o Phổ biến kịp thời đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước o Các kết quả sưu tầm, nghiên cứu o Kinh nghiệm của các tổ chức, cá nhân o Những thông tin trên thế giới về gìn giữ và phát
Trang 1(Khảo sát những di sản văn hoá phi vật thể đã được công nhận
và đang được đề cử công nhận của UNESCO tại Việt Nam)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ
HÀ NỘI, NĂM 2007
Trang 2
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
(Khảo sát những di sản văn hoá phi vật thể đã được công nhận
và đang được đề cử công nhận của UNESCO tại Việt Nam)
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của vấn đề……… …01
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……… ………03
3 Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu………05
4 Phương pháp nghiên cứu……… 06
5 Kết cấu luận văn……… …06
PHẦN I- DI SẢN VĂN HÓA- NHẬN THỨC VÀ QUAN NIỆM TRONG HỘI NHẬP TOÀN CẦU……….07
1 DI SẢN VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC……… ……07
1 1 Khái niệm "Di sản văn hóa dân tộc"……… 07
1.2 Cấu trúc, đặc điểm của di sản văn hóa dân tộc……….…08
1.2.1 Cấu trúc ……… 08
1.2.2 Di sản văn hóa dân tộc trong hệ thống Văn hoá……….…16
1.2.2.1 Văn hóa là gì? ……… 16
1.2.2.2 Cấu trúc của văn hoá……….…18
1.2.3 Di sản văn hoá phi vật thể……… …19
1.2.3.1 Khái niệm Di sản văn hóa phi vật thể……… …19
1.2.3.2 Đặc điểm của Di sản văn hóa phi vật thể……… …21
2 DI SẢN VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP TOÀN CẦU 32
2.1 Hội nhập- xu thế tác động mọi mặt của đời sống xã hội 32
2.2 Văn hóa, bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam thời kì toàn cầu hóa 37
3 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ 45
3.1 Khẳng định bản sắc của văn hóa dân tộc Việt Nam 45
3.2 Phương hướng bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc của Đảng 48
Trang 4NAM……… ……… 53
1.1 Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc- UNESCO………….53
1.2 Các tiêu chí bình chọn kiệt tác phi vật thể của UNESCO……… 54
1.3 Những di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới……… ……… ….… 54
1.3.1 Nhã nhạc cung đình Huế……….55
1.3.2 Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên……….… ……56
1.4 Các di sản văn hóa phi vật thể đang được đề cử là di sản văn hóa thế giới…… 58
1.4.1 Ca trù……….… 59
1.4.2 Quan họ……….…….… 60
1.4.3 Rối nước……….……… 60
1.4.4 Sử thi Tây Nguyên……… ….…… 63
2 BÁO CHÍ VIỆT NAM TRONG VAI TRÒ GÌN GIỮ VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ……….……….……64
2.1 Báo chí và nhiệm vụ truyền bá văn hoá……….……….…64
2.2 Báo chí với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể…………65
2.2.1.Toàn cảnh văn hóa phi vật thể Việt Nam trên báo chí………….……66
2.2.2 Đâu là cái khó trong việc thiết lập hồ sơ đề cử lên UNESCO công nhận các di sả.n văn hóa phi vật thể……….…93
PHẦN III- HƯỚNG ĐI VÀ GIẢI PHÁP CHO BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ Ở VIỆT NAM………… ….103
1 CHÍNH SÁCH VĂN HÓA- CẦN CÓ NHỮNG ĐIỀU CHỈNH PHÙ HỢP……… ….104
1.1.Chính sách văn hóa chung……… 104
1.1.1 Đối thoại văn hóa song hành cùng bảo tồn và gìn giữ ………104
1.1.2 Hợp tác quốc tế trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá… 106
1.1.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước, tăng cường vốn đầu tư, bảo đảm hành lang pháp lý thông thoáng cho công tác bảo tồn và phát triển văn hóa bền vững……… 108
Trang 5thể……… … 108 1.2.2 Cần có những chính sách thích hợp và ưu đãi đặc biệt cho việc đầu tư khoa học và đầu tư kinh phí cho việc sưu tầm, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ……….…109 1.2.3 Phải cập nhật thông tin, mở rộng giao lưu quốc tế ………109 1.2.4 Tăng cường việc đề xuất công nhận là di sản văn hóa nhân loại ….109 1.2.5 Nhà nước, Chính phủ cần đưa ra những văn bản hướng dẫn hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tới các cấp, các ngành, đoàn thể, các địa phương trên toàn quốc………110 1.2.6 Đề xuất một số phương pháp mới trong việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, khoa học, hiện đại và gần gũi với đời sống hơn………110 1.2.7 Cho phép người Việt Nam ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài
nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam………….….112
2 BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ- MỘT THỰC TIỄN TƯƠI SÁNG……… 112
2.1 Đó là việc xây dựng và phát triển đời sống văn hóa thông tin cơ sở……… 114 2.2 Hỗ trợ cho hoạt động điện ảnh 115 2.3 Tổ chức khai thác theo hướng du lịch văn hoá và nghỉ ngơi, không thương mại hoá ……….115 2.4 Chọn lọc những vùng, miền văn hóa thực hiện thí điểm việc bảo tồn và lưu giữ văn hóa……… 116
2.5 Nơi nào chính quyền quan tâm nơi đó vốn văn hoá cổ được bảo tồn……….117
Trang 6BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT
1 UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization
(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc)
2 BVHTT Bộ Văn hóa- Thông tin
10 APEC Asia-Pacific Economic Cooperation
(Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương)
11 WTO World Trade Organization
(Tổ chức Thương mại thế giới)
Trang 7đề xuất một chương trình lớn về thập kỉ phát triển văn hóa trên tinh thần
chung là "Văn hóa và phát triển là hai mặt gắn liền với nhau" và "Phát triển cần thừa nhận văn hóa giữ một vị trí trọng tâm, một vai trò điều tiết xã hội"
Từ đây, nhân loại đã tiếp nhận thêm một quan điểm mới- "Văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển"
Vấn đề văn hóa trở thành trung tâm chú ý của giới nghiên cứu trên thế giới Ở nước ta, mấy năm gần đây, đặc biệt là từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, vấn đề văn hóa cũng được tập trung đề cập Mặc dù góc độ nghiên cứu, phương pháp tiếp cận có thể khác nhau nhưng người ta đều nhất trí rằng văn
hóa là một cái gì đó giúp cho con người "không bị đứt đoạn với quá khứ",
"không bị hẫng hụt trước tương lai", và là sự chuẩn bị đầy đủ "hành trang của con người để bước vào thế kỷ XXI"(1)
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những nền văn hóa mang những đặc trưng điển hình của quốc gia, dân tộc đó Văn hóa được chia tách thành hai lĩnh vực, một thuộc thế giới vật chất, một thuộc thế giới tinh thần Nhưng dù
là vật chất hay tinh thần thì mỗi nền văn hóa bao giờ cũng mang những bản sắc riêng Bản sắc văn hóa là cốt lõi của của nền văn hóa, được lưu truyền,
(1) Vũ Thị Kim Dung, Cách tiếp cận vấn đề văn hóa theo quan điểm triết học Mác- ĐHSP Hà Nội, Tạp chí
Triết học, 2/1998
Trang 82
phát triển, bổ sung qua nhiều thế hệ Bản sắc văn hóa là sức đề kháng của mỗi nền văn hóa trong giao lưu, hội nhập giữa các nền văn hóa trên thế giới để nền văn hóa ấy luôn là chính mình Bản sắc văn hóa là nền tảng, là động lực thiết yếu cho sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc trong bất kì thời đại nào Tại
Đại hội VIII, Đảng ta khẳng định: "Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội" chính
là vì thế
Trong suốt quá trình lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng tới việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc của nền văn hóa nước nhà Vấn đề gìn giữ, bảo tồn và phát huy lại càng trở nên cấp bách hơn khi Việt Nam giong thuyền ra biển lớn, hội nhập với toàn cầu Nghị quyết Hội nghị lần thứ V- Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII đã nhận định
mục tiêu của chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam thời kì mới là "tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" Hơn bao giờ hết, nhiệm vụ bảo vệ và phát
huy bản sắc dân tộc, bảo vệ các giá trị văn hóa quý giá của người Việt Nam lại được đặt ra cấp bách như vậy Đây là sứ mệnh cao cả của cả cộng đồng
So với văn hóa vật chất, văn hóa thuộc lĩnh vực tinh thần khó nắm bắt và cảm nhận hơn bởi phi hình thể của nó Văn hóa tinh thần bao gồm các phong tục tập quán, lối sống, lễ hội, các loại hình nghệ thuật dân gian (âm nhạc, ca múa, sân khấu, truyện kể, huyền thoại, tạp kĩ…) Do tính chất phi hình thể, văn hóa phi vật thể dễ bị biến đổi và biến đổi nhanh chóng hơn so với văn hóa vật thể Một di sản văn hóa phi vật thể sẽ dễ dàng biến mất nếu không được quan tâm chú ý chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn Những chứng tích của di sản văn hóa phi vật thể không hiển thị rõ ràng, thường phải được thể hiện thông qua các nhân chứng sống Vì thế, việc gìn giữ và bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể thường diễn ra phức tạp hơn
Đến thời điểm tháng 11 năm 2005, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc UNESCO đã chính thức công nhận 2 di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam là Nhã nhạc cung đình Huế và Không gian Văn hóa
Trang 93
Cồng chiêng Tây Nguyên Ngoài 2 di sản này, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và bảo tồn văn hóa Việt Nam đang cố gắng xây dựng hồ sơ để xin công nhận một số tinh hoa tinh thần văn hóa Việt khác như ca trù, quan họ Bắc Ninh, rối nước hay sử thi Tây Nguyên… là di sản văn hóa thế giới Tất cả những di sản ấy đều đang đứng trước nguy cơ biến dạng và mất đi hoàn toàn Nhiệm vụ vô cùng cấp thiết đặt ra đối với chúng ta là phải lưu giữ, bảo tồn và phát triển những di sản văn hóa quý giá, lưu giữ những biểu hiện sống động
