Sơ lƣợc về vùng đất ngàn năm văn vật

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hà Nội (Trang 32)

C. PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ LÀ MỘT CHỨC NĂNG QUAN TRỌNG TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ

1. Sơ lƣợc về vùng đất ngàn năm văn vật

Năm 1010, Lý Công Uẩn viết Chiếu dời đô, quyết định chọn đất thành Đại La làm kinh đô mới và đặt tên là Thăng Long. Việc định đô tại Thăng Long là một bƣớc chuyển để đất nƣớc đi vào một thiên niên kỷ hào hùng của dân tộc Việt Nam. Đến nay, Hà Nội và cả nƣớc đã chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. 1000 năm ấy với biết bao thăng trầm lịch sử, với những “trầm tích” của đời sống, những thành quả của triệu triệu thế hệ đã để lại cho Hà Nội hôm nay một kho tàng di sản văn hóa khổng lồ. Kho tàng di sản ấy chính là minh chứng cụ thể nhất, sống động nhất giúp thế hệ hôm nay có thể hiểu đƣợc lịch sử ngàn năm của vùng đất kinh kỳ.

Thăng Long đời Lý (1009-1225): Năm 1009, sau khi vua Lê Long

Đĩnh mất, Lý Công Uẩn (tức Lý Thái Tổ) đƣợc suy tôn lên làm vua (ông sinh năm 974 mất 1028), lập nên vƣơng triều nhà Lý. Lý Thái Tổ nhận thấy Hoa Lƣ không còn thích hợp để làm kinh đô của nƣớc Đại Việt nữa. Công việc xây dựng một quốc gia độc lập và cƣờng thịnh cần đặt kinh đô ở một nơi thuận lợi để xây dựng thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa cho cả nƣớc. Đi tìm đất để xây dựng kinh đô ở nhiều nơi, Lý Công Uẩn nhận thấy Đại La (trƣớc đây là một toà thành bên bờ sông Tô Lịch gọi là Tử Thành) là vùng đất thích hợp nhất.

Tháng 7 năm Canh Tuất (1010), Lý Công Uẩn hạ Chiếu dời đô. Chiếu dời đô, viết:

...thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam, Bắc, Đông, Tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời...

Năm 1010, triều đình nhà Lý bắt đầu dời đô về Đại La. Tƣơng truyền, khi đoàn thuyền của triều đình do Lý Công Uẩn dẫn đầu đến thành Đại La thì bầu trời toả sáng, rồng vàng từ dƣới đất cuồn cuộn bay lên trời cao. Lý Công Uẩn vô cùng xúc động, cho đây là điềm lành báo hiệu thiên thời, địa lợi bèn lấy tên Thăng Long (Rồng bay lên) đặt cho kinh đô mới, bỏ tên cũ Đại La.

Thời kỳ này đã để lại cho Hà Nội nhiều di sản quý mà tiêu biểu nhất là Hoàng thành Thăng Long, viên đá tảng để xây dựng kinh đô từ đó về sau.

Trên cơ sở thành Đại La, Lý Công Uẩn xây dựng một kinh thành mới về đại thể đƣợc giới hạn bằng 3 con sông, phía Đông là sông Hồng, phía Bắc và phía Tây là sông Tô, phía Nam là sông Kim Ngƣu. Khu Hoàng Thành ở gần Hồ Tây là nơi có các cung điện hoàng gia và nơi thiết triều, tất cả đƣợc bao bọc bằng một toà thành xây gạch. Phần còn lại là khu dân sự, chia ra làm các phƣờng, trong đó có những phƣờng nông nghiệp, phƣờng thủ công nghiệp, phƣờng thƣơng nghiệp, tách biệt hoặc đan xen. Cả 2 khu (hoàng thành và dân sự) đƣợc gọi là kinh thành, đƣợc bao bọc bằng một tòa thành đất phát triển từ đê của 3 sông nói trên.

Chỉ trong khoảng trên một trăm năm, sau khi trở thành Kinh đô, Thăng Long đã đƣợc xây dựng trở thành trung tâm chính trị-kinh tế-văn hóa lớn nhất và tiêu biểu cho cả nƣớc. “Kinh thành Thăng Long trong thời Lý đã dần dần hình thành cấu trúc 3 vòng thành, thƣờng gọi là “tam trùng thành quách” gồm vòng thành trong cùng gọi loà Cấm Thành (hay Cung Thành), vòng giữa là Long Thành (hay Phƣợng Thành hay Long Phƣợng Thành mà từ thời Lê gọi là Hoàng Thành) và vòng ngoài cùng gọi là thành Đại La hay La Thành” (Phan Huy Lê chủ biên, Địa bạ cổ Hà Nội). Tại Thăng Long, nhà Lý trong giai đoạn thịnh đạt của vƣơng triều đã đẩy mạnh công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nƣớc trên quy mô lớn, mở ra kỷ nguyên văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam. Đặc biệt, nhân dân Thăng Long cũng đã góp phần cùng nhân dân cả nƣớc lập nên chiến công vang dội trong triều đại nhà Lý là đánh thắng quân xâm lƣợc Tống mà 2 nhân vật Hà Nội tiêu biểu nhất là Ỷ Lan nguyên phi và Lý Thƣờng Kiệt.

