Các vấn đề liên quan đến sự phát triển của ngành du lịch

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề quảng bá phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ hội nhập (Trang 43)

7. Kết cấu của luận văn:

2.2 Các vấn đề liên quan đến sự phát triển của ngành du lịch

LỊCH VIỆT NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP ĐƢỢC THỂ HIỆN QUA CÁC SẢN PHẨM BÁO CHÍ ĐƢỢC KHẢO SÁT

2.2.1. Các quan điểm, đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển du lịch thời kỳ hội nhập:

Qua khảo sát, tác giả thấy những bài viết thể hiện quan điểm, đƣờng lối, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về phát triển du lịch thời kỳ hội nhập đƣợc phản ánh khá bao quát, chủ yếu trên tạp chí Du lịch Việt Nam (mục Cơ chế - chính sách, Nghiên cứu - Trao đổi, Du lịch và Phát triển) và phụ san: Chào Việt Nam (tiếng Hàn Quốc) và Vietnam Today (tiếng Nhật) cũng nhƣ báo Du lịch (mục Sự kiện và vấn đề hay Tiêu điểm) với số lƣợng bài viết khá lớn, chủ yếu là của các tác giả là thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nƣớc về Du lịch, lãnh đạo doanh nghiệp du lịch hoặc các chuyên gia nghiên cứu du lịch. Thông tin về vấn đề này tuy không thu hút sự quan tâm của đại đa số du khách và độc giả, nhƣng lại rất hữu ích với đội ngũ sinh viên, nghiên cứu sinh, giảng viên và những chuyên gia trong lĩnh vực du lịch. Ví dụ một số bài viết tiêu biểu: "Chỉ thị 07 đi vào cuộc sống làm trong sạch và lành mạnh môi trƣờng du lịch" - Ngọc Dung, Huy An (báo Du lịch số 33 ngày 15 tháng 8/2003), "Đƣờng lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc tạo thuận lợi cho Du lịch Việt Nam phát triển" - Nguyễn Phú Bình (tạp chí Du lịch Việt Nam số tháng 2/2004), "Hành lang pháp lý cho hoạt động du lịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế" - Vũ Hải (tạp chí Du lịch Việt Nam số tháng 12/2005), "Luật Du lịch tạo ra chuyển biến đột phá trong hoạt động du lịch" - X. Thủy, H. Thắng (báo Du lịch số 27+28 từ ngày 1/7 - 14/7/2005), "Đƣờng lối đối ngoại của Việt Nam và Năm APEC 2006 với sự phát triển ngành kinh tế du lịch" - Lê Công Phụng (tạp chí Du lịch Việt Nam số tháng 2/2006), "Duy trì bƣớc phát triển mạnh mẽ và bền vững cho du lịch Việt Nam" - PV (báo Du lịch số 18+19 từ ngày 25/4 -

8/5/2006), "Nâng cao năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam" - Nguyễn Văn Đính (tạp chí Du lịch Việt Nam số tháng 11/2006)... Một số bài viết quan trọng mang tính định hƣớng trong các số báo của tạp chí Du lịch Việt Nam cũng đƣợc biên dịch để đăng trên Chào Việt Nam và Vietnam Today, giúp các chuyên gia, độc giả ngƣời Hàn Quốc, Nhật Bản quan tâm đến sự phát triển của du lịch Việt Nam có đƣợc những thông tin tham khảo chính thống.

Qua những bài viết, có thể thấy quan điểm, đƣờng lối, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về phát triển du lịch thời kỳ hội nhập có những nội dung chính nhƣ sau:

– Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã dành sự quan tâm nhất định đến công tác phát triển du lịch thời kỳ hội nhập, nhất là lĩnh vực hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế. Vì đó là xu hƣớng tất yếu để phát triển du lịch trong nền kinh tế thị trƣờng.

– Khi Pháp lệnh Du lịch, sau này Luật Du lịch đƣợc ban hành, định hƣớng đẩy mạnh hợp tác quốc tế song phƣơng trong du lịch tiếp tục đƣợc khẳng định: Nhà nƣớc có chính sách và biện pháp đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch với các nƣớc, các tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi; phù hợp với pháp luật mỗi bên, pháp luật và thông lệ quốc tế nhằm phát triển du lịch, góp phần tăng cƣờng quan hệ hợp tác, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Hiện nay, nhà nƣớc ta chủ trƣơng hợp tác quốc tế về du lịch bằng nhiều hình thức và hoạt động khác nhau nhƣ tuyên truyền, quảng bá du lịch; phát triển nguồn khách du lịch; tham gia các tổ chức du lịch quốc tế và khu vực; phát triển nguồn nhân lực du lịch; trao đổi chuyên gia, thông tin, kinh nghiệm phát triển du lịch; xây dựng và thực hiện các dự án phát triển du lịch…

