THỰC TRẠNG VIỆC BẢO TỒN CÁC DI SẢN VĂN HÓA HÀ NỘ

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hà Nội (Trang 68)

C. PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ LÀ MỘT CHỨC NĂNG QUAN TRỌNG TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ

B. THỰC TRẠNG VIỆC BẢO TỒN CÁC DI SẢN VĂN HÓA HÀ NỘ

NỘI

1. Di sản văn hoá vật thể

Mặc dù chứa trong mình một khối lƣợng di sản văn hoá khổng lồ song do nhiều nguyên nhân, nhiều di sản văn hoá ở Hà Nội đã bị mai một, biến dạng hoặc có nguy cơ biến mất.

GS. Phạm Đức Dƣơng trong nhiều bài viết của mình đã gần nhƣ “kêu” lên rằng: “Một điều bức xúc cần phải bàn: Đó là việc gìn giữ và khai thác các di sản hữu thể. Các di sản văn hoá đang bị lấn chiếm, cắt vụn ra thành nhiều mảnh và dần dần bị bào mòn đến thảm hại” (…). Các di tích lịch sử bị cắt xén lấn chiếm một cách “khiếp đảm”. Nếu ta vào xem Y miếu (vốn nằm trong quần thể di tích Văn Miếu, Võ Miếu, Y Miếu) thì nay lọt thỏm vào giữa một cái chợ xung quanh đủ mọi thứ, bị dân lấn chiếm, cái lối đi chỉ vẻn vẹn còn khoảng 100m2. Một chiến dịch hành quân cấp tốc từ Nam ra Bắc, trận Ngọc Hồi, Đống Đa lừng danh Nguyễn Huệ đánh tan 20 vạn quân Thanh nhƣng Hà Nội còn gì? Một cái gò Đống Đa bị lấn chiếm, ấn tƣợng về trận đánh oai hùng ấy chỉ đƣợc gợi lại hàng năm trong buổi họp mặt đầu xuân- ngày hội Đống Đa diễn ra vài giờ… rồi lãng quên! (Bài "Giữ gìn và khai thác giá trị các di sản văn hoá- Tiếp cận dưới ánh sáng đề cương văn hoá năm 1943, Tạp chí Di sản, số 4/2003).

Sự "cắt xén" ấy cũng đƣợc tác giả Thu Thuỷ kể chi tiết bằng một chuyến thăm thành cổ: "Diện tích 4,9 ha do Bộ Quốc phòng bàn giao cho UBND Thành phố mới chỉ chiếm 1/3 trục thần đạo từ Bắc Môn tới Cột cờ. Những di tích Bắc Môn, Hậu Lâu, điện Kính Thiên, Đoan Môn Cột Cờ vẫn không đƣợc nằm trong một trục thống thất, xuyên suốt mà bị

chia cắt bởi những tòa ngang, dãy dọc của Bộ Quốc Phòng. Những tòa nhà lớn kiên cố phía đƣờng Hoàng Diệu do Pháp xây không thể phá bỏ, nhƣng những tòa nhà mái tôn lớn trong Doanh trại quân đội và trạm 66 xung quanh Bắc Môn thì Nhà nƣớc nên có kế hoạch di dời sớm. Thực sự khi khách du lịch đến thăm một quần thể di tích lịch sử, họ sẽ không thể kiên trì đi vòng quanh 4 con đƣờng nhƣ tôi vừa đi thử và thật bất tiện khi họ đứng trên tầng 2 của Bắc Môn và nhìn ra xung quanh. Họ sẽ không thể tƣởng tƣợng đƣợc thành cổ có quy mô nhƣ thế nào, chạy từ đau đến đâu và các di tích này có liên quan đến nhau nhƣ thế nào. Chỉ còn 6 năm nữa Hà Nội sẽ kỷ niệm 1000 năm. Rõ ràng những sự kiện liên tiếp mấy năm gần đây từ những phát hiện khảo cổ ở đƣờng Hùng Vƣơng, Trần Phú, Đoan Môn, Bắc Môn, Hậu Lâu và đến phát hiện quy mô lớn tại khu vực dự định xây nhà Quốc Hội là một cánh cửa lớn mà lịch sử hé mở cho con cháu đất Hà Thành thế kỷ XXI có cơ hội phục dựng lại khu vực thành cổ thiêng liêng của cha ông, nơi lƣu giữ những chứng tích vật chất quan trọng nhất để chứng minh Hà Nội có 1000 năm tuổi. (Bài Hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Hà Nội: Quy hoạch thành cổ, Bài toán chưa có lời giải, Báo HNM 20/6- 27/6).