và quý báu của bản sắc Văn hóa Việt Nam
Báo chí chiếm một vai trò quan trọng trước nhiệm vụ đó Báo chí Việt Nam là sản phẩm từ sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân Nhưng cũng không thể phủ nhận việc sự ra đời của báo chí Việt Nam không phải xuất phát từ nhu cầu khách quan của xã hội Việt Nam, nhất là nhu cầu bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa của cuộc sống hiện đại Khi hội nhập với thế giới, bắt tay với bạn bè toàn cầu, Việt Nam vẫn luôn phải là mình, là chính mình, hòa nhập mà không hòa tan Những tinh hoa văn hóa Việt Nam là căn cốt của sự "là mình" ấy
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc là đề tài mà rất nhiều luận văn tốt nghiệp ngành báo chí đã đề cấp tới Tuy nhiên, thực tế lại luôn luôn thay đổi và biến chuyển, luôn đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi chúng ta phải trả lời Không tham vọng nhiều hơn việc sẽ là một tư liệu tham khảo, luận văn thạc sĩ này mong có thể đóng góp một vài ý kiến nhỏ
để các nhà nghiên cứu, những người quan tâm đến văn hóa Việt Nam có thể tìm ra những hướng đi mới cho mình
Luận văn giới hạn việc khảo sát tư liệu báo chí trong khoảng thời gian
từ năm 2002 đến nay Cụ thể như sau:
Trang 10o Phổ biến kịp thời đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
o Các kết quả sưu tầm, nghiên cứu
o Kinh nghiệm của các tổ chức, cá nhân
o Những thông tin trên thế giới về gìn giữ và phát huy di sản văn hóa
o Diễn đàn văn hóa của cán bộ, nhân dân và những người làm công tác di sản văn hóa
o Tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ và phát huy di sản văn hóa
Tạp chí Xưa và Nay
- Cơ quan chủ quản: Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam
- Định kì xuất bản: 2 kỳ/tháng; Số 1: năm 1994
- Tổng biên tập: Dương Trung Quốc
- Trụ sở tòa soạn: 25 Tông Đản, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tạp chí Văn hóa nghệ thuật
- Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa Thông tin
- Giấy phép xuất bản: 19/GP- BVHTT ngày 12/1/2006
- Tổng biên tập: Phạm Vũ Dũng
- Trụ sở tòa soạn: 32 Hào Nam- Đống Đa- Hà Nội
- Website:www.vanhoanghethuat.org.vn
Tạp chí Văn hóa dân gian
- Cơ quan chủ quản: cơ quan ngôn luận của Viện Nghiên cứu Văn hoá, thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
- Trụ sở tòa soạn: Số 1- Liễu Giai- Ba Đình- Hà Nội
Trang 115
- Hội đồng biên tập: GS TS Nguyễn Xuân Kính, PGS Chu Xuân Diên, PGS.TS Nguyễn Bích Hà, GS.TS Kiều Thu Hoạch, TS Đỗ Hồng Kỳ, PGS.TS
Lê Hồng Lý, GS.TSKH Phan Đăng Nhật…
- Thời gian nghiên cứu: Tháng 1/2007 đến nay
Báo Văn hóa
- Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa Thông tin
- Định kì xuất bản: 3 số/ tuần (thứ 4, thứ6, chủ nhật); Số 1: năm 1957
- Tổng biên tập: Trần Đăng Khoa
- Trụ sở tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
- Thời hạn nghiên cứu: từ tháng 1/2007 đến nay
… Và một số nguồn báo chí khác
3 Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu
Với chức năng phản ánh hiện thực, báo chí đã ghi nhận khá sinh động
và toàn diện những biến động của đời sống xã hội, những biến động của nền
văn hóa Việt Nam Khi đưa ra vấn đề "Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam trên báo chí", người viết mong muốn được tìm
hiểu một cách tương đối sâu về những đóng góp của báo chí trong việc bồi đắp, vun xới những tinh hoa văn hóa phi vật thể của dân tộc
Trên cơ sở cụ thể của những tư liệu được khảo cứu, luận văn sẽ đưa
ra phác họa về xu hướng vận động của nhận thức con người việc trong việc gìn giữ những di sản mà họ đang có Từ đây, chúng ta có thể dễ dàng nhìn nhận con đường phù hợp cho sứ mệnh của báo chí đối với nền văn hóa nước nhà Việc này có thể giúp cho báo chí tìm ra những con đường hoạt động có hiệu quả hơn Kết quả nghiên cứu từ thực tiễn là cơ sở để người viết có thể rút ra những bài học kinh nghiệm và mạnh dạn đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của báo chí, giúp báo chí thực hiện tốt hơn chức năng của mình đối với sự phát triển của văn hóa dân tộc
Trang 126
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn thạc sĩ "Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam trên báo chí" này vận dụng một số lý luận, phương pháp
nghiên cứu cụ thể như sau:
- Cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
- Đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về văn hóa
- Khảo sát, phân tích các tư liệu báo chí thực tế đề cập đến các lĩnh vực văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể trong nước
- Phương pháp điều tra xã hội học để tập hợp những ý kiến, nhận xét, đánh giá của công chúng báo chí Việt Nam về việc thực hiện chức năng, vai trò của báo chí đối với nền văn hóa dân tộc nói chung
5 Kết cấu luận văn
Luận văn gồm những phần cơ bản sau:
Trang 137
CHƯƠNG I
DI SẢN VĂN HÓA- NHẬN THỨC VÀ QUAN NIỆM
TRONG HỘI NHẬP TOÀN CẦU
1 DI SẢN VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC
1 1 Khái niệm "Di sản văn hóa dân tộc"
Di sản- trong tiếng Anh có nghĩa là “heritage”, trong tiếng Pháp là “héritage”-
đều có nghĩa là gia tài, của kế thừa
Theo Từ điển tiếng Việt- NXB Khoa học Xã hội (1996) có nghĩa là: Di sản là cái của thời đi trước để lại (Chẳng hạn, kế thừa di sản văn hoá; kinh tế,
văn hoá lạc hậu là di sản của chế độ cũ)
Vậy, di sản văn hóa là gì?
Văn hoá- xét về mặt thuật ngữ, có thể hiểu là: toàn bộ hoạt động sáng tạo của con người trong quá khứ cũng như trong hiện tại, được đúc kết thành một hệ thống các giá trị và chuẩn mực xã hội Nó được biểu hiện thông qua vốn di sản văn hoá và lối sống của một cộng đồng xã hội nhất định Theo
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, thì “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và
xã hội” (1)
“Di sản văn hoá là toàn bộ sản phẩm sáng tạo của các thành viên
trong cộng đồng dân tộc Nó được thể hiện ra dưới dạng những đối tượng vật thể (hữu hình) và phi vật thể (vô hình) mang tính biểu tượng, được lan toả (vô thức) và trao truyền (hữu thức) từ cộng đồng này sang cộng đồng khác, từ thế
hệ trước cho thế hệ sau”(2)
Di sản văn hóa là tài sản vô giá, là giá trị điển hình của bất kì quốc gia nào Do đó, chúng được gọi tên bằng một cụm từ là “di sản văn hóa dân tộc”
(1)
Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, tr 10, NXB Giáo dục- 1999
(2) Diêm Thị Đường, Bảo tồn và phát huy giá trị danh nhân văn hóa truyền thống Việt Nam, tr 23, NXB Văn
hóa Thông tin- 1998
Trang 148
Di sản văn hóa dân tộc kết tinh trí tuệ, ý chí, tình cảm và công sức của mỗi cá nhân và tập thể, hình thành nên những chuẩn mực giá trị xã hội, phản ánh những sắc thái riêng biệt và truyền thống tốt đẹp của từng dân tộc Di sản văn hóa dân tộc đóng dấu ấn của mỗi thời đại, là bức thông điệp của các thế hệ đi trước gửi lại cho các thế hệ hôm nay, là chứng tích phản ánh bước đi của mỗi dân tộc trải qua những giai đoạn lịch sử nhất định Khác với các loài động vật khác- chỉ tồn tại đơn thuần theo ý nghĩa là tồn tại, con người bằng thực tiễn sống của mình, bằng những gì đã trải nghiệm lại thường đặt ra những cơ sở mới cho tương lai Những sản phẩm do con người làm ra trong quá khứ, mà hiện tại vẫn đang đắc dụng, sẽ trở thành di sản văn hoá Rồi các thế hệ con người, thế hệ sau tiếp nối thế hệ trước, học tập, tiếp thu, tiến tới chiếm lĩnh toàn bộ vốn di sản văn hoá của cộng đồng Và mỗi sản phẩm văn hoá luôn được cộng đồng chấp nhận (tức là không phải mọi thứ con người sáng tạo ra đều có thể trở thành văn hoá, di sản văn hoá mà chỉ những giá trị nào được số đông thừa nhận mới trở thành văn hoá và được thừa nhận là di sản khi tiếp tục được lưu truyền lại)
1.2 Cấu trúc, đặc điểm của di sản văn hóa dân tộc
1.2.1 Cấu trúc
Dựa theo quan điểm của UNESCO(1), người ta phân chia di sản văn hoá
nói chung thành hai loại: Di sản văn hoá vật thể và Di sản văn hoá phi vật thể
Di sản văn hoá vật thể: bao gồm những vật thể (hữu hình- Tangible) có giá
trị đặc biệt về các mặt văn hoá, lịch sử và tự nhiên, do một cộng đồng văn hoá- xã hội nào đó tạo ra Đó là những di vật, di tích như đền đài, cung điện, chùa tháp, lăng mộ, những hiện vật bảo tàng, thư tịch, tài liệu lưu trữ, mẫu vật tự nhiên, thắng cảnh thiên nhiên và những hiện vật quý hiếm khác
Di sản văn hoá phi vật thể: bao gồm những tạo phẩm phi hình thể (vô
hình- Intangible) có giá trị đặc biệt về các mặt văn hoá, lịch sử do một
(1) Công ước di sản thế giới, UNESCO- 16/11/1972
Trang 15ăn, bí quyết trong sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, các nghệ nhân, danh nhân văn hoá
H1: SƠ ĐỒ CẤU TRÚC DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC
Trước thời điểm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và Thiên nhiên Thế giới được UNESCO thông qua vào năm 1972, vấn đề về di sản văn hóa phi vật thể chưa từng được nhắc đến trong bất kì văn kiện chính thống nào Ngay cả khi UNESCO thông qua Công ước năm 1992, việc bảo tồn và gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể cũng không được nhắc đến Mãi đến năm 2003, công ước về Bảo vệ
di sản văn hóa phi vật thể mới được UNESCO chính thức thông qua
Tại sao vậy?
