Những thách thức đối với hoạt động kinh doanh du lịch thời kỳ

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề quảng bá phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ hội nhập (Trang 100)

7. Kết cấu của luận văn:

3.2. Những thách thức đối với hoạt động kinh doanh du lịch thời kỳ

LỊCH THỜI KỲ HỘI NHẬP:

3.2.1. Cam kết trong lĩnh vực du lịch khi Việt Nam gia nhập WTO:

Trong lĩnh vực dịch vụ, Việt Nam đã cam kết mở cửa tất cả 11 ngành dịch vụ đƣợc phân loại theo Hiệp định chung về Thƣơng mại và Dịch vụ (GATS) gồm: 1) dịch vụ kinh doanh; 2) dịch vụ thông tin; 3) dịch vụ xây dựng; 4) dịch vụ phân phối; 5) dịch vụ giáo dục; 6) dịch vụ môi trƣờng; 7) dịch vụ tài chính; 8) dịch vụ y tế; 9) dịch vụ du lịch; 10) dịch vụ văn hoá giải trí; 11) dịch vụ vận tải. Đối với dịch vụ du lịch, Việt Nam chỉ cam kết đối với các phân ngành dịch vụ đại lý du lịch và kinh doanh lữ hành du lịch, dịch vụ sắp xếp chỗ trong khách sạn, dịch vụ cung cấp thức ăn và đồ uống. Những cam kết này sẽ đƣợc áp dụng tự động cho các thành viên ASEAN. Trong Hiệp

định Thƣơng mại song phƣơng Việt Mỹ (BTA), Việt Nam đã có những cam kết tƣơng tự nhƣ cam kết với WTO. Tuy nhiên, do Hiệp định Thƣơng mại Việt Mỹ đã có hiệu lực từ năm 2001, một số cam kết theo BTA đã bắt đầu có hiệu lực. Theo Hiệp định Thƣơng mại Việt Mỹ (BTA), doanh nghiệp Mỹ hiện tại đã có thể đầu tƣ dƣới dạng 100% vốn nƣớc ngoài.

GATS quy định có 4 phƣơng thức cung cấp dịch vụ, bao gồm: 1) cung

cấp qua biên giới (dịch vụ đƣợc cung cấp từ lãnh thổ của một thành viên này

sang lãnh thổ của một thành viên khác,); 2) tiêu dùng ngoài lãnh thổ (ngƣời tiêu dùng của một thành viên di chuyển sang lãnh thổ của một thành viên khác để tiêu dùng dịch vụ); 3) hiện diện thương mại (nhà cung cấp dịch vụ của một thành viên thiết lập các hình thức hiện diện nhƣ công ty 100% vốn nƣớc ngoài, công ty liên doanh, chi nhánh… trên lãnh thổ của một thành viên khác để cung cấp dịch vụ); 4) hiện diện thể nhân (thể nhân cung cấp dịch vụ của một thành viên di chuyển sang lãnh thổ của một thành viên khác để cung cấp dịch vụ).

Trong các cam kết của mình với WTO, Việt Nam cam kết không hạn chế đối với phƣơng thức 1 và 2. Đối với phƣơng thức 3, Việt Nam cũng cam kết xóa bỏ hạn chế vốn sở hữu nƣớc ngoài đối với các doanh nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam dƣới hình thức liên doanh, liên kết trong hoạt động đại lý du lịch, kinh doanh lữ hành du lịch. Tuy nhiên các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lữ hành du lịch có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chỉ đƣợc phép cung cấp dịch vụ đƣa khách vào du lịch Việt Nam (inbound) và lữ hành nội địa đối với khách vào du lịch Việt Nam nhƣ là một phần của dịch vụ đƣa khách vào du lịch Việt Nam. Các doanh nghiệp sở hữu nƣớc ngoài không đƣợc phép thực hiện các dịch vụ gửi khách trong nƣớc. Công ty nƣớc ngoài tuy đƣợc phép đƣa cán bộ quản lý vào làm việc tại Việt Nam nhƣng ít nhất 20% cán bộ quản lý của công ty phải là ngƣời Việt Nam. Đối với phƣơng thức 4,

Việt Nam vẫn không cho phép hƣớng dẫn viên du lịch nƣớc ngoài đƣợc hành nghề tại Việt Nam.

