Các công trình khác

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hà Nội (Trang 54)

C. PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ LÀ MỘT CHỨC NĂNG QUAN TRỌNG TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ

2. Hà Nội là nơi tập trung tinh hoa văn hóa của cả nƣớc

2.1.3 Các công trình khác

Không trở thành “hiện tƣợng” và ít tính hệ thống hơn Hoàng Thành và phố cổ Hà Nội song trong thời gian từ năm 2000-2005, trên các tờ báo đƣợc khảo sát, giá trị của các di sản văn hoá vật thể khác ở Hà Nội cũng đƣợc phản ánh khá thƣờng xuyên đặc biệt là hệ thống đình, đền, chùa.

"Ở Thăng Long - Hà Nội có hàng chục, chùa, miếu, phủ cổ… nhƣ chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc, chùa Quán Sứ, chùa Láng, đền Ngọc Sơn, đền Phù Đổng, đền Quán Thánh, đền Đồng Nhân, Phủ Tây Hồ và hàng trăm chùa, đền, miếu loại nhỏ khác. Trong số đó có nhiều công trình nổi bật nhƣ chùa Trấn Quốc. Đây là ngôi chùa vào loại cổ nhất ở nƣớc ta, có từ thời Lý Nam Đế (544-548), đƣợc xây dựng trên bờ sông Cái, có tên là chùa "Khai Quốc" (mở nƣớc). Đến đời Lê Thánh Tông (1434-1442) có tên gọi là chùa "An Quốc". Vào những năm 1600-1618,

bờ sông lở, nhân dân dời chùa ra hòn đảo giữa hồ Tây (tức là vị trí hiện nay). Cuối thế kỷ XVII đầu XVIII, chùa đổi tên nhƣ hiện nay "Trấn Quốc". Mãi tới năm 1842, mặc dầu vua Thiệu Trị ra Bắc, phát lệnh đổi tên chùa là Trấn Bắc, nhƣng dân chúng vẫn quen gọi là Trấn Quốc nhƣ tên cũ" (Tác giả Hiếu Giang, bài "Về giá trị văn hoá vật thể Thăng Long- Hà Nội, vấn đề và tu bổ, Tạp chí Di sản văn hoá số 3 năm 2003).

Nổi bật và trở thành hình mẫu cho việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá vật thể có thể kể đến cụm công trình kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Sử sách còn ghi: Văn Miếu đƣợc xây dựng từ "tháng 8 năm Canh Tuất (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông, đắp tƣợng Chu Công, Khổng Tử và Tứ phối vẽ tranh tƣợng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trƣờng Quốc Tử giám, có thể coi đây là trƣờng đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trƣờng chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử). Từ năm 1253, vua Trần Thái Tông cho mở rộng Quốc Tử giám và thu nhận cả con cái các nhà thƣờng dân có sức học xuất sắc. Năm 1156, Lý Anh Tông cho sửa lại Văn Miếu và chỉ thờ Khổng Tử. Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng bia của những ngƣời thi đỗ tiến sĩ từ khóa thi 1442 trở đi. Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám - cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình. Năm 1785 đổi thành nhà Thái học. Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử giám lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu - Hà Nội và cho xây thêm Khuê Văn Các. Trƣờng Giám cũ ở phía sau Văn Miếu lấy làm nhà Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử. Đầu năm 1947, giặc Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay, ngôi nhà

này đã đƣợc phục dựng theo kiến trúc cùng thời với quần thể các công trình còn lại.

Nhà Thái học sinh đời Lý - Trần quy mô thế nào, hiện chƣa khảo đƣợc, vì các tƣ liệu lịch sử đã bị quân Minh đốt hoặc đƣa hết về Yên Kinh, tức Bắc Kinh ngày nay. Tuy nhiên, nhà Thái học sinh thời nhà Lê đã đƣợc Lê Quý Đôn miêu tả trong "Kiến văn tiểu lục" thì : "Nhà Thái học có ba gian, có tƣờng ngang, lợp bằng ngói đồng. Nhà giảng dạy ở phía đông và tây hai dãy đều 14 gian. Phòng học của học sinh tam xá đều ba dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi gian 2 ngƣời". Toàn bộ kiến trúc Văn Miếu hiện nay đều là kiến trúc thời đầu nhà Nguyễn. Khuôn viên đƣợc bao bọc bởi bốn bức tƣờng xây bằng gạch Bát Tràng.

Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám đƣợc bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn miếu thờ Khổng Tử ở quê hƣơng ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc. Tuy nhiên, quy mô ở đây đơn giản hơn, kiến trúc đơn giản hơn và theo phƣơng thức truyền thống nghệ thuật dân tộc. Phía trƣớc Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chƣơng, tên cũ xƣa gọi là Thái Hồ. Giữa hồ có gò Kim Châu, trƣớc đây có lầu để ngắm cảnh. Ngoài cổng chính có tứ trụ, hai bên tả hữu có bia "Hạ Mã", xung quanh khu vực xây tƣờng cao bao quanh. Cổng Văn Miếu xây kiểu Tam quan, trên có 3 chữ "Văn Miếu Môn" kiểu chữ Hán cổ xƣa. Khuê Văn Các là công trình kiến trúc tuy không đồ sộ song tỷ lệ hài hòa và đẹp mắt (do Đức Tiền Quân Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành cho xây năm 1805). Kiến trúc gồm 4 trụ gạch vuông (85 cm x 85 cm) bên dƣới đỡ tầng gác phía trên, có những kết cấu gỗ rất đẹp. Tầng trên có 4 cửa hình tròn, hàng lan can con tiện và con sơn đỡ mái bằng gỗ đơn giản, mộc mạc. Mái ngói chồng hai lớp tạo thành công trình 8 mái, gờ mái và mặt mái

phẳng. Gác là một lầu vuông tám mái, bốn bên tƣờng gác là cửa sổ tròn hình mặt trời toả tia sáng. Hình tƣợng Khuê Văn Các mang tất cả những tinh tú cua bầu trời toả xuống trái đất và trái đất nơi đây đƣợc tƣợng trƣng hình vuông của giếng Thiên Quang. Công trình mang vẻ đẹp sao Khuê, ngôi sao sáng tƣợng trƣng cho văn học. Đây là nơi thƣờng đƣợc dùng làm nơi thƣởng thức các sáng tác văn thơ từ cổ xƣa tới nay. Ngày nay, Khuê Văn Các ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã đƣợc công nhận là biểu tƣợng của thành phố Hà Nội.

Đình xuất hiện vào khoảng thế kỷ XV, là một trong những đặc trƣng của mỗi làng xóm ở Việt Nam. Đình là nơi tôn nghiêm thờ vị Thành Hoàng làng sáng lập ra phƣờng hoặc làng hay các vị anh hùng khác. Đình cũng là nơi hội họp dân làng khi có các hoạt động và công việc của làng. Ngay trong khu phố Cổ có một số đình, đền nhƣ: Đình Đồng Lạc số 38 Hàng Đào, đình Đại Lợi số 50 Gia Ngƣ, đình Trang Lâu số 77 Nguyễn Hữu Huân, đình Đông Hà số 46 Hàng Gai...

Một di tích nữa chứng minh lịch sử lâu đời và đồng thời cũng là một khía cạnh của tâm linh ngƣời Hà Nội thời cổ sơ là đền Hƣơng Nghĩa, số 13B phố Dào Duy Từ. Đền thờ Cao Tử, em con chú ruột ông Cao Thông, tức Cao Lỗ, ngƣời đã chế tạo ra chiếc nỏ thần kỳ giúp vua Thục An Dƣơng Vƣơng đánh quân xâm lƣợc Triệu Đà. Trong khu Phố Cổ còn có đền thờ Tản Viên.

Ngoài hệ thống đình, đền, chùa với những giá trị lịch sử, kiến trúc đã đƣợc khẳng định từ nhiều đời nhƣ Văn Miếu Quốc Tử Giám, “tứ trấn” Thăng Long, chùa Kim Liên… giá trị của những công trình kiến trúc mới – kết quả của cuộc giao lƣu văn hoá Đông- Tây- cũng đƣợc nhiều tác giả đề cập.

Trong bài “Vì thủ đô văn minh hiện đại: Kiến trúc Hà Nội những điều trông thấy" (Báo Hànộimới số ra ngày 29/6/2003), nhóm phóng viên thực hiện viết: Dấu ấn kiến trúc thuộc địa Pháp còn lại khá nguyên vẹn trên một diện tích rộng của Hà Nội. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, phƣơng pháp xây dựng đô thị châu Âu với hình thức kiến trúc có quy hoạch và có thiết kế đƣợc du nhập vào Việt Nam. Những công trình kiến trúc lớn đồ sộ ở Hà Nội có thể kể đến phủ Toàn quyền (Phủ chủ tịch hiện nay), Nhà hát Lớn thành phố, Dinh thông sứ (Bắc Bộ phủ, Nhà khách Chính Phủ hiện nay), Phủ Thống sứ (Bộ Lao động - Thƣơng binh xã hội hiện nay), khách sạn Chính quốc (Khách sạn Metropole hiện nay), Cầu Long Biên, chợ Đồng Xuân, tòa án, Nhà Bảo tàng Louis Finot (Bảo tàng của trƣờng Viễn Đông Bác Cổ- Viện bảo tàng lịch sử hiện nay), Viện Pasteur, thƣ viện Quốc gia… Hầu nhƣ những bản vẽ thiết kế các công trình lớn đều do các kiến trúc sƣ mang từ Pháp sang. Ví dụ Cầu Long Biên, còn đƣợc gọi là cầu Doumer đƣợc xây dựng vào năm 1902 do chính hãng Eiffel thiết kế. Về phong cách và ngôn ngữ kiến trúc, chúng ta nhận thấy các công trình kiến trúc thời này đều phải thiết kế phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam, với điều kiện sống của con ngƣời trong khung cảnh Hà Nội. Chính vì vậy, kiến trúc Pháp tại Hà Nội lại mang một dáng vẻ hoàn toàn riêng biệt. Trong thời gian đô hộ gần 100 năm phong cách kiến trúc thời thuộc địa cũng có nhiều đổi thay và in dấu lên những công trình kiến trúc thuộc địa tiền kỳ đơn giản với những cửa cuốn gạch hình cung và hành lang chạy chung quanh mặt bằng hình chữ nhật, phong cách Tân cổ điển với những trang trí phong phú giàu tính sáng tạo phù hợp với cái ƣa thích của trƣờng phái cổ điển Pháp với những mái đá ardoise và cửa sổ tròn trên mái, rồi phong cách kiến trúc các địa phƣơng Pháp từ vùng Bretagne, Normandie, Basque...

