Về hình thức

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hà Nội (Trang 115)

C. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƢ UÝ KHI TUYÊN TRUYỀN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN

2. Về hình thức

Bất kỳ nội dung nào muốn chuyển tải tới ngƣời đọc một cách hiệu quả đều phải thông qua một hình thức thể hiện phù hợp. Nội dung và hình thức là hai mặt của một vấn đề, có quan hệ mật thiết với nhau. Nội dung nào, hình thức ấy. Hình thức phong phú, sinh động, độc đáo không chỉ giúp cho nội dung đƣợc chuyển tải một cách trọn vẹn, hấp dẫn mà còn giúp thể hiện đúng tƣ tƣởng của cơ quan báo chí, tạo cho ngƣời đọc nhiều hƣớng tiếp cận ở cùng một vấn đề. Có thể nói trong hoạt động báo chí, hình thức thể hiện đã đƣợc nâng lên thành nghệ thuật thể hiện và đƣợc xem là yếu tố quyết định tính hấp dẫn của một tác phẩm báo chí, đồng thời thể hiện tính chuyên nghiệp của một tờ báo.

Hình thức thể hiện bao gồm nhiều yếu tố khác nhau nhƣ: thể loại, ngôn ngữ văn tự, ngôn ngữ phi văn tự, hệ thống các chuyên mục, makét… nhƣng ở đây, ngƣời viết chỉ xin đi sâu nghiên cứu cách lựa chọn thể loại của một số tờ báo đƣợc khảo sát khi thể hiện vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hoá tại Hà Nội. Thể loại đƣợc xem là công cụ quan trọng nhất trong việc lựa chọn cách thể hiện nội dung, cũng là yếu tố có ý nghĩa đặc biệt đối với công tác nghiên cứu của báo chí học. Đồng thời, khái niệm thể loại lại là sự tựu trung cao nhất của nhiều đặc trƣng trong hình thức thể hiện nhƣ: ngôn ngữ, kết cấu… Tác giả Đức Dũng trong cuốn "Ký báo chí" (tài liệu tham khảo, số…, trang 31) nhấn mạnh: "Với tƣ cách một hình thái ý thức xã hội, cũng nhƣ văn học nghệ thuật, báo chí phản ánh hiện thực thông qua một hệ thống thể loại vứi những đặc điểm và đặc trƣng riêng. Hệ thống này vừa tƣơng đối ổn

định, vừa vận động phát triển cùng với sự vận động và phát triển của đời sống báo chí". Để đạt hiệu quả báo chí cao, việc lựa chọn thể loại cho phù hợp với chủ đề, với phong cách tờ báo và với nhu cầu của bạn đọc có ý nghĩa hàng đầu. Thực tế hoạt động báo chí cho thấy, đa số những bài báo hay, có sức tác động lớn, để lại ấn tƣợng sâu sắc đều có hình thức thể hiện hoàn hảo.

Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hoá Hà Nội cũng đƣợc báo chí chuyển tải bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động có tính chuyên nghiệp cao, làm tăng tính hấp dẫn, lôi cuốn ngƣời đọc. Thông qua việc khảo sát và phân tích, có thể thấy một số đặc điểm chung về hình thức thể hiện của một số tờ báo này nhƣ sau:

Thứ nhất: Hầu hết các thể loại từ tin, bài phản ánh đến những kí sự, phóng sự “dài hơi”, phóng sự ảnh đều đƣợc huy động để phản ánh vấn đề một cách toàn diện, kịp thời và phù hợp với đặc trƣng riêng của mỗi tờ báo nhƣ nhật báo, tạp chí hay báo điện tử... Các thể loại này đƣợc sử dụng một cách linh hoạt và thƣờng kết hợp với nhau để thể hiện trọn vẹn một vấn đề dƣới dạng trang chuyên đề (Hànộimới, Tạp

chí Di sản văn hoá, Tạp chí Xưa và Nay…) hoặc loạt bài (Báo Văn

hoá, Báo Hànộimới…).

Thứ hai: Dạng bài phản ánh và các thể loại thuộc nhóm chính luận - nghệ thuật có tần số xuất hiện cao và tỏ ra đặc biệt hiệu quả khi phản ánh vấn đề này. Điều này có thể lý giải thông qua sự tƣơng đồng giữa tính khai thác tƣ liệu chuyên sâu và có sức tác động lớn của thể loại với yêu cầu của đề tài. Riêng với các tạp chí còn xuất hiện các trang chuyên đề dạng "bàn tròn" với sự xuất hiện của các nhà khoa học, cung cấp thông tin chuyên sâu, sử dụng phong cách ngôn ngữ khoa học.

