Học để tự khẳng định mìn h Kĩnăng sống liên quan đến “giá trị”

Một phần của tài liệu Hiệu trưởng với giáo dục giá trị sống kỹ năng sống và giao tiếp ứng xử trong quản lí (Trang 78)

III. Tiếp cận giáo dục kĩnăng sống theo 4 trụ cột học của UNESCO

4.Học để tự khẳng định mìn h Kĩnăng sống liên quan đến “giá trị”

Học để tự khẳng định mình nêu lên một nguyên tắc rất cơ bản của giáo dục. Đây cũng là tiền đề cho việc giáo dục kĩ năng sống, góp phần hoàn thiện sự phát triển của con người - trí não và thể chất, trí thông minh, sự nhạy cảm, gu thẩm mỹ, tinh thần. Mọi trẻ em và thanh niên cần phải được tiếp cận với một nền giáo dục mang lại cho các em những kiến thức và kĩ năng cần thiết để phát triển cách tư duy và phán xét độc lập, để các em có thể tự mình đưa ra cách hành xử đúng đắn trong những hoàn cảnh khác nhau. Sự phát triển này của một người, bắt đầu từ khi sinh ra và tiếp tục cho đến hết cuộc đời, là một quá trình biện chứng dựa vào kiến thức mình có và các mối quan hệ với người khác. Sự phát triển này cũng cho ta những phỏng đoán rằng người này sẽ có những kinh nghiệm thành công. Với tư cách là một phương tiện đào tạo cá tính, giáo dục phải là một quá trình đặc thù hóa cao độ và cũng là một kinh nghiệm xã hội mang tính tương tác cao. Giáo dục phải giúp người học có khả năng tự giải quyết các vấn đề của mình, tự ra quyết định và tự chịu trách nhiệm về những quyết định đó. Hơn bao giờ hết, nhiệm vụ cấp bách của giáo dục hiện nay là đảm bảo cho mọi người có được sự tự do trong tư duy, phán xét, cảm nhận, sáng tạo để phát triển tài năng của mình và kiểm soát được cuộc sống của mình càng nhiều càng tốt.

Thế kỷ 21 đang cần những loại tài năng và cá tính khác nhau, đôi khi còn hơn cả những nhân tài xuất chúng, những người mà đương nhiên là cần thiết ở bất cứ xã hội nào. Nơi nào có những sự khác biệt mang dấu ấn của cá tính, sự độc lập và

PH N 2: TÀI LI U H TR T P H U N

các sáng kiến cá nhân, hoặc chỉ là việc làm đảo lộn một trật tự đã được thiết lập, nơi đó có những đảm bảo tốt nhất cho tính sáng tạo và đổi mới. Từ chối những mô hình công nghệ cao được nhập khẩu để tập trung vào việc tìm hiểu các tri thức và sức mạnh mang tính truyền thống là những nhân tố hiệu quả cho sự phát triển nội sinh. Những phương pháp mới có hiệu quả trong việc giảm bạo lực và đương đầu với các vấn đề xã hội đang được nhìn nhận rộng rãi đều xuất phát từ các thực nghiệm ở cấp cộng đồng địa phương. Ở trường học, nghệ thuật và thơ văn cần phải có chỗ đứng quan trọng hơn so với chỗ đứng hiện nay. Mối quan tâm phát triển trí tưởng tượng và óc sáng tạo cũng sẽ khôi phục lại giá trị của nền văn hóa và tri thức truyền miệng được đúc kết từ kinh nghiệm của trẻ em hoặc người lớn. Do đó, mục tiêu của phát triển là phát triển con người. Bằng tất cả sự phong phú trong tính cách của mình, mỗi người có thể diễn đạt được những phức tạp trong suy nghĩ bằng nhiều hình thức khác nhau và làm tốt những vai trò khác nhau của mình, ví dụ như với tư cách là một cá nhân, một thành viên trong gia đình và cộng đồng, một công dân, một người sản xuất, một người phát minh ra những phương pháp kĩ thuật mới và một người biết mơ mộng một cách tích cực,... [http://www.unesco.org/delors/fourpil.htm].

Tóm lại, nhân loại đang sống chung dưới một mái nhà với 4 đặc trưng cơ bản của thế giới hiện nay là:

Toàn cầu hóa - Văn minh Trí tuệ - Kinh tế Tri thức - Công nghệ Thông tin.

Mái nhà chung thế giới được xây dựng trên 4 trụ cột Học: Học để biết - Học để làm - Học cùng chung sống - Học để khẳng định.

