Hiệu trưởng trung học với vấn đề giáo dục giá trị sống trong giai đoạn hiện nay. Hiệu trưởng trung học với vấn đề kỹ năng sống trong giai đoạn hiện nay. Kỹ năng giao tiếp ứng xử của hiệu trưởng trung học trong công tac quản lý
Trang 3TS LỤC THỊ NGA - PGS.TS NGUYỄN THANH BÌNH
KHÁM PHÁ
CÂU HỎI SÁNG TẠO
Trang 4NỘI DUNG LỜI GIỚI THIỆU PHẦN 1: KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
Mô đun 1: Hiệu trưởng trường trung học với vấn đề giáo dục giá trị
sống trong giai đoạn hiện nay
Mô đun 2: Hiệu trưởng trường trung học với vấn đề giáo dục
kĩ năng sống trong giai đoạn hiện nay
Mô đun 3: Kĩ năng giao tiếp ứng xử của Hiệu trưởng trường trung học
trong công tác quản lí giáo dục
PHẦN 2 TÀI LIỆU HỖ TRỢ TẬP HUẤN
giá trị sống trong giai đoạn hiện nay
I Một số khái niệm cơ bản
1 Giá trị
2 Định hướng giá trị
3 Giá trị sống
II Một số vấn đề về giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học
1 Bối cảnh hiện nay với việc giáo dục giá trị sống cho học sinh
2 Tầm quan trọng và vai trò của nhà trường đối với việc giáo dục
giá trị sống cho học sinh
3 Nguyên nhân việc giáo dục giá trị sống cho học sinh chưa đạt
hiệu quả cao
III Hệ giá trị của người Việt Nam thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế
1 Sự chuyển đổi của những giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam
hiện nay
3 Một số nguyên tắc đúc kết và xây dựng hệ giá trị chung của người Việt Nam thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa, hội nhập quốc tế
4 Những căn cứ để xây dựng hệ giá trị chung của người Việt Nam thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa, hội nhập quốc tế
511121924
3031
3131323233333535
35383939
Trang 5IV Giáo dục giá trị sống
1 Phân biệt giá trị với chuẩn mực
2 Con đường giáo dục giá trị
V Hiệu trưởng quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống
1 Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
2 Xây dựng điều kiện, môi trường giáo dục giá trị sống
3 Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục giá trị sống
4 Tổ chức bộ máy nhân sự nòng cốt của trường
5 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục giá trị sống
6 Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục giá trị sống
Mô đun 2: Hiệu trưởng trường trung học với vấn đề giáo dục kĩ năng Hiệu trưởng trường trung học với vấn đề giáo dục kĩ năng sống trong giai đoạn hiện nay
sống trong giai đoạn hiện nay
I Một số khái niệm cơ bản 1 Kĩ năng sống
2 Giáo dục kĩ năng sống
II Tầm quan trọng của việc tăng cường giáo dục kĩ năng sống ở trường trung học trong giai đoạn hiện nay
III Tiếp cận giáo dục kĩ năng sống theo 4 trụ cột học của UNESCO
1 Học để biết - Kĩ năng sống liên quan đến “nhận thức”
2 Học để làm - Kĩ năng sống liên quan đến “làm việc”
3 Học để cùng chung sống - Kĩ năng sống liên quan đến “ý thức và thái độ”
4 Học để tự khẳng định mình - Kĩ năng sống liên quan đến “giá trị” IV Những kĩ năng sống phù hợp cần trang bị cho học sinh trung học
V Hiệu trưởng quản lí hiệu quả hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
1 Đổi mới quan hệ tương tác giữa giáo viên và học sinh
2 Phát triển nội dung, chương trình và tư liệu dạy học 3 Quản lí quá trình và môi trường học tập
4 Đánh giá kết quả giáo dục kĩ năng sống thông qua tiếp cận kĩ năng sống
44 44 45 46 47 61 61 65 65 68
70 71 71 72
72 73 74 74 75 76 83 86 86 87 104 105
Trang 6Mô đun 3: Kĩ năng giao tiếp ứng xử của Hiệu trưởng trường Kĩ năng giao tiếp ứng xử của Hiệu trưởng trường
trung học trong công tác quản lí
trung học trong công tác quản lí
I Một số khái niệm
1 Giao tiếp
2 Ứng xử
3 Tình huống
4 Tình huống trong quản lí giáo dục
5 Ứng xử tình huống trong quản lí giáo dục
II Kĩ năng giao tiếp hiệu quả trong quản lí giáo dục
Phiếu tự đánh giá kĩ năng giao tiếp trong quản lí của Hiệu trưởng trường trung học
III Giao tiếp và ứng xử tình huống - bản chất của quản lí giáo dục 1 Đối tượng quản lí 2 Mâu thuẫn trong quản lí IV Một số vấn đề cơ bản trong ứng xử thành công tình huống QLGD
1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ứng xử tình huống quản lí ở trường trung học 2 Một số yêu cầu khi ứng xử tình huống 3 Các bước ứng xử tình huống 4 Các nguyên tắc ứng xử tình huống V Áp dụng ứng xử hiệu quả các tình huống quản lí giáo dục 1 Tình huống trong công tác kế hoạch 2 Tình huống trong công tác tổ chức nhân sự, thực hiện chế độ chính sách 3 Tình huống trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch dạy học giáo dục
4 Tình huống trong kiểm tra đánh giá chất lượng dạy học giáo dục
MỘT SỐ CÂU CHUYỆN TÌNH HUỐÂNG
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
107 107 107 108 108 108 109 109 110 114 115 116 119
199 120 120 122 127 133 133
135 135 137 144 144
Trang 7LỜI GIỚI THIỆU
Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, hai khái niệm thường được nhắc trong
giáo dục nhân cách cho trẻ em là giáo dục giá trị sống (living values) và kĩ năng
sống (life skills) Ở Việt Nam khi nói đến giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống, không
ít người, kể cả một số giáo viên, vẫn cho rằng đây là vấn đề mới, cần đưa vào nhà trường giáo dục học sinh trước khi trở nên quá muộn Thực ra, điều đó không mới,
chỉ là cách gọi khác của việc giáo dục đạo đức, thái độ (hình thành nhân cách) và giáo dục kiến thức, kĩ năng (bồi dưỡng nhân tài) cho học sinh Trong giai đoạn hiện
nay, có những ý kiến cho rằng nhà trường dường như thiên lệch việc giáo dục “Tài”
so với việc giáo dục “Đức”
Từ năm 2008, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai rộng rãi, trong đó nội dung rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá, xếp hạng trường học thân thiện Yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả quá trình giáo dục giá trị sống, kĩ năng
sống cho học sinh trong các nhà trường chính là các thầy giáo, cô giáo Song, kĩ
năng sống của một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu Nhiều ứng xử của các thầy cô giáo với học sinh trong môi trường giáo dục còn chưa đạt thì không thể nói đến những ứng xử ngoài xã hội” 1
Cuộc sống nhà trường diễn ra rất sôi động và phức tạp Hàng ngày, cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh phải ứng phó với rất nhiều tình huống có vấn đề phải giải quyết Ứng xử một cách thông minh, khôn khéo, tế nhị, kịp thời, có hiệu quả, đạt tới mức độ nghệ thuật được coi là bí quyết thành công trong công việc, trong cuộc đời con người Ứng xử đúng cách đã giúp các cán bộ quản lí, giáo viên biết khám phá bản thân, tự điều chỉnh giá trị đang có để sống với những giá trị đó và để cùng chung tay phát triển nhà trường, để thực sự “mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” cho học sinh noi theo
Với những vấn đề đặt ra như vậy, Hợp phần Quản lí giáo dục, Tổ chức Hợp tác phát triển và hỗ trợ kĩ thuật vùng Flamăng, Vương quốc Bỉ (VVOB Việt Nam) đã tổ chức hội thảo và xây dựng chương trình, tài liệu tập huấn năm 2011 với chủ đề:
Hiệu trưởng trường trung học cơ sở với vấn đề giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống và giao tiếp ứng xử trong quản lí
và giao tiếp ứng xử trong quản lí Hội thảo đã gợi mở ra con đường giáo dục giá trị
sống, kĩ năng sống cho học sinh, chính là con đường hiệu quả để giải quyết vấn đề khủng hoảng phát triển nhân cách học sinh, đồng thời góp phần làm giảm “sự biến động phức tạp của một số giá trị trong nhân cách con người dẫn đến sự xuống cấp
của đạo đức xã hội, có một số mặt đáng lo ngại” hiện nay [trích dự thảo Cương lĩnh
của Đảng trình Đại hội XI] và đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết của việc xây dựng
1 Ý kiến của Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, tại Hội thảo về “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông” diễn ra tại Hà Nội ngày 20/5/2009.