Thứ ba: Các thể loại khác thuộc nhóm thông tấn nhƣ tin, phỏng vấn… cũng xuất hiện khá thƣờng xuyên đặc biệt với những vấn đề, sự việc mang tính thời sự cao nhƣ xung quanh kết quả khai quật khảo cổ ở Hoàng Thành, quanh các dự án tôn tạo phố cổ…

Thể loại tin

Tin (gồm nhiều dạng nhƣ: tin ngắn, tin vắn, tin bình, tin sâu…) đƣợc xem là thể loại hạt nhân của nhóm thông tấn đồng thời cũng là hạt nhân của hoạt động báo chí. Lịch sử hình thành báo chí gắn liền với sự xuất hiện của các bản tin và đến nay vẫn đƣợc xem là thể loại quan trọng hàng đầu. Có đƣợc vị trí đó là do tin có những ƣu thế của một loại ngắn gọn nhất, chuyển tải nhanh chóng nhất, linh hoạt nhất và khả năng tác chiến hiệu quả cao nhất trên mặt trận truyền thông. Mỗi tin là một sự kiện, là một cấu trúc chặt chẽ mà câu, chữ nào cũng đầy ắp thông tin.

Trong số các tờ báo đƣợc khảo sát, tin đề cập tới vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hà Nội không nhiều, chỉ tập trung ở các tờ báo nhƣ Hànộimới, Văn hóa… và có một vài đặc điểm chung nổi bật nhƣ sau:

Thứ nhất: Hầu hết các dạng của tin nhƣ: tin ngắn, tin vắn, tin bình…đều đƣợc huy động để chuyển tải nội dung các sự kiện có mức độ và quy mô không lớn, trong đó tin dài, tin bình chiếm số lƣợng nhiều hơn cả. Đặc biệt, tin còn đƣợc dùng kết hợp với các thể loại khác nhƣ: phóng sự, bài phản ánh, phỏng vấn…trên các trang chuyên đề báo Hànộimới, dạng loạt bài của báo Văn hóa, báo Tuổi trẻ.

Thứ hai: Nội dung phản ánh chủ yếu của dạng tin này chủ yếu là phản ánh ngắn của ngƣời dân trƣớc tình trạng di tích ở trong khu dân

cƣ bị xâm phạm. Tin dạng này chủ yếu xuất hiện ở mục đƣờng dây nóng của các tờ báo ra hàng ngày.

Thứ ba: Cấu trúc tin phong phú, có nhiều hình thức diễn đạt khác nhau (cả hình tháp ngƣợc lẫn cấu trúc tháp, cấu trúc kim cƣơng… ) Điều này thể hiện sự phong phú trong cách khai thác một vấn đề của nhiều tờ báo tuy nhiên nó cũng thể hiện quan điểm của các tòa soạn về dạng tin này: chỉ quan tâm đến hiện trạng phản ánh mà ít quan tâm tới các yếu tố thể hiện độ "nóng" của tin (bởi theo lý luận báo chí, tin "nóng" thƣờng đƣợc thể hiện bằng cấu trúc hình tháp ngƣợc với những yếu tố quan trọng nhất đƣợc đặt lên đầu tiên.

Thể loại bài phản ánh

Rất gần với tin về cách sử dụng ngôn ngữ, cấu trúc…nhƣng có thêm lợi thế về mặt dung lƣợng, thể loại phản ánh có khả năng tạo dựng một bức tranh hiện thực vừa khách quan, vừa chi tiết, hoàn chỉnh có tầm khái quát cao. Do vậy, đây là thể loại này đƣợc sử dụng nhiều nhất khi viết về đề tài này.

Với ƣu điểm nổi bật là phản ánh một cách khách quan, chân thực các sự kiện, hiện tƣợng,… trong đó có đề cập đầy đủ nguyên nhân, diễn biến của sự kiện, hiện tƣợng khá chi tiết, thể loại này đƣợc sử dụng để chuyển tải hầu hết các nội dung của vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, đặc biệt là khi đề cập tới hiện trạng. Dạng bài phản ánh đặc biệt “đắc dụng” khi phản ánh chi tiết những điều làm đƣợc, những mặt chƣa tốt trong việc thi hành luật; những vấn nạn mới nảy sinh,….Bài phản ánh không đòi hỏi ngƣời viết phải đƣa ra những phƣơng án giải quyết trọn vẹn một vấn đề nhƣng thƣờng vạch rõ nguyên nhân và đòi hỏi cơ quan chức năng phải có một giải pháp hữu hiệu.

Đồng thời với việc đăng tải các bài phản ánh, nhiều tờ báo còn cho đăng tải kèm theo một số ý kiến có tính chất phản ánh hoặc nêu hƣớng giải quyết (rất phổ biến trên hai tạp chí Xƣa và Nay, tạp chí Di sản văn hóa). Điều này không chỉ làm tăng tính khách quan trong việc nhìn nhận vấn đề mà còn thể hiện tính triệt để, mạnh dạn của tờ báo.

