Hiện tƣợng Hoàng Thành trên báo chí

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hà Nội (Trang 46)

C. PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ LÀ MỘT CHỨC NĂNG QUAN TRỌNG TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ

2. Hà Nội là nơi tập trung tinh hoa văn hóa của cả nƣớc

2.1.1 Hiện tƣợng Hoàng Thành trên báo chí

Trong số các di sản vật thể ở Hà Nội đƣợc đề cập trên báo chí trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2005, Hoàng Thành là công trình đƣợc nhắc đến nhiều nhất, là phát hiện quan trọng bậc nhất của khảo cổ học và ngành văn hoá Hà Nội trong nhiều năm qua.

Trong bài “Đã tìm thấy trung tâm hoàng thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê?” đăng trên báo Tuổi trẻ chủ nhật (số ra ngày 05/10/2003), tác giả Nguyễn Dũng Sĩ viết: “Đã có nhiều thƣ tịch cổ chép về trung tâm hoàng thành Thăng Long xƣa với những cung điện nguy nga, tráng lệ trên một qui mô to lớn và đƣợc phát triển liên tục qua các triều đại. Nhƣng chƣa ai có thể định hình ra đƣợc nó nằm ở đâu, đƣợc xây dựng nhƣ thế nào, kiến trúc ra sao, bởi tất cả những công trình này đã bị vùi sâu trong lòng đất hằng ngàn năm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thế rồi cuộc khai quật khảo cổ học tại 18 Hoàng Diệu, thuộc khu xây dựng Nhà quốc hội và hội trƣờng Ba Đình (mới) lần đầu tiên giúp cho giới sử học tận mắt thấy một phần lớn diện mạo kiến trúc Hoàng thành Thăng Long thời Lý, thời Trần, thời Lê và nhiều di vật quan trọng khác. (…) Qua bóc tách các lớp đất ở độ sâu từ 1m trở xuống và dày 2-3,5m đã xuất hiện dấu vết các thời đại sắp chồng lên nhau. Qua các hố khai quật trên một diện tích hơn 14.000m2,

các nhà khảo cổ đã làm xuất lộ đƣợc gần hết di tích nền móng của một cung điện có chiều dài 62m, rộng 27m (diện tích1.674m2

với chín gian nhà) thuộc thời Lý, Trần. Cung điện có một hệ thống 40 trụ móng cột đƣợc xử lý rất kiên cố bằng sỏi và gạch ngói”.

Cũng trong thời điểm này, tháng 10/2003, trên hầu hết các tờ báo lớn nhỏ, phát hiện khảo cổ học ở Hoàng Thành đƣợc nhắc đến liên tục với nhiều đánh giá nhƣ: “là cuộc khai quật lịch sử lớn nhất từ trƣớc tới nay ở Việt Nam, với hơn 14.000 mét vuông đã khai quật và ba triệu hiện vật tìm thấy” (Bài Di tích Thăng Long- di sản văn hoá vô giá, Báo Tuổi trẻ số 27/10/2003) hay “ở Hà Nội chƣa có cuộc khai quật khảo cổ nào lại mang đến một số lƣợng di vật lớn và có giá trị nhƣ cuộc khai quật này. Tổng số di vật ƣớc tính khoảng hơn 3 triệu” (bài “Đã tìm thấy trung tâm hoàng thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê?” báo Tuổi trẻ chủ nhật ngày 05/10/2003)…

Nhiều tờ báo cùng đƣa ra nhận định: Khu Cấm Thành nói riêng và khu Thành cổ và Hoàng Thành nói chung, đúng là một "kho báu" khảo cổ độc nhất vô nhị với nhiều di tích trên và dƣới lòng đất từ thời tiền Thăng Long đến thời kỳ cách mạng. Nhiều chuyên gia nƣớc ngoài đánh giá rất cao khu di tích này: "Trên thế giới cực hiếm nơi nào còn lƣu giữ đƣợc tầng văn hoá trong lòng đất xuyên suốt 13 thế kỷ nhƣ thế này. Nếu đƣợc nghiên cứu, giới thiệu, đây có thể đƣợc công nhận là Di sản Thế giới”.

