BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ QUẢNG BÁ DU LỊCH HẠ LONG

55 1.2K 10
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ QUẢNG BÁ  DU LỊCH HẠ LONG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ QUẢNG BÁ DU LỊCH HẠ LONG

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 ĐẠI HỌC QUỐC GIA NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA BÁO CHÍ --------------- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ QUẢNG DU LỊCH HẠ LONG (KHẢO SÁT TẠP CHÍ DU LỊCH, BÁO TUỔI TRẺ VÀ QUẢNG NINH,… NĂM 2007) PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài: Trong thời đại ngày nay, du lịch không còn là điều xa lạ đối với con người. Mỗi ngày, dòng khách du lịch trên thế giới đã, đang và sẽ tỏa đi muôn nơi để khám phá những điều kỳ bí, mới mẻ ở các chân trời mới. Hiện nay, du lịch được đánh giá là ngành công nghiệp vàng, cung cấp nguồn lợi nhuận lớn cho nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, tiềm năng du lịch là rất lớn. Đó là những điểm du lịch tự nhiên như các bãi tắm tuyệt đẹp dọc 3260km đường bờ biển Bắc - Nam như: Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Nha Trang, Vũng Tàu…, hay các hang động caxtơ tự nhiên lung linh, huyền ảo say đắm lòng người như động Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn), “Nam Thiên đệ nhất động” Phong Nha, Kẻ Bàng… Ngoài ra, du lịch văn hóa - lịch sử cũng thu hút được đông đảo sự chú ý của du khách như Cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An… Nụ cười Việt Nam cùng khẩu hiệu “Việt Nam - điểm đến của thiên niên kỷ mới” đang là hình ảnh gây ấn tương, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cho phát triển du lịch Việt Nam. Nhắc đến du lịch Việt Nam không thể không nhắc tới Vịnh Hạ Long - niềm tự hào của nhân dân cả nước. Hạ Long hội tụ đầy đủ những yếu tố thiên tạo và nhân tạo - điều mà các điểm du lịch khác khó có được. Đó là vẻ đẹp thuần kết, huyền diệu của tự nhiên, từ bãi biển tuyệt đẹp; vịnh với hệ thống hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ sắp xếp ngẫu nhiên, hệ thống động thực vật phong phú… Bên cạnh đó là những giá trị văn hóa - lịch sử do con người tạo nên như: làng chài biển, các đồ cổ vật còn tồn tại hệ thống nhà hàng, khách sạn… Chính 2 tất cả những yếu tố đó đã tạo nên ở Hạ Long một sức lôi cuốn du khách thập ương đến tham quan, chiêm ngưỡng. Đồng thời cũng vì thế mà UNESCO đã 2 lần công nhận Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên thế giới ( Lần đầu tiên vào ngày 17-12-1994, trong phiên họp lần thứ 18 của Hội đồng di sản thế giới thuộc UNESCO tổ chức tại Thái lan. Và năm 2000, Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận lần thứ 2 - Di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị địa chất, địa mạo). Chính những điều này đã khẳng định giá trị ngoại hàng mang tính toàn cầu của Vịnh Hạ Long. Không chỉ dừng lại ở đó, ngày nay, Vịnh Hạ Long đang được đông đảo nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế biết tới như một “ứng viên sáng giá” trong cuộc bình chọn 7 kì quan thiên nhiên thế giới mới do tổ chức New Open World (NOW) phát động. Đây là cơ hội để quảng hình ảnh Vịnh Hạ Long nói riêng và vẻ đẹp nước Việt Nam nói chung ra toàn thế giới; đồng thời là thời cơ ngàn vàng để du lịch Hạ Long và Việt Nam phát triển vượt bậc so với trước. Vịnh Hạ Long thực sự đã trở thành niềm tự hào của người dân Việt Nam. Báo chí - với vai trò là phương tiện truyền thống đại chúng rộng rãi và hiệu quả cần có sự nhanh nhạy nắm bắt “thời cơ ngàn vàng” nói trên. Thực tế, trong những năm qua, báo chí đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của du lịch nước nhà. Không chỉ những thông tin phản ánh, đưa ra những nhận xét chung, mà báo chí còn đưa tin, truyền tải chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có tính chỉ đạo, định hướng luận trong việc phát triển đất nước, du lịch đúng hướng, phù hợp xu thế phát triển của đất nước. 3 Chính vì vậy khi lựa chọn đề tài “Báo chí với vấn đề quảng du lịch Hạ Long”, người viết một lần nữa muốn khẳng định hiệu quả truyền thông báo chí trong việc phát triển du lịch Hạ Long và đóng góp của báo chí trong cuộc bình chọn Vịnh Hạ Long là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới. Đề tài “Báo chí với vấn đề quảng du lịch Hạ Long” cố gắng tiếp cận, tìm hiểu vấn đề ở những giá trị thực tiễn mà báo chí đã, đang làm được đối với vấn đề quảng du lịch, hình ảnh Hạ Long; đồng thời mở ra có tính dự đoán những đóng góp của ngành trong tương lai. Tính thời sự nóng hổi của đề tài trong hôm nay và chắc chắn còn gợi mở nhiều khía cạnh trong tương lai. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài. Đề tài đi vào vấn đề có ý nghĩa thực tiễn xã hội, khẳng định tính chất hoạt động báo chí trong cuộc sống cụ thể và đạt hiệu quả. Trên cơ sở đánh giá những thành tựu và hạn chế của báo chí đối với vấn đề phát triển tiềm năng du lịch Hạ Long trong năm vừa qua; bài nghiên cứu này có thể đưa ra một số giải pháp kiến nghị cho báo chí trong công tác hỗ trợ cho ngành Du lịch nói riêng và các mặt đời sống khác nữa phát triển qua đó phát huy hơn nữa vai trò to lớn của báo chí. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng: đề tài nhằm nghiên cứu hình ảnh Vịnh Hạ Long, ngành du lịch Hạ Long được truyền tải trên các phương tiện truyền thông báo chí ở nước ta . - Phạm vi: Nghiên cứu thực trạng của ngành du lịch Hạ Long được đăng tải trên một số tờ báo năm 2007, cụ thể: 4 + Báo Quảng Ninh + Một số tờ báo in: Tạp chí Du lịch, báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên. + Báo mạng điện tử: Tuổi trẻ Online, báo Điện tử tỉnh Quảng Ninh, Báo Vietnamese. + Trang Web của Ban quản lý Vịnh Hạ Long. + Một số tư liệu khác. 4. Phương pháp luận: Dựa vào chủ trương, chính sách của Đảng Nhà nước về quảng hình ảnh và phát triển du lịch Hạ Long, phương pháp khảo sát, nghiên cứu tư liệu trên các báo, tạp chí để phân tích, tổng hợp, đánh giá vấn đề. 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Đề tài báo chí với sự phát triển du lịch đã được đề cập tới khá nhiều, ví dụ như: Khóa luận tốt nghiệp ngành báo chí khóa 1996- 2000 hệ chính quy của Nguyễn Minh Chi với đề tài “Báo chí với việc phát triển tiềm năng du lịch văn hóa Việt Nam”; hay còn một số nghiên cứu, khóa luận khác nữa. Những đề tài đã được nghiệm thu trước đây là nguồn tự liệu tham khảo bổ ích cho người viết thực hiện nghiên cứu đề tài mới này. Tuy tính chất của đề tài chỉ ở phạm vi hẹp, chưa đề cập được hết những vấn đề mang tính rộng lớn, xã hội hóa cao hơn. Nhưng chắc chắn, đề tài này mang tính thời sự nóng hổi, có giá trị tương đối trong điều kiện khách quan của ngành du lịch Hạ Long hiện nay. 5 6. Kết cấu của đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì bài nghiên cứu được cấu thành từ 3 chương: Chương 1: Tổng quan về du lịchdu lịch Hạ Long. Trình bày những vấn đề, cơ sở lý luận chung về ngành Du lịch ở nước ta, về giới thiệu về Vịnh Hạ Long và hoạt động du lịchHạ Long hiện nay. Chương II: Vai trò của báo chí đối với du lịch nước ta nói chung và du lịch Hạ Long nói riêng. Đi sâu phân tích, đánh giá tổng hợp làm nổi bật những nội dung, vấn đềbáo chí truyền tải về vấn đề du lịch (sơ qua) đặc biệt là về du lịch Hạ Long, đồng thời nhìn nhận, đánh giá những ưu điểm cũng như hạn chế của báo chí đối với công tác quảng du lịch Hạ Long thời gian qua. Chương III: Những giải pháp, kiến nghị để báo chí phát huy vai trò hơn nữa trong việc quảng du lịch Hạ Long. Nội dung của bài nghiên cứu được trình bày theo các chương mục nêu trên. