1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo chí với vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hà Nội

127 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 873 KB

Nội dung

Kể từ khi công ước Di sản thế giới của UNESCO được thông qua cách đây hơn 30 năm, ngày càng nhiều quốc gia nhận thức được rằng cùng với các di sản vật thể, di sản văn hóa phi vật thể là

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

***********************

HOÀNG HƯƠNG TRÀ

BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY

DI SẢN VĂN HOÁ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ

HÀ NỘI, 2007

Trang 2

BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY

DI SẢN VĂN HOÁ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ

HÀ NỘI, 2007

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính thời sự và lý do chọn đề tài:

Trong cuốn 50 sự thật làm thay đổi thế giới, [20, 275 – 281] tác

giả Jessica Williams viết: “Ethnologue, một cơ sở dữ liệu về tất cả các ngôn ngữ được sử dụng trên thế giới cho biết mỗi năm có khoảng 10 ngôn ngữ không được sử dụng nữa Hãy tưởng tượng, như vậy tất cả những đầu mối nhỏ nhoi về lịch sử, văn hóa, tri thức chung đều biến mất Như một kết quả trực tiếp và tất yếu, số liệu đáng giật mình đó nói lên rằng bản sắc văn hóa của nhiều dân tộc đã bị xóa sổ, sự đa dạng văn hóa của thế giới đang bị nghèo nàn đi”

Kể từ khi công ước Di sản thế giới của UNESCO được thông qua cách đây hơn 30 năm, ngày càng nhiều quốc gia nhận thức được rằng cùng với các di sản vật thể, di sản văn hóa phi vật thể là một nhân tố giữ vai trò quan trọng trong bản sắc văn hóa, trong việc thúc đẩy tính sáng tạo và gìn giữ đa dạng văn hóa, giữ vai trò thiết yếu trong sự phát triển của quốc gia và quốc tế, trong sự khoan dung và trong sự giao lưu hài hoà giữa các nền văn hóa Hơn nữa, trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, nhiều hình thức di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu có nguy cơ bị thất truyền, bị đe dọa bởi hiện tượng toàn cầu hoá văn hóa, bởi xung đột vũ trang và du lịch, quá trình công nghiệp hóa, quá trình di dân hàng loạt từ nông thôn ra thành thị và sự xuống cấp của môi trường Trước tình hình

đó, việc xây dựng một chiến lược để bảo vệ và tôn vinh các di sản văn

hóa là việc làm cấp thiết của tất cả các quốc gia Trong cuốn Tìm về bản

sắc văn hóa Việt Nam [44, 10], GS.Viện sĩ Trần Ngọc Thêm khẳng định:

“Sự giao lưu quốc tế này bây giờ không còn giới hạn ở phạm vi quan hệ

giữa các dân tộc, quốc gia mà đang ngày càng thâm nhập vào từng ngõ ngách Trong bối cảnh những biến động lớn về chính trị - xã hội trên

Trang 4

phạm vi toan thế giới, sự quan tâm đến văn hóa và văn hóa dân tộc đang trở thành một vấn đề quốc tế nỏng bỏng Người ta nhận thấy rằng kinh

tế ngày càng phát triển thì hố ngăn cách giữa các nước giầu nghèo càng làm căng thẳng thêm các mâu thuẫn xã hội, các hiểm họa có tính chất tòan cầu càng gia tăng, thậm chí có nguy cơ đe doạ đến sự tồn vong của văn minh nhân loại

Theo Unesco, một trong những nguyên nhân quan trọng của tình hình trên là trong các chương trình phát triển quốc gia cũng như quốc tế của mấy thập kỷ vừa qua, người ta chỉ chú trọng đến các mục tiêu phát triển kinh tế tách rời môi trường văn hóa, trong khi chính VĂN HÓA mới là yếu tố chiếm vị trí trung tâm và đóng vai trò điều tiết của phát triển Các kế hoạch phát triển không chú ý đến yếu tố văn hóa sớm muộn đều dẫn đến thất bại

Bảo tồn di sản văn hóa bởi vậy luôn được xác định là nhân tố quan trọng của quá trình phát triển bền vững Phát triển bền vững được coi là phép cộng của phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Thủ đô Hà Nội, như các nhà nghiên cứu thường gọi là nơi tụ hội tinh hoa ngàn năm của văn hóa Việt Nam Nghiên cứu di sản văn hóa Hà Nội cũng là nghiên cứu tinh hoa trong di sản văn hóa Việt Nam Trong bối cảnh hiện nay, di sản văn hoá là một thành tố có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng, tôn vinh giá trị văn hoá của mảnh đất kinh kỳ Tuy nhiên, việc bảo vệ, khai thác các di sản văn hoá ở Hà Nội hiện nay đang đặt ra rất nhiều thách thức: Các di sản văn hóa vật thể bị xâm hại ở mức báo động Nhiều di tích lịch sử trên địa bàn thành phố gần như bị xoá sổ, một số khác chưa tìm được cách khai thác, quy hoạch phù hợp

Trang 5

Nhiều di sản văn hóa phi vật thể bị lãng quên, chưa có sự đầu tư thích đáng để bảo tồn và phát huy

Việc bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa Hà Nội trở thành một yêu cầu bức thiết không chỉ đối với các cơ quan quản lý văn hóa Báo chí phải tham gia tích cực vào việc bảo vệ di sản văn hóa thủ đô thông qua hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân Đặc biệt trong

bối cảnh hiện nay, khi Hà Nội cùng cả nước đang hướng tới đại lễ Kỷ

niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội Đối với người làm báo ở thủ đô,

nhất là những người làm văn hoá, việc nghiên cứu các giá trị văn hoá truyền thống là một yêu cầu thiết thực

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Di sản văn hoá Hà Nội là đề tài được các nhà nghiên cứu văn hoá, lịch sử tìm hiểu từ cách đây rất lâu và tập trung vào các hướng:

+ Nghiên cứu cụ thể từng di sản: di sản văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể theo hướng giới thiệu văn hoá, lịch sử chiếm đa số các công trình nghiên cứu về di sản văn hoá Hà Nội Các nhà nghiên cứu thường tập trung vào việc tìm hiểu tên địa danh, các câu chuyện lịch sử hoặc truyền thuyết xung quanh di tích Có thể kể ra một vài công trình: Thăng Long Đông Đô Hà Nội (tác giả: Chu Thiện, Sơn Chi, Lê Tám); Sổ tay văn hoá (Sở Văn hoá Hà Nội, H.1961); Hà Nội xưa và nay (Sở Văn hoá

Hà Nội, H.1967); Tìm hiểu di sản văn hóa dân gian Hà Nội (Chủ biên Trần Quốc Vượng, Nguyễn Vinh Phúc, Lê Văn Lan, NXB Hà Nội, H1994); Hồ Hoàn kiếm và đền Ngọc Sơn (tác giả Nguyễn Vinh Phúc, NXB Trẻ 2003); Chuyện cũ Hà Nội (Tô Hoài); Thăng Long diện mạo và lịch sử (Ngọc Tú sưu tầm và tuyển chọn, NXB Lao động, H.2006)

+ Nghiên cứu tổng thể các di sản dưới dạng bảo tồn, đánh giá giá trị, thực trạng : Di tích lịch sử- văn hoá Hà Nội (tác giả: Nguyễn Doãn

Trang 6

Tuân, Nguyễn Vinh Phúc, Trần Lâm Biền, NXB Chính trị quốc gia, H.2000); Văn hóa phi vật thể ở Hà Nội (tác giả TSKH Phan Hồng Giang, NXB Thế giới, H.2005) Mới đây nhất, NXB Văn hoá - Thông tin kết hợp với Thời báo Kinh tế Việt Nam cho ra mắt bộ 4 tập “Tổng tập Nghìn năm văn hiến Thăng Long” Đây được coi là công trình nghiên cứu đồ sộ nhất về văn hoá Hà Nội từ trước tới nay của tập thể 1200 tác giả

Tuy nhiên, việc nghiên cứu di sản văn hóa Hà Nội dưới góc độ truyền thông lại khá mới mẻ Một số công trình nghiên cứu di tích lịch sử- văn hoá trước đây cũng đã đề cập đến vấn đề này song phần lớn mới chỉ đề cập đến vai trò quan trọng của việc truyền thông mà chưa chỉ ra được những kinh nghiệm, bài học để truyền thông hiệu quả về vấn đề này

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

Báo chí là phương tiện để tăng cường hiểu biết, nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ di sản Vậy làm thế nào để việc đưa những thông tin về di sản văn hoá một cách hấp dẫn, nâng cao hiệu quả báo chí trong việc tuyên truyền gìn giữ di sản? Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi tập trung vào những mục đích sau:

Khẳng định những giá trị quý báu cũng như hiện trạng của di sản văn hoá Hà Nội hôm nay và vai trò to lớn của báo chí trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hoá Hà Nội

Đánh giá những ưu điểm và hạn chế của báo chí trong việc bảo tồn

và phát huy di sản văn hoá Hà Nội

Kiến nghị, đề xuất những giải pháp để báo chí có thể phát huy hơn nữa sức mạnh của mình trên lĩnh vực văn hoá nói chung và bảo tồn, phát huy giá trị di sản nói riêng

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Trang 7

Các di sản văn hóa Hà Nội qua phản ánh của báo chí: giá trị, thực

trạng, công tác quản lý bảo vệ, gìn giữ, khai thác từ đó rút ra những bài học, kinh nghiệm cần thiết