Trang 8con người Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế; vừa tiếp thu những giá trị hiện đại, toàn cầu vừa giữ gìn, phát huy được những giá trị tinh hoa, bản sắc dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam ngàn năm văn hiến,
Vấn đề giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống và giao tiếp ứng xử trong quản lí đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động quản lí của hiệu trưởng nhà trường nói chung và hiệu trưởng trường trung học phổ thông nói riêng Chỉ khi biết, hiểu và vận dụng được các vấn đề đó vào công tác quản lí của mình thì người hiệu trưởng mới có thể truyền tải tinh thần và nội dung giáo dục này đến đội ngũ giáo viên, thông qua đó tác động tích cực đến đối tượng học sinh Nhận thức được tầm quan trọng đó, ngày 31 tháng 5 năm 2012, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Kế hoạch số 444/KH-BGDĐT về việc tập huấn cán bộ cốt cán trường trung học phổ thông về giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống và giao tiếp ứng xử trong
quản lí giáo dục với mục tiêu: Bồi dưỡng cán bộ cốt cán cấp tỉnh/thành phố nhằm
tăng cường nhận thức về kĩ năng sống, giá trị sống và giao tiếp ứng xử trong quản lí; từ đó vận dụng có hiệu quả trong công tác quản lí, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục trong trường trung học phổ thông; Hướng dẫn đội ngũ cán bộ cốt cán các tỉnh/thành phố triển khai bồi dưỡng đại trà cho đội ngũ hiệu trưởng/phó hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tại địa phương, cơ sở
Thực hiện Kế hoạch trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Tổ chức Hợp tác phát triển và hỗ trợ kĩ thuật vùng Flamăng, Vương quốc Bỉ (VVOB Việt Nam) triển khai tổ chức biên tập, xây dựng tài liệu tập huấn Hiệu trưởng trường trung học
với vấn đề giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống và giao tiếp ứng xử trong quản lí, dựa
trên cơ sở phát triển cuốn tài liệu tập huấn hiệu trưởng trường trung học cơ sở do VVOB tổ chức biên soạn năm 2011 Tài liệu tập huấn có thời lượng 2 ngày, hướng tới mục tiêu cơ bản là giúp học viên nâng cao kĩ năng quản lí hoạt động dạy - học
thông qua 2 nội dung chính: Mô đun 1 - Giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học và Mô đun 2 - Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học Giáo dục giá trị
sống được coi là nền tảng, là gốc rễ của cây đời cung cấp dinh dưỡng phát triển những kĩ năng sống là những cành lá, hoa, quả, Giáo dục giá trị sống và giáo dục kĩ năng sống không thể tách rời như gieo “nhân” nào thì gặt “quả” nấy Giá trị sống là “nhân”, là nội lực để ươm, nuôi mầm sống cho cây - kĩ năng sống là năng lực biểu hiện giá trị sống ra “quả”- là hành vi bên ngoài của giá trị sống Bởi vậy, giáo dục giá trị sống vừa cần được đi trước vừa cần được đồng hành với giáo dục
kĩ năng sống trong suốt quá trình giáo dục, hình thành nhân cách con người Giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống cho học sinh cần được phối hợp đồng bộ từ trong gia đình đến nhà trường và ngoài cộng đồng, xã hội để đạt hiệu quả giáo dục cao Đối với nhà trường việc tổ chức các hoạt động giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống tuy không mới, không khó nhưng quản lí các hoạt động giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống trong nhà trường để đạt được hiệu quả giáo dục đích thực lại là vấn đề mới và khó cho các cán bộ quản lí giáo dục nói chung và quản lí trường trung học phổ thông nói riêng
Trang 9Mô đun 3 - Một số kĩ năng giao tiếp, ứng xử của Hiệu trưởng trường trung học trong công tác quản lí giáo dục, nhằm tạo ra diễn đàn chia sẻ những trải nghiệm,
những thành công của hiệu trưởng trong quá trình hình thành, rèn luyện giá trị sống,
kĩ năng sống của bản thân tạo nên nhân cách, phẩm chất nhà quản lí giáo dục, trước hết là phẩm chất nhân cách nhà giáo: “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” cho học sinh noi theo và cao hơn là phẩm chất nhân cách đạt “Chuẩn Hiệu trưởng ”2 trong giai đoạn hiện nay: Có cách thức giao tiếp,
ứng xử đúng mực và có hiệu quả [5 Tiêu chí 5 Giao tiếp, ứng xử]: Thực hiện giáo
dục toàn diện, phát triển tối đa tiềm năng của người học, để mỗi học sinh có phẩm chất đạo đức làm nền tảng cho một công dân tốt, có khả năng định hướng vào một lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp với tiềm năng sẵn có của mình và nhu cầu của
xã hội [7.Tiêu chí 17 Quản lí hoạt động dạy học]; Xây dựng và duy trì mối quan hệ
thường xuyên với gia đình học sinh để đạt hiệu quả trong hoạt động giáo dục của nhà trường Tổ chức, phối hợp với các đoàn thể và các lực lượng trong cộng đồng xã hội nhằm cung cấp kiến thức, kĩ năng, tạo dựng niềm tin, giá trị đạo đức, văn
hoá và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh [9.Tiêu chí 19 Phát triển môi trường giáo
dục]” Đồng thời Mô đun 3 còn giúp học viên tiếp tục phát triển giá trị nghề nghiệp,
giá trị bản thân thông qua kĩ năng giao tiếp - ứng xử tình huống đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong công tác quản lí giáo dục
Bộ tài liệu gồm 2 phần chính: Phần 1: Kế hoạch bài giảng Phần 1: Kế hoạch bài giảng - hỗ trợ cho đội ngũ
cán bộ cốt cán các tỉnh/ thành phố triển khai bồi dưỡng đại trà cho đội ngũ hiệu trưởng/phó hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tại địa phương và tại cơ sở
giáo dục Phần 2: Tài liệu hỗ trợ tập huấn Phần 2: Tài liệu hỗ trợ tập huấn - không chỉ giúp các cán bộ quản lí gia
2 Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT, Ngày22/10/ 2009 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT.
Trang 10tăng hiệu quả tập huấn mà còn là nguồn tài liệu để củng cố, rèn luyện, nâng cao năng lực quản lí, năng lực tự bồi dưỡng thường xuyên, suốt đời,
Cấu trúc tóm tắt 2 phần như sau:
PHẦN 1: KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
PHẦN 1: KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
Mô đun 1 - Hiệu trưởng trường trung học với vấn đề giáo dục giá trị sống trong
giai đoạn hiện nay Mô đun 2 - Hiệu trưởng trường trung hoc với vấn đề giáo dục kĩ năng sống
trong giai đoạn hiện nayMô đun 3 - Một số kĩ năng giao tiếp, ứng xử của Hiệu trưởng trường trung học
trong công tác quản lí giáo dục
Mỗi Mô đun được trình bày theo phương pháp tập huấn tích cực dành cho người trưởng thành dưới hình thức Giao lưu - Học hỏi - Chia sẻ kinh nghiệm Mở đầu mô đun là hoạt động khởi động và xác định mục tiêu học tập của học viên Kết thúc mô đun là hoạt động điền thông tin đánh giá mô đun của học viên
Mỗi mô đun được viết với cấu trúc thống nhất như sau:
Thời gian
Mục tiêu
Học liệu và chuẩn bị
Tiến trình hoạt động
Lưu ý
Đánh giá
PHẦN 2 TÀI LIỆU HỖ TRỢ TẬP HUẤN
Nội dung phần tài liệu tập huấn được viết theo thứ tự các mô đun nhằm cung cấp thông tin rộng và sâu để người tập huấn cũng như người đọc có thể tham khảo thêm
Tài liệu tập huấn Hiệu trưởng trường trung học với vấn đề giáo dục giá trị Hiệu trưởng trường trung học với vấn đề giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống và giao tiếp ứng xử trong quản lí
sống, kĩ năng sống và giao tiếp ứng xử trong quản lí được biên soạn trước hết nhằm
phục vụ đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục trung học phổ thông Cuốn tài liệu vừa được sử dụng làm tài liệu tập huấn vừa đồng thời là một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho cán bộ quản lí giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi Chúng tôi hy vọng cuốn tài liệu tạo được động lực thúc đẩy lòng tự tin để học viên đứng trên bục giảng, hướng dẫn, khai thác, điều chỉnh hoạt động phù hợp với các lớp bồi dưỡng tiếp theo ở địa phương; cũng có thể tạo được diễn đàn mở để cán bộ quản lí nâng cao năng lực tự bồi dưỡng thường xuyên thông qua cách giao tiếp, ứng xử hiệu quả trong quá trình quản lí, nhằm đạt được mục tiêu nghề nghiệp, mục tiêu cuộc sống một cách thuận lợi và thành công nhất
Trang 11Nhóm tác giả xin trân trọng cảm ơn Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lí cơ sở giáo dục và Hợp phần Quản lí giáo dục, Tổ chức Hợp tác phát triển và hỗ trợ kĩ thuật vùng Flamăng, Vương quốc Bỉ (VVOB Việt Nam) đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành cuốn tài liệu tập huấn này Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc biên soạn, nhưng với sự vận động phát triển không ngừng của khoa học quản lí và thực tiễn giáo dục của nhà trường trung học chắc chắn tài liệu chưa đáp ứng được mọi yêu cầu của đội ngũ cán bộ quản lí nhà trường trung học và khó tránh khỏi thiếu sót.
Trong quá trình triển khai, Ban biên soạn mong tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, nhà giáo, nhà quản lí thực tiễn và học viên để bổ sung, điều chỉnh tài liệu thêm hoàn thiện và hữu ích
Ban biên soạn chân thành cảm ơn mọi ý kiến đóng góp cho việc nâng cao chất lượng của tài liệu
Mọi góp ý xin gửi về địa chỉ:
Phạm Tuấn Anh: ptanh@moet.edu.vn
Đặng Tuyết Anh: tuyetanhd@gmail.com
Luc Thi Nga: lucthinga@gmail.com
Nguyễn Thanh Bình:ngthanhbinh56@yahoo.com
BAN BIÊN SOẠN
Trang 14Cách tiến hành:
Thời gian: 30 phút
Sau khi kết thúc hoạt động 1, giảng viên và học viên:
- Có thể tạo được không khí thân thiện cho lớp học và nhận diện được các thành viên khác trong lớp;
- Xác định được mục tiêu học tập mô đun này;
- Thống nhất chung về phương pháp học tập
- Bút dạ các màu
- Giấy: giấy màu A4, giấy trắng A4, A0
- Băng dính giấy, kéo,
Bước 1: Giảng viên và học viên
tự giới thiệu và làm quen
Bước 2: Giảng viên đặt câu hỏi
mở và khích lệ học viên nêu ý kiến của mình, càng nhiều càng tốt Mỗi ý kiến cần ngắn gọn, chỉ là 1 từ hay 1 câu ngắn Giảng viên ghi nhanh tất cả các ý kiến lên bảng mà không bình luận
Bước 3: Học viên trao đổi theo nhóm đôi hoặc nhóm 4 để phân loại
các ý kiến Một số nhóm cử đại diện phát biểu
Bước 4: Giảng viên tóm tắt, tổng kết các ý kiến, xác định mục tiêu
và phương pháp học tập chuyên đề này, sau đó chiếu tóm tắt nội dung hoạt động trên slide
TỰ GIỚI THIỆU
1: Hãy làm quen với nhau.
2: Hãy trình bày những điều bạn đã biết về mô đun này.
3: Hãy nêu những mong muốn cần đạt được từ mô đun này.
4: Hãy bày tỏ mong muốn về phương pháp học mà bạn muốn được áp dụng.