– Hoạt động quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực này cũng thể hiện ở việc Nhà ƣớc quy định một cơ chế mở trong hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế

quốc tế. Cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch của Việt Nam đƣợc quyền tham gia các tổ chức du lịch quốc tế và khu vực, đƣợc phép đặt đại diện du lịch ở nƣớc ngoài theo quyết định của Thủ tƣớng chính phủ. Đồng thời, cơ quan quản lý Nhà nƣớc về du lịch của nƣớc ngoài cũng có thể đặt đại diện của nƣớc mình tại Việt Nam nếu đƣợc sự chấp thuận của Thủ tƣớng Chính phủ Việt Nam. Trong kinh doanh du lịch, các hiệp hội du lịch và doanh nghiệp của Việt Nam đƣợc tham gia các hiệp hội du lịch quốc tế theo quy định của pháp luật.

– Hòa nhịp với công cuộc đổi mới và hội nhập của cả nƣớc, thập kỷ qua hoạt động hợp tác quốc tế của du lịch Việt Nam đã đƣợc đẩy mạnh, tranh thủ đƣợc đáng kể nguồn ngoại lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển chung. Từ chỗ chƣa có vị thế trên trƣờng quốc tế, ngành du lịch Việt Nam đã thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch với các nƣớc trong khu vực và thế giới, tranh thủ đƣợc vốn FDI, ODA, kinh nghiệm, công nghệ, nguồn khách để phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh xúc tiến du lịch và hội nhập kinh tế quốc tế.

Còn trên tạp chí Heritage và báo Tuổi trẻ, vấn đề trên không đƣợc phản ánh rõ nét, nếu không muốn nói là mờ nhạt. Khảo sát các bài viết về du lịch trên báo Tuổi trẻ từ năm 2003 - 2006, tác giả chỉ đọc đƣợc vài bài viết về mảng đề tài nói trên. Đó là bài "Chú trọng hơn quyền lợi khách du lịch và ngƣời dân vùng phát triển du lịch" - Thu Hà, báo Tuổi trẻ số ra ngày 20/11/2003, "Làm sao cho du khách ở lại lâu hơn, tiêu tiền nhiều hơn!?" - Nhật Linh, báo Tuổi trẻ số ra ngày 25/12/2003, "Sẽ có chiến dịch mới quảng bá du lịch" - Thu Hà, báo Tuổi trẻ số ra ngày 12/7/2004, "Luật sẽ tạo đà cho du lịch phát triển?" - Xuân Toàn, báo Tuổi trẻ số ra ngày 26/5/2005, “Tiếp thị hình ảnh Việt Nam phải gắn với biển: Vịnh đẹp, thế mạnh của Du lịch Việt Nam” - Lê Nam, báo Tuổi trẻ số ra ngày 16/9/2006.

Cũng có thể lý giải lý bằng một số lý do: Thứ nhất, cả tạp chí Heritage và báo Tuổi trẻ đều không phải là tờ báo chuyên sâu về du lịch. Tạp chí Heritage là tạp chí của Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam nên chủ yếu đề cập đến những vấn đề liên quan đến lĩnh vực hàng không. Còn thông tin về du lịch chỉ dừng ở mức giới thiệu những nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc, những điểm đến mới lạ, hấp dẫn, những tour du lịch độc đáo... Còn báo Tuổi trẻ là cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh TP. Hồ Chí Minh, nên mảng du lịch chỉ là một trong nhiều mảng đề tài của báo, do đó báo cần có sự lựa chọn về nội dung tuyên truyền sao cho phù hợp với đối tƣợng độc giả của báo là giới trẻ. Thứ hai, những vấn đề nhƣ đã phân tích nêu trên thƣờng cần dung lƣợng bài viết lớn, khó phù hợp khi đăng tải trên báo hàng ngày hay tạp chí giải trí. Thứ ba, khi cần tìm hiểu những thông tin hàn lâm về du lịch, độc giả thƣờng tìm đến tạp chí nghiên cứu lý luận hoặc báo chuyên ngành du lịch, không mấy khi tìm hiểu trên nhật báo hoặc tạp chí không phải thuộc chuyên ngành họ quan tâm.

2.2.2. Các vấn đề về nghiên cứu, lý luận nghiệp vụ du lịch:

Mảng nghiên cứu, lý luận nghiệp vụ du lịch gồm rất nhiều nội dung: đầu tƣ phát triển, bảo vệ môi trƣờng du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển du lịch bền vững, đa dạng hoá các loại hình du lịch, phát triển du lịch gắn với xoá đói giảm nghèo, xã hội hoá hoạt động du lịch, khai thác các thị trƣờng du lịch trọng điểm trong và ngoài nƣớc... Có thể nói đây là mảng đề tài lớn liên quan đến phát triển du lịch. Trên các phƣơng tiện truyền thông cũng đã phản ánh nhiều mảng đề tài này và thu hút đƣợc sự quan tâm của độc giả.