Vì nhận thức và quan niệm của loài người về đặc trưng, đặc điểm của các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có nhiều điểm khác nhau
Di sản Văn hóa vật thể là văn hóa tồn tại một cách hữu thể, thường
được nhận thức ở dạng hình khối, tác động trực tiếp vào thị giác con người
Các di sản văn hóa vật thể là nghệ thuật của không gian
DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC
DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ
Trang 16về lịch sử hàng nghìn năm của Trung Quốc” (1)
Nếu đến Vạn Lý Trường Thành, hẳn không ai là không kinh ngạc trước sức sáng tạo không cùng của
loài người “Đây là bức tường thành nổi tiếng được xây dựng bằng đất và đá
từ thế kỷ V- TCN cho tới thế kỷ XVI, để bảo vệ Đế quốc Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng nay thuộc Mông Cổ và Mãn Châu Một số đoạn tường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ V- TCN, trong đó nổi tiếng nhất là phần tường thành do hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng
ra lệnh xây dựng” (2)
Dải tường thành vạn lý hơn 6.700 km trải dài từ Đông sang Tây đất nước là công trình duy nhất mà các nhà du hành vũ trụ từ trên chín tầng mây cũng nhìn thấy Mao Trạch Đông đã từng nói rằng "Bất đáo trường thành phi hảo hán" (Chưa đến Vạn lý Trường Thành chưa phải là hảo
hán) chính là bởi bất kì ai cũng sẽ cảm thấy mình quá nhỏ bé, bị chinh phục, khuất phục khi đứng trước Vạn Lý Trường Thành
Hình ảnh của những Kim Tự Tháp đã trở thành linh hồn, thành biểu tượng, thành niềm tự hào của cả dân tộc Ai Cập, niềm tôn kính của toàn nhân loại Từ lâu, các Kim Tự Tháp đã được coi là một trong những kì quan của thế giới Nhân loại chiêm ngưỡng các Kim Tự Tháp để ngưỡng mộ và thán phục khả năng kỳ diệu của con người đã có thể xây dựng một công trình kì vĩ như
(1) Đất nước của những di sản văn hóa- Chân trời UNESCO, http://www.docbao.com.vn- 2/10/2007
(2) Bảy tuyệt tác mới của văn minh nhân loại- An ninh thế giới, http://www.hoanmytour.com.vn - 20/7/2007
Trang 1711
vậy chỉ bằng những công cụ thô sơ Quần thể Kim Tự Tháp là mộ của ba vị pharaon đã cai trị một vương quốc vĩ đại, trong đó cao nhất là Đại kim tự tháp được xây dựng cho hoàng đế Kheops- người đã trị vì vào khoảng 2650 năm trước công nguyên Kim tự tháp này cao 147 mét (nay còn 138 m), có đáy vuông mỗi cạnh là 230 mét, trên một diện tích 5,3 héc ta Tháp được xây bằng 2.300.000 khối đá, trung bình mỗi khối từ 2- 3 tấn, có khối nặng đến 15 tấn; còn những khối đá hoa cương trên phòng mộ nặng đến 50 tấn Các nhà khoa học trên thế giới ngày nay vẫn còn đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi: “Vì sao tổ tiên xưa có thể làm được và làm tốt đến thế?” Nhưng dù đáp án cho câu hỏi ấy
có như thế nào, chúng ta cũng không thể phủ nhận được sức mạnh sáng tạo của loài người qua suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm
Cảm xúc của con người trước các di sản văn hóa vật thể bao giờ cũng là cảm phục
Di sản văn hóa phi vật thể có tính “di động” mạnh hơn do không bị
trói buộc bởi các đặc tính về hình thể, thường gắn liền với các loại hình nghệ thuật (âm nhạc, văn chương, múa…), có tác động tới xúc cảm, cách cảm của con người, có khả năng truyền bá lớn hơn, khó nhận biết, khó nắm bắt hơn
Văn hóa phi vật thể thường được coi là thuộc về nghệ thuật của thời gian
Mỗi quốc gia, dân tộc lại có cách quan niệm riêng về di sản văn hoá phi vật thể của mình và có những cách ứng xử khác nhau với những di sản đó Chẳng hạn, người Nhật Bản coi tài năng của nghệ nhân dân gian cũng thuộc
về di sản văn hoá vô hình và gọi đó là “kho báu sống” của dân tộc Ở một số nước châu Phi, người ta quan niệm khi một cụ già mất đi, điều đó cũng có nghĩa là một thư viện cổ đã bị cháy
Người Việt Nam trong cách quan niệm về thế nào là di sản văn hoá phi vật thể so với các dân tộc khác không có nhiều khác biệt Trong cách hiểu của người Việt thì “di sản văn hoá phi vật thể” nhiều khi được hiểu trùng khớp với khái
niệm “bản sắc văn hóa” Chẳng hạn, PGS Trường Lưu trong “Truyền thống và
Trang 1812
bản sắc dân tộc trong văn hoá hiện đại” có viết: “Người Việt ở phương Nam
có một cử chỉ rất đẹp và cảm động là vào ngày cúng giỗ tổ tiên, thường quay mặt
về phương Bắc tưởng nhớ thần tiên, nơi chôn rau cắt rốn của giống nòi Đúng như nhà thơ Nam Bộ Huỳnh Văn Nghệ đã nói trong hai câu thơ:
Từ thuở mang gươm đi mở cõi Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long…” (1)
Đây là một dạng trong cái tinh tuý của tư tưởng văn hoá dân tộc- một bộ phận của di sản văn hoá phi vật thể Nó trở thành bản sắc chung của dân tộc được thể hiện trong văn hoá và làm cho dân tộc trường tồn qua không gian và thời gian
Xa xưa, cha ông ta đã truyền miệng nhau nhiều câu ca dao, tục ngữ, nhiều làn điệu dân ca, nhiều bài hát đồng dao… Người ta thường cho rằng đồng dao là thuộc về thế giới của trẻ thơ vì chỉ có trẻ em là hát đồng dao trong lúc chơi đùa Nghĩ như thế cũng là có lý song chưa hẳn là thoả đáng Những bài đồng dao đều là những bài hát có vần điệu nhịp nhàng, chỉ có điều cấu trúc ngữ nghĩa thì không thể qui về một sự sáng tạo thơ ca thông thường của người lớn, nhưng cũng không thể nghĩ rằng nó do trẻ em “vui miệng” mà sáng tác Ví dụ:
Ông giẳng ông giăng Ông giằng búi tóc
Ông khóc ông cười
Mời ông xuống chơi
hay:
Thả đỉa ba ba Chớ bắt liền bà
Phải tội liền ông Cơm trắng như bông
Gạo tiền như nước
hoặc:
(1) Trường Lưu, Văn hoá Việt Nam- truyền thống và hiện đại- tr 14
Trang 19
Lịch sử hình thành dân tộc Việt Nam được bắt đầu bằng lịch sử hàng nghìn năm của cuộc đấu tranh song hành dựng nước và giữ nước Trải qua hàng nghìn năm bị giặc ngoại xâm đô hộ, con đường đi đến chữ viết riêng của tổ tiên người Việt hoặc đã bị kẻ thù phá huỷ hoặc đã không thể được sáng tạo ra Vì thế văn học nước ta trong buổi đầu mở nước chỉ mới là một nền văn học dân gian truyền miệng, nhưng nền văn học đó đã sớm xác định một bản lĩnh và truyền thống riêng biệt Trong hoàn cảnh ấy, thơ ca dân gian một mặt liên tục phát triển
để đáp ứng những nhu cầu tự nhiên của đời sống cộng đồng và mặt khác nó chính là một pháo đài vững chắc để bảo vệ và lưu giữ những mạnh nguồn cốt lõi nhất trong tâm thức dòng giống Có thể nói, thơ ca dân gian vừa như là kết quả vừa như là một thành tố tích cực trong dòng chảy văn hóa tinh thần của cấu trúc làng xã Việt Nam suốt hàng ngàn năm luôn luôn bền vững và ổn định
Nói chung, trên những mức độ nhất định có thể hệ thống được nội dung của văn hóa dân gian Đó là sự biểu hiện trên tất cả mọi phương diện quan hệ của con người với thiên nhiên, xã hội, gia đình, tình bè bạn, lứa đôi, tình làng, nghĩa nước, lòng yêu đời, lòng hận thù áp bức bất công, những ước mơ lãng mạn, lòng khát khao hạnh phúc Các tác phẩm của văn hóa dân gian thường diễn đạt nhiều khía cạnh, nhiều cung bậc nhưng đều gắn liền với tâm hồn tính
(1) Nguyễn Đức Hạnh- Con đường của thơ ca dân gian- http://www.cpv.org.vn- 29/10/2007
Trang 2014
cách con người ở mỗi vùng, mỗi địa phương Nó là trạng thái tâm hồn của mỗi con người mà cũng là của toàn thể cộng đồng Nhưng giá trị của loại hình văn hóa phi vật thể ấy thực tế còn vượt xa cả những gì có thể thống kê được Chúng tồn tại trong trạng thái linh hoạt, sống động trong những hoàn cảnh, điều kiện hết sức khác nhau
Nói đến văn hóa, văn nghệ dân gian cũng là nói đến tương quan giữa nội dung và nghệ thuật biểu hiện trong quá trình phát triển của nó Những phức tạp trong các quan hệ xã hội, sự phát triển phong phú về tinh thần đòi hỏi một nghệ thuật biểu hiện ngày càng tinh vi Đó không chỉ đơn giản là sự hình thành và vận dụng thuần thục các công thức truyền thống mà còn phải đi đến biểu hiện đầy đủ những trải nghiệm phức tạp nhất
Nếu quan sát chúng ta sẽ thấy nhiều ca từ của nhiều bài quan họ nổi bật lên bởi phong cách hồn nhiên mộc mạc, đó là những bài ca gắn liền với sinh hoạt diễn xướng dân gian, là những câu hát đối đáp để “giải bài toán tâm trạng” như:
Người ơi! Người ở đừng về, Người về em vẫn (í i ì í i í i i) có mấy trông (i ì) theo, Trông (ì í a a) nước tình (a) chung là như nước chảy,
Mà này cũng có a trông bèo, trông bèo là bèo trôi
Người ơi người ở đừng về
Người về em vẫn (í i ì í i í i i) có mấy khóc (i ì) thầm,
Đôi (ì í a a) bên là bên sóng như vạt áo,
Mà này cũng có (a) ướt đầm, ướt đầm như mưa,
Người ơi người ở đừng về
Người về em dặn (í i ì í i í i i) có mấy lời này rằng, Sông (ì í a a) sâu là sâu sông nên chớ lội,
Mà này cũng có (a) đò đầy, đò đầy người chớ qua,
Người ơi người ở đừng về
Trang 2115
Người về em dặn (í i ì í i í i i) có mấy lời này rằng, Đâu (ì í a a) hơn là hơn đâu hơn người kết,
Mà này rằng có (a) đâu bằng, đâu bằng người đợi em,
Người ơi người ở đừng về
Người về em dặn (í i ì í i í i i) có mấy cau Yêu (ì í a a) em thời em mong anh gìn giữ
Mà này cũng có (a) đừng ngồi, đừng ngồi với ai
Người ơi người ở đừng về
Người ơi! Người ở em về!
