Sự sai lầm, phiến diện trong nhận thức

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hà Nội (Trang 91)

C. PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ LÀ MỘT CHỨC NĂNG QUAN TRỌNG TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ

1. Sự sai lầm, phiến diện trong nhận thức

Theo kết quả khảo sát do nhóm nghiên cứu của TSKH Phan Hồng Giang làm chủ đề tài thì “mặc dù ngay từ “Đề cƣơng văn hoá”, Đảng ta đã đề ra phƣơng châm “hiện đại, dân tộc và đại chúng” để xây dựng và phát triển nền văn hoá ở Việt Nam nhƣng một mặt, đất nƣớc ta phải tập trung mọi nguồn lực vào hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ nên văn hoá “cũng là một mặt trận”; mặt khác, do nhận thức của cán bộ các cấp chƣa sâu sắc nên khi đất nƣớc chuyển sang thời kỳ hoà bình, thời kỳ xây dựng, nhận thức ấy (đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở) về căn bản vẫn chƣa có dự thay đổi phù hợp với thời đại mới”. Cụ thể, nhận thức chủ quan của cán bộ cơ sở thể hiện ở một số điểm:

- Cách hiểu (hay quan niệm) về văn hoá cổ truyền là rất hẹp: thông thƣờng đa số họ chỉ hiểu văn hoá cổ truyền là đình, chùa, là văn nghệ, gần đây là lễ hội; rất ít ngƣời hiểu rằng phong tục tập quán (cƣới, tang, các tục lệ thờ cúng, các lề lối sinh hoạt, ăn uống…) là những thành tố

căn bản của văn hoá cổ truyền của một cộng đồng. Điều đó dẫn đến một hệ quả rất hiển nhiên là: chỉ những gì đƣợc coi là văn hoá mới không bị ngăn trở, cấm đoán hoặc đƣợc khuyến khích, ngƣợc lại, những gì không đƣợc coi là văn hoá thì bị ngăn trở hoặc không đƣợc khuyến khích. Chính điều này đã góp phần gây “nhiễu” trong lĩnh vực này (ví dụ nhƣ vấn đề lễ cƣới hay thờ cúng), tức là chƣa có đƣợc một khuôn mẫu văn hoá chung trong toàn bộ xã hội.

- Trong nhận thức về văn hoá của họ có sự mất cân đối nghiêm trọng giữa văn hoá cổ truyền và văn hoá mới: theo họ, xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở chủ yếu là xây dựng văn hoá mới, đƣa văn hoá mới xuống cơ sở còn văn hoá cổ truyền của cộng đồng (làng) không có vai trò đáng kể trong cuộc sống đƣơng đại ở cơ sở. Vì thế, cũng là hiển nhiên khi họ chỉ dồn kinh phí (vốn không nhiều) cho các hoạt động văn hoá mới (thông tin cổ động, thể thao, văn nghệ quần chúng. Theo chúng tôi, vấn đề kinh phí ở đây không phải là nhiều hay ít mà quan trọng hơn nó thể hiện sinh động quan niệm của lãnh đạo địa phƣơng đối với văn hoá. Nếu chỉ dành kinh phí cho hoạt động văn hoá mới, ngƣời dân sẽ lập tức hiểu rằng văn hoá cổ truyền là cái không đƣợc khuyến khích và điều đó sẽ dẫn đến hành vi thờ ở của họ trong việc thực hành văn hoá cổ truyền. Thực tế cho thấy rằng ở nơi nào lãnh đạo quan tâm đến văn hoá cổ truyền thì nơi đó huy động đƣợc sức dân trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá cổ truyền dân tộc (đóng góp xây dựng lại đình, chùa, khôi phục lễ hội…) đúng với quan điểm xã hội hoá văn hoá của Đảng và Nhà nƣớc ta.

- Đa số cán bộ các cấp cơ sở còn giữ cách nhận thức siêu hình đối với các hiện tƣợng văn hoá cổ truyền: sự tách bạch một cách siêu hình, máy móc theo kiểu chỉ chọn lọc mặt tích cực, loại bỏ mặt tiêu cực trong một hiện tƣợng văn hoá (vốn là một thực thể) là tƣ duy phổ biến của họ. Ví