Bốn trụ cột của mái nhà chung được đặt trên nền tảng của việc Học : Học - Hỏi - Hiểu - Hành

4T

4H

4H 8H

TIẾP CẬN KĨ NĂNG SỐNG THEO UNESCO

Tồn cầu hĩa Văn minh trí tuệ

Kinh tế tri thức Cơng nghê thơng tin 1. Học để biết 1. KN Nhận thức 4. KN Xác đinh gía trị 2. KN Làm việc 3. KN Ý thức xã hội 4H 4T Hiểu Hỏi Hỏi Hành 2. Học để làm 4. Học để biết khẳng định mình 3. Học để cùng chung sống

Sơ đồ 7: Tiếp cận kĩ năng sống theo bốn trụ cột giáo dục của UNESCO

PH N 2: TÀI LI U H TR T P H U N

VÍ DỤ 1: Phân tích quá trình “Giáo dục phòng tránh lạm dụng trò chơi điện tử” theo tiếp cận kĩ năng sống, tiếp cận 4 trụ cột giáo dục của UNESCO [theo PGS.TS Nguyễn Thanh Bình, Tài liệu tập huấn giáo viên chủ nhiệm, hè 2011, tr 93]

MỘT SỐ VÍ DỤ CỤ THỂ14

HỌC ĐỂ BIẾT

HỌC ĐỂ BIẾT (Kĩ năng nhận thức, kĩ năng sống liên quan đến

kiến thức)

HỌC ĐỂ TỰ

HỌC ĐỂ TỰ KHẲNG ĐỊNH MÌNH KHẲNG ĐỊNH MÌNH (Kĩ năng cá nhân, kĩ năng sống liên quan đến giá trị)

HỌC ĐỂ CÙNG HỌC ĐỂ CÙNG CHUNG SỐNG CHUNG SỐNG

(Kĩ năng xã hội, kĩ năng sống liên quan đến thái độ)

HỌC ĐỂ LAØM HỌC ĐỂ LAØM (Kĩ năng thực tiễn, thực hành, kĩ năng

tâm vận động)

* Biết cách khai thác mặt tích cực của game; * Biết được biểu hiện của việc lạm dụng game; * Nhận ra được nguyên nhân gây nghiện game; * Biết cách tránh mặt tiêu cực của game;

* Phân biệt được mặt tích cực và tiêu cực của game; * Biết cách ứng phó, đương đầu với sức hấp dẫn của game; * Biết dừng việc chơi game đúng lúc;

* Biết được những quy định của nhà nước về việc chơi game.

* Tôn trọng giá trị của bản thân; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Lấy thế giới thực làm lẽ sống, không sa ngã vào thế giới ảo; * Tự chủ, tự quyết định đối với việc chơi game;

* Tự tin vào khả năng kiềm chế trước sự hấp dẫn của game; * Kiên quyết dừng lạm dụng game khi nhận thấy không hài

lòng với chính mình trong việc lạm dụng game; * Tôn trọng quy định của nhà nước về việc chơi game.

* Chia sẻ những hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân về game với những người xung quanh;

* Khuyến khích người khác chơi game tích cực;

* Học hỏi người khác kinh nghiệm ứng phó với việc lạm dụng game;

* Cương quyết từ chối sự lôi kéo của bạn bè đối với việc lạm dụng game;

* Giúp người khác thực hiện đúng quy định của nhà nước về việc chơi game.

* Khai thác mặt tích cực của game; * Sử dụng game hợp lí;

* Dừng việc chơi game đúng lúc; * Tránh được mặt tiêu cực của game; * Không lạm dụng game;

* Không sống trong thế giới ảo;

* Thực hiện đúng quy định của nhà nước về việc chơi game.

PH N 2: TÀI LI U H TR T P H U N

VÍ DỤ 2: Xác định nội dung “Giáo dục dục an toàn giao thông (ATGT)” theo tiếp cận kĩ năng sống, tiếp cận bốn trụ cột giáo dục của UNESCO [theo Luận văn Th.s của Nguyễn Thị Ngọc Lan (2010) “...Giáo dục an toàn giao thông theo tiếp cân Kĩ năng sống...”]

HỌC ĐỂ BIẾT

HỌC ĐỂ BIẾT (Kỹ năng nhận thức, kĩ năng sống liên quan đến

kiến thức)

* Nhận biết được các hành vi vi phạm ATGT: + Đi không đúng phần đường quy định; + Qua đường không đúng nơi quy định; + Tụ tập đông người gây ách tắc giao thông; + Đi bộ dàn hàng hai, hàng ba;

+ Đi xe dàn hàng hai, hàng ba; + Chở quá số người quy định; + Đậu xe lấn chiếm lòng đường; + Chạy xe lạng lách, đánh võng;

+ Không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe gắn máy lưu thông trên đường;

+ Đi xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3 khi chưa đủ tuổi;