Giới hạn tài liệu: Các tờ báo: Hànộimới, Văn hóa, Tạp chí xưa và nay, Tạp chí Di sản… trong thời gian từ năm 2000 đến tháng 6 năm

2006

5 Phương pháp nghiên cứu:

Để giải quyết những nhiệm vụ mà khoá luận đặt ra, chúng tôi dựa trên đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hoá Đây là cơ sở phương pháp luận để tiếp cận vấn đề này, để đánh giá những thành tựu và hạn chế của báo chí trong việc góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá Hà Nội Đồng thời chúng tôi

sử dụng các phương pháp: so sánh – phân tích – tổng hợp… để phân tích

hệ thống tư liệu được khảo sát để rút ra những kết luận cũng như những kiến nghị có tính khả thi nhất

6 Kết cấu luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 chương:

Chương I: Lý luận chung về di sản văn hoá và vai trò của báo chí Chương II: Di sản văn hoá Hà Nội phản ánh qua báo chí

Chương III: Phương hướng và những kiến nghị

Trang 8

1 Khái niệm văn hóa:

Văn hóa là khái niệm bao quát một phạm vi rộng lớn Trong đời sống, khái niệm văn hóa được sử dụng với nhiều nghĩa khác nhau Theo thống kê, trên thế giới hiện có gần một nghìn định nghĩa khác nhau về văn hoá

Văn hóa: Gốc La tinh là cultus, nghĩa là “trồng trọt”, từ này phát

triển ra nghĩa “chăm sóc” (cây cối), từ “chăm sóc” (cây cối) đến “chăm

sóc” (con người) = giáo dục Trong các ngôn ngữ phương Tây, từ “văn

hoá” bắt nguồn từ chữ cultus (culture, cultura) đều có ý nghĩa liên quan

đến chăm sóc, giáo dục…

Theo quan niệm của Trung Quốc, “văn” vốn có nghĩa là “đẹp”,

“hoá = trở thành”, “văn hoá” có nghĩa là “trở thành đẹp, thành giá trị”

Ở Việt Nam: văn hoá được dùng để chỉ những khái niệm có nội hàm hết sức khác nhau Trong tiếng Việt, văn hoá được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức (trình độ văn hoá), lối sống (nếp sống văn hoá), theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình văn độ văn minh của một giai đoạn (văn hoá Đông Sơn)… “Đề cương văn hóa Việt Nam” của Đảng Cộng Sản Đông Dương năm 1943 đã xếp văn hóa bên cạnh kinh tế, chính trị và xem nó bao gồm cả tư tưởng, học thuật (=khoa học, giáo dục), nghệ thuật…Tuy nhiên, giới nghiên cứu vẫn thường nhắc tới một vài định nghĩa tiêu biểu như định nghĩa của GS Đào Duy Anh, GS Trần Ngọc Thêm… GS Đào Duy Anh định nghĩa ngắn gọn: “Văn hoá là sinh

Trang 9

hoạt của con người về mọi phương diện sinh hoạt” [12] Còn GS.Viện sĩ Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người và môi trường tự nhiên

và xã hội của mình [44, 25]

Chủ tịch Hồ Chí Minh định nghĩa: “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [18, 431]

Tuy có nhiều cách hiểu với nội dung khác nhau song các khái niệm về văn hoá này đều xoay quanh các điểm chính:

1 Văn hoá là các giá trị;

2 Những giá trị đó phải do con người sáng tạo ra (phân biệt với cái tự nhiên);

3 Sự sáng tạo đó là cả một quá trình lịch sử liên tục;

4 Những giá trị đó phải làm thành một hệ thống chặt chẽ

Cấu trúc văn hoá:

Theo cách chia truyền thống, văn hoá có cấu trúc 2 phần rất đơn giản là văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần (hay văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể) Chính cách cấu trúc này đã dẫn tới việc phân chia các

bộ phận khác của văn hóa thành hai dạng: vật chất và tinh thần như: di sản văn hóa vật thể và phi vật thể… Đây cũng là cách cấu trúc cơ sở để

từ đó người ta tìm ra những cách cấu trúc mới về văn hoá Song chính sự đơn giản lại là nhược điểm của cách cấu trúc này bởi đôi khi với một hiện tượng văn hóa, người ta khó lòng có thể phân chia rạch ròi cái nào

là giá trị vật chất, cái nào là giá trị tinh thần và ngược lại Trên thực tế, di

Trang 10

sản vật thể nào cũng chứa đựng trong nó những yếu tố tinh thần và di sản phi vật thể nào cũng được biểu hiện bởi những yếu tố vật chất

Ngoài cách chia trên, trong lịch sử nghiên cứu văn hóa học, các nhà khoa học đã cố gắng đưa ra nhiều quan điểm, kiến giải khác nhau về cấu trúc văn hóa nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong nghiên cứu Trên thế giới có hai quan điểm phân chia cấu trúc văn hóa ảnh hưởng nhiều đến các nhà nghiên cứu Việt Nam là quan điểm của hai nhà khoa học L.White và F.Sartiaux

“L.White (1949) phân chia văn hoá thành 3 tiểu hệ: công nghệ, xã hội và tư tưởng Đào Duy Anh (1951) dựa theo F Sartiaux mà chia văn hoá thành ba phần: sinh hoạt kinh tế, sinh hoạt xã hội và sinh hoạt trí thức Nhóm Văn Tân (1973) thì phân biệt văn hoá vật chất, văn hoá xã hội và văn hoá tinh thần; nhưng văn hoá xã hội (phong tục, tập quán…) đâu có nằm ngoài văn hoá tinh thần? M.S.Kagan cũng chia văn hoá ra ba thành tố, trong đó bên cạnh văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần là văn hoá nghệ thuật (1974) nhưng có nghệ thuật nào lại không phục vụ các nhu cầu tinh thần? Một số tác giả khác nói đến bốn thành tố như văn hoá sản xuất, văn hoá xã hội, văn hoá tư tưởng, văn hoá nghệ thuật (Ngô Đức Thịnh 1987) hoặc hoạt động sinh tồn, hoạt động xã hội, hoạt động tinh

thần, hoạt động nghệ thuật (Nguyễn Tất Đắc, 1987) [44, 28-30] Tuy

nhiên, những cách cấu trúc này đều bộc lộ hạn chế nhất định như cách cấu trúc thành các phần quá nhỏ hoặc quá rộng, hoặc có sự trùng lặp nhau giữa các tiểu cấu trúc… Đáng nói là hầu hết những cách cấu trúc trên đều là sự mở rộng hay cụ thể hơn cách chia truyền thống như đã nói

ở phần đầu

Gần đây, có một cách chia mới được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đồng tình, đó là cách chia theo đề xuất của GS.Trần Ngọc Thêm

Trang 11

Theo Trần Ngọc Thêm, văn hoá có thể xem là một hệ thống gồm 4 thành

tố (bốn tiểu hệ) cơ bản là:

Văn hóa nhận thức: Mỗi nền văn hoá đều là tài sản của một cộng

đồng người nhất định- một chủ thể văn hoá Trong quá trình tồn tại và phát triển, cộng đồng người- chủ thể văn hoá luôn có nhu cầu tìm hiểu và

do vậy đã tích luỹ được một kho tàng kinh nghiệm và tri thức phong phú

về vũ trụ và về bản thân con người

Văn hóa tổ chức cộng đồng: Bao gồm hai vi hệ là văn hoá tổ chức

đời sống tập thể (những vấn đề liên quan đến tổ chức xã hội trong quy

mô rộng lớn như tổ chức nông thôn, quốc gia, đô thị) và văn hoá tổ chức đời sống cá nhân (những vấn đề liên quan đến đời sống mỗi người như tín ngưỡng, phong tục, đạo đức, văn hoá giao tiếp, nghệ thuật…)

Cộng đồng người, chủ thể văn hoá, hiển nhiên là tồn tại trong quan hệ với 2 loại môi trường- môi trường tự nhiên (thiên nhiên, khí hậu…) và môi trường xã hội (hiểu ở đây là các xã hội, dân tộc, quốc gia, láng giềng) Cho nên, hệ thống văn hoá còn bao gồm hai tiểu hệ nữa liên quan đến cách thức xử sự của cộng đồng dân tộc với 2 loại môi trường ấy:

Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên

Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội

Với mỗi loại môi trường đều có thể có hai cách xử thế phù hợp với hai loại tác động của chúng (tạo nên hai vị hệ): tận dụng môi trường (tác động tích cực) và đối phó với môi trường (tác động tiêu cực)

Văn hóa bao gồm những lĩnh vực rộng và bao quát như nghệ thuật, giải trí, xã hội, tôn giáo

Cách phân chia cấu trúc văn hoá này vận dụng lý thuyết hệ thống

để lý giải các thành tố văn hoá Mọi hệ thống đều bao gồm các yếu tố và

Trang 12

các quan hệ giữa chúng và mạng lưới các mối quan hệ tạo thành cấu trúc Mỗi yếu tố của hệ thống đến lượt mình đều có thể là một hệ thống con- một tiểu hệ Mọi hệ thống đều có quan hệ mật thiết với môi trường

Thứ hai, cấu trúc này chỉ rõ vai trò của chủ thể văn hoá đồng thời cho thấy khả năng tìm hiểu toàn diện và cụ thể lịch sử thông qua các di sản văn hoá Nó cho thấy sự phong phú và phức tạp của hệ thống văn hoá