Bên cạnh đó chúng ta cũng nhận thấy có nhiều “bài ca” đọng lại ở những tâm tình sâu lắng nhất Đó là những “tác phẩm” đã vượt ra khỏi tính chất ứng khẩu của diễn xướng; tính chất hồn nhiên, mộc mạc cũng không còn hoặc chỉ còn rất ít Trên những mức độ nhất định có thể coi đó là những bài đã tiến đến sự tinh diệu của ngôn ngữ thơ Ở đây đã xuất hiện kịch tính của những quan hệ có chiều sâu trải nghiệm và mang những tâm sự riêng tư:
Bèo dạt mây trôi, chốn xa xôi
Em ơi anh vẫn đợi bèo dạt Mây trôi chim ca, tang tính tình cá lội
Ngậm 1 tin trống
Hai tin đợi, ba bốn tin chờ Sao chẳng thấy đâu Một mình trăng treo, suốt đêm thâu
Em ơi, trăng đã ngả ngang đầu Thương nhớ ai, sương rơi Đêm sắp tàn trăng tàn Nghềnh tre đưa truớc ngõ
Là gió la đà em vẫn mong chờ
Trang 22Trong câu hát xuất hiện những trạng thái tâm tình riêng tư Phải chăng
đó là con đường của thứ nghệ thuật bằng ngôn từ này, con đường đi từ ngôn
ngữ của những bài ca hồn nhiên, mộc mạc đến ngôn ngữ của những bài thơ
giàu tính trải nghiệm, giàu suy tư và nhiều xúc cảm?
Cảm xúc con người trước những tinh hoa nghệ thuật phi vật thể thường bao giờ cũng là niềm say mê
1.2.2 Di sản văn hóa dân tộc trong hệ thống Văn hoá
1.2.2.1 Văn hóa là gì?
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về văn hoá và mỗi khái niệm đều mang những đặc trưng riêng của nó Việc tìm hiểu các khái niệm này có ý nghĩa quan trọng bởi đây là “công cụ- khái niệm” hay “công cụ- nhận thức” (chữ dùng của Trần Quốc Vượng)(1)
để tiếp cận mọi vấn đề nghiên cứu Chúng tôi xin trích dẫn một số khái niệm cơ bản sau đây:
* Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống,
loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá” (2)
* Đào Duy Anh: “Văn hoá là chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt của
loài người Văn hoá tức là sinh hoạt” (3)
(1)
Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn hóa Việt Nam, tr 17, NXB Giáo dục, 2006
(2) Hà Minh Đức, Một nền văn hóa văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc, tr 8, NXB Khoa học Xã hội- 2005
(3) Đào Duy Anh- Việt Nam văn hoá sử cương, tr 13, NXB Đồng Tháp- 1998
Trang 2317
* Phan Ngọc: “Không có cái vật gì gọi là văn hoá cả và ngược lại bất kì vật
gì cũng có cái mặt văn hoá Văn hoá là một quan hệ Nó là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng và thế giới thực tại Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của một tộc người, một cá nhân so với một tộc người khác, một
cá nhân khác Nét khác biệt giữa các kiểu lựa chọn làm cho chúng khác nhau, tạo thành những nền văn hoá khác nhau là độ khúc xạ Tất cả mọi cái mà tộc người tiếp thu hay sáng tạo đều có một độ khúc xạ riêng có mặt ở mọi lĩnh vực và rất khác độ khúc xạ ở một tộc người khác” (1)
* Trần Ngọc Thêm- Cơ sở văn hoá Việt Nam: “Văn hoá là một hệ thống hữu
cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” (2)
* UNESCO: “Văn hoá hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt
tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng: Văn hoá đem lại cho con người khả năng suy xét bản thân Chính văn hoá làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý Chính nhờ văn hoá mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ
và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân” (3)
Như vậy, từ tất cả những định nghĩa trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng văn hoá không phải là một lĩnh vực riêng biệt Văn hoá là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra Văn hoá là chìa khoá của sự phát triển Văn hoá là cái thuộc về con người và chỉ dành cho con người
(1)
Phan Ngọc, Bản sắc văn hóa Việt Nam, tr 19-20, NXB Văn học- 2002
(2) Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, tr 10, NXB Giáo dục- 1999
(3) Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn hóa Việt Nam, tr23-24, NXB Giáo dục, 2006
Trang 2418
1.2.2.2 Cấu trúc của văn hoá
Văn hoá có thể được phân chia thành nhiều cách khác nhau (chia hai, chia ba, chia bốn…) căn cứ trên các tiêu chí khác nhau
* Căn cứ theo quan điểm hệ thống, Trần Ngọc Thêm chia văn hoá thành 4
thành tố (tiểu hệ) cơ bản:
- Tiểu hệ Văn hoá nhận thức: Nhận thức về vũ trụ, Nhận thức về con người
- Tiểu hệ Văn hoá tổ chức cộng đồng: Văn hoá tổ chức đời sống tập thể, Văn hoá tổ chức đời sống cá nhân
- Tiểu hệ Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên: Văn hoá tận dụng môi trường tự nhiên, Văn hoá ứng phó với môi trường tự nhiên
- Tiểu hệ Văn hoá ứng xử với môi trường xã hội: Văn hoá tận dụng môi trường xã hội, Văn hoá ứng phó với môi trường xã hội
Cả 4 thành tố này đều bị quy định bởi một gốc chung là loại hình văn hoá Loại hình văn hoá cho thấy cái khác biệt trong tính hệ thống của văn hoá
* Nguyễn Tất Đắc lại chia văn hoá thành hoạt động sinh tồn, hoạt động xã hội, hoạt động tinh thần, hoạt động nghệ thuật…
* Đào Duy Anh trong cuốn Việt Nam văn hoá sử cương lại căn cứ vào giới
thuyết của Félix Sartiaux (“Văn hoá, về phương diện động, là cuộc phát triển tiến bộ mà không ngừng của những tác dụng xã hội về kỹ thuật, kinh tế, tư tưởng, nghệ thuật, xã hội tổ chức, những tác dụng ấy tuy liên lạc mà vẫn riêng nhau Về phương diện tĩnh thì văn hoá là trạng thái tiến bộ của những tác dụng ấy ở một thời gian nhất định, và tất cả những tính chất mà tác dụng ấy bày ra ở các xã hội loài người” (1)
) để chia văn hoá ra thành 3 bộ phận:
- Kinh tế sinh hoạt
- Xã hội sinh hoạt
- Trí thức sinh hoạt
* L.White thì chia văn hoá thành ba tiểu hệ: công nghệ, xã hội và tư tưởng(2)
(1) Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, tr 10, NXB Đồng Tháp- 1999
(2) Trần Ngọc Thêm, Tạp chí Người đưa tin UNESCO, tr.5, 11/1989
Trang 2519
Tuy vậy, cách chia phổ biến và thông dụng nhất hiện nay là cách chia văn hoá thành hai dạng: hữu thể (vật thể) và vô thể (phi vật thể) UNESCO căn cứ vào cách chia này để phân định di sản văn hoá thành hai loại: di sản văn hoá vật thể (Tangible) và Di sản văn hoá phi vật thể (Intangible)
Như vậy, di sản văn hóa là một bộ phận không thể thiếu của văn hóa
nhân loại nói chung Di sản là những giá trị văn hóa tinh túy (cả vật chất và tinh thần) thuộc phân đoạn quá khứ của văn hóa Di sản văn hoá là các giá
trị văn hoá do lịch sử dể lại Các giá trị này sẽ trở thành truyền thống khi được thế hệ sau lựa chọn, tiếp nhận, mô phỏng, làm sống lại
H2 MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC THÀNH TỐ TRONG
CẤU TRÚC CỦA VĂN HÓA
1.2.3 Di sản văn hoá phi vật thể
1.2.3.1 Khái niệm Di sản văn hóa phi vật thể
Trong Luật Di sản văn hóa được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/6/2001, di sản văn hóa phi vật thể đã được
nhìn nhận là: “Di sản văn hóa quy định tại luật này bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch
Trang 2620
sử, văn hóa và khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” Điều 4, khoản 1 trong điều luật này định nghĩa: “Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về văn hóa truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác”
Tính từ Công ước Di sản thế giới (Paris, 1972) trở về trước, trong nhận
thức về di sản văn hóa của nhân loại, UNESCO mới quan tâm đến các di sản khảo cổ, kiến trúc, địa danh văn hóa và tự nhiên trong danh mục Di sản thế giới Di sản văn hóa phi vật thể vẫn chưa được đề cập đến với tư cách như là những di sản của nhân loại Năm 1989, với một nhận thức hoàn toàn khác hẳn,