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN DU LỊCHDU LỊCH HẠ LONG 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ DU LỊCH Trên thế giới, bùng nổ du lịch là một tất yếu khách quan cùng với sự tăng trưởng kinh tế, xu thế hoà nhập, với nhu cầu tối thượng của con người là hiểu chính mình và hiểu thế giới xung quanh. Như vậy, du lịch nếu hiểu theo nghĩa bao quát có thể là quá trình tiếp cận để cảm nhận “cái đẹp”, để tìm tới điều “thiện” và “tiến bộ”. Cố gắng đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về du thật là khó bởi với mỗi góc độ tiếp cận khác nhau, sẽ có những cách hiẻu khác nhau. Trong một văn bản có tính quy phạm nhất của ngành du lịch hiện nay, du lịch được hiểu là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu thăm quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Tất nhiên, khái niệm trên chỉ có tính chuyên ngành vì vậy cần đưa ra một cách hiểu rộng rãi hơn cho tất cả mọi người. Với quan điểm ấy, các học giả biên soạn “Bách khoa toàn thư Việt Nam” tách thuật ngữ du lịch ra thành 2 phần để định nghĩa: * Nghĩa thứ nhất: giống như trong Pháp lệnh du lịch coi du lịch là một hiện tượng xã hội. * Nghĩa thứ hai: Du lịch được coi một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thên tình yêu đất nước, đối với nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại 7 hiệu quả rất lớn, có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ. Theo gốc từ tiếng Hán, du lịch là sự chuyển động, di dời (Du – đi, lịch – trải). Nhưng trên thực tế đời sống còn cho thấy một hình thức du lịch gián tiếp, du lịch ở trạng thái tĩnh. Có thể lấy ví dụ trong những hoạt động du lịch thông qua sách báo, tranh ảnh, tạp chí…như chương trình “ Du lịch qua màn ảnh nhỏ”( VTV2), chuyên mục vòng quanh đất nước” (Thế giới phụ nữ)… Như vậy Du lich mở rộng khái niệm ở du lịch gián tiếp. Viện sĩ Nguyễn Khắc Viện đưa ra quan niệm khá ngắn gọn, tuy nhiên không hề đơn giản, coi du lịch là sự mở rộng không gian văn hóa của con người. Mặc quan niệm trên cũng lấy con người làm trung tâm song thước đo du lịch được nhấn mạnh ở giá trị cảm nhận sau mỗi chuyến đi. Nhìn chung, tất cả những khái niệm du lịch vẫn vẫn thường được sử dụng trên báo chí. Bởi cho du lịch là một ngành kinh tế hay một hiện tượng xã hội thì nó vẫn nằm trong sự vận động phát triển của đời sống xã hội và là đối tượng phản ánh của báo chí. 2. Các loại hình du lịch Ngày nay, các loại hình du lịch phát triển không ngừng do nhu cầu ngày càng đa dạng và nâng cao của khách du lịch. Nhìn chung xu hướng du lịch thế giới hiện nay diễn ra theo hai loại hình lớn là du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Du lịch sinh thái là du lịch hường về thiên nhiên xanh với nhiều mục tiêu khác nhau như ngắm cảnh, tắm biển, săn bắn, leo núi, nghỉ dưỡng, chữa bệnh. 8 Ở Việt Nam cũng có tiềm năng thiên nhiên phong phú đa dạng để phát triển du lịch và sinh thái. Trên các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên giới thiệu các điểm du lịch sinh thái, tạo sức cuốn hút mạnh mẽ với công chúng cùng khám phá cảnh quan thiên nhiên kì vĩ của núi rừng Việt Nam, cảnh sắc bình yên của làng quê Việt Nam với những miệt vườn cây trái miền