của người Pháp, trong đó có sa-pô Vì vậy, rất có khả năng, giả thuyết báo Nhân dân đưa ra khi nói rằng: sa-pô ra đời từ ngày có báo là đúng với trường hợp báo chí Việt Nam Thông qua sự khảo sát trên các tờ báo lớn của Việt Nam xuất bản cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX như Nam Phong, Tân Thanh tạp chí, Phụ nữ tân văn… chúng tôi đã phát hiện thấy những dấu vết tồn tại của sa-pô trong thời kỳ mới hình thành của nền báo chí Việt Nam Chẳng hạn một vài sa-pô trên tờ Nam Phong do Phạm Quỳnh làm chủ bút mà chúng tôi sưu tầm được:

Trang 17

“Bản báo mới tiếp được cái thư ngỏ sau này của ông NG.V người Nam Kỳ, trong thư hết sức bài bác cái lôi văn của bản báo, bài bác cả Hán học cũ của nước ta Tuy lời lẽ có chỗ quá đáng – nôm na cha mách qué- song bản báo cũng vui mà đăng, để cho các bạn đọc báo biết cái dư luận của người Nam Kỳ thế nào” (PH.Q ,“Thư ngỏ của chủ biết Nam Phong”, Nam Phong,

số 81, 1931)[44]

Hay một sa-pô khác:“Phật Giáo nguyên khởi phát ở Ấn Độ rồi truyền sang nước Tàu, sau truyền sang nước ta Nhưng cũng có người nói Phật Giáo từ Ấn Độ truyền sang nước ta trước, rồi mới truyền sang Tàu Song cái thuyết ấy chưa lấy gì làm bằng chứng mà cứ xét cho tường được Gần đây… đêm dịch thuật ra đây để hiến các độc giả, hoặc có bổ ích về sự chấn hưng Phật Giáo được chút đỉnh nào chăng” (“Lịch sử Phật giáo nước

Tàu”, Nam Phong, số 165, 1932) [43]

1.1.2 Đặc trưng, đặc điểm của sa-pô theo từng loại hình báo chí

Sa-pô xuất hiện trong mọi loại hình báo chí đang tồn tại ngày nay, tuy nhiên thuật ngữ có sự khác nhau một chút về tên gọi Với báo trực tuyến, sa-pô nói chung tương đồng với báo in Trong phát thanh, truyền hình, sa-pô khác đi một chút bởi nó là sự nhấn mạnh về mặt âm thanh, hình ảnh Nhưng về mục đích, nguyên tắc thì cơ bản vẫn giống thì sa-pô của phát thanh, truyền hình cũng giống như sa-pô của báo in, báo trực tuyến

1.1.2.1 Báo in

Sa-pô trên báo in là phần văn bản ngắn ngắn được phân biệt với phần chính văn bằng một số khác biệt trong cách trình bày Sa-pô có thể được in nghiêng, in đậm hoặc sử dụng một co chữ khác để nổi bật so với phần chính văn

Sa-pô trong báo in là thành tố được khuyến khích nhưng không bắt buộc trong báo in Trên báo in, các bài viết dài thường có sa-pô đi kèm còn các tin ngắn, tin sâu thường không sử dụng sa-pô

Trang 18

Sa-pô trên báo in thường dài Theo nghiên cứu của cử nhân Ngô Thị Cẩm Tú trong khóa luận, “Sapô – yếu tố tăng cường tính hiệu quả của tác phẩm báo chí Việt Nam hiện đại”, dung lượng một sa-pô báo in nên dưới

1.1.2.2 Phát thanh

Trong phát thanh sa-pô được gọi là lời dẫn Thính giả phát thanh tiếp nhận thông tin qua thính giác Ngôn ngữ của âm thanh bao gồm lời nói, âm nhạc, tiếng động Trong đó, lời nói đóng vai trò quan trọng nhất, nhưng sự ảnh hưởng của yếu tố âm thanh, âm nhạc cũng rất quan trọng Người nghe phát thanh thường nghe radio trong lúc họ đang làm một công việc gì đó

Sự tập trung vào công việc của chính của họ có thể khiến họ xao nhãng khi nghe lời dẫn của phát thanh viên Nhưng trong rất nhiều trường hợp, sự tác động của âm nhạc, âm thanh gây chú ý sẽ khiến họ tập trung hơn vào chương trình họ đang nghe Lời dẫn trong phát thanh cần sự kết hợp hài hòa và hiệu quả của ba yếu tố nêu trên

Không phải 100% chương trình phát thanh có lời dẫn Có nhiều chương

trình bắt đầu bằng lời chào, lời giới thiệu của phát thanh viên Ví dụ: “Xin chào các bạn, các bạn đang nghe chương trình A Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau bàn về vấn đề” Và sau đó, chương trình phát thanh bắt đầu vào

nội dung chính

Trang 19

Khảo sát 30 chương trình phát thanh có lời dẫn trên kênh VOV2 và VOV giao thông Hà Nội (từ ngày 1/3 đến 3/3) chúng tôi thu được kết quả sau: Thời lượng cho lời dẫn phát thanh từ 15 đến 30 giây Thời lượng này phụ thuộc vào thời lượng của toàn bộ chương trình Chương trình dài hơn thì lời dẫn cũng có thể dài hơn với nhiều thông tin cụ thể hơn

Lời dẫn chương trình phát thanh thường đi theo một công thức chung là nêu vấn đề và tầm quan trọng của vấn đề đối với xã hội để làm lý do bắt đầu cho chương trình

Ngôn ngữ lời nói trong lời dẫn của phát thanh thường thân mật, dễ hiểu, phổ thông và giàu hình ảnh Thính giả của phát thanh chỉ được tiếp xúc với thông tin qua thính giác nên ngôn ngữ lời dẫn phát thanh cần phải tạo cảm giác cho họ thấy họ đang được nghe một người bạn tâm sự đồng thời phải

vẽ ra những hình ảnh bằng ngôn từ để họ tưởng tưởng được sự việc, sự vật

1.1.2.3 Truyền hình

Lời dẫn truyền hình là một đoạn văn nói diễn đạt, mô tả ngắn gọn về vấn đề nội dung được nêu trong vài bài viết (phóng sự, tin…) Trong truyền hình, lời dẫn tương tự như sa-pô của bài báo, ngắn gọn, đủ ý, ấn tượng đề chào mời mọi người đọc đến với những thông tin được cụ thể hóa hơn trong tác phẩm

Khán giả truyền hình tiếp xúc với chương trình truyền hình bằng thính giác, thị giác Họ thường xem chương trình truyền hình trong lúc rỗi rãi nên

sự tập trung vào chương trình lớn hơn khi họ nghe phát thanh và đọc báo điện tử

Đặc trưng của chương trình truyền hình là nó diễn ra theo trật tự tuyến tính Các chương trình truyền hình lần lượt được trình bày theo sự sắp xếp của nhà đài Xem một kênh truyền hình, trong một thời điểm nhất định,

Trang 20

người xem không có quyền lựa chọn chương trình Bởi vậy, khán giả truyền hình thường thụ động trong việc lựa chọn chương trình truyền hình

Vì những lý do nêu trên, lời dẫn trong chương trình truyền hình không bắt buộc phải có và tầm quan trọng của nó không mạnh mẽ như đối với báo

in và đặc biệt là báo điện tử Lời dẫn không phải là một trong những yếu tố tiên quyết làm nên sự sống – còn của một chương trình truyền hình