Tạp chí Du lịch Việt Nam (bao gồm cả các phụ san) và báo Du lịch đã, đang và sẽ còn đăng tải nhiều bài viết nghiên cứu sâu về mảng đề tài này, mà độc giả có thể tìm thấy trên bất cứ số báo nào. Với riêng tạp chí Du lịch Việt Nam, ngoài những chủ đề du lịch lớn của năm nhƣ: Năm Du lịch Hạ Long

2003, Năm Du lịch Điện Biên 2004, Năm Du lịch Nghệ An 2005, Năm Du lịch Quảng Nam 2006 và các sự kiện du lịch nổi bật nhƣ: Festival Huế, Liên hoan Du lịch quốc tế Hà Nội, Festival hoa Đà Lạt, Liên hoan Du lịch Bà Nà, Lễ hội du lịch hƣớng về cội nguồn, từ năm 2004 mỗi số tạp chí đều có những chủ đề nhất định với những bài đinh làm nổi bật chủ đề đó. Ví dụ chủ đề: du lịch sinh thái, du lịch biển, du lịch mùa lễ hội, du lịch với ẩm thực thu Hà Nội... Việc xây dựng chủ đề cho mỗi số tạp chí bám sát thực trạng phát triển của ngành khiến nội dung nghiên cứu, lý luận nghiệp vụ của tạp chí Du lịch Việt Nam vốn đƣợc cho là cứng trở nên phong phú hơn. Điều này đã tạo nên nét đặc trƣng riêng của tạp chí Du lịch Việt Nam mà không phải tạp chí hay báo viết về du lịch nào cũng có đƣợc.

Cũng nhƣ Tạp chí Du lịch Việt Nam, mảng đề tài nói trên cũng là mảng xƣơng sống của báo Du lịch, đƣợc đăng tải trên các mục: Tiêu điểm, Diễn đàn, Hành trang, Doanh nghiệp. Bên cạnh việc phân tích những vấn đề chung liên quan đến sự phát triển của toàn ngành du lịch, báo còn đăng tải nhiều bài viết về thực trạng phát triển của khách sạn, doanh nghiệp du lịch, trong mối liên hệ hữu cơ với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khác.

Nhƣng riêng báo Tuổi trẻ, tuy không đi sâu đến tận ngõ ngách của tất cả các nội dung thuộc mảng nghiên cứu, lý luận nghiệp vụ du lịch, nhƣng với những vấn đề lớn của ngành Du lịch, báo Tuổi trẻ đều góp tiếng nói hiệu quả bằng những bài viết sâu, số liệu, dẫn chứng phong phú, cách phân tích vấn đề sắc sảo. Ví dụ: với bài "Bùng nổi khách du lịch MICE" đăng trên báo Tuổi trẻ số ra ngày 31/10/2005, tác giả Xuân Toàn - Lê Nam đã chỉ ra tƣơng lai khả quan cho sự phát triển loại hình du lịch MICE ở Việt Nam bằng cách khảo sát thực tế tại các khách sạn, công ty du lịch lớn ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và tham khảo ý kiến đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực này. Nhiều bài viết khác nhƣ: "Cơ hội vàng sẽ trôi qua" - Xuân Toàn - Lê Nam, báo Tuổi trẻ số ra ngày 14/11/2003, "Du khách

Hàn Quốc sẽ đến nhiều hơn?" - Lê Nam, báo Tuổi trẻ số ra ngày 5/7/2004, "Du lịch trƣớc câu hỏi giá tour" - Lê Nam, báo Tuổi trẻ số ra ngày 11/8/2004, "Việt Nam: điểm đến mới của TUI" - Nhƣ Hằng, báo Tuổi trẻ số ra ngày 22/2/2005, "Thể thao + du lịch = tiền?" - TR. Vũ, báo Tuổi trẻ số ra ngày 3/5/2005, "Bảo hiểm cho khách du lịch: hồi hộp theo du khách" - Xuân Toàn, báo Tuổi trẻ số ra ngày 18/6/2005, “Hành trình tiếp thị hình ảnh Việt Nam” – Nhƣ Hằng, Vi Thảo, báo Tuổi trẻ số ra ngày 24/3/2006, “Du lịch hậu WTO sẽ ra sao? - 3 sao và 5 sao” - Lê Nam, báo Tuổi trẻ số ra ngày 22/6/2006, “Cần một nhạc trƣởng cho du lịch biển” - Thanh Vƣơng, báo Tuổi trẻ số ra ngày 23/9/2006,... cũng có cùng cách đề cập vấn đề nhƣ vậy. Có thể nói, cách tiếp cận vấn đề của báo Tuổi trẻ khác hẳn với cách tiếp cận của một số báo, tạp chí khi viết về đề tài nghiệp vụ du lịch là không nặng về phân tích lý thuyết mà đi sâu phân tích thực tế.