Trang 15Một số vấn đề giáo dục giá trị sống
cho học sinh Hoạt động 2
Thời gian: 45 phút
Sau khi kết thúc hoạt động 2, học viên có khả năng: Xác định được
tầm quan trọng của giáo dục giá trị sống (hình thành nhân đức) ở trường học trong giai đoạn hiện nay trên cơ sở phân tích bối cảnh chung và nguyên nhân của hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trong các trường trung học
- Tài liệu tập huấn tr 33-35
- Phiếu học tập cho hoạt động 2
Bước 1: Học viên làm việc theo
nhóm từ 6-8 người, hoàn thành Phiếu học tập cho hoạt động 2 và ghi kết quả trên giấy A0
Bước 2: Lần lượt đại diện các
nhóm lên trình bày kết quả hoạt động của nhóm, các nhóm khác lắng nghe và phản hồi tích cực
Đại diện của nhóm tiếp thu ý kiến hoặc tranh luận bảo vệ quan điểm của nhóm khi cần thiết
Bước 3: Giảng viên tổng hợp ý
kiến và chiếu tóm tắt nội dung hoạt động trên slide
Khi hướng dẫn thảo luận, nhóm giảng viên nên khai thác triệt để vốn kinh nghiệm của học viên trong việc quản lí hoạt động dạy học ở trường họ Đặc biệt, giảng viên nên gợi mở để phân tích những đặc điểm kinh tế, xã hội của địa phương có ảnh hưởng đến giáo dục giá trị sống cho học sinh Khi kết luận, giảng viên không nên áp đặt hoặc gò ép quá cứng nhắc theo tài liệu, mà nên khuyến khích học viên tiếp tục phát triển, điều chỉnh tài liệu để phục vụ cho việc tập huấn tiếp theo tại cơ sở
PHIẾU HỌC TẬP CHO HOẠT ĐỘNG 2
Tên nhóm:
Thông qua thực tế công tác quản lí Thông qua thực tế công tác quản lí dạy học ở nhà trường, thầy/cô hãy dạy học ở nhà trường, thầy/cô hãy làm sáng tỏ một số nhận định sau:
Nhóm 4:
Nhóm 4: Môi trường xã hội trong giai đoạn hiện nay còn nhiều ảnh hưởng chưa tốt đối với việc giáo dục giá trị sống cho học sinh trường trung học
Nhóm 5:
Nhóm 5: Hiện nay việc giáo dục giá trị sống cho học sinh ở trường trung học chưa đạt hiệu quả cao
Trang 16Tìm hiểu một số vấn đề về hệ giá trị của người Việt Nam
trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa, hội nhập quốc tế Hoạt động 3
Thời gian: 30 phút
Sau khi kết thúc hoạt động 3, học viên có khả năng: Hiểu được một số vấn đề về hệ giá trị của người Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa, hội nhập quốc tế như: Sự chuyển đổi của những giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam hiện nay; một số nguyên tắc đúc kết và căn cứ xây dựng hệ giá trị chung của người Việt Nam
- Tài liệu tập huấn tr 35-39
- Phiếu học tập cho hoạt động 3
Bước 1: Mỗi học viên viết 1 câu
về hệ giá trị của người Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa, hội nhập quốc tế lên giấy A4
Giảng viên khuyến khích học viên trao đổi với người bên cạnh để tránh sự trùng lặp
Bước 2: Học viên làm việc nhóm
6-8 người, tập hợp sản phẩm của từng người rồi phân loại theo nhóm vấn đề: Sự chuyển đổi giá trị truyền thống sang giá trị truyền thống - hiện đại; nguyên tắc hoặc căn cứ thiết kế hệ giá trị nhân cách của người Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
Bước 3: Đại diện từng nhóm lần lượt lên trình bày sản phẩm của
nhóm theo yêu cầu trong Phiếu học tập cho hoạt động 3
Bước 4: Giảng viên chủ trì việc lấy ý kiến phản biện từ các nhóm và
ghi tóm tắt ý chính theo từng loại quan điểm
Bước 5: Giảng viên tổng hợp ý kiến và chiếu tóm tắt nội dung hoạt
động trên slide
Giảng viên khuyến khích để học viên trao đổi, chia sẻ hiểu biết của mình về các vấn đề liên quan đến hệ giá trị của người Việt Nam (liên hệ với người ở địa phương nơi học viên đang sinh sống) trong bối cảnh hiện nay
PHIẾU HỌC TẬP CHO HOẠT ĐỘNG 3
Tên nhóm: Nhóm 1:
Nhóm 1: Hệ giá trị của người Việt Nam đang có những chuyển đổi gì trong bối cảnh hiện nay?
Nhóm 4:
Nhóm 4: Những căn cứ để xây dựng hệ giá trị của người Việt Nam trong bối cảnh hiện nay?
Nhóm 5:
Nhóm 5: Những giá trị truyền thống nào của người Việt Nam đang dần
bị chuyển đổi?
Trang 17Xác định giá trị sống cơ bản cần trang bị
cho học sinh trung học Hoạt động 4
Thời gian:
Mục tiêu:
Học liệu:
Cách tiến hành:
Thời gian: 30 phút
Sau khi kết thúc hoạt động 4, học viên có khả năng: Thiết lập được danh mục các giá trị sống cơ bản cần trang bị cho học sinh THPT trên cơ sở của 12 giá trị sống phổ quát và đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh trung học
- Tài liệu tập huấn tr 39-45
- Phiếu học tập cho hoạt động 4
Bước 1: Giảng viên giới thiệu chung về việc đề xuất các giá trị sống
cơ bản mang tính phổ quát chung toàn cầu và xu hướng nghiên cứu mới đối với giáo dục giá trị nhân cách cho người học, cho người công dân mới của thế kỉ XXI
Bước 2: Học viên hoạt động nhóm nhỏ từ 5-8 người, hoàn thành
Phiếu học tập cho hoạt động 4 và ghi kết quả hoạt động nhóm lên giấy A0
Bước 3: Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm
Các nhóm khác lắng nghe tích cực và phản biện Sau khi mỗi nhóm hoàn thành nhiệm vụ, nhóm khác lên trình bày và phản biện tiếp
Bước 4: Giảng viên tổng hợp kết quả thảo luận và chiếu tóm tắt nội
dung hoạt động trên slide
PHIẾU HỌC TẬP CHO HOẠT ĐỘNG 4
Tên nhóm:
Trên cơ sở 12 giá trị sống phổ quát, hãy đề xuất những giá trị sống phù hợp với học sinh THPT
thời kì CNH, HĐH và hội nhập quốc tế:
Trang 18Cách tiến hành:
Thời gian: 45 phút
Sau khi kết thúc hoạt động 5, học viên có khả năng: Định hướng được các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua các chức năng quản lí và vận dụng sáng tạo các phương pháp giáo dục giá trị sống để tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục giá trị sống đạt hiệu quả cao
- Tài liệu tập huấn tr 46-68
- Phiếu học tập cho hoạt động 5;
- Câu hỏi dành cho bạn
Bước 1: Giảng viên mô tả 2 tình huống trong Phiếu học tập cho hoạt
động 5, gợi ý học viên thảo luận cách giải quyết tình huống hoặc đóng vai các tình huống trên Học viên chia nhóm hoạt động theo Phiếu học tập và trả lời theo các Câu hỏi dành cho bạn
Bước 2: Học viên làm việc theo nhóm và ghi kết quả lên giấy A0
hoặc phân vai thể hiện tình huống
Bước 3: Hai nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận nhóm hoặc
đóng vai thể hiện tình huống và tranh biện, phản biện lẫn nhau
Bước 4: Giảng viên hướng dẫn để học viên:
Rút ra ý nghĩa từ 2 tình huống: Muốn giáo dục giá trị sống hiệu quả thì cần có kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng lựa chọn nội dung, kĩ năng tổ chức thực hiện kế hoạch và kĩ năng kiểm tra đánh giá thường xuyên trên cơ sở những giá trị sống như kiên định, sáng tạo và quyết định kịp thời Thảo luận các vấn đề trong mục Các câu hỏi dành cho bạn
Bước 5: Giảng viên tổng hợp các câu trả lời từ mục Câu hỏi dành
cho bạn và chiếu tóm tắt nội dung hoạt động trên slide
Hiệu trưởng quản lí hoạt động giáo dục
CÂU HỎI DÀNH CHO BẠN TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
1 Hai tình huống trong Phiếu học tập cho hoạt động 5 có ý nghĩa khái quát gì trong công tác quản lí?
2 Ở trường bạn đang thực hiện quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh như thế nào?
3 Từ thực tế, hãy đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.
Trang 19Nhóm 1: Chỉ còn có 3 ngày nữa là lớp A phải tổ chức buổi “Truyền thông
phòng chống bạo lực học đường” vào tiết chào cờ đầu tuần, vậy mà thầy
Hiệu trưởng vẫn chưa thấy lớp nộp kế hoạch hoạt động cho ngày hôm đó
Thầy yêu cầu chị văn thư xuống lớp gặp cô giáo chủ nhiệm thu xếp lịch để
thầy duyệt kế hoạch trước với lớp Khi đó cô giáo chủ nhiệm lớp mới chợt nhớ
ra, cô nhờ chị văn thư thưa lại “cô quên, nên để duyệt sau, khi nào chuẩn bị
xong thì cô sẽ lên xin ý kiến thầy Hiệu trưởng” Theo bạn, thầy Hiệu trưởng sẽ
phải vận dụng những kĩ năng quản lí nào để ứng xử hiệu quả?
Nhóm 2: Vào cuối buổi học ngày thứ Bảy, thầy Hiệu trưởng nhận được một
đơn đề nghị đổi giáo viên chủ nhiệm ở lớp 11B do em Lớp phó phụ trách học
tập cùng 3-4 em học sinh của lớp mang lên nộp Lý do ghi trong đơn là: Hôm
nay cô A - giáo viên chủ nhiệm lớp - bị ốm, lớp được đón thầy X dạy thay tiết
sinh hoạt lớp Cuối tiết học thầy X hỏi cả lớp: “Thầy tổ chức tiết sinh hoạt lớp
thế nào?” Một số bạn trong lớp đồng thanh trả lời: Hay lắm ạ, hấp dẫn lắm
ạ, ai trong lớp cũng được tham gia hết, còn cô A chỉ cho lớp họp và kiểm
điểm nhau cả buổi, (Giọng vài ba bạn gái hét rất to): “Hay Thầy chủ nhiệm
lớp em đi ạ!” Thầy X mỉm cười và nói: “Thầy cũng muốn lắm nhưng thầy Hiệu
trưởng chỉ cho thầy làm giáo viên dự trữ mà không cho thầy làm chủ nhiệm
lớp bao giờ, mặc dù thầy đã đi dạy được hơn 3 năm” Bạn Lớp phó tha thiết
nói với thầy Hiệu trưởng: Thưa thầy chúng em xin thầy giải quyết nguyện vọng
này cho cả thầy X và chúng em đi ạ”
Nếu ở cương vị Thầy Hiệu trưởng đó, bạn sẽ phải vận dụng những kĩ năng bạn sẽ phải vận dụng những kĩ năng
quản lí nào để ứng xử hiệu quả?