Thăng Long thời Trần (1226-1400): Sau 2 thế kỷ cầm quyền

(1009-1225) Nhà Lý suy thoái, đất nƣớc loạn ly, nhà Trần thay thế, thiết lập lại trật tự chính trị xã hội, nền văn minh Đại Việt tiếp tục phồn thịnh. Nhà Trần tồn tại từ năm 1226 đến năm 1400. Nhà Trần củng cố lại hoàng thành, xây thêm cung điện. Kinh thành vẫn giữ ranh giới cũ nhƣng đông đúc hơn. Kinh tế công thƣơng nghiệp thành thị phát triển đã hình thành tầng lớp thị dân và lối sống thành thị nhƣ đã có sinh hoạt giải trí ban đêm.

Thăng Long thời Trần hội tụ nhiều nhà văn hóa lớn: Hàn Thuyên đặt cơ sở cho sự ra đời của nền văn hóa tiếng Việt, Lê Văn Hƣu, nhà sử học uyên bác, các vua anh hùng kiêm thi sĩ tài hoa nhƣ Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, các vị tƣớng kiêm nhà văn, nhà thơ Trần Quốc

Tuấn, Trần Quang Khải, nhà trí thức mô phạm cƣơng trực nhƣ Chu Văn An...

Thăng Long đời Trần không chỉ có xây dựng và sáng tạo nghệ thuật mà còn đánh giặc giỏi. Trong vòng 30 năm (1258-1288), ba lần quân Nguyên-Mông sang xâm lƣợc, ba lần chúng vào đƣợc Thăng Long nhƣng đều thất bại. Lần đầu (1258), Thăng Long chỉ là tòa thành rỗng (dân đã tản cƣ, để lại nhà không vƣờn trống). Mƣời một ngày sau, quân nhà Trần phản công dữ dội và với trận Đông Bộ Đầu (dốc hàng Than) ngày 29-1-1258 giặc buộc phải tháo chạy. Lần thứ hai (tháng 2-1285), tuy giặc chiếm đóng hơn 3 tháng nhƣng sau các trận Hàm Tử, Chƣơng Dƣơng thì trận Trung Thành Vƣơng đánh thọc sâu vào phƣờng Giang Khẩu (Hàng Buồm) cũng đã buộc địch phải tháo chạy. Lần thứ ba (2- 1288), sau 32 ngày chiếm đóng Thăng Long, giặc phải rút về Vạn Kiếp để tháo chạy về nƣớc, nhƣng đa số bị nhấn chìm dƣới lòng sông Bạch Đằng.

Qua 3 lần chống quân xâm lƣợc Nguyên-Mông, Thăng Long thời nhà Trần vẫn đứng vững, xứng đáng là một đô thành Anh hùng.

Thăng Long chống quân Minh xâm lược (1407-1427): Nhà Trần

sau một thời gian hƣng thịnh đã đi vào suy thoái. Quý tộc Hồ Quý Ly cƣớp ngôi lập ra nhà Hồ (1400-1407). Ông xây dựng một đô thành mới ở Thanh Hóa gọi là Tây Đô. Thăng Long đổi tên là Đông Đô. Năm 1406, nhà Minh đƣa 80 vạn quân sang xâm lƣợc Đại Việt. Cuộc kháng chiến do nhà Hồ lãnh đạo bị thất bại. Đông Đô bị địch chiếm đóng và bị đổi tên là Đông Quan. Chúng phá hoại các di sản văn hóa: chuông Quy Điền của chùa Một Cột, tháp chùa Báo Thiên bị phá hoại để lấy đồng đúc súng đạn, sách vở bị thiêu huỷ, bia đá bị đập.

Năm 1418, Lê Lợi đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Sau khi giải phóng phía Nam, năm 1426, nghĩa quân Lam Sơn đánh ra Đông Quan. Sau khoảng 400 ngày đêm (22-11-1426 đến 3-1-1428), chiến dịch giải phóng Đông Quan thắng lợi. Ngày 3-1-1428, toán quân Minh cuối cùng rút khỏi Đông Quan.

Thăng Long thời Lê Sơ (1428-1527): Khởi nghĩa Lam Sơn thắng

lợi, triều Lê đƣợc thành lập.