Theo tổng hợp của Thông tấn xã Việt Nam: Thành cổ mà chúng ta vẫn quen gọi hiện nay chỉ là một phần nhỏ của thành Hà Nội thời Nguyễn (thế kỷ XIX) thu lại. Thành cổ hiện nay thuộc phƣờng Điện Biên, quận Ba Đình; phía Bắc giáp đƣờng Phan Đình Phùng, phía Nam bắt đầu từ di tích Cột cờ Hà Nội, phía Đông giáp đƣờng Nguyễn Tri Phƣơng và phía Tây giáp đƣờng Hoàng Diệu với tổng diện tích khoảng gần 50.000m2, gồm bốn khu Bắc Môn, Hậu Lâu, Điện Kính Thiên và Đoan Môn.

Năm 1010, sau khi lên ngôi, Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lƣ về thành Đại La, đổi tên thành Thăng Long. Thực hiện Chiếu chỉ của triều đình, nhân dân Thăng Long đã tham gia đắp đất, xây thành. Ngay từ đầu, thành Thăng Long đƣợc chia thành 2 phần: Hoàng Thành và Kinh Thành, trong đó Hoàng thành nằm trong lòng Kinh thành - là nơi vua ở và làm việc của Triều đình. Trong Hoàng thành lại ngăn thành một nơi gọi là Cấm thành, có tƣờng xây kiên cố và bảo vệ nghiêm ngặt, thời Lý gọi là Long Thành, thời Trần gọi là Long Phƣợng Thành. Trong Hoàng Thành các đời vua đều cho xây dựng những cung điện nguy nga, tráng lệ. Ngoài ra, các vua Lý còn cho đắp nhiều ngọn núi đất trong đó có nơi trở thành danh thắng nhƣ núi Nùng, núi Thái Hoà... Dƣới thời Lý, ngoài những đợt xây dựng quy mô lớn vào các năm 1011, 1029, 1203 Hoàng Thành thƣờng xuyên đƣợc tu sửa, xây mới. Kinh thành Thăng Long thời Lê vẫn là kinh thành Thăng Long thời Lý, Trần... những công trình cũ đã hƣ hại thì đƣợc sửa chữa lại, công trình nào bị phá huỷ thì đƣợc xây mới, tất cả đều mang đặc điểm, phong cách kiến trúc, mỹ thuật thời Lê. Các vua thời Lê cho mở rộng Hoàng Thành vào các năm 1473, 1490, 1514.

Chính giữa Hoàng Thành là Điện Kính Thiên xây dựng năm 1428, là nơi vua cùng triều thần bàn việc lớn của đất nƣớc. Bên phải Điện Kính Thiên là Điện Chí Kính, phía sau chếch về bên trái là Điện Vạn Thọ. Trƣớc Điện Kính Thiên là Điện Thị Triều - nơi quan lại chuẩn bị vào chầu. Phía ngoài Điện Thị Triều là Đoan Môn có 2 cửa Đông Tràng An và Tây Tràng An ở hai bên ăn thông ra 2 hƣớng Đông và Tây trong Hoàng Thành.

Sang thế kỷ XVIII, Hoàng Thành bị sạt lở nhiều, khi nhà Tây Sơn ra Thăng Long, các cửa thành đã đổ gần hết chỉ còn lại 2 cửa Đại Hƣng ở

phía Nam và Đông Hoa ở phía Đông. Nhà Nguyễn lên ngôi, Thăng Long từ vị trí Kinh đô của quốc gia trở thành trấn thành rồi tỉnh thành. Mất đi vai trò trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế... các công trình trong Hoàng Thành phải thay đổi quy mô. Năm 1805, Vua Gia Long lệnh phá bỏ thành cũ, xây lại theo kiến trúc Pháp. Các công trình trong thành đƣợc bố trí kế thừa những di tích của triều đại trƣớc: Chính giữa vẫn là Điện Kính Thiên xây dựng trên núi Nùng. Thềm Điện Kính Thiên cao 3 cấp, có chạm những con rồng bằng gỗ. Gần điện có Hành Cung là nơi vua ngự mỗi khi kinh lý Bắc Thành. Từ Điện Kính Thiên đi ra là Đoan Môn, cấu trúc gồm 3 cửa, trong đó cửa chính giữa dành cho nhà vua, hai cửa nhỏ dành cho các quan. Hai đàn Xã và Tắc để tế trời đặt bên trái ngoài Đoan Môn cùng một Đình bia ghi công trạng của vua Gia Long. Năm 1805 vua Gia Long cho xây dựng Kỳ Đài (Cột Cờ) gần Đình bia. Để xứng tầm với một "tỉnh thành", năm 1831 vua Minh Mạng ra lệnh hạ thấp tƣờng thành và đổi tên là Thành Hà Nội. Năm 1848, vua Tự Đức cho phá dỡ các cung điện còn lại trong thành, những đồ chạm khắc mỹ thuật bằng gỗ, đá đều đƣa về Huế, chỉ còn sót lại rồng đá ở Điện Kính Thiên...