Câu hỏi chung cả lớp: Thông qua 2 tình huống trên, hãy xác định những
giá trị sống được đề cập đến?
Trang 20PHIẾU TỔNG KẾT MÔ ĐUN 1
Thầy/cô đã nghiên cứu xong phần nội dung trình bày trong Mô đun 1 Xin thầy/cô hãy trả lời các câu hỏi sau đây bằng cách đánh dấu (X) vào ô thích hợp hoặc viết thêm vào dòng còn trống
1 Những kiến thức trình bày trong mô đun này là hoàn toàn mới đối với thầy/ cô hoặc thầy/cô đã biết trước khi tham gia khóa tập huấn này?
Hoàn toàn mới Đã biết trước một phần Biết trước tất cả
2 Mô đun này có đáp ứng nhu cầu học tập của thầy/cô không?
Không Không nhiều Có
3 Nội dung của Mô đun này có giúp ích gì cho công tác giáo dục hoặc quản
lí hoạt động giáo dục giá trị sống ở trường của thầy/cô không?
Không Không nhiều Có
4 Liệu thầy/cô có vận dụng những kiến thức thu hoạch được ở mô đun này vào công tác thầy/cô đang đảm nhiệm không?
Không vận dụng được Khó vận dụng Vận dụng được
5 Theo thầy/cô nội dung quan trọng nhất của mô đun này mà thầy/cô thu hoạch được là gì?
6 Qua mô đun này, thầy/cô thấy mình cần rèn luyện thêm những kiến thức,
kĩ năng nào trong công tác đang đảm nhận?
7 Những ý kiến đề xuất của thầy/cô về nội dung tập huấn của mô đun này?
Xin chân thành cảm ơn!
Tổng kết mô đun 1 Hoạt động 6
Giảng viên giải đáp thắc mắc và hướng dẫn học viên điền thông tin vào
Phiếu Tổng kết mô đun 1
Trang 21GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Khởi động và xác định mục tiêu học tập Hoạt động 1
Thời gian: 15 phút
Sau khi kết thúc hoạt động 1, giảng viên và học viên:
- Có thể tạo được không khí thân thiện cho lớp học và rút ra bài học kinh nghiệm sau trò chơi: mỗi tình huống xảy ra đều cần phối hợp nhiều kĩ năng giải quyết để đạt hiệu quả cao trong hành trình về đích
- Xác định được mục tiêu học tập mô đun này
- Bút dạ các màu;
- Giấy: giấy màu A4, giấy trắng A4, A0;
- Băng dính giấy, kéo
- 9 cái ghế tựa
Bước 1: Tổ chức trò chơi “Cờ ca rô người”
Xếp 9 chiếc ghế thành 3 hàng, cùng quay về một hướng, theo
sơ đồ bên Chọn trong lớp 2 đội chơi, mỗi đội 5 người Đặt tên cho mỗi đội
Theo hiệu lệnh của quản trò, lần lượt từng thành viên của mỗi đội sẽ tự chọn chỗ ngồi cho mình
Kết quả đội nào có người ngồi tạo thành một hàng trên 3 ghế theo chiều dọc-ngang-chéo trước đội kia thì đội đó thắng
Bước 2: Giảng viên hướng dẫn cả lớp thảo luận những câu hỏi
sau trò chơi và câu hỏi dành cho bạn để xác định mục tiêu học tập của Mô đun
Bước 3: Tổng kết hoạt động và chiếu mục tiêu cần đạt trên slide.
Khi tham gia trò chơi, mỗi thành viên phải tự quyết định chỗ ngồi của mình, các thành viên khác không được gợi ý Các thành viên tôn trọng nguyên tắc “Bước chân đi, cấm kì trở lại” Người quản trò ra hiệu lệnh, khẩu lệnh dứt khoát để đảm bảo thời gian chọn chỗ ngồi của người chơi như nhau; Các đội chơi 3 lần để phân thắng bại, nếu thắng - thua liên tiếp
2 lần thì có thể ngừng chơi
THẢO LUẬN SAU TRÒ CHƠI
1: Để giành được thắng lợi trong trò chơi mỗi đội và mỗi người cần phải làm gì?
2: Hãy nêu những kĩ năng cần sử dụng trong trò chơi?
Trang 22Cách tiến hành:
Thời gian: 30 phút
Sau khi kết thúc hoạt động 2, học viên hiểu và phân tích được 4 trụ cột giáo dục do UNESCO đề xuất - đó là một tầm nhìn về giáo dục cho thế kỷ XXI đồng thời là cách một cách tiếp cận kĩ năng sống dựa trên sự kết hợp hài hòa giữa các nhóm kĩ năng nhận thức, kĩ năng làm việc, kĩ năng xã hội và kĩ năng cá nhân
- Tài liệu tập huấn tr 73-82
- Phiếu học tập cho hoạt động 2
Bước 1: Giảng viên
giới thiệu xuất xứ của
4 trụ cột giáo dục thế
kỉ XXI Giảng viên chia lớp thành 4 nhóm Các nhóm thảo luận nhiệm vụ của nhóm và nhiệm vụ chung cả lớp, sau đó viết kết quả thảo luận trên giấy A0
Bước 2: Lần lượt đại
diện của từng nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm Các nhóm khác lắng nghe và phản biện
Bước 3: Giảng viên tổng
hợp và chiếu tóm tắt nội dung hoạt động trên slide
Tiếp cận giáo dục kĩ năng sống theo
4 trụ cột học của UNESCO Hoạt động 2
PHIẾU HỌC TẬP CHO HOẠT ĐỘNG 2
Tên nhóm: Tên các thành viên trong nhóm: Cả lớp đọc thông tin về 4 trụ cột học và thảo luận nhóm theo tiếp cận kĩ năng sống của UNESCO:
Nhóm 1:
Nhóm 1: Phân tích quá trình “Giáo dục Giáo dục phòng tránh lạm dụng trò chơi điện tư phòng tránh lạm dụng trò chơi điện tử cho học sinh” theo tiếp cận kĩ năng sống và tiếp cận bốn trụ cột giáo dục của UNESCO Nhóm 2:
Nhóm 2: Phân tích quá trình “Giáo dục sức Giáo dục sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên
khỏe sinh sản tuổi vị thành niên cho học sinh” theo tiếp cận kĩ năng sống và tiếp cận bốn trụ cột giáo dục của UNESCO.
Nhóm 4:
Nhóm 4: Phân tích quá trình “Giáo dục An Giáo dục An toàn giao thông
toàn giao thông cho học sinh” theo tiếp cận
kĩ năng sống và tiếp cận bốn trụ cột giáo dục của UNESCO
Trang 23Xác định kĩ năng sống cơ bản cần trang bị
cho học sinh Hoạt động 3
Thời gian: 45 phút
Sau khi kết thúc hoạt động 3, học viên có khả năng:
Xác định được những kỹ năng nhận thức, kỹ năng tự quản lý bản thân và kỹ năng xã hội trên cơ sở của những giá trị người học, người công dân, người chủ gia đình, người lao động và giá trị nghề nghiệp cho học sinh trung học, theo tiếp cận 4 trụ cột giáo dục thế kỉ XXI của UNESCO
- Tài liệu tập huấn tr 83-86
- Phiếu học tập cho hoạt động 3;
- Giấy trắng: A0, A4 và giấy A4 các mầu;
- Bút dạ các mầu
Bước 1: Giảng viên phân
tích và hướng dẫn học viên cách thực hiện Phiếu học tập cho hoạt động 3, sau đó học viên làm việc cá nhân theo câu hỏi 1 trong Phiếu học tập cho hoạt động 3
Bước 2: Học viên chia sẻ,
thảo luận từng cặp theo câu hỏi 2 trong Phiếu học tập cho hoạt động 3
Kết quả thống nhất chung được vẽ trên giấy A4
Bước 3: Học viên thảo luận và làm việc nhóm từ 6-8 người (ghép từ 3 đến
4 nhóm đôi) Kết quả thống nhất chung của nhóm ghép vẽ trên giấy A0 hoặc xé giấy mầu dán trên giấy A0
Bước 4: Đại diện từng nhóm lên mô tả cây “Bạn và Tôi” của nhóm.
Bước 5: Giảng viên tóm tắt nội dung hoạt động, chụp ảnh một số “cây”
làm tư liệu bổ sung vào kết quả hoạt động 3
Giảng viên khuyến khích các nhóm đề xuất các giá trị sống, kĩ năng sống theo hướng mở, phù hợp với điều kiện sống, đặc điểm văn hóa địa phương của học sinh Các nhóm vẽ cây càng phong phú “giá trị” và “kĩ năng” của “Bạn và Tôi” càng tốt Có thể chụp ảnh một số “cây” điển hình đưa vào kết luận
PHIẾU HỌC TẬP CHO HOẠT ĐỘNG 3
Câu 1 Giả sử bạn là học sinh THPT, hãy viết Câu 1 Giả sử bạn là học sinh THPT, hãy viết
ra giấy A4:
1 3 điều mà bạn ưa thích;
2 3 điều mà bạn không thích;
3 3 điều mà bạn có thể làm giỏi (điểm mạnh của bạn);
4 3 điều mà bạn cần rèn luyện thêm thì mới làm được (điểm yếu của bạn);
5 3 đặc điểm nổi bật nhất của bạn.
