Con đường giáo dục giá trị

Một phần của tài liệu Hiệu trưởng với giáo dục giá trị sống kỹ năng sống và giao tiếp ứng xử trong quản lí (Trang 47)

2.1. Giáo dục giá trị thông qua những bài học cơ bản về giá trị

2.1.1. Một số giá trị có thể có trong nội dung môn học giáo dục đạo đức, hoặc giáo dục công dân. Thực ra nội dung môn đạo đức là đề cập đến các Chuẩn mực đạo đức và yêu cầu về hành vi đạo đức theo các chuẩn mực đó; còn môn giáo dục công dân lại đề cập đến các chuẩn mực và hành vi pháp luật do nhà nước (với tư cách là tổ chức chính trị) quy định cho con người với tư cách là công dân. Đằng sau các chuẩn mực đó là các giá trị đạo đức và giá trị luật pháp, nó cũng phản ánh những giá trị phổ quát và những giá trị riêng gắn với bối cảnh quốc gia, dân tộc. Do đó, hoàn toàn có thể khai thác các giá trị trong các môn học này.

2.1.2. Nếu trong nội dung môn học không chứa đựng các giá trị, thì có thể thiết kế các bài học cơ bản về các giá trị cần giáo dục với bản chất và các khía cạnh biểu hiện đa dạng của từng giá trị trong cuộc sống.

2.1.3. Khi dạy những bài học cơ bản về giá trị, cần tuân thủ cơ chế hình thành giá trị với các bước cơ bản ở các cấp độ sau:

a. Cấp độ nhận thức: Ở cấp độ này, nhận thức thể hiện ở 2 mức độ:

- Mức độ biết: thể hiện ở mức độ giới hạn về các khái niệm, các sự kiện và thuật ngữ về giá trị cần giáo dục. Nên cần phải chuyển sang mức độ hiểu sâu hơn về bản chất bên trong của các khái niệm, sự kiện cũng như ý nghĩa của việc nắm được các khái niệm, các chuẩn mực, quy tắc... thể hiện các giá trị đó.

- Mức độ hiểu: Mức độ này thể hiện sự hiểu sâu bản chất của giá trị để có thể thể hiện bằng hành vi phù hợp.

b. Cấp độ tình cảm: Nếu mới chỉ biết và hiểu thì chưa đảm bảo những giá trị, những yêu cầu, những tiêu chí đạo đức cần giáo dục được nội tâm hóa và tích hợp với hệ thống vốn kinh nghiệm đã có để trở thành tài sản riêng của mỗi cá nhân.

Bước này đảm bảo các giá trị được cá nhân lựa chọn qua kinh nghiệm, được suy ngẫm, và được khẳng định, được nuôi dưỡng trở thành động cơ của hành vi, mục tiêu và lí tưởng của cuộc sống. Giá trị được nội tâm hóa là các giá trị được lựa chọn một cách tự nguyện thông qua các cách lựa chọn, đánh giá khác nhau nhờ cọ xát các ý kiến trong quá trình thảo luận và trải nghiệm thực tiễn từ những tấm gương thày cô giáo của mình.

c. Cấp độ hành động: Các giá trị được nội tâm hóa sẽ dẫn tới định hướng cho hành vi của cá nhân.

Các cấp độ theo cách tiếp cận giá trị có thể tuân theo logic trên, nhưng cũng có thể thay đổi trật tự và đan xen nhau một cách biện chứng.

2.2. Tích hợp, liên hệ, vận dụng giá trị trong các lĩnh vực học tập, giáo dục

2.2.1. Qua văn học, nghệ thuật (âm nhạc, vẽ...), các môn khoa học: các môn học này vốn dĩ đã chứa đựng các giá trị vì nó phản ánh cuộc sống theo ngôn ngữ

PH N 2: TÀI LI U H TR T P H U N

đặc thù của mình. Quan trọng hơn, văn học và nghệ thuật là những môn học có ưu thế tác động đến xúc cảm, tình cảm của con người, vì vậy có thể sử dụng chúng để chuyển tải các giá trị của xã hội đến ý thức, tình cảm của cá nhân, biến các giá trị khách quan của xã hội thành sự lựa chọn của từng cá nhân.

2.2.2. Qua tất cả các hoạt động giáo dục: trong quá trình tổ chức các loại hình hoạt động giáo dục trong nhà trường, bản thân nội dung các hoạt động đã chứa

Một phần của tài liệu Hiệu trưởng với giáo dục giá trị sống kỹ năng sống và giao tiếp ứng xử trong quản lí (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)