Còn nhóm tác giả của báo Hànộimới thì nhận thấy: "Khu vực Hà Nội 36 phố phƣờng với kiến trúc nhà ở dân gian thì hầu nhƣ không còn giữ đƣợc dáng vẻ xƣa. Theo tác giả bài Phố phƣờng Thăng Long Hà Nội trong những thế kỷ XVII, XVIII, XIX (Nguyễn Thừa Hỷ, trong tạp chí nghiên cứu lịch sử), Thăng Long - Kẻ chợ trong hai thế kỷ XVII, XVIII là một tam giác cân với hai cạnh đều bằng 2,5km và cạnh đáy dài 3km. Đỉnh tam giác này là góc Đông Nam khu nội thành và đáy của tam giác nằm trùng với sông Hồng. Vào thời Trần, Hà Nội có 61 phƣờng, đến đời Lê hợp lại còn 36 phƣờng, đời Nguyễn khu kẻ chợ vẫn giữ nhƣ vậy. Loại

nhà ống chung tƣờng với bề ngang chỉ khoảng 3-4m và sâu từ 20 dến 50- 60m nếu trƣớc đây chỉ có một gia đình với 2 đến 3 thế hệ sống trong đó thì nay ngôi nhà bị chia 5 sẻ 7 và có đến chục hộ gia đình sống trong cảnh chật chội, mất vệ sinh và thiếu nƣớc sạch trầm trọng.

Đã có hàng chục cuộc hội thảo và các dự án đề xuất về việc tôn tạo các khu phố này nhƣng dƣờng nhƣ tình hình vẫn chƣa có gì sáng sủa. Những ngƣời dân thì không muốn rời xa khu vực trung tâm "hái ra tiền" này còn khách du lịch cố nhìn mỏi mắt cũng khó thấy đƣợc những đƣờng nét kiến trúc cổ mà họ đƣợc nhìn thấy trong sách hay trong tranh của Bùi Xuân Phái. Phải nhìn thẳng vào sự thật là kiến trúc khu phố cổ đã bị biến dạng gần nhƣ hoàn toàn vì sự cơi nới, chắp vá vô tổ chức hoặc biến nhà cổ thành những nhà ống hình hộp cao ngất ngƣởng. Cái còn giữ lại đƣợc có chăng chỉ là sự buôn bán sầm uất theo nghề của từng dãy phố. (Bài "Vì thủ đô văn minh hiện đại: Kiến trúc Hà Nội những điều trông thấy" Báo Hànộimới số ra ngày 29/6/2003).

Bài viết cũng cho biết: Hiện nay Hà Nội có khoảng gần 1000 ngôi nhà kiểu biệt thự và kiểu nhà hàng phố đƣợc xây dựng trong nửa đầu thế kỷ XX dƣới thời Pháp thuộc. Có nhiều công trình còn tốt và có giá trị cần đƣợc bảo tồn. Những tòa biệt thự ở phố Chu Văn An, Trần Phú, Điện Biên, Hoàng Diệu, Lê Hồng Phong và một số trên đƣờng Trần Hƣng Đạo ẫn giữ đƣợc dáng vẻ xƣa do đƣợc dùng làm đại sứ quán các nƣớc và các cơ quan của Chính phủ. Còn phần lớn những biệt thự trong khu phố "cũ" trên đƣờng Lý Thƣờng Kiệt, Trần Hƣng Đạo, Phan Chu Trinh, Bà Triệu, Tông Đản… cũng bị rơi vào tình trạng chia 5 sẻ 7nhƣ trong khu phố cổ, tuy điều kiện sống có khá hơn một chút. Nhƣng nhìn chung, họ đều ở trong tình trạng chật chội, cơi nới làm biến dạng kiến trúc nguyên bản của ngôi nhà, chung đụng nhau công trình phụ, cấp

thoát nƣớc kém dẫn đến tình trạng xuống cấp nhà trầm trọng, không còn nhận ra vẻ đẹp thẩm mỹ ban đầu.