Câu 2 Hãy thảo luận nhóm đôi về 5 điều bạn đã viết ra ở câu 1 và vẽ/xé dán nó trên cây đã viết ra ở câu 1 và vẽ/xé dán nó trên cây
“Bạn và Tôi” như sau:
- Thân cây viết: Tôi là
- Rễ cây viết: Giá trị sống của tôi
- Cành, lá, hoa, quả viết: Kĩ năng sống của tôi
Trang 24Cách tiến hành:
Thời gian: 45 phút
Sau khi kết thúc hoạt động 4, học viên có khả năng:
- Nhận diện được sơ bộ những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản
lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
ở trường mình;
- Chia sẻ những kinh nghiệm quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống với đồng nghiệp;
- Tự điều chỉnh, bổ sung kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở trường để đạt hiệu quả quản lí tốt hơn
- Tài liệu tập huấn tr 86-106
- Phiếu học tập cho hoạt động 4
Bước 1: Học viên làm việc cá nhân theo câu hỏi 1 và viết câu trả lời
ra giấy A4
Bước 2: Học viên làm việc theo nhóm từ 6-8 người để thảo luận câu
hỏi 2 dựa trên thông tin mỗi cá nhân đã viết ra giấy A4 Kết quả thảo luận nhóm được tổng hợp trên giấy A0
Bước 3: Lần lượt đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm Các
nhóm khác lắng nghe và đưa ý kiến tranh luận
Bước 4: Giảng viên tổng hợp ý kiến và chiếu tóm tắt nội dung hoạt
động trên slide
Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống
PHIẾU HỌC TẬP CHO HOẠT ĐỘNG 4
Câu hỏi 1 Câu hỏi 1 Hãy viết ra giấy A4: Hãy viết ra giấy A4:
1 3 điểm mạnh trong công tác quản lí
1 3 điểm mạnh trong công tác quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở trường bạn;
2 3 điểm yếu trong công tác quản lí hoạt
2 3 điểm yếu trong công tác quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở trường bạn;
3 3 thành tích nổi bật nhất của trường
3 3 thành tích nổi bật nhất của trường bạn về việc thực hiện giáo dục kĩ năng bạn về việc thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Câu hỏi 2
Câu hỏi 2 Hãy thảo luận nhóm từ 6 đến Hãy thảo luận nhóm từ 6 đến
8 học viên Hiệu trưởng quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh như thế nào để năng sống cho học sinh như thế nào để đạt hiệu quả giáo dục cao?
Trang 25PHIẾU TỔNG KẾT MÔ ĐUN 2
Thầy/cô đã nghiên cứu xong phần nội dung trình bày trong mô đun 2 Xin
thầy/cô hãy trả lời các câu hỏi sau đây bằng cách đánh dấu (X) vào ô thích
hợp hoặc viết thêm vào dòng còn trống
1 Những kiến thức trình bày trong mô đun này là hoàn toàn mới đối với thầy/
cô hay thầy cô đã biết trước khi tham gia khóa tập huấn này?
Hoàn toàn mới Đã biết trước một phần Biết trước tất cả
2 Mô đun này có đáp ứng nhu cầu học tập của thầy/cô không?
Không Không nhiều Có
3 Nội dung của Mô đun này có ích như thế nào cho công tác giáo dục hoặc
quản lí hoạt động giáo dục kĩnăng sống ở trường của thầy/cô?
Không có ích Không nhiều Có ích
4 Người ta nói “Giáo dục giá trị sống là giáo dục từ gốc”, điều đó cho thấy
Mô đun này có mối quan hệ chặt chẽ với mô đun 1, thầy/cô có nhận xét như
vậy không?
Không Không nhiều Có
5 Liệu thầy/cô có vận dụng được những kiến thức thu hoạch ở mô đun này
vào công tác mà thầy/cô đang đảm nhiệm không?
Không vận dụng được Khó vận dụng Vận dụng được
6 Theo thầy/cô, nội dung quan trọng nhất của mô đun này mà thầy/cô thu
hoạch được là gì?
7 Qua mô đun này, thầy/cô thấy mình cần rèn luyện thêm những kiến thức,
kĩnăng nào trong công tác đang đảm nhận?
Xin chân thành cảm ơn!
Giảng viên giải đáp thắc mắc và hướng dẫn học viên điền thông tin vào
Phiếu Tổng kết mô đun 2
Trang 26TRƯỜNG TRUNG HỌC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Khởi động Hoạt động 1
Thời gian:
Mục tiêu:
Học liệu:
Cách tiến hành:
Thời gian: 15 phút
Sau khi kết thúc hoạt động 1, giảng viên và học viên:
- Có thể tạo được không khí thân thiện cho lớp học và rút ra bài học kinh nghiệm sau trò chơi là luôn sáng tạo và ứng xử khéo léo trước tình huống thực tế
- Xác định được mục tiêu học tập mô đun này
- Bút dạ các màu;
- Giấy: giấy màu A4, giấy trắng A4, A0;
- Băng dính giấy, kéo,
- 3 sợi dây dài từ 4-6 m
Bước 1: Giảng viên hướng dẫn lớp chơi trò chơi “Vẽ 1 nét qua 9
điểm” như sau: Cho 9 điểm, xếp thành 3 hàng, mỗi hàng 3 điểm, hãy nối 9 điểm bằng 1 nét liền với 4 đoạn thẳng (trong đó có 3 đoạn, mỗi đoạn đi qua 3 điểm thẳng hàng) Bước đầu giảng viên hướng dẫn học viên tự vẽ trên giấy A4 để tìm cách nối các điểm theo đúng yêu cầu của trò chơi, sau đó chọn ra 11 người tham gia trò chơi
Bước 2: Giảng viên hướng dẫn cả lớp thảo luận những câu hỏi sau
trò chơi và câu hỏi dành cho bạn để xác định nhu cầu học tập của mô đun
Bước 3: Tổng kết hoạt động và chiếu tóm tắt nội dung hoạt động
trên slide
CÂU HỎI DÀNH CHO BẠN
1 Trò chơi “Vẽ 1 nét qua 9 điểm” Trò chơi yêu cầu sử dụng giá trị sống, kĩ năng sống nào của bạn?
2 Hãy nêu 3 điều bạn đã biết về giao tiếp và ứng xử trong quản lí trường học.
3 Hãy nêu 3 điều bạn muốn biết thêm về giao tiếp - ứng xử trong quản lí trường học.
4 Hãy bày tỏ mong muốn về phương pháp học mà bạn muốn được áp dụng.
Trang 27Xác định các kĩ năng giao tiếp cơ bản trong
quản lí giáo dục Hoạt động 2
Thời gian:
Mục tiêu:
Học liệu:
Cách tiến hành:
Thời gian: 75 phút
Sau khi kết thúc hoạt động 2, học viên:
- Xác định được các kĩ năng
cơ bản trong giao tiếp quản
lí bao gồm các kĩ năng: Nói
- Nghe - Viết - Email - Điện thoại - Điều hành cuộc họp trong quản lí giáo dục
- Phân tích được các kĩ năng:
Nói - Nghe - Viết - Email - Điện thoại - Điều hành cuộc họp trong quản lí giáo dục
- Vận dụng được các kĩ năng:
Nói - Nghe - Viết - Email - Điện thoại - Điều hành cuộc họp trong bối cảnh thực tế của quản lí giáo dục
- Tài liệu tập huấn tr 109-114
- Phiếu đánh giá kĩ năng giao tiếp tr 110
Bước 1: Giảng viên hướng dẫn cả lớp cách lập bản đồ tư duy Học
viên làm việc cá nhân, trả lời theo mục Câu hỏi dành cho bạn và viết kết quả trên giấy A4
Bước 2: Học viên làm việc theo nhóm 6-8 người để thảo luận và chia
sẻ những vấn đề mỗi cá nhân đã viết ra giấy A4 Kết quả thảo luận nhóm được tổng hợp trên giấy A0
Bước 3: Lần lượt đại diện mỗi nhóm trình bày ý kiến của nhóm theo
1 nhánh trùng với số thứ tự nhóm (nhóm 1 trình bày nhánh 1, nhóm
2 trình bày nhánh 2 ) Các nhóm khác lắng nghe và đưa ý kiến tranh luận
Bước 4: Giảng viên tổng hợp ý kiến và chiếu bản đồ tư duy theo chủ
đề “Các kĩ năng giao tiếp của CBQL giáo dục” trên slide
CÂU HỎI DÀNH CHO BẠN LẬP BẢN ĐỒ TƯ DUY
GỢI Ý:
1 Theo bạn, để giao tiếp hiệu quả, cán bộ quản lí giáo dục cần phát triển những kĩ năng cơ bản nào?
2 Hãy nêu 3 kĩ năng giao tiếp chính và phân tích chi tiết 1 kĩ năng mà bạn có khả năng vận dụng tốt nhất trong quản lí trường học.
3 Hãy nêu 3 kĩ năng giao tiếp cơ bản mà bạn thấy cần phải được rèn luyện thêm để vận dụng có hiệu quả trong công tác quản lí trường học.
Trang 28Thời gian: 150 phút
Sau khi kết thúc hoạt động 3, học viên có thể xác định được các yếu tố, yêu cầu, nguyên tắc và các bước ứng xử tình huống quản lí giáo dục
- Tài liệu tập huấn
tr 119-126
- Phiếu học tập cho hoạt động 3
Bước 1: Giảng viên hỏi cả lớp câu hỏi 1 và lấy tinh thần xung phong
ghi tóm tắt lại khoảng 5 đến 6 câu chuyện tình huống quản lí giáo dục mà học viên đã ứng xử thành công hoặc chưa thành công trong thực tế
Bước 2: Học viên làm việc theo nhóm từ 6- 8 người để trả lời câu hỏi
2 và 3 trên cơ sở những câu chuyện đã nêu ở bước 1 (hoặc trong tài liệu tập huấn) Kết quả thảo luận được trình bày trên giấy A0
Bước 3: Đại diện các nhóm lần lượt lên trình bày kết quả hoạt động
của nhóm Các nhóm khác lắng nghe, tranh luận
Bước 4: Giảng viên nhận xét, đánh giá hoạt động của các nhóm
Chiếu tóm tắt nội dung hoạt động trên slide
Giảng viên nên khuyến khích học viên đưa ra những tình huống thực trong công tác của họ càng nhiều càng tốt, sau đó hướng dẫn họ khai thác các mục tiêu hoạt động từ chính những tình huống đó
Xác định các yếu tố, yêu cầu, nguyên tắc
PHIẾU HỌC TẬP CHO HOẠT ĐỘNG 3
Câu hỏi 1 Hãy thuật lại một câu chuyện tình huống quản lí giáo dục mà bạn đã ứng xử thành công hoặc chưa thành công.
Câu hỏi 2 Phân tích tình huống quản lí đó để làm rõ yêu cầu, nguyên tắc và các bước ứng xử trong tình huống.
Câu hỏi 3 Hãy nêu bài học kinh nghiệm rút ra sau tình huống quản lí đó.
