1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo chí với vấn đề quảng bá phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ hội nhập

128 1,9K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

Tuy nhiên, dù là loại báo chí nào thì cũng đều hướng đến mục tiêu: cung cấp những thông tin đa dạng, kịp thời, phối hợp cùng ngành du lịch tìm ra một số giải pháp đưa ngành du lịch phát

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC BÁO CHÍ

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS DƯƠNG XUÂN SƠN

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài: 3

2 Tình hình nghiên cứu: 4

3 Mục đích - nhiệm vụ nghiên cứu: 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 6

5 Phương pháp nghiên cứu: 6

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn: 8

7 Kết cấu của luận văn: 8

CHƯƠNG MỘT: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM 1.1 Thực trạng phát triển của ngành du lịch Việt Nam 12

1.2 Vai trò của báo chí đối với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung và đối với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam nói riêng 23

1.3 Nhận định của ngành du lịch về vai trò của báo chí đối với sự phát triển của ngành thời kỳ hội nhập 29

CHƯƠNG HAI: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢNG BÁ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM TRÊN BÁO CHÍ THỜI KỲ HỘI NHẬP 2.1 Vài nét về các sản phẩm báo chí được khảo sát: 37

2.2 Các vấn đề liên quan đến sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam thời kỳ hội nhập được thể hiện qua các sản phẩm báo chí được khảo sát 41

Trang 4

2.3 Hình thức thể hiện của các sản phẩm báo chí được khảo sát trong

việc tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch Việt Nam 68

2.4 Vấn đề tuyên truyền, quảng bá du lịch trên các báo điện tử của các sản phẩm báo chí được khảo sát: 78

2.5 Ưu điểm và hạn chế của các sản phẩm báo chí được khảo sát trong việc quảng bá du lịch thời kỳ hội nhập 79

2.6 Kinh nghiệm quảng bá phát triển du lịch trên báo chí nước ngoài: 83

CHƯƠNG BA: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢNG BÁ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN CÁC SẢN PHẨM BÁO CHÍ KHẢO SÁT 3.1 Phương hướng phát triển của ngành Du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 96

3.2 Những thách thức đối với hoạt động kinh doanh du lịch thời kỳ hội nhập: 98

3.3 Những thách thức liên quan đến công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch thời kỳ hội nhập: 101

3.4 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quảng bá phát triển du lịch trên các sản phẩm báo chí khảo sát 107

KẾT LUẬN 115

TÀI LIỆU THAM KHẢO 111

PHỤ LỤC 114

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Ngành du lịch Việt Nam được thành lập từ năm 1960 Trải qua gần 50 năm hình thành và phát triển, du lịch Việt Nam đã từng bước xác lập, nâng cao hình ảnh và vị thế trên trường quốc tế, khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Tỷ lệ đóng góp của ngành dịch vụ, trong đó có du lịch trong tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam không ngừng tăng lên, hiện nay chiếm khoảng 40% GDP Hoạt động du lịch góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hoá (CNH - HĐH) đất nước và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện đường lối đối ngoại đa phương hoá, toàn cầu hoá của Đảng và Nhà nước

Có được những thành tích đó của ngành du lịch Việt Nam phải kể đến sự đóng góp, phối hợp hành động của các ban, ngành Trong đó báo chí là một trong những kênh quan trọng trong công tác xúc tiến, quảng bá phát triển du lịch

Ở giai đoạn đầu mới thành lập, có thể nói du lịch là một chủ thể khá mờ nhạt trên sóng phát thanh, đài truyền hình cũng như nhiều tờ báo Đến nay, các phương tiện này đều dành một vị trí đáng kể thông tin về lĩnh vực du lịch

và đều có sự cạnh tranh lành mạnh trong việc cung cấp, định hướng thông tin góp phần làm cho nhân dân trong nước ngày càng thích đi du lịch, đồng thời giúp người nước ngoài bước đầu cảm nhận về một đất nước Việt Nam khởi sắc và là điểm đến an toàn, thân thiện

Trong số các phương tiện truyền thông đại chúng, báo in vẫn chiếm một vị trí ưu việt trong việc tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch Báo in viết về du lịch có hai loại: báo chuyên ngành và báo ngoài ngành Báo chuyên ngành là những tờ báo của ngành du lịch, trong đó phần lớn lượng thông tin

Trang 6

được đăng tải có liên quan đến ngành du lịch Báo ngoài ngành là những tờ báo của các cơ quan, ban ngành khác, trong đó có chuyên mục du lịch Tuy nhiên, dù là loại báo chí nào thì cũng đều hướng đến mục tiêu: cung cấp những thông tin đa dạng, kịp thời, phối hợp cùng ngành du lịch tìm ra một số giải pháp đưa ngành du lịch phát triển nhanh, mạnh, bền vững; góp phần làm thay đổi nhận thức của công chúng, cũng như của các các cấp, các ngành về vai trò quan trọng của ngành này trong nền kinh tế quốc dân và trên hết là xây dựng hình ảnh một điểm đến Việt Nam hấp dẫn, an toàn với thiên nhiên tươi đẹp, kỳ thú, người dân thân thiện, mến khách

Vì những lý do trên đây, tôi đã chọn nghiên cứu vấn đề: “Báo chí với

vấn đề quảng bá phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ hội nhập” (trên cơ sở

khảo sát báo Du lịch, tạp chí Du lịch Việt Nam và các phụ san, tạp chí Heritage, báo Tuổi trẻ từ năm 2003 đến năm 2006)

2 Tình hình nghiên cứu:

Như chúng ta đã biết, du lịch là ngành non trẻ, nhưng đang trong giai đoạn phát triển khá mạnh mẽ để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước Tuy nhiên, cho tới nay chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về tác động của báo chí đối với sự phát triển của ngành công nghiệp không khói này; mặc dù cũng đã có một số đề tài khoa học có liên quan đến du lịch và truyền thông, như:

- Đề tài cấp Bộ - Tổng cục Du lịch: "Cơ sở lý luận, thực tiễn của hoạt động thông tin tuyên truyền quảng cáo du lịch và một số ấn phẩm thử nghiệm

(Năm 1997)

- Đề tài cấp Bộ - Tổng cục Du lịch: “Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Việt Nam trước những thách thức khoa học công nghệ hiện nay” (Năm 2002)

Trang 7

- Đề tài cấp Bộ - Tổng cục Du lịch: “Nghiên cứu nội dung và giải pháp

để nâng cao chất lượng thông tin khoa học - công nghệ và môi trường trên tạp chí Du lịch Việt Nam” (Năm 2003)

Ở đề tài “Nghiên cứu nội dung và giải pháp để nâng cao chất lượng thông tin khoa học – công nghệ và môi trường trên tạp chí Du lịch Việt Nam” mới chỉ đề cập đến một phần nội dung của vấn đề tuyên truyền, quảng bá, đó

là mảng thông tin khoa học – công nghệ, môi trường Đối tượng nghiên cứu cũng chỉ tập trung vào tạp chí Du lịch Việt Nam, chưa mở rộng ra các sản

phẩm báo chí khác Còn đề tài: "Cơ sở lý luận, thực tiễn của hoạt động thông tin tuyên truyền quảng cáo du lịch và một số ấn phẩm thử nghiệm (Năm

1997) chỉ mới tập trung nghiên cứu mảng quảng cáo du lịch trên các ấn phẩm:

tờ rơi, catalogue, sách hướng dẫn du lịch Đây là một phần rất nhỏ của công

tác quảng bá Với đề tài“Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Việt Nam trước những thách thức khoa học công nghệ hiện nay”, trên cơ sở nghiên cứu

hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, quảng

bá du lịch mà cụ thể là trong việc xây dựng các website du lịch, nhóm tác giả

đã đề xuất những giải pháp tiến tới triển khai ứng dụng công nghệ thông tin một cách đồng bộ và toàn diện trong mọi hoạt động của ngành

Như vậy, đề tài “Báo chí với vấn đề quảng bá phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ hội nhập” là đề tài mới, đi sâu tìm hiểu tính liên ngành của hoạt động du lịch

3 Mục đích - nhiệm vụ nghiên cứu:

Luận văn được thực hiện với mục đích làm rõ vai trò của báo chí đối với du lịch Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch trên các sản phẩm báo chí khảo sát

Để đạt được mục đích trên, đề tài có những nhiệm vụ sau:

Trang 8

- Tìm hiểu vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền, quảng bá phát

triển du lịch Việt Nam

- Phân tích thực trạng công tác tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch

Việt Nam trên báo chí; những thiếu sót cần khắc phục trên cơ sở khảo sát báo Du lịch, tạp chí Du lịch và các phụ san, tạp chí Heritage, báo Tuổi trẻ từ năm 2003 đến năm 2006

- Nghiên cứu cách xây dựng thông điệp, nghệ thuật tuyên truyền sao cho

công tác quảng bá phát triển du lịch đạt được hiệu quả thiết thực

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Về đối tượng nghiên cứu, luận văn tập trung khảo sát tạp chí Du lịch Việt Nam và các phụ san, báo Du lịch; các bài báo viết về đề tài du lịch trên tạp chí Heritage, báo Tuổi trẻ Vì đây là những cơ quan báo chí có nhiều đóng góp trong việc tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian qua