Cũng trong cái nhìn so sánh với thời kỳ trƣớc, PGS.TS Trịnh Sinh, trong bài "Bảo tồn di tích- Trông ngƣời lại ngẫm đến ta" (Tạp chí Di sản văn hóa số 7 năm 2004) nhận xét: "Từ những ngày đầu khi thực dân Pháp mới đặt chân đến Hà Nội, năm 1873, thành cổ cũng nhƣ chùa chiền Hà Nội còn tƣơng đối nguyên vẹn, ấy là căn cứ theo tấm bản đồ vẽ từ thời ấy. Qua đó thì thấy còn nguyên khu thành nhà Nguyễn và cả dấu tích Hoàng Thành nhà Lê bên trong, thành Đại La bao quanh bên ngoài, Vƣơng Phủ của chúa Trịnh, tháp Báo Thiên xây từ thời Lý năm 1057 và là một trong bốn bảo vật "tứ đại khí" của nƣớc ta) soi bóng hồ Hòan Kiếm, đàn Nam Giao và 15 cửa ô. Thế mà chỉ ít năm sau, nhiều di tích quý giá này bị đập ra lấy gạch vụn xây phố mới. Thật tiếc thay!

Công bằng mà nói, không phải không có ngƣời nhận thức đƣợc sự quý giá của di tích cổ mà trong đó lại chính là một số ngƣời Pháp. Theo những tài liệu còn lƣu trữ thì chính Pierre Pasquier, viên thị trƣởng Hà Nội và sau là toàn quyền Đông Dƣơng đã có một kế hoạch bảo tồn phố cổ Hà Nội từ năm 1916 chứ không phải đến tận gần đây chúng ta mới làm. Ông đề nghị "Bảo tồn tính cách độc đáo của một số phố cổ. Du khách sẽ rất lý thú đƣợc so sánh Hà Nội hôm qua và Hà Nội hôm nay". Một số viên chức ngƣời Pháp khi đó cũng nêu ra câu hỏi tại sao không bảo tồn các tháp và lăng chùa Báo Ân in bóng xuống làn nƣớc xanh lục của Hồ Gƣơm?

Tuy nhiên, lịch sử cũng có những bƣớc đi khó lƣờng và sự trớ trêu của nó. Chỉ ít năm mà chùa Báo Ân bị mất hẳn, chỉ còn lại mỗi tháp Hòa Phong đứng chơ vơ trƣớc cửa nhà Bƣu điện Bờ Hồ bây giờ. 15 cửa ô thì phá 14 chỉ còn lại một Ô Quan Chƣởng. Tháp Báo Thiên quý là vậy thì

chẳng còn một viên gạch. Tất cả mọi sự phá di tích cách đây một thế kỷ cũng là do Hà Nội phát triển quá "nóng". Các nhà quy hoạch khi đó không có đƣợc tầm nhìn văn hóa xa hơn.

Nếu không khéo thì e rằng lại có sự dẫm lại bƣớc chân của các nhà quy hoạch hồi xƣa ở góc độ bảo tồn di tích, vì Hà Nội hôm nay cũng đang phát triển về mặt quy hoạch và xây dựng trong một bối cảnh... "nóng" hơn xƣa".

