Những thách thức liên quan đến công tác tuyên truyền, quảng bá

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề quảng bá phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ hội nhập (Trang 103)

7. Kết cấu của luận văn:

3.3. Những thách thức liên quan đến công tác tuyên truyền, quảng bá

TRUYỀN, QUẢNG BÁ DU LỊCH THỜI KỲ HỘI NHẬP:

Nghị quyết Đại hội IX và Đại hội X của Đảng đã xác định trong những năm đầu của thế kỷ XXI, đất nƣớc bƣớc vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nƣớc ta trở thành một nƣớc công nghiệp trong đó có phần đóng góp quan trọng của một ngành kinh tế mũi nhọn là du lịch. Để thực hiện đƣợc nhiệm vụ chính trị đó, ngành đang có những thời cơ lớn đồng thời cũng có những thách thức lớn. Để vƣợt qua khó khăn, tranh thủ thuận lợi, cần có sự phối hợp chặt chẽ với các phƣơng tiện truyền thông đại chúng trong và ngoài

nƣớc, trong đó đặc biệt là cần đẩy mạnh đầu tƣ, phát triển, đổi mới các cơ quan báo chí của ngành theo phƣơng châm đã đƣợc Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã đề ra là: ''Phát triển đi đôi với quản lý hệ thống thông tin đại chúng. Báo chí làm tốt chức năng tuyên truyền thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước: Phát hiện những nhân tố mới, cái hay, cái đẹp trong xã hội, giới thiệu gương ngươi tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến, phê phán các hiện tượng tiêu cực, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, đấu tranh với những quan điểm sai trái, coi trọng nâng cao tính chân thật, tính giáo dục và tính chiến đấu của thông tin. Sử dụng internet đẩy mạnh thông tin đối ngoại, đồng thời hạn chế, ngăn chặn những hoạt động tiêu cực qua mạng. Khắc phục khuynh hướng “thương mại hoá” trong hoạt động báo chí, xuất bản. Nâng cao bản lĩnh chính trị, tư tưởng, ý thức trách nhiệm, trình độ văn hoá và nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức của đội ngũ báo chí, xuất bản…” cũng nhƣ đã đƣợc Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X

nhấn mạnh: “Tạo điều kiện cho các lĩnh vực xuất bản, thông tin đại chúng

phát triển, nâng cao chất lượng tư tưởng và văn hoá, vươn lên hiện đại về mô hình, cơ cấu tổ chức và cơ sở vật chất - kỹ thuật; đồng thời xây dựng cơ chế quản lý phù hợp, chủ động, khoa học”

So với các ngành khác, Du lịch là ngành có nhiều cơ hội để “khoe” các sản phẩm của mình trong thời kỳ hội nhập (khách sạn, phòng hội thảo, nhà hàng, ẩm thực, chất lƣợng nhân lực phục vụ, các tour du lịch… ). “Vẻ đẹp tiềm ẩn” của Việt Nam đang chờ đợi du khách năm châu khám phá, thƣởng thức. Có thể nói, chƣa bao giờ Việt Nam lại có đƣợc cơ hội lớn nhƣ vậy để giới thiệu hình ảnh đất nƣớc, những sản phẩm du lịch hấp dẫn, ấn tƣợng…

Tuy nhiên, cho tới nay, vẫn tồn tại một thực tế không thể phủ nhận: quảng bá vẫn bị coi là khâu yếu của ngành du lịch nƣớc ta, chủ yếu là do thiếu kinh phí. Mỗi năm, Thái Lan, Singapore chi hàng tỷ USD cho xúc tiến quảng

bá du lịch, liên tục tổ chức nhiều loại hình quảng bá rất sâu rộng để giành thị phần lớn hơn. Những "Amazing Thailand" (Thái Lan đáng kinh ngạc), "Malaysia - Truly Asia" (Malaysia - châu Á đích thực) hay "Uniquely Singapore" (Singapore độc đáo) xuất hiện nhan nhản trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng ở nhiều khu vực trên thế giới. Ngƣời ta cũng nghe đến mức thuộc giai điệu bài "Malaysia - Truly Asia" trên CNN. Thậm chí chƣơng trình quảng cáo du lịch Macau nằm chễm trệ trên các toa tàu điện ở thủ đô Bangkok. Còn ở nƣớc ta, ngân sách chi cho xúc tiến quảng bá du lịch còn quá nhỏ, bình quân chỉ xấp xỉ 1000 - 2.000đ/khách du lịch. Năm 2005, ngân sách Nhà nƣớc chi cho xúc tiến du lịch cũng chỉ khiêm tốn với mức 15,6 tỷ đồng. Đây cũng là lý do khiến các nƣớc trong khu vực nhƣ Thái Lan, Malaysia, Singapore, doanh thu từ du lịch mỗi năm lên tới hàng chục tỷ USD thì Việt Nam vẫn ngậm ngùi với con số vài tỷ USD.