Về phạm vi nghiên cứu, luận văn lựa chọn thời điểm từ năm 2003 đến năm 2006, vì đây là giai đoạn quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010 Khoảng thời gian khảo sát 4 năm sẽ giúp người làm luận văn có được cái nhìn toàn diện về vấn đề quảng bá phát triển du lịch Việt Nam của báo chí

5 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp luận:

+ Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng

Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về sự nghiệp thông tin báo chí

+ Sử dụng những kiến thức về cơ sở lý luận báo chí truyền thông

- Phương pháp nghiên cứu:

Trang 9

+ Phương pháp phân tích lịch sử: Phương pháp phân tích lịch sử là phương pháp xem xét và trình bày quá trình phát triển của các sự vật, hiện tượng theo một trình tự liên tục và nhiều mặt, trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác Vì vậy, tác giả sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam trong mối quan hệ với các phương tiện truyền thông, để từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả tuyên truyền của báo chí trong lĩnh vực du lịch

+ Phương pháp tổng hợp, phân tích văn bản, so sánh, đối chiếu: Phương pháp này là sự hỗ trợ cần thiết giúp tác giả tìm hiểu tác động của báo chí đối với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam, cũng như thấy được sự khác biệt trong cách thức tuyên truyền của các sản phẩm báo chí được khảo sát

Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh cũng giúp tác giả tìm ra định hướng tuyên truyền khác nhau của các tờ báo

+ Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân: Phương pháp này được sử dụng

để tìm hiểu thật sâu một chủ đề cụ thể, nhằm thu thập đến mức tối đa thông tin về chủ đề đang nghiên cứu Phương pháp này giúp tác giả thu thập thông tin sâu bằng việc tiếp xúc trực tiếp với những câu hỏi cụ thể về vai trò của báo chí đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành du lịch Việt Nam nói riêng; cách thức, thực trạng công tác quảng bá phát triển du lịch Việt Nam trên báo chí; quan điểm của cá nhân về giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền

+ Phương pháp chuyên gia tư vấn: Tác giả sử dụng phương pháp này nhằm khai thác kinh nghiệm, kiến thức của các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và báo chí phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Trang 10

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn:

Để ngành du lịch Việt Nam phát triển ngang tầm với ngành du lịch của các nước trong khu vực, vấn đề xúc tiến du lịch được đặc biệt chú trọng (trong đó có một nội dung quan trọng của xúc tiến là công tác tuyên truyền, quảng bá) Trong bối cảnh tác động của báo chí đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam chưa được nghiên cứu đầy đủ, luận văn sẽ đi sâu phân tích những thế mạnh của báo chí trong công tác tuyên truyền, quảng bá phát triển

du lịch Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng sẽ giúp các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch phần nào thấy được sự cần thiết phải đẩy mạnh hơn nữa sự phối hợp liên ngành giữa báo chí và du lịch Đồng thời, trên cơ sở phân tích những hạn chế trong công tác tuyên truyền, luận văn sẽ giúp đội ngũ biên tập viên, phóng viên chuyên viết về đề tài du lịch có định hướng tuyên truyền phù hợp với chiến lược phát triển du lịch đã được Chính phủ phê duyệt

Về mặt thực tiễn, với tư cách là phóng viên tạp chí Du lịch Việt Nam - tạp chí nghiên cứu lý luận khoa học công nghệ, nghiệp vụ du lịch - việc thực hiện luận văn cũng là cơ hội để tác giả nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn

và rút ra những kinh nghiệm bổ ích để thực hiện tốt hơn công tác chuyên môn

7 Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Thực trạng phát triển của ngành du lịch Việt nam và vai trò

của báo chí đối với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam

Chương 2: Thực trạng công tác quảng bá phát triển du lịch Việt Nam

trên báo chí thời kỳ hội nhập (khảo sát trên các báo: báo Du lịch, tạp chí Du

Trang 11

lịch Việt Nam và các phụ san, tạp chí Heritage, báo Tuổi trẻ giai đoạn 2003 - 2006)

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quảng bá phát

triển du lịch trên các sản phẩm báo chí khảo sát

Trang 12

CHƯƠNG MỘT

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH

VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ ĐỐI VỚI

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM

Để phân tích một cách tổng quát về vai trò của du lịch đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và thực trạng phát triển của nó, trước hết tác giả xin làm rõ một số khái niệm cơ bản trong hoạt động du lịch thường được

sử dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng

Nói đến du lịch người ta thường tiếp cận theo ba giác độ: thứ nhất là người đi du lịch (khách du lịch); thứ hai là điểm đến du lịch, trong đó bao gồm cả các dịch vụ du lịch; thứ ba là người làm dịch vụ du lịch, ở đây muốn nói đến ngành du lịch với những hoạt động phục vụ cho khách du lịch Có thể tìm hiểu các giác độ du lịch thông qua những khái niệm sau dây:

Du lịch là một trong những nhu cầu không thể thiếu được trong đời

sống xã hội loài người Du lịch bắt nguồn từ những cuộc di chuyển của con người từ nơi này đến nơi khác trên thế giới để khám phá thiên nhiên và tìm hiểu nền văn hóa ngoài nơi họ sinh sống

Điều 4, Chương I, Luật Du lịch nước ta quy định: "Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định"

Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa, du lịch không còn giới hạn trong phạm vi của một quốc gia hoặc một khu vực mà đã trải rộng hầu hết các nước trên thế giới và phát triển với tốc độ ngày càng nhanh cùng với việc nâng cao mức sống của người dân và gia tăng số ngày nghỉ

Trang 13

Khách du lịch là đối tượng tiêu thụ các sản phẩm du lịch Trong Điều

4, Chương I, Luật Du lịch quy định: "Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến"

Theo nghĩa rộng, khách du lịch có thể là một tổ chức, một nhóm người, một cá nhân tham gia các hoạt động du lịch với mục đích thoả mãn các nhu cầu vui chơi, tham quan, khám phá và giải trí… của mình Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế

Sản phẩm du lịch là sản phẩm đặc biệt, vừa bao gồm những sản phẩm có

tính chất vô hình, không định lượng được theo các đơn vị đo lường thông thường

và cũng không định dạng được như đối với các sản phẩm hiện vật, vừa bao gồm những sản phẩm có tính chất hữu hình như các sản phẩm thông thường

Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch (Điều 4, Chương I, Luật Du lịch)

Kinh doanh du lịch: Có những tổ chức hoặc cá nhân chuyên hoạt động

trong lĩnh vực du lịch nhằm thu được lợi nhuận trên cơ sở đáp ứng những nhu cầu của khách du lịch về những sản phẩm là hàng hóa hoặc dịch vụ du lịch Những hoạt động này gọi là kinh doanh du lịch Những tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh những hoạt động nói trên là những doanh nghiệp hoặc nhà kinh doanh du lịch

Kinh doanh du lịch là kinh doanh dịch vụ, bao gồm các ngành, nghề: kinh doanh lữ hành; kinh doanh lưu trú du lịch; kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch, kinh doanh dịch vụ du lịch khác (Điều 38, Chương VI, Luật Du lịch)

Thị trường du lịch là một bộ phận của thị trường chung phản ánh toàn bộ

mối quan hệ trao đổi hàng hóa và dịch vụ du lịch giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu và toàn bộ các mối quan hệ thông tin kinh tế - kỹ thuật gắn các

Trang 14

mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch Hay nói cách khác, thị trường du lịch là nơi thực hiện giá trị của sản phẩm du lịch, cũng như các thị trường hàng hóa thông thường, thị trường du lịch là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi sản phẩm du lịch giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và du khách

Các loại hình du lịch: Ngày nay, các hoạt động du lịch trên thế giới rất

đa dạng và phong phú, nhưng thông thường các loại hình du lịch được chia theo một số nhóm chủ yếu sau:

- Nhóm phân chia theo mục đích chuyến đi như du lịch tham quan, tìm hiểu; du lịch thương mại; du lịch thăm thân; du lịch hội nghị hội thảo; du lịch công vụ; du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh; du lịch giải trí thể thao; du lịch khám phá, mạo hiểm; du lịch nghiên cứu khoa học…

- Nhóm phân chia theo thời gian như du lịch ngắn ngày (bao gồm cả du lịch trong ngày và du lịch cuối tuần); du lịch dài ngày (bao gồm cả du lịch theo chương trình tour và du lịch tự do)…

- Nhóm phân chia theo hình thức như du lịch đi lẻ từng cá nhân, gia đình hoặc một nhóm; du lịch đi theo đoàn có tổ chức với chương trình đã định trước; du lịch ba lô (Open tour)…

- Nhóm phân chia theo phương tiện vận chuyển như khách du lịch đi bằng đường hàng không; khách du lịch đi bằng tàu thuỷ; khách du lịch đi bằng đường bộ; khách du lịch đi bằng đường sắt…

- Nhóm phân chia theo lãnh thổ như khách du lịch quốc tế; khách du lịch nội địa

1.1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM

1.1.1 Vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân:

Ngày nay trên thế giới, du lịch đang là một trong những ngành kinh tế hấp dẫn và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập quốc dân của nền kinh tế ở nhiều quốc gia Hội đồng Lữ hành và Du lịch Quốc Tế (Wold Travel