Trong thời điểm hiện nay, lời dẫn ngày càng có xu hướng ngắn đi, cô đọng hơn và nhất thiết phải hấp dẫn Nó là điểm khởi đầu của câu chuyện, quảng cáo cho câu chuyện ấy, dẫn dắt khán giả nghe và xem câu chuyện

ấy Đồng thời, lời dẫn giúp định hình tâm trạng người xem Lời dẫn là thời gian cho người xem chuẩn bị cho những nội dung chi tiết và tạo sự liên tục, liên kết của chương trình

Lời dẫn trong chương trình truyền hình thường là lời của một người dẫn chương trình Khán giả tiếp nhận thông tin này trên cả khía cạnh thính giác (nghe người dẫn chương trình nói) và yếu tố thị giác (xem người dẫn) Về khía cạnh nghe, sự hấp dẫn sẽ đến từ nội dung lời nói, giọng nói và cách thức nói Như vậy, lời dẫn người dẫn chương trình thành công hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố Tuy nhiên, với sự thụ động trong các tiếp nhận thông tin của khán giả truyền hình, do chưa bị áp lực từ khách hàng (người xem), những người thực hiện thường chưa đầu tư kỹ càng cho lời dẫn chương trình và những lời dẫn này thường chưa đạt chất lượng tốt

1.1.3 Chức năng của sa-pô

Bàn về vai trò của sa-pô đối với báo chí nói chung, rất nhiều tác giả

đã đưa ra chính kiến của mình Fabienne Gérault, Đại học báo chí Lille Pháp có tóm tắt 6 chức năng của sa-pô là: tóm tắt nội dung chính của bài báo; nêu chủ đề của bài báo: góc độ xử lý thông tin; giải thích bài báo bằng cách chỉ ra tại sao tác giữa chọn viết về sự kiện, hiện tượng này; nêu hoàn

Trang 21

cảnh đặc biệt với thể loại điều tra, phỏng vấn; thông báo bố cục bài báo: là cách phát triển thông tin cốt lõi mà tít đã nhắc tới; mời đọc: lựa chọn ngôn ngữ, cấu trúc câu để sa-pô bớt khô khan, tạo hứng thú cho người đọc Leonard Ray Tell, Ron Tayler trong “Bước vào nghề báo” [19] đánh giá

vai trò của sa-pô là “cung cấp cho độc giả thông tin tổng hợp đồng thời lại phải thúc đẩy họ muốn tìm hiểu nhiều thông tin hơn nữa, cho phép họ đọc đến đó là đủ nhưng đồng thời lại thúc đẩy họ đọc hết bài báo” [23, tr.196] Loic Hervouet quan niệm chức năng của sa-pô là “giúp đỡ người đọc xác định chủ đề và góc độ Cung cấp thông tin chính.Gợi ý về dàn bài Làm cho độc giả muốn đọc”[21]

Ở Việt Nam, PGS.TS Hoàng Anh trong cuốn “Những kỹ năng về sử dụng ngôn nữ trong Truyền thông đại chúng” [2] trình bày vai trò của sa-pô như sau:

+ Xác định chủ đề bài báo: Đây là chức năng quan trọng nhất của sa-pô Sa-pô phải mang đến cho người đọc khái niệm chung về đề tài của bài viết Trong thời đại bùng nổ thông tin, độc giả sẵn sàng bỏ qua bài viết nếu như

họ không tìm thấy ở lời mào đầu một điều gì đáng quan tâm

+ Chứng minh tính thời sự, tức thời của thông tin: Độc giả thường quan tâm tới những đề tài nóng hổi ảnh hưởng tới cuộc sống của họ Bởi thế, sapo phải thể hiện được tính thời sự, tức thời để người đọc bị kích thích và thấy tầm quan trọng của thông tin

+ Nêu những ý chính trong nội dung bài viết: Sa-pô có thể nêu khung nội dung bài viết để độc giả hiểu được bài viết gồm những nội dung gì, triển khai ra sao mặc dù họ không đọc hết bài báo Tuy nhiên chức năng này của sa-pô là không bắt buộc bởi nó dễ dẫn tới tình trạng sa-pô dài, khuôn sáo và khiến độc giả mất hứng đọc nội dung bài cụ thể

Trang 22

+ Thu hút sự chú ý của độc giả: Nếu tít báo là đốm lửa đầu tiên của sự đam

mê trong lòng người thì sa-pô phải thổi bùng đốm lửa ấy thành một ngọn lửa Sa-pô cần tạo một thứ ma lực khiến người đọc không thể cưỡng lại Bởi vậy, sa-pô cần được viết một cách ấn tượng, hấp dẫn, thể hiện được thần thái của vấn đề hay sự kiện

Như vậy, mỗi tác giả có một cách phân chia chức năng của sa-pô khác nhau nhưng về cơ bản đều thống nhất các ý: thể hiện tính thời sự của bài viết, tính hấp dẫn của bài viết và chức năng tóm tắt vấn đề của bài báo Đây là những chức năng cơ bản nhất của sa-pô Đó cũng là những yêu cầu chung của sa-pô trên mọi loại hình báo chí

1.1.4 Phân loại Sa-pô

Trong cuốn “Nhà báo hiện đại”, NXB Trẻ phân loại5 loại sa-pô là:

pô đích danh (sử dụng khi bài viết liên quan đến nhân vật nổi tiếng),

sa-pô ẩn danh (sử dụng khi viết bài liên quan đến tổ chức, cá nhân không được nhiều người biết đến trong giới bạn đọc), sa-pô tóm tắt, sa-pô phức tạp và sa-pô gay cấn [25]

Trong cuốn “Ký giả chuyên nghiệp” [20], GS John Hohenbeg chia

“phần mở” (trong sách này sa-pô được dịch là “phần mở”) ra thành 6 loại như sau:

Phần mở cho tin trực thuật: Thường mở đầu cho những câu chuyện

quan trọng như các tấn thảm kịch, tai nạn thảm khốc… được nhiều cơ quan thông tấn Mỹ khai thác, được dùng như một phương tiện hữu hiệu để tóm lược tin tức Phần mở đầu nhấn mạnh vào hành động đưa đến tai hại, có thể bắt đầu bằng tổng số thiệt hại do tai nạn gây ra kèm theo nguồn tin, đồng thời miêu tả hành động, nơi chốn và ý nghĩa của câu chuyện, nếu không phần mở đầu này sẽ không có tác dụng

Trang 23

Phần mở cá nhân: Sử dung “ngôi thứ nhất số ít”, không nên dùng

trong việc tường thuật tin tức, trừ khi có nhân chứng mục kích thường được các nhà báo danh tiếng hoặc người viết bài muốn chứng tỏ mình đã mắt thấy tai nghe sự việc Báo chí dùng loại này để tăng sức hấp dẫn và thuyết phục cho bài báo

Phần mở tương phản: tạo ra một sự vô lý, tương phản hoặc một cái

gì đó gây ngạc nhiên, phẫn nộ trong phần mở Tuy nhiên, cần thận trong khi sử dụng kiểu sa-pô này vì dễ gây nhàm chán, không tạo được sự bất ngờ như mong muốn

