Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quảng bá phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề quảng bá phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ hội nhập (Trang 109)

7. Kết cấu của luận văn:

3.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quảng bá phát triển du lịch

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN CÁC SẢN PHẨM BÁO CHÍ KHẢO SÁT

3.4.1. Về phía cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch:

Trƣớc hết về nhận thức: Cần tăng cƣờng phối hợp với các phƣơng tiện thông tin đại chúng để truyền thông sâu rộng, nâng cao nhận thức cho mọi ngành, mọi ngƣời rằng du lịch là một trong các ngành kinh tế mũi nhọn phát triển theo định hƣớng bền vững. Các cơ quan quản lý nhà nƣớc cần phát huy vai trò, chức năng quản lý đồng bộ ở các khâu: lập kế hoạch - quy hoạch, tổ chức, điều hành, kiểm tra, kiểm soát trong toàn bộ lĩnh vực du lịch nói chung và hoạt động hợp tác truyền thông quảng bá du lịch nói riêng.

Một mặt, cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển du lịch; mặt khác, phải kịp thời dùng phƣơng tiện thông tin đại chúng hƣớng dẫn, giải thích, phổ cập, cập nhật thông tin pháp luật thƣờng xuyên để toàn xã hội, mọi công chúng, đặc biệt là ngành du lịch, cán bộ du lịch nắm vững, hoạt động bài bản, chủ động, trật tự, có tầm nhìn xa, rộng.

Về xúc tiến, truyền thông quảng bá du lịch, để nâng cao chất lƣợng, tạo ra hiệu ứng, hiệu quả tốt, trong thời gian tới ngành du lịch cần tiến hành một cách hệ thống việc nghiên cứu cơ bản về tâm lý, thị hiếu, tập quán, thói quen tiêu dùng, văn hóa, tôn giáo… của các đối tƣợng du khách để có những sản phẩm phù hợp với thị trƣờng ngay từ khi sử dụng các hình thức, nội dung truyền thông quảng cáo.

Về kinh phí: Kinh phí xúc tiến du lịch của ta hiện nay gồm nguồn chi từ ngân sách trung ƣơng, ngân sách của các địa phƣơng và đóng góp của doanh nghiệp. Kinh phí xúc tiến du lịch từ nguồn ngân sách cấp là chi tiêu

hành chính nên quá nhỏ bé và cứng nhắc. Một năm kinh phí từ ngân sách trung ƣơng chi hơn 01 triệu đô la cho tất cả các hoạt động, từ xây dựng ấn phẩm đến tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, tổ chức các sự kiện hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nƣớc. Ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh ngân sách cấp cho xúc tiến du lịch tính ra trên đầu khách khoảng trên dƣới 2000 đồng. Khoản tiền 01 triệu đô la chỉ tƣơng đƣơng với chi phí Thái Lan tham gia một hội chợ ITB ở Đức hoặc chỉ đủ để đăng 10 lần quảng cáo trên tờ báo US Today của Mỹ, hoặc chỉ bằng nửa một hợp đồng quảng cáo của du lịch Malaysia với hãng truyền hình BBC. Chỉ một sự kiện những ngày Việt Nam tại Anh do VCCI thực hiện trong khoảng 1 tuần cũng chi khoảng 2,4 triệu USD chƣa kể đóng góp của doanh nghiệp. Kinh phí ít làm cho hoạt động dàn trải, manh mún, không gây đƣợc ấn tƣợng; không đủ để tiến hành liên tục một chiến dịch xúc tiến du lịch tại một thị trƣờng mục tiêu, giảm hiệu quả; xúc tiến du lịch mang tiếng là “thiếu chuyên nghiệp”. Giải pháp tới đây là phải đầu tƣ thích đáng cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch nếu muốn đạt chỉ tiêu xuất khẩu tại chỗ 4 - 5 tỷ USD vào năm 2010.

Một giải pháp khác không kém phần thiết thực là cơ quan quản lý Nhà nƣớc về du lịch và doanh nghiệp du lịch cần tạo điều kiện cho phóng viên tham gia các đoàn famtrip trong và ngoài nƣớc để khảo sát viết bài tuyên truyền quảng bá du lịch. Việc tổ chức các đoàn khảo sát cho các nhà báo đến tham quan, khảo sát điểm đến để đƣợc tận mắt nhìn thấy điểm du lịch, trực tiếp sử dụng các sản phẩm, dịch vụ nhằm mục đích nâng cao hiểu biết của khách mời về sản phẩm du lịch, thuyết phục họ tuyên truyền về sản phẩm du lịch một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, thúc đẩy hoạt động bán sản phẩm du lịch đang là một trong những hình thức đƣợc nhiều tổ chức, doanh nghiệp áp dụng. Hoạt động xúc tiến này thích hợp để xúc tiến những điểm du lịch mới, sản phẩm du lịch mới khi mà ngay cả những ngƣời chuyên nghiệp trong