dụ họ cho rằng ở một lễ hội cổ truyền thì chỉ phần hội là tích cực, còn phần lễ là tiêu cực không nên khuyến khích, thậm chí phải cấm đoán; hoặc nhớ đến ông bà tổ tiên là tích cực nhƣng hành vi cúng lễ là hành vi mê tín… Nguyên nhân sâu xa của nhận thức này là do họ thƣờng đình giá văn hoá mà không theo những tiêu chí, mục đích tổng thể của xã hội mà chỉ theo những tiêu chí chính trị hoặc kinh tế đơn thuần (vì thế mới có những cặp từ nhƣ “tiến bộ-lạc hậu”, “có lợi- vô ích”, “tín ngƣỡng – mê tín dị đoan”… trong các thẩm định ở các cấp về văn hoá). Ngày nay, các nghị quyết của Đảng ta, đặc biệt là Nghị quyết 5 đã chỉ ra rằng: trƣớc xu hƣớng giao lƣu quốc tế mạnh mẽ, văn hoá dân tộc cổ truyền đóng vai trò quyết định trong việc giữ gìn bản sắc tộc ngƣời và “hoà nhập chứ không hoà tan”. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết, vấn đề đổi mới tƣ duy trong cách định giá văn hoá đối với cán bộ quản lý các cấp cần phải đƣợc đặt ra một cách cấp bách.

Nhƣ đã đề cập ở phần trên, khi tới thăm khu di tích Lăng Hoàng Cao Khải, ngƣời viết cũng đã chứng kiến cảnh... di tích quốc gia không ai nhận! "Ngạc nhiên trƣớc thái độ thờ ơ với khu di tích bằng đá duy nhất của Hà thành, chúng tôi cất công tìm gặp những ngƣời chịu trách nhiệm chính trong việc bảo quản di tích để tìm cho ra nhẽ. Qua số liệu của Viện Bảo tồn di tích chúng tôi đƣợc biết, ngay từ đầu những năm 70, Viện đã tiến hành khảo sát lăng và đề xuất việc giải toả di dời các hộ dân lấn chiếm, bảo vệ, phát huy giá trị khu di tích. Nhƣng đã qua hơn 30 năm, vì sao việc di dân khỏi khu di tích vẫn... giẫm chân tại chỗ?! Đem câu hỏi này sang Sở VH-TT Hà Nội, đại diện Sở chỉ cho chúng tôi sang Ban Quản lý danh thắng Hà Nội và UBND Quận Đống Đa với lý do việc quản lý và bảo tồn di tích đã đƣợc giao cho Ban Quản lý và địa phƣơng phối hợp thực hiện. Khi chúng tôi xuống UBND Quận, một cán bộ ở

đây, xin phép đƣợc giấu tên cho biết chƣa nghe nói tới bất cứ dự án nào liên quan tới việc tu bổ di tích này! Còn nếu muốn biết tình hình cụ thể thì xuống phƣờng!? Chẳng lẽ di tích cấp quốc gia đƣợc xếp loại A lại thuộc thẩm quyền quản lý của phƣờng? Quay xe vào trụ sở UBND phƣờng Trung Liệt, ông Nguyễn Ngọc Tân, cán bộ phòng Đảng uỷ phƣờng, ngƣời đƣợc giới thiệu là “biết rất rõ về khu lăng” tiếp chuyện chúng tôi. Ông bảo: “Bây giờ cũng ít ai biết và hình dung nổi quần thể kiến trúc của khu lăng bởi ngƣời dân đã lấn chiếm gần hết. Đài Nghinh phong (8 mái) cao 10m trên đồi phía sau lăng bị 2 gia đình “nhảy dù” vào ở từ lâu. Khu học đƣờng, từ đƣờng, đình tế cũng bị nhiều hộ dân chiếm cứ. Khu lăng gỗ và khu nhà thờ gần nhƣ bị xoá sổ, duy chỉ 2 cái lăng Hoàng Cao Khải và Hoàng Trọng Phu là còn rõ nét hơn cả”. Khi tôi hỏi: phƣờng có biện pháp gì để bảo vệ di tích không? Ông trả lời: “Trƣớc khi tôi về đây quản lý, ngƣời dân thƣờng vào trong lăng để nấu cám lợn, đổ rác... Hai hàng lính chầu bằng đá trƣớc cửa lăng Hoàng Cao Khải đã bị làm sập, đôi rồng đá ở bậc tam cấp thì bị xô đổ. Tôi xin cho anh em làm Trụ sở tuần tra ở đó, cho quét vôi lại cho sạch sẽ. Tuy nhiên, chúng tôi đã cố gắng giữ tốt nhất hiện trạng của lăng mộ. Toàn bộ cửa lắp ga-rô chứ không đục thẳng vào đá. Hiện còn giữ lại đƣợc 2 linh vật (vân hoá rồng) còn tƣơng đối nguyên vẹn, 3 tƣợng lính, 2 tƣợng quỳ mất đầu dựng ở cạnh hồ. Còn mấy hộ dân ở trong lăng toàn là hộ nghèo, họ vào đó sống đã mấy chục năm, họ rất mong đƣợc cấp nhà để chuyển đi nhƣng muốn chuyển họ đi cũng khó vì không có kinh phí!”. Ông còn cho biết đến nay, phƣờng không còn lƣu giữ tƣ liệu nào liên quan tới khu lăng mộ, cũng không có cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm quản lý di tích và ông cũng chƣa bao giờ nghe nói tới một dự án hay kế hoạch nào liên quan tới việc phục dựng di tích bằng đá độc nhất vô nhị Hà thành này!"