Tuy nhiên, khi áp dụng cấu trúc này vào phân tích các di sản văn hoá sẽ nảy sinh một vấn đề: mỗi di sản văn hoá đôi khi là một sản phẩm phức hợp của cả văn hoá nhận thức lẫn văn hoá tổ chức cộng đồng, văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên và văn hoá ứng xử với môi trường

xã hội Bởi vậy, nếu dùng cấu trúc này để phân loại các di sản văn hoá sẽ dẫn tới việc trùng lặp hoặc thiếu logic

Trong phạm vi luận văn này, người viết sẽ vận dụng kết hợp cả hai cách cấu trúc: cách cấu trúc cơ bản và cách chia của GS Trần Ngọc Thêm để làm rõ hơn những vấn đề về di sản văn hoá Hà Nội Cụ thể, người viết sẽ áp dụng cách cấu trúc cơ bản để chia di sản văn hoá thành hai loại: di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể, tuy nhiên, khi phân tích cụ thể vào từng di sản tiêu biểu, sẽ áp dụng cách cấu trúc của GS.Trần Ngọc Thêm để phân tích, làm rõ hơn các vấn đề về văn hoá, lịch sử có liên quan

2 Di sản văn hóa

Theo Công ước di sản thế giới (do Đại hội đồng UNESCO soạn thảo năm 1972, đến nay đã có sự tham gia của gần 180 quốc gia và khu vực) thì di sản gồm 3 loại: di sản văn hóa; di sản thiên nhiên và di sản hỗn hợp

Trang 13

Trong phạm vi luận văn này, người viết chỉ đề cập tới loại hình di sản văn hoá

Cũng giống như khái niệm văn hoá, hiện có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về di sản văn hoá Thông thường, theo cách nhìn nhận

về hình thái tồn tại, di sản văn hóa được chia thành hai loại: di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể Tuy có sự phân biệt nhưng hai loại hình này luôn có mối quan hệ hữu cơ và biện chứng, chúng song song tồn tại và có tác động qua lại lẫn nhau Mỗi một di tích do tiền nhân sáng tạo đều liên quan một nhu cầu hoạt động tinh thần nào đó Di tích lịch sử văn hóa là sản phẩm vật chất nhưng luôn mang trong mình những yếu tố phi vật chất là thông điệp, sức sáng tạo, ý thức xã hội, đời sống tinh thần, tâm linh của thế hệ trước lưu truyền cho thế hệ sau

2.1 Di sản văn hóa vật thể:

Theo Công ước di sản thế giới, di sản văn hóa vật thể gồm:

Các di tích: Các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội

họa, các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong hang đá và các công trình có sự liên kết giữa nhiều đặc điểm, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học

Quần thể các công trình xây dựng: Các quần thể các công trình

xây dựng tách biệt hay liên kết lại với nhau mà do kiến trúc của chúng,

do tính đồng nhất hoặc vị trí của chúng trong cảnh quan, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học

Các di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên hoặc các tác phẩm

có sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo và các khu vực trong đó có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học

Trang 14

Điều 4, Luật Di sản văn hóa được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua năm 2001 giải nghĩa:

Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh,

di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

Trong đó:

Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di

vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch

sử, văn hoá, khoa học

Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có

sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học

Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá,

khoa học

Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch

sử văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên

Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại có giá trị đặc biệt

quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học

2.2 Di sản văn hoá phi vật thể:

Giống như khái niệm "Văn hóa”, không có một định nghĩa duy

nhất cho khái niệm “Di sản văn hóa phi vật thể” Khái niệm này là một

khái niệm rất rộng, dùng để chỉ các hình thức đa dạng phức tạp của các

di sản đang tồn tại và đang trong quá trình tiến hóa không ngừng

Điều 4, Luật Di sản văn hóa năm 2001 định nghĩa: Di sản văn hoá

phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao

Trang 15

gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền,

về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác

Theo GS.Tô Ngọc Thanh: Trong xã hội Việt Nam hiện nay, cũng như cách hiểu của UNESCO, khi nói đến giá trị văn hoá phi vật thể là người ta nghĩ ngay đến các giá trị văn hoá cổ truyền, chứ không phải là giá trị văn hoá đương đại Có hai lý do chủ yếu: Thứ nhất, để hình thành các giá trị văn hoá thì phải có một quá trình kết tinh, mà người ta gọi quá trình đó là “độ lùi lịch sử” Có những cái hôm nay chúng ta cho là tốt nhưng lịch sử sẽ phủ định, có cái ta cho là phải vứt bỏ đi thì chính đó lại

là giá trị mà lịch sử sau này thừa nhận Thứ hai vì khối lượng văn hoá cổ truyền của tất cả các dân tộc trên thế giới là đồ sộ, được tạo ra trong quá trình hình thành loài người hàng ngàn năm mà đến nay người ta chưa hiểu biết hết và người ta thấy rằng nó cực kỳ quý giá bởi tính nhân văn

và tính dân tộc Mặt khác, chúng đang có nguy cơ bị mất, bị quên lãng bởi sự xâm lấn của các kỹ thuật, lối sống đương đại… cho nên, khái niệm văn hoá phi vật thể tập trung vào các giá trị văn hoá cổ truyền là đúng” [34,15]

Trong cuốn “Văn hoá phi vật thể ở Hà Nội” do TSKH Phan Hồng Giang (Chủ biên) [34, 16], di sản văn hoá phi vật thể được cấu trúc gồm các thành tố:

1 Các hình thái được biểu thị thông qua các dấu hiệu ngôn

ngữ nói (văn chương, hò vè, tục ngữ, ca dao truyền

miệng)

Trang 16

2 Các hình thái được biểu thị thông qua các dấu hiệu âm

thanh (ca, nhạc)

3 Các hình thái được biểu thị thông qua các hành vi, ứng

xử của con người (phong tục, tập quán, lễ- tết-hội)

4 Các hình thái được biểu thị thông qua những dấu hiệu

lai pha (ví dụ nghệ thuật múa được biểu thị thông qua sự

lai pha giữa dấu hiệu đồ thị và dấu hiệu âm thanh, nghệ thuật sân khấu là sự lai pha giữa các dấu hiệu ngôn ngữ nói + đồ thị + âm thanh, tương tự như thế là các trò chơi dân gian, dân tộc và nghệ thuật ẩm thực…)

Tất nhiên, sự phân chia thành bốn nhóm thành tố trên chỉ là thao tác của tư duy, trên thực tế, văn hoá phi vật thể biểu thị bằng vô số những hình thái khác nhau và mỗi hình thái ấy không chỉ được biểu bị bằng một loại dấu hiệu duy nhất mà thường là sự lai pha của ít nhất là hai loại dấu hiệu Việc phân loại theo 4 nhóm trên chỉ là sự nhấn mạnh vào loại dấu hiệu chủ đạo mà thôi

Tổng Giám đốc đương nhiệm của UNESCO, ông Koichiro Matsura, gọi Di sản văn hóa phi vật thể là "một mồi nhử (melting pot) trong đó tổng hợp mọi hình thức biểu đạt mang tính sáng tạo và là một động lực cho các nên văn hóa đang tồn tại.”

Bản thân tổ chức UNESCO cũng rất nỗ lực nhằm đưa ra một định nghĩa chung về di sản văn hoá phi vật thể Một trong những nỗ lực đó là việc tổ chức Hội thảo khoa học tại Turin (Italia) vào tháng 3-2001, tại

đó, các chuyên gia đã định nghĩa Di sản văn hóa phi vật thể là "các quá

trình do học tập mà có của người dân cùng với các tri thức, kỹ năng và

sự sáng tạo-là cơ sở và đồng thời cũng là kết quả của quá trình này của người dân; các sản phẩm do người dân sáng tạo ra và các nguồn lực,

Trang 17

các không gian và các khía cạnh khác của bối cảnh tự nhiên, xã hội cần

để duy trì tính bền vững của các sản phẩm đó; các quá trình này mang lại cho các cộng đồng đang sinh sống một tinh thần nhằm tiếp bước các thế hệ đi trước, đồng thời có vai trò quan trọng đối với các bản sắc văn hóa cũng như đối với việc bảo vệ sự đa dạng và tính sáng tạo của nhân loại" Định nghĩa này sau đó đã được Đại hội đồng khoá 31 của

UNESCO xem xét kỹ lưỡng và thông qua

Trên thực tế, các Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân lọai được UNESCO tôn vinh là:

1- Các hình thức biểu đạt mang tính truyền thống hoặc

dân gian như ngôn ngữ, văn học truyền miệng, âm nhạc, múa, trò chơi, chuyện kể thần thoại, nghi lễ, trang phục,

kỹ thuật thủ công, kiến trúc;

2- Các không gian văn hoá tức là các địa điểm, nơi các

hoạt động văn hoá truyền thống và dân gia diễn ra một cách tập trung (chẳng hạn như những nơi kể chuyện, nơi diễn ra các nghi lễ, nơi họp chợ, các lễ hội, v.v ) hoặc diễn ra một cách thường xuyên (như các nghi lễ hàng ngày, các đám rước được tổ chức hàng năm)

Tựu trung, có thể hiểu Di sản văn hóa phi vật thể là tập hợp các

hình thức biểu đạt mang tính văn hóa và xã hội đặc trưng cho các cộng đồng và bắt rễ từ trong truyền thống Những hình thức di sản phi vật thể này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và có thể được biến đổi theo thời gian bởi một quá trình tái tạo mang tính tập thể Do tồn tại ở dạng phi vật thể nên những di sản này đặc biệt dễ bị đe dọa