Trang 29Thời gian: 90 phút
Sau khi kết thúc hoạt động 4, học viên có ý thức thường xuyên vận dụng các yêu cầu, nguyên tắc và các bước ứng xử trong tình huống quản lí giáo dục
- Tài liệu tập huấn
tr 127-141
- Phiếu học tập cho hoạt động 4
Bước 1: Cả lớp nghiên cứu các tình huống nêu trong tài liệu tập huấn cho
hoạt động 4
Bước 2: Học viên làm việc theo nhóm từ 6-8 người Mỗi nhóm chọn 1 tình
huống cụ thể để thảo luận và trả lời câu hỏi 2 và 3 trong Phiếu học tập cho hoạt động 4 Kết quả hoạt động nhóm được trình bày trên giấy A0
Bước 3: Đại diện các nhóm lần lượt lên trình bày kết quả hoạt động của
nhóm Các nhóm khác lắng nghe và tranh luận
Các nhóm có thể biên tập các tình huống theo kịch bản riêng và đóng vai diễn theo 1 cách ứng xử hiệu quả nhất do nhóm lựa chọn
PHIẾU HỌC TẬP CHO HOẠT ĐỘNG 4
Câu hỏi 1 Nghiên cứu tình huống dưới đây hoặc các tình huống trong tài liệu tập huấn trang 133-136.
Câu hỏi 2 Ứng dụng các yêu cầu, nguyên tắc và các bước ứng xử để giải quyết hiệu quả các tình huống đó?
Câu hỏi 3 Hãy nêu bài học kinh nghiệm rút
ra sau mỗi tình huống quản lí đã nêu?
VẬN DỤNG ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG QUẢN LÍ GIÁO DỤC SAU
Tình huống: Vào cuối buổi học ngày thứ Bảy, thầy Hiệu trưởng nhận được một đơn đề
nghị đổi giáo viên chủ nhiệm ở lớp 11B do em Lớp phó phụ trách học tập cùng 3-4 em
học sinh của lớp mang lên nộp Lý do ghi trong đơn là: Hôm nay cô A - giáo viên chủ
nhiệm lớp – bị ốm, lớp được đón thầy X dạy thay tiết sinh hoạt lớp Cuối tiết học thầy X hỏi
cả lớp: “Thầy tổ chức tiết sinh hoạt lớp thế nào?” Một số bạn trong lớp đồng thanh trả lời:
Hay lắm ạ, hấp dẫn lắm ạ, ai trong lớp cũng được tham gia hết, còn cô A chỉ cho lớp họp
và kiểm điểm nhau cả buổi, (Giọng vài ba bạn gái hét rất to): “Hay Thầy chủ nhiệm lớp
em đi ạ!” Thầy X mỉm cười và nói: “Thầy cũng muốn lắm nhưng thầy Hiệu trưởng chỉ cho
thầy làm giáo viên dự trữ mà không cho thầy làm chủ nhiệm lớp bao giờ, mặc dù thầy
đã đi dạy được hơn 3 năm” Bạn Lớp phó tha thiết nói với thầy Hiệu trưởng: Thưa thầy
chúng em xin thầy giải quyết nguyện vọng này cho cả thầy X và chúng em đi ạ”
Nếu ở cương vị Thầy Hiệu trưởng đó, bạn sẽ giải quyết thế nào?bạn sẽ giải quyết thế nào?
Trang 30HOẠT ĐỘNG TỔNG KẾT MÔ ĐUN VÀ KHÓA TẬP HUẤN
Giảng viên giải đáp thắc mắc và hướng dẫn học viên điền thông tin vào Phiếu tự đánh giá kĩ năng ứng xử trong quản lí của Hiệu trưởng trường THPT
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG ỨNG XỬTRONG QUẢN LÍ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPTCUNG CÁCH HÀNH VI THÁI ĐỘ LỰA CHỌN
Đồng tình
Phân vân
Không đồng tình
1 Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ứng xử tình huống, cần:
- Xem xét những yếu tố khách quan của chủ thể ứng xử tình huống
- Xem xét những yếu tố chủ quan của chủ thể ứng xử tình huống
- Xem xét tính cách của đối tượng trong tình huống (thuộc kiểu hướng nội hay hướng ngoại)
- Liên hệ với điều kiện, hoàn cảnh sống của đối tượng trong tình huống
- Phân tích tính chất của vấn đề trong tình huống
2 Để xác định yêu cầu cơ bản mang tính định hướng khi giải quyết tình huống, cần:
- Dựa vào đặc điểm cá nhân của chủ thể, của đối tượng và tính chất tình huống để lựa chọn phương pháp giải quyết hiệu quả
- Đảm bảo tính khách quan, công bằng
- Khích lệ yếu tố tích cực và gắng hạn chế yếu tố tiêu cực
- Thấu hiểu cảm xúc của chủ thể và đối tượng ở mỗi
vị trí khác nhau
- Khuyến khích vai trò chủ thể của đối tượng trong tình huống đối với việc lựa chọn quyết định, hành vi trên
cơ sở thay đổi nhận thức, niềm tin hợp lí
- Không đồng nhất hành vi không mong đợi với nhân cách
Tổng kết Mô đun 3 và khóa tập huấn Hoạt động 5
Trang 313 Để xác định quy trình hợp lí giải quyết tình
huống trong quản lí giáo dục hiệu quả, cần:
- Bước 1: Huy động kĩ năng nhận thức tình huống có vấn
đề nhằm phát hiện, nhận dạng vấn đề và xác định mục
tiêu cần đạt khi giải quyết vấn đề
- Bước 2: Phát triển kĩ năng xác định và biểu đạt vấn đề
- Bước 3: Vận dụng kĩ năng đề xuất các ý tưởng
- Bước 4: Vận dụng kĩ năng lựa chọn phương án tối ưu
- Bước 5: Vận dụng kĩ năng thực hiện phương án đã lựa
chọn
- Bước 6: Vận dụng kĩ năng kiểm tra - đánh giá
4 Vận dụng các nguyên tắc để ứng xử tình
huống quản lí thành công:
- Ứng xử theo nguyên tắc “3 lí”
- Ứng xử theo nhu cầu Maslow
- Ứng xử theo phương châm: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”
- Ứng xử theo sự tích hợp “lục tri”
- Ứng xử theo các nguyên tắc khác
Trang 33Sau khi kết thúc khóa học, học viên có thể:
- Xác định được tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị sống cho học sinh
trung học;
- Thống nhất được một số khái niệm cơ bản về giá trị sống: Giá trị, định hướng
giá trị, giá trị sống, 12 giá trị sống phổ quát và nội dung mỗi giá trị,
- Phân tích được những ảnh hưởng của bối cảnh sống hiện nay đối với việc
giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học, chỉ ra nguyên nhân của những bất cập
và vai trò của nhà trường trong việc giáo dục giá trị sống cho các em;
- Hiểu sâu thêm một số vấn đề về hệ giá trị của người Việt Nam trong thời kì
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế;
- Phát triển được các kĩ năng quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống trong
trường trung học: Tổ chức bồi dưỡng giáo viên; xây dựng kế hoạch, bộ máy quản
lí chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục giá trị sống trong trường học
I MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1 Giá trị
(dt) 1- Cái có ích và đáng quý 2 - Chỉ mức độ, hiệu lực đến đâu1
Giá trị là thước đo để xem xét một con người đáng quý đến mức nào về mặt
đạo đức, trí tuệ, nghề nghiệp, tài năng Giá trị cũng là những quan niệm và thực tại
về cái đẹp, sự thật, điều thiện của một xã hội
Xuất phát từ cuộc sống lao động, sản xuất, đến chiến tranh bảo tồn nòi giống,
đối phó với thiên nhiên và xây dựng xã hội, con người đã phát hiện ra những cái
có ích, cái đáng quý ở mỗi con người và mong muốn có, tôn trọng, giữ gìn, phát
huy những giá trị đó như: trí tuệ, lòng bao dung, lòng dũng cảm, tình yêu thương,
tính trung thực, sức khỏe, trí thông minh, tài giỏi, tính năng động, sáng tạo, Trải
qua những giai đoạn phát triển của cộng đồng, con người luôn phải nương tựa vào
nhau, cùng nhau chung sống, xây dựng cộng đồng để vượt qua thử thách, vượt qua
những mối đe dọa từ nhiều phía, Quá trình đó giúp người ta phát hiện ra những
điều quý giá và có ích cho cộng đồng, đó là: lòng yêu nước, thương dân, tình đoàn
kết, kỉ cương, truyền thống, trách nhiệm xã hội,
1 Phạm Minh Hạc (2011), “Biến động phức tạp một số giá trị ở Việt Nam”, 01X -12/03-2011-2, Hà Nội, tr.13.
Trang 34trị Hai giá trị được xếp cuối cùng là: “cuộc sống giàu sang” và “cuộc sống có địa
vị xã hội” Điều đó chứng tỏ, các giá trị sống còn - “tồn tại hay không tồn tại” - vẫn
đang là các “giá trị ưu tiên” số 1 đối với những người tham gia phỏng vấn3.Ngày nay, nhiều giá trị cũ đã mất đi, nhiều giá trị mới xuất hiện, nhưng những giá trị phổ quát của nhân loại, những truyền thống cơ bản của dân tộc vẫn luôn được khẳng định, truyền bá trong thế hệ trẻ Những giá trị phổ quát đó có thể dùng làm cơ sở để xây dựng Hệ giá trị từng ngành, từng trường học Tùy theo yêu cầu của từng nơi, những giá trị đó có thể được vận dụng để xây dựng thang giá trị, thước đo giá trị dùng vào việc đánh giá, tuyển chọn, quy định chế độ công lao động, khen thưởng , đặc biệt là vận dụng vào định hướng giá trị - giáo dục giá trị ở mọi nơi, nhất là trong các trường học, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, nhi đồng4
2 Định hướng giá trị
Song song với khái niệm “Giá trị” là khái niệm “Định hướng giá trị” Cần hiểu
“Định hướng giá trị” theo 2 nghĩa cơ bản sau: Một là, việc mỗi cá nhân hay cộng đồng định hướng giá trị cho một người hay một tập thể nào đấy có nghĩa là giáo dục
giá trị Hai là, mỗi cá nhân hay cộng đồng nào đó định hướng giá trị cho mình, có
nghĩa là lựa chọn cho mình một giá trị hoặc hệ thống giá trị nào đấy
Khi một giá trị đã được một cá nhân hay một tập thể lựa chọn thì mọi suy nghĩ, mọi hành động hàng ngày của họ đều được hướng tới giá trị đó Vì vậy, các nhà quản lí giáo dục, các thầy giáo, cô giáo cần nắm bắt ý nghĩa xã hội vô cùng quan
trọng này của định hướng giá trị để chỉ đạo hoạt động hàng ngày của học sinh từ
trong nhà trường về đến gia đình và ra ngoài xã hội Khi xác định được định hướng giá trị của con người, các nhà quản lí sẽ biết cách đối nhân, xử thế hợp lí và đề xuất được các biện pháp quản lí hữu hiệu
3 Giá trị sống
Giá trị sống là tất cả những điều chúng ta cho là quý giá, là quan trọng, là có
ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người, khiến mỗi người mong muốn lĩnh hội và thể hiện ra để cuộc sống của mình trở nên tốt đẹp hơn và góp phần cải thiện cuộc sống chung
2 J.H Fichter (1973), tr.175 (trích theo Mạc Văn Trang (2011), “Giáo dục giá trị sống cho học sinh phổ thông hiện nay”, 01X-12/03-2011-2, Hà Nội, tr.28