Mặt khác, do nhận thức ấu trĩ của cả ngƣời dân và cả cơ quan quản lý trong một thời gian dài cho rằng công trình do những quan lại phong kiến theo "Tây" hay thực dân xây dựng là không có giá trị đã khiến nhiều công trình kiến trúc đặc biệt ngang nhiên bị phá hủy. Chính ngƣời viết đã từng chứng kiến thái độ này khi tới thăm khu di tích Lăng Hoàng Cao Khải. Nằm giữa lòng thủ đô song tòan bộ khu di tích này đang bị "mất tích" cả trên thực địa và cả trong lòng ngƣời dân. "Nhà nghiên cứu ngƣời Pháp Philippe Papin đánh giá công trình này là một trong những đỉnh cao của kiến trúc đá phƣơng Đông. Các nhà sử học Việt Nam gọi đây là "thành nhà Hồ thứ 2 trên đất Bắc"... nhƣng những ngƣời dân ở đây thì hầu nhƣ không biết tới điều đó. Hàng ngày, họ vẫn tới đây họp chợ, đục đẽo mƣu sinh trên cái nền đá đã nham nhở, hoang tàn của di tích lăng Hoàng Cao Khải (phƣờng Trung Liệt, Đống Đa). Nếu không có sự giới thiệu của ông Liệu- tổ trƣởng tổ dân phố 10C- chúng tôi khó có thể hình dung nổi công trình kiến trúc bằng đá gắn biển: "trụ sở tổ tuần tra nhân dân cụm 9" là di tích lịch sử nổi tiếng: lăng mộ của quan Kinh lƣợc sứ Bắc kỳ Hoàng Cao Khải, công trình kiến trúc bằng đá lớn thứ 2 ở Việt Nam (sau thành nhà Hồ). Khu ấp của Hoàng Cao Khải xây dựng từ năm 1893 có diện tích 17 ha (phía tây gò Đống Đa) với 14 công trình lăng tẩm, đình chùa nay gần nhƣ mất dạng trong khu dân cƣ đông đúc của

phƣờng Trung Liệt (quận Đống Đa). Hồ Tẩm Nguyệt (Dầm trăng) trƣớc lăng vẫn còn nhƣng bao quanh nó là một loạt quán ăn và cái chợ cóc nho nhỏ họp hằng ngày trƣớc cổng lăng. Khối lăng Hoàng Cao Khải làm bằng đá cao 6m, dài 8m trở nên lọt thỏm giữa những ngôi nhà cao tầng bao bọc xung quanh. Một nửa sân lăng trở thành bãi giữ xe, một nửa tập kết đầy các tấm bê tông đúc sẵn của tổ thợ nề. Hai dãy tƣợng gồm 8 binh lính mang binh khí cao 1,3m chỉ còn lại ba vị. Cả ba (vốn bị sân bê tông chôn mất chân) đang trở thành điểm tựa cho những dãy tấm đan bằng bê tông chất ngập tới ngực. Hai con rồng đá chầu nơi cửa lăng, con thì thành “cột” để giằng dây thừng trông xe, con đƣợc tận dụng làm bệ kê ván ở của tổ thợ. Con đƣờng nhỏ dẫn vào lăng ngập ngụa rác và lỗ chỗ những ổ gà. Ông Liễu chỉ mặt đƣờng, bảo: “Đó là tổ thợ làm đƣờng, phƣờng cho ở nhờ trong sân lăng cho tiện tập kết vật liệu”!? Theo sự chỉ dẫn của ông Liễu, chúng tôi tìm đến khu lăng mộ của Hoàng Trọng Phu (Tổng đốc Hà Đông- con trai Hoàng Cao Khải). Nằm cách lăng Hoàng Cao Khải hơn 100m, lăng Hoàng Trọng Phu, đƣợc xem là công trình gần nhƣ nguyên vẹn nhất trong 3 di tích còn lại trong cụm di tích xƣa. Lụp xụp mái hiên, mái bạt che chắn, lất phất những áo quần đang phơi phóng, ngôi lăng đá độc đáo này đang là nơi trú ngụ của ba thế hệ gia đình bà Lƣu Thị Tỳ (85 tuổi-thƣờng gọi là bà Tiễu) từ nhiều năm nay. Một đầu lăng đƣợc ngăn thành phòng ở của đôi vợ chồng ngƣời con trai. Phần còn lại của lăng là chỗ ở của bà Tiễu cùng vợ chồng ngƣời con cả. Một góc lăng đƣợc phân thành khu bếp. Kỳ lạ hơn, cả công trình vệ sinh tự hoại đựơc dựng ngay trong một góc lăng. Dùng ván gỗ, dát giƣờng ngăn phía ngoài, vợ chồng ngƣời con cả biến nơi đặt điện thờ thành phòng ngủ khá kín đáo của mình....