Phần mở trì hoãn: được gọi là kiểu phần mở “bồi đắp câu chuyện”,

dùng lối nói có nhiều chi tiết giật gân để đi dần đến, làm nổi bật một sự kiện thông thường, có thể làm cho độc giả nhức đầu nếu viết không đúng cách

Phần mở giai thoại: Thường các tạp chí ưa dùng loại này Nếu viết

theo lề thói thông thường thì không thể thu hút sự chú ý của độc giả vào những nhân vật không hề nổi tiếng, thậm chí là tầm thường được đề cập trong bài báo Một câu chuyện giai thoại ngắn gọn, sáng sủa về một nhân vật bình thường của cuộc sống cso thể gây chú ý của độc giả

Phần mở khôi hài: không khí vui vẻ, thân mật và thoải mái ngay từ

đầu bài báo luôn giúp công chúng dễ dàng tiếp nhận thông tin hơn Tuy nhiên cũng cần phải có giới hạn với sự đùa giỡn Nên pha trò tự nhiên, sẽ

có hiệu quả

Loic Hervouet, tác giả cuốn “Viết cho độc giả” [21], chia sa-pô làm

6 loại Trong sách này sa-pô được gọi là lời mở đầu:

+ Lời mào đầu nêu thông tin chính: Kể lại nội dung toàn bộ bài báo trong vài ba dòng

Trang 24

+ Lời mở đầu bổ sung cho đầu đề: Nếu đầu đề mang tính kích thích thì lời mào đầu phải nêu được chủ đề bài báo Và nước lại, nếu đầu đề đã nêu được chủ đề thì lời mào đầu phải có tính kích thích người đọc

+ Lời mào đầu hoàn cảnh: Nhắc lại hoàn cảnh diễn ra sự kiện và nêu lên góc độ đề cập bài báo

+ Lời mào đầu giới thiệu: Chứng minh rằng bài báo mang tính thời sự, giới thiệu về người được phỏng vấn hoặc tác giả bài báo

+ Lời mào đầu nghi vấn: Đặt ra câu hỏi về chủ đề sẽ xử lý trong bài báo Mục đích kích thích người đọc và t hông báo cho họ biết những gì sẽ đề cập trong bài

+ Lời mào đầu độc giả: Không phải là lời mào đầu mà đây là một đoàn đầu của bài báo được in theo kiểu chữ khác Cách làm này khá mạo hiểm, dễ gây nhầm lẫn vì đoạn đầu của bài báo chưa chắc đã bao quát được vấn đề Loại sa-

pô này cũng thường gặp trên báo chí Việt Nam, đặc biệt là báo điện tử

Theo Fabienne Gérault [19], pô chia thành 9 loại thông dụng:

sa-pô gọi tên (gọi tên vấn đề, sự việc, hiện tượng được trình bày trong bài kèm theo bình luận ngắn); sa-pô tóm tắt (nắm bắt thông tin cốt lõi nhất, từ đó khái quát vấn đề); sa-pô nguyên cớ (kể lại sự việc khiến tác giả viết bài báo), sa-pô chân dung (phác thảo một nét nào đó về nhân vật trong tác phẩm: ngoại hình, thân thế, sự nghiệp, tính cách…), sa-pô nêu luận cứ (đưa ra các con số, dữ liệu có khả năng thu hút người đọc); sa-pô kể chuyện (người đọc có cảm giác tác giả đang kể một câu chuyện nào đó), sa-pô nêu cảm xúc (dùng để phát biểu cảm nghĩ, suy nghĩ riêng của tác giả) và sa-pô tiếp nối tiêu đề (mở rộng nội dung chính ở tiêu đề một cách

vừa phải, kiệm lời, buộc người đọc phải đọc tiếp)

Line Ross trong “Nghệ thuật thông tin” [24], phân chia đơn giản thành sa-pô tổng hợp và sa-pô chọn lọc

Trang 25

Theo như nhà báo Duy Hoàng trong Tạp chí Người làm báo Thanh Hóa [40], có đưa ra 6 cách viết mào đầu hấp dẫn:

+ Mào đầu dẫn dắt: Mở đầu có tính chất giai thoại với lối dẫn dắt có đôi

chút hư cấu Cách viết sapo này rất phù hợp với những chủ đề khô khan hoặc các vấn đề khoa học có tính lý thuyết cao bởi nó làm cho nội dung bài báo trở nên mềm mại, dễ đọc và thú vị hơn

+ Mào đầu bằng một nhân vật: Dẫn dắt bằng một nhân vật điển hình cho

đối tượng mà mình nói đến trong bài viết Đây là một dạng sa-pô đưa thông tin là tư liệu sống (nhân vật) rất sinh động và hấp dẫn

+ Mào đầu dựng cảnh: miêu tả lại bối cảnh của sự việc ở sa-pô

+ Mào đầu gây sốc: Có thể bắt đầu bài báo bằng một hình ảnh, một lời phát

biểu gây sốc Mào đầu này đặc biệt hiệu quả với những bài viết mang tính cảnh báo

+ Đưa ra câu hỏi: Đưa ra lời phát biểu , trích dẫn của một nhân vật nào đó

kèm theo giới thiệu về xuất xứ, chuyên môn của người đó hoặc bối cảnh phát ngôn

+ Dùng đoạn hội thoại: mào đầu này phù hợp với những chủ đề mang tính

kịch tính

Trên thực tiễn, mỗi tòa soạn báo Việt Nam lại có những quan điểm riêng trong việc phân loại sa-pô Điều này có lợi thế là tạo ra phong cách chung cho sa-pô của riêng tờ báo nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro Nếu như tòa soạn nhận thức đúng về tầm quan trọng của sa-pô và chọn được cách viết tốt thì sẽ đạt hiệu quả cao và ngược lại, nếu cách lựa chọn sa-pô sai, có thể làm giảm hiệu quả của chúng

Khảo sát trong khóa luận “Sa-pô – yếu tố tăng cường tính hiệu quả của tác phẩm báo chí Việt Nam hiện đại” [35] cho thấy thực trạng sử dụng

sa-pô ở Việt Nam trên một số báo như sau: Báo Đầu Tư chia theo thể loại

Trang 26

phóng sự - ghi chép (Sa-pô có ngôn ngữ linh hoạt, giàu tính biểu cảm), phản ánh (sa-pô đậm đặc thông tin, không bình luận, tầm khái quát cao) Với báo Lao Động và Tuổi trẻ: mọi hình thức sa-pô đều được chấp nhận nếu nó khiến bạn đọc muốn đọc vào bài và sau khi đọc xong không thất vọng và có cảm giác mình bị lừa Báo Kinh tế Việt Nam sử dụng hai loại gồm nêu tính thời sự và tóm lược nội dung Đại Đoàn Kết bao gồm sa-pô lớn (trên dưới 100 từ, trình bày thành đoạn) và sa-pô chi tiết (chia thành nhiều sa-pô nhỏ) Hà Nội Mới có 6 loại sa-pô hay được sử dụng: mở rộng nghĩa của tít chính, lý do xuất hiện bài, dẫn dặt bạn đọc vào bài, lời bình luận, một chi tiết đắt giá, những số liệu ý nghĩa Diễn đàn doanh nghiệp: sa-

pô thông tin và sa-pô gợi mở Nhà báo và Công luận có thể dùng sa-pô là một đoạn được bóc từ trong một bài ra hoặc một đoạn viếtt ngắn tổng hợp toàn bộ nội dung bài viết Báo Phụ nữ TPHCM sử dụng sa-pô giới thiệu nội dung chính, trích dẫn phần hấp dẫn nhất, đặt câu hỏi gây sự chú ý

