Mấy nhận xét về nội dung:

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hà Nội (Trang 112)

C. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƢ UÝ KHI TUYÊN TRUYỀN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN

1.Mấy nhận xét về nội dung:

Khi tiến hành khảo sát báo viết về vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nói chung và của Hà Nội nói riêng, chúng tôi có một số nhận xét nhƣ sau:

- Thứ nhất, vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá đƣợc báo chí đề cập một cách thƣờng xuyên, đa dạng, ở nhiều góc độ khác nhau và phù hợp với đặc trƣng riêng của từng loại hình báo chí. Đặc biệt, nó đã bám sát hơi thở cuộc sống thông qua việc phản ánh, phân tích sau vào những hiện tƣợng mang tính thời sự nhƣ việc phát hiện khảo cổ học gây chấn động tại Hoàng Thành, việc thành Cổ Loa bị "xẻ thịt" hay những bức xúc thƣờng nhật trong cuộc sống của những ngƣời dân nơi phố cổ…

- Thứ hai, khi đề cập đến vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá vật thể, dạng bài mang tính phản ánh thực trạng chiếm đa số. Điều này không chỉ phản ánh một bức tranh tối màu về tình trạng bảo tồn di tích ở thủ đô mà còn thể hiện nỗi xót xa của những ngƣời cầm bút trƣớc hiện thực. Đó cũng là hồi chuông dóng diết nhằm thức tỉnh ý thức của ngƣời dân nói chung về giá trị của di sản, đòi hỏi một cách nhìn đúng, hành động đúng để bảo tồn di sản.

- Trong khi đó, khi đề cập đến di sản văn hoá phi vật thể, các tác giả lại đặc biệt quan tâm tới việc ca ngợi giá trị của từng loại hình di sản. Sự khác biệt ở góc nhìn này thể hiện quan điểm chung của báo giới đối với việc sử dụng ngòi bút để tác động đến nhận thức của công chúng, hƣớng dẫn họ hành động theo mong muốn của cơ quan truyền thông. Tại

sao nhƣ vậy? Không giống với di sản văn hóa vật thể có hình hài cụ thể, có thể tác động tới mỗi ngƣời dân một cách "nhãn tiền", di sản văn hóa phi vật thể phần nhiều gắn với những giá trị tinh thần (biểu hiện vật chất của nó thông thƣờng thuộc về di sản văn hóa vật thể), nó nƣơng náu trong tâm hồn của mỗi ngƣời dân. Bởi vậy, muốn ngƣời ta giữ gìn và phát huy nó thì không có cách nào khác hơn là làm cho họ nhận thức đƣợc cái hay, cái đẹp của nó để di sản ấy trƣớc nhất là in sâu vào tâm hồn, sau đó là nhân rộng trong cộng đồng và đƣợc sáng tạo thêm nhiều lần nữa trong dân gian.

Tuy nhiên, vấn đề bảo tồn di sản văn hoá Thăng Long- Hà Nội đƣợc đề cập trên báo chí thời gian qua vẫn còn một số hạn chế nhƣ sau:

- Vẫn còn ít những nội dung đƣợc đi sâu, khai thác và làm rõ đến cùng sự việc, gây đƣợc áp lực với cơ quan quản lý nhằm thay đổi nhận thức hay cải tạo di tích một cách tích cực nhất nhƣ mong đợi của công chúng. Điều này thể hiện sự lúng túng, thiếu chủ động của các tác giả trong việc khai thác mảng đề tài vừa đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng về văn hoá, lịch sử, vừa gắn với bức xúc dân sinh thƣờng nhật này. Số bài viết dài kỳ không nhiều (và thƣờng chỉ dừng lại ở 2-3 kỳ). Việc triển khai mở rộng thành loạt bài: từ tin đến những bài viết dài hơi, gây đƣợc hiệu quả xã hội sâu rộng nhƣ đã từng triển khai với sự kiện phát hiện khảo cổ về Hoàng Thành trên báo chí chỉ mang tính "hiện tƣợng".

- Nhiều nội dung phản ánh bị trùng lặp. Điều này có thể thấy rất rõ cả ở hai mảng đề tài là di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể.

Cụ thể, khi khai thác giá trị tinh thần to lớn của các di sản văn hoá phi vật thể, hầu hết các tác giả đều trùng nhau ở "điểm nhìn". Những bài viết trên các tạp chí nhƣ tạp chí Di sản văn hoá, tạp chí Xƣa và Nay…

thƣờng mang hơi hƣớng… sách vở. Nghĩa là đào sâu vào những giá trị đã đƣợc nhắc đến nhiều, đã thành quen thuộc với độc giả mà không đi tìm những giá trị mới đƣợc công chúng hôm nay phát hiện và nhân rộng trong đời sống thực tế. Trong khi các bài viết trên nhật báo nhƣ Hànộimới, báo Văn hoá… khi khai thác di sản văn hoá phi vật thể Hà Nội lại thƣờng mang tính "thời vụ", chủ yếu vào những dịp lễ tết nên góc nhìn cũng không có nhiều sự khác biệt. Sự đa dạng, phong phú thể hiện thƣờng xuyên và mang tính độc đáo hơn cả là khi các tác giả phát hiện, ghi nhận về những con ngƣời cụ thể đang góp phần gìn giữ và khai thác giá trị di sản văn hoá phi vật thể hôm nay. Đây là điều đáng ghi nhận và nên nhân rộng bởi nó gói ghém trong đó hơi thở đời sống- điều tối cần thiết cho báo chí đồng thời cũng chính là "môi trƣờng sống" của bất cứ một loại hình nào thuộc di sản văn hoá phi vật thể.

Việc khai thác những khía cạnh của di sản văn hoá vật thể cũng gặp phải hiện tƣợng trùng lặp nội dung trên nhiều ấn phẩm báo chí khác nhau. Chẳng hạn với "hiện tƣợng" Hoàng Thành, các bài viết về Hoàng Thành trên cả tạp chí, nhật báo… đều tƣơng đối giống nhau ở các khai thác. Hầu hết đều đi theo hƣớng đƣa tin về phát hiện Hoàng Thành, giới thiệu giá trị Hoàng Thành và những điều còn nghi vấn về lịch sử (nhƣ giới hạn thế nào, kiến trúc ra sao)… sau này là nêu kiến nghị về việc bảo tồn. Nguyên nhân của sự trùng lặp trong cách khai thác này một phần là do áp lực của tính thời sự của một phát hiện lớn đã "quấn phăng" các tác giả trong một dòng thông tin quá lớn khiến hầu hết đều đi theo cách đi truyền thống, chƣa có sự đột phá, thể hiện đƣợc bản sắc riêng của từng tờ báo. Hay với câu chuyện xung quanh phố cổ Hà Nội, công chúng đã gần nhƣ quen với việc nhắc đến phố cổ là thấy sự lộn xộn về kiến trúc, sự tối

tăm của những căn nhà, sự bần cùng trong cuộc sống của những con ngƣời đang ở ngay trái tim thủ đô.

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hà Nội (Trang 112)