đa diện hơn, nhiều chiều hơn, UNESCO đã xây dựng văn bản quốc tế bảo vệ
di sản văn hóa truyền miệng và vô hình của nhân loại; bảo vệ văn hóa truyền thống và văn hóa dân gian
Tuyên bố về kiệt tác di sản truyền miệng và vô hình của nhân loại
được thông qua tại Paris năm 1989 đã định nghĩa:
“Di sản văn hóa phi vật thể (Intangible Cultural Heritage) là toàn
bộ những sáng tạo dựa trên cơ sở truyền thống của một cộng đồng văn hóa, được thể hiện bởi một nhóm hoặc cá nhân và được công nhận là phản ảnh những mong muốn của một cộng đồng tới mức mà chúng phản ánh được bản sắc văn hóa và xã hội của cộng đồng đó; những tiêu chuẩn
và giá trị của những sáng tạo này được truyền miệng bằng cách mô phỏng hay bằng các hình thức khác Trong số những hình thức sáng tạo, hình thức của dạng sáng tạo này bao gồm ngôn ngữ, văn học, âm nhạc, điệu múa, trò chơi, thần thoại, lễ nghi, phong tục, đồ thủ công, kiến trúc và các
Trang 271.2.3.2 Đặc điểm của Di sản văn hóa phi vật thể
Không phải mọi thứ do con người sáng tạo ra và được di truyền lại đều
có thể trở thành di sản văn hoá Cần phải có những tiêu chí nhất định để phân biệt nó với những vật phẩm thông thường và khẳng định nó là những vật phẩm mang “tính văn hóa”- di sản văn hoá Vì thế, phải xác định những tiêu chí đặc trưng cho di sản văn hoá xuất phát từ những đặc trưng cơ bản của văn hoá
Như đã phân tích ở trên, di sản văn hoá phi vật thể cũng là một bộ phận của di sản văn hoá nói chung cho nên di sản văn hoá phi vật thể cũng mang những đặc trưng của di sản văn hoá nhưng giữa nó với di sản văn hoá vật thể
có những dị biệt riêng (do bị chi phối bởi tính hữu thể hay vô thể của nó)
Vậy, di sản văn hoá phi vật thể có những đặc trưng ổn định sau đây:
* TÍNH BỀN VỮNG
“Văn hoá là cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả” (1)
Không chỉ có di sản văn hóa phi vật thể, tất cả những gì thuộc về văn hóa đều chứa đựng đặc trưng này Giá trị bền vững của các di sản văn hóa phi vật thể thể hiện ở chỗ các di sản ấy tồn tại một cách ổn định, vững chãi trong lòng xã hội đã sản sinh ra nó Nói theo cách khác, các giá trị văn hóa phi vật thể thường hằn sâu vào tiềm thức con người, như một phần của sự sống, sự suy nghĩ, sáng tạo, cách nhìn và cách cảm về thế giới của con người
(1) Edouard Herriot
Trang 2822
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là một ví dụ điển hình của tính ổn định bền vững Trong tâm thức các dân tộc Tây Nguyên, tiếng cồng chiêng ăn sâu vào đầu óc họ từ khi còn tấm bé, từ khi còn là đứa trẻ mới
chào đời- “Hầu như mỗi sinh hoạt đều gắn với nét nhạc Lúc đứa trẻ mới lọt lòng thì già làng sử dụng cái cồng xưa cổ nhất đến bên giường để đánh lên những âm thanh đầu tiên lọt vào tai đứa bé, khẳng định nó là một phần của cộng đồng Khi đứa trẻ lớn lên một giai đoạn của đời sống, từ việc đồng áng cho đến những buổi gặp gỡ nam nữ, khi đón khách, lên nhà mới, hay tang lễ đều không thể thiếu tiếng cồng chiêng Tiếng cồng chiêng hòa nhịp âm vang gợi cho người nghe như thấy được cả không gian săn bắn, không gian làm rẫy, không gian lễ hội của người nơi đây Không chỉ có vậy, tiếng cồng chiêng còn đem đến đời sống của người Tây Nguyên sự lãng mạn Đó chính
là nguồn gốc của những áng sử thi, thơ ca đi vào lòng người…” (1)
Tính lịch sử của các di sản văn hóa phi vật thể minh chứng cho bề dày, chiều sâu văn hóa của chúng- cái mà Trần Ngọc Thêm gọi là truyền thống văn hóa (Truyền thống văn hóa là những giá trị tương đối ổn định được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian và thời gian, được đúc kết thành những khuôn mẫu xã hội và cố định dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận ) Khi UNESCO công nhận Không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên của Việt Nam là kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại thì cũng có nghĩa là UNESCO đã thừa nhận giá trị của
nó Cồng chiêng Tây Nguyên là nơi chứa đựng những giá trị kiệt tác của nhân
loại Giá trị văn hóa của cồng chiêng ở Việt Nam có vị thế đặc biệt nổi bật trong hệ nhạc khí cổ truyền ở bởi nó bắt nguồn từ sự tổng hoà các giá trị văn
hóa đa dạng như: “Giá trị biểu thị đặc trưng và bản sắc văn hóa vùng; Giá trị biểu thị đặc trưng văn hóa tộc người hoặc nhóm tộc người; Giá trị phản ánh
đa chiều; Giá trị nghệ thuật; Giá trị sử dụng đa dạng; Giá trị vật chất; Giá trị
(1) Thanh Xuân- Không gian Văn hóa Cồng chiêng- Báo Công nghiệp Việt Nam- 2/2006
Trang 29Nghệ thuật biểu diễn Nhật Bản bắt đầu xuất hiện vào thời kì Nara (710- 794), khi môn tạp kĩ (Sangaku) của Trung Quốc du nhập vào hòn đảo này Sangaku bao gồm các môn như xiếc, ảo thuật, múa rối, ca vũ, hoà nhập với nghệ thuật cổ truyền bản địa và các điệu múa nghi lễ của Thần đạo (một trong hai tôn giáo chính ở Nhật Bản) hình thành nên một dòng nghệ thuật biểu diễn trên sân khấu mới mang tên Sarugaku, bao gồm Noh (người Việt Nam quen gọi là kịch mặt nạ)- nhạc kịch chính thống, Kyogen- hài kịch, Bunraku- múa rối và cuối cùng là Kabuki, cũng là một dòng kịch chính thống khác
Noh- kịch mặt nạ là loại hình sân khấu lâu đời nhất trên thế giới Chủ đề chính của kịch
Noh thường về những hồn ma, kiếp sau, sự phù du của cuộc sống Các động tác của nhân vật trong kịch Noh thường mang hình thức hồi tưởng từ ký ức của nhân vật và biểu hiện rất nhiều khía cạnh của cảm giác.Thế nhưng, ấn tượng lớn lao nhất mà kịch Noh để lại trong lòng những người mới lần đầu được thưởng thức bộ môn này là những chiếc mặt nạ muôn hình vạn trạng, mô tả đầy đủ các trạng thái cảm xúc của nhân vật Bản thân chiếc mặt nạ kịch Noh cũng đã được coi là một thứ nghệ thuật riêng biệt và trở thành món đồ sưu tập quý hiếm đối với rất nhiều người Ngôn ngữ trong lời thoại kịch Noh thường là một thứ ngôn ngữ cổ xưa nhất, hầu như rất khó hiểu với khán giả ngày nay, thậm chí cả những học giả uyên bác nhất cũng cần có một cuốn kịch bản trong tay để theo dõi vở kịch Âm nhạc được sử dụng trong kịch Noh cũng rất độc đáo- là sự phối ghép giữa một dàn đồng ca (jiutai) và dàn nhạc chơi 4 loại nhạc cụ cơ bản: sáo (fue), trống đeo vai (kotsuzumi), trống cơm (otsuzumi) và trống lớn (taiko) Không hề có người chỉ huy dàn nhạc, các nhạc công
tự động đưa âm nhạc vào vở diễn bằng cách lắng nghe lời thoại và "đọc" bầu không khí trên sân khấu Ban đầu, kịch Noh chỉ là trò tiêu khiển trình diễn ở các sân đền, miếu cho dân chúng xem nhưng sau này, giới quý tộc đã coi nó như thể loại nghệ thuật cao cấp dành riêng cho họ và đến thời Mạc Phủ Tokugawa (1542) thì chỉ còn tầng lớp sammurai mới
(1) Ngọc Lan, Cồng chiêng Tây Nguyên, http://www.cpv.org.vn , 11/1/2006
Trang 3024
được xem kịch Noh Sau hơn 500 năm suy tàn, đến đầu thế kỉ 20 kịch Noh đã được khôi phục lại Một chương trình kịch Noh truyền thống ngày nay sẽ bao gồm một vở kịch Noh
và 3 vở Kyogen xen kẽ
Kyogen là hài kịch, ra đời như để mang lại sự cân bằng với vẻ nghiêm trang, đạo mạo của