Như vậy có thể thấy, có rất nhiều cách phân loại sa-pô theo các tác giả khác nhau Tuy nhiên, có thể thấy điểm chung nhất trong các cách phân loại nói trên đề cập là 3 loại sa-pô: sa-pô tóm tắt, sa-pô giới thiệu và sa-pô kịch tính Các loại sa-pô khác có thể là sự cụ thể hóa hoặc là tên gọi khác của 3 loại sa-pô này

1.2 Báo điện tử và vai trò của Sa-pô với báo điện tử

1.2.1 Khái niệm báo điện tử

1.2.1.1 Định nghĩa báo điện tử

Không giống như báo in (báo giấy) hay phát thanh, truyền hình, báo điện tử có nhiều tên gọi khác nhau như báo mạng, báo mạng điện tử, báo trực tuyến, báo online… Tuy gọi bằng nhiều cách khác nhau nhưng đối tượng chính của các tên gọi này là đồng nhất Trong khuôn khổ luận văn này, xin được sử dụng tên gọi báo điện tử

Trang 27

Dựa vào dịch vụ World Wide Web, Báo điện tử được xây dựng trên

cơ sở những website cung cấp thông tin, bao gồm các văn bản, các file âm thanh và hình ảnh kỹ thuật số, nhờ đó mà thông tin được phản ánh bằng các hình thức sống động, hấp dẫn

Định nghĩa về báo điện tử, ở Điều 3, Luật báo chí năm 1989 (sửa đổi

bổ sung năm 1999) có viết: “Báo điện tử là loại hình báo chí được thực hiện trên mạng thông tin máy tính” [8] Trong Từ điển tiếng Việt (Trung tâm từ điển học, NXB Đà Nẵng năm 2008) lại định nghĩa: “Báo điện tử là loại hình báo chí mà tin tức, tranh ảnh được hiện thị qua màn hình máy tính thông qua kết nối trực tuyến với mạng internet, phân biệt với báo hình, báo ảnh, báo viết”[14] Theo Wikipedia: “Báo điện tử là loại báo mà người

ta có thể đọc trên máy tính khi kết nối với đường truyền internet qua modern (dial-up hoặc ADSL) có dây và không dây”

Trong bài giảng với Học viên K13 Cao học báo chí (Đại học Khoa

học xã hội và nhân văn), Thạc sĩ Nguyễn Sơn Minh nhấn mạnh: Báo điện

tử là dòng báo chí mới xuất hiện những năm cuối thế kỷ XX trên thế giới Báo điện tử là một hệ thống truyền thông đa phương tiện, hoạt động trên nền tảng internet, thực hiện chức năng báo chí [9]

Như vậy có thể thấy, để có báo điện tử cần: thông tin báo chí, máy tính, mạng internet Những yếu tố này sẽ làm nên đặc trưng riêng biệt của báo điện tử so với các loại hình báo chí khác Và đó cũng là cơ sở làm nên quy tắc riêng cho cách viết bài trên báo điện tử

1.2.1.2 Đặc trưng của báo điện tử và độc giả của báo điện tử

a/Báo điện tử có nhiều đặc điểm khác biệt so với báo in, phát thanh, truyền hình Trong luận văn này, chúng tôi chỉ trình bày một số đặc trưng của báo điện tử có tác động tới tới việc viết sa-pô cho loại hình báo chí này

Trang 28

Thông tin của báo điện tử được hiện thị trên một màn hình vi tính (hoặc hiện nay có thể là màn hình điện thoại, thiết bị cầm tay) Độ rung màn hình, sự phân giải ảnh sáng… là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất nhiều tới thị giác của người đọc Tiếp xúc quá lâu với màn hình vi tính

có thể ảnh hưởng tới đôi mắt của người đọc và gây khó chịu cho họ Bởi vậy, một trong những nguyên tắc khi viết bài cho báo điện tử là viết bài ngắn với những câu ngắn, đoạn văn ngắn Nhà báo Trường Giang đúc kết:

“Viết cho báo điện tử cần ngắn gọn, xúc tích, nhằm thẳng đến đối tượng, chủ đề của bài báo vì tốc độ đọc trên màn hình thường chậm hơn trên báo giấy khoảng 25% Cần nhớ rằng, viết để thõa mãn thông tin, ý thích của người đọc chứ không phải thỏa mãn ý thích của bản thân nhà báo” [37].

Một sự khác biệt cơ bản giữa báo điện tử và báo in là báo in có sự đồng hiện thông tin trên trang báo trong khi báo điện tử thì thiếu sự đồng hiện thông tin Cụ thể là các yếu tố thể hiện thông tin bài viết là tít, sa-pô, ảnh, chính văn… không thể cùng một lúc xuất hiện trên trang báo do hạn chế về mặt giao diện màn hình vi tính Khi độc giả truy cập vào một tờ báo điện tử thì ngay trên trang chủ của tờ báo này, họ sẽ thấy một loạt những tin tức nóng nhất, hấp dẫn nhất Tuy nhiên, chỉ có phần tít, sa-pô (hoặc có thể thêm avatar) của bài báo được xuất hiện trên trang chủ Chính sự thiếu đồng hiện về mặt thông tin này đã ảnh hưởng rất lớn tới việc trình bày trang báo cũng như biên tập nội dung

Như đã nói ở trên, do sự thiếu đồng hiện thông tin nên ở trang chủ của một tờ báo thường xuất hiện rất tin bài Một trang báo in khổ 40cmx30cm thường chỉ có thể đăng tối đa 20 tin bài Trong khi đó, trên trang chủ của một tờ báo có thể lên tới hàng trăm tin bài Ví dụ trên trang chủ Vnexpress.net hiển thị 87 tin bài, trang chủ Vietnamnet.vn hiện thị 123 tin bài, trang chủ của Dantri.vn hiện thị 99 tin bài… Với lượng tin bài

Trang 29

khổng lồ cùng xuất hiện trên màn hình vi tính sẽ làm tăng khả năng “cạnh tranh” giữa chính các thông tin cùng xuất hiện trên trang chủ Bởi vậy, việc làm thế nào để thu hút sự chú ý của độc giả và kích thích họ nhấp chuột để đọc bài viết của mình giữa hàng trăm tin bài khác là một nhiệm vụ rất quan trọng

Hơn thế nữa, báo điện tử có một đặc trưng rất khác biệt là tính đa phương tiện Ngoài yếu tố ảnh, văn tự, trên báo điện tử cũng có thể xuất hiện video hoặc file âm thanh Thông thường, những yếu tố hình ảnh, video hay file âm thanh luôn thu hút mắt người xem hơn cả Và điều đó lại càng

là một thử thách để phóng viên, biên tập viên phải biên tập thế nào để thu hút độc giả vào tin bài của mình