+ Đi xe gắn máy có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên khi chưa đủ tuổi hoặc chưa có giấy phép lái xe;

+ Vượt xe không đúng quy định; + Chạy xe quá tốc độ quy định;

+ Điều khiển xe gắn máy khi trong mình có nồng độ cồn quá quy định;

+ Chạy xe rú ga, nẹt pô xe; + Vượt đèn đỏ;

+ Dừng, đỗ xe không đúng nơi quy định;

+ Sử dụng điện thoại di động, che ô dù khi điều khiển phương tiện giao thông;

+ Tổ chức đua xe, tham gia đua xe và cổ vũ đua xe trái phép trái;

+ Gây tai nạn hoặc va quẹt xe rồi bỏ chạy;

+ Không giúp người bị nạn xe khi thấy tai nạn giao thông xảy ra; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Hiểu biết những quy định của pháp luật về Luật giao thông đường bộ.

* Biết thực hiện giao thông an toàn.

* Nhận biết các tác hại do tai nạn giao thông khi không thực hiện tốt ATGT:

+ Nguy hiểm đến tính mạng, tài sản bản thân; + Nguy hiểm cho tính mạng, tài sản người khác; + Gây thương tâm cho gia đình và là gánh nặng cho gia đình và xã hội;

* Biết cách từ chối những lôi kéo của bạn bè vào hành vi vi phạm an toàn gia thông.

PH N 2: TÀI LI U H TR T P H U N HỌC ĐỂ TỰ HỌC ĐỂ TỰ KHẲNG ĐỊNH MÌNH KHẲNG ĐỊNH MÌNH (Kỹ năng cá nhân, kĩ năng sống liên quan đến giá trị)

HỌC ĐỂ CÙNG HỌC ĐỂ CÙNG CHUNG SỐNG CHUNG SỐNG

(Kĩ năng xã hội, kĩ năng sống liên quan đến thái độ)

HỌC ĐỂ LAØM HỌC ĐỂ LAØM (Kĩ năng thực tiễn, thực hành, kĩ năng

tâm vận động)

* Xác định hệ thống giá trị của bản thân và tôn trọng giá trị bản thân;

* Tự chủ, tự quyết định hành vi của bản thân khi tham gia giao thông;

* Tự tin vào khả năng vào kìm chế của bản thân trước sự rủ rê của bạn bè vào những hành vi vi phạm ATGT;

* Tôn trọng các quy định của nhà nước về Luật giao thông đường bộ.

* Đấu tranh, ngăn chặn, không đồng tình với hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ;

* Ủng hộ các hành vi thực hiện tốt ATGT;

* Tuyên truyền, chia sẻ những hiểu biết về Luật giao thông đường bộ;

* Học hỏi người khác về kinh nghiệm khi tham gia giao thông; * Giúp đỡ, hỗ trợ nạn nhân bị tai nạn giao thông;

* Động viên người khác từ bỏ hành vi vi phạm ATGT, cổ vũ việc thực hiện nếp sống văn hoá, thực hiện ATGT.

* Không thực hiện các hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ; * Chấp hành đúng pháp luật về Luật giao thông khi tham gia

giao thông;

* Phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ;

* Tuyên truyền các tác hại của việc vi phạm Luật giao thông đường bộ;

* Thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước về Luật giao thông đường bộ.

PH N 2: TÀI LI U H TR T P H U N

VÍ DỤ 3: Xác định nội dung “Giáo dục “Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên” sức khỏe sinh sản vị thành niên” theo tiếp cận kĩ năng sống, tiếp cận bốn trụ cột giáo dục của UNESCO.

HỌC ĐỂ BIẾT

HỌC ĐỂ BIẾT (Kỹ năng nhận thức, kĩ năng sống liên quan đến

kiến thức)

* Biết được cơ chế thụ thai của con người; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Biết được các biện pháp tránh thai ngoài ý muốn; * Biết các tác hại của tình dục không an toàn;

* Biết được các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cũng như cách phòng tránh;

* Biết cách xử lí khi gặp vấn đề về sức khỏe sinh sản;

* Biết được các biện pháp để vệ sinh, bảo vệ chức năng của các cơ quan sinh sản;

* Biết được các dịch vụ liên quan đến sức khỏe sinh sản; * Biết được các chính sách, các luật liên quan đến vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên.

HỌC ĐỂ TỰ HỌC ĐỂ TỰ KHẲNG ĐỊNH MÌNH KHẲNG ĐỊNH MÌNH (Kỹ năng cá nhân, kĩ năng sống liên quan đến giá trị)

* Tôn trọng giá trị bản thân về cả tâm hồn và thể chất; * Thể hiện lòng tự trọng trong quan hệ giới tính;

* Tự tin vào khả năng miễn dịch/không chấp nhận lối sống dễ dãi, buông thả;

* Tự tin vào khả năng kiềm chế của bản thân trước những cám dỗ của quan hệ tình dục.