Mặt khác, gia nhập WTO còn là cơ hội giúp Việt Nam và các thành viên trong khối hợp tác sâu rộng hơn để phát triển du lịch trong tất cả các lĩnh vực. Thông qua đó, các rào cản với khách du lịch dần đƣợc dỡ bỏ. Vấn đề ở chỗ báo chí cần có chiến lƣợc tuyên truyền nhƣ thế nào để Việt Nam có thể thu hút đƣợc nhiều khách du lịch quốc tế hơn.

Ông David Ray, đại diện Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam (VNCI) cho rằng: Du lịch Việt Nam 10 năm qua phát triển rất mạnh, nhƣng khách đã đến rồi sau này có đến nữa không mới là vấn đề của ngành Du lịch. Cho đến thời điểm này, Việt Nam mới chỉ đƣợc biết tới nhƣ một điểm đến chứ chƣa biết tới chiều sâu3. Hội nhập WTO là cơ hội lớn để du lịch Việt Nam quảng bá hình ảnh của mình, vậy báo chí cũng cần chủ động phối hợp với ngành du lịch nắm bắt cơ hội và tận dụng tốt “thời cơ vàng” này. Thông tin từ báo chí luôn có tính hai mặt, nếu nhƣ đó là sự phản ánh trung thực, tích cực thì

3

nó sẽ có tác dụng hữu hiệu, thúc đẩy sự phát triển của du lịch. Ngƣợc lại, nếu những thông tin thiếu căn cứ, phản ánh không khách quan thì sẽ làm tổn hại đến hình ảnh đất nƣớc. Vì vậy, ngành du lịch rất cần có sự hỗ trợ thông tin từ báo chí với những bài viết khách quan, phản ánh chính xác sự việc.

Hiện nay, một số tờ báo đã có biểu hiện thƣơng mại hoá. Vì vậy một thách thức nữa khi tuyên truyền quảng bá du lịch đối với báo chí, nhất là báo chí ngành du lịch là làm sao không bị chi phối bởi hoạt động thƣơng mại hoá của du lịch, luôn khách quan trong nhận định vấn đề, nếu không sẽ làm mất khách ngay tại sân nhà.

Hoạt động thông tin báo chí là một loại hình hoạt động nhạy cảm, các cơ quan báo chí nói chung và báo chí du lịch nói riêng cần phát huy các thế mạnh để làm tốt công tác truyền tải thông tin; thông tin cần sâu sát thực tiễn, khách quan, thiết thực, có lợi cho sự nghiệp đƣa ngành du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; tăng cƣờng các thông tin định hƣớng, dự báo... Mặt khác, quảng bá là tiền đề quan trọng cho phát triển du lịch, cần đƣợc tiến hành một cách khoa học, chuyên nghiệp, sâu rộng và thƣờng xuyên. Muốn tăng cƣờng thu hút khách du lịch, với số lƣợng nhiều, thời gian lƣu trú lâu và mức chi tiêu cao phải tuyên truyền quảng bá ở tầm vĩ mô và quảng cáo ở tầm doanh nghiệp thật sâu, rộng ở trong và ngoài nƣớc dƣới nhiều hình thức, thành những chiến dịch, quy mô lớn, tập trung vào những thị trƣờng trọng điểm để phát động, củng cố và mở rộng thị trƣờng.

Không những thế, bƣớc vào thời kỳ phát triển mới, bên cạnh trí tuệ, năng lực tay nghề và những phẩm chất cần có, đòi hỏi báo chí phải có tính thích ứng cao gắn với đổi mới công nghệ. Thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình phát triển kinh tế với gia tốc ngày càng cao. Đó là cơ hội lớn cho nhà báo rèn luyện và cống hiến. Điều này cũng đòi hỏi nhà báo nói chung và nhà báo chuyên viết về lĩnh vực du lịch nói riêng phải có tri thức khoa học

tổng hợp, để đánh giá đúng đắn về mọi phƣơng diện phát triển của ngành du lịch. Mặt khác, nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của độc giả về vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân nhất thiết đòi hỏi nhà báo phải có trí thức tổng hợp, tƣ duy sâu. Có nhƣ vậy, nhà báo mới có thể kết hợp đƣợc giữa những vấn đề có tầm chiến lƣợc, có tính khoa học, chiều sâu tƣ duy với những vấn đề có tính thời sự hàng ngày.