Một trong những đặc trưng quan trọng của báo điện tử là thông tin mang tính tức thời, phi định kỳ bởi vì chúng được lưu trên đĩa từ nên thông tin có thể xóa đi hay bổ sung bất cứ lúc nào, không chỉ được cập nhật theo giờ một còn theo phút, theo giây Điều này tạo ra lợi thế để người làm báo điện tử có thể cập nhật thông tin một cách nhanh nhất, phù hợp với việc bổ sung, chỉnh sửa nội dung để tường thuật trực tiếp sự kiện đang diễn ra

b/ Độc giả của báo điện tử và đặc trưng trong cách đọc báo điện tử Theo số liệu của Hiệp hội báo chí thế giới và các nhà xuất bản (WAN-IFRA), trong số 2,5 tỷ người đọc báo của họ (năm 2012) có 500 triệu người đọc báo hàng ngày bao gồm cả báo in và báo trực tuyến và 100 triệu chỉ đọc báo trực tuyến Lượng độc giả khu vực châu Á tăng 3,5% so với năm trước [44] Con số thống kê này cho thấy, lượng độc giả đọc báo trực tuyến trên thế giới là một con số rất lớn, lớn hơn độc giả báo in và ngày càng gia tăng ở khu vực châu Á Với lợi thế độc giả này, báo điện tử vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển Tuy nhiên, độc giả của báo điện tử

có những đặc trưng riêng so với độc giả của báo in và khán, thính giả của phát thanh, truyền hình

Trang 30

Báo điện tử phân cấp nhiều trang bởi thế độc giả của báo điện tử sẽ đọc báo theo chiều sâu Nếu như với báo in, khi lật giở một tờ báo, một trang báo, người đọc sẽ nhìn thấy tổng thể một bài viết và tùy theo sở thích hoặc thói quen của mình, họ cảm nhận để thấy có muốn đọc bài báo đó hay không Độc giả báo điện tử thì không như vậy Ở ngoài trang chủ, họ chỉ có thể nhìn thấy tít và sa-pô của một bài báo Vì vậy, việc có tiếp tục đọc bài báo đó hay không, họ sẽ căn cứ hoàn toàn vào tít và sa-pô Như vậy có thể thấy, đối với độc giả của báo điện tử, sa-pô là một trong những căn cứ quan trọng để giúp người đọc có quyết định đọc bài báo hay không

Để viết được một sa-pô thu hút độc giả, kích thích họ đọc bài viết trang trong, cần phải nắm bắt được đặc trưng độc giả của loại hình báo điện

tử để nắm bắt được sở thích, nhu cầu và thói quen của họ

Độc giả của báo điện tử thuộc mọi tầng lớp của xã hội, bất kể địa vị, nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn vì thế họ có đặc điểm dị biệt với nhau Mỗi một đối tượng độc giả sẽ có sở thích, nhu cầu khác nhau trong việc tiếp nhận thông tin Bởi vậy, các báo điện tử hiện nay thường lựa chọn cho mình một đối tượng độc giả nhất định để triển khai nội dung, hình thức cũng như cách thức làm báo phù hợp với đối tượng độc giả này Tuy nhiên, lượng độc giả chủ chốt của báo điện tử là những người trẻ tuổi Ví

dụ ở Việt Nam, độc giả của báo Thanh niên online, Vnexpress, Vietnamnet trong độ tuổi 18-40 chiếm 80.6% [30,tr.41]

Độc giả báo điện tử thường đọc lướt: Theo nghiên cứu của thạc sĩ Nguyễn Thu Giang trong luận văn” Công chúng Hà Nội với việc đọc báo in

và báo điện tử”, 43,6% số độc giả trên 15 tuổi ở Hà Nội đọc lướt qua nhiều trang cùng một lúc và chỉ đọc các tin hấp dẫn

Độc giả báo điện tử thường đọc báo kết hợp cùng với nhiều việc khác: Cũng trong nghiên cứu của thạc sĩ Nguyễn Thu Giang, 23,3% đọc

Trang 31

báo điện tử ở nơi làm việc Việc đọc báo điện tử ở nơi làm việc (hoặc trong khi đang làm việc) sẽ giảm sự tập trung của độc giả đối với vào việc đọc báo Họ sẽ không có nhiều thời gian dành cho việc thu nhận tin tức nên họ buộc phải lựa chọn những thông tin có ích nhất, hấp dẫn nhất đối với mình

Họ sẽ chỉ đọc những tin, bài mà họ thực sự hứng thú, quan tâm

Độc giả báo điện tử thường đọc cùng lúc nhiều trang báo: Thông thường, độc giả báo in sẽ chỉ đọc một trang báo Nếu có nhiều trang báo một lúc, họ sẽ đọc lần lượt từng trang Với độc giả điện tử thì không như vậy 22% độc giả đọc cùng lúc nhiều trang báo (khảo sát của thạc sĩ Nguyễn Thu Giang) Với việc cùng lúc đọc nhiều trang báo, số lượng thông tin để người đọc lựa chọn nhiều hơn cũng có nghĩa là sự cạnh tranh giữa các tin, bài cũng lớn hơn Hơn nữa, khi đọc cùng lúc nhiều trang báo, độc giả sẽ

có sự so sánh giữa các báo, đặc biệt là khi có những thông tin trùng nhau

Như vậy, có thể thấy độc giả báo điện tử có ít thời gian nhưng lại có nhiều sự lựa chọn thông tin Vì thế họ sẽ lựa chọn cách đọc hoặc là đọc lướt, hoặc là chỉ đọc những thông tin khiến họ quan tâm Vì vậy, để lọt vào mắt độc giả, một bài báo cần có một sa-pô hấp dẫn

Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu đọc nhanh của độc giả, người viết báo nên chọn viết dạng sa-pô để giúp người đọc có thể nắm bắt được những thông tin cốt lõi nhất của toàn bài Nhờ đó, độc giả sẽ không cần phải đọc toàn bộ bài viết mà vẫn nắm được những nội dung quan trọng nhất

1.2.2 Tầm quan trọng của sa-pô trên báo điện tử

Sa-pô có vai trò quan trọng trong sự thành công của một bài báo Đối với báo điện tử, vai trò của sa-pô càng quan trọng hơn Đó là chiếc cầu nối giúp người đọc nắm bắt linh hồn, nội dung, tư tưởng của bài báo Nó là điểm nhấn, tạo sự khác biệt giữa bài báo này với các bài báo còn lại Độc giả sẽ không bỏ ra một khoảng thời gian lớn đọc toàn bộ nội dung bài báo

Trang 32

để nắm bắt thông tin nếu như họ không bị kích thích, thu hút bởi tít, sa-pô của bài báo Đặc biệt, với sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông hiện nay, người đọc có nhiều điều kiện và phương thức để tiết kiệm thông tin mới Họ không đủ thời gian để tìm thông tin phía sau một sa-pô không hấp dẫn

Hơn nữa, ở Việt Nam hiện nay xảy ra một tình trạng rất phổ biến là

sự sao chép tin bài giữa các báo điện tử và đăng tải lại các tin bài trên báo

in lên báo điện tử Điều này khiến cho sự cạnh tranh giữa các báo điện tử càng tăng cao khi họ có quá nhiều nội dung đăng tải giống nhau Với những tin bài giống nhau như thế, cách giật tít và cách viết sa-pô sẽ làm nên đặc trưng riêng của từng báo và là yếu tố quan trọng nhất thu hút độc giả