Tháng 4-1428, Lê Lợi từ dinh Bồ Đề chuyển vào thành Đông Quan. Ngày 29-4-1428, ông lên ngôi Hoàng Đế. Năm 1430 đổi Đông Quan thành Đông Kinh. Lúc này thành cũ vẫn đƣợc dùng và đƣợc mở thêm về phía Đông.

Năm 1483, khu Văn Miếu đƣợc xây dựng lại và mở rộng thêm, trở thành khu học xá lớn nhất thời xƣa. Tại đây có xây nhà Thái Học, trong đó có lập hai giảng đƣờng làm nơi giảng dạy học sinh; có nơi chứa các ván gỗ đã khắc để in sách, gọi là kho bí thƣ. Hai bên nhà Thái Học là nơi dựng nhà bia, trong đó đặt bia đá ghi tên các tiến sĩ từng khoa.

Rất nhiều ngƣời đổ về Đông Kinh làm ăn buôn bán. Nhƣng với tƣ tƣởng "ức thƣơng", nhà Lê không muốn phát triển phần kinh tế-dân cƣ, chỉ duy trì số dân và quan hệ hàng hóa, tiền tệ của kinh đô trong một giới hạn.

Thăng Long thời Mạc - Lê trung hưng - Lê mạt (1527-1789):

Đầu thế kỷ thứ 16, triều Lê suy tàn. Năm 1527 triều Mạc (1527-1592) đƣợc thành lập. Trong thời gian đầu cầm quyền, nhà Mạc đã tạo dựng đƣợc một xã hội ổn định, công thƣơng nghiệp phát triền, phật giáo và đạo giáo phục hƣng. Nhƣng về cơ bản, nhà Mạc không đề ra đƣợc những cải cách mới, mở đƣờng cho sự phát triển vững vàng của xã hội. Trong lúc đó, thế lực đối lập lại lấy danh nghĩa khôi phục vƣơng triều Lê chính

thống nổi dậy ở nhiều nơi. Năm 1533, các lực lƣợng muốn khôi phục vƣơng triều Lê tập hợp lại ở Thanh Hóa, dựng một triều Lê bù nhìn để chống lại triều Mạc. Từ năm 1545, quyền bính của Triều Lê nằm trong tay họ Trịnh. Đó là thời kỳ của chính quyền vua Lê-chúa Trịnh kéo dài đến năm 1786.

Thời kỳ này Đông Kinh trở lại tên gọi Thăng Long, vẫn là Kinh Đô của cả nƣớc. Để tăng cƣờng hệ thống bảo vệ, năm 1588, nhà Mạc huy động dân đắp 3 lần luỹ đất ở ngoài thành Đại La, cao và rộng hơn thành cũ rất nhiều.

Năm 1592, sau khi đánh bại nhà Mạc, quân Trịnh phá huỷ lũy này. Nhƣng sang thế kỷ 18, trƣớc phong trào khởi nghĩa nông dân, nhà Trịnh lại cho đắp lại nhƣ cũ, vào năm 1749 gọi là thành Đại Độ.

Từ thế kỷ thứ 15 đến thế kỷ thứ 18, các vua Lê chúa Trịnh đã xây dựng nhiều đền chùa và hành cung. Quanh hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, nhiều công trình kiến trúc làm nơi du ngoạn cho vua chúa đƣợc xây dựng. Khu vực Hồ Hoàn Kiếm có đền Ngọc Sơn, có Lầu Ngũ Long cao 300 thƣớc. Quanh Hồ Tây có đền Trấn Vũ, chùa Kim Liên, chùa Trấn Quốc... Các vua nhà Mạc cũng xây dựng ở khu này nhiều cung điện và dinh thự nhƣ viện Nghinh Xuân và Trƣờng Thi ở Quảng Bá. Đặc biệt chùa Thiên Tích ở phía nam kinh thành là một công trình kiến trúc rất công phu và tráng lệ.

Khoảng cuối thế kỷ thứ 18, cuộc tranh chấp quyền hành giữa vua Lê và chúa Trịnh đã trở nên gay gắt. Chính quyền họ Trịnh đã mục nát và suy sụp.

Thăng Long thời Tây Sơn: Mùa hè năm 1786, quân Tây Sơn tiến

ra Đàng ngoài để lật đổ chúa Trịnh. Ngày 21-7-1786, quân Tây Sơn đã làm chủ Thăng Long. Nền thống trị của họ Trịnh tồn tại 241 năm (1545-

1786) trong đó có 194 năm ở Thăng Long bị lật đổ. Nghĩa quân Tây Sơn đã kiểm soát cả nƣớc, xóa bỏ tình trạng chia cắt Đàng trong-Đàng ngoài kéo dài hơn 2 thế kỷ.

Thăng Long trong 10 năm dƣới chính quyền Tây Sơn (1788-1802) về căn bản không có gì thay đổi khác trƣớc. Một số công trình kiến trúc cũ đƣợc tu bổ lại hoặc đƣợc làm mới.