3 Tiến trình văn hoá với việc hình thành di sản

Trang 18

Là một trung tâm của nền văn hoá Việt, Hà Nội mặc nhiên là nơi tập trung những đặc điểm tiêu biểu nhất của văn hoá Việt Nam Xét về mặt tiến trình văn hoá, GS Trần Ngọc Thêm [44,75] cho rằng tiến trình văn hoá Việt Nam có thể chia thành 6 giai đoạn: văn hoá thời tiền sử, văn hoá Văn Lang- Âu Lạc, văn hoá thời chống Bắc thuộc, văn hoá Đại Việt, văn hoá Đại Nam và văn hoá hiện đại Sáu giai đoạn này tạo thành

ba lớp chồng lên nhau: lớp văn hoá bản địa, lớp văn hoá giao lưu với

Trung Hoa và khu vực, lớp giao lưu văn hoá với phương Tây Mỗi lớp văn hoá còn ứng với một thời kỳ phát triển khác nhau của văn tự Việt Nam

Cách phân biệt ba lớp văn hoá này tương ứng với cách chia văn hoá Việt Nam thành 3 giai đoạn của GS.Phạm Đức Dương và nhóm đề tài “Tiếp xúc, giao lưu và phát triển văn hoá: quan hệ giữa Việt Nam và

thế giới” (Phạm Đức Dương 1994: Tiếp xúc, giao lưu và phát triển văn

hoá: quan hệ giữa Việt Nam và thế giới (chương trình KX-06-15)- T/c Nghiên cứu Đông Nam Á số 4, tr.1-23) 3 giai đoạn đó là: Giai đoạn hình

thành (tiếp xúc và giao thoa với Đông Nam Á), giai đoạn xây dựng nền văn hoá quốc gia dân tộc (tiếp xúc và giao thoa với Trung Hoa và Ấn Độ) và giai đoạn hiện đại

Cụ thể, trong bài viết “Giữ gìn và khai thác giá trị các di sản văn

hoá- Tiếp cận dưới ánh sáng đề cương văn hoá năm 1943” (Tạp chí Di

sản, số 4/2003) GS Phạm Đức Dương viết: “Chúng tôi đã hoàn thành

công trình nghiên cứu về tiếp xúc văn hoá ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử và phần nào giải mã tâm thức ứng xử của người Việt với các nền văn hoá ngoại lai Theo chúng tôi, ở nước ta có 4 lần tiếp xúc văn hoá dẫn tới thay đổi mô hình:

Trang 19

Lần thứ nhất tiếp xúc với văn hoá giữa các dân tộc ở Đông Nam Á tại châu thổ sông Hồng, chủ yếu là giữa hai nhóm cư dân Môn- Kmer làm rẫy trên núi và cư dân Tày- Thái cổ ở quanh vịnh Hà Nội Kết quả

đã hình thành cộng đồng người Việt cổ với nền văn hoá nông nghiệp lúa nước vùng châu thổ, được huyền thoại ghi bằng mô thức lưỡng hợp: mẹ Tiên, bố Rồng

Lần thứ hai tiếp xúc giữa người Việt và các dân tộc với văn hoá Hán và văn hoá Ấn Độ, đã hình thành nền văn hoá quốc gia dân tộc với cấu trúc phức hợp gồm 2 dòng: Văn hoá bác học (hay cung đình) mô phỏng theo mô hình Trung Hoa và Ấn Độ; văn hoá bình dân (văn hoá dân gian) bảo lưu văn hoá lúa nước bản địa

Lần thứ ba tiếp xúc với văn hoá Pháp và phương Tây hiện đại đã hiện đại hoá nền văn hoá Việt Nam với hai thành tố: Văn hoá hiện đại

mô phỏng theo mô hình văn hoá phương Tây, văn hoá dân tộc hợp lưu cả văn hoá bác học và văn hoá bình dân

Lần thứ tư tiếp xúc với văn hoá xã hội chủ nghĩa Khác với trước đây, sự tiếp xúc lần này mang tính tự giác và có cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác

Nói một cách hình ảnh hơn, GS.Trần Quốc Vượng trong cuốn

“Thăng Long- Hà Nội tìm tòi và suy ngẫm” [47, 268-302] đã cụ thể hoá tiến trình văn hoá ấy thông qua việc chứng minh bằng các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể Khi phân tích cuộc “giao thoa văn hoá” lớn với Trung Hoa và khu vực, ông chỉ ra rằng “sự giao thoa – tương tác văn hoá Việt- Hoa không thể quy giản thành “bên cho” (Hoa)- “bên nhận” (Việt)

mà bao giờ cũng “có đi có lại” Người Hoa tiếp thu một số hoa văn trên trống đồng Đông Sơn đưa vào gương đồng, kỹ thuật chế tác thuỷ tinh, một vài giống lúa chịu hạn, vải bông, mía đường (như đường phèn), kỹ

Trang 20

thuật dùng kiến trừ sâu cam và một vài truyền thuyết như vợ chồng Ngâu… Người Việt- đất Việt tiếp thu- hội nhập ở văn hoá Hán trước hết

là mô hình tổ chức hành chính (xã- hương – huyện – quận - đạo – trấn – tỉnh…), ở hệ thống quan chức (tuy có giản lược đi), ở chế độ khoa cử…

GS Trần Quốc Vượng cũng đã lấy một ví dụ rất hay, đó chính là sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam để chứng minh cho việc “Âu hoá” và

“chống Âu hoá” của văn hoá Việt Nam trong cuộc tiếp xúc với văn hoá phương Tây

Về dấu ấn rõ nét của tiến trình văn hoá thể hiện trên các di sản,

GS Trần Ngọc Thêm chỉ ra rằng: Lớp văn hoá giao lưu với Trung Hoa

và khu vực (được hình thành qua hai giai đoạn: giai đoạn văn hoá thời chống Bắc thuộc và giai đoạn văn hoá Đại Việt) đã mở đầu cho quá trình giao lưu- tiếp nhận văn hoá Trung Hoa và khu vực, cũng tức là mở đầu cho quá trình văn hoá Việt Nam hội nhập vào văn hoá khu vực Mà điển hình nhất là sự du nhập của hai hệ tư tưởng Phật giáo và Nho giáo Ông viết: “Giai đoạn văn hoá Đại Việt trở thành đỉnh cao thứ hai trong lịch sử văn hoá Việt Nam (Đại Việt là quốc hiệu chủ yếu của nước ta trong thời

kỳ này) Trong giai đoạn này lại có hai cột mốc: Lý- Trần và Lê Tinh thần tổng hợp bao dung truyền thống của văn hoá dân tộc (lớp văn hoá bản địa) được tiếp sức bởi văn hoá Phật giáo giàu lòng bác ái (giai đoạn văn hoá chống Bắc thuộc) đã làm nên linh hồn của thời đại Lý – Trần Văn hoá Lý- Trần chứng kiến thời kỳ hưng thịnh nhất của Phật giáo Việt Nam Và với tinh thần tổng hợp bao dung, nó đã mở rộng cửa cho việc tiếp thu cả Nho giáo và Đạo giáo “Tam giáo đồng quy” trên cơ sở văn hoá dân tộc đã khiến cho văn hoá Việt Nam thời Lý- Trần phát triển mạnh mẽ về mọi phương diện” [44,90]

Trang 21

Đây chính là căn cứ lịch sử văn hoá để giải thích cho khối lượng khổng lồ các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể được hình thành từ lớp văn hoá này và vẫn được bảo tồn, phát huy đến hôm nay

Còn về lớp văn hoá giao lưu sau cùng, giao lưu với phương Tây,

GS Trần Ngọc Thêm cho rằng: tại lớp văn hoá này cũng có hai xu hướng trái ngược nhau song song tồn tại- Âu hoá và chống Âu hoá- song biểu hiện của chúng không còn rạch ròi theo từng giai đoạn như ở lớp văn hoá thứ hai mà đan cài trong không gian và thời gian Theo GS Trần Quốc Vượng [46, 280]: “sản phẩm” tiêu biểu của cuộc giao lưu này chính là chữ quốc ngữ Điều đặc biệt là, một trăm năm giao thoa văn hoá Đông Tây ở nước ta chủ yếu là ở đô thị bởi vậy mà những biểu hiện về mặt văn hoá của nó ở Hà Nội – đô thị lớn nhất, trung tâm của cả nước –

là vô cùng rõ nét Thông qua “ngôn ngữ” của di sản hôm nay, công chúng có thể thấy được tiến trình lịch sử của văn hoá dân tộc

Tóm lại, tiến trình văn hoá ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến quá trình hình thành các di sản văn hoá Đồng thời, các di sản văn hoá tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng chính là sự thể hiện sinh động,

rõ nét nhất tiến trình văn hoá Việt Nam

Trang 22

B CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC BẢO VỆ DI SẢN VĂN HOÁ

1 Quy định của Nước CHXHCN Việt Nam:

Lịch sử Việt Nam đã ghi nhận, ngay từ thời kỳ phong kiến, vấn đề bảo vệ các di sản văn hoá đã được chú trọng và được chính thức đưa vào nội dung các bộ luật Luật Hồng Đức thời Lê Thánh Tông (Thế kỷ XV)