Với tình trạng cập nhật thông tin nhiều như báo điện tử Việt Nam hiện nay (từ 100 đến 250 bài mỗi báo), độc giả sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn thông tin Nội dung của sa-pô sẽ là cách gợi ý hợp lý nhất để độc giả đưa ra lựa chọn cho mình và sự hấp dẫn của sa-pô chính là vũ khí thứ 2 sau tít để thu hút độc giả

Với báo in, sa-pô thường chỉ được sử dụng cho các bài viết dài còn các dạng tin thường không sử dụng sa-pô Trong phát thanh, truyền hình, lời dẫn cũng không phải là yếu tố bắt buộc Báo điện tử không như thế 100% bài viết trên báo điện tử đều phải có sa-pô dù đó chỉ là một tin ngắn (nội dung tin chỉ trên dưới 200 chữ) Sa-pô là yếu tố được trình bày ra trang chủ, hoặc trang chuyên mục cùng với tít, avatar và là một trong 3 yếu tố quyết định việc người đọc có nhấp chuột vào tin hay không Hơn nữa, khi vào trang nội dung bài viết, báo điện tử có một lợi thế là không bị giới hạn

về mặt diện tích trình bày Bởi thế, việc sử dụng sa-pô cho tin cũng không phải là một cản trở trong việc trình bày, in ấn như báo in

Trang 33

Do những đặc trưng về mặt loại hình, sa-pô trên báo điện tử có sự khác biệt so với sa-pô trên báo in và lời dẫn trong phát thanh, truyền hình Cụ thể hơn, sa-pô trên báo điện tử có những yêu cầu khắt khe hơn so với báo in

Về mặt hình thức: Sa-pô trên báo điện tử thường là một đoạn ngắn

được in đậm để phân biệt với phần chính văn trong bài viết Phần này cũng

có thể được trình bày với co cho chữ lớn hơn so với co chữ trong phần chính văn

Sa-pô trên báo điện tử ngắn gọn: Sa-pô báo điện tử cũng đòi hỏi yếu tố

ngắn gọn làm hàng đầu Như đã nói, độc giả báo điện tử chủ yếu đọc lướt nên nhu cầu của họ là nắm bắt thông tin một cách nhanh nhất, đơn giản nhất, dễ nhìn nhất Thường sa-pô của báo điện tử cũng không quá 3 câu và ngắn hơn 70 chữ Theo nghiên cứu của Thạc sĩ Phạm Thị Mai trong Luận văn thạc sĩ đề tài “Ngôn ngữ thể loại tin trên báo điện tử Việt Nam hiện nay” có nghiên cứu và cho kết quả: dung lượng trung bình sa-pô của tin trên báo điện tử là 30,7 chữ và dung lượng trung bình sa-pô của bài trên báo điện tử là 45,2 chữ [34, 49]

Để đảm bảo tính ngắn gọn, trong sa-pô thường xuyên sử dụng câu ghép gồm nhiều mệnh đề, ít sử dụng câu đơn để tránh lặp lại những thành tố không cần thiết Sa-pô được viết bằng 1 câu là loại sa-pô được khuyến khích sử dụng nhiều đối với báo điện tử

Sa-pô báo điện tử có tính thời sự cao: như đã nói ở trên, tính thời sự là

một trong những yếu tố khiến độc giả dễ tò mò và cũng là một trong những yêu cầu nổi bật của báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng Báo điện tử cập nhật thông tin theo từng giờ, thậm chí từng phút nên tính thời sự của nó càng cần được đề cao Độc giả luôn luôn bị kích thích nếu như họ được biết

về sự kiện ngay khi nó vừa diễn ra, biết thông tin ngay sau khi nó được công bố… Bởi vậy, trong sa-pô báo điện tử, thường sử dụng những từ ngữ

Trang 34

chỉ thời gian ở thời điểm hiện tại như: “sáng nay”, “chiều nay”, “vào lúc a giờ sáng nay”… hoặc những từ như “đang”, “vừa”, “mới”, “hiện”… Rất hiếm khi trong sa-pô báo điện tử tồn tại những từ như „hôm qua” hoặc

những từ chỉ thời gian quá khứ Trong luận văn ““Ngôn ngữ thể loại tin trên báo điện tử Việt Nam hiện nay”, thạc sĩ Phạm Thị Mai đã khảo sát được kết quả 47,7% sa-pô tin trên báo điện tử Việt Nam sử dụng cụm từ chỉ thời gian [34, tr.63]

Line Rose đánh giá: “Quan trọng nhất là tính thời sự Ngay từ lúc viết mào đầu cần cho độc giả biết sự việc đó xảy ra hôm qua hay hôm nay” [24,

tr.36] Quan điểm này đúng với sa-pô của mọi loại hình báo chí và đặc biệt phù hợp với sa-pô của báo điện tử và thói quen đọc báo của độc giả báo điện tử

Sa-pô báo điện tử thường được trình bày theo mô hình tháp ngược:

Thông thường, sa-pô của báo điện tử được viết theo mô hình tháp ngược với sự sắp xếp thông tin với độ quan trọng từ cao xuống thấp Nghĩa là nội dung chủ chốt của toàn bài nằm ở sa-pô, nội dung quan trọng nhất của sa-

pô nằm ở câu đầu tiên, nội dung quan trọng nhất của câu đầu tiên nằm ở vế đầu tiên…

Điều này, thực ra đúng với sa-pô nói chung Trong cuốn Cẩm nang Medianet (được xây dựng trên cơ sở bài giảng của chương trình Medianet

do Bộ Ngoại Giao Anh tổ chức ở Việt Nam) có viết: “Phần mở đầu một bài báo được coi là tốt nhất khi nó làm được điều lý tưởng: tóm lược được toàn

bộ nội dung câu chuyện – cô đọng tất cả những thông tin quan trọng vào một số yếu tố căn bản – nhờ vậy, khán giả, độc giả về cơ bản có thể hiểu bài báo nói về cái gì ngay từ những dòng đầu tiên”[6, tr.23]

Điều này cũng phù hợp với quan điểm của Vốtxkbôinhikốp và Iyriew

trong cuốn “Nhà báo và thông tin”: “Thường gặp hơn cả là những lead( ý

Trang 35

chỉ phần mào đầu) mà trong đó, ngay những dòng đầu tiên người ta đã nhấn mạnh được chính yếu nhất, còn sau đó, theo thứ tự logic, đưa ra tiếp những khía cạnh khác của thông tin” [27] Trong cuốn sách này, hai tác giả

cũng trích dẫn một câu nói nổi tiếng trong sách Ấn Độ để làm tăng thêm

sức thuyết phục cho quan điểm của mình: “Tin tức phải nằm ở mũi tàu chứ không phải buồng lái” Hai ông cũng nhấn mạnh hơn: “Nếu thông tin mang tính đa diện thì từ thông tin đó phải lọc ra những khía cạnh chính để rồi thể hiện chúng ở phần mở đầu”.