Trang 15

Tourism Council - WTTC) đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất trên thế giới Đối với một số quốc gia, du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong ngoại thương và đã nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia khác Du lịch ngày nay đã trở thành một đề tài hấp dẫn và trở thành vấn đề mang tính toàn cầu Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), lượng khách du lịch quốc tế toàn cầu tăng nhanh trong các năm từ

1995 đến năm 2000 và dự báo đến năm 2010 lượng khách du lịch quốc tế toàn cầu sẽ đạt trên 1 tỷ lượt, năm 2020 là trên 1,6 tỷ lượt

UNWTO cũng đã thống kê được mức thu nhập du lịch thế giới năm

1996 là 423 tỷ USD, năm 2000: 476 tỷ USD và dự báo đến năm 2020 sẽ đạt

2000 tỷ USD

Ở Việt Nam, trong gần 20 năm qua, nhờ đường lối đổi mới của Đảng, vai trò và vị trí của ngành dịch vụ nói chung và du lịch nói riêng được xác định một cách đúng đắn Tỷ lệ đóng góp của các ngành dịch vụ, trong đó có

du lịch trong tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam không ngừng tăng lên, hiện nay đạt khoảng 40% GDP, và còn tiếp tục tăng trong những năm tới Tuy mức này còn thấp xa so với trình độ chung của thế giới và trong khu vực Ví dụ, ở các nước phát triển, ngành du lịch nói chung chiếm tỷ trọng tới hơn 70% GDP Những nền kinh tế mới công nghiệp hóa và được coi là những "con rồng" trong khu vực đều có tỷ trọng dịch vụ khá cao trong GDP (Hồng Kông 85%; Đài Loan 65%; Singapore 64%; Hàn Quốc 52%) Nhưng theo dự báo của Tổng cục Du lịch Việt Nam, tốc độ tăng trưởng bình quân GDP du lịch thời kỳ 2000 - 2010 sẽ đạt 11,0% - 11,5% năm

Cùng với xu thế chung của sự phát triển du lịch thế giới, du lịch Việt Nam đã và đang có những bước phát triển nhanh, mạnh, vững chắc về mọi mặt Trên địa bàn cả nước, hoạt động du lịch sôi nổi và hiệu quả, năm sau cao hơn năm trước Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động du lịch ngày càng rõ

Trang 16

rệt Ở đâu du lịch phát triển, ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân khá lên; tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy cách ngành khác phát triển; khôi phục nhiều nghề thủ công truyền thống; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh

tế cả nước và từng địa phương, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu, mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền trong nước và nước ngoài

Hoạt động du lịch đã tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích

và nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư trong giữ gìn, phát triển di sản văn hóa vật thể

và phi vật thể Kết hợp giữa tuyên truyền, quảng bá du lịch ở nước ngoài với tuyên truyền quảng bá du lịch tại chỗ đã truyền tải được giá trị văn hóa dân

có một cơ quan chuyên trách về vấn đề du lịch Tuy gặp nhiều khó khăn do trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất non kém, nhưng tổ chức này đã đặt nền móng cho sự hình thành một ngành kinh tế mới mẻ của đất nước Như vậy, quyết định này của Đảng và Nhà nước có một ý nghĩa vô cùng to lớn đối với

sự hình thành ngành du lịch Việt Nam Chính vì vậy, ngày 9 tháng 7 được coi

là ngày thành lập của ngành du lịch Việt Nam

Trang 17

Ngày 23/1/1979, Thủ tướng đã ban hành Nghị định 32/CP chính thức thành lập Tổng cục Du lịch Sự ra đời của Tổng cục Du lịch cho thấy Đảng và Nhà nước đã đánh giá cao vai trò của du lịch trong giai đoạn mới Điều đó đã tạo ra bước ngoặt mới đối với hoạt động du lịch Việt Nam Với cơ sở vật chất lớn mạnh, quyền hạn được mở rộng, giai đoạn này Tổng cục Du lịch trực tiếp quản lý trên 30 công ty du lịch trong cả nước cùng với hàng trăm khách sạn, nhà hàng, biệt thự, hàng ngàn phương tiện, hàng vạn cán bộ công nhân viên

có trình độ và kinh nghiệm để phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986) là sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu sự khởi đầu cho một giai đoạn mới của đất nước Đó là đường lối đổi mới Luồng gió này đã đem lại nguồn sinh lực mới cho tất cả mọi hoạt động của đời sống xã hội như kinh tế,

văn hoá, giáo dục, quản lý Với chính sách mở cửa: Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, du lịch nước ta đã thực sự có

điều kiện khởi sắc Có thể nói, đây là mốc thứ ba trong lịch sử phát triển du lịch Việt Nam hiện đại Từ sau Đại hội VI, nền kinh tế đất nước đã bắt đầu có

sự chuyển đổi về cơ bản Thêm vào đó, năm 1990 được chọn là Năm Du lịch Việt Nam đã góp phần thúc đẩy một cách đáng kể hoạt động du lịch nước nhà Hoạt động kinh doanh du lịch đã được mở ra ở nhiều ngành, nhiều cơ quan, không chỉ trong phạm vi các thành phần kinh tế nhà nước mà còn ở cả những thành phần kinh tế khác Trước xu thế đó, du lịch không chỉ được coi

là một hoạt động văn hóa xã hội thuần túy nữa mà đó được khẳng định là một ngành kinh tế quan trọng của đất nước

Ngày 9/4/1990, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Nghị định 119 HĐBT về việc thành lập Tổng Công ty Du lịch Việt Nam, tên đối ngoại là

Vietnamtourism, có các chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải

Phòng Sự xuất hiện của Tổng Công ty Du lịch Việt Nam trong hoạt động du

Trang 18

lịch quốc tế đã thu hút được sự quan tâm của bè bạn và du khách năm châu

Kể từ đây hoạt động du lịch quốc tế của nước ta mới chính thức được ghi nhận

Sau nhiều thử nghiệm, trăn trở tìm mô hình tổ chức quản lý phù hợp với con đường phát triển kinh tế - xã hội trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngày 26/10/1992, Chính phủ đã ra Nghị định số 05/CP về việc thành lập lại Tổng cục Du lịch như một cơ quan độc lập ngang

Bộ thuộc Chính phủ - quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn cả nước Sự kiện này đã tạo ra cơ hội to lớn cho sự phát triển của du lịch Việt Nam Mười bốn Sở Du lịch đã được thành lập ở các tỉnh có tài nguyên du lịch phong phú

và hoạt động du lịch sôi động nhất Sau thời điểm này, ngành du lịch Việt Nam đã thực sự có những chuyển biến đáng kể Số lượng khách, kể cả khách quốc tế và nội địa tăng lên nhanh chóng Chúng ta thật đáng tự hào cho con số 1.018 nghìn du khách quốc tế năm 1994, sớm hơn 4 năm so với dự tính của các chuyên gia của Tổ chức Du lịch thế giới

Chỉ thị 46CT-TW ngày 14/10/1994 của Ban Chấp hành Trung ương

Đảng Cộng sản Việt Nam về lãnh đạo đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới là một bằng chứng sinh động về sự quan tâm kịp thời và có hiệu quả

của Đảng đối với du lịch Chỉ thị đã xác định rõ chức năng của du lịch không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần, mà kịp thời chỉ ra những khuyết điểm, yếu kém của du lịch, đồng thời cũng vạch ra những nguyên nhân của nó Chỉ thị thể hiện rất rõ quan điểm của Đảng trong việc phát triển du lịch Đó là coi việc

phát triển du lịch là một hướng chiến lược trong đường lối phát triển kinh tế -

xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm góp phần thực hiện CNH - HĐH đất nước

Quan điểm thứ hai là phải coi việc phát triển du lịch là nhiệm vụ và trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội

Quan điểm này là chỗ dựa vững chắc cho ngành Du lịch trong việc huy động,

Trang 19

liên kết với các ngành kinh tế, văn hóa để đi lên Quan điểm thứ 3 đặc biệt nhấn

mạnh, đồng thời với phát triển du lịch quốc tế cần phải chú trọng phát triển du lịch nội địa Quan điểm này chỉ ra vai trò hết sức quan trọng của du lịch trong

phát triển xã hội, khẳng định du lịch không chỉ nên coi là một ngành kinh tế

đơn thuần mà phải được coi là một ngành kinh tế mang tính xã hội sâu sắc lấy

mục đích đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, lòng yêu nước, tăng cường sức khoẻ là nhiệm vụ quan trọng

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng đã dành rất nhiều thời gian và sự quan tâm tới lĩnh vực du lịch Để phát triển du lịch Việt Nam

theo quan điểm bền vững, về mặt tài nguyên, Đại hội chỉ ra cần phải: bảo tồn

và khai thác vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử để phát triển

du lịch

Một trong những nội dung cơ bản của thời kỳ CNH - HĐH trong những

năm trước mắt được Đại hội khẳng định là: phát triển nhanh du lịch, các dịch vụ… phục vụ cuộc sống nhân dân Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch, thương mại-dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực

Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đó, Đại hội xác định cần phải: triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng

du lịch to lớn của đất nước theo hướng du lịch văn hóa, sinh thái môi trường Xây dựng các chương trình và các điểm du lịch hấp dẫn về văn hóa, di tích lịch sử và khu danh lam thắng cảnh Huy động các nguồn lực tham gia kinh doanh du lịch, ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng ở những khu vực du lịch tập trung ở các trung tâm lớn Nâng cao trình độ văn hóa và chất lượng phục vụ phù hợp với các loại khách du lịch khác nhau

