Hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo cho việc bảo tồn và phát huy di sản

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hà Nội (Trang 104)

C. PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ LÀ MỘT CHỨC NĂNG QUAN TRỌNG TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ

2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo cho việc bảo tồn và phát huy di sản

phát huy di sản

Luật Di sản văn hóa (năm 2001), Nghị định 92 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa (năm 2002), Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh (năm 2003) đƣợc ban hành là những cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác bảo tồn di tích. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động bảo tồn di tích vẫn là đối tƣợng điều chỉnh của Nghị định quản lý đầu tƣ và xây dựng nên thực tế còn nhiều bất cập. Bảo tồn di tích là một lĩnh vực khoa học chuyên ngành với những đặc điểm riêng khác với xây dựng cơ bản thông thƣờng. Chính vì vậy, cần có một cơ chế phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao hiệu quả cho công tác này.

Nhƣ đã phân tích ở phần trên, do tính chất quan trọng đặc biệt của di sản văn hoá trong đời sống xã hội đƣơng đại nên việc khởi thảo một chính sách văn hoá quốc gia đối với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể là điều kiện tiên quyết đối với quá trình xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nói chung và quá trình quản lý văn hoá nói riêng.

Quan trọng hơn là việc thể chế hoá những đƣờng lối, chủ trƣơng sao cho phù hợp với thực tiễn xã hội. Ở đây là một loạt vấn đề: hệ thống

pháp luật và các văn bản dƣới luật đảm bảo cho chính sách đƣợc vận hành, các chế độ tài chính và bộ máy tƣơng ứng, tạo dƣ luận xã hội…

Riêng đối với Hà Nội, bên cạnh sự chờ đợi một chính sách quốc gia về văn hoá, cần phải bắt tay ngay vào việc thể nghiệm chính sách về di sản văn hoá. Bên cạnh những chỉ đạo sát sao, cụ thể của Đảng và chính quyền thành phố, Hà Nội cần phải có những thể chế tài chính trong việc bảo tồn và phát huy một số giá trị văn hoá phi vật thể tiêu biểu. Theo nghiên cứu của Viện Bảo tồn di tích (do Ths.Nguyễn Thị Tuấn Tú cung cấp trong Hội thảo khoa học Bảo tồn di tích và cuộc sống đương đại, tháng 1/2007), chỉ nói riêng về di sản văn hoá vật thể, hàng năm chúng ta có khoảng 25-30% di tích trong tình trạng bị xuống cấp, cần đƣợc đầu tƣ kinh phí để tu bổ trong khi nguồn kinh phí hàng năm của nhà nƣớc cấp cho hoạt động này rất hạn hẹp. Điều này dẫn đến tình trạng kinh phí Nhà nƣớc đầu tƣ cho tu bổ di tích thƣờng phải phân bố theo kiểu “rải mành mành”, chỉ rất ít di tích đƣợc đầu tƣ tu bổ lớn. Bởi vậy, ngoài nguồn kinh phí do Nhà nƣớc hỗ trợ và kinh phí riêng của địa phƣơng, Hà Nội cần kêu gọi hơn nữa sự đầu tƣ của chính phủ cũng nhƣ các tổ chức quốc tế.

Về hoạt động cụ thể, chúng tôi khuyến nghị: Hà Nội phải nhanh chóng thực hiện việc điều tra, xếp hạng di sản văn hoá vật thể và phi vật thể từ đó mới đề xuất đƣợc thể chế bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá ấy một cách tƣơng ứng và có chọn lọc.

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hà Nội (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)