3 Phạm Minh Hạc (2011), “Tâm lí học đầu thế kỉ XXI Tâm lí học giá trị”, 01X-12/03-2011-2, Hà Nội, tr.7.
4 Phạm Minh Hạc (2011), “Tâm lí học đầu thế kỉ XXI Tâm lí học giá trị”, 01X-12/03-2011-2, Hà Nội, tr7.
Trang 35Giá trị sống trở thành động lực giúp người ta nỗ lực phấn đấu đạt được nó Giá
trị sống có nguồn gốc hình thành, duy trì và biến đổi theo những quy luật xã hội như
mọi giá trị khác nói chung Nhưng khi đánh giá giá trị sống, người ta chủ yếu hướng
vào bình diện cá nhân, bởi vì giá trị sống là sống với từng giá trị chứ không phải chỉ
là nói về các giá trị đó
II MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC
SINH TRUNG HỌC
1 Bối cảnh hiện nay với việc giáo dục giá trị sống cho học sinh
Trong giai đoạn hiện nay, giá trị sống trong giới trẻ đang có nhiều biến động,
đang xuất hiện các xu hướng mâu thuẫn: giữa giá trị vật chất với giá trị tinh thần;
giữa lợi ích xã hội với lợi ích cá nhân; giữa lợi ích lâu dài với lợi ích trước mắt; giữa
tâm lí bao cấp với tâm lí bươn chải; giữa tâm lí cào bằng với tâm lí phân hóa, Để
vượt qua các mâu thuẫn này, nhiều người đã phải chịu đựng trạng thái căng thẳng,
vươn lên tự thể hiện, tự khẳng định Đây là xu hướng rất tích cực, mọi người tự khai
thác tiềm năng, bộc lộ tài năng, nhân tài nảy nở, là động lực quan trong nhất đối với
sự phát triển đất nước Tuy nhiên, bên cạnh những thành công của mỗi người còn
có rất nhiều vấn đề cần được lưu tâm và giải quyết, các mối quan hệ ngày càng đa
dạng và phức tạp, có nhiều biểu hiện lệch lạc Bản thân học sinh chưa được định
hướng đúng đắn về các giá trị sống của bản thân Bởi vậy, cần đúc kết, xây dựng
hệ giá trị chung, định hướng giá trị theo đường lối phát triển đúng, xây dựng môi
trường xã hội lành mạnh, đặc biệt làm cho mỗi người đều biết điều hòa mọi lợi ích,
nghĩ và làm cho bản thân, gia đình, cộng đồng, đất nước5
2 Tầm quan trọng và vai trò của nhà trường đối với việc giáo dục
giá trị sống cho học sinh
Giáo dục giá trị sống cho học sinh có tầm quan trọng đặc biệt, giáo dục giá
trị sống là giáo dục “từ gốc” Trên cơ sở có hiểu biết, có thái độ đúng, trân trọng
các giá trị của cuộc sống, của bản thân, đồng thời với việc được trang bị thêm kỹ
năng sống một cách có hệ thống, học sinh mới có đủ bản lĩnh ứng xử trong cuộc
sống phức tạp và không ít cám dỗ Giá trị sống giúp chúng ta cân bằng lại những
mục tiêu vật chất Những giá trị sống tích cực giúp chúng ta giữ được sự ổn định,
vững chãi giữa những biến động của cuộc đời, khi gặp khó khăn có thể sẽ không
dễ dàng gì nhưng ta vẫn vượt qua được mà không cảm thấy bị thua thiệt, mất mát
Mặt khác, nếu con người không có nền tảng giá trị sống rõ ràng vững chắc,
dù được học nhiều kỹ năng đến đâu, cũng sẽ không biết cách sử dụng nguồn tri
thức ấy sao cho hợp lí, mang lại lợi ích cho bản thân và xã hội Không có nền tảng
5 Phạm Minh Hạc (2011), “Biến động phức tạp một số giá trị ở Việt Nam”, O1X-12/03/2011-2, Hà Nội, Tr 13.
Trang 36động giáo dục giá trị sống cho học sinh Nhà trường có vai trò quyết định đối với
sự hình thành và phát triển giá trị sống của các em Bởi vậy, mỗi thầy, cô giáo, mỗi
nhà trường đều cần nhìn nhận lại vấn đề giáo dục giá trị sống cho học sinh và phải biết vận dụng hiệu quả tư tưởng “học thường xuyên, học suốt đời” nhằm tạo cho học sinh động cơ thường xuyên, đúng đắn trong việc chọn lọc và tiếp thu các giá trị văn hóa truyền thống để duy trì và phát huy trong cuộc sống hàng ngày Trong xã hội hiện đại, mỗi con người có thể được so sánh với một vòng tròn gồm 3 yếu tố: Bản thân - Cuộc sống xã hội - Các mối quan hệ Mỗi lựa chọn thái quá về một yếu tố nào đó sẽ dẫn đến những hệ quả nhất định Việc giữ cân bằng 3 yếu tố để tạo
ra sự bình an nội tâm là yếu tố rất quan trọng Do đó, nhà trường cần định hướng lại
5 nhóm giá trị sống cần thiết cho học sinh hiện nay, đó là: Định hướng giá trị trong
việc lựa chọn hành động; giá trị xã hội, đạo đức; giá trị đối với mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân; giá trị đối với cuộc sống và giá trị đối với thời gian nhàn rỗi.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ
VỀ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
BỐI CẢNH CHUNG
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG LÀ GIÁO DỤC TỪ GỐC
CUỘC SỐNG XÃ HỘI xuất hiện nhiều mâu thuẫn: vật chất>< tinh thần; lợi ích tập thể>< lợi ích cá nhân; trước mắt>< lâu dài
BẢN THÂN học sinh chưa được đích hướng đúng đắn về các giá trị sống của bản thân
CÁC MỐI QUAN HỆ ngày càng đa dạng và phức tạp,
cĩ nhiều biểu hiện lệch lạc
QUẢN LÝ XÃ HỘI: Các cấp chính quyền quản lý lỏng lẻo, nhiều tệ nạn
xã hội diễn ra trong tất cả các
lĩnh vực
NHÀ TRƯỜNG chưa cĩ chương trình, phương pháp giáo dục hiệu quả, chưa phối hợp với GĐ và XH
GIA ĐÌNH, một số cha mẹ chưa
cĩ kiến thức nuơi dạy con đúng cách, thậm chỉ cịn ngược đãi con em mình NGUYÊN NHÂN
Sơ đồ 1: Tóm tắt một số vấn đề về giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học
Trang 373 Nguyên nhân việc giáo dục giá trị sống cho học sinh chưa đạt
hiệu quả cao
Từ góc độ xã hội: Hệ thống quản lí nhà nước chưa chặt chẽ, nhiều mặt quản
lí còn lỏng lẻo, nhiều tệ nạn xã hội diễn ra trong tất cả các lĩnh vực; báo chí hàng
ngày, hàng giờ đưa tin những bất cập, trộm cắp, bạo lực, ma túy,
Từ góc độ nhà trường: Trong nhà trường chưa có chương trình, phương pháp
giáo dục hiệu quả, chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể trong trường và
ngoài cộng đồng; nguyên lí giáo dục kết hợp giữa Gia đình-Nhà trường-Xã hội chưa
được vận dụng triệt để
Từ góc độ gia đình: Nhiều người lớn trong gia đình chưa có kiến thức nuôi dạy
con hay cách chăm sóc con đúng cách, còn có tư tưởng ỷ lại việc dạy dỗ con em cho
nhà trường Một số cha mẹ thậm chí ngược đãi con cái cả về thể xác lẫn tinh thần
III HỆ GIÁ TRỊ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP
HÓA-HIỆN ĐẠI HÓA, HỘI NHẬP QUỐC TẾ
1 Sự chuyển đổi của những giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam
hiện nay 6
Những năm cuối của thế kỉ XX, dưới ngọn cờ “độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã
hội”, hệ giá trị góp phần tích cực vào việc “ xây dựng một xã hội dân chủ, văn
minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể
lực và thẩm mĩ ngày càng cao” [Tiểu ban tổng kết, bổ sung và phát triển cương lĩnh
1991, NXB CTQG, HN-2010, Tr84]
Một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng thời kì này được Nghị quyết
Bộ chính trị khóa VII nêu rõ: “Những giá trị văn hóa truyền thống vững bền của dân
tộc Việt Nam là lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc, đạo lí “thương
người như thể thương thân”, đức tính cần cù, vượt khó, sáng tạo trong lao động, Đó
là nền tảng và sức mạnh tinh thần to lớn để nhân dân ta xây dựng một xã hội phát
triển, tiến bộ, công bằng nhân ái” Từ đó cho thấy trong hệ thống giá trị tinh thần
truyền thống của dân tộc ta, giá trị đạo đức chiếm vị trí nổi bật Đạo đức đóng vai
trò nền tảng trong mọi hoạt động văn hóa bởi vì cơ chế của nó là mối quan hệ giữa
người này với người khác, là phương thức xác lập mối quan hệ giữa cá nhân và xã
hội Cùng với đạo đức, lối sống thực sự là một giá trị cơ bản của đời sống xã hội
Trong các giá trị truyền thống, chủ nghĩa yêu nước được khẳng định là giá trị cốt lõi,
giá trị định hướng các giá trị khác Những giá trị phổ biến của con người Việt Nam
như tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái khoan dung; trọng nghĩa
tình, đạo lí; đức tính cần cù sáng tạo trong lao động, tinh thần lạc quan, cũng
được đề cập đến và được coi là những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc ta
Có thể liệt kê một số giá trị truyền thống cơ bản của dân tộc ta gồm:
Trang 38- Chủ nghĩa yêu nước;
- Lòng yêu thương quý trọng con người;
- Ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết;
- Đức tính cần kiệm;
- Lòng dũng cảm, bất khuất;
- Đức tính khiêm tốn, giản dị, thủy chung, lạc quan,
Giá trị sống mang tính hướng đích để mỗi người tu dưỡng - hành động sống có ích cho đời sống cộng đồng, xã hội GV.VS Phạm Minh Hạc gọi đó là Giá trị bản thân Ông coi đây là một nét mới của “Tư duy” (triết lí giáo dục) trong thời kì đất nước phát triển với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế Tiếp nối ý tưởng đó, PGS.TS Đặng