Còn trong bài báo “Viết và trình bày website báo chí” đăng trên Tạp chí

Nghề báo số 10-11/2002, nhà báo Trường Giang có viết: “Thật vô nghĩa nếu từ dòng thứ ba anh viết hay trong khi người đọc chỉ đọc đến dòng thứ hai là họ đã bỏ đi rồi” [37]

1.3 Nguyên tắc viết sa-pô cho báo điện tử

Sa-pô trên báo điện tử là một đoạn văn bản rất ngắn nhưng như thế không có nghĩa là việc viết nó đơn giản và không cần đầu tư thời gian, chất xám Ngược lại, viết sa-pô trên báo điện tử gặp một khó khăn rất lớn bởi

chức năng của sa-pô trên báo điện tử mâu thuẫn nhau Sa-pô phải “cung cấp cho độc giả thông tin tổng hợp đồng thời lại phải thúc đẩy họ muốn tìm hiểu nhiều thông tin hơn nữa có nghĩa là cho phép họ chỉ đọc đến đỏ là đủ nhưng đồng thời lại thúc đẩy họ đọc hết bài báo” [23, tr.77]

Line Rose tác giả cuốn “Nghệ thuật thông tin” có viết: “Khi chuẩn bị mào đầu, người ta tự hỏi đâu là cái mới nhất, gần nhất, bất ngờ nhất, bất thường nhất Điều gì là quan trọng nhất thực sự có giá trị nhất, hấp dẫn nhất với công chúng quen thuộc của tờ báo Yếu tố dành được những chỉ số cao nhất theo 3 giá trị nêu trên sẽ là những điều ta cần phải tìm thấy ở ngay phần mở đầu của tin tức” [24, tr.83]

Điều quan trọng nhất khi viết sa-pô là phải nắm rõ nội dung bài báo và chọn được một góc độ để đề cập, tức là chọn một nội dung thông tin được

Trang 36

ưu tiên Chẳng hạn, khi có một tin về tai nạn giao thông, có rất nhiều cách

để triển khai viết sa-pô Nếu chọn khía cạnh kinh tế, có thể đưa ra những con số thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra đối với xã hội, với các hãng bảo hiểm, với cá nhân… Nếu chọn khía cạnh cảnh báo thì có thể liệt kê các biện pháp xử lý vi phạm mà chính phủ đưa ra với các loại xe và các dự án cải thiện hệ thống đường sá… Nếu chọn khía cạnh giải thích thì có thể nêu

ra các nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng các tai nạn giao thông, đặc điểm của các tai nạn, những địa điểm thường xảy ra tai nạn Hoặc cũng có thể bắt đầu bằng cách kể chuyện về cuộc sống của nạn nhân hoặc phân tích lỗi của người lái xe dẫn đến tai nạn… Vấn đề ở đây, là tùy theo định hướng của tòa soạn và mục đích bài viết của mình, phóng viên lựa chọn khía cạnh phù hợp để truyền tải nội dung tới độc giả của mình một cách hiệu quả nhất Nhưng chú ý rằng một bài báo hay và có ảnh hưởng xã hội luôn liên quan đến lợi ích độc giả Và điều này, tốt nhất nên được thể hiện ngay ở phần sa-pô để tạo sự chú ý với độc giả Điều này rất phù hợp với nhận định của nhà báo Linda Sherwood - người đứng chuyên mục “Học viết báo”,

thuộc phiên bản điện tử của tờ NewYork Times: “Tất cả mọi thứ đều bắt đầu từ một sa-pô tốt” [53]

Một trong những nguyên tắc khi viết sa-pô là nhà báo nên coi trọng thời giờ của độc giả và dĩ nhiên không nên cố sức kéo độc giả vào bài viết của mình bằng một sa-pô đánh lừa kiểu “treo đầu dê bán thịt chó” Đây là cách viết bài giật gân, câu khách rẻ tiền , một trong những sai lầm lớn nhất của người làm báo chuyên nghiệp nhưng lại là kiểu viết sa-pô khá phổ biến trên báo điện tử thời gian gần đây

Nguyên tắc tiếp theo là cần phải giới hạn phạm vi đề cập của bài viết trong sa-pô Sa-pô cần dựng lên được kết cấu cho phần còn lại của bài báo Nếu có một sa-pô tốt, phần còn lại sẽ đến một cách rất rõ ràng Rất nhiều phóng viên mất nhiều thời gian cho việc nghĩ một sa-pô phù hợp Để

Trang 37

chuyện này dễ dàng hơn, tốt nhất, phóng viên nên thể hiện nội dung bài viết ngay ở sa-pô để lấy đó làm kết cấu cho bài viết của mình đồng thời giúp độc giả định hình được nội dung chính của bài báo nhiều chữ Như

vậy có thể thấy, “mục tiêu của sa-pô là cung cấp cho người đọc thông tin

và làm cho họ ngất ngây bởi một văn phong cuốn hút”

Sau đây, chúng tôi xin đưa ra một số nguyên tắc kỹ thuật khi viết sa-pô được người viết nghiên cứu và tổng kết từ các tài liệu nghiên cứu liên quan của các nhà nghiên cứu báo chí, các cử nhân báo chí:

Cấu trúc phù hợp nhất để viết sa-pô là cấu trúc hình tam giác ngược (hay kim tự tháp ngược) Đây là cấu trúc phổ biến nhất trong báo chí hiện đại vì nó hút mắt người đọc ngay từ thông tin đầu tiên Đặc điểm cơ bản của cấu trúc này là nó thể hiện tin tức quan trọng nhất ngay ở phần đầu Lần lượt sau đó là các thông tin ít quan trọng hơn Thông tin kém quan trọng nhất sẽ đặt ở đỉnh tam giác tức là phần cuối của sa-pô

Sa-pô trả lời các câu hỏi: Ai, cái gì, khi nào và ở đâu Theo đó, nội dung chính của bài báo sẽ trả lời các câu hỏi tiếp theo như tại sao, nếu… thì, như thế nào…

Thủ thuật để viết sa-pô tốt là phải tìm ra một vấn đề, sự kiện, chi tiết quan trọng nhất của câu chuyện để đẩy chúng lên thành sa-pô Đây là cách viết sa-pô đơn giản nhưng có tính hấp dẫn cao

Một trong những nguyên tắc tối quan trong với sa-pô là cần phải kiểm

soát dung lượng sa-pô để tạo hiệu quả tốt nhất Tác giả của bài báo “Lời mào đầu của câu chuyện báo chí” cho biết, chiều dài lý tưởng của sa-pô là 20-25 từ và giới hạn trong một đến hai câu văn [49] Tuy nhiên do đặc

điểm ngôn ngữ tiếng Việt là đơn âm, nhiều từ ghép nên theo tác giả Ngô Thị Cẩm Tú (trong khóa luận tốt nghiệp “Sa-pô – yếu tố tăng cường tính hiệu quả của báo chí Việt Nam hiện đại”) [35] cho rằng, sa-pô trong bài

Trang 38

báo tiếng Việt có độ dài dưới 70 âm tiết là thích hợp Đây là dung lượng thích hợp nhất giúp người đọc hiểu và nhớ được nội dung của sa-pô Với những bài báo dài hơn, dung lượng sa-pô có thể hơn 70 âm tiết nhưng chỉ nên giới hạn ở dưới 100 âm tiết Với sa-pô có độ dài từ 100 âm tiết trở lên,

độ đọc hiểu và hứng thú của người đọc dành cho bài báo sẽ giảm mạnh., người đọc sẽ ngại và bỏ qua bài báo Tuy nhiên, với xu hướng báo chí hiện nay, nhất là báo điện tử, dung lượng thích hợp cho sa-pô cần ngắn hơn nữa Thông thường, các báo điện tử thường giới hạn lượng âm tiết trong sa-pô của mình.Ví dụ báo Vnexpress là 30 chữ, báo Vietnamnet là 50 chữ