Noh Nếu Noh thiên về âm nhạc thì Kyogen chủ yếu sử dụng lời thoại Các vở Kyogen thường ngắn và có không quá 3 nhân vật Nghĩa của từ Kyogen là cuồng ngôn và nội dung của nó thường bộc lộ khá nhiều khía cạnh phức tạp trong tính cách của người Nhật Nhân vật chính trong mỗi vở Kyogen là những người bình thường trong xã hội, trong đó có rất nhiều vở được dựng với nội dung người hầu và lãnh chúa (dễ làm chúng ta liên tưởng tới hình tượng Edop, tác giả của bộ truyện Ngụ ngôn Edop nổi tiếng) Ngoài ra, đó là những ông chồng lười, những bà vợ lắm mồm, những chàng samurai ngờ nghệch Không như kịch Noh, Kyogen rất dễ hiểu vì nó phản ánh cuộc sống thường nhật và sử dụng thứ ngôn ngữ bình dân, gần gũi nhất Mặc dù thường được biểu diễn ở chùa chiền cho tầng lớp quý tộc thưởng thức, cũng không thiếu những vở Kyogen được dựng nên để châm chọc Phật giáo và giới tăng lữ Có thể nói, Noh và Kyogen là hai người bạn đồng hành không thể tách rời, như mặt trăng và mặt trời, như ngày và đêm vậy
Bunraku là nghệ thuật kịch rối và có nguồn gốc từ Osaka Nó ra đời vào thế kỉ 16, là sự
kết hợp của 3 yếu tố: người kể chuyện, người chơi đàn shamishen (một loại đàn cổ truyền của Nhật, gần giống đàn nguyệt của Việt Nam) và người điều khiển con rối Sự khác biệt của Bunraku so với tất cả các loại hình múa rối khác trên thế giới là người điều khiển con rối có thể hiện diện ngay trên sân khấu Thế nhưng, khi vở diễn bắt đầu, sẽ chẳng còn khán giả nào để ý đến họ nữa Ngày nay, Bunraku vẫn còn được hâm mộ ở Nhật Bản và gần như ngày nào các đài truyền hình cũng dành ít nhiều thời gian để phát các vở diễn Bunraku cho khán giả
Kabuki- những vở nhạc kịch hoành tráng, ra đời từ những năm 1600 vào thời kì Edo,
cùng khoảng thời gian người Anh tiến hành chế độ thực dân tại châu Mỹ, lịch sử của kịch Kabuki cũng dài và đa dạng như lịch sử của nước Mỹ vậy Kabuki được sáng lập bởi 1 người con gái đồng trinh ở đền thờ Izumo, tên là Okuni Từ Kabuki được ghép bởi 3 kí tự bao gồm hát, múa và sự khéo léo (ca vũ kỹ) Những buổi biểu diễn Kabuki đầu tiên của Okuni được diễn ra trên dòng sông cạn ở cố đô Kyoto, chúng đã để lại ấn tượng sâu sắc và quy mô ngày càng được mở rộng hơn Kabuki vào thời kì đó khác xa so với bây giờ Đó chủ yếu là những điệu nhảy do các cô gái ăn mặc hở hang biểu diễn, trái với luân lí xã hội thời bấy giờ (tuy nhiên, nó vẫn được chấp nhận bởi không ít người Nhật cho rằng đè nén sự hưởng thụ lạc thú là điều phi tự nhiên) Cũng vì thế mà đã có lúc Kabuki bị cấm biểu diễn trên sân khấu trong một thời gian dài Nhưng chính điều này đã tạo nên 1 bước ngoặt lớn, đưa Kabuki vào con đường đích thực của nghệ thuật sân khấu Kể từ đó, các nam diễn viên bắt đầu xuất hiện rồi dần dần thay thế vai trò của nữ giới Họ cải trang và diễn luôn các vai
Trang 3125
diễn của nữ Cuối cùng, Kabuki đã trở thành lãnh địa dành riêng cho đàn ông Cuối thế kỷ
17 là thời kỳ Genroku- kỷ nguyên văn hóa phục hưng của người dân thành thị Nhật Bản Kịch Kabuki cũng chịu rất nhiều ảnh hưởng từ sự phục hưng này và có những bước phát triển mạnh mẽ cả về nội dung lẫn hình thức Các diễn viên thời kì này được phân cấp rõ ràng và cấp bậc này xác định kiểu tính cách nhân vật mà họ thể hiện trong từng tháng Nghĩa là nam diễn viên cấp cao nhất thì sẽ đóng vai chính trong vở kịch tháng đó, bên cạnh một nữ diễn viên nổi tiếng Tiếp đến là những nhân vật nữ trẻ, hay những nhân vật phản diện và những diễn viên hài Hai dạng nhân điển hình của nam giới thời kì Edo này (hay là Tokyo bây giờ) là những nguời có một sức khoẻ phi thường, được so sánh với những vị thần và những người thô lỗ cục cằn Kabuki thời này thịnh hành với những ngôn từ khoa trương, phóng đại Ichikawa Danjuro, một nam diễn viên rất nổi tiếng đã tạo ra một loại hình hoá trang mới, dùng màu đỏ màu xanh và màu đen mà trước đây chưa hề có Đồng thời ông cũng tạo ra những tư thế đứng cho diễn viên mà mỗi tư thế thể hiện một trạng thái tình cảm khác nhau của nhân vật Điều này đã làm cho tính kịch của Kabuki rõ nét hơn so với thời kì trước Nội dung các vở kịch Kabuki thường là các cuộc chiến đấu giữa những người có sức mạnh phi thường chống lại cái ác, tái hiện lại cuộc đấu tranh giữa dân thường chống lại Samurai- tầng lớp nắm quyền lực và thống trị xã hội lúc bấy giờ Thế nhưng ở Osaka và Kyoto, người ta lại thích xem những vở kịch mang phong cách nhẹ nhàng nói về tình yêu nam nữ, với một phong cách diễn xuất và nội dung hoàn toàn khác ở Tokyo Đó là câu chuyện tình của các chàng trai con đám thợ máy giàu có đem lòng yêu những cô ca kỹ xinh đẹp Thời kì này nghệ thuật cải trang thành nữ của các diễn viên đã lên tới đỉnh cao nhờ có diễn viên Yoshizawa Ayame Và hơn nữa, nó cũng là thời kì đánh dấu sự phát triển mang tính ảnh hưởng lẫn nhau của 2 loại hình nghệ thuật, là Kabuki và Bunraku Đầu thế
kỉ 18, sự phát triển Bunraku- loại hình múa rối- đã làm cho sự hâm mộ của mọi người đối với Kabuki bị giảm sút Có nguời đã cho rằng đây là thời kì không có Kabuki Các nghệ sĩ Kabuki buộc phải thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh, đó là có lồng thêm một chút nghệ thuật múa rối theo một cách riêng vào các vở diễn của mình Cuối thế kỉ XVIII, trung tâm văn hoá của Nhật Bản được chuyển từ Osaka và Kyoto về Edo (Tokyo ngày nay) Hậu quả của việc này đã dẫn đến sự thay đổi hoàn toàn về phong cách của các vai diễn nữ Sự mạnh
mẽ thay thế hoàn toàn sự nhu mì, dịu dàng Thay đổi đó đã khiến cho số lượng khán giả tăng lên vào đầu thế kỉ 19 Vào năm 1868 cùng với việc mở rộng nước Nhật về phía Tây, Kabuki và các loại hình nghệ thuật khác cũng bị ảnh hưởng Các diễn viên nổi tiếng như Ichigawa Danjuro IX đều cố gắng hết sức mình để mở rộng sự phổ biến của Kabuki đến những người dân bình thường bởi trước đây, Kabuki chỉ hầu như dành riêng cho tầng lớp
võ sĩ và quý tộc Còn 1 số diễn viên khác như Onoe Kikugoro V thì lại cố gắng thổi vào phong cách diễn cũ một luồng khí mới Điểm mốc đánh dấu sự thành công của họ sau rất nhiều cố gắng là buổi biểu diễn trước sự hiện diện của Minh Trị Thiên hoàng Mặc dù
Trang 3226
Kabuki vẫn được duy trì và tồn tại nhưng đã phải chịu những tổn thất không nhỏ trước sự
ra đi của vô số diễn viên nổi tiếng trong Đệ nhị thế chiến, thêm nữa, lại có thêm những đối thủ nguy hiểm khác là như truyền hình và điện ảnh, chưa kể đến sự xâm thực của các làn sóng văn hoá ngoại lai Hiện nay, ở Nhật, những người trẻ tuổi chưa được tận mắt xem Kabuki chiếm khoảng 70%, đơn giản bởi do nội dung và cách dùng câu chữ, từ ngữ quá cổ điển Kabuki chỉ còn công diễn để phục vụ người già và du khách nước ngoài, những người thật sự muốn đi sâu tìm hiểu nền văn hoá huyền bí của con cháu Thái dương thần nữ (1)
Các loại hình nghệ thuật trên đều là những nét văn hoá đặc trưng truyền thống mà mỗi khi nhắc tới văn hoá Nhật Bản chúng ta không thể không kể tới
sự góp mặt của nó Đó là biểu hiện sâu sắc và rõ rệt nhật một tinh hoa của di sản văn hóa phi vật thể mà Nhật Bản đem lại cho nhân loại Di sản văn hóa quý giá này có trường tồn cùng sự tiến bộ và đi lên vượt bậc của Nhật Bản ngày nay được không? Câu trả lời phụ thuộc vào cách mà người Nhật bảo tồn
và gìn giữ những giá trị văn hóa quý giá đó, cũng giống như trách nhiệm của chúng ta bảo tồn và gìn giữ những di sản văn hóa phi vật thể của riêng mình
* TÍNH DÂN TỘC VÀ THỜI ĐẠI
Nói rằng Văn hóa phi vật thể biểu hiện sâu sắc văn hoá tinh thần dân tộc
là chúng ta quan tâm trước hết đến qui luật phát triển của nó, quy luật phản ánh bản chất trong sáng và tính bất diệt của tâm hồn nhân dân Điều này cũng từng