Quốc Bảo cho rằng: “Phạm trù Giá trị sống được tạo nên bởi Kĩ năng sống thành
thạo trên nền tảng Quan điểm sống đúng đắn Đất nước nào xây dựng và giúp cho thế hệ trẻ thực hiện được hệ giá trị bản thân đúng đắn và hợp thời, thì đất nước đó sẽ có các giờ học tốt, nhà trường tốt, hệ thống giáo dục và nền giáo dục tiên tiến không lạc hậu, lạc điệu với thời đại”7
Các yếu tố lí tưởng, nhận thức, tình cảm, một khi được hình thành và phát triển sẽ chuyển thành động cơ của hoạt động, đồng thời đó cũng chính là quá trình “tách mình ra khỏi cái Tôi”, gọi là quá trình tự ý thức, tạo nên hệ thống thái độ, trong đó có
thái độ đánh giá, bao gồm: đánh giá bản thân (soi lại mình); đánh giá thế giới xung
quanh: đánh giá cái gì cần, cái gì chấp nhận (tức tạo nên thước đo giá trị), cái gì tuân thủ, theo hệ thống chuẩn mực nào, cái gì có ý nghĩa cho hoạt động của mình,
cái gì hơn, cái gì kém (tức tạo nên thang giá trị), sắp xếp các chuẩn mực như thế nào, hoạt động sắp tới theo hướng nào (tức tạo nên việc định hướng giá trị) Trong
giá trị học, người ta gọi chung đó là hệ giá trị, trong đó có hệ thống thái độ giá trị Có hệ thống giá trị của gia đình, nhóm người, tập thể, cơ quan, cộng đồng, quốc gia - dân tộc, nhân loại Giá trị của cá nhân được gọi là thái độ giá trị nhân cách Quá trình biểu hiện thái độ nói chung, thái độ giá trị nói riêng là quá trình hình thành, bộc lộ và phát triển nhân cách Nhân cách đứng giữa các thành tố “Chí, trí, “Chí, trí, đức, tâm”
đức, tâm” Giá trị nhân cách là cốt lõi của giá trị bản thân bao gồm cả chí lực, trí lực, tâm lực, thể lực tạo nên động cơ hoạt động Có thể kết hợp các thành tố kể trên vào hệ giá trị Hệ giá trị là một trong các hệ thống động cơ trong cấu trúc nhân cách.Thời đại ngày nay, thời đại toàn cầu hóa, hội nhập, mở cửa, đã dẫn đến những thay đổi cơ bản về các giá trị truyền thống Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế xã hội (2011 - 2020) đề xuất rằng Hệ giá trị là một con đường triển khai quan điểm phát triển: “Thực hành dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển” Cần phải làm cho Hệ giá trị hình thành và chuyển động được “giá trị bản thân”, phục vụ lợi ích chân chính theo nguyên tắc hài hoà lợi ích, có trách nhiệm với bản thân và có trách nhiệm với cộng đồng xã hội
7 Đặng Quốc Bảo (2011), “Kế thừa các hệ giá trị suy ngẫm về giáo dục giá trị cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay từ các bộ số 5”, 01X-12/03-2011-2, tr73.
Trang 39Đức
Trí
Tâm Nhân
cách
Sơ đồ 2: Hệ giá trị trong cấu trúc nhân cách (theo GS.VS Phạm Minh Hạc, 2009)
Sự biến đổi của các giá trị văn hóa dân tộc hiện tại đang có sự đan xen phức
tạp Có xu hướng biến đổi tích cực hoặc trì trệ, chậm biến đổi, nhưng cũng có xu
hướng biến đổi tiêu cực, ngược chiều đối lập với giá trị truyền thống, xu hướng đồng
nhất hóa các hệ thống chuẩn mực, giá trị văn hóa Những giá trị như tinh thần yêu
nước, lòng nhân ái khoan dung, ý thức cộng đồng, đã được phát huy cao độ trong
thời kỳ chống ngoại xâm, vì mục tiêu thống nhất đất nước, nay vì mục tiêu xây dựng
và phát triển làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Nội hàm mới của các giá trị trên được hình thành trên cơ sở ý thức về sự nghèo nàn,
lạc hậu nên nó được bổ sung thêm những nội dung mới và có sự chuyển đổi về chất
trong các giá trị Thực tế, lòng yêu nước và tinh thần tự tôn dân tộc đã chứng tỏ khả
năng hội nhập quốc tế của chúng ta ngày càng rộng mở, trên tất cả các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội
“Hệ giá trị truyền thống do mâu thuẫn với yêu cầu bình thường hóa cuộc sống
con người và hiện đại hóa để phát triển, nên ngày càng bị thu hẹp chỗ đứng Ngược
lại, các giá trị mới đang phát triển như những phản ứng lại các giá trị cũ, nên cực
đoan về mức độ vồ vập và tự phát bồng bột - xét ở hình thức chọn lựa và hành xử,
mà đặc trưng nổi bật là có phần quá ích kỉ, duy lợi, kiếm tiền bằng mọi giá, nên đặt
đạo đức trên bờ vực của nguy cơ băng hoại và những biểu hiện phi văn hóa một
cách hiển nhiên” [Huỳnh Ngọc Trảng, Tình trạng song đề của văn hóa Báo Lao
độngngày 29/1/2005] Chính điều này đã dẫn đến nghịch lí giữa phát triển kinh tế
và phát triển văn hóa, đồng thời dẫn đến hai xu hướng phổ biến: (1) Hoặc xu hướng
bảo thủ, lạc hậu hoặc phản khoa học bộc lộ trong quan điểm, thái độ đối với di sản
văn hóa truyền thống, thể hiện ở cả hai thái cực: hoặc tuyệt đối hóa truyền thống,
hoặc quay lưng lại với truyền thống (2) Hoặc xu hướng phủ nhận những giá trị văn
hóa tốt đẹp của dân tộc, đề cao các phản giá trị và những quan niệm giá trị lệch
lạc du nhập từ nước ngoài
Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Đảng ta nhận định:
Bên cạnh “các giá trị văn hóa ngày càng thể hiện rõ hơn vai trò tích cực và khả năng
tác động mạnh vào các lĩnh vực của đời sống, những nét mới trong chuẩn mực văn
hóa và trong nhân cách con người Việt Nam thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa
từng bước được hình thành” thì “những thành tựu tiến bộ đạt được trong lĩnh vực văn
hoá còn chưa tương xứng và chưa vững chắc, chưa đủ để tác động có hiệu quả
Trang 40đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực tư tưởng đạo đức lối
sống ” [kết luận của Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX]
Đó là tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng cá nhân vị kỉ, trái với thuần phong mĩ tục của dân tộc Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có chức có quyền tham ô, đục khoét của dân;
vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp Hiện tượng chạy chức, chạy quyền, buôn lậu, tham nhũng xảy ra khá phổ biến
Trong thực tế, các nhà chính trị xã hội xưa nay vẫn phải dự đoán hệ giá trị của các thành viên cộng đồng khi xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách cũng như khi vạch các kế hoạch hành động và tổ chức các hoạt động cụ thể Chỉ những người nào nắm chắc nhu cầu, nguyện vọng của quần chúng, dự đoán được ước
mơ, hoài bão của họ mới có khả năng xây dựng và triển khai các kế hoạch thành
công [Thái Duy Tuyên, “Tìm hiểu định hướng giá trị con người Việt Nam: truyền
thống và hiện đại”, 01X-12/03-2011-2, tr63] Theo đó, có thể dự đoán những giá trị
truyền thống văn hóa trong thời gian tới sẽ chuyển hóa mạnh theo hướng hiện đại hóa văn hóa, từ các giá trị văn hóa làng xưa của người Việt thành các giá trị văn hóa mới cùng với nhịp độ phát triển kinh tế và điều kiện hưởng thụ văn hóa Những giá trị văn hóa mới vừa “có yếu tố đậm đà bản sắc dân tộc, có yếu tố hiện đại, đang phát triển đan xen vào nhau tạo nên tính đa dạng phong phú, đôi khi phức hợp do
du nhập một cách cực đoan văn hóa ngoại lai, khiến cho xu hướng hiện đại hóa văn hóa Việt Nam có lúc không đảm bảo các nguyên tắc định hướng phát triển văn hóa
của Đảng và nhà nước ta.” [Thành Duy (2004), “Mấy đặc điểm cơ bản của quá trình
hiện đại hóa văn hóa Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 5/2004].
Tuy nhiên, để điều khiển hệ giá trị của một cộng đồng, một dân tộc, một đất nước, các nhà quản lí thường ra các Nghị quyết, các Quyết định cụ thể, đặc biệt đối với việc chuyển từ hệ giá trị này sang hệ giá trị khác thường phải trải qua một thời
gian dài và không giản đơn Vì vậy, cần hình thành hệ giá trị quá độ, nhằm đảm bảo
sự phát triển cân bằng, ổn định và bền vững của xã hội
2 Nguyên nhân của sự chuyển đổi các giá trị truyền thống
Trong bối cảnh hiện nay, nhiều giá trị truyền thống vẫn còn được lưu giữ nhưng cũng nhiều giá trị truyền thống không được người dân quan tâm, thậm chí mất đi Nguyên nhân có thể là:
- Do ảnh hưởng của cơ chế thị trường, trong xu thế hội nhập hiện nay, nhiều luồng văn hóa mới lạ đã xâm nhập và hấp dẫn người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ mà không có sự chọn lọc Trong quá trình hội nhập, nhiều nét văn hóa phương Tây và của nước ngoài đã tràn vào như một luồng gió mạnh, ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa dân tộc
- Gia đình còn coi nhẹ việc giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống khi những nhu cầu khác của cuộc sống dường như đóng vai trò quan trọng hơn trong đời sống của các thành viên gia đình Nhiều gia đình có mức sống cao nên đã tạo điều kiện