Tiếp theo đó, sự ra đời của Pháp lệnh Du lịch tháng 2 năm 1999 đã tạo

cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động du lịch Về mặt học thuật, Pháp lệnh

là văn bản quan trọng trong việc thống nhất một số khái niệm cơ bản của du

Trang 20

lịch Với 9 chương, 56 điều, Pháp lệnh Du lịch là chỗ dựa pháp lý cho các doanh nghiệp và người làm du lịch Việt Nam

Hoạt động du lịch có liên quan chặt chẽ với nhiều ngành khác nhau Để yểm trợ cho hoạt động này, đưa chủ trương của Đảng coi việc phát triển du lịch là trách nhiệm của các cấp, các Ban Ngành vào cuộc sống, Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch lúc đó do Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm làm Trưởng Ban đã được thành lập Nhờ có Ban chỉ đạo, nhiều vướng mắc trong hoạt động du lịch đã được giải quyết kịp thời, tạo được những điều kiện thuận lợi nhất cho du khách

Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9, Đảng ta đã xác định cần phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước

và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực

Chủ trương này đã và đang mang lại hiệu quả rõ rệt Ngoài sự tăng trưởng của số lượng du khách, thu nhập du lịch tăng bình quân trên 60%/năm Cùng với đề án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn

1995 - 2010, các đề án quy hoạch du lịch các vùng, tiểu vùng, các tỉnh cũng

đã được triển khai

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự hỗ trợ của các Bộ, Ngành và

nỗ lực chung của toàn Ngành, Luật Du lịch đã được xây dựng chỉ trong một thời gian ngắn và được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006 Luật Du lịch ra đời đã đáp ứng kịp thời yêu cầu về tình hình cũng như nhiệm vụ đặt ra đối với công tác hợp tác quốc tế, đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình hội nhập của du

lịch Việt Nam

Trang 21

Tóm lại, sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với du lịch là một tiền đề hết sức quan trọng cho những đổi mới của ngành Đây là nhân tố nền tảng cho sự phát triển của du lịch Việt Nam

1.1.3 Thực trạng phát triển ngành du lịch Việt Nam:

Những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới mở cửa, hội nhập và sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, sự phối hợp, hỗ trợ của các cấp ngành, sự hưởng ứng của nhân dân, sự trợ giúp quốc tế và sự nỗ lực chủ quan của toàn ngành, du lịch Việt Nam đã có những bước chuyển biến toàn diện và sâu sắc, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, mở ra một giai đoạn mới sôi động đối với hoạt động du lịch trong phạm

vi toàn xã hội Ngành du lịch luôn nhất quán chủ trương phát triển du lịch bền vững trên cơ sở khai thác lợi thế về truyền thống văn hóa, lịch sử, điều kiện tự nhiên, quốc tế, từng bước hội nhập với các nước phát triển du lịch trong khu vực và trên thế giới

Kết quả kinh doanh du lịch:

Những thành tựu kinh doanh của du lịch Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập được thể hiện như sau:

- Có nhịp độ tăng trưởng cao, hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng lớn, toàn diện:

+ Về khách du lịch: từ năm 1995 đến nay, lượng khách du lịch luôn duy trì được mức tăng trưởng 2 con số

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trang 22

Chú thích: (*) Do tác động của dịch bệnh SARS và dịch cúm gia cầm

(**) Số liệu dự tính của Tổng cục Du lịch + Về thu nhập xã hội từ du lịch: Du lịch cũng là ngành phát triển nhanh

Ghi chú: (*) Số liệu dự tính của Tổng cục Du lịch

+ Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động du lịch ngày càng rõ nét, góp phần xoá đói giảm nghèo Du lịch phát triển đã góp phần tăng tỷ trọng GDP của ngành dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân (GDP du lịch hiện chiếm 3,5% GDP cả nước; nếu theo cách tính của Tổ chức Du lịch thế giới thì con

số này là trên 8%) Du lịch phát triển khiến đời sống nhân dân khá lên (rõ nhất là ở các trọng điểm du lịch và các địa phương như Sa Pa (Lào Cai), Cát

Bà (Hải Phòng), Huế (Thừa Thiên - Huế), Hội An (Quảng Nam), Mũi Né (Phan Thiết), Bình Châu (Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu)…; tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy các ngành khác phát triển, khôi phục nhiều lễ hội và nghề thủ công truyền thống; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và từng địa phương, tăng thu nhâp, xoá đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu, mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền trong nước và với nước ngoài…

Tình hình phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và doanh nghiệp du lịch Quy mô hoạt động của ngành du lịch Việt Nam không ngừng được mở rộng, thể hiện qua các chỉ tiêu phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên

Trang 23

ngành, đặc biệt là sự gia tăng hệ thống lưu trú; số lượng doanh nghiệp du lịch

và sự thu hút đầu tư du lịch

Tính đến năm 2006 cả nước có 2575 khách sạn được xếp hạng từ đạt tiêu chuẩn đến 5 sao (Số liệu của Tổng cục Du lịch)

Phương tiện vận chuyển khách du lịch đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thuỷ phát triển đa dạng và dần được hiện đại hóa Một số khu

du lịch, sân golf, công viên chủ đề và cơ sở vui chơi giải trí được đưa vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và nhân dân Với cơ sở vật chất kỹ thuật như vậy, du lịch nước ta đủ điều kiện đón hàng triệu khách quốc tế và nội địa, phục vụ được các sự kiện, hội nghị quốc tế lớn

Cùng với sự phát triển hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất du lịch, hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng không ngừng phát triển cả về lượng và chất Tính đến năm 2006, cả nước có gần 500 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế và trên 10.000 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa (Số liệu của Tổng cục Du lịch)

Có thể khẳng định, các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực du lịch đang phát triển mạnh Nhiều doanh nghiệp quốc doanh đã được cổ phần hóa, một số doanh nghiệp quốc doanh phát triển theo mô hình tổng công ty và có định hướng phát triển theo mô hình tập đoàn (Ví dụ: Tổng công ty Du lịch Sài Gòn, Tổng công ty Du lịch Hà Nội…), nhằm làm tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế

Công tác xúc tiến quảng bá du lịch và phát triển thị trường

Công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá về du lịch và phát triển thị trường đã có nhiều tiến bộ Ngành du lịch đã xuất bản được các ấn phẩm bằng nhiều thứ tiếng để giới thiệu rộng rãi về du lịch Việt Nam, ứng dụng internet

để tuyên truyền quảng bá du lịch phát huy kết quả tốt Chương trình hành

Trang 24

động quốc gia về du lịch huy động được rộng rãi lực lượng làm thông tin đối nội và đối ngoại, các địa phương, các doanh nghiệp trong và ngoài nước tập trung một chiến dịch quảng bá cho du lịch Việt Nam với tiêu đề "Việt Nam -

vẻ đẹp tiềm ẩn" Trong những năm qua, các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền, giới thiệu về du lịch ở trong và ngoài nước nhiều và tập trung hơn các năm trước Ngành du lịch đã tăng cường các hoạt động quảng bá, kết hợp hình thức quảng bá truyền thống và hiện đại, tham gia thành công các hội chợ du lịch quốc tế và phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài và hàng không, tổ chức các đợt phát động thị trường mạnh mẽ tại Australia, Nhật Bản, Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Trung Quốc… Hình ảnh du lịch Việt Nam được tạo lập và nâng cao, gây sự chú ý và làm cho nhiều người nước ngoài hiểu thêm về một nước Việt Nam hòa bình, ổn định và mến khách, tạo thế và lực đưa Việt Nam trở thành điểm du lịch hấp dẫn của khu vực và thế giới Những vướng mắc trong xuất, nhập cảnh, đi lại, cư trú, phát triển sản phẩm được tháo gỡ dần Bước đầu đã nối kết hoạt động của du lịch Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới, tạo ra các sản phẩm du lịch liên quốc gia để thu hút khách Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tranh thủ sự hỗ trợ của các nước, các tổ chức quốc tế cho công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá, đào tạo nguồn nhân lực và mở rộng, khai thác phát triển thị trường du lịch trong nước và quốc tế

Công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch, nghiện cứu ứng dụng khoa học

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch có bước chuyển biến quan trọng: Cơ sở đào tạo, đội ngũ giáo viên, chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo được đổi mới, góp phần tích cực trong đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành du lịch Hiện cả nước có gần 50 trường và trung tâm dạy nghề du lịch Trong đó, có trên 25 trường

Trang 25

đại học và cao đẳng có khoa du lịch hoặc tổ bộ môn chuyên ngành du lịch và

24 trường trung học chuyên nghiệp và trung tâm dạy nghề du lịch Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Trường Trung học Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Trường Trung học Du lịch Huế và Vũng Tàu được Luxembourg tài trợ về cơ sở vật chất kỹ thuật, chương trình đào tạo và huấn luyện giáo viên dạy nghề để làm nòng cốt cho hệ thống đào tạo nghề du lịch, góp phần bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch

Những tiến bộ và cố gắng nêu trên đã góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển đội ngũ lao động của ngành du lịch với gần 25 vạn lao động trực tiếp và trên 60 vạn lao động gián tiếp, ngày càng tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng và hợp lý hóa về cơ cấu ngành nghề, vùng miền và độ tuổi

Trong công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, nhiều đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp ngành đã được triển khai nghiên cứu, tập trung vào các vấn đề nổi cộm của ngành như: quản lý nhà nước, bảo vệ môi trường

và phát triển bền vững, phát triển du lịch sinh thái, nghiên cứu thị trường - khách sạn… Nhìn chung các đề tài đều mang tính ứng dụng thực tiễn cao đối với sự nghiệp phát triển du lịch Trong đó đáng chú ý là nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, nâng cao chất lượng các ấn phẩm tuyên truyền quảng bá, hoà mạng internet… góp phần tích cực phục vụ sự hội nhập của du lịch Việt Nam với khu vực và thế giới

1.2 VAI TRÕ CỦA BÁO CHÍ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN

KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM NÓI RIÊNG

1.2.1 Vai trò của báo chí đối với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội

Có thể khẳng định, cùng với sự nghiệp đổi mới, báo chí nước ta đã phát huy truyền thống vẻ vang của báo chí Cách mạng Việt Nam trong 82 năm qua; trở thành một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước

Trang 26

Nói đến đổi mới đất nước là phải nói tới báo chí, đổi mới báo chí gắn liền với

sự nghiệp đổi mới đất nước, bởi báo chí là lực lượng đầu tiên, kiên trì nhất và mạnh mẽ nhất đứng hẳn về phía đổi mới

Việt Nam đã đạt được tiến bộ to lớn kể từ khi bắt tay vào công cuộc đổi mới Nhờ đó, đất nước dần thoát khỏi danh sách 50 quốc gia nghèo nhất, duy trì được sự ổn định chính trị, xã hội và hiện nằm trong số các nền kinh tế năng động và phát triển nhanh nhất thế giới Đặc biệt, trong năm 2006, Việt Nam

đã trở thành thành viên chính thức của WTO, tổ chức thành công Tuần lễ cấp cao APEC 14 và năm 2007 được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc niên khóa 2008-2009 Những thành tựu ấn tượng này là kết quả của chính sách cải cách đúng đắn, mở cửa với thế giới bên ngoài, nỗ lực hội nhập với cộng đồng quốc tế

Sau hơn hai mươi năm đổi mới và hội nhập quốc tế, báo chí Việt Nam

có bước phát triển mạnh mẽ chưa từng có Từ chỗ chỉ có 2 tờ báo in hàng ngày và hơn 10 tờ báo hàng tuần, 1 Đài Phát thanh và 1 Đài Truyền hình quốc gia với diện phủ súng rất hạn chế, tính đến tháng 7/2006, cả nước có gần 620

cơ quan báo chí, hơn 803 ấn phẩm, sản phẩm báo chí; 88 báo điện tử và khoảng 2.000 bản tin cùng hàng ngàn trang điện tử (website, weblog) Hơn 13.000 người đã được cấp thẻ nhà báo Điều đó minh chứng báo chí là món

ăn tinh thần không thể thiếu của các tầng lớp nhân dân, đã và đang đáp ứng quyền được cung cấp thông tin của công chúng

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải cũng đã từng nhấn mạnh: Báo chí là một kênh thông tin quan trọng, góp phần trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ

Và ngày nay, vai trò của báo chí trong xã hội càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Báo chí không chỉ mang thông tin và các giá trị văn hoá, tinh thần đến cho nhân dân, không chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí lành mạnh của

Trang 27

công chúng; tham gia các hoạt động xã hội như từ thiện, xóa đói, giảm nghèo, biểu dương những nhân tố mới, tích cực, phản ánh nguyện vọng chính đáng của nhân dân đối với những vấn đề trọng đại của quốc gia, không chỉ tham gia hoạch định chính sách kinh tế xã hội và giải quyết một số dịch vụ xã hội,

báo chí còn đi tiên phong trong hoạt động giám sát, quản lý xã hội, phát hiện

và chống tham nhũng, tiêu cực một cách có hiệu quả

Sẽ không có gì là quá mức nếu nói rằng, nhờ có sự tham gia tích cực của đông đảo đội ngũ những người làm báo mà chúng ta đã phanh phui được nhiều vụ việc tham nhũng nghiêm trọng, thu lại cho nhà nước và nhân dân hàng ngàn tỷ đồng

Không chỉ thông tin có chiều sâu về đối nội, báo chí trong những năm

qua cũng tuyên truyền đối ngoại rất ấn tượng, tạo điều kiện thúc đẩy mối quan

hệ với các nước, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

và mang thế giới vào Việt Nam

Báo chí đã thông tin nhanh nhạy, chuyển tải mạnh mẽ, hiệu quả những hoạt động đối ngoại lớn của Đảng và Nhà nước, những chủ trương, chính sách đối ngoại đúng đắn và cởi mở, những hình ảnh về một Việt Nam hòa bình, ổn định, phát triển năng động và đầy tiềm năng tới nhân dân trong nước, cũng như ra thế giới bên ngoài

Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, báo chí cũng phát triển như một ngành kinh tế, tạo ra nguồn thu lớn cho đất nước Cả nước hiện có trên 100

cơ quan báo chí tạo được nguồn thu tài chính khá ổn định, tự cân đối được nhu cầu thu, chi, trong đó có hơn 50 đơn vị làm ăn có lãi, có nguồn thu mỗi năm lên tới hàng chục, hàng trăm tỷ đồng Nhờ đó, đời sống cán bộ, phóng viên được nâng cao, mở rộng các hoạt động nhân đạo, từ thiện Sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng đã hình thành nền kinh tế báo chí mang lại lợi nhuận cao, nhất là trong quảng cáo, in ấn, xuất bản, mỗi năm mang lại hàng nghìn tỷ

Trang 28

đồng cho ngân sách Nhà nước Trong tương lai, Việt Nam sẽ hình thành những tập đoàn truyền thông mạnh, tự sống, tự phát triển chứ không chờ bao cấp

1.2.2 Vai trò của báo chí đối với sự phát triển của ngành du lịch:

Như phần 1.1.3 đã phân tích, ngành du lịch trong thời kỳ đổi mới và hội nhập đã đạt được nhiều thành tích rất đáng tự hào Có được kết quả đó phải kể đến sự đóng góp, phối hợp hành động của các ban, ngành, trong đó không thể không kể đến sự đóng góp rất tích cực trong công tác xúc tiến, quảng bá của các phương tiện thông tin đại chúng Đó cũng là kết quả của quá trình nâng cao nhận thức về vai trò của du lịch trong các cơ quan báo chí

Trước đây, khi mới thành lập, có thể nói du lịch là một chủ thể khá mờ nhạt trên sóng phát thanh, truyền hình cũng như nhiều tờ báo Đến nay, công tác thông tin tuyên truyền quảng bá của du lịch Việt Nam đã có chuyển biến tích cực Các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, phát thanh từ trung ương đến địa phương đều dành một chuyên mục riêng thông tin về lĩnh vực du lịch, góp phần phục vụ đắc lực cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch nước ta Bản thân hệ thống báo chí của ngành du lịch cũng được xây dựng ngày một lớn mạnh Công tác quảng bá phát triển du lịch đã

có những tác động nhất định, làm thay đổi nhận thức của công chúng về vai trò, vị trí của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân; góp phần kích cầu du lịch nhất là du lịch nội địa (thể hiện ở lượng du khách nội địa tăng lên hàng năm) Từ những trang viết, chương trình phát thanh, truyền hình công chúng cũng có cái nhìn bao quát hơn về sự đổi thay của đất nước, qua đó thêm hiểu, thêm yêu đất nước, đồng thời giúp người nước ngoài bước đầu cảm nhận về một đất nước Việt Nam khởi sắc và là một điểm đến an toàn, thân thiện

Trang 29

Cùng với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, doanh nghiệp du lịch, các phương tiện truyền thông hiện là lực lượng đông đảo nhất trong việc cung cấp thông tin thị trường du lịch Việt Nam

Thông tin thị trường du lịch đã được đăng tải trên hầu hết các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, truyền hình, đài phát thanh: Thông tấn xã Việt Nam phân xã Hà Nội, báo Du lịch, tạp chí Du lịch, báo Hà Nội mới, Kinh tế và đô thị, báo Thể thao và Văn hóa, Lao động, Lao động thủ đô, Đầu tư, Thời báo Kinh tế Việt nam, Thanh niên, Tuổi trẻ, báo mạng VN Express, Vietnamnet, tạp chí Heritage Trong đó, những thông tin thị trường

du lịch được quan tâm nhiều là thông tin trên báo Thanh niên, Tuổi trẻ, Lao động, Thông tấn xã Việt Nam và tạp chí Heritage Các kênh trên đài truyền hình Việt Nam VTV1, VTV2, VTV3, VTV4, truyền hình Hà Nội HTV và gần đây nhất là truyền hình kỹ thuật số VCTV, VTC đều có những chuyên mục riêng thông tin về du lịch phát định kỳ Đặc biệt, hiện nay VTV1 đang phát sóng đều đặn chương trình "Việt Nam - vẻ đẹp tiềm ẩn" vào 19h55 các ngày thứ hai, thứ ba, thứ bảy, chủ nhật với sự tài trợ của Vietnam Airlines Chương trình này cũng được phát lại vào 7h35 các ngày thứ hai và chủ nhật