đã ghi rõ các hình phạt của nhà nước trừng phạt những người lấy cắp và phá huỷ tượng phật và chuông đồng cổ

Trước năm 1945, các hoạt động nghiên cứu và liệt hạng di tích lịch sử, văn hoá ở Việt Nam và các nước Lào, Cam-pu-chia được thực hiện theo những quy định của "Luật Bảo vệ Di sản Văn hoá" của Cộng hoà Pháp ban hành năm 1913 và đến năm 1925 được bổ sung thêm những quy định cụ thể đối với các nước thuộc địa

Năm 1943, Đảng Cộng sản Đông Dương xây dựng và ban hành

Đề cương văn hoá 1943 Theo GS Phạm Đức Dương: “Đề cương văn hoá 1943 là thể chế hoá thành văn bản những quan điểm của Đảng Cộng sản Đông Dương khi tiếp nhận chủ nghĩa Mác Đó là định hướng xã hội chủ nghĩa của nền văn hoá Việt Nam- một nền văn hoá gắn bó máu thịt với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc theo hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo với ba nguyên tắc lớn: Dân tộc hoá, đại chúng

hoá và khoa học hoá” (Bài Giữ gìn và khai thác giá trị các di sản văn

hoá- Tiếp cận dưới ánh sáng đề cương văn hoá năm 1943” - Tạp chí Di

sản, số 4/2003)

Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 65 về bảo tồn cổ tích Đây là Văn bản pháp lý đầu tiên của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về bảo tồn di sản văn hoá dân tộc

Trang 23

Sắc lệnh số 65SL/CTP do Chủ tịch Hồ Chí Minh kí ngày 23/11/1945 ấn định nhiệm vụ của Đông phương Bác cổ học viện: Sắc lệnh đã nhấn mạnh việc bảo tồn cổ tích là việc cần thiết của nước ta Sắc lệnh coi toàn bộ di tích lịch sử- văn hoá là tài sản của nhân dân, nghiêm cấm việc phá huỷ đình chùa, đền, miếu, và những nơi thờ tự khác cùng những di tích khác chưa được bảo tồn Cấm phá huỷ bia, ký, văn bằng có ích cho lịch sử Quy định Nhà nước chi ngân sách cho việc bảo vệ, tu sửa

di tích

Tiếp đó, trong quá trình hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và để phù hợp với tình hình thực tiễn, Nhà nước ta đã ra nhiều văn bản quy định cụ thể về việc bảo vệ di sản văn hóa (xem chi tiết phần phụ lục) như:

+ Nghị định 519/TTg ngày 19/10/1957 về bảo tồn di tích

+ Pháp lệnh số 14 LCT/HĐNN (4/4/1984) về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh

+ Luật Di sản Văn hoá (29/6/2001), Luật đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua Luật gồm 7 chương, 74 điều

+ Nghị định 92 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa (năm 2002)

+ Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh (năm 2003)

2 Những văn bản, cam kết quốc tế:

+ Công ước La Hay (14/5/1954) về bảo vệ tài sản văn hoá trong trường hợp xung đột quân sự có sự tham gia ký kết của 43 quốc gia trong

đó yêu cầu việc nhất thiết không được phá và làm hư hỏng các di tích

Trang 24

văn hoá (trong trường hợp các giá trị văn hoá bị tổn thất do những xung đột vũ trang cần nhờ đến các cấp trọng tài can thiệp)

+ Những nguyên tắc về bảo vệ di sản văn hoá của UNESCO: UNESCO luôn đi đầu trong các nỗ lực quốc tế nhằm bảo vệ các di sản của thế giới Kể từ năm 1972, khi Công ước về bảo vệ các di sản văn hoá và thiên nhiên của thế giới ra đời đã trở thành một nỗ lực có tính tiên phong trong việc gìn giữ các di sản vật thể Với vai trò bảo vệ các di sản văn hoá, (Danh mục các di sản thế giới gồm 754 di sản văn hoá và thiên nhiên có giá trị nổi bật toàn cầu), UNESCO đã tìm cách mở rộng khái niệm này bằng cách thúc đẩy việc tôn vinh các di sản văn hóa phi vật thể

và truyền khẩu với nhận thức Di sản vật thể là "một bộ phận cơ bản và

có tầm quan trọng không kém các loại hình di sản khác trong kho tàng di sản của nhân loại" (K Matsura, Tổng giám đốc UNESCO)

Trong suốt hơn 20 năm qua, UNESCO đã đi đầu trong việc gìn giữ các di sản phi vật thể và truyền khẩu bằng cách sử dụng các công cụ pháp lý quốc tế, các chương trình hoạt động và các ấn phẩm trong đó có:

- Khuyến nghị về việc bảo vệ văn hóa truyền thống và văn hóa dân gian (1989)

- Hệ thống báu vật nhân văn sống (một danh hiệu được UNESCO đưa ra từ năm 1993 nhằm tôn vinh các cá nhân sở hữu những khả năng hoặc kỹ xảo cần thiết cho việc thực hiện những khía cạnh nhất định của đời sống văn hóa của một cộng đồng cũng như cho việc duy trì tính liên tục của di sản văn hóa của cộng đồng đó)

- Sưu tầm Âm nhạc truyền thống của thế giới

- Sổ tay sưu tập Âm nhạc truyền thống và nhạc cụ ;

- Atlas về các ngôn ngữ có nguy cơ thất truyền của thế giới;

- Hội nghị liên chính phủ về chính sách ngôn ngữ châu Phi

Trang 25

Sự cần thiết xây dựng một chiến lược toàn cầu về bảo vệ và tôn vinh các di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu càng trở nên cấp bách khi thế giới còn thiếu một công cụ định chuẩn làm cơ sở cho hoạt động của các quốc gia và cộng đồng quốc tế trên lĩnh vực này Đại hội đồng lần thứ 31 của UNESCO xác định cần thiết thiết lập một công cụ định chuẩn như vậy dựa vào hình thức của công ước 1972 về bảo vệ các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Công ước 1972 thực sự là một thành công lớn của UNESCO trong việc bảo vệ các di sản văn hóa vật thể và di sản thiên nhiên trên thế giới Đây là công ước quốc tế có số thành viên tham gia lớn thứ hai, chỉ sau Công ước Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em Tuy nhiên, thực tế diễn ra trên thế giới cũng cho thấy nhiều hạn chế của Công ước Chẳng hạn, nhiều quốc gia không có gì để bảo vệ nếu chỉ theo công ước 1972 (hiện tại có 47 quốc gia thành viên của Công ước chưa có

di sản nào được UNESCO công nhận là Di sản thế giới) Vấn đề nằm ở chỗ, Công ước 1972 chỉ đề cập đến vấn đề bảo vệ “các điển hình về di sản có giá trị nổi bật toàn cầu" (thực chất là các di sản vật thể), mà không nhấn mạnh đầy đủ đến tầm quan trọng của tính đa dạng trong các hình thức biểu hiện của di sản văn hóa để từ đó, tất cả các loại hình di sản, cả vật thể và phi vật thể , cùng được bảo vệ và tôn vinh

Trước yêu cầu của cộng đồng quốc tế cũng như để khắc phục hạn chế của Công ước 1972, UNESCO đã đề ra một “Chiến lược toàn cầu" cho việc bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể nhằm tái khẳng định cam kết của tổ chức này đối với việ bảo vệ các di sản văn hóa, đồng thời tăng cường các mục tiêu chiến lược trong lĩnh vực văn hoá của tổ chức này,

đó là:

- Thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện các công cụ định chuẩn trong lĩnh vực văn hóa;

Trang 26

- Bảo vệ sự đa dạng văn hóa và khuyến khích tính chất đa nguồn gốc và tính chất đối thoại giữa các nền văn hóa và văn minh;

- Tăng cường các mối liên hệ giữa văn hóa và phát triển thông qua việc xây dựng năng lực và chia sẻ tri thức

Để thực hiện chiến lược này, UNESCO tiến hành song song hai hoạt động lớn có tính ngắn hạn: công bố các kiệt tác văn hóa phi vật thể vật thể và truyền khẩu của nhân loại

- Hoạt động thứ nhất mang tính ngắn hạn: công bố các Kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại;

- Hoạt động thứ hai là một kế hoạch dài hạn: xây dựng một công ước quốc tế mới về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể

Năm 1998, một hình thức tôn vinh quốc tế có tên gọi công bố các Kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại đã chính thức ra đời với mục tiêu:

- Nâng cao nhận thức và công nhận tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại , cung như nhu cầu bảo vệ

- Thúc đẩy sự tham gia của các nghệ sĩ và nghệ nhân truyền thống trong việc tìm và khôi phục các di sản phi vật thể

Theo tinh thần đó, đợt tôn vinh các di sản phi vật thể đầu tiên đã được UNESCO tiến hành long trọng vào tháng 5-2001, mở đầu cho một hoạt động đầy ý nghĩa diễn ra thường kỳ hai năm một lần