ngành du lịch cũng nhƣ các phƣơng tiện thông tin đại chúng còn thiếu hiểu biết, thiếu thông tin về điểm đến đó, sản phẩm du lịch đó. Với các nhà báo, sau chuyến đi khảo sát điều mong đợi nhất của nhà tổ chức chƣơng trình là các bài báo, phóng sự... tuyên truyền, quảng bá cho điểm đến. Mỗi bài báo của các phóng viên đã tham gia chƣơng trình khảo sát thƣờng có giá trị thuyết phục hơn rất nhiều lần so với việc đăng quảng cáo trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.

Tăng cƣờng đầu tƣ cho công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng trong xã hội về quảng bá xúc tiến du lịch là giải pháp rất quan trọng. Vì dù có nhận đƣợc thông tin hay đến mấy qua các phƣơng tiện truyền thông, nhƣng khi đến địa phƣơng, du khách thực tế trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ du lịch, ở đó nếu họ không hài lòng vì một lý do nào đó nhƣ hiện tƣợng chèo kéo, đeo bám khách, môi trƣờng ô nhiễm, ứng xử của con ngƣời gây phản cảm, thì sẽ ảnh hƣởng ngƣợc lại. Vì vậy xúc tiến du lịch không phải là công việc mà chỉ riêng cơ quan xúc tiến du lịch trung ƣơng và địa phƣơng thực hiện, mà là công việc đòi hỏi sự phối hợp trách nhiệm của Nhà nƣớc và doanh nghiệp, của cộng đồng dân cƣ, của mỗi ngƣời Việt Nam ở trong và ngoài nƣớc.

Riêng đối với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, cùng với việc định hƣớng, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan báo chí ngành thực hiện đúng tôn chỉ mục đích của báo, nhiệm vụ chính trị của ngành du lịch, Bộ cần thƣờng xuyên quan tâm, tạo điều kiện toàn diện để các báo, tạp chí có điều kiện hoạt động tốt hơn; tạo cơ chế thuận lợi và thƣờng xuyên tuyên truyền giới thiệu về báo, tạp chí của ngành với hệ thống Sở Du lịch và các doanh nghiệp trong ngành. Sớm ổn định tổ chức, xây dựng chiến lƣợc và quy hoạch báo chí ngành văn hóa - thể thao - du lịch phù hợp với việc sáp nhập Tổng cục Du lịch vào Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Có thể hình thành một đến 3 tổ hợp báo chí

tƣơng ứng với các lĩnh vực thể thao, văn hóa, du lịch. Cả 3 tổ hợp này chịu sự lãnh đạo của Ban Cán sự và lãnh đạo Bộ qua một tổ chức thống nhất, chặt chẽ nhƣng có quyền tự chủ nhất định về một số lĩnh vực phù hợp với đặc điểm riêng của mỗi tổ hợp. Trong mỗi tổ hợp, có thể có nhiều loại hình báo chí (báo in, tạp chí, một số ấn phẩm in; báo điện tử )...

Ngoài ra cần tổ chức thông tin thƣờng xuyên và đột xuất cho các cơ quan báo chí nhất là đối với các vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm về đối nội và đối ngoại, các vấn đề thời sự trong ngành để nội dung tuyên truyền trên báo chí sát hợp, kịp thời, có hiệu quả hơn. Quan tâm đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ báo chí để sớm hình thành đội ngũ các nhà báo du lịch có đức, có tài, đảm đƣơng tốt nhiệm vụ.

3.4.2. Về phía cơ quan quản lý báo chí

Cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động quảng bá du lịch. Cụ thể là mở các khoá đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ báo chí chủ đề du lịch nhƣ Hội Nhà báo Việt Nam đã từng thực hiện vào cuối năm 2006 tại Đà Lạt với sự phối hợp của Trƣờng Đại học báo chí Lille, Hội ái hữu miền Tây nƣớc Pháp và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam

Thực tế, trên thế giới đã xuất hiện thuật ngữ: Advertorial (Advertisement + Editorial) có thể hiểu đơn giản là những mẫu quảng cáo trên báo “làm ra vẻ” như những bài báo. Trong những năm gần đây ở Việt