Thăng Long-Hà Nội thời Nguyễn: Năm 1802, triều đại Tây Sơn

bị tiêu vong. Cả nƣớc thuộc quyền thống trị của triều Nguyễn. Triều Nguyễn đóng đô ở Phú Xuân (Huế). Từ đây, kinh thành Thăng Long chỉ còn là trấn thành và sau đó là tỉnh thành. Vua Gia Long không muốn Thăng Long có dấu tích đế vƣơng, chữ Long là "Rồng" vì thế đã phải đổi thành chữ "Long" là Thịnh. Thăng Long không còn là Thủ đô mà chỉ là trấn thành miền Bắc. Năm 1803, Gia Long cho phá thành cũ, xây trên đó một toà thành mới.

Năm 1831, vua Minh Mạng sát nhập huyện Từ Liêm, phủ Ứng Hoà, phủ Lý Nhân, phủ Thƣờng Tín vào Thăng Long và lập ra tỉnh Hà Nội. Tên "Hà Nội" có từ đó.

Sự phát triển của Hà Nội nửa đầu thế kỷ thứ 19 không đều. Các phƣờng, thôn phía Tây và Nam có xu hƣớng nông thôn hóa, chuyên về nghề nông có kết hợp thủ công. Bộ mặt đô thị của Hà Nội dồn về phía Đông và Đông Nam.

Các công trình văn hóa cũng có những biến đổi. Quốc Tử Giám dời vào Huế. Một số cửa Ô đƣợc xây dựng lại trong đó có Ô Quan Chƣởng. Đặc biệt, một số tƣ nhân đã đứng ra quyên góp để xây dựng các công trình nhƣ Nguyễn Văn Siêu với quần thể đền Ngọc Sơn, Nguyễn Đăng Giai với chùa Báo Ân 180 gian bên bờ hồ Hoàn Kiếm. Hà Nội xuất hiện nhiều nhà văn hóa nổi tiếng: Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát,

Vũ Tông Phan, Bà Huyện Thanh Quan, Phạm Đình Hổ... Nếp sống Hà Nội, nếp sống thanh lịch đã đƣợc khẳng định.

Hà Nội chống Pháp xâm lược: Ngày 20-11-1873, bằng việc

chiến hạm của lái buôn Giăng Duypuy, mƣợn đƣờng sông Hồng đi Vân Nam, thực dân Pháp, cầm đầu là Garnier đã nổ súng đánh Hà Nội.

Nhân dân Hà Nội đã anh dũng đấu tranh chống lại sự đô hộ của thực dân Pháp.

Nhìn chung, dƣới ách thống trị của thực dân Pháp, đời sống của nhân dân ta vô cùng khốn khó. Nạn thất nghiệp trầm trọng, công thƣơng nghiệp đình trệ, tƣ sản Việt Nam phá sản. Thời kỳ 1936-1939, nhiều báo chí công khai của Đảng xuất hiện, nhiều Hội ái hữu bao gồm các nghề nghiệp khác nhau ra đời. Ngày 1-5-1938, một cuộc mít tinh khổng lồ kỷ niệm ngày quốc tế lao động đã diễn ra ở Hà Nội trƣớc cửa nhà Đấu Xảo (nay là Cung văn hoá hữu nghị Hà Nội).

Tổng khởi nghĩa và Cách mạng Tháng Tám 1945 thắng lợi, nền độc lập đƣợc xác lập, nhân dân thủ đô lại tiếp tục cuộc kháng chiến trƣờng kỳ đấu tranh chống thực dân pháp xâm lƣợc, chống Mỹ cứu nƣớc, thống nhất đất nƣớc.

Thời kỳ lịch sử hào hùng này đã ghi dấu ở Hà Nội với hàng trăm di tích lịch sử- cách mạng, nhiều công trình có ý nghĩa lịch sử.

Hà Nội trong thời kỳ thống nhất đất nước: Ngày 30 - 4 - 1975,

miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nƣớc Việt Nam thống nhất.

Từ ngày 24-6 đến 3-7-1976, Quốc hội nƣớc Việt Nam thống nhất họp tại Hà Nội đã thông qua các Nghị quyết quan trọng, trong đó có quyết định: "Việt Nam là một nƣớc độc lập thống nhất và xã hội chủ nghĩa, lấy tên là nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". "Thủ đô của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội".

Vƣợt qua những khó khăn do hậu quả chiến tranh để lại, Hà Nội đã phát huy những tiềm lực vốn có của mình để khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Hà Nội ngày nay, sau 45 năm giải phóng, xây dựng và phát triển đã có nhiều đổi thay trên mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội.

Đặc biệt, năm 1999, Hà Nội là thành phố duy nhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng đƣợc nhận danh hiệu cao quý do UNESCO trao tặng "Thành phố vì hoà bình".

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hà Nội (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)