Trang 27

Việc tiến hành công bố các Kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân lọai được coi là một bước đột phá trong các nỗ lực của UNESCO nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung trong việc giữ gìn, bảo tồn và tôn vinh loại hình di sản văn hóa đặc biệt này của nhân loại Theo Tổng giám đốc UNESCO, “việc làm này là một bước đi then chốt trong lịch sử của các hoạt động liên quan đến di sản thế giới, trong việc thừa nhận rõ ràng vai trò có một không hai của di sản văn hóa phi vật thể đối với một sự nghiệp có tầm quan trọng to lớn đó là gìn giữ sự đa dạng văn hóa” Qua hai đợt công nhận đầu tiên, có thể thấy hình thức tôn vinh này của quốc tế đối với các di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu đã thực sự khuyến khích các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các cộng đồng địa phương tích cực hơn với việc xác định, bảo vệ, khôi phục

và tôn vinh các giá trị di sản của mình Thông qua hoạt động có tính tiên phong này, UNESCO cũng đã khuyến khích các cá nhân, tập thể, cơ quan và tổ chức đóng góp tích cực vào công tác quản lý, gìn giữ , bảo vệ

và tôn vinh các giá trị di sản chung của nhân loại Chính hoạt động mang tính thực thực tiễn rất cao này của UNESCO và cộng đồng thế giới đã góp phần quan trọng đưa đến việc thông qua Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể tại Đại hội đồng lần thú 32 của UNESCO (tháng 11-2003), mang lại một công cụ định chuẩn quốc tế quan trọng làm nền tảng cho các hoạt động hiện nay cũng như các sáng kiến tiếp theo của cộng đồng quốc tế trong việc bảo tồn và tôn vinh các giá trị kiệt tác của nhân loại, mở ra một triển vọng tươi sáng cho việc gìn giữ và phát huy sự đa dạng văn hóa

Mới đây nhất, tháng 6/2007, Việt Nam đã chính thức tham gia

“Công ước về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa”

do Canada và Pháp đề xướng đã được Đại hội đồng UNESCO thông qua

Trang 28

tại phiên họp lần thứ 33 tháng 10/ 2005 Công ước gồm Lời nói đầu, 35 Điều và Phụ lục về thủ tục hòa giải khi có tranh chấp Công ước khẳng định các quốc gia có quyền tự chủ trong việc duy trì, thông qua và thực hiện các chính sách và biện pháp mà mình cho là thích hợp để bảo vệ các biểu đạt văn hóa trên lãnh thổ của mình trong trường hợp chúng có nguy

cơ bị tiêu vong, bị đe dọa nghiêm trọng, hoặc cần được bảo vệ khẩn cấp Tham gia Công ước sẽ tạo điều kiện trong việc giao lưu văn hóa thông qua các đối xử ưu đãi dành cho các nghệ sĩ, những nhà hoạt động văn hóa và những người làm văn hóa chuyên nghiệp Việt Nam cũng như đối

xử ưu đãi với hàng hóa và dịch vụ văn hóa đến từ Việt Nam thông qua các khuôn khổ thể chế và pháp lý phù hợp Đây cũng là cơ hội để giới thiệu nền văn hóa và các chính sách phát triển văn hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam Tuy nhiên, khi tham gia Công ước, Việt Nam tuyên bố bảo lưu, không thừa nhận thủ tục hòa giải tại Điều 25 khoản 3 của Công ước Điều 25 khoản 3 của Công ước quy định nếu các biện pháp trung gian không thực hiện được thông qua thương lượng hoặc trung gian để giải quyết các tranh chấp phát sinh thì một ủy ban hòa giải sẽ được thành lập

và đưa ra quyết định bằng đa số phiếu của các thành viên Theo quan điểm nhất quán của Việt Nam, tranh chấp mà Việt Nam là một bên chỉ được chấp nhận nếu đưa ra giải quyết bằng hòa giải, trọng tài hoặc tòa án quốc tế trên cơ sở có sự đồng ý của tất cả các bên tranh chấp trong từng trường hợp cụ thể nhằm đảm bảo quyền chủ động của Việt Nam trong từng trường hợp giải quyết tranh chấp

Tóm lại, trong lịch sử phát triển của mình, Việt Nam luôn đề cao

và nhấn mạnh việc bảo vệ cũng như phát huy mọi giá trị của di sản văn hóa để xây dựng cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn Điều này không những

Trang 29

được khẳng định bằng một kho tàng di sản vô cùng phong phú mà còn được khẳng định bởi luật pháp và sự tham gia tích cực của Việt Nam vào các công ước quốc tế Đây cũng là quan điểm pháp lý mà người viết sử dụng để phân tích và đánh giá di sản văn hoá Hà Nội ở các chương sau

C PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ LÀ MỘT CHỨC NĂNG QUAN

TRỌNG TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ

Từ trước tới nay, khi nghiên cứu về báo chí học, các nhà nghiên cứu bao giờ cũng đánh giá chức năng phát triển văn hoá và giải trí là một trong những chức năng quan trọng của báo chí Trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông”, các tác giả nhấn mạnh: “Phát triển văn hoá là một trong những chức năng khách quan của báo chí, bên cạnh chức năng giáo dục tư tưởng và quản lý, giám sát xã hội Báo chí là kênh truyền bá, phổ biến một cách sinh động, hấp dẫn các loại hình và tác phẩm văn hoá- nghệ thuật để nâng cao trình độ hiểu biết và đáp ứng nhu cầu văn hoá- giải trí của nhân dân Thực hiện chức năng này, báo chí quan tâm hàng đầu đến những giá trị văn hoá - nhân văn Đó là phổ biến các tác phẩm văn học, nghệ thuật, âm nhạc, điêu khắc, hội hoạ, kiến trúc, điện ảnh, các hoạt động văn hoá, lễ hội… đây là điều kiện quan trọng để đại chúng hoá các giá trị văn hoá, tinh thần tốt đẹp của dân tộc và nhân loại, giúp cho mỗi thành viên của xã hội không ngừng bổ sung vốn tri thức, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của mình Đây cũng là điều kiện để phát triển con người một cách toàn diện” [11, 90-91]

Như đã phân tích ở phần trên, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hoá cũng như

Trang 30

chính sách phát triển của tất cả các quốc gia, bởi vậy báo chí mặc nhiên đóng vai trò vô cùng to lớn trong hoạt động này Đó là công cụ hữu hiệu

để tuyên truyền, đem đến cho mỗi người đọc kho tri thức rộng lớn về giá trị của những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của nhân loại nói chung cũng như từng vùng miền nói riêng đồng thời nó giúp công chúng định hướng hành động của mình, phải làm gì để gìn giữ kho tàng văn hoá quý giá đó Báo chí giống như một người hướng dẫn, một dụng cụ chỉ đường mà mọi đối tượng công chúng đều có thể tìm ở đó sự tiếp nhận phù hợp nhất với mình

“Báo chí vừa là công cụ tích cực, hữu hiệu trong việc truyền bá các sản phẩm văn hoá, vừa là địa chỉ hội tụ và kiểm nghiệm những giá trị văn hoá, đồng thời cũng là địa chỉ sáng tạo các giá trị văn hoá Sức mạnh

và ưu thế của báo chí trong việc truyền bá, phổ biến các sản phẩm văn hoá- giải trí là thông qua hoạt động này để cùng lúc đạt hai mục đích: giáo dục chính trị-tư tưởng và giáo dục đạo đức thẩm mỹ cho công chúng, hướng công chúng tới chân- thiện- mỹ, làm phong phú và giàu có đời sống tinh thần của họ Vì vậy có thể nói báo chí là thước đo tầm cao của văn hoá, là công cụ để truyền bá, hướng dẫn và lưu giữ các nội dung

và giái trị văn hoá và bản thân báo chí cũng là văn hoá” [11,92]

Tiểu kết chương I:

Di sản văn hoá nói chung và di sản văn hoá Hà Nội nói riêng luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của báo chí học bởi nó là một lĩnh vực mang ý nghĩa xã hội rộng lớn, ý nghĩa nhân văn sâu sắc và là một trong những đề tài hấp dẫn đối với đời sống báo chí Việc nghiên cứu vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá Hà Nội trên báo chí bởi vậy đứng về mặt khoa học có ý nghĩa hết sức quan trọng Nó vừa là cơ sở để

Trang 31

nhận diện bức tranh toàn cảnh của di sản văn hoá Hà Nội trên phương tiện truyền thông đại chúng quan trọng bậc nhất hiện nay là báo chí vừa giúp chỉ ra về mặt phương pháp luận những ưu, khuyết trong việc tuyên truyền để từ đó đưa ra những kiến nghị phù hợp Đây cũng là một yêu cầu cần thiết nảy sinh từ thực tế hoạt động báo chí hiện nay bởi vấn đề hàng đầu được đặt ra trong việc chuyển tải thông tin văn hoá là nâng cao chất lượng của tác phẩm, tăng cường sự hấp dẫn, sinh động về hình thức thể hiện tác phẩm Điều này phù hợp với mục đích của hoạt động báo chí

là định hướng tư tưởng và xây dựng thái độ tích cực của công dân bằng thông tin khách quan, trung thực Hay nói một cách khái quát hơn, báo chí vừa là văn hoá, vừa là hoạt động phát triển văn hoá

Trang 32

CHƯƠNG II: DI SẢN VĂN HÓA HÀ NỘI PHẢN

ÁNH QUA BÁO CHÍ

A LỊCH SỬ 1000 NĂM ĐÃ ĐỂ LẠI CHO HÀ NỘI MỘT KHỐI LƯỢNG DI SẢN VĂN HÓA KHỔNG LỒ

1 Sơ lược về vùng đất ngàn năm văn vật

Năm 1010, Lý Công Uẩn viết Chiếu dời đô, quyết định chọn đất

thành Đại La làm kinh đô mới và đặt tên là Thăng Long Việc định đô tại Thăng Long là một bước chuyển để đất nước đi vào một thiên niên kỷ hào hùng của dân tộc Việt Nam Đến nay, Hà Nội và cả nước đã chuẩn

bị cho lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội 1000 năm ấy với biết bao thăng trầm lịch sử, với những “trầm tích” của đời sống, những thành quả của triệu triệu thế hệ đã để lại cho Hà Nội hôm nay một kho tàng di sản văn hóa khổng lồ Kho tàng di sản ấy chính là minh chứng cụ thể nhất, sống động nhất giúp thế hệ hôm nay có thể hiểu được lịch sử ngàn năm của vùng đất kinh kỳ

