Giao tiếp

Một phần của tài liệu Hiệu trưởng với giáo dục giá trị sống kỹ năng sống và giao tiếp ứng xử trong quản lí (Trang 109)

I. Một số khái niệm

1. Giao tiếp

Giao tiếp là tiếp xúc, trao đổi thông tin với nhau17. Xét về mặt tâm lí học, giao tiếp là mối quan hệ giữa con người với con người, thể hiện sự tiếp xúc giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin và cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau.

Như vậy, giao tiếp thể hiện quan hệ giữa chủ thể này với chủ thể khác, trong đó các mối quan hệ giữa người với người được xác lập và vận hành nhằm hiện thực hóa các mối quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác.

Trong giao tiếp, ba mặt thống nhất và tác động qua lại, bổ sung cho nhau gồm:

Mặt nhận thức thể hiện qua việc trao đổi thông tin, tri giác lẫn nhau, hiểu biết giữa con người với con người.

Mặt thái độ cảm xúc thể hiện sự trao đổi thái độ, cảm xúc với nhau.

Mặt tương tác thể hiện sự liên kết, tác động qua lại.

Mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người có thể xảy ra với các hình thức khác nhau:

- Giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân; - Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm;

- Giao tiếp giữa nhóm với nhóm hoặc giữa nhóm với cộng đồng người.

PH N 2: TÀI LI U H TR T P H U N

Giao tiếp vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội. Tính cá nhân của giao tiếp thể hiện ở nội dung, phạm vi, nhu cầu, phong cách và kĩ năng giao tiếp của mỗi người. Tính xã hội của giao tiếp thể hiện ở chỗ giao tiếp được nảy sinh và hình thành trong xã hội, nó sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, đồng thời được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Một phần của tài liệu Hiệu trưởng với giáo dục giá trị sống kỹ năng sống và giao tiếp ứng xử trong quản lí (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)