Với đặc trƣng là tính chân thực, khách quan cao, bài phản ánh không chỉ có tác dụng thông tin cho đông đảo công chúng mà còn là nguồn tƣ liệu, những “báo cáo” hiện trạng có chất lƣợng để các ban ngành liên quan tham khảo và đƣa ra những giải pháp, chính sách đúng đắn.

Thể loại phóng sự, ghi chép

Nằm trong nhóm chính luận- nghệ thuật, phóng sự là thể loại có sự kết hợp hài hoà, uyển chuyển của yếu tố báo chí và yếu tố văn chƣơng. Nếu đặt trong sự so sánh với các thể loại khác, phóng sự là thể loại duy nhất có khả năng tái hiện hiện thực một cách hoàn chỉnh thông qua cách tiếp cận vấn đề độc đáo, cách kết cấu linh hoạt, giọng văn sinh động, giàu cảm xúc mang dấu ấn riêng của tác giả. Mỗi thiên phóng sự là một bức tranh vừa có tính khái quát cao, vừa chi tiết, cụ thể về một hiện thực đa dạng, bề bộn, đồng thời lý giải những vấn đề đặt ra từ hiện thực ấy một cách thoả đáng. Hơn nữa, vấn đề ấy lại đƣợc trình bày trong cả một quá trình phát sinh, phát triển cũng nhƣ trong mối quan hệ đa chiều với hiện thực cuộc sống. Do vậy, phóng sự không chỉ có chức năng cung cấp thông tin mà còn có khả năng lay chuyển, cảm hoá, hoặc định hƣớng dƣ luận cho ngƣời đọc.

Đặc biệt, khi phản ánh vấn đề nổi bật của văn hóa, cũng là vấn đề bao chứa nhiều yếu tố bay bổng nhƣ vấn đề di sản, phóng sự, ghi chép xuất hiện thƣờng xuyên. Nhà báo tới thăm di sản, khóc cùng những bức

tƣợng đá đã bị nền xi măng chôn tới ngực, những khu cung điện cỏ dại mọc đầy, những thành đất bị xẻ thịt… (nhƣ phóng sự về lăng Hoàng Cao Khải, ghi chép về Thành cổ…), hòa vào cuộc sống của những con ngƣời đang sống trong di sản thể thấy cái nghịch lý chua xót trong đời sống của họ…

Ngoài ra, còn một số thể loại khác mặc dù không thƣờng xuyên xuất hiện nhƣng đã góp phần không nhỏ tạo nên sự thành công của công tác tuyên truyền vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hà Nội trên báo chí nhƣ: phỏng vấn, phóng sự ảnh, ký chính luận, ghi chép, thƣ ngỏ,…

Có thể nói, việc vận dụng linh hoạt các thể loại để thể hiện cùng một vấn đề là xu thế chung của báo chí hiện đại. Báo chí đã phát huy đƣợc thế mạnh của hầu hết các thể loại nhằm phản ánh bức tranh di sản ở Hà Nội qua thời gian, từ quá khứ đến hiện tại một cách sinh động, hấp dẫn. Mỗi tác phẩm là một phần hiện thực trung thực, sống động nhƣng lại mở ra cho ngƣời đọc những kiến thức vô cùng phong phú về lịch sử, văn hóa của dân tộc. Sự phong phú trong cách thể hiện cũng chính là sự phong phú trong cách tiếp cận, giải quyết vấn đề của mỗi tác giả. Nhờ vậy, báo chí có thể đem đến cho ngƣời đọc cái nhìn khách quan, đa chiều, để họ tự có kết luận cuối cùng.

Tiểu kết chƣơng III

Tóm lại, vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hoá Hà Nội đƣợc thể hiện một cách đa dạng, phong phú cả về nội dung lẫn hình thức. Điều này thể hiện sự quan tâm của không chỉ tờ báo mà còn là sự quan tâm của độc giả, của toàn xã hội đối với vấn đề có ý nghĩa to lớn này.