Thăng Long đời Lý (1009-1225): Năm 1009, sau khi vua Lê Long

Đĩnh mất, Lý Công Uẩn (tức Lý Thái Tổ) được suy tôn lên làm vua (ông sinh năm 974 mất 1028), lập nên vương triều nhà Lý Lý Thái Tổ nhận thấy Hoa Lư không còn thích hợp để làm kinh đô của nước Đại Việt nữa Công việc xây dựng một quốc gia độc lập và cường thịnh cần đặt kinh đô

ở một nơi thuận lợi để xây dựng thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa cho cả nước Đi tìm đất để xây dựng kinh đô ở nhiều nơi, Lý Công Uẩn nhận thấy Đại La (trước đây là một toà thành bên bờ sông Tô Lịch gọi là Tử Thành) là vùng đất thích hợp nhất

Trang 33

Tháng 7 năm Canh Tuất (1010), Lý Công Uẩn hạ Chiếu dời đô

Chiếu dời đô, viết:

thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi Đã đúng ngôi Nam, Bắc, Đông, Tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời

Năm 1010, triều đình nhà Lý bắt đầu dời đô về Đại La Tương truyền, khi đoàn thuyền của triều đình do Lý Công Uẩn dẫn đầu đến thành Đại La thì bầu trời toả sáng, rồng vàng từ dưới đất cuồn cuộn bay lên trời cao Lý Công Uẩn vô cùng xúc động, cho đây là điềm lành báo hiệu thiên thời, địa lợi bèn lấy tên Thăng Long (Rồng bay lên) đặt cho kinh đô mới, bỏ tên cũ Đại La

Thời kỳ này đã để lại cho Hà Nội nhiều di sản quý mà tiêu biểu nhất là Hoàng thành Thăng Long, viên đá tảng để xây dựng kinh đô từ

đó về sau

Trên cơ sở thành Đại La, Lý Công Uẩn xây dựng một kinh thành mới về đại thể được giới hạn bằng 3 con sông, phía Đông là sông Hồng, phía Bắc và phía Tây là sông Tô, phía Nam là sông Kim Ngưu Khu Hoàng Thành ở gần Hồ Tây là nơi có các cung điện hoàng gia và nơi thiết triều, tất cả được bao bọc bằng một toà thành xây gạch Phần còn lại

là khu dân sự, chia ra làm các phường, trong đó có những phường nông nghiệp, phường thủ công nghiệp, phường thương nghiệp, tách biệt hoặc đan xen Cả 2 khu (hoàng thành và dân sự) được gọi là kinh thành, được bao bọc bằng một tòa thành đất phát triển từ đê của 3 sông nói trên

Trang 34

Chỉ trong khoảng trên một trăm năm, sau khi trở thành Kinh đô, Thăng Long đã được xây dựng trở thành trung tâm chính trị-kinh tế-văn hóa lớn nhất và tiêu biểu cho cả nước “Kinh thành Thăng Long trong thời Lý đã dần dần hình thành cấu trúc 3 vòng thành, thường gọi là “tam trùng thành quách” gồm vòng thành trong cùng gọi loà Cấm Thành (hay Cung Thành), vòng giữa là Long Thành (hay Phượng Thành hay Long Phượng Thành mà từ thời Lê gọi là Hoàng Thành) và vòng ngoài cùng

gọi là thành Đại La hay La Thành” (Phan Huy Lê chủ biên, Địa bạ cổ Hà

Nội) Tại Thăng Long, nhà Lý trong giai đoạn thịnh đạt của vương triều

đã đẩy mạnh công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trên quy mô lớn,

mở ra kỷ nguyên văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam Đặc biệt, nhân dân Thăng Long cũng đã góp phần cùng nhân dân cả nước lập nên chiến công vang dội trong triều đại nhà Lý là đánh thắng quân xâm lược Tống mà 2 nhân vật Hà Nội tiêu biểu nhất là Ỷ Lan nguyên phi và Lý Thường Kiệt

Thăng Long thời Trần (1226-1400): Sau 2 thế kỷ cầm quyền

(1009-1225) Nhà Lý suy thoái, đất nước loạn ly, nhà Trần thay thế, thiết

lập lại trật tự chính trị xã hội, nền văn minh Đại Việt tiếp tục phồn thịnh Nhà Trần tồn tại từ năm 1226 đến năm 1400 Nhà Trần củng cố lại hoàng thành, xây thêm cung điện Kinh thành vẫn giữ ranh giới cũ nhưng đông đúc hơn Kinh tế công thương nghiệp thành thị phát triển đã hình thành tầng lớp thị dân và lối sống thành thị như đã có sinh hoạt giải trí ban đêm

Thăng Long thời Trần hội tụ nhiều nhà văn hóa lớn: Hàn Thuyên đặt cơ sở cho sự ra đời của nền văn hóa tiếng Việt, Lê Văn Hưu, nhà sử học uyên bác, các vua anh hùng kiêm thi sĩ tài hoa như Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, các vị tướng kiêm nhà văn, nhà thơ Trần Quốc

Trang 35

Tuấn, Trần Quang Khải, nhà trí thức mô phạm cương trực như Chu Văn An

Thăng Long đời Trần không chỉ có xây dựng và sáng tạo nghệ thuật mà còn đánh giặc giỏi Trong vòng 30 năm (1258-1288), ba lần quân Nguyên-Mông sang xâm lược, ba lần chúng vào được Thăng Long nhưng đều thất bại Lần đầu (1258), Thăng Long chỉ là tòa thành rỗng (dân đã tản cư, để lại nhà không vườn trống) Mười một ngày sau, quân nhà Trần phản công dữ dội và với trận Đông Bộ Đầu (dốc hàng Than) ngày 29-1-1258 giặc buộc phải tháo chạy Lần thứ hai (tháng 2-1285), tuy giặc chiếm đóng hơn 3 tháng nhưng sau các trận Hàm Tử, Chương Dương thì trận Trung Thành Vương đánh thọc sâu vào phường Giang Khẩu (Hàng Buồm) cũng đã buộc địch phải tháo chạy Lần thứ ba (2-1288), sau 32 ngày chiếm đóng Thăng Long, giặc phải rút về Vạn Kiếp

để tháo chạy về nước, nhưng đa số bị nhấn chìm dưới lòng sông Bạch Đằng

Qua 3 lần chống quân xâm lược Nguyên-Mông, Thăng Long thời nhà Trần vẫn đứng vững, xứng đáng là một đô thành Anh hùng

Thăng Long chống quân Minh xâm lược (1407-1427): Nhà Trần

sau một thời gian hưng thịnh đã đi vào suy thoái Quý tộc Hồ Quý Ly cướp ngôi lập ra nhà Hồ (1400-1407) Ông xây dựng một đô thành mới ở Thanh Hóa gọi là Tây Đô Thăng Long đổi tên là Đông Đô Năm 1406, nhà Minh đưa 80 vạn quân sang xâm lược Đại Việt Cuộc kháng chiến

do nhà Hồ lãnh đạo bị thất bại Đông Đô bị địch chiếm đóng và bị đổi tên là Đông Quan Chúng phá hoại các di sản văn hóa: chuông Quy Điền của chùa Một Cột, tháp chùa Báo Thiên bị phá hoại để lấy đồng đúc súng đạn, sách vở bị thiêu huỷ, bia đá bị đập

Trang 36

Năm 1418, Lê Lợi đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Sau khi giải phóng phía Nam, năm 1426, nghĩa quân Lam Sơn đánh ra Đông Quan Sau khoảng 400 ngày đêm (22-11-1426 đến 3-1-1428), chiến dịch giải phóng Đông Quan thắng lợi Ngày 3-1-1428, toán quân Minh cuối cùng rút khỏi Đông Quan

Thăng Long thời Lê Sơ (1428-1527): Khởi nghĩa Lam Sơn thắng

lợi, triều Lê được thành lập

Tháng 4-1428, Lê Lợi từ dinh Bồ Đề chuyển vào thành Đông Quan Ngày 29-4-1428, ông lên ngôi Hoàng Đế Năm 1430 đổi Đông Quan thành Đông Kinh Lúc này thành cũ vẫn được dùng và được mở thêm về phía Đông

Năm 1483, khu Văn Miếu được xây dựng lại và mở rộng thêm, trở thành khu học xá lớn nhất thời xưa Tại đây có xây nhà Thái Học, trong

đó có lập hai giảng đường làm nơi giảng dạy học sinh; có nơi chứa các ván gỗ đã khắc để in sách, gọi là kho bí thư Hai bên nhà Thái Học là nơi dựng nhà bia, trong đó đặt bia đá ghi tên các tiến sĩ từng khoa

Rất nhiều người đổ về Đông Kinh làm ăn buôn bán Nhưng với tư tưởng "ức thương", nhà Lê không muốn phát triển phần kinh tế-dân cư, chỉ duy trì số dân và quan hệ hàng hóa, tiền tệ của kinh đô trong một giới hạn