thể hiện rõ ở các tòa biệt thự: phong cách Moderne (art nouveau) với những đƣờng nét kiến trúc hiện đại ngang bằng xổ thẳng nhấn mạnh những góc vuông, tƣờng thẳng đƣợc xây dựng vào cuối những năm 1920 đến 1940 (nhà Ngân hàng Đông Dƣơng, bệnh viện Bạch Mai, bƣu điện, câu lạc bộ Ba Đình, Hà Nội). Và cuối cùng là phong cách Đông Dƣơng do Kiến trúc sƣ Ernest Hebrard khởi xƣớng với xu hƣớng khai thác đặc điểm kiến trúc phƣơng Đông và nhiệt đới, kết hợp kỹ thuật xây dựng phƣơng Tây để tạo nên một phong cách kiến trúc mới khác với phong cách thuần túy Pháp. Theo Pelelahor "Hebrard đã xây dựng một kiểu dáng của một nền kiến trúc bác học vừa lai tạp giữa bản xứ và quốc tế, có khuynh hƣớng địa phƣơng". Hebrard là kiến trúc sƣ Pháp làm việc nhiều năm ở Đông Dƣơng say mê truyền thống văn hóa bản địa, tác giả của phƣơng án quy hoạch Hà Nội và Đà Lạt. Lớp kiến trúc sƣ Việt Nam đầu tiên đƣợc đào tạo từ trƣờng Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dƣơng từ năm 1935 nhƣ Nguyễn Cao Luyện, Hoàng Nhƣ Tiếp, Tạ Mỹ Duật, Ngô Huy Quỳnh… đã chịu nhiều ảnh hƣởng của phong cách kiến trúc kết hợp và các xu hƣớng kiến trúc hiện đại tiến bộ thịnh hành ở Châu Âu. Rất may mắn những công trình kiến trúc lớn thời kỳ này nhƣ Nhà hát, thƣ viện, các trƣờng học, bảo tàng… hầu nhƣ vẫn còn nguyên vẹn qua một thời gian dài chiến tranh. Nhờ có sự đầu tƣ tu bổ và bảo tồn của nhà nƣớc nên các công trình công cộng này vẫn còn nguyên giá trị nghệ thuật cũng nhƣ giá trị sử dụng. Chúng là những điểm nhấn đẹp trong kiến trúc của thủ đô”.

Đây chính là những đánh giá mang tính khái quát về giá trị kiến trúc và cảnh quan của Hà Nội từ thời Pháp thuộc đến nay. Các giá trị văn hoá của Hà Nội đƣợc nhận biết đồng thời qua các đặc trƣng hình thái kiến trúc, cảnh quan đô thị, phƣơng thức tổ chức, đặc thù về hoạt động

kinh tế xã hội và văn hoá của cộng đồng dân cƣ. Đặc trƣng văn hoá đô thị Hà Nội dễ dàng đƣợc cảm nhận trong cấu trúc chức năng và không gian “36 phố phƣờng”, thông qua các công trình kiến trúc có giá trị lịch sử. Đặc điểm dân gian thể hiện rất rõ trong cách tổ chức khu phố trên cơ sở đơn vị phƣờng nghề với phƣơng thức sản xuất, tổ chức xã hội và các thiết chế văn hoá, tín ngƣỡng và đƣơng nhiên là cả cách thức xây dựng có nguồn gốc từ nông thôn. Phố xuất hiện sau phƣờng do nhu cầu trao đổi thƣơng nghiệp tăng dần. Phố là bộ phận của phƣờng, thuộc về phƣờng và là bộ mặt của phƣờng. Đồng thời phố là thành phần liên kết các phƣờng khác nhau trong mối quan hệ hỗ tƣơng và tạo nên một mạng lƣới. Đó là cấu trúc đô thị.

Ngoài ra, ở Hà Nội còn có một hệ thống hàng trăm di tích cách mạng mà tiêu biểu có thể kể đến quảng trƣờng Ba Đình, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà lƣu niệm 5D Hàm Long, nhà 48 Hàng Ngang, nơi Bác Hồ viết tuyên ngôn độc lập… Đây chính là những minh chứng sinh động nhất về một thời kỳ không bao giờ có thể phai mờ trong lịch sử dân tộc, là hình ảnh một Hà Nội anh hùng trong thời đại mới.

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hà Nội (Trang 54)