Sử liệu chép rằng: toàn bộ đá xây lăng đƣợc chở về từ Phủ Quốc Oai (Hà Tây) và giao cho các hiệp thợ nổi tiếng quanh vùng núi An Hoạch (Huyện Đông Sơn, Thanh Hoá), chế tác. Các cột, trụ, xà, bẩy, cửa võng, diềm, tƣờng đều đƣợc trạm khắc hình hoa văn, hình rồng lƣợn rất tinh xảo. Riêng đá móng ở hai lăng, mỗi khối đều đƣợc khắc một loài hoa hoặc một loài trái cây rất trau chuốt. Đây là một quần thể di tích kiến trúc lăng tẩm đặc sắc, thể hiện rõ bản sắc và là đỉnh cao của kiến trúc thời Nguyễn cuối thế kỷ XIX cần phải đƣợc tôn tạo, giữ gìn.

Ngày 25/11/1945, trong Sắc lệnh bảo vệ di tích cổ vật, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trƣơng giữ nguyên hiện trạng khu ấp Hoàng Cao Khải. Quyết định xếp hạng di tích ngày 28/4/1962 của Bộ Văn hoá- Thông tin cũng đã xếp khu lăng mộ này là công trình kiến trúc đá loại A và đánh giá: "Đây là chứng tích duy nhất của nƣớc ta về một quần thể các công trình lăng tẩm, dinh thự của một phó vƣơng..."

Thế nhƣng đến nay, khu di tích này hầu nhƣ đã bị rơi vào quên lãng. Thậm chí, một số ngƣời dân ở đây còn không biết mình đang sống trên di tích đã đƣợc “đƣợc xếp hạng quốc gia”. Khi chúng tôi kết thúc câu chuyện ở một hàng nƣớc chăng bạt ngay trên bờ tƣờng Hồ Tẩm Nguyệt, một ngƣời phụ nữ tên Hà, chừng 40 tuổi thở dài: "Ối dào, nghe nói Nhà nƣớc "lấy lăng" từ hàng chục năm nay mà có thấy động tĩnh gì đâu! Lăng của tên "tham quan, phản nƣớc" ai ngƣời ta quan tâm. Dân có đục đá, chăng dây chính quyền cũng chẳng nói gì"?! Phải chăng suy nghĩ sai lệch, nhầm lẫn giữa nhân vật lịch sử với giá trị của một công trình kiến trúc văn hoá lịch sử nhƣ vậy là nguyên nhân chính khiến khu di tích bị xoá sổ nhanh chừng vậy?! Rời khỏi khu lăng chừng chục mét, chúng tôi ngoái lại phía sau, chỉ còn lúp xúp màu xanh của áo mƣa, bạt che nắng, hàng que chống của mấy quán trà đá bên hồ. Không một lời giới

thiệu, một biển báo, không ban quản lý... khó ai còn có thể nhận ra đƣợc quần thể di tích độc đáo này giữa lúp xúp nhà quán, chợ búa và những ồn ào, bon chen của phố thị thƣờng nhật" (Tác giả Hương Trà - Lê Hòang Anh, bài "Khu di tích Lăng Hoàng Cao Khải: Di tích đang bị mất tích", Báo Hànộimới, số ngày 5-6/9/2005).

Có lẽ chẳng phải bình luận nhiều bởi chỉ chừng ấy chi tiết thôi cũng đủ thấy cái xót xa của những ngƣời tâm huyết với văn hoá, với Hà Nội. Cái thời mà các nhà báo nhắc đến trong những bài viết trên nếu so với lịch sử thì nó quá ngắn ngủi nhƣng so với những phai tàn này, so với sự mất mát của di sản văn hoá vật thể thì có lẽ nó đã quá tàn nhẫn. Tàn nhẫn đến mức mỗi ngƣời dân - chẳng cần phải là một nhà văn hoá hay một nhà nghiên cứu lịch sử cũng phải cảm thấy xót xa, thấy hẫng hụt nhƣ bị mất đi chính kỷ niệm, gốc gác của mình. Đó là tâm trạng mà một tác giả làm báo không chuyên nhƣ Nguyễn Văn Thế gửi gắm trong bài viết "Giếng làng… ai nhớ, ai quên?" (Báo HNM số 13/5/2004): "Tuy nhiều làng của Hà Nội nay đã biên chế hành chính thành phƣờng song dân vẫn quen gọi là làng: làng Kim Liên, làng Ngọc Hà, làng Mai Động… tuy ở đây vẫn còn có giếng làng, nhƣng do đô thị hóa, cái giếng trở thành nạn nhân của sự lấn chiếm, bị biến thành cái hố ga to chứa

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hà Nội (Trang 68)