Điểm qua các sự kiện du lịch quan trọng của đất nước như: Năm Du lịch Hạ Long 2003, Festival Huế, Năm Du lịch Quảng Nam 2005, Festival hoa Đà Lạt, Liên hoan Du lịch quốc tế Hà Nội, Năm Du lịch Thái Nguyên 2007 đều có sự góp sức tuyên truyền của các cơ quan thông tấn báo chí Theo đó, hình ảnh Việt Nam với cố đô Huế trầm mặc quyến rũ, Hạ Long tráng lệ, Đà Lạt mộng mơ, xứ Quảng hiền hậu và mến khách đã trở thành quen thuộc đối với công chúng trong cả nước và kiều bào nước ngoài

Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta biết được: Năm 2005 Việt Nam được bầu chọn là một trong những nước đoạt thương hiệu

“Ngôi sao đang lên” (Rising Star Country Brand); ngoài thương hiệu này Việt

Trang 30

Nam còn đoạt Thương hiệu quốc gia tốt nhất về lĩnh vực nghệ thuật và văn hóa, lịch sử, bãi biển, kinh doanh, tổ chức hội nghị… do Công ty Thương hiệu toàn cầu Future Brand công bố dựa trên kết quả khảo sát và phỏng vấn người tiêu dùng, khách du lịch, quan chức, chuyên gia và các tổ chức du lịch thế giới

Và cũng qua các phương tiện truyền thông đại chúng, công chúng lại thêm tự hào vì lần đầu tiên Việt Nam đã lọt vào danh sách 20 điểm đến du lịch được yêu thích nhất năm 2007 theo khảo sát của tạp chí du lịch Conde Nast Traveller

- một trong những tạp chí nổi tiếng dành cho giới thượng lưu trên thế giới Khảo sát thực hiện với 30.000 độc giả, đánh giá các điểm đến dựa trên 10 tiêu chí khác nhau, trong đó có sự phong phú về văn hóa, sự đa dạng về các điểm

du lịch, tính thân thiện với môi trường Thông tin đó khiến mỗi người dân Việt Nam không chỉ tự hào mà thêm yêu quý hơn mảnh đất chữ S huyền thoại

Tiếp theo đó là sự kiện vịnh Hạ Long được New Open World (NOW)

đề cử bình chọn là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới

Không bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng này, các phương tiện truyền thông đã vào cuộc Mở đầu là chương trình giao lưu ca nhạc Hạ Long - Ngàn năm quyến rũ do Báo Thanh Niên kết hợp với Đài truyền hình TP.HCM thực hiện diễn ra vào đêm 29/8/2007 Hiện nay, trên tất cả các phương tiện truyền thông

từ trung ương đến địa phương đều dành sự quan tâm, vận động cho sự kiện này và được dư luận rất ủng hộ Kết quả sơ bộ tính đến giữa tháng 9/2007, trong một triệu phiếu bình chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới, vịnh Hạ Long đang dẫn đầu Đó là thông tin do bà Tia B Viering - Giám đốc Truyền thông của New Open World công bố tại hội nghị ngày 15/9/2007 do UBND tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch tổ chức tại TP.Hạ Long, nhằm hưởng ứng và mở rộng cuộc bầu chọn trong phạm vi cộng đồng và quốc tế

Trang 31

Tới đây, các hình thức vận động, quảng bá qua các phương tiện truyền thông sẽ được huy động đến mức cao nhất nhằm hỗ trợ hiệu quả cho việc quảng bá phát triển du lịch Việt Nam nói chung và cho việc bầu chọn cho Hạ Long nói riêng

1.3 NHẬN ĐỊNH CỦA NGÀNH DU LỊCH VỀ VAI TRÕ CỦA BÁO CHÍ

ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH THỜI KỲ HỘI NHẬP

1.3.1 Nhận định của các cơ quan quản lý Nhà nước:

Trong những năm trước đây, nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ trung ương đến địa phương chưa xây dựng được chiến lược truyền thông quảng bá du lịch thật hệ thống, liên tục, chưa có chính sách đầu

tư đầy đủ về tài chính, tổ chức, cải tiến nội dung truyền thông quảng bá du lịch Trong khi Thái Lan mỗi năm chi cho công tác thông tin tuyên truyền quảng cáo khoảng 60 triệu USD, Singapore là 80 triệu USD, thì ở Việt Nam, kinh phí dành cho hoạt động này hàng năm chỉ khoảng 100.000 USD Theo Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch và một số nhà khoa học, 47% người nước ngoài được hỏi đều trả lời Việt Nam có quá ít các loại sách báo, tạp chí giới thiệu về quốc gia mình Một ví dụ rất hiện thực cho việc thiếu thông tin đó là nhiều người Mỹ vẫn còn mang nặng tâm lý chiến tranh nên chưa quyết định đến Việt Nam du lịch

Có thể nói, cơ quan quản lý Ngành chưa có những nhận định đầy đủ, toàn diện về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của hoạt động quảng bá du lịch trên báo chí, nên trong một thời gian khá dài đã coi hoạt động này thuộc lĩnh vực của các doanh nghiệp dẫn đến tình trạng công tác tiếp thị tìm hiểu thị hiếu của khách, mở rộng thị phần hầu như bỏ ngỏ Phần quảng cáo, thông tin thu hút khách quốc tế có làm nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu Ngành Du lịch Việt Nam cũng đã có một số đại diện ở các thị trường quan trọng nhưng vẫn mới

mẻ, chưa đủ sức phối hợp với các cơ quan đại diện ngoại giao, thương mại…

Trang 32

tổ chức được các chiến dịch quảng bá du lịch tầm quốc gia mang tính trung tâm, cường độ cao ra nước ngoài…

Khắc phục những thiếu sót trên, trong Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2000 - 2005, công tác tuyên truyền phát triển du lịch trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã được xác định là nhiệm vụ quan trọng của ngành du lịch và được duy trì thường xuyên Cụ thể:

- Phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam xây dựng các chương trình giới thiệu về đất nước - con người, về các điểm du lịch trọng điểm của Việt Nam phát sóng định kỳ trên "Du lịch qua màn ảnh nhỏ" của VTV2 và VTV4 Cung cấp tư liệu, thông tin thời sự về hoạt động của ngành và phối hợp với VTV1 tổ chức các buổi trao đổi, tọa đàm, đối thoại về du lịch Trong một số sự kiện xúc tiến quan trọng ở cả trong và ngoài nước, mời đại diện của VTV tham dự, kịp thời phản ánh rộng rãi hoạt động của Ngành trên sóng truyền hình

- Hợp tác phát sóng định kỳ (vào Thứ Tư và Chủ nhật hàng tuần) trên Đài Tiếng nói Việt Nam các chuyên mục "Tìm hiểu chính sách du lịch", "Bảo

vệ môi trường du lịch" "Ý kiến doanh nghiệp", "Câu chuyện hướng dẫn viên",

"Đi đâu, xem gì, ăn gì" và trang tin du lịch trong nước, quốc tế "Việt Nam - Đất nước con người", "Nhìn ra thế giới", "Thư bạn yêu du lịch":,

- Phối hợp với hệ thống báo ngành và các báo in có lượng phát hành lớn như: Nhân Dân, Quan hệ Quốc tế, Lao Động, Vietnam News, Báo ảnh Việt Nam mở chuyên trang du lịch, cung cấp thông tin cho độc giả về chính sách, định hướng phát triển, về vị trí, vai trò và hoạt động của ngành du lịch

Đối với thị trường ngoài nước, bên cạnh việc thông tin trực tiếp tại chỗ nhân các sự kiện xúc tiến, Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2000 - 2005 và giai đoạn 2006 - 2010 đã phối hợp với các cơ quan, đối tác liên quan, nhất là hàng không và hệ thống cơ quan đại diện của nước ta để tăng cường thông tin, giới thiệu hình ảnh điểm đến Việt Nam trên các chuyến

Trang 33

bay quốc tế của Vietnam Airlines, trên một số kênh truyền hình quốc tế lớn và báo viết chuyên ngành (TTG của Thái Lan, Travel của Hoa Kỳ, Echo Tourisme và Voyages Ebdo của Pháp, Paradise của Australia) Ngành Du lịch Việt Nam cũng đã chủ trì tổ chức mời và đón tiếp nhiều đoàn đại diện các hãng lữ hành, thông tấn báo chí của các thị trường gửi khách lớn vào tham quan, khảo sát (famtrip) và viết bài về điểm đến Việt Nam (đoàn NHK Nhật Bản, lữ hành - báo chí Hoa Kỳ, Pháp, Thuỵ Sỹ, Đức, Hàn Quốc, ) Ngoài ra,

đã phối hợp với Vietnam Airlines, Air France, Cathay Pacific, tổ chức hàng chục đoàn famtour khác, giới thiệu sản phẩm của du lịch Việt Nam

Đặc biệt, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO,

cơ quan quản lý Nhà nước cao nhất của ngành Du lịch là Tổng cục Du lịch trước đây, nay là Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã chủ trì và kết hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan phát hành các ấn phẩm, sách hướng dẫn, sách tham khảo, phim VIDEO, đĩa CD-ROM, đưa một số chương trình quảng bá trên các kênh truyền hình, nối mạng internet - mở website du lịch… giới thiệu

về đất nước, con người và tiềm năng du lịch Việt Nam với nhiều nơi, nhiều người trên thế giới