Nam, những mẫu quảng cáo kiểu này xuất hiện ngày càng nhiều trên các tờ báo và tạp chí. Phóng viên quốc tế, đặc biệt là phóng viên tự do chuyên về mảng du lịch thƣờng đƣợc đào tạo và bồi dƣỡng rất kỹ để trong quá trình tác nghiệp tránh tình trạng viết bài quảng cáo theo dạng này. Mặt khác, để tuyên truyền, để quảng bá tốt về du lịch Việt Nam thì cần phải hiểu biết về tài nguyên du lịch và những mối quan hệ của nó với các lĩnh vực khác. Nếu định viết về một địa danh nào đó, muốn viết hay, có hồn và đƣợc độc giả đón nhận

nhiệt tình thì ngƣời viết phải hiểu sâu về địa danh đó. Hay, viết về du lịch ẩm thực mà chỉ nghe nói thôi mà chƣa thƣởng thức, chƣa nhìn thấy ngƣời ta làm nhƣ thế nào, chƣa tận mắt thấy nguyên liệu gồm những gì, chế biến ra làm sao thì không thể cho ra một sản phẩm báo chí tạo đƣợc sự hấp dẫn cho du khách, lôi cuốn đƣợc du khách. Nhà báo là ngƣời tuyên truyền, là cầu nối, thế nên phải làm sao giúp du khách hiểu một cách cụ thể nhất, cảm nhận đƣợc cái hay, cái đẹp ở sản phẩm du lịch. Do vậy, đối với tất cả các phóng viên chuyên viết về du lịch, thì cần đƣợc tham gia các lớp bồi dƣỡng về kỹ năng cũng nhƣ những kiến thức về du lịch.

3.4.3. Về phía cơ quan báo chí:

Các cơ quan báo chí cần chủ động vƣơn lên về các mặt chính trị, nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả thông tin tuyên truyền để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển của ngành du lịch và của công chúng. Không ngừng đổi mới nội dung và cách thức quảng bá du lịch bằng cách tập trung khai thác tính độc đáo, đặc trƣng của các sản phẩm và dịch vụ để tuyên truyền quảng bá. Kinh nghiệm của tờ TTG ASIA cho thấy, khi đăng tải các bài viết về điểm du lịch hoặc sản phẩm, dịch vụ độc đáo thì sẽ thu hút đƣợc rất nhiều bạn đọc quan tâm tìm hiểu sản phẩm đó. Nội dung và diện tích đất dành cho việc tuyên truyền này là rất lớn, mang lại hiệu quả cho không chỉ toà báo mà còn cho chủ thể của loại hình dịch vụ hay điểm đến đó. Vì khi ngƣời đọc quan tâm thì cũng đồng nghĩa với việc sẽ có một số lƣợng độc giả nhất định trở thành khách hàng của sản phẩm hay dịch vụ đó. Điểm cần lƣu ý trong quá trình tuyên truyền là phải tìm đƣợc tính độc đáo, riêng có của sản phẩm hoặc dịch vụ, đƣa thông tin một cách chính xác đến bạn đọc.

Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí cần xây dựng kế hoạch tuyên truyền theo định hƣớng phát triển của ngành du lịch. Trong đó, nội dung các bài viết tập trung vào hƣớng phát triển sản phẩm, các loại hình du lịch có tiềm năng

nổi trội, ví dụ nhƣ du lịch chữa bệnh, du lịch thể thao, mạo hiểm, du lịch MICE để tạo thành đợt tuyên truyền sâu rộng, quảng bá cho các sản phẩm mới, tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trong cùng khu vực.

Mở rộng đội ngũ cộng tác viên, chú ý đến khách du lịch đã đi và trải

nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ cần tuyên truyền. Trên thực tế hoạt động tác nghiệp, ngƣời phóng viên không thể đi hết và chứng kiến đƣợc hết cái hay, cái độc đáo của tất cả các sản phẩm, dịch vụ, điểm du lịch. Nhƣ vậy, để tuyên truyền một cách sâu rộng, nội dung các bài viết phong phú và hấp dẫn thì phải dựa vào đội ngũ cộng tác viên, trong đó chú trọng đến khách du lịch đã đi đến điểm du lịch và trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ đó. Điều này không chỉ góp phần đa dạng hoá nội dung của tờ báo mà còn tạo ra đƣợc một diễn đàn tƣơng tác giữa toà báo và khách du lịch có thể trao đổi, bàn luận về những vấn đề cùng quan tâm. Để làm đƣợc điều này đòi hỏi mỗi toà soạn phải thiết lập đƣợc mối quan hệ rộng khắp và có cơ chế thích hợp đối với cộng tác viên nhƣ việc trả nhuận bút, biếu báo, các cuộc gặp mặt, thảo luận…

