Tầm quan trọng của việc tăng cường giáo dục kĩnăng sống ở trường

Một phần của tài liệu Hiệu trưởng với giáo dục giá trị sống kỹ năng sống và giao tiếp ứng xử trong quản lí (Trang 74)

HIỆN NAY

Trong giai đoạn hiện nay, kĩ năng sống của học sinh là vấn đề đang được xã hội quan tâm đặc biệt. Khoảng 10 năm trở lại đây, dư luận xã hội biết đến rất nhiều hành vi không mong đợi trong số các em học sinh ở lứa tuổi thanh thiếu niên, đặc biệt là thiếu niên. Phần lớn số trẻ có hành vi phạm pháp là học sinh từ lớp 6 đến lớp 12. Bạo lực học đường diễn ra ngày càng nhiều và ngày càng phức tạp. Một bộ phận học sinh có những hành vi thiếu ý thức, lối sống buông thả (gây bạo lực học đường, thích ăn chơi hưởng lạc, gian dối trong học hành và thi cử, không tuân thủ kỷ cương, mắc tệ nạn xã hội, phạm tội,...)

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng nêu trên, song có thể điểm ra một số nguyên nhân chính sau:

Không ít thanh thiếu niên không nhận thức được ý nghĩa của cuộc sống, ngộ nhận bản thân, không biết mình là ai, không biết sống để làm gì? Thế nào là cuộc sống có ý nghĩa? Làm thế nào để sống đẹp, sống khỏe?...

Học sinh ngày càng chịu nhiều tác động từ xã hội và những tác động này ngày càng phức tạp: Tệ nạn xã hội, tội phạm, đạo đức xã hội xuống cấp (Người lớn, thậm chí có thầy cô giáo, cha mẹ trong nhiều trường hợp không còn là tấm gương tốt cho các em). Nhiều em thường phải chứng kiến bố mẹ, người lớn cãi chửi nhau,

DỪNG LẠI VAØ HỌC HỎI CHIA SẺ Ý TƯỞNG TƯ DUY LẮNG NGHE KHÁM PHÁ CÂU HỎI SÁNG TẠO

PH N 2: TÀI LI U H TR T P H U N

đánh nhau, ngoại tình, đút lót, nói năng thiếu văn hoá, coi thường kỷ cương xã hội. Thậm chí không ít em bị người lớn trong gia đình hành hạ, xâm hại tình dục,...

Nhiều em chưa được trang bị kĩ năng sống phù hợp. Chương trình học ở trường còn nặng về kiến thức mà coi nhẹ kĩ năng thực hành, xa rời thực tế. Môi trường giáo dục ở trường học mất cân đối, coi nhẹ môi trường tâm lí xã hội,...

Theo công trình nghiên cứu của ThS. Nguyễn Hữu Long, ba nguyên nhân được học sinh đề cập nhiều nhất như sau: bên ngoài có quá nhiều trò vui (34%), không hòa hợp với người lớn (28%) và tự tìm hiểu (27%). Đối với nhà trường, lịch học hiện quá nhiều, chưa có bộ chuẩn về kĩ năng sống,… Ngoài ra, do khối lượng kiến thức trong sách giáo khoa phải hoàn thành quá nhiều nên giáo viên không đủ thời gian để lồng ghép hay tích hợp nhằm rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Mặt khác, chính bệnh thành tích, chạy theo điểm số, chạy theo tỷ lệ học sinh lên lớp, thi đỗ tốt nghiệp 100%,... đã trở thành gánh nặng tâm lí khiến các em không còn thời gian rèn luyện nhân cách một cách đầy đủ dẫn đến những hành vi lệch chuẩn.

[http://www.giaoduc.edu.vn, ngày 29/11/2010].

Giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh trong các trường phổ thông là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, đó là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội,.. Vận dụng tốt các kĩ năng sống chính là sự bổ sung về kiến thức và năng lực cần thiết để một cá nhân có thể hoạt động một cách độc lập, giúp họ tránh được những khó khăn trong quá trình sống.

Một phần của tài liệu Hiệu trưởng với giáo dục giá trị sống kỹ năng sống và giao tiếp ứng xử trong quản lí (Trang 74)