Một động thái thể hiện sự thay đổi trong nhận thức của các cấp lãnh đạo về vai trò quảng bá du lịch của báo chí là Thủ tướng vừa đồng ý cho Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch thực hiện quảng bá du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình quốc tế CNN Theo công văn 1245/TTg-KTTH, Thủ tướng đồng

ý trích 4,691 tỷ đồng (tương đương 290.750 USD) từ nguồn cho hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch để thực hiện việc quảng bá du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình quốc tế này Và theo kế hoạch từ ngày 10/10/2007 đến hết ngày 13/01/2008, kênh CNN chính thức phát sóng quảng

bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, mỗi ngày 2 lần (30 giây/lần) vào giờ cao điểm, tổng số lần phát là 182 lần Phim quảng bá du lịch Việt

Trang 34

Nam do nhóm làm phim chuyên nghiệp của CNN thực hiện với kỹ thuật hiện đại Hình ảnh đất nước Việt Nam với bề dày văn hoá lịch sử sâu sắc, con người Việt Nam thân thiện và mến khách, nghệ thuật văn hoá, ẩm thực cùng với cảnh quan thiên nhiên phong phú đã được thể hiện trong phim hết sức sống động, đầy màu sắc

Trao đổi với báo giới xung quanh nội dung của hợp đồng quảng bá du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình quốc tế CNN, ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (cơ quan đại diện Việt Nam làm việc với CNN) cho nhận định: Hiệu quả của việc quảng bá này chắc chắn tốt Đối tượng hướng đến cũng không chỉ là khách du lịch mà còn đông đảo công chúng khác, nên qua chương trình chắc chắn sẽ có nhiều người trên thế giới biết đến đất nước, con người Việt Nam hơn

Gần đây nhất, vào đầu tháng 7/2007 tại Hà Nội, tại buổi họp báo nhân

kỷ niệm 47 năm ngày thành lập ngành du lịch (9/7/1960-9/7/2007), đại diện lãnh đạo Tổng cục Du lịch, ông Phạm Từ cho biết: Tổng cục Du lịch đã chủ động thảo luận với các ngành ngoại giao, văn hóa, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong quảng bá xúc tiến du lịch để góp phần hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đặt ra trong năm 2007 là đón 4,0 - 4,4 triệu lượt khách quốc tế, 19 - 20 triệu lượt khách nội địa, đạt doanh thu 56.000 tỷ đồng

Ở các địa phương có ngành du lịch phát triển như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, Lâm Đồng , cơ quan quản lý về du lịch cũng đã dành sự quan tâm nhất định đến công tác quảng bá xúc tiến du lịch hướng vào việc đa dạng hoá các kênh thông tin, khai thác lợi thế của hệ thống thông tin đại chúng, phối hợp chặt chẽ với báo đài trong cung cấp trao đổi thông tin hai chiều nhằm thúc đẩy hoạt động du lịch thông qua công tác tuyên truyền có định hướng của báo chí Ngoài ra, mỗi sở Du lịch địa phương đều ấn hành

Trang 35

định kỳ bản tin du lịch hoặc tạp chí du lịch phục vụ các đối tượng du khách, độc giả đến tham quan du lịch địa phương Ví dụ: Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh có tạp chí Du lịch TP Hồ Chí Minh, Sở Du lịch Đà Nẵng có tạp chí Du lịch Đà Nẵng, Sở Thương mại - Du lịch Lâm Đồng ấn hành bản tin Thương mại - Du lịch Nhìn chung các ấn phẩm đều có hình thức đẹp, nội dung bám sát hoạt động du lịch của địa phương

Tuy nhiên, trong tình hình hội nhập quốc tế ngày càng mạnh, việc cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch rất gay gắt, cùng với nhiều thách thức từ phía chủ quan của ngành Du lịch Việt Nam thì những hoạt động quảng bá phát triển du lịch vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục Về phía các cơ quan, ngành chức năng quản lý vĩ mô cần thiết lập quy hoạch, chiến lược tổng thể, dài hạn phát triển du lịch; chủ động phối hợp với các phương tiện truyền thông quảng bá

du lịch, tránh hiện tượng công chúng thiếu thông tin hoặc được cung cấp những thông tin sai lệch mà hậu quả của nó là chưa làm nổi bật được thông điệp của ngành du lịch

1.3.2 Nhận định của các doanh nghiệp du lịch:

Việc triển khai các hoạt động tuyên truyền quảng bá của các doanh nghiệp du lịch phụ thuộc rất nhiều vào quyền lợi kinh tế mà các doanh nghiệp

du lịch thu được từ hoạt động này; phụ thuộc vào yêu cầu của thị trường khách tiềm năng, các chiến lược mở rộng kinh doanh, chiến lược khuếch trương sản phẩm, tạo dựng hình ảnh, chiến lược cạnh tranh… Trong thực tế, nguồn kinh phí các doanh nghiệp dành cho hoạt động tuyên truyền quảng bá, tiếp thị, xúc tiến du lịch còn quá nhỏ trong khi đó lại không có định hướng chiến lược sản phẩm quốc gia và thị trường khách rõ ràng nên nội dung và thông tin quảng bá mà các đơn vị tiến hành nhiều khi vừa trùng lặp vừa thiếu thông tin hoặc thông tin còn đơn điệu Một số đơn vị kinh doanh du lịch vì mục đích lợi nhuận nên trong các sản phẩm quảng cáo đã cung cấp những

Trang 36

thông tin thiếu tính chân thực khiến khách du lịch không hài lòng về chất lượng phục vụ cũng như sự hấp dẫn của các tour du lịch Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến 63% khách du lịch quốc tế rời Việt Nam sớm hơn chương trình đã định và khoảng 80% trong số họ không có ý định quay lại Việt Nam (theo điều tra cơ sở lưu trú năm 2004 của Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch)

Đối tượng của tuyên truyền quảng bá du lịch là du khách và du khách tiềm năng được phân bố ở những thị trường nguồn khác nhau Do vậy, đối với mỗi thị trường nguồn khác nhau cần phải có những nội dung và hình thức tuyên truyền du lịch khác nhau Việc đầu tiên phải căn cứ trên những đánh giá của du khách về hoạt động này Theo kết quả điều tra thị trường khách du lịch của Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch được thực hiện năm 2004, 43% lượng khách du lịch nội địa quyết định đi du lịch do giá các chương trình tour hợp lý; 12% quyết định đi du lịch thông qua các chương trình quảng cáo của các hãng lữ hành Có đến hơn 25% lượng khách hàng được hỏi sau khi đi du lịch cho biết, nội dung, hình thức các chương trình quảng cáo du lịch là “không thực sự hấp dẫn” và 26% trả lời là “không gây ấn tượng mạnh” nhưng vì không muốn để lỡ mất cơ hội đi nghỉ trong năm cũng như kế hoạch từ trước nên họ vẫn quyết định mua các chương trình du lịch Một số khách hàng cho biết, đôi lúc chính họ đã tự khám phá ra những cái mới, cái thú vị, cái độc đáo… của những nơi họ đến mà nhiều khi doanh nghiệp cũng như các hướng dẫn viên hoàn toàn chưa hề lần nào đề cập đến Từ đây có thể thấy, nguyên tắc cơ bản đầu tiên của hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch đã không được các doanh nghiệp nghiên cứu và tuân thủ một cách nghiêm túc

Một vấn đề đáng lưu ý nữa là kết quả đánh giá về “khả năng tiếp nhận” của du khách đối với các thông tin được doanh nghiệp đưa ra Cũng theo kết quả điều tra nêu trên, ngoại trừ số du khách không cho biết ý kiến riêng của

Trang 37

mình thì có đến hơn 26% lượng khách du lịch được hỏi cho rằng các thông tin quảng cáo đều “rất khó hiểu”, 37,2% cho biết là “khó hiểu” và chỉ có 3,9% trả lời là các thông tin quảng cáo là “dễ hiểu” Đây là một thực tế khách quan mà hầu như doanh nghiệp nào cũng mắc phải Trong bối cảnh những đòi hỏi của thị trường khách du lịch ngày càng khắt khe, yêu cầu về chất lượng các dịch

vụ du lịch ngày càng cao, các doanh nghiệp du lịch không ngừng đưa ra những chiến lược nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và một trong những biện pháp hàng đầu là “tạo ấn tượng mạnh” đối với du khách Điều này