Thăng Long thời Mạc - Lê trung hưng - Lê mạt (1527-1789):

Đầu thế kỷ thứ 16, triều Lê suy tàn Năm 1527 triều Mạc (1527-1592) được thành lập Trong thời gian đầu cầm quyền, nhà Mạc đã tạo dựng được một xã hội ổn định, công thương nghiệp phát triền, phật giáo và đạo giáo phục hưng Nhưng về cơ bản, nhà Mạc không đề ra được những cải cách mới, mở đường cho sự phát triển vững vàng của xã hội Trong lúc đó, thế lực đối lập lại lấy danh nghĩa khôi phục vương triều Lê chính

Trang 37

thống nổi dậy ở nhiều nơi Năm 1533, các lực lượng muốn khôi phục vương triều Lê tập hợp lại ở Thanh Hóa, dựng một triều Lê bù nhìn để chống lại triều Mạc Từ năm 1545, quyền bính của Triều Lê nằm trong tay họ Trịnh Đó là thời kỳ của chính quyền vua Lê-chúa Trịnh kéo dài đến năm 1786

Thời kỳ này Đông Kinh trở lại tên gọi Thăng Long, vẫn là Kinh

Đô của cả nước Để tăng cường hệ thống bảo vệ, năm 1588, nhà Mạc huy động dân đắp 3 lần luỹ đất ở ngoài thành Đại La, cao và rộng hơn thành cũ rất nhiều

Năm 1592, sau khi đánh bại nhà Mạc, quân Trịnh phá huỷ lũy này Nhưng sang thế kỷ 18, trước phong trào khởi nghĩa nông dân, nhà Trịnh lại cho đắp lại như cũ, vào năm 1749 gọi là thành Đại Độ

Từ thế kỷ thứ 15 đến thế kỷ thứ 18, các vua Lê chúa Trịnh đã xây dựng nhiều đền chùa và hành cung Quanh hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, nhiều công trình kiến trúc làm nơi du ngoạn cho vua chúa được xây dựng Khu vực Hồ Hoàn Kiếm có đền Ngọc Sơn, có Lầu Ngũ Long cao

300 thước Quanh Hồ Tây có đền Trấn Vũ, chùa Kim Liên, chùa Trấn Quốc Các vua nhà Mạc cũng xây dựng ở khu này nhiều cung điện và dinh thự như viện Nghinh Xuân và Trường Thi ở Quảng Bá Đặc biệt chùa Thiên Tích ở phía nam kinh thành là một công trình kiến trúc rất công phu và tráng lệ

Khoảng cuối thế kỷ thứ 18, cuộc tranh chấp quyền hành giữa vua

Lê và chúa Trịnh đã trở nên gay gắt Chính quyền họ Trịnh đã mục nát

và suy sụp

Thăng Long thời Tây Sơn: Mùa hè năm 1786, quân Tây Sơn tiến

ra Đàng ngoài để lật đổ chúa Trịnh Ngày 21-7-1786, quân Tây Sơn đã làm chủ Thăng Long Nền thống trị của họ Trịnh tồn tại 241 năm (1545-

Trang 38

1786) trong đó có 194 năm ở Thăng Long bị lật đổ Nghĩa quân Tây Sơn

đã kiểm soát cả nước, xóa bỏ tình trạng chia cắt Đàng trong-Đàng ngoài kéo dài hơn 2 thế kỷ

Thăng Long trong 10 năm dưới chính quyền Tây Sơn (1788-1802)

về căn bản không có gì thay đổi khác trước Một số công trình kiến trúc

cũ được tu bổ lại hoặc được làm mới

Thăng Long-Hà Nội thời Nguyễn: Năm 1802, triều đại Tây Sơn

bị tiêu vong Cả nước thuộc quyền thống trị của triều Nguyễn Triều Nguyễn đóng đô ở Phú Xuân (Huế) Từ đây, kinh thành Thăng Long chỉ còn là trấn thành và sau đó là tỉnh thành Vua Gia Long không muốn Thăng Long có dấu tích đế vương, chữ Long là "Rồng" vì thế đã phải đổi thành chữ "Long" là Thịnh Thăng Long không còn là Thủ đô mà chỉ là trấn thành miền Bắc Năm 1803, Gia Long cho phá thành cũ, xây trên đó một toà thành mới

Năm 1831, vua Minh Mạng sát nhập huyện Từ Liêm, phủ Ứng Hoà, phủ Lý Nhân, phủ Thường Tín vào Thăng Long và lập ra tỉnh Hà Nội Tên "Hà Nội" có từ đó

Sự phát triển của Hà Nội nửa đầu thế kỷ thứ 19 không đều Các phường, thôn phía Tây và Nam có xu hướng nông thôn hóa, chuyên về nghề nông có kết hợp thủ công Bộ mặt đô thị của Hà Nội dồn về phía Đông và Đông Nam

Các công trình văn hóa cũng có những biến đổi Quốc Tử Giám dời vào Huế Một số cửa Ô được xây dựng lại trong đó có Ô Quan Chưởng Đặc biệt, một số tư nhân đã đứng ra quyên góp để xây dựng các công trình như Nguyễn Văn Siêu với quần thể đền Ngọc Sơn, Nguyễn Đăng Giai với chùa Báo Ân 180 gian bên bờ hồ Hoàn Kiếm Hà Nội xuất hiện nhiều nhà văn hóa nổi tiếng: Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát,

Trang 39

Vũ Tông Phan, Bà Huyện Thanh Quan, Phạm Đình Hổ Nếp sống Hà Nội, nếp sống thanh lịch đã được khẳng định

Hà Nội chống Pháp xâm lược: Ngày 20-11-1873, bằng việc

chiến hạm của lái buôn Giăng Duypuy, mượn đường sông Hồng đi Vân Nam, thực dân Pháp, cầm đầu là Garnier đã nổ súng đánh Hà Nội

Nhân dân Hà Nội đã anh dũng đấu tranh chống lại sự đô hộ của thực dân Pháp

Nhìn chung, dưới ách thống trị của thực dân Pháp, đời sống của nhân dân ta vô cùng khốn khó Nạn thất nghiệp trầm trọng, công thương nghiệp đình trệ, tư sản Việt Nam phá sản Thời kỳ 1936-1939, nhiều báo chí công khai của Đảng xuất hiện, nhiều Hội ái hữu bao gồm các nghề nghiệp khác nhau ra đời Ngày 1-5-1938, một cuộc mít tinh khổng lồ kỷ niệm ngày quốc tế lao động đã diễn ra ở Hà Nội trước cửa nhà Đấu Xảo

(nay là Cung văn hoá hữu nghị Hà Nội)

Tổng khởi nghĩa và Cách mạng Tháng Tám 1945 thắng lợi, nền độc lập được xác lập, nhân dân thủ đô lại tiếp tục cuộc kháng chiến trường kỳ đấu tranh chống thực dân pháp xâm lược, chống Mỹ cứu nước, thống nhất đất nước

Thời kỳ lịch sử hào hùng này đã ghi dấu ở Hà Nội với hàng trăm

di tích lịch sử- cách mạng, nhiều công trình có ý nghĩa lịch sử

Hà Nội trong thời kỳ thống nhất đất nước: Ngày 30 - 4 - 1975,

miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước Việt Nam thống nhất

Từ ngày 24-6 đến 3-7-1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất họp tại Hà Nội đã thông qua các Nghị quyết quan trọng, trong đó có quyết định: "Việt Nam là một nước độc lập thống nhất và xã hội chủ nghĩa, lấy tên là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" "Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội"

Trang 40

Vượt qua những khó khăn do hậu quả chiến tranh để lại, Hà Nội

đã phát huy những tiềm lực vốn có của mình để khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội

Hà Nội ngày nay, sau 45 năm giải phóng, xây dựng và phát triển

đã có nhiều đổi thay trên mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội

Đặc biệt, năm 1999, Hà Nội là thành phố duy nhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương được nhận danh hiệu cao quý do UNESCO trao tặng "Thành phố vì hoà bình"

2 Hà Nội là nơi tập trung tinh hoa văn hóa của cả nước

Với vị thế là một trung tâm chính trị- kinh tế- văn hoá của cả nước trong suốt một ngàn năm lịch sử, Hà Nội đã trở thành nơi tập trung tinh hoa, nơi hội tụ những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của cả nước Điều này đã được báo chí phản ánh một cách rõ nét thông qua số lượng lớn bài viết, đăng tải thường xuyên trên hầu hết các tờ báo được khảo sát

Đứng về mặt số lượng, Hà Nội là một trong những địa phương có

số lượng di tích lịch sử lớn nhất cả nước Theo thống kê, hiện Hà Nội có

1915 di tích, trong đó có 613 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia và cấp thành phố, 38 điểm di tích cách mạng kháng chiến đã được gắn mới

và chuẩn hoá hệ thống bia biển trong 3 năm (2003-2005) Bên cạnh đó, các giá trị văn hoá tinh thần cũng tập trung với mức độ cao, đa dạng và phong phú tại Hà Nội Nhiều di sản văn hoá ở Hà Nội có giá trị rất lớn cả

về ý nghĩa tinh thần lẫn giá trị vật chất

GS Trần Quốc Vượng trong cuốn “Hà Nội tìm tòi và suy ngẫm” [46, 114-132] đã sử dụng kết quả của những cuộc khai quật khảo cổ học

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w