Không những thế, trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, báo điện tử đang ''tiếm ngôi'' của báo giấy với lợi thế nhanh, sức chứa thông tin khổng lồ và khả năng tƣơng tác nhiều chiều giữa toà soạn và bạn đọc. Đơn giản nhất là trao đổi thông tin hai chiều giữa toà soạn với bạn đọc, theo đó, độc giả có thể viết thƣ bày tỏ ý kiến về nội dung một bài báo mới đƣợc đăng tải trên internet. Dựa trên những ý kiến đóng góp, toà soạn có thể nắm bắt tâm tƣ, nguyện vọng của họ để có những điều chỉnh cần thiết. Tiếp đó, báo điện tử còn là cầu nối giúp độc giả bày tỏ trực tiếp những mối quan tâm của họ tới một nhân vật hoặc vấn đề nào đó thông qua các cuộc hỏi đáp trực tiếp trên mạng.

Hiện nay, ở một số quốc gia có nền báo chí phát triển nhƣ Pháp, Mỹ, phần lớn các báo giấy đều có xu hƣớng lên mạng. Một số báo lớn, có uy tín ở Pháp nhƣ Le Monde, Liberation, L'Express đều có bản điện tử, trong đó, L'Express và Le Monde trên mạng đã hoạt động đƣợc 10 năm. Trong bối cảnh báo điện tử và báo miễn phí đang lấn sân báo giấy, việc đƣa các bài viết trên báo giấy cộng thêm tin tức, hình ảnh, video mới nhất lên internet đang là một trong những giải pháp nhằm giữ chân độc giả. Xu hƣớng này không chỉ giới hạn ở báo viết hay tạp chí, mà nhiều đài phát thanh, kênh truyền hình lớn cũng lần lƣợt phát sóng các chƣơng trình qua Internet.

Mạng Internet đã giảm thiểu rào cản giữa các phƣơng tiện truyền thông. Các bản tin trên mạng đang trở nên đa phƣơng tiện, đa dịch vụ và đa hỗ trợ.

Theo đó, cùng một lúc nghe bình luận, ngƣời dùng internet còn có thể tham khảo nguồn tin mà phóng viên thu thập, xem hình ảnh đƣợc ghi lại từ hiện trƣờng.... Ngoài ƣu thế có gắn kèm các phƣơng tiện nghe nhìn, báo mạng còn có khả năng chứa thông tin tƣ liệu cực lớn. Khi truy cập một bài báo trên mạng, ngay lập tức độc giả có thể vào xem các bài có liên quan với chỉ một cú nháy chuột vào đƣờng link gắn kèm. Đây là một khả năng mà báo giấy không thể có.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia truyền thông, mặc dù có nhiều ƣu điểm vƣợt trội, dù sự cạnh tranh giữa báo mạng, báo viết và các phƣơng tiện truyền thông là gay gắt song các hình thức này sẽ không triệt tiêu lẫn nhau. Nhƣng, nhƣ thế không có nghĩa báo viết không cần đổi mới. Ngƣợc lại, thách thức lớn nhất đối với báo viết nói chung và báo chí viết về lĩnh vực du lịch nói riêng là phải đa dạng hóa nội dung tờ báo. Hiện nay, trong nƣớc có rất nhiều tờ báo chọn đƣa tập trung cao vào mảng du lịch, văn hóa nghệ thuật để thu hút và giữ chân độc giả. Nhìn ra thế giới, tờ Washington Post thì từ một tờ báo có số phát hành trên 1 triệu bản, nay đã sụt xuống dƣới mức 1 triệu, và để cố gắng giữ ngƣời đọc đã mở rộng hoạt động với những trung tâm giáo dục sinh viên. New York Times thì đa dạng hóa nội dung để thu hút quảng cáo với sự tập trung cao vào mảng du lịch, thời trang, doanh nghiệp nhỏ, văn hóa nghệ thuật trong đó đặc biệt mục đọc sách rất đƣợc ngƣời đọc chú ý. Do đó, báo chí ngành du lịch càng cần đổi mới nội dung, cách thức quảng bá để thu hút độc giả.

Tóm lại, du lịch Việt Nam đang cần một quy trình tạo dựng thƣơng hiệu và quảng bá gắn kết với nhau. Bởi một lẽ đơn giản, một thƣơng hiệu đƣợc tạo ra với cá tính nhƣ thế này không thể "bị" quảng bá theo một cá tính khác. Vì vậy báo chí cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành quản lý du lịch nhằm có chiến lƣợc tuyên truyền phù hợp để "vẻ đẹp tiềm ẩn" của

du lịch của Việt Nam không bị "giấu đi" nhƣ báo chí đã nói trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề quảng bá phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ hội nhập (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)