đã vô tình làm cho các thông tin mà doanh nghiệp đưa ra trở nên khó hiểu, không bám sát được vào những nhu cầu cơ bản của du khách Mặt khác, tính trung thực của thông tin tuyên truyền quảng bá du lịch chưa được các doanh nghiệp du lịch, các hãng lữ hành tuân thủ chặt chẽ Để lôi cuốn, thu hút khách hàng, giành chiến thắng trong cạnh tranh, các doanh nghiệp thường đưa vào chương trình tuyên truyền quảng cáo những thông tin thiếu chính xác Gần 60% lượng khách du lịch nội địa cho biết, những thông tin mà họ được cung cấp trước chuyến đi chưa sát thực và khoảng 36% số khách quốc tế được hỏi trả lời rằng họ nhận thấy các thông tin quảng cáo không đúng so với những gì

họ thấy trong thực tế hoặc họ không được cung cấp các dịch vụ, các sản phẩm

du lịch đúng như những gì họ đã được quảng cáo Việc quảng bá không đúng với thực tế sẽ làm mất đi hình ảnh đẹp về đất nước Việt Nam trong lòng bạn

bè quốc tế, mất đi niềm tin của du khách đối với du lịch Việt Nam

Báo chí hiện đang có uy tín và sức ảnh hướng rất lớn đối với công chúng Do vậy, đã có quan niệm rằng, là một doanh nghiệp, trước khi có thể thuyết phục được công chúng nghe mình, nên xây dựng sự tín nhiệm ở báo chí trước đã, bởi báo chí là một người đồng hành thân thiết và là một đối tác rất đặc biệt đối với các doanh nghiệp

Trang 38

Trên hết, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp du lịch nói riêng cần có sự nhận định đúng về hiệu quả tuyên truyền của báo chí đối với sự phát triển của doanh nghiệp và của ngành, để mỗi ấn phẩm báo chí trở thành cuốn "cẩm nang" hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc trao đổi kinh nghiệm kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, nắm bắt kịp thời những thông tin về thị trường để doanh nghiệp điều chỉnh bước đi thích hợp

Tiểu kết chương một

Như vậy, trong chương Một, luận văn đã phân tích một cách tổng quát

về vai trò của du lịch đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và thực trạng phát triển của nó Đồng thời, luận văn cũng phân tích những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch, trong đó quan trọng

nhất là chủ trương: “Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình

độ phát triển du lịch của khu vực ” (Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX)

Đóng góp vào sự phát triển khả quan của nền kinh tế - xã hội nói chung

và của ngành du lịch nói riêng không thể thiếu vai trò quảng bá của báo chí Tuy nhiên nhận định của cơ quan quản lý và doanh nghiệp du lịch về vấn đề quảng bá du lịch trên báo chí còn một số bất cập Vì vậy, để du lịch phát triển tương xứng với tiềm năng trong thời kỳ hội nhập, nhất là nâng cao vị thế trên trường quốc tế, cần có chiến lược tổng thể về phát triển du lịch, trong đó vai trò quảng bá của báo chí cần được đánh giá đúng tầm

Trang 39

CHƯƠNG HAI THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢNG BÁ PHÁT TRIỂN

DU LỊCH VIỆT NAM TRÊN BÁO CHÍ THỜI KỲ HỘI NHẬP

(Khảo sát các báo: báo Du lịch, tạp chí Du lịch Việt Nam và các phụ san,

tạp chí Heritage, báo Tuổi trẻ giai đoạn 2003 - 2006)

2.1 VÀI NÉT VỀ CÁC SẢN PHẨM BÁO CHÍ ĐƯỢC KHẢO SÁT:

2.1.1 Tạp chí Du lịch Việt Nam và các phụ san:

Tạp chí Du lịch Việt Nam, tiền thân là tập san Du lịch - cơ quan ngôn luận của Tổng cục Du lịch, được thành lập ngày 9/01/1981 Tạp chí có chức năng thông tin về nghiên cứu, lý luận, khoa học, công nghệ, môi trường và nghiệp vụ du lịch; tổ chức các hoạt động trao đổi thông tin, tuyên truyền, quảng bá du lịch phục vụ công tác quản lý nhà nước của Tổng cục Du lịch và

- Vietnam Today (tiếng Nhật) 10.000 bản/kỳ xuất bản từ tháng 5/2004

Không định kỳ, tạp chí Du lịch còn tham gia xuất bản các cuốn sách giới thiệu tuyến điểm mới, đầu tư du lịch, niên giám Du lịch Việt Nam (song ngữ Việt - Anh) phục vụ nhu cầu tham khảo thông tin đa dạng của du khách, độc giả, giảng viên và các chuyên gia nghiên cứu sâu về du lịch

Trang 40

Vào tháng 4/2007, tạp chí Du lịch Việt Nam online tại địa chỉ www.vtr.org.vn và www.vietnamtourismreview.org.vn đã chính thức hoạt động, cung cấp cho độc giả thêm một kênh tiếp cận với những thông tin về du lịch

Mảng hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo cũng là một trong những thế mạnh của tạp chí Du lịch Việt Nam, góp phần trao đổi thông tin nghiệp vụ hiệu quả với các doanh nghiệp du lịch, các nhà nghiên cứu và những độc giả quan tâm đến lĩnh vực du lịch Một số hội thảo chuyên ngành do tạp chí Du lịch tổ chức đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các chuyên gia nghiên cứu

du lịch Ví dụ: hội thảo "Xây dựng môi trường xã hội nhân văn trong hoạt

động du lịch" (tháng 6/2005), "Bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng" (tháng 6/2006), “WTO - Những giải pháp phát triển Du lịch Việt Nam” (tháng 12/2006)

Hiện nay, ngoài tòa soạn chính tại 30A Lý Thường Kiệt - Hà Nội, tạp chí Du lịch đã có văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh, Thừa Thiên - Huế

2.1.2 Báo Du lịch:

Báo Du lịch - cơ quan ngôn luận của Tổng cục Du lịch được thành lập năm 1998, có chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách phát triển du lịch và hoạt động của ngành Du lịch theo định hướng của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo của Tổng cục Du lịch; xuất bản 1 số/tuần và phụ trương cuối tháng bằng tiếng Anh và tiếng Việt

Sau gần 10 năm hoạt động, báo Du lịch cũng đã có những đóng góp đáng kể trong công tác quảng bá du lịch Việt Nam Tuy nhiên, với bối cảnh cạnh tranh thông tin gay gắt hiện nay, đòi hỏi báo Du lịch phải có những đổi mới toàn diện để đáp ứng yêu cầu tuyên truyền thời kỳ hội nhập Trước những đòi hỏi tất yếu ấy, vào tháng 8/2007, báo Du lịch đã cho ra mắt phiên bản mới, phát hành 2 số/tuần với nhiều nét cải tiến, nhằm góp phần vào việc giới

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
16. Đề tài cấp Bộ - Tổng cục Du lịch: “Nghiên cứu nội dung và giải pháp để nâng cao chất lượng thông tin khoa học - công nghệ và môi trường trên tạp chí Du lịch Việt Nam” (Năm 2003) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu nội dung và giải pháp để nâng cao chất lượng thông tin khoa học - công nghệ và môi trường trên tạp chí Du lịch Việt Nam
23. Kỷ yếu hội thảo khoa học "Phát triển Du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn" - Báo Nhân dân - Tổng cục Du lịch, ngày 27/6/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển Du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn
24. Kỷ yếu hội thảo khoa học "Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Việt Nam" - Trường Đại học Thương mại, tháng 6/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Việt Nam
25. Kỷ yếu hội thảo khoa học "WTO - những giải pháp phát triển Du lịch Việt Nam", tháng 12/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: WTO - những giải pháp phát triển Du lịch Việt Nam
1. A.A. Chertưcchơnưi - Các thể loại báo chí - NXB Thông tấn - 2004 2. Báo cáo tổng kết công tác và phương hướng nhiệm vụ của Tổng cục Dulịch qua các năm 2000 - 2006 Khác
3. Bộ Thương mại - Tài liệu bồi dưỡng kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế - 2005 Khác
4. Chỉ thị 46 - CT/TW ngày 14/10/1994 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về lãnh đạo đổi mới và phát triển du lịch Khác
5. Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 và định hướng đến năm 2020 Khác
6. Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2000 - 2005 7. Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2006 - 2010 8. Chương trình Hành động của ngành Du lịch sau khi Việt Nam gia nhậpWTO giai đoạn 2007 - 2012 Khác
9. Dương Xuân Sơn (Chủ biên), Trịnh Đình Thắng - Phương pháp biên tập sách báo - NXB Văn hóa - Thông tin - 1995 Khác
10. Dương Xuân Sơn - Báo chí phương Tây - NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh - 2000 Khác
11. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang - Cơ sở lý luận báo chí truyền thông - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - 2004 Khác
12. Dương Xuân Sơn - Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - 2004 Khác
13. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X - NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội - 1986, 1991, 1996, 2001, 2006 Khác
14. Đề tài cấp Bộ - Tổng cục Du lịch: "Cơ sở lý luận, thực tiễn của hoạt động thông tin tuyên truyền quảng cáo du lịch và một số ấn phẩm thử nghiệm (Năm 1997) Khác
15. Đề tài cấp Bộ - Tổng cục Du lịch: "Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Việt Nam trước những thách thức khoa học công nghệ hiện nay (Năm 2002) Khác
17. Đinh Văn Hường - Các thể loại báo chí thông tấn - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - 2006 Khác
18. Đỗ Quang Hưng chủ biên - Lịch sử báo chí Việt Nam 1865- 1945 - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - 2000 Khác
19. Đỗ Xuân Hà - Báo chí với thông tin quốc tế - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - 1999 Khác
20. E.P. Prôkhôrốp - Cơ sở lý luận của báo chí Tập 1, 2 - NXB Thông tấn - 2004 21. Khoa Báo chí (Nhiều tác giả) - Báo chí với những vấn đề lý luận vàthực tiễn, Tập 4 - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - 2001 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w