Nhƣ vậy, có thể nói Việt Nam đã mở cửa thị trƣờng du lịch tƣơng đối mạnh mẽ so với một số ngành dịch vụ khác nhƣ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm. Thực tế cho thấy, sau khi chính thức công bố các cam kết với WTO về việc mở cửa thị trƣờng dịch vụ du lịch, hiện đang xuất hiện một số dƣ luận lo ngại các tập đoàn nƣớc ngoài hùng mạnh sẽ thôn tính doanh nghiệp Việt Nam, chiếm lĩnh các lĩnh vực dịch vụ du lịch mang lại giá trị gia tăng cao và đẩy doanh nghiệp Việt Nam vào số phận làm thuê ngay trên sân nhà. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, chắc chắn cơ hội mang lại cho ngành du lịch Việt Nam sau khi WTO sẽ nhiều hơn thách thức nếu các cơ quan quản lý nhà nƣớc và doanh nghiệp đánh giá lại năng lực, định vị lại và xây dựng chiến lƣợc rõ ràng nhằm tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng một cách chủ động cùng với phát huy thế mạnh riêng vốn có của mình.

3.2.2. Thách thức đối với hoạt động kinh doanh du lịch thời kỳ hội nhập:

Gia nhập WTO có nghĩa là Việt Nam phải mở cửa dịch vụ du lịch. Hiện nay, việc Nhà nƣớc không cho phép các doanh nghiệp lữ hành nƣớc ngoài mở chi nhánh hoặc thành lập doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài tại Việt Nam đƣợc coi là một hàng rào bảo hộ khá chắc chắn cho các doanh nghiệp lữ hành nội địa. Nhƣng khi bƣớc vào sân chơi của WTO, hàng rào bảo hộ này sẽ bị dỡ bỏ. Trong 3 mảng kinh doanh lữ hành: inbound, outbound và nội địa, các doanh nghiệp lữ hành nƣớc ngoài đƣợc kinh doanh inbound dƣới hình thức: đầu tƣ 100% vốn hoặc liên doanh. Điều đó đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp lữ hành nội địa phải bƣớc vào cuộc cạnh tranh quyết liệt với các tập đoàn lữ hành quốc tế có nhiều lợi thế hơn hẳn về vốn, khả năng khai thác thị trƣờng, hệ thống tổ chức chuyên nghiệp... Tuy nhiên, bên cạnh thách thức đó, du lịch Việt Nam sẽ có một số thuận lợi: khi gia nhập WTO kim ngạch

buôn bán chắc chắn tăng lên khiến lƣợng khách doanh nhân cũng tăng theo và đầu tƣ nƣớc ngoài vào lĩnh vực du lịch cũng tăng. Hình ảnh của Việt Nam với thủ đô Hà Nội cũng sẽ đƣợc quảng bá rộng rãi hơn, góp phần thu hút ngày càng nhiều du khách quốc tế. Mặt khác, dƣới tác động của việc mở cửa, quá trình sàng lọc, chuyên môn hóa tất yếu xảy ra. Các doanh nghiệp nhỏ, hoạt động yếu kém sẽ tự đào thải, nhƣờng chỗ cho các doanh nghiệp có thƣơng hiệu mạnh, đủ năng lực cạnh tranh. Kết quả là du khách đƣợc cung cấp những sản phẩm du lịch phong phú, hấp dẫn, chất lƣợng dịch vụ hoàn hảo...

Áp lực cạnh tranh khi gia nhập WTO là khá nặng nề. Nhƣng theo nhận định của các chuyên gia trong ngành du lịch thì điều đó không phải là bất ngờ, vì trong những năm qua, các hãng lữ hành nƣớc ngoài đã kinh doanh inbound tại Việt Nam dƣới hình thức hợp tác, liên doanh. Và cuộc cạnh tranh đã diễn ra từ trƣớc khi mở cửa. Mặt khác, nếu xem xét việc thâm nhập thị trƣờng Việt Nam nhƣ một dạng đầu tƣ thì các doanh nghiệp lữ hành nƣớc ngoài sẽ phải tính toán, cân nhắc nhiều khía cạnh, vì đầu tƣ thƣờng đi kèm với yếu tố rủi ro. Vì vậy, trong giai đoạn đầu, các doanh nghiệp nƣớc ngoài không dễ gì xây dựng đƣợc mạng lƣới riêng và phải hợp tác với doanh nghiệp trong nƣớc.

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề quảng bá phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ hội nhập (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)