(Tác giả Hương Trà - Lê Hòang Anh, bài "Khu di tích Lăng Hoàng Cao Khải: Di tích đang bị mất tích", 2kỳ, Báo Hànộimới, số ngày 5- 6/9/2006).

Thực tế này trong công tác quản lý đã đƣợc Đảng lƣu ý từ những năm trƣớc Cách mạng tháng Tám, cụ thể là trong Đề cƣơng văn hoá năm 1943. GS. Phạm Đức Dƣơng cũng chỉ ra rằng: “Chúng ta đã làm đƣợc rất nhiều việc, nhất là đã làm sống lại cả một quá khứ hào hùng, lịch sử của một dân tộc chiến đấu không mệt mỏi vì độc lập, tự do cho tổ quốc, đã huy động cả lịch sử cha ông cùng chúng ta hành quân vào hai cuộc kháng chiến thần thánh dẫn tới thắng lợi và đang cổ vũ nhân dân ta đi vào công cuộc xây dựng đất nƣớc. Tuy nhiên, trong khi nghiên cứu văn hoá Việt Nam, chúng tôi nhận ra một số lực cản, trong đó có tƣ duy cơ giới phân tích đơn giản của nền học vấn phƣơng Tây thế kỷ XX. Cách tiếp cận này đã phân chia văn hoá vốn là một chỉnh thể, thành nhiều

ngăn biệt lập và sắp xếp chúng một cách tuỳ tiện. Theo cách nói hiện

đại của Claude Villereure, thì kiến thức ngày nay càng chuyên môn hoá và manh mún giữa những cá nhân rất giỏi về một lĩnh vực nhƣng hầu nhƣ ngu dốt trong các kiến thức khác, nói theo các cụ là “thầy bói xem voi”. Hình ảnh các bảo tàng là minh chứng đầy đủ cho tƣ duy cơ giới. Ngƣời ta thu thập các di vật, tách khỏi môi trƣờng sống của chúng rồi đem trƣng bày trong các bảo tàng và sắp xếp tuỳ tiện vào những ô, những ngăn với những khái niệm trừu tƣợng theo những mô hình, những sơ đồ quy giản sơ lƣợc so với sự đa dạng, phức tạp vốn có của tự nhiên và con ngƣời. Mặt khác, do nhận thức ấu trĩ về chủ nghĩa duy vật và tầm thƣờng hoá nó đến mức thô thiển, cho nên một thời, chúng ta đã tƣớc đi những giá trị nhân bản trong đời sống tâm linh cũng nhƣ những bận tâm siêu hình của con ngƣời nhằm giải quyết những bi kịch, những nghịch lý

mà tạo hoá đã đặt ra buộc con ngƣời, dù màu da gì, ở bất cứ đâu, bất cứ thời đại nào, đều phải trăn trở, xoay xở đủ mọi cách để tìm lối thoát mà không bao giờ giải quyết đƣợc. Đó là mối quan hệ giữa cái hữu hạn và cái vô hạn, giữa cái trần tục và cái thánh thiện, nghĩa là mối quan hệ giữa cái con (sinh vật) và cái Ngƣời (văn hoá) trong con ngƣời. Tất cả những giá trị văn hoá do con ngƣời tạo nên để giải quyết nghịch lý vĩ đại đó, đƣợc chúng ta nhân danh “chủ nghĩa duy vật” không chấp nhận đời sống tâm linh đã đẩy tất cả vào một rọ “duy tâm”. Việc thờ cũng tổ tiên bị sao lãng, biết bao nhiêu chùa chiền bị phá, bao di sản bị hoang phế bị đào bới để lấy đồ cổ đi bán, bao nhiêu lễ hội bị lãng quên…! Chúng ta đã cổ vũ tinh thần yêu nƣớc và lòng dũng cảm vô song để đánh giặc giữ làng thật là tuyệt vời, nhƣng cũng vô tình đƣa vào phong trào cách mạng của quần chúng một quan niệm “vô thần” dẫn tới nhận thức chƣa đƣợc đầy đủ, khiến cho các di sản văn hoá truyền thống bị đập phá không run tay” (Bài Giữ gìn và khai thác giá trị các di sản văn hoá, Tạp chí Di sản văn hoá, số 4 năm 2003).

Nhận thức này đã dẫn đến hành động cụ thể là ở một số nơi, một số chỗ có hiện tƣợng làm mới đình chùa, mang danh khôi phục nhƣng thực ra là đập đi xây mới, làm sai lệch so với kiến trúc cũ, mất đi giá trị của di sản.

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hà Nội (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)