HỌC ĐỂ CÙNG HỌC ĐỂ CÙNG CHUNG SỐNG CHUNG SỐNG

(Kĩ năng xã hội, kĩ năng sống liên quan đến thái độ)

* Chia sẻ hiểu biết của bản thân với người khác về sức khỏe sinh sản, về các chính sách, các dịch vụ chăm sóc, các trung tâm hỗ trợ pháp lí …;

* Quan hệ bạn bè, tình yêu đúng mực, trong sáng, lành mạnh, tích cực;

* Không ủng hộ, không khuyến khích bạn bè có lối sống dễ dãi, buông thả, quan hệ tình dục sớm;

* Tuyên truyền lối sống lành mạnh;

* Tìm kiếm sự hỗ trợ của cha mẹ, giáo viên và những người khác về những quyết định và hành động liên quan đến SKSS của bản thân. HỌC ĐỂ LAØM HỌC ĐỂ LAØM (Kĩ năng thực tiễn, thực hành, kĩ năng tâm vận động)

* Biết tự bảo vệ bản thân trước những nguy cơ bị lạm dụng tình dục;

* Không thực hiện những hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản...;

* Không quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục không an toàn; * Kiên định trước ảnh hưởng của văn hóa phẩm đồi trụy; * Thực hiện đúng chính sách, pháp luật của nhà nước về SKSS; * Biết sử dụng bao cao su nếu không trì hoãn được quan hệ tình dục; - Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp nếu lỡ quan hệ tình dục

PH N 2: TÀI LI U H TR T P H U N

VÍ DỤ 4: Xác định nội dung “Giáo dục “Giáo dục phòng tránh ma túy”

phòng tránh ma túy” theo tiếp cận kĩ năng sống, tiếp cận bốn trụ cột giáo dục của UNESCO. HỌC ĐỂ BIẾT HỌC ĐỂ BIẾT (Kỹ năng nhận thức, kĩ năng sống liên quan đến kiến thức) * Nhận biết ma túy là gì;

* Nhận biết được các loại ma túy;

* Phân biết được các dạng ma túy thường gặp; * Nhận biết được tác hại của ma túy;

* Biết được nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy;

* Biết được các thủ đoạn của bọn người xấu muốn lôi cuốn người khác sử dụng ma túy;

* Biết một số văn bản qui định của nhà nước và pháp luật trong việc cấm sử dụng, vận chuyển, tàng trữ ma túy.

HỌC ĐỂ TỰ

HỌC ĐỂ TỰ KHẲNG ĐỊNH MÌNH KHẲNG ĐỊNH MÌNH (Kỹ năng cá nhân, kĩ năng sống liên quan đến giá trị)

* Xác định hệ thống giá trị của bản thân, giúp cho mình độc lập tránh xa được sự cám dỗ của ma túy; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Tôn trọng giá trị của bản thân;

* Sáng suốt, tỉnh táo để phân biệt các loại ma túy, từ đó tránh xa các chất gây nghiện;

* Cương quyết tránh xa nếu đã từng sử dụng ma túy;

* Có ý chí, nghị lực để vượt lên mọi sự cán dỗ trực tiếp hoặc gián tiếp của ma túy;

* Tôn trọng những qui định của nhà nước và pháp luật trong việc sử dụng, buôn bán, vận chuyển các chất ma túy.

HỌC ĐỂ CÙNG HỌC ĐỂ CÙNG CHUNG SỐNG CHUNG SỐNG

(Kĩ năng xã hội, kĩ năng sống liên quan đến thái độ)

* Ngăn chặn, không ủng hộ, không khuyến khích người khác buôn bán, vận chuyển,tàng trữ, sử dụng ma tuý;

* Chia sẻ kinh nghiệm, vốn hiểu biết của mình về ma tuý với người thân và cộng đồng;

* Học hỏi người khác cách ứng phó với ma tuý;

* Kiên quyết từ chối sự rủ rê, lôi kéo, ép buộc của bạn bè đối với việc sử dụng ma tuý;

* Hỗ trợ, động viên người khác từ bỏ ma tuý;

PH N 2: TÀI LI U H TR T P H U N

IV. NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG PHÙ HỢP CẦN GIÁO DỤC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

Những giá trị cần giáo dục cho học sinh trung học bao gồm các phẩm chất,

Một phần của tài liệu Hiệu trưởng với giáo dục giá trị sống kỹ năng sống và giao tiếp ứng xử trong quản lí (Trang 78)