Điểm khác biệt nổi bật nữa trong cách phản ánh vấn đề của báo Tuổi trẻ ở chỗ thƣờng xuyên đăng tải những ý kiến phản biện của công chúng về thực trạng phát triển du lịch của Việt Nam. Nhiều bài viết của độc giả (có thể là ngƣời trong ngành hoặc ngoài ngành) trên mục Bạn đọc có thể xem nhƣ những ý kiến phản ánh sát thực, cung cấp thêm thông tin cho ngành du lịch hoặc những sáng kiến, giải pháp thiết thực góp phần giải quyết những vấn đề bất cập trong hoạt động du lịch. Ví dụ: trong bài "Sản phẩm du lịch" đăng trên Tuổi trẻ ngày 26/2/2004, bạn đọc Nguyễn Trí Dũng phản ánh: "Hơn 15 năm rong ruổi cùng du khách, tôi không thấy đƣợc nhiều sự độc đáo trong tour của chúng ta... Sự đa dạng, phong phú của tour lẽ ra nên đƣợc phát triển song hành. Cũng là thăm chợ nổi Cần Thơ nhƣng mùa hè khác, mùa nƣớc nổi khác, gần tết khi nông dân tập trung hoa trên truyền bè chở về các chợ lại khác nữa, chẳng hạn... Sự tinh tế cũng có thể thấy trong việc đi một đƣờng, về một đƣờng để phong phú hoá tầm nhìn của khách. Thế nhƣng thực tế đã không nhƣ vậy. Một trong những nguyên nhân là chúng ta, những ngƣời làm du lịch thƣờng nhiễm nặng một cách nghĩ: trong làm tour, điểm tham quan, điểm dừng không quan trọng

bằng cửa hàng mua sắm và nhà hàng. Đơn giản thôi, tại những nơi ấy sự tiêu pha của khách sẽ đƣợc trích phần trăm cho đơn vị gửi khách...". Hay bài: "Di tích ở Huế: Rồng, phƣợng đang đứng với ai?" - Đinh Triều Quang, báo Tuổi trẻ số ra ngày 2/12/2003, "Nạn đeo bám du khách: đã có biến tƣớng" - Đinh Triều Quang, báo Tuổi trẻ số ra ngày 10/12/2003, “Ô nhiễm tại vịnh Hạ Long - hãy làm ngay” - Hoàng Tùng, báo Tuổi trẻ số ra ngày 25/6/2006... đều là những bài viết đáng lƣu tâm đối với ngành du lịch.

Còn với tạp chí Heritage, mảng đề tài này hầu nhƣ vắng bóng. Bởi tạp chí Heritage phát miễn phí trên các chuyến bay của Vietnam Airlines, đối tƣợng phục vụ chủ yếu là du khách sử dụng máy bay làm phƣơng tiện vận chuyển. Vì vậy những bài viết về du lịch đƣợc đăng tải chủ yếu đáp ứng nhu cầu thƣ giãn, giải trí, tham khảo của độc giả. Tuy nhiên, không thể phủ nhận, tạp chí Heritage cũng góp phần không nhỏ trong việc quảng bá du lịch Việt Nam, nhƣng bằng những phƣơng thức khác.

Tựu trung lại, qua các bài viết về mảng nghiên cứu, lý luận nghiệp vụ du lịch trên các sản phẩm báo chí đƣợc khảo sát, tác giả thấy nổi lên một số vấn đề cần quan tâm nhƣ sau:

Du lịch Việt Nam là ngành kinh tế non trẻ, có điểm xuất phát thấp và năng lực cạnh tranh còn yếu so với du lịch của một số nƣớc trong khu vực. Mặc dù trong những năm qua, Nhà nƣớc đã quan tâm đầu tƣ nhiều vào xây dựng kết cấu hạ tầng nói chung và kết cấu hạ tầng du lịch nói riêng nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển. Tính chủ động, thích ứng và nhạy bén của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam trên thị trƣờng du lịch thế giới chƣa cao.

Nguồn nhân lực du lịch đã đƣợc phát triển cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng nhƣng vẫn còn hạn chế về trình độ, kỹ năng và thái độ phục vụ, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của du khách. Nhận thức về du lịch còn chƣa đầy đủ.

Chất lƣợng sản phẩm du lịch chƣa cao, loại hình chƣa phong phú, độc đáo, mà giá cả lại đắt hơn so với một số nƣớc trong khu vực.

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề quảng bá phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ hội nhập (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)