KẾT LUẬN

Nhƣ đã phân tích ở phần trên, di sản văn hoá là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống văn hoá của tất cả các quốc gia. Nó là hình ảnh trực quan nhất, sinh động nhất, là cánh cửa đƣa con ngƣời đến với một nền văn hoá. Thông qua những di tích đền đài, những lăng tẩm cung điện, những hiện vật… đƣợc tìm thấy, ngƣời ta có thể thấy cả hơi thở của đời sống một thời đã qua, thấy cả những “phập phồng” lo toan của lịch sử. Và khi muốn hiểu hơn chiều sâu văn hoá của một dân tộc, ngƣời ta tìm đến kho tàng di sản văn hoá phi vật thể của dân tộc ấy. Đôi khi chỉ một món ăn, một câu ca, một tà áo… cũng đủ làm lay động lòng ngƣời, đủ để ngƣời ta yêu và nhớ mãi về một nền văn hoá… Đồng thời đây cũng là một khái niệm mà ngành văn hoá học đã dành nhiều tâm huyết, công sức để nghiên cứu. Bởi vậy khi đề cập đến vấn đề di sản văn hoá trên báo chí, nhất là di sản văn hoá Hà Nội, ngƣời nghiên cứu thấy cả một nền tảng lý luận đồ sộ và một khối lƣợng thông tin từ hiện thực vô cùng phong phú. Di sản văn hoá Hà Nội thực sự là một trong những nguồn đề tài hấp dẫn của báo chí hiện nay bởi bao chứa trong nó là tầng tầng lớp lớp ý nghĩa liên quan tới nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Các nhà báo bằng ngòi bút của mình đã phác hoạ chân dung của cả một kho tàng di sản văn hoá khổng lồ nơi vùng đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến. Bức chân dung ấy vừa có tầm nhìn khái quát, vừa có sự sắc nét của chi tiết, vừa có cả hơi thở của đời sống. Ngƣời đọc tiếp nhận ở mỗi bài báo không chỉ thông tin về giá trị tổng thể của di sản Hà Nội, nét đặc sắc trong mỗi loại hình di sản mà còn thấy hiển hiện lên một cách cụ thể hiện trạng của từng di sản hôm nay, diện mạo của nó ra sao, mỗi ngƣời dân đang mƣu sinh cạnh di tích, họ nghĩ gì…

Chính sự đa dạng trong nội dung thông tin, sự phong phú và hấp dẫn của hình thức thể hiện đã khiến mảng đề tài này thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều tầng lớp công chúng, từ những nhà nghiên cứu văn hoá, lịch sử đến những bạn đọc bình thƣờng. Qua đó, báo chí đã thực hiện tốt chức năng của mình.

Trƣớc tiên, đó là việc hình thành ý thức lịch sử - văn hoá cho xã hội hay còn gọi là chức năng giáo dục tƣ tƣởng. Với khả năng thông tin phong phú và tác động rộng lớn của mình, báo chí đã góp phần to lớn trong việc giáo dục và truyền thụ những tri thức giá trị văn hoá- lịch sử của dân tộc và nhân loại đến với từng ngƣời đọc. Điều này càng thể hiện rõ khi báo chí đề cập đến vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá Hà Nội. Bằng những phân tích của mình, nhà báo trở thành cầu nối, thành “ngƣời phát ngôn” cho mỗi loại hình di sản. Thông qua mỗi trang viết, độc giả cảm nhận đƣợc cái hay, cái đẹp của văn hoá, lịch sử thể hiện trên mỗi di tích, hiện vật, trong từng miếng ăn, điệu hát, thấy đƣợc sự xót xa trƣớc những tàn phá, biến cố đang huỷ hoại những công trình kiến trúc giá trị, thấy sự mai một của những nếp ăn, nếp nghĩ đẹp trong đời sống. Từ đó, giúp họ thay đổi nhận thức, nền tảng của sự thay đổi trong hành động.

Không những làm tốt chức năng tuyên truyền của mình, báo chí còn tích cực tham gia vào hoạt động quản lý, giám sát xã hội thông qua việc nâng cao tính phản biện, tƣ vấn cho cơ quan quản lý. Có thể thấy ví dụ về phố cổ Hà Nội là một điển hình cho chức năng này khi báo chí đề cập tới vấn đề bảo tồn di sản văn hoá Hà Nội. Báo chí không chỉ phản ánh hiện thực mà còn nêu ra những giải pháp tƣ vấn giúp cơ quan quản lý để đƣa ra phƣơng thức bảo tồn phù hợp hơn, hiệu quả hơn…

Tuy nhiên, nhƣ đã phân tích ở trên khi đề cập đến đề tài này, báo chí cũng gặp phải những “lỗi” gây nhiễu trong quá trình truyền thông nhƣ:

Chƣa tạo đƣợc hệ thống chuyên mục dành riêng. Trên các tờ báo đƣợc khảo sát chỉ có báo Văn hoá có chuyên mục dành riêng là chuyên mục Góc nhìn văn hoá Hà Nội. Tuy nhiên chuyên mục này cũng mới chỉ bắt đầu xuất hiện từ số báo ra ngày 6/1/2006.

Nhiều nội dung còn trùng lặp hoặc đƣợc viết theo một cách diễn đạt đã “mòn”, thiên về việc phản ánh thông thƣờng, làm giảm sức hấp

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hà Nội (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)