Khai thác tính nhanh nhạy và sức lan truyền rộng của báo điện tử: Nhƣ đã chúng ta đã biết, vai trò của mạng internet ngày càng có vị trí quan trọng trong quá trình quảng bá xúc tiến du lịch. Hiện nay, xu hƣớng mở thêm báo điện tử bên cạnh các tờ báo, tạp chí nói chung và thuộc lĩnh vực du lịch nói riêng đang dần trở lên phổ biến. Do vậy, các tờ báo cần tận dụng phƣơng tiện hiện đại này để cập nhật những bài viết đăng tải trên báo in, các mẩu quảng cáo, hình ảnh, đoạn video tuyên truyền quảng bá về du lịch Việt Nam.

Hiện nay, hầu hết các tờ báo điện tử mới chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền bằng tiếng Việt và một số tờ có tiếng Anh. Để đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch Việt Nam ra các thị trƣờng du lịch quốc tế, ngoài các ngôn ngữ hiện có, các tờ báo điện tử chuyên ngành du lịch cần chuyển nội dung sang các ngôn ngữ khác để cho du khách quốc tế dễ dàng tiếp cận nhƣ các thứ

tiếng Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc. Trong tƣơng lai nên bổ sung thêm tiếng Tây Ban Nha và Đức là những thị trƣờng du lịch quan trọng của Việt Nam. Những thông tin này phải đa dạng, phong phú và điều cần nhất là tính chính xác.

Về lâu dài cần tiến hành các cuộc khảo sát, nghiên cứu thị hiếu của bạn đọc để đáp ứng tốt hơn nhu cầu trong quá trình tuyên truyền quảng bá. Mối quan tâm của bạn đọc chính là thƣớc đo hiệu quả nhất trong quá trình ra đời một sản phẩm báo chí. Thời gian qua, các tờ báo và tạp chí nƣớc ta đã tiến hành công tác khảo sát ý kiến của bạn đọc về hình thức, nội dung, cách truyền đạt thông tin nhƣng kết quả vẫn chƣa đánh giá đƣợc hết mối quan tâm của bạn đọc. Kinh nghiệm của các tờ tạp chí lớn trên thế giới cho thấy, để có thể đáp ứng tốt hơn yêu cầu của bạn đọc thì cần thƣờng xuyên tổ chức các cuộc thăm dò ý kiến, khảo sát, đối thoại trực tiếp nhằm tìm ra giải pháp hiệu quả thoả mãn yêu cầu của số đông độc giả. Đây là kinh nghiệm hay mà các tờ báo, tạp chí của Việt Nam cần học tập.

3.4.4. Về phía mỗi nhà báo:

Bản thân đội ngũ những ngƣời làm báo, đặc biệt là các tổng biên tập, phó tổng biên tập phải không ngừng rèn luyện, phấn đấu nâng cao trình độ của mình về mọi mặt: bản lĩnh, lập trƣờng chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống, chuyên môn nghiệp vụ; bám sát thực tiễn phát triển của ngành du lịch và các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo nguồn nhân lực, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về du lịch để có nhiều tác phẩm báo chí hay, có chất lƣợng cao cả về tƣ tƣởng và nghệ thuật, nội dung và hình thức, tạo nên sức hấp dẫn và sức thuyết phục cao. Đã qua rồi cái thời tổ chức các đoàn nhà báo đông đảo cùng kéo về một cơ sở du lịch. Sau chuyến đi, bài viết gần nhƣ ai cũng giống ai, bởi đều xuất phát từ một góc nhìn, đều lấy chung một nguồn tin.

Một yêu cầu khác không thể thiếu là tính trung thực, khách quan, chính xác. Yêu cầu này là thiết yếu với tất cả các nhà báo. Đây là đạo đức cao quý của ngƣời cầm bút thời nào cũng đƣợc coi là nguyên tắc nghề nghiệp phải tuân theo. Bƣớc vào thời kỳ hội nhập càng đòi hỏi cao hơn nguyên tắc đạo đức này, để nắm lấy thời cơ bộc lộ tiềm năng sáng tạo của mình. Hơn nữa, mỗi bƣớc phát triển của ngành du lịch sẽ tạo đà cho sự phát triển cao hơn về chất của các nhà báo và ngƣợc lại các nhà báo đƣợc nâng cao hơn về chất sẽ tạo sự đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của du lịch Việt Nam.

Tiểu kết chƣơng 3

Công tác xúc tiến du lịch nói chung và công tác tuyên truyền quảng bá

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề quảng bá phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ hội nhập (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)