Qua thăng trầm của lịch sử, Hoàng Thành đã chịu nhiều biến cố, tác động xấu đến diện mạo, quy mô các công trình kiến trúc. Phong kiến phƣơng Bắc nhiều lần tiến công cƣớp phá Thăng Long và để lại những hậu quả nặng nề, các công trình kiến trúc bị phá huỷ, tƣ liệu vật thể bị cƣớp mang về nƣớc. Cuối thế kỷ 13, quân Nguyên-Mông nhiều lần cƣớp phá Thăng Long. Sang thế kỷ XIV (năm 1371 đến 1378), quân Chiêm Thành đã 4 lần đem quân tấn công đốt phá kinh thành. Trong tình trạng hoang tàn ấy, nhà Hồ (năm 1397) lại quyết định dời đô về Thanh Hoá... Đặc biệt, trong hai mƣơi năm xâm lƣợc, Nhà Minh đã phá nát cung điện, đền chùa, bảo tháp... lấy đồng đúc vũ khí... Giặc Pháp chiếm đóng trong

Điện Kính Thiên, củng cố tƣờng xung quanh thành pháo đài kiên cố. Chúng cho phá điện, xây nhà chỉ huy pháo binh, Đoan Môn bị Pháp sửa biến thành trại lính... Cuối cùng, năm 1893, thực dân Pháp lại quyết định phá bỏ toàn bộ tƣờng thành. Trong 62 năm (từ 1892 đến 1945) đóng quân trong thành, ngƣời Pháp với tƣ tƣởng thực dân đã biến thành cổ Hà Nội thành một khu quân sự, một trại lính. Hầu nhƣ tất cả công trình cổ còn lại đã bị biến thành nhà ở hoặc phá bỏ lấy đất, gạch xây các công trình quân sự, nhà ở cho các sĩ quan, binh lính, kho tàng...

Theo PGS.TS Tống Trung Tín, công trình di tích về Hoàng Thành Thăng Long mới đƣợc phát hiện ở Hà Nội có quy mô, ý nghĩa và giá trị không thua kém gì với những công trình khảo cổ lớn trên thế giới nhƣ kinh đô Trƣờng An, mộ Tần Thủy Hoàng (Trung Quốc) và kiến trúc cổ Nara (Nhật Bản)… Nếu đƣợc phép tiếp tục khai quật thì các nhà khảo cổ sẽ phải thực hiện trong khoảng 2-3 năm mới có thể thấy hết quy mô, giá trị của nó (Bài Một Hoàng Thành cổ xưa giữa lòng Hà Nội, tác giả Trọng Quang, Báo HNM số ra ngày 7/11/2003).

Còn tiến sĩ William Logan, Giáo sƣ trƣờng Đại học Deakin tại Menbơn (Oxtraylia), thành viên Ban bảo tồn di sản thuộc Unesco khẳng định: thành Thăng Long cổ có giá trị không thua kém gì những di tích nổi tiếng tại nhiều nƣớc nhƣ di tích Mohenjo- daro (Pa-ki-xtan) đã có cách đây 4500 năm hoặc một di tích khác tại Băng la đét có niên đại 800 năm. (Bài Thành cổ Thăng Long không thua kém những di tích nổi tiếng trên thế giới, Báo HNM, ngày 14/5/2004)

“Hiện tƣợng” Hoàng Thành trên báo chí đƣợc nhắc đến liên tục suốt từ năm 2002 đến nay trên báo chí với những đánh giá cao chính là một minh chứng sắc nét khẳng định giá trị của di sản văn hoá vật thể tại thủ đô.

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hà Nội (Trang 46)