III. Tiếp cận giáo dục kĩnăng sống theo 4 trụ cột học của UNESCO
3. Học để cùng chung sốn g Kĩnăng sống liên quan đến “ý thức và
thái độ”
Học để cùng chung sống được coi là một trụ cột quan trọng, then chốt của giáo dục hiện đại, giúp con người có được thái độ hoà bình, khoan dung, hiểu biết và tôn trọng lịch sử, truyền thống và những giá trị văn hoá và tinh thần của nhau. Học để cùng chung sống bao gồm nhiều lĩnh vực với các mục tiêu khác nhau như: việc truyền thụ cho cá nhân, từ lúc còn thơ ấu cũng như suốt cả cuộc đời, những giá trị về việc không sử dụng bạo lực, thương lượng hoà bình, tôn trọng và chấp nhận đa dạng, về khoan dung, dân chủ, đoàn kết và công lí. Học để cùng chung sống cũng nhằm trang bị cho người học những tri thức, kĩ năng, giá trị và thái độ cần thiết cho cuộc sống nghề nghiệp để vào đời, làm cho họ có được nhận thức về sự khác biệt và đa dạng cũng như sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc trên thế giới; tăng cường giá trị đạo đức và tính cam kết, làm cho tình đoàn kết trở thành phương tiện chống sự kỳ thị và xung đột,... Tất cả những khía cạnh này là cần thiết cho sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và văn hoá ở các nước giàu cũng như các nước nghèo.
Mục đích cuối cùng của học để cùng chung sống vì hoà bình, quyền con người, dân chủ và phát triển bền vững là xây dựng trong mỗi cá nhân ý thức về
PH Ầ N 2: TÀI LI Ệ U H Ỗ TR Ợ T Ậ P H U Ấ N
các giá trị; hình thành thái độ ứng xử; phát triển khả năng đánh giá và đương đầu với những thách thức; tăng cường tính thích nghi, tinh thần tự chủ và sống có trách nhiệm; chấp nhận sự khác biệt và đa dạng giữa các nền văn hoá và văn minh; tôn trọng và bảo vệ các di sản văn hoá và thiên nhiên; bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên,...
Học để cùng chung sống trong hoà bình, tôn trọng quyền con người, thực hành dân chủ và đạt được sự phát triển bền vững yêu cầu phải có một cách tiếp cận tích hợp và nhất quán để đảm bảo sự tham gia của người học và có tác động vào mọi khía cạnh của người học với tư cách là một cá nhân, đồng thời cũng đòi hỏi việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, hoàn thiện và đổi mới học liệu, định hướng lại đào tạo giáo viên, để thúc đẩy một quá trình giáo dục có chất lượng. Mỗi cá nhân phải trở thành một thành viên được hoan nghênh trong tập thể của mình; đồng thời phải là thành viên tích cực trong tập thể đó. Bởi vậy, ngay khi còn học ở lớp mẫu giáo, mỗi em bé đã phải học cách chung sống với bạn, với ông bà, cha mẹ, anh chị em. Mỗi học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường đều phải có kĩ năng ứng xử tốt trong gia đình, trong lớp, nhóm bạn trong cộng đồng và xã hội,... [xem http:// www.unesco.org/delors/fourpil.htm]