Nam, hệ thống kênh rạch, bản sắc Tây Bắc rẻo cao. Du lịch văn hóa là loại du lịchdu khách muốn được thẩm nhận bề dày lịch sử, bề dày văn hóa của một đất nước thông qua các di tích lịch sử, di tích văn hóa, những phong tục tập quán cổ truyền ( các giá trị văn hóa phi vật thể): Lễ hội, tín ngưỡng, trang phục, điều kiện sinh hoạt. Hiện nay, du lịch văn hóa được coi trọng ở tất cả các nước. Nó mang sắc thái riêng của mỗi quốc gia trong phát triển du lịch.Chúng ta có một nền văn hóa phong phú, độc đáo và đặc sắc để phát triển du lịch, trải dài theo suốt chiều dài của lịch sử dân tộc, phân bố rộng khắp trên phạm vi cả nước, bao gồm những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.Trong đó có các “ nguyên liệu” của du lịch văn hóa cần được giữ gìn và phát huy bởi xu thế du lịch văn hóa là trở về với giáo dục. Như vậy “ nguyên liệu” cho phát triển du lịch văn hóa là yếu tố văn hóa: Cụ thể: • Di tích lịch sử • Di tích văn hóa • Phong tục tập quán • Các loại hình nghệ thuật 9 • Ngành nghề truyền thống. Các giá trị văn hóa không chỉ là đối tượng “khai thác” của du lịch mà thường xuyên được phản ánh, xuất hiền trên báo chí. Bằng khả năng thông tin đại chúng của mình báo chí góp phần kích thích hoạt động du lịch văn hóa. Quan trọng hơn là nhân rộng thông tin nó giới thiệu và giữ gìn bảo tồn các giá trị văn hóa tới mọi đối tượng độc giả. vậy trong những năm qua báo chí dành nhiều chuyên mục, hình thức phong phú để giới thiệu về bản sắc văn hóa Việt Nam, khẳng định lòng tự hòa của đất nước – con người Việt Nam. Qua các bài viết về xứ Huế trầm mặc ẩn dấu bao giá trị văn hóa, Hội An, Đền Hùng, làng Việt cổ Đường Lâm…đem lại rất nhiều điều mới mẻ mà chỉ cần du lịch văn hóa trên báo chí cũng thật thú vị và đầy ý nghĩa. 3. Du lịch Hạ Long a) Những đặc điểm về Hạ Long • Đặc điểm tự nhiên Nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, vịnh Hạ Long là vùng lõm của vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn. Phía tây nam vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần còn lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km, được giới hạn từ 106° 58`- 107°22` kinh độ đông và 20° 45`- 20° 55` vĩ độ bắc với tồng diện tích 1553 km² gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Đảo của vịnh Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch tập trung ở 2 vùng chính là vùng phía đông nam ( thuộc vịnh Bái Tử Long ) và vùng phía tây Nam ( thuộc vùng vịnh Hạ Long) có tuổi kiến tạo địa chất từ 250 -280 triệu năm. Vùng tập trung dày đặc 10 [...]... thu du lịch là 561 tỉ đồng, tăng 27,7% so với cùng kỳ năm trứoc Thành phố tổ chức thành công lễ hội du lịch Hạ Long hàng năm với nhiều hình thức mới la, thu hút đông đảo khách du lịch 20 CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ VỚI DU LỊCH NƯỚC TA NÓI CHUNG VÀ DU LỊCH HẠ LONG NÓI RIÊNG I VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ ĐỐI VỚI DU LỊCH NÓI CHUNG 2.1 Vai trò báo chí đối với du lịch nói chung Trong tiến trình phát triển của lịch. .. về lịch sử Vịnh, Báo chí đã góp phần đưa Hạ Long tới đông đảo nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế 2.3.2 Các hoạt động du lịch Hạ Long qua báo chí Hoạt động du lịch Hạ Long bắt đầu từ khá lâu nên những yêu cầu về một điểm du lịch tương đối tốt Ban tổ chức của Vịnh đã khéo léo trong việc sử dụng báo chí làm phương tiện quảng bá, truyền thống, giới thiệu về Vịnh Hạ Long báo chí là kênh truyền bá, ... chúng ta quảng hình ảnh Việt Nam Đất nước tươi đẹp, thân thiện và mến khách đến với bạn bè thế giới” Lời phát biểu của vị đứng đầu Cục