được Ăngen chỉ ra khi nói về Những ca khúc cổ dân gian Ai-rơ-len- “Tên tuổi của họ mất đi, những trường ca của họ chỉ còn lại những đoạn ngắn; cái di sản đẹp đẽ nhất mà họ còn để lại cho dân tộc họ, dân tộc bị nô dịch nhưng không khuất phục, đó là các ca khúc của họ”(2) Tác giả của những bài ca này là những ca sĩ dân gian Mặc dù không cực đoan vấn đề đấu tranh giai cấp, đặc biệt trong hoàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam có những đặc thù thì cuộc đấu tranh của nhân dân lao động bao giờ cũng gắn liền với việc bảo vệ các giá trị
Trang 3327
dân tộc Đó là ngôn ngữ, là điệu thức tâm hồn Việt Nam trước mọi nguy cơ bị tàn phá Việc đi cùng con đường nhân dân của giai cấp phong kiến Việt Nam
đã có thể tạo nên những trang đẹp đẽ, hào hùng nhất của lịch sử
Văn hóa phi vật thể là điển hình và đặc trưng của tâm lý, cốt cách dân tộc Nếu như “Ai Cập là tặng vật của sông Nil” thì nghĩ đến Ấn Độ, không thể quên sông Hằng; cũng như nền văn minh Trung Hoa với Trường Giang, Hoàng Hà; nền văn minh Lưỡng Hà và hai sông Tigrơ và Ơfrat Sông Hồng gắn với nền văn minh lúa nước của người Việt cổ- văn minh sông Hồng Nếu xem xét trên khía cạnh ở của người Việt thì có thể thấy rằng: trong xã hội Việt Nam cổ truyền, do bản chất nông nghiệp, cuộc sống gắn bó với những dòng sông cho nên con người ít có nhu cầu dịch chuyển Nhiều cụ già ở nông thôn cả đời có khi không hề bước ra khỏi luỹ tre làng Tư tưởng của người Việt Nam bởi thế mang tính tập thể và cộng đồng rất cao do được gắn kết bởi
tinh thần làng xã- “làng trên xóm dưới”, “bán anh em xa mua láng giềng gần”, “đi buôn có bạn, đi bán có phường”… Trong cách ở, do có lối sống
định cư nên ngôi nhà có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lối sống người
Việt- “an cư lạc nghiệp” Ngôi nhà trong suy nghĩ của người Việt thường
đồng nhất với khái niệm gia đình (“mái ấm” được hiểu với ý nghĩa là gia đình) Cách ở của người Việt chi phối và ảnh hưởng cực lớn đến tư tưởng, quan niệm của con người Việt Nam, tạo nên cái mà nhiều người vẫn gọi là
“bản sắc” là vì thế Và những bản sắc giúp “định nghĩa” chất Việt Nam ấy cũng chính là những di sản văn hoá phi vật thể của người Việt
Có người ví von rất lý thú rằng, nền văn hóa của nhân loại giống như một dàn nhạc, ở đó mỗi dân tộc là một nhạc cụ với nét âm sắc riêng, cùng hòa chung một bản hợp xướng Tất nhiên, cái làm nên sự độc đáo của mỗi “nhạc cụ” ấy không có gì khác là tính dân tộc của mỗi nền văn hóa Và nói đến tính dân tộc là nói đến những yếu tố thuộc về “bản lai diện mục” xuyên suốt truyền kỳ lịch sử
Trang 3428
Tính dân tộc của văn hóa, nghệ thuật cũng là một nội dung trong di sản
tư tưởng Hồ Chí Minh cần được tìm hiểu và nghiên cứu Cuốn sách Tư tưởng
Hồ Chí Minh về tính dân tộc của văn hóa nghệ thuật của TS Lê Hữu Ái
vừa được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành đã đề cập đến vấn đề này một cách hệ thống và toàn diện Tính dân tộc của văn hóa, nghệ thuật là sự kết tinh của những hệ thống giá trị, là các thước đo giá trị của mỗi dân tộc đã được hình thành lâu đời trong các cộng đồng lịch sử Tính dân tộc của văn hóa, nghệ thuật thường gắn với hệ thống tình cảm, các khát vọng, các biểu tượng, các hệ thống giá trị, phong tục, tập quán và triết lý sống của một cộng đồng được biểu hiện thông qua phương thức nghệ thuật Mỗi dân tộc đều có những cách thức sáng tác, lưu giữ, truyền đạt, cảm thụ và phát triển văn hóa, nghệ thuật riêng Nó là một cơ chế vận hành nội sinh nhằm thỏa mãn các nhu cầu lao động, giao tiếp, tồn tại và phát triển của dân tộc
Với dân tộc Việt Nam, các sáng tác văn hóa phi vật thể như âm nhạc, văn thơ, múa… luôn đem đến những niềm rung cảm lạ lùng mà lại vô cùng gần gũi Điều đó không chỉ vì các sáng tác ấy là một nghệ thuật hết sức hồn nhiên trong sáng Dường như con người của tất cả mọi thời đại đều có thể soi vào và phát hiện thấy những khía cạnh tinh tế nhất của tâm hồn mình trong
đó Từ buổi bình minh của lịch sử, trải qua những kỷ nguyên dài của cuộc đấu tranh sinh tồn, phát triển, đấu tranh bảo vệ giống nòi, người Việt Nam có quyền tự hào về những di sản tinh thần độc đáo của mình Những giá trị văn hóa phi vật thể như quan họ, ca trù, nhã nhạc, cồng chiêng Tây Nguyên, thơ
ca dân gian… như một nguồn sống trong lành, vô tận nuôi dưỡng và hun đúc nên những gì cao quí nhất trong bản sắc Việt Nam
* MANG GIÁ TRỊ NHÂN VĂN ĐIỂN HÌNH
“Những gì thuộc về con người đều không xa lạ với tôi”.(1)
(1) K Marx
Trang 3529
Văn hóa- đó là cái chỉ riêng con người mới có, chỉ thuộc về con người Giá trị nhân văn, nhân bản là đặc tính hiển nhiên vốn có của bất cứ sản phẩm văn hóa nào bởi sự tồn tại của chúng cũng là vì con người, cho con người Nhân bản, nhân văn được hiểu là sự gắn bó với con người, tôn vinh con người, đề cao giá trị con người, trân trọng con người và thể hiện được khát vọng của con người Giá trị nhân văn tạo nên khả năng giao lưu, truyền cảm
và tôn trọng giữa các dân tộc
Giá trị nhân văn, nhân bản của các di sản văn hóa phi vật thể là một
trong những điểm làm nên bản sắc và cốt cách của văn hóa Việt Nam “Chủ nghĩa nhân đạo bao trùm đời sống xã hội từ quá khứ đến hiện tại, trong nguyên tắc đạo lý và ứng xử cho đến đời sống tâm linh của người Việt Nam…” (1)
Trong các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã được và
đang được đề cử lên UNESCO công nhận là di sản văn hóa nhân loại, dễ dàng
có thể nhận ra tính nhân văn trong đó
Đi từ nội dung đến hình thức thể hiện, từ quá khứ đến hiện tại, rối nước Việt Nam mang âm hưởng và màu sắc cơ bản của văn hóa làng quê Việt Nam Múa rối nước là một sáng tạo độc đáo của cư dân vùng châu thổ sông Hồng, được manh nha từ công cuộc chế ngự, cải tạo nước Yếu tố độc đáo của rối nước là sử dụng mặt nước làm sân khấu để con rối diễn trò, đóng kịch Chất Việt còn toát lên từ chính những con rối được bàn tay các nghệ nhân chạm khắc, tô điểm, từ chính tích rối, vở rối, từ động tác đến cử
chỉ, từ lời ăn tiếng nói mà người diễn viên lồng vào vở diễn Buồng trò rối
nước (nhà rối hay thủy đình), được dựng lên giữa ao, hồ với kiến trúc cân đối tượng trưng cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam Tất cả buồng trò, sân khấu cùng trang bị cờ, quạt, voi, lọng, cổng hàng mã đúng là một đình làng thu nhỏ lại với những mái uốn cong lung linh phản chiếu trên mặt nước Các nhân vật của rối nước giản dị, trong sáng và mang đậm nét tính cách, tâm hồn Việt Nhắc Ước vọng của con người trên khắp thế gian từ
(1) Hà Minh Đức- Một nền văn hóa văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc, tr 36, NXB Khoa học Xã hội, 2005
Trang 3630
ngàn đời vốn là ước vọng về sự giao hòa và chế ngự thiên nhiên Rối nước
là một minh chứng sống động cho khát vọng tự nhiên về thanh bình, no ấm
và yên vui của người xứ Bắc, là sự ra đời của rối nước “Nơi nào có một chú Tễu cười he he mà làm cả lòng người xao động Nơi nào có sân khấu thủy đình mà những làn điệu của chiếng chèo Đoài nổi tiếng lại ăn “ngọt” vào đời sống, thân phận của các nhân vật rối đến vậy…” (1)
Đây là nghệ
thuật của người nông dân vừa gần gũi lại vừa linh thiêng, cũng chính là biểu tượng cho mơ ước của cộng đồng người Việt Các tiết mục rối nước thể hiện rõ nét những cảnh sinh hoạt bình thường về đời sống, tập tục của người nông dân Việt Nam Con rối nước chính là sản phẩm của nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian, vừa giàu tính hiện thực, vừa mộc mạc, đằm thắm, trữ tình
Giá trị nhân văn của sử thi Tây Nguyên lại nằm ở chính nguyên nhân tồn tại của nó Các áng sử thi của đồng bào Tây Nguyên đầy rẫy tư duy huyền thoại và óc tưởng tượng chất phác nhưng đầy chất lãng mạn, phản ánh lịch sử
và không hiếm khi dựng nên được những bức tranh xã hội hoành tráng Tuy nhiên, những giá trị của các áng sử thi không dừng lại ở đó mà là giá trị ở chỗ qua sự nghiệp của các vị thần linh và các vị anh hùng thể hiện được phẩm chất của nhân dân lao động, với tính cách hồn nhiên chất phác, với đầu óc thông minh, năng động, với sự gắn bó cùng nhau trong cộng đồng Sử thi phản ánh sâu sắc mọi khía cạnh của đời sống Tây Nguyên, từ con người cho đến thiên nhiên, đến những đấng tối cao Đó không chỉ là môi trường sản sinh
mà còn tạo nên sự trường tồn, làm cho sử thi có một sức sống mãnh liệt để truyền lại cho đời sau Ở một khía cạnh nào đó, nó phản ánh rõ nét xã hội Tây Nguyên thời cổ xưa Giá trị nhân văn của sử thi nằm ở chính nguyện vọng và ước mơ của con người Tây Nguyên gửi gắm trong những áng sử thi hùng tráng và những vị thần linh trong huyền thoại cũng đều sống một cuộc sống như con người
(1) Lê Mỹ Ý, Rối nước- sự tồn tại kì diệu của tự nhiên, tạp chí Tia sáng, 23/3/2006
Trang 3731
* HƯỚNG TỚI CÁI ĐẸP VÀ VÌ TỒN TẠI VÌ CÁI ĐẸP
“Con người sáng tạo theo quy luật của cái đẹp”(1)
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tính dân tộc và tính nhân dân gắn liền với
nhau trong nền văn hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, và tính dân tộc ở
đây được gắn với định hướng của giai cấp vô sản Tính dân tộc trong quan
niệm của Người cũng bắt gặp tính quốc tế ở các giá trị Chân- Thiện-Mỹ, “ở
sự thành thật và lòng tin”, ở sự “chung một lý tưởng triết học” và “theo một
đạo đức chung” Bản sắc dân tộc, tính dân tộc của văn hóa, nghệ thuật là cái
gốc của tính nhân loại, các giá trị nhân loại là đích vươn tới của các hoạt động
văn hóa của mỗi dân tộc Tuy nhiên, tính dân tộc đặc sắc và điển hình của tất
cả các nền văn hóa khác nhau lại cùng gặp nhau trên cùng một con đường đến
một mục đích chung là CÁI ĐẸP
Nói văn hóa là nói tới con người, nói tới việc phát huy "những năng lực
bản chất" của con người nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội Cơ sở
của mọi hoạt động văn hóa là khát vọng hướng tới cái Chân- Thiện- Mỹ như là
chuẩn mực để đánh giá các thành tựu của sự phát triển văn hóa nhân loại, là
cái khung cơ bản, phổ biến trong các thang bậc giá trị Bản chất con người là
biết hoạt động "theo quy luật của cái đẹp" Quy luật của cái đẹp theo quan
điểm của các nhà duy vật cổ đại, đó là "quy luật của sự hài hòa" được thể hiện
ra một cách khác nhau trong quá trình phát triển cụ thể Chính vì thế, sự thay
đổi hệ thống các chuẩn mực đánh giá giá trị là sự thay đổi hoàn toàn phù hợp
quy luật Cái gốc (chuẩn mực) của sự đánh giá giá trị văn hóa, dù được trình
bày dưới các phạm trù nào, hay dưới hình thức nào, thì nó vẫn phải được xác
định bởi sự phù hợp của nó với những mục đích vì con người, nhằm phát triển
con người và vì tiến bộ xã hội trong mỗi một giai đoạn và vì tiến bộ xã hội
trong mỗi một giai đoạn phát triển lịch sử cụ thể” (2)
Trang 3832
Những di sản âm nhạc dân tộc tinh hoa như Nhã nhạc cung đình, Ca trù đều có một đời sống lịch sử lâu dài, có ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống tinh thần của người dân Và bản thân tính chất nghệ thuật của chúng có khả năng chinh phục khán giả có trình độ thẩm mĩ cao Những loại hình nghệ thuật này nhất thiết phải bảo tồn, và phải bảo tồn một cách cẩn thận nhất Cho
dù những di sản âm nhạc này không còn phù hợp với nhịp sống của thời hiện đại, không sống trong thời hoàng kim như xưa, tức là chúng có thể chỉ là vang bóng, nhưng công chúng ngày nay cũng không thể phủ nhận phần tinh chất giá trị của chúng Trong ý thức, tâm thức của con người, chúng vẫn tồn tại như một biểu tượng của sự hoàn mỹ Văn hóa cổ truyền hoàn toàn có thể làm mới để phù hợp với cuộc sống hiện đại Chúng vẫn có thể hòa nhập được vào dòng chảy hiện đại khi chúng ta biết giữ lấy tinh hoa của nghệ thuật và cải tạo không gian văn hóa
2 DI SẢN VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP TOÀN CẦU 2.1 Hội nhập- xu thế tác động mọi mặt của đời sống xã hội
Cả nhân loại đang sống trong một thời kì bùng nổ về công nghệ thông tin và truyền thông- thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ khổng lồ trên phạm vi toàn thế giới Nói cách khác, do những thành tựu tiến
bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật, do sự va đập, cọ xát trong giao lưu và hội nhập của từng khu vực cũng như trong phạm vi toàn cầu, cả thế giới đang sống trong thời kì của một nền văn minh trí tuệ, nền văn minh công nghệ cao Trong xu thế chung đó, không một quốc gia nào, không một dân tộc nào muốn đất nước mình, quốc gia mình bị tụt hậu Để "bằng anh bằng em", mỗi quốc gia đều tìm ra cho mình những con đường riêng, những cách làm riêng
để theo kịp bước tiến chung trong thời đại mới
Không phải cho đến thời điểm này, vấn đề tất yếu sẽ xảy ra toàn cầu hóa
mới được nhìn nhận Nhà báo Robert.J Samuelson đã gọi toàn cầu hóa là "cách
Trang 39Tuy nhiên, điều cần nhấn mạnh là ở chỗ, cơ hội mà toàn cầu hóa đem lại cho các nước khác nhau, các dân tộc khác nhau không phải lúc nào cũng như nhau Xét một cách đại thể, các nước phát triển hơn về kinh tế, giàu có hơn sẽ được chia sẻ cơ hội nhiều hơn các nước nghèo Điều đó cũng có nghĩa là, toàn cầu hóa sẽ đem lại cho các nước nghèo, đang phát triển nhiều thách thức hơn so với cơ hội
* Về kinh tế- xã hội
Nói đến quá trình toàn cầu hóa, trước hết phải nói đến toàn cầu hóa về kinh tế, toàn cầu hóa kinh tế là cơ sở của quá trình toàn cầu hóa nói chung
Ngay từ năm 1994, nhiều nhà kinh tế cũng như lãnh đạo của Việt Nam
đã nói đến nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế Để tránh nguy cơ đó, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá và
(1) Robert.J Samuelson, The International Heral Tribune, 1/2000
(1) Robert.J Samuelson, The International Heral Tribune, 1/2000
Trang 40Do đó, nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế là nguy cơ thực tế Bản thân nguy cơ này có bị loại trừ hay không, điều đó phụ thuộc vào sự thành công của công
cuộc đổi mới và sự chuẩn bị các nguồn lực cho quá trình hội nhập
* Về văn hóa
Hội nhập toàn cầu, hay còn gọi là toàn cầu hóa chi phối, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó tất yếu có văn hóa Tuy nhiên, với hạt nhân cơ bản là bản sắc dân tộc, văn hóa vận động theo một quy luật riêng Tại
hội thảo Văn hóa trong toàn cầu hóa, PGS.TS Nguyễn Văn Khánh khẳng
định: "Tiếp biến văn hóa không chỉ đơn thuần là sự giao hoà một cách tự nhiên giữa các nền văn hóa mà còn tiềm ẩn khuynh hướng “xung đột”, áp đặt, thậm chí là nô dịch văn hoá"(1)
Như vậy, toàn cầu hoá, trong khi làm xuất hiện sự tích hợp và thống nhất văn hoá trên phạm vi toàn cầu, thì đồng thời cũng kéo theo sự tự thích ứng của
(1) Nguyễn Văn Khánh, bài phát biểu Văn hóa trong toàn cầu hóa, kiến tạo sự đa dạng văn hóa và liệu pháp
tâm lý đối với nhóm xã hội yếu thế, Hội thảo “Văn hóa trong toàn cầu hóa”, ĐHKHXH&NV, 7/2007