Sử dụng nhiều động từ cho sa-pô và hạn chế tính từ và phó từ bởi chúng

sẽ làm giảm đi yếu tố khách quan của sa-pô Với thông tin báo chí, tính khách quan là một trong những yêu cầu được đặt ra hàng đầu Cách viết thiếu khách quan, mang màu sắc cá nhân tác giả nếu được thể hiện ngay từ sa-pô nghĩa là những câu chữ đầu tiên mà độc giả tiếp nhận được rất có thể

sẽ làm giảm hứng thú của độc giả, nhất là trong trường hợp quan điểm cá nhân đó không đồng nhất với quan điểm của người đọc

Tôn trọng nguồn tin nhưng không nên đặt chúng ở ngay đầu đầu sa-pô bởi nguồn tin không quan trọng bằng bản thân tin tức Nguồn tin chỉ là nội dung bổ trợ, giúp thông tin chính có sự thuyết phục hơn mà thôi.Hình thức thông thưởng là: Chủ ngữ - động từ- tân ngữ, thời gian xảy ra sự kiện và nguồn tin

1.4 Sa-pô lỗi

Tuy không có một công thức, một nguyên tắc nào cho sa-pô nói chung và sa-pô báo điện tử nói riêng nhưng vẫn có những trường hợp viết sapo bị lỗi Một sa-pô bị coi là lỗi khi nào không thực hiện được chức năng của mình, nghĩa là nó không đảm bảo được ít nhất một trong các yếu tố sau: cung cấp thông tin chủ đề bài viết; khơi gợi hấp dẫn người đọc, xác

Trang 39

định hoàn cảnh bài viết hoặc chứng minh được tính thời sự của bài viết [31, tr.34-35]

Có hai dạng dạng sa-pô lỗi thường gặp trên báo điện tử là: Sa-pô lỗi thông tin và sa-pô lỗi ngôn ngữ trong đó, sa-pô lỗi thông tin là trường hợp

dễ gặp nhất với những người chưa biết cách viết sa-pô

Sa-pô lỗi thông tin thường gặp các trường hợp:

+ Sa-pô có thông tin không rõ ràng: Đây là sa-pô vô thưởng vô phạt, đưa nhận xét một cách chung chung, không bao hàm thông tin quan trọng + Sa-pô có cách tiếp cận thông tin dài dòng: Là dạng sa-pô dẫn dắt quá dài dòng không cần thiết khiến người đọc khó tập trung vào thông tin chính + Thông tin ở sa-pô không phù hợp với tít bài: Đây là lỗi khá phổ biến trên báo điện tử theo kiểu tít một nội dung, sa-pô một nội dung, không có sự ăn khớp gây khó hiểu cho người đọc

+ Sa-pô đi quá xa vấn đề hoặc giật gân, câu khách, không phù hợp với nội dung thông tin bài viết

Sa-pô lỗi ngôn ngữ thường gặp các trường hợp:

+ Sử dụng quá nhiều dầu ngoặc kép gây rối mắt và khó hiểu cho người xem + Dùng từ khó hiểu

+ Lạm dụng dấu chấm hỏi (?)

Trang 40

Tiểu kết chương 1

Sa-pô là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên thành công của một bài báo Có rất nhiều cách để gọi sa-pô cũng như có rất nhiều định nghĩa về sa-pô nhưng tựu chung lại vẫn chung nhau ở một điểm: sa-pô là phần văn bản đứng sau tít, trước phần chính văn nhằm thông báo nội dung chính của bài báo và tạo hứng thú cho người đọc theo dõi toàn bộ bài báo

Đối với báo điện tử, với những đặc trưng riêng của loại hình, sa-pô

có vai trò rất quan trọng Nó là một trong những vũ khí tối quan trọng trong

“trận chiến” lôi kéo bạn đọc Nó như một người dẫn đường, một hướng dẫn viên để dẫn dắt người đọc vào bài viết một cách ngắn gọn nhưng hấp dẫn

và khách quan

Sử dụng sa-pô cũng là một trong những kỹ năng quan trọng của người viết báo Yêu cầu về một sa-pô hay đòi hỏi người viết báo phải nắm vững về mặt lý thuyết và áp dụng nó vào thực tiễn một cách sáng tạo Những nguyên tắc nằm lòng khi viết sa-pô cần phải nhớ là: viết theo mô hình tháp ngược, sử dụng nhiều động từ, ít tính từ, viết ngắn, viết để độc giả có thể đọc nhanh và tuyệt đối tránh viết sa-pô giật gân để kích thích độc giả bằng mọi cách Nếu không nắm vững được những kiến thức cơ bản về sa-pô rất

có thể nhà báo sẽ đưa ra những sa-pô lỗi Và đôi khi chính vì áp lực thu hút độc giả, nhiều nhà báo sử dụng những sa-pô giật gân, câu khách

Bởi vậy, những kiến thức cơ bản của sa-pô cộng với cái tâm, sự nghiêm túc của người làm báo là nền tảng để có được những sa-pô tốt.Và

có một sa-pô tốt chính là một tiền đề để có một bài báo tốt

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Anh, (2003), Một số vấn đề ngôn ngữ trên báo chí, NXB Lao Động, Hà Nội Khác
2. Hoàng Anh (2002), Những kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông đại chúng, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội Khác
3. Đặng Ngọc Dinh (2000), Internet ở Việt Nam và các nước đang phát triển, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội Khác
4. Đức Dũng (2004), 100 câu hỏi về cách viết báo, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội Khác
5. Vũ Quang Hào (2001), Ngôn ngữ báo chí, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội Khác
6. Hội đồng Anh (2008), Cẩm nang Medianet, sách nội bộ dành cho các học viên tham gia khóa học Medianet của Hội đồng Anh tổ chức tại Hà Nội Khác
7. Đỗ Quang Hưng (2000), Lịch sử báo chí Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
8. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí, 1999, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
9. Nguyễn Sơn Minh, Bài giảng học lớp Cao học báo chí K13, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội Khác
10. Huỳnh Dũng Nhân (2007), Từ trang viết đến giảng đường, NXB Thông tấn, Hà Nội Khác
11. Trần Hữu Quang (2001), Chân dung công chúng truyền thông, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh Khác
12. Trần Quang (2000), Các thể loại chính luận báo chí, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
13. Dương Xuân Sơn – Đinh Hường – Trần Quang, 1995, Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội Khác
15. Nguyễn Uyển, (2001), Xử lý thông tin – Việc của nhà báo, NXB Giáo dụcTài liệu tiếng Anh và tài liệu dịch Khác
16. Phillip Breton và Serge Proulx (1996), Bùng nổ truyền thông, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội Khác
17. Killian Crawford (1999), Viết bài cho web Khác
18. Eric Fikhtelius (2002), 10 bí quyết kỹ năng nghề báo, NXB Lao động Khác
25. The Missouri Group (2007), NXB Trẻ thành phố Hồ Chí Minh Khác
26. Mike Ward (2002), Jounalism online, Focal Press Khác
27. Vốtxkobôinhicốp và Iyrev, 1998, Nhà báo: Bí quyết – kỹ năng nghề nghiệp, NXB Lao Động, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w