Du lịch đã thể hiện sự quan tâm sâu sát, chính sách phát triển du lịch Hạ Long của Đảng và Nhà nước ta Việt Nam 2.3 Báo chí với việc quảng Du lịch Hạ Long 3.3.1 Hình ảnh Hạ Long từ xưa tới nay qua góc nhìn của báo chí Đứng trước vẻ đẹp kỳ diệu của Hạ Long, con... đẹp Hạ Long trên báo các phương tiện truyền thông đại chúng, báo chí còn có vai trò lớn khi đã điều tra (trực tiếp hoặc gián tiếp) nhu cầu, suy nghĩ của du khách về Vịnh Hạ Long và dịch vụ, du lịch nơi đây Tạp chí Du lịch Việt Nam số 9-2006, đã đăng tải bài viết của ThS Đào Duy Tuấn (Viện nghiên cứu phát triển du lịch) với tựa đề: “Điều tra nhu cầu du khách về sản phẩm du lịch Hạ Long Trong bài báo. .. một địa điểm du lịch nào, muốn phát triển ngành du lịch thì không thể không tác rời sự vận động của nó với báo chí Không chỉ dừng lại ở ca ngợi, biểu dương vẻ đẹp của những địa điểm du lịch, báo chí còn thực hiện đúng mực chức năng của mình; phản ánh thực tế những điam điểm du lịch còn hạn chế, các tour du lịch còn yếu kém, hay thái độ của du khách đối với hoạt động du lịch đều được báo chí tiếp thu,... gắn kết du lịch Việt Nam với du lịch Quốc tế Trong thực tế, du lịch Việt Nam đã vươn lên, tham gia chủ động trong hội nhập du lịch quốc tế; thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch nhiều mắt với các nước láng giềng, các nưc[s và khu vực du lịch Việt Nam đã ký 29 hiệp định hợp tác du lịch song phương với những nước là thị trường du lịch trọng điểm và đầu mối giao lưu quốc tế và hợp tác du lịch đa... 2007, lượng khách du lịch tăng khoảng 35% so với năm ngoái với tổng thu từ phí tham quan du lịch đạt trên 43 tỉ đồng Còn riêng Hạ Long, năm 2006, Hạ Long đón trên hơn 1,9 triệu lượt khách du lịch, doanh thu đạt trên 980 tỉ đồng, trong đó phải kể đến việc khai thông 2 tuyến du lịch đường biển với Trung Quốc ( Hạ Long – Bắc Hải, Hạ Long – Hải Nam ) Những tháng đầu năm 2007, lượng khách du lịch đến thành... bài nghiên cứu, người viết chỉ đề cập tới vai trò của báo chí với du lịch Có thể nói, báo chí là kênh thông tin quan trọng hàng đầu để thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển với vị trí là kênh tạo lập, định hướng và hướng dẫn luận, ý nghĩa của thông tin báo chí rất quan trọng Qua chức năng định hướng luận xã hội, báo chí có thể dẫn tới hành động xã hội, phù hợp với sự vận động của hiện thực theo... gia vào công tác du lịch tại Quảng Ninh - Hạ Long cần chú ý để có quy hoạch phát triển du lịch nơi đây phát triển đúng hướng Một đóng góp không nhỏ của báo chí trong năm 2007, 2008 cho ngành du lịch Hạ Long, cần phải nhấn mạnh đặc biệt, đó chính là sự vận động, tuyên truyền tích cực, người dân bầu chọn Vịnh Hạ Long vào 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới Có thể nhận định rằng, báo chí là nguồn ngoại... đã được hình thành b) Tổng quan về du lịch Hạ Long - Các loại hình du lịch ở vịnh Hạ Long: Khi khám phá vịnh Hạ Long, khách du lịch trong và ngoài nước ưa thích tham gia những loại hình sau: + Du lịch thăm quan: Du khách được ngắm cảnh, thăm quan các hang động và vui chơi giải trí, tắm biển tại các bãi đảo trên vịnh + Du lịch chèo thuyền phao ( Kayaking): Là kiểu du lịch lãng mạn Một chiếc tàu lớn đưa . KHOA BÁO CHÍ --------------- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ QUẢNG BÁ DU LỊCH HẠ LONG (KHẢO SÁT TẠP CHÍ DU LỊCH, BÁO TUỔI TRẺ VÀ QUẢNG. Chính vì vậy khi lựa chọn đề tài Báo chí với vấn đề quảng bá du lịch Hạ Long , người viết một lần nữa muốn khẳng định hiệu quả truyền thông báo chí